Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đảng bộ huyện tiên lữ (hưng yên) lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông bậc tiểu học và trung học cơ sở từ năm 2006 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.92 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DƢƠNG THỊ CÚC

ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN LỮ (HƢNG YÊN) LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BẬC TIỂU HỌC
VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DƢƠNG THỊ CÚC

ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN LỮ (HƢNG YÊN) LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BẬC TIỂU HỌC
VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN QUANG LIỆU



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN LỮ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BẬC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 .................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát về huyện Tiên Lữ và giáo dục Tiên Lữ trước năm 2006 ........... Error!
Bookmark not defined.
1.1.1.Khái quát về huyện Tiên Lữ........................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Giáo dục phổ thông huyện Tiên Lữ trước năm 2006Error! Bookmark
not defined.
1.2. Đảng bộ huyện Tiên Lữ quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển giáo
dục phổ thông từ năm 2006 đến năm 2010 ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Chủ trương của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hưng Yênvề phát
triển giáo dục phổ thông .................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quá trình Đảng bộ huyện Tiên Lữ chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục
phổ thông bậc tiểu học và THCS từ năm 2006 đến năm 2010 ................ Error!
Bookmark not defined.
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN LỮ LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BẬC TIỂU HỌC VÀ TRUNG
HỌC CƠ SỞ TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2014Error!

Bookmark

not

defined.
2.1. Chủ trương của Đảng tiếp tu ̣c đẩ y ma ̣nh phát triể n giáo du ̣c phổ thông và
sự vâ ̣n du ̣ng của Đảng bô ̣ tin̉ h Hưng Yên ....... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Chủ trương của Đảng tiế p tục đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông
trước yêu cầ u mới............................................ Error! Bookmark not defined.


2.1.2. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên vận dụng chủ trương của Đảng về phát tri ển
giáo dục phổ thông từ năm 2011 đến năm 2014Error!

Bookmark

not

defined.
2.2. Giáo dục phổ thông huyện Tiên Lữ từ năm 2011 đến năm 2014 ..... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ huyện Tiên Lữ Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Kế t quả lãnh đạo thực hiê ̣n chủ trương phát triển giáo dục phổ thông
huyê ̣n Tiên Lữ từ năm 2011 đến năm 2014 ..... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3:MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ............................ 60
3.1. Nhận xét chung ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Ưu điểm ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Hạn chế ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu .................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trươngError!

Bookmark

not

defined.
3.2.2. Kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiệnError! Bookmark not

defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 8
PHỤ LỤC ........................................................ Error! Bookmark not defined.



MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. Giáo
dục không chỉ là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích cực, một
động lực thúc đẩy của xã hội loài người. Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học
công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật
trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục
đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
nước. Giáo dục ngày càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến
lược phát triển của mỗi quốc gia.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức đúng về tầm quan trọng
của sự nghiệp giáo dục và quán triệt rõ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước hiện nay. Đồng chí Đỗ Mười từng nói: Sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhất thiết phải đặt trên nền tảng dân trí
ngày càng được nâng cao thông qua phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo.
Đại hội lần thứ VI của Đảng quyết định đổi mới đất nước, trong đó có
giáo dục. Các Đại hội lần thứ VII, VIII của Đảng đều nêu vấn đề “tiếp tục đổi
mới giáo dục”, Đảng ta xác định “định hướng chiến lược phát triển giáo dục
và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, coi sự nghiệp giáo
dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục là đầu tư cho phát

triển và tương lai trường tồn của đất nước.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông (gồm giáo dục
tiểu học, giáo dục THCS, giáo dục THPT), nó được nhìn nhận như một bậc
giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt vừa là “bản lề”, vừa là “xương sống” của
toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các lứa tuổi nhi
đồng, thiếu niên và thanh niên. Đại hội IV Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng
định : “Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh
1


tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất trọng yếu cho sự
phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Hòa mình trong sự phát triển chung của đất nước, Hưng Yên - một
mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, nơi sinh ra nhiều người con ưu tú của
dân tộc cũng đã có sự chuyển mình trong thời đại mới. Được sự chỉ đạo của
Đảng, sự vận dụng một cách linh hoạt của Đảng bộ Tỉnh, sự nghiệp giáo dục
phổ thông Hưng Yên cũng có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được
nhiều thành tựu quan trọng: Tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi năm 2000, là một trong 8 tỉnh của cả nước hoàn thành giáo dục
THCS năm 2001. Năm học 2003 – 2004, giáo dục Hưng Yên được Bộ Giáo
dục và Đào tạo tặng cờ đơn vị dẫn đầu toàn quốc. Từ năm 2000 đến năm
2005, giáo dục Hưng Yên 2 lần được Chính phủ tặng cờ đơn vị xuất sắc, năm
2006 được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Tiên Lữ - một trong 10 huyện của tỉnh Hưng Yên, địa phương sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu song nơi đây đã có một truyền thống hiếu học từ lâu
đời. Cùng với sự phát triển của giáo dục cả nước nói chung, Hưng Yên nói
riêng, Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Lữ cũng đã không ngừng phát huy
truyền thống của cha ông, đồng sức đồng lòng thi đua xây dựng, phát triển cơ
sở giáo dục vững mạnh, toàn diện, xứng đáng là một trong những lá cờ đầu
của tỉnh trong việc phát triển giáo dục phổ thông.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự nghiệp giáo dục phổ thông
của tỉnh nói chung và của huyện Tiên Lữ nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế,
khó khăn đòi hỏi phải nhanh chóng giải quyết trong thời gian tới nhằm phát
huy mạnh mẽ truyền thống hiếu học của nhân dân Hưng Yên đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ xây dựng tỉnh nhà và đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Xuất phát từ lý do trên, và để tiếp tục hướng nghiên cứu khoa học của
tôi, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Tiên Lữ (Hƣng Yên)
2


lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông bậc tiểu học và trung học cơ sở từ
năm 2006 đến năm 2014” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2.

Tình hình nghiên cứu vấn đề

Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất
nước. Nghiên cứu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói
riêng là đề tài được nhiều nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà
nước, nhiều nhà quản lý giáo dục quan tâm tìm hiểu nghiên cứu trên nhiều
góc độ khác nhau. Đã có không ít những công trình nghiên cứu, những bài
viết về giáo dục đào tạo, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới được công bố. Nhìn
một cách khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề có thể chia
thành các nhóm chủ yếu sau:
Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục nói chung:
Trước hết, phải kể đến các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: “Phát triển mạnh mẽ giáo dục –
đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
và “Tri thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước” của Tổng

Bí thư Đỗ Mười, Nxb Giáo dục, 1996. “Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội VIII của Đảng, vững bước tiến vào thế kỷ XXI” của Tổng Bí thư Lê Khả
Phiêu, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998. “Về vấn đề giáo dục” tập hợp những
bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục,
1997. “Về vấn đề giáo dục – đào tạo” của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.
Những tác phẩm này là một hệ thống quan điểm tư tưởng khoa học bao
gồm cả khái niệm, mục đích, nội dung, cách dạy, cách học, cách quản lý, cách
lãnh đạo giáo dục. Các tác giả là người giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của
Đảng, Nhà nước nên có thể nói những tác phẩm này chính là cơ sở và lý luận
cho đường lối, chính sách giáo dục đã và đang tiến hành ở nước ta.

3


Một số công trình nghiên cứu chuyên khảo như: Trần Hồng Quân,
“Giáo dục 10 năm đổi mới và chặng đường trước mắt”, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội 1996, Uỷ ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa
X; “Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998;
Phạm Minh Hạc, “Tổng kết 10 năm (1999 – 2000), xóa mù chữ và phổ cập
tiểu học”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
Những tác phẩm kể trên thể hiện nhiều quan điểm chung, những nhận
định chung nhất về nền giáo dục Việt Nam, trong đó có đề cập đến giáo dục
phổ thông với tư cách là một bậc học và cần có sự quan tâm để đáp ứng yêu
cầu phát triển của kinh tế xã hội.
Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông
“Một số cơ hội để đánh giá thực trạng giáo dục phổ thông” của TS. Hồ
Thiệu Hùng đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 10-2-2003. “Phát huy việc tự học
trong trường phổ thông trung học” của GS Nguyễn Cảnh Toàn đăng trên
Giáo dục và thời đại ngày 10-2-2003. Những bài viết đưa ra những phân tích

nhận định về giáo dục phổ thông những năm đổi mới đất nước.
Nhận định về những thành tựu và hạn chế của giáo dục Việt Nam trong
những năm đổi mới, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra những kiến nghị, để giáo
dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng thực sự trở thành quốc sách
hàng đầu là những vấn đề được đề cập đến trong các bài viết: “Cải cách giáo
dục từ khâu đột phá nào” của GS.NGND Nguyễn Ngọc Lanh; “Để giáo dục
và đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu” của tác giả Phạm Ngọc
Minh; “Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà”
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; “Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy
mạnh xã hội hóa giáo dục” của PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ.
Nhóm công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ địa
phương đối với giáo dục phổ thông
Dưới góc độ khoa học lịch sử, những năm gần đây cũng đã có một số
khóa luận và luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên chuyên ngành Lịch
4


sử Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu về sự lãnh đạo của một số Đảng bộ
địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục – đào tạo. Một
số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam viết về
lĩnh vực này như: “Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển giáo dục
phổ thông trong những năm 1996 – 2006” của tác giả Nguyễn Thị Hồng
Hạnh, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; “Đảng bộ
tỉnh Hòa Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo (1991 – 2000)” của tác
giả Lương Thị Hòe, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội,
1998; “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ
năm 1986 – 2005” của Nguyễn Thị Quế Liên, Luận văn Thạc sĩ lịch sử năm
2007, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Về vấn đề giáo dục và đào tạo ở Hưng Yên có một số bài viết, luận văn
và khóa luận tốt nghiệp của học viên, sinh viên đề cập đến vấn đề này như:

“Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 1997 –
2006”, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử năm 2009 của Phạm Thị Hồng Thiết;“Đảng
bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến
năm 2010”, khóa luận tốt nghiệp năm 2011 của Nguyễn Thị Nhiên; “Giáo
dục phổ thông ở Hưng yên trong những năm kháng chiến chống mỹ (19541968)” của Nguyễn Ánh, Đại học sư phạm Hà Nội, 2001.
Mặc dù là một đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
song chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về Đảng bộ huyện Tiên Lữ
(Hưng Yên) lãnh đạo sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông bậc tiểu học và
trung học cơ sở từ năm 2006 đến năm 2014.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.

Mục đích nghiên cứu

- Làm rõ những chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
trong việc phát triển giáo dục phổ thông và sự vận dụng của Đảng bộ huyện

5


Tiên Lữ trong quá trình phát triển giáo dục phổ thông bậc tiểu học và trung
học cơ sở từ năm 2006 đến năm 2014.
- Bước đầu đánh giá những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ
thông huyện Tiên Lữ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó rút ra một số kinh
nghiệm trong xác định chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện nhằm đưa
giáo dục huyện phát triển cao hơn trong thời kỳ mới.
3.2.


Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập hợp những tư liệu lịch sử, những quan điểm, chính sách của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Hưng Yên nói chung, Đảng bộ huyện Tiên Lữ nói
riêng với sự phát triển của giáo dục phổ thông từ năm 2006 đến năm 2014.
- Phân tích và trình bày một cách có hệ thống những quan điểm, chính
sách về phát triển giáo dục phổ thông của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng
bộ tỉnh Hưng Yên và sự quán triệt, vận dụng của Đảng bộ huyện Tiên Lữ.
- Đưa ra những nhận xét, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu nhằm tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tiên Lữ trong việc phát triển giáo dục
phổ thông.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Các chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng bộ huyện Tiên Lữ,
Hưng Yên trong sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông từ năm 2006 đến
năm 2014.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ những chủ trương và sự chỉ đạo phát
triển giáo dục phổ thông bậc tiểu học và trung học cơ sở của Đảng bộ huyện
Tiên Lữ, Hưng Yên từ năm 2006 đến năm 2014.

- Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của giáo dục phổ thông huyện
Tiên Lữ, Hưng Yên trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2014.

6


- Về không gian: Nghiên cứu các chủ trương, chính sách, quan điểm về
giáo dục phổ thông tại huyện Tiên Lữ, Hưng Yên.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

5.1.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu dựa trên những phương pháp như: Phương pháp lịch
sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích , tổng hợp, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh…
5.2.

Nguồn tài liệu

Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Trung ương Đảng.
Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, nghị quyết của Đảng bộ
huyện Tiên Lữ về phát triển giáo dục phổ thông.
Các nghị quyết của Tỉnh ủy, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các báo
cáo của Huyện ủy, Chỉ thị của ủy ban nhân dân huyện Tiên Lữ về phát triển
giáo dục phổ thông.
Các báo cáo tổng kết của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, Phòng

Giáo dục và Đào tạo huyện Tiên Lữ; các bài báo, tạp chí, các luận văn, luận
án, các công trình nghiên cứu của các tập thể, cá nhân có liên quan đến đề tài.
6.

Đóng góp của luận văn

Khái quát quan điểm chủ trương, đường lối phát triển giáo dục, giáo
dục phổ thông của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Hệ thống hóa chủ trương và làm rõ quá trình chỉ đạo phát triển giáo dục
phổ thông, kết quả đạt được của Đảng bộ huyện Tiên Lữ qua hai giai đoạn
2006-2010 và 2011-2014.
Đánh giá những thành tựu, hạn chế qua quá trình lãnh đạo giáo dục phổ
thông của Đảng bộ huyện Tiên Lữ, từ đó rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu.
7.

Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành TW (24- 12- 1996) số 02 – NQ/HNTW, Nghị quyết hội
nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành TW Đảng khóa VIII, “Về định hướng chiến
lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại
hóa và nhiệm vụ đến năm 2020”.
2. Ban Chấp hành TW (2002), số 72/ TLHN, “Báo cáo kiểm điểm việc thực
hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII và phương hướng phát triển giáo dục từ nay
đến năm 2005 và đến năm 2010”.

3. Ban Chấp hành TW (2002), số 14 – KL/TƯ, Kết luận của Hội nghị lần thứ
6 Ban Chấp hành TW khóa IX về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 khóa
VIII, phương hướng phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ từ
nay đến năm 2005 và đến năm 2010”.
4. Ban Chấp hành TW, số 73/TLHN, “Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị
quyết TW2 khóa VIII và phương hướng phát triển khoa học – công nghệ từ
nay đến năm 2010”.
5. Ban Chấp hành TW (2002), số 72/ TLHN, “Báo cáo kiểm điểm việc thực
hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII và phương hướng phát triển giáo dục từ nay
đến năm 2005 và đến năm 2010”.
6. Ban Chấp hành TW (2002), số 14 – KL/TƯ, “ Kết luận của Hội nghị lần
thứ 6 Ban Chấp hành TW khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 khóa
VIII, phương hướng phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ từ
nay đến năm 2005 và đến năm 2010”.
7. Ban Chấp hành TW, số 73/TLHN, “Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị
quyết TW2 khóa VIII và phương hướng phát triển khoa học – công nghệ từ
nay đến năm 2010”.
8. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tiên Lữ (2010): “Lịch sử Đảng bộ huyện
Tiên Lữ 1928 – 2005”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8


9. Ban chỉ đạo tổng kết chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
(2005), “Báo cáo nghiên cứu tổng kết chương trình nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực giai đoạn 2001 – 2005 và phương hướng thực hiện giai đoạn
2006 – 2010”.
10. Ban chỉ đạo tổng kết chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
(2005), “Báo cáo nghiên cứu tổng kết chương trình nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực giai đoạn 2001 – 2005 và phương hướng thực hiện giai đoạn
2006 – 2010”.

11. Báo cáo của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh lần thứ XV về “Nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, huy động mọi nguồn lực, tiếp tục
đổi mới toàn diện, mạnh mẽ và đồng bộ, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện
đại hóa, chủ động hội nhập xây dựng tỉnh Hưng Yên thành tỉnh khá trong cả
nước”.
12. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về “ Nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy lợi thế và sức
mạnh tổng hợp của toàn dân, tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo nền tảng vững chắc để Hưng Yên cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020”.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008): “Chiến lược phát triển giáo dục Việt
Nam 2009 – 2020”, Hà Nội.
14. Chỉ thị 40 – CT/TU (17 – 11- 2004) của Ban Thường vụ tỉnh Hưng Yên
“Về đẩy mạnh xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý”.
15. Chỉ thị số 08 CT/TU (26 – 4- 2006) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng
Yên “Về đẩy mạnh công tác khuyến học trên địa bàn tỉnh”.
16. Chỉ thị số 32/ 2006/ CT – BGDĐT của Bộ Giáo dục – Đào tạo về “Nhiệm
vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên và các trường, khoa sư phạm trong năm học 2006 – 2007”.
9


17. Chỉ thị số 07/ 2011/ CT – UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên
“Về việc tổ chức xét tốt nghiệp trung học cơ sở, thi tốt nghiệp trung học phổ
thông năm 2011 và thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học
2011 – 2012”.
18. Chỉ thị số 11 CT/UBND (26 – 8 – 2011) của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng
Yên “Về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục
phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Hưng Yên

năm học 2011 – 2012”.
19. “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” (1991).
Nxb Sự thật, Hà Nội.
20. “Chương trình giáo dục phổ thông: Những vấn đề chung” (2006). Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
21. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2000), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên lần thứ XV.
22. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên lần thứ XVI.
23. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên lần thứ XVII.
24. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (17 – 10 – 2002) “Chương trình hành động số 41
CT/TU của Đảng bộ Hưng Yên thực hiện các kết luận của Hội nghị TW6 khóa
IX về giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ”.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), “Văn kiện Đại hội đảng bộ toàn quốc
lần thứ VII”. Nxb Sự thật, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), “Văn kiện Đại hội đảng bộ toàn quốc
lần thứ VIII”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), “Nghị quyết Hội nghị TW2, khóa VIII”.
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

10


28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), “Nghị quyết TW5, khóa IX”. Nxb Chính
trị quốc gia Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn kiện Đại hội đảng bộ toàn quốc
lần thứ IX”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), “Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp
hành TW khóa IX”. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Văn kiện Đại hội đảng bộ toàn quốc
lần thứ X”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Văn kiện Đại hội đảng bộ toàn quốc
lần thứ XI”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Trần Hồng Đức (1999): “Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua
các triều đại phong kiến Việt Nam”. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
34. Ngô Thị Thu Hà (2009): “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển
giáo dục phổ thông trong những năm 1996 – 2006”. Luận văn thạc sĩ Lịch sử,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
35. Phạm Minh Hạc (2007): “Phát triển toàn diện con người thời kỳ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 4. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hội Văn hóa nghệ thuật – Sở Văn hóa – Thông tin Hưng Yên (2007),
“Hưng Yên trưởng thành cùng đất nước”.
38. Nguyễn Đắc Hưng, Đặng Quốc Bảo (chủ biên) (2004): “Giáo dục Việt
Nam hướng tới tương lai: Vấn đề và giải pháp”. Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội.
39. Nguyễn Phúc Lai (chủ biên) (1998): “Danh nhân Hưng Yên, tập I”. Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Lịch sử Đảng bộ Hưng Yên, tập 3( 1975-2005)(2009). Nxb Chính trị quốc
gia Hà Nội.

11


41. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền (2004): “Một số kinh nghiệm về giáo dục
phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới”. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
42. Vũ Thị Thanh Nga (2006): “Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo sự nghiệp
giáo dục – đào tạo từ năm 1997 – 2005”. Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

43. Nghị quyết số 15 – NQ/TU (15 – 4 – 2002), Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XV “Về chương trình phát triển giáo dục – đào tạo
đến năm 2005, định hướng tới năm 2010”.
44. Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI
(2002) “Về chương trình phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2006 – 2010,
một số định hướng đến năm 2015”.
45. Nghị quyết số 44/ 2009/ QH12 (25 – 11 – 2009) của Quốc hội về “Luật
giáo dục” được Quốc hội khóa VII thông qua tại kỳ họp thứ 6.
46. Nghị quyết số 04 – NQ – TU (25 – 7 – 2011) của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa XVII “Về chương trình phát triển giáo dục – đào tạo tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2011 – 2015, một số định hướng tới năm 2020”.
47. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ (2005), Báo cáo tổng kết năm học
2004 - 2005.
48. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ (2006), Báo cáo tổng kết năm học
2005 – 2006.
49. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ (2007), Báo cáo tổng kết năm học
2006 – 2007.
50. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ (2008), Báo cáo tổng kết năm học
2007 – 2008.
51. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ (2009), Báo cáo tổng kết năm học
2008 – 2009.
52. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ (2010), Báo cáo tổng kết năm học
2009 – 2010.
12


53. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ (2011), Báo cáo tổng kết năm học
2010 – 2011.
54. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ (2012), Báo cáo tổng kết năm học
2011 – 2012.

55. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ (2013), Báo cáo tổng kết năm học
2012 – 2013.
56. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ (2014), Báo cáo tổng kết năm học
2013 – 2014.
57. Quyết định số 201/2001/ QĐ của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược
phát triển giáo dục 2001 – 2010”
58. Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (2006), “Báo cáo kết quả giáo dục –
đào tạo Hưng Yên sau 10 năm tái lập (1997 – 2006)”.
59. Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên (2006): “Lịch sử giáo dục Hưng Yên
1945 – 2005 (sơ thảo). Nxb Chính trị quốc gia, Hưng Yên.
60. Sở Văn hóa – Thông tin (1999): “Các nhà khoa bảng Hưng Yên (1075 –
1919)”. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
61. Sở Văn hóa – Thông tin (2001): “Hưng Yên 170 năm”. Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
62. Sở Văn hóa – Thông tin (2007): “Hưng Yên trưởng thành cùng đất nước”.
Nxb Văn hóa thông tin, Hưng Yên.
63. Phạm Thị Hồng Thiết (2009): “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự
nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến năm 2006”. Luận văn
thạc sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
64. Phạm Như Tiên (chủ biên) (1968): “Sơ lược lịch sử đất Hưng Yên”. Ty
Văn hóa Hưng Yên.
65. Tỉnh ủy Hưng Yên (1997), “Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết
TW2 khóa VIII và Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy”.
13


66. Tỉnh ủy Hưng Yên (6 – 10 – 2002), “Kế hoạch về việc nghiên cứu, quán
triệt và tổ chức thực hiện các kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
TW Đảng khóa IX (số 36 KH – TU)”.

67. Tỉnh ủy Hưng Yên (6 – 3 – 2003), “Thông báo 305 – TB/TU của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo
viên nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo”.
68. Tỉnh ủy Hưng Yên (2004), “Thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về phát triển mạng lưới giáo dục THPT, mục tiêu phổ cập giáo dục bậc trung
học và Đề án phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010”.
69. Tỉnh ủy Hưng Yên (28 – 6 – 2004), Thông báo số 593 – TB/TU của Ban
Chấp hành Thường vụ Tỉnh ủy “Về phát triển mạng lưới THPT, mục tiêu phổ
cập giáo dục bậc trung học và đề án phát triển giáo dục mầm non tới năm
2010”.
70. Tỉnh ủy Hưng Yên (2005), Thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
“Về kết quả thực hiện 3 năm thực hiện NQ15 – NQ/TU của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh khóa XV về chương trình phát triển giáo dục – đào tạo 2001 –
2005, một số định hướng tới năm 2010”.
71. Tỉnh ủy Hưng Yên (2006), “Kế hoạch triển khai nghiên cứu, quán triệt và
tổ chức thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VIII”.

14



×