Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Đảng bộ huyện phong châu vĩnh phú lãnh đạo phát triển kinh tế giai đoạn 1977 1998

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Hoàng Ánh

Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát
triển kinh tế trong giai đoạn 1977 - 1998

Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 56

Nghd. : TS. Lê Đình Chỉnh

1


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998

Nguyễn Hoàng Ánh
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

1

LỜI CẢM ƠN

2

MỤC LỤC



3

DANH MỤC CÁC BẢNG

7

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

9

2. Tình hình nghiên cứu

11

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

13

4. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài

14

5. Các nguồn tài liệu

14

6. Phương pháp nghiên cứu


15

7. Bố cục của luận văn

16

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: BỐI CẢNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HAI HUYỆN
LÂM THAO VÀ PHÙ NINH TRƢỚC KHI HỢP NHẤT THÀNH
HUYỆN PHONG CHÂU (NĂM 1977)

17

1.1. Vài nét về vị trí địa lý tự nhiên

17

1.2. Tình hình kinh tế – xã hội của hai huyện Lâm Thao và Phù
Ninh trƣớc năm 1977

19

1.2.1. Về cải cách ruộng đất 1955-1956
1.2.2. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong những năm

3

22



Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
1958-1960

24

1.2.3. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) 26
1.2.4. Vừa sản xuất vừa chiến đấu, làm tốt nhiệm vụ hậu phương
chi viện cho tiền tuyến (1966-1977)
1.3. Tiểu kết

33
38

Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN PHONG CHÂU LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (1977-1986)

41

2.1. Kinh tế huyện Phong Châu trong những năm đầu hợp nhất
(1977-1980)

41

2.2. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp và thực hiện
kế hoạch Nhà nƣớc 5 năm lần thứ 3 (1981-1985)

48

2.2.1. Chủ trương đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp


48

2.2.2. Phong Châu thực hiện Khoán 100 - Kinh tế nông nghiệp
phục hồi và phát triển

51

2.2.3. Kinh tế công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp

61

- Về công nghiệp

61

- Về thủ công nghiệp

61

2.3 Tiểu kết

62

Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ HUYỆN PHONG CHÂU LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
(1986-1998)

64


3.1. Những chuyển biến bƣớc đầu về kinh tế của huyện theo đƣờng
lối đổi mới của Đảng (1986-1990)

64

3.2. Phong Châu thực hiện Khoán 10 – bƣớc chuyển căn bản trong
cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp (1986-1990)

4

67


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
3.3. Đẩy mạnh sản xuất thủ công nghiệp, thực hiện mục tiêu
phát triển hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu

76

3.4. Thực hiện kế hoạch Nhà nƣớc 5 năm (1991-1995)- Những
thành tựu về kinh tế

82

- Về sản xuất nông nghiệp

84

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế


89

3.5. Kinh tế Phong Châu trong những năm 1996-1998

92

3.5.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế (1996-2000) và
sự tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

92

3.5.2. Một số thành tựu kinh tế – xã hội (1996-1998)

94

3.6. Tiểu kết

98

Chƣơng 4: MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN PHONG
CHÂU TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1977-1998

101

4.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong xây dựng và phát triển
kinh tế


101

4.2. Một số bài học kinh nghiệm và phƣơng hƣớng phát triển

106

KẾT LUẬN

114

TÀI LIỆU THAM KHẢO

117

PHỤ LỤC

120

Phụ lục 1: Bản đồ hành chính huỵên Phong Châu
Phụ lục 2: Vị trí hành chính huyện Phong Châu trong tỉnh Vĩnh Phú
Phụ lục 3: Các đơn vị hành chính của huyện Phong Châu qua các thời kì
Phụ lục 4: Những lần Đại hội Đảng bộ huyện Phong Châu

5


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
Phụ lục 5: Danh sách các đồng chí Bí thư, Chủ tịch huyện Phong Châu từ
1977-1998

Phụ lục 6: Các anh hùng lực lượng vũ trang huyện Phong Châu

6


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên các bảng

Trang

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, tổng sản lượng lương thực của
Phong Châu từ năm 1978-1980

44

Bảng 2.2. Thực hiện chế độ Khoán mới ở Tứ Xã

55

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lương thực trong 2 năm

56

(1981-1982) của Phong Châu
Bảng 2.4. Năng suất lúa của Phong Châu từ năm 1981-1985


58

Bảng 2.5. Năng suất lúa cả nước từ năm 1981-1985

59

Bảng 3.1. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Phong

72

Châu từ 1986-1990
Bảng 3.2. Diện tích một số cây công nghiệp của Phong Châu

74

(1988-1990)
Bảng 3.3. Tình hình chăn nuôi của Phong Châu (1985-1990)

75

Bảng 3.4. Tổng sản lượng lương thực quy thóc của Phong Châu từ

87

1991-1995
Bảng 3.5. Tỷ trọng cơ cấu các ngành của Phong Châu đến năm
1995

7


90


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998

Bảng 3.6. Tổng sản lượng lương thực quy thóc trong 3 năm của

95

Phong Châu (1996-1998)
Bảng 3.7. Bình quân lương thực 1 người/ năm của Phong Châu

95

(1996-1998)
Bảng 3.8. Bình quân lương thực 1 người/năm của cả nước (1996-

96

1998)
Bảng 3.9. Cơ cấu kinh tế của Phong Châu đến năm 1998

8

97


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Huyện Phong Châu (trước năm 1977 là hai huyện Lâm Thao và Phù
Ninh) là một vùng đất có truyền thống lịch sử và văn hoá lâu đời. Trong lịch
sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, Phong Châu không chỉ là
một trong những quê hương của người nguyên thuỷ với nền văn hoá Sơn Vi
nổi tiếng, mà còn có vinh dự lớn được mệnh danh là Đất Tổ, kinh đô của Nhà
nước Văn Lang thời Hùng Vương.
Trải qua các thời kì lịch sử, người dân Phong Châu luôn đoàn kết, cần
cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống, anh dũng trong
đấu tranh chống ngoại xâm.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt mới của cách
mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Phong Châu đã vượt
qua mọi khó khăn, thử thách, cùng nhân dân cả nước tham gia kháng chiến
chống Pháp (1945-1954) vừa xây dựng hậu phương vừa trực tiếp chiến đấu,
góp sức người sức của cùng nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc.
Khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân Phong Châu tích cực tham gia vào nhiệm vụ hàn gắn vết thương
chiến tranh, khôi phục kinh tế và xây dựng quan hệ sản xuất mới Xã hội chủ
nghĩa. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, cùng với
nhân dân cả nước, theo tiếng gọi của Đảng, người dân Phong Châu đã tích
cực tham gia các phong trào đấu tranh, xây dựng hậu phương vững mạnh,
từng bước đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, lần thứ hai của

9


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998

Mỹ, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến, góp phần đánh thắng đế quốc
Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đất nước hoà bình, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, cùng thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hai huyện Lâm Thao và
Phù Ninh sát nhập thành huyện Phong Châu. Từ đây, dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ Phong Châu, nhân dân trong huyện vận dụng sáng tạo những quan
điểm đường lối của Đảng vào điều kiện thực tiễn của địa phương đã giành
được nhiều thành tích trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội.
Trong thời kì đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Phong Châu đã vượt qua
nhiều khó khăn, thử thách tiến hành xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo nên những biến đổi tích cực về
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, nền
kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, đời sống nhân dân từng bước
được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn
định; quần chúng nhân dân ngày càng phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng.
Do vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Phong Châu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế không chỉ có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, mà còn là một chủ đề khoa học lớn. Đề
tài này cần phải được nghiên cứu có hệ thống và toàn diện, phải nhìn nhận
đánh giá một cách khách quan và khoa học, trên cơ sở đó có thể rút ra những
bài học kinh nghiệm và đồng thời cũng là cơ sở quan trọng góp phần thực
hiện thành công sự nghiệp đổi mới trên phạm vi địa bàn huyện Phong Châu
nói riêng và cả nước nói chung.
Với ý nghĩa khoa học trên, đồng thời cũng là một người con sinh ra và
lớn lên trên mảnh đất Phong Châu, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ của
mình vào việc nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Phong Châu trong xây

10



Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
dựng và phát triển kinh tế giai đoạn 1977-1998 để có điều kiện hiểu thêm về
vùng đất giàu truyền thống lịch sử của mình, với tinh thần đó, chúng tôi chọn
chủ đề: “ Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát trển kinh
tế trong giai đoạn 1977-1998” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2.Tình hình nghiên cứu
Như đã nêu, Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát
trển kinh tế trong giai đoạn 1977-1998 là chủ đề khoa học có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn quan trọng.
Đây là một vấn đề khoa học đề cập đến sự lãnh đạo xây dựng và phát
triển kinh tế của Đảng bộ huyện Phong Châu trong giai đoạn 1977-1998- một
giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của
Phong Châu nói riêng và cả nước nói chung. Chủ đề khoa học này đã được
giới nghiên cứu quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau của đông đảo các nhà
khoa học, các nhà kinh tế học, nhà chính trị học, nhà sử học và đã công bố các
bài báo, bài nghiên cứu, các báo cáo, các ấn phẩm…Tuy nhiên cũng cần thấy
rằng, về một phương diện nào đó, các công trình nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề này vẫn còn tản mạn, mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định mà chưa đi
sâu phân tích đánh giá một cách có hệ thống về nội dung của chủ đề. Qua
khảo sát, chúng tôi nhận thấy liên quan đến đề tài này gồm những bài báo, các
báo cáo và các tác phẩm chủ yếu sau.
2.1 Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế
nói chung là một vấn đề rất rộng, hấp dẫn thu hút sự quan tâm của nhiều giới
nghiên cứu. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu có tác phẩm Lịch sử Đảng bộ
huyện Phong Châu, tập 2, Phú Thọ 1998 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
Phong Châu [1]; Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã
Tứ Xã, tập 2, Phú Thọ 2000 của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tứ Xã [2].


11


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
Những tác phẩm trên không chỉ chứa đựng nhiều nội dung khoa học quan
trọng về lịch sử huyện Phong Châu và xã Tứ Xã nói chung mà còn là nguồn
tài liệu giá trị cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về vai trò lãnh đạo của các
Đảng bộ và chính quyền địa phương nói riêng.
Tương tự, liên quan đến nội dung của đề tài còn có các nguồn tài liệu là
các nghị quyết, các thông báo, các kế hoạch của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân
huyện Phong Châu. Chẳng hạn, Nghị quyết về sản xuất hàng tiêu dùng trong
2 năm 1980 – 1981 (15/1/1981) của Ban Thường vụ huyện ủy Phong Châu
[10]; Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy về một số chủ trương
trước mắt nhằm củng cố và phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn huyện (22/5/1990) của Ban Thường vụ Huyện ủy Phong
Châu [15]; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ nhất, tháng 5
năm 1971 [22]…cũng là những tài liệu có giá trị có nhiều nội dung liên quan
đến chủ đề nghiên cứu.
2.2 Một trong những nguồn tài liệu quan trọng có nhiều tư liệu liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài là các báo cáo tổng kết hàng năm của hai
huyện Phù Ninh và Lâm Thao trước khi sáp nhập và nhất là các báo cáo tổng
kết hàng năm của huyện Phong Châu. Chẳng hạn gồm các báo cáo: Báo cáo
tổng kết công tác năm 1957 (11/1/1958) [3]; Báo cáo công tác 6 tháng đầu
năm 1962 (8/1962) [5];Báo cáo tổng kết công tác năm 1965 của Huyện ủy
Phù Ninh (1/1966) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phù Ninh [7]; Báo cáo
công tác năm 1965 của Huyện ủy (1/1966) của Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện Lâm Thao [6]; Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
13 (1967) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Thao [8] ; Báo cáo công
tác năm 1968 của Huyện ủy Lâm Thao, số 1 ngày 16/11/1969 của Ban Chấp

hành Đảng bộ huyện Lâm Thao [9]; Báo cáo tổng kết năm 1980 của Huyện ủy
Phong Châu (30/12/1980) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu

12


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
[11]; Báo cáo sơ kết khoán sản phẩm cây lúa đến nhóm và người lao động vụ
Đông Xuân năm 1980-1981 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu
[12]; Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Phong Châu khóa IV
(10/1986) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phong Châu [13]; lần thứ V
(1/1989) [14] ;lần thứ VI (10/1991) [16]; lần thứ VII (3/1996) [18]. Những
báo cáo nêu trên không chỉ cung cấp những thông tin về tình hình kinh tế, xã
hội, những thuận lợi, khó khăn của Phong Châu , mà còn đề cập đến vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền trong thời kỳ củng cố, xây dựng và phát
triển kinh tế.
Bên cạnh những tài liệu nêu trên, một số tác phẩm khác như Đổi mới
cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam của PGS Trương Thị Tiến
Nxb Chính trị Quốc gia, HN 1998 [27]; 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990)
của Đào Văn Tập, NXB Khoa học xã hội, HN 1990 [20]; Tổng quan kinh tế –
xã hội Việt Nam năm 1998, triển vọng năm 1999 của Nguyễn Sinh đăng trên
Tạp chí Cộng sản tháng 1 năm 1999 [25]…Tuy ở mức dộ khác nhau những
tác phẩm trên cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của đề tài.
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về Đảng bộ
huyện Phong Châu lãnh đạo phát triển kinh tế trong giai đoạn 1977-1998.
Trên cơ sở những thành quả nghiên cứu của các tác giả, nhất là nguồn tài liệu
từ các báo cáo, các nghị quyết của huyện Phong Châu chúng tôi xác định
hướng nghiên cứu của mình là: từ góc độ sử học đề tài tập trung nghiên cứu,
đánh giá về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Phong Châu trong việc xây dựng và

phát triển kinh tế giai đoạn 1977-1998, đồng thời qua đó, chúng tôi cũng nêu
lên một số nhận xét, những bài học kinh nghiệm và phương hướng phát triển
của huyện Phong Châu những năm tiếp theo trong thời kỳ đổi mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

13


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
Mục đích của luận văn là thông qua việc tìm hiểu, phân tích vai trò lãnh
đạo của Đảng bộ huyện trong xây dựng và phát triển kinh tế trong những năm
1977-1998, để từ đó tìm ra những đặc thù riêng, những sáng tạo, linh hoạt của
Đảng bộ huyện trong việc vận dụng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế
của Đảng và Nhà nước vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Trên cơ sở đó,
luận văn cũng nêu và phân tích những thành tựu, hạn chế và rút ra những bài
học kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển kinh tế của huyện Phong Châu.
4. Đối tƣợng, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tập trung nghiên cứu, phân
tích những chủ trương, chính sách và vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Phong Châu trong xây dựng và phát triển kinh tế giai đoạn 1977-1998.
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu về vai trò lãnh đạo
của Đảng bộ Phong Châu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế trong
giai đoạn 1977-1998 là vì từ tháng 10 năm 1977 theo Nghị quyết hợp nhất
của Hội đồng Chính phủ, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh được sáp nhập
thành huyện Phong Châu. Nhưng đến năm 1999 do chủ trương của Đảng, Nhà
nước, huyện Phong Châu lại tách ra hai thành huyện cũ là Lâm Thao và Phù
Ninh. Như vậy, thời gian nghiên cứu chủ yếu của đề tài là giai đoạn 19771998. Tuy nhiên, để góp phần làm rõ sự hình thành và phát triển của huyện
Phong Châu, đề tài cũng dành một chương đầu của luận văn để đề cập đến
quá trình củng cố, xây dựng và phát triển của hai huyện Phù Ninh và Lâm

Thao trước khi sáp nhập thành huyện Phong Châu trong giai đoạn 1954-1977
để có một cái nhìn toàn diện và hệ thống về chủ đề nghiên cứu.
Về nội dung, trên cơ sở trình bày khái quát những chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và sự vận dụng những chủ
trương chính sách đó vào hoàn cảnh cụ thể của huyện Phong Châu, luận văn
muốn tập trung làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phong Châu

14


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
cùng với những thành tựu kinh tế-xã hội mà nhân dân trong huyện đã đạt
được trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế từ năm 1977 đến năm
1998.
5. Các nguồn tài liệu
Ngoài việc sử dụng các văn kiện, nghị quyết của Đảng, tài liệu của chủ
tịch Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, trong quá
trình thực hiện đề tài, tác giả đã khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu chủ
yếu sau:
5.1 Một số nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông báo của Đảng và Nhà nước,
của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, của Huyện uỷ Lâm Thao về xây
dựng và phát triển kinh tế.
5.2 Tài liệu thống kê, lưu trữ : Niên giám thống kê từ năm 1977 đến năm
1997 của tỉnh Vĩnh Phú, từ năm 1997 đến năm 2007 của tỉnh Phú Thọ.
5.3 Các báo cáo tại các đại hội của Đảng bộ huyện qua các kì Đại hội, Lịch sử
Đảng bộ huyện Phong Châu tập 1, tập 2; Lịch sử đấu tranh cách mạng của
Đảng bộ và nhân dân xã Tứ Xã, tập 2, Phú Thọ 2000 của Ban Chấp hành
Đảng bộ xã Tứ Xã.
5.4 Một số công trình nghiên cứu có nội dung về kinh tế nông nghiệp, nông

thôn như: “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” của PGS
Trương Thị Tiến, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 1999. Cuốn “ 45 năm
kinh tế Việt Nam (1945-1990)” của Đào Văn Tập, NXB Khoa học xã hội, HN
1990; Tổng quan kinh tế – xã hội Việt Nam năm 1998, triển vọng năm 1999
của Nguyễn Sinh đăng trên Tạp chí Cộng sản tháng 1 năm 1999…
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

15


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
Phương pháp được sử dụng chủ yếu của luận văn này là phương pháp
lịch sử, phương pháp liên ngành và thống kê bảng biểu. Trong đó phương
pháp lịch sử sẽ giúp cho đề tài luận văn hệ thống hóa nội dung, trình bày và
phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử trong mỗi giai đoạn của chủ đề
nghiên cứu. Bên cạnh đó phương pháp liên ngành và phương pháp thống kê
bảng biểu sẽ giúp đề tài xử lý và sắp xếp các nguồn tài liệu, đưa ra những
bảng thống kê cụ thể để chứng minh trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở
nêu và phân tích những nội dung cơ bản của đề tài, đề tài sẽ rút ra những nhận
xét về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Phong Châu, những ưu điểm và hạn chế,
đồng thời đặt cơ sở cho sự phát triển của huyện trong những năm tiếp theo.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bản đồ, phần phụ lục và thư mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm bốn chương:
Chương 1: Bối cảnh kinh tế - xã hội của hai huyện Lâm Thao và Phù
Ninh trƣớc khi hợp nhất thành huyện Phong Châu (năm 1977)
Chương 2. Đảng bộ huyện Phong Châu lãnh đạo xây dựng và phát triển
kinh tế (1977-1986)
Chương 3: Đảng bộ huyện Phong Châu lãnh đạo phát triển kinh tế trong

thời kỳ đổi mới (1986 – 1998)
Chương 4: Một số thành tựu và bài học kinh nghiệm về vai trò lãnh đạo
của Đảng bộ Hyện Phong Châu trong quá trình xây dựng và phát triển
kinh tế giai đoạn 1977-1998

16


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998

CHƢƠNG 1
BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HAI HUYỆN LÂM THAO VÀ
PHÙ NINH TRƢỚC KHI HỢP NHẤT THÀNH HUYỆN
PHONG CHÂU (NĂM 1977)
1.1 Vài nét về vị trí địa lý tự nhiên
Trong lịch sử hình thành và phát triển, Phong Châu không chỉ là quê
hương của người nguyên thủy được giới khảo cổ học phát hiện tại di tích văn
hoá Sơn Vi thuộc thời đại đồ Đá cũ cách nay hàng vạn năm, mà vùng đất này
còn tự hào là vùng Đất Tổ vua Hùng với sự ra đời của nhà nước Văn Langnhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Phong Châu còn vinh dự mang tên hai nền văn hoá tiền Hùng Vương là
Văn hoá Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ) và văn hoá Gò Mun (xã Tứ Xã) thuộc
hệ thống Văn hoá Đông Sơn, hợp thành văn hoá thời Hùng Vương, nền tảng
của Văn minh Sông Hồng, cách ngày nay mấy ngàn năm.
Theo Nghị quyết hợp nhất huyện của Hội đồng Chính phủ tháng
10/1977, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh sáp nhập lại thành huyện Phong
Châu. Trước khi sáp nhập, huyện Lâm Thao có diện tích là: 130 km2 với

17



Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
8.500 ha đất nông nghiệp. Huyện Phù Ninh có diện tích: 167 km2 với 10.721
ha đất nông nghiệp [24; 221].
Như vậy, địa danh của huyện Phong Châu trước khi sáp nhập chính là
hai huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao là vùng đất giữa tỉnh Phú Thọ cũ,
giáp với thị xã Phú Thọ về phía Tây, với huyện Đoan Hùng về phía Bắc; hai
con Sông Hồng và Sông Lô là ranh giới tự nhiên giữa Lâm Thao – Phù Ninh
với huyện Tam Thanh từ phía Nam và huyện Lập Thạch ở phía Đông.
Địa bàn Phong Châu chia hai vùng rõ rệt: vùng trung du chủ yếu trồng
cây công nghiệp (sơn, chè, cà phê, chẩu…) và vùng đồng bằng ven sông- một
trong những vựa lúa của tỉnh. Trong địa bàn huyện có nhiều đường giao thông
thuỷ, bộ quan trọng, trong đó, đường thuỷ có sông Hồng, sông Lô; đường bộ
có Quốc lộ 2; đường sắt có tuyến Hà Nội – Lào Cai chạy qua.
Sau khi hợp nhất (1977), diện tích toàn huyện của là 297km2, có 34 xã
với 170.197 khẩu, trong đó diện tích đất canh tác là 19.221 ha gồm có:
- Diện tích trồng lúa là 16.000 ha
- Diện tích chuyên màu là 3.221 ha
- Đất đồi: 18.303 ha
Còn lại là đất đầm, hồ, ao, đất thổ cư và đất xây dựng cơ bản…
Bình quân đầu người các loại đất là 0.187 ha, bình quân thu nhập một
lao động/ tháng là: 12,75 kg thóc…[1; 136].
Khí hậu của Phong Châu mang đầy đủ đặc điểm của vùng khí hậu miền
Bắc nước ta- khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ
tháng 10 đến tháng 4 và gió Tây Nam trong suốt thời gian còn lại của năm.
Lượng mưa trung bình của huyện là 1.720 mm, nhiệt độ trung bình năm là 2729 độ C, độ ẩm từ 75-90%. Một đặc điểm quan trọng của khí hậu đặc biệt liên
quan đến sản xuất nông nghiệp và đời sống con người là sự thay đổi nhiệt độ
từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình là 27-29 độ C xuống 20 độ C từ


18


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
tháng 12 đến tháng 3 và khoảng 16 độ C vào tháng 1. Mưa phùn, sương muối
kéo dài 5-7 ngày là hiện tượng thường xuyên xảy ra vào những tháng mùa
đông.
Bão lụt, hạn hán, lượng mưa lớn gây ra lũ lụt tràn qua các sông và các
vấn đề khó khăn trong tưới tiêu nước… là những đe doạ chủ yếu của thiên
nhiên đối với sản xuất nông nghiệp của huyện.
Do có phù sa mầu mỡ của sông Hồng và sông Lô bồi đắp nên đất đai
vùng đồng bằng rất phì nhiêu, màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp phát triển. Bởi vậy, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của
huyện.
Với điều kiện địa hình thuận lợi, nguồn tài nguyên đa dạng, dồi dào,
với bản chất cần cù lao động, sáng tạo của nhân dân, Phong Châu có rất nhiều
điều kiện và khả năng trở thành một vùng phát triển phồn vinh, giàu đẹp.
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh
trƣớc năm 1977
Như đã nêu ở trên, trước khi sáp nhập, huyện Phong Châu chính là địa
bàn của hai huyện Phù Ninh và Lâm Thao, vốn một vùng đất khá rộng thuộc
tỉnh Phú Thọ .
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cuộc kháng chiến chống
Pháp của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi, cũng vào thời điểm đó, ngày
18/6/1954 tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút khỏi bốt Hạ Nông (Tam
Nông), tỉnh Phú Thọ được hoàn toàn giải phóng. Trong bối cảnh chung của
miền Bắc, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh cũng chịu nhiều hậu quả do
chiến tranh để lại. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, đất đai bị bỏ hoang, sản
xuất bị đình trệ, tình trạng yếu kém trong sản xuất nông nghiệp đã không đáp


19


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm khiến cho đời sống nhân dân trong
huyện gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân hai
huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã nêu cao tinh thần yêu nước, quyết tâm khắc
phục khó khăn, tích cực sản xuất, khôi phục kinh tế- xã hội, từng bước tháo
gỡ những khó khăn, khắc phục hậu quả chiến tranh, dần đưa nhân dân thoát
khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu, thực hiện xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc
trên miền Đất Tổ ngàn năm văn hiến của mình.
Chấp hành Chỉ thị của Trung ương Đảng và Tỉnh uỷ về việc trao trả tù
binh tại Việt Trì theo quy định của Hiệp định đình chiến, cuối tháng 7 đầu
tháng 8 năm 1954, nhân dân hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã đóng góp
hàng ngàn ngày công, hàng vạn tàu lá cọ, hàng ngàn cây tre nứa và hàng chục
tấn lương thực thực phẩm. Ngoài ra, hai huyện còn huy động được hàng ngàn
ngày công khác sửa đường Quốc lộ số 2, san lấp ụ cản xe địch trên đê sông
Hồng…
Cũng trong thời gian này, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu đặt ra cho chính quyền hai huyện Lâm Thao- Phù Ninh nhằm ổn định tình
hình chính trị, xã hội là phải nhanh chóng chống lại âm mưu và hành động
của bọn phản động dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào theo đạo Thiên chúa vào Nam.
Tại hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh có khá đông đồng bào theo Đạo Thiên
chúa. Theo thống kê cho thấy, Lâm Thao có 19/20 xã có đồng bào Thiên chúa
giáo, chiếm 9,8% dân số. Tương tự, Phù Ninh có 17/26 xã có đồng bào theo
Đạo Thiên chúa, chiếm 5,05% dân số [1; 15].
Trước tình hình đó, nhằm ngăn chặn hành động phá hoại của địch, thi

hành Chỉ thị của Trung ương và của Tỉnh uỷ, ngoài việc tăng cường tuyên
truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về chính sách tôn giáo, chính
sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, Huyện uỷ hai huyện Lâm Thao

20


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
và Phù Ninh còn tổ chức những cuộc nói chuyện để vạch mặt những âm mưu,
thủ đoạn đen tối của bọn phản động đội lốt Thiên chúa giáo tuyên truyền
những khẩu hiệu phản động, chia rẽ cách mạng với giáo dân. Thêm nữa, dưới
sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, nhiều “Đội công tác” đã được bổ sung về công
tác tại những xã có đông giáo dân, phối hợp với cán bộ địa phương làm tốt
công tác vận động quần chúng chống lại âm mưu của phản động, xây dựng cơ
sở, củng cố phong trào... Nhờ đó, lòng tin của quần chúng nhân dân đối với
chính quyền cách mạng ngày càng được củng cố, từng bước làm thất bại sự
phá hoại của bọn phản động, tình hình chính trị- xã hội trên địa bàn huyện,
nhất là vùng nông thôn theo Đạo Thiên chúa dần dần ổn định.
Cùng với những nhiệm vụ nêu trên, nhiệm vụ chống đói cũng là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần phải được Đảng bộ và chính
quyền các cấp trong huyện quan tâm thực hiện trong thời gian này.
Trong các năm 1955, 1956, do tình hình hạn hán, mưa bão lớn đã gây
ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tình hình sản xuất nông nghiệp ở hai huyện.
Năm 1956, tại huyện Lâm Thao, theo thống kê của huyện cho thấy, do hạn
hán, lúa vụ chiêm của huyện có khoảng hơn 2.000 mẫu ruộng bị thiệt hại và
vụ mùa có hơn 1.000 mẫu bị ngập úng đã gây hậu quả nghiêm trọng về sản
lượng lương thực của huyện. Tương tự, huyện Phù Ninh vụ chiêm cũng có
khoảng 1.478 mẫu bị khô hạn và vụ mùa bị ngập úng khoảng 1.200 mẫu.
Ngoài thiệt hại về lương thực, trận mưa bão tháng 7 năm 1956 đã làm đổ hơn

100 nóc nhà, cây cối, hoa màu bị đổ…[1; 17]. Trong hoàn cảnh đó, tình hình
thiếu lương thực đã gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều hộ nông dân
trên địa bàn nhiều xã của hai huyện, nạn đói hoành hành, làm hàng ngàn
người chết.
Trước thực trạng đó, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, nhiều đoàn cán bộ
các ngành đã trực tiếp xuống các huyện, các xã chỉ đạo công tác cứu đói.

21


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
Ngoài việc gấp rút cứu tế gạo, vải và các nhu cầu cho những hộ bị đói, Tỉnh
uỷ còn chủ trương mở cuộc vận động trong toàn tỉnh hưởng ứng phong trào
thi đua sản xuất, phong trào tiết kiệm do chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vào
tháng 2 năm 1955 và phong trào “Lá lành đùm lá rách”, tương ái tương thân
quyên góp giúp nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Nhờ đó, nạn đói dần dần
được giải quyết trên địa bàn hai huyện.
Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ khôi phục
kinh tế, Huyện uỷ hai huyện đã chỉ đạo các xã phát động phong trào sản xuất
sâu rộng trong nhân dân như vỡ hoang ruộng rậm, mở rộng diện tích cấy lúa
và hoa màu, tích cực làm thuỷ lợi, phòng trừ sâu bệnh. Trong những nhiệm
vụ trên, việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu cho
các xã trọng điểm lúa được Huyện uỷ quan tâm đặc biệt. Để chống hạn, trong
năm 1956 nhân dân Lâm Thao đã đào 76 mương phai, 293 giếng; nhân dân
Phù Ninh cũng đào được 61 mương phai và 120 giếng. Hệ thống nông giang
Lâm – Hạc ( Lâm Thao- Hạc Trì) được đầu tư xây dựng với phần kênh qua
huyện Lâm Thao dài 32 km và trạm bơm Diên Hồng bảo đảm công tác thuỷ
lợi cho một vùng diện tích lớn. Cùng với hệ thống nông giang Lâm- Hạc,
kênh Bờ Rúc và hàng loạt kè cống khác cũng được xây dựng, trong đó có

cống tiêu Lê Tính là những công trình thủy lợi quan trọng góp phần làm giảm
bớt tình trạng úng lụt, hạn hán trên địa bàn hai huyện. Ngoài những hạng mục
công trình nêu trên, trong hai năm 1956-1957, nhân dân huyện Phù Ninh còn
đào được 3 con ngòi (ngòi Tranh, ngòi Dầu, ngòi Tiên Du) với tổng chiều dài
là 10 km [1;19].
Như vậy, ngay sau khi hòa bình lập lại, cùng với các địa phương trên
cả nước, dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền Tỉnh, công
tác cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi được quan tâm thực hiện ngay từ
những ngày đầu nhằm đẩy mạnh khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp

22


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
góp phần từng bước ổn định đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân trên địa bàn
hai huyện. Cùng với việc đẩy mạnh công tác thủy lợi, phong trào sản xuất tiết
kiệm, khai hoang vỡ rậm mở rộng diện tích canh tác tăng năng suất cây trồng
trong những năm đầu hòa bình đã đánh dấu bước phát triển trong công cuộc
khôi phục kinh tế, từng bước đưa nhân dân hai huyện bước vào giai đoạn sản
xuất mới.
1.2.1 Về cải cách ruộng đất 1955-1956
Trong những năm 1955, 1956, hòa chung với không khí của miền Bắc
trong những năm đầu sau giải phóng, cùng với việc phục hồi kinh tế, phát
triển sản xuất, Lâm Thao và Phù Ninh tiến hành phát động quần chúng thực
hiện chủ trương của Đảng về giảm tô và cải cách ruộng đất với khẩu hiệu
“Người cày có ruộng”. Trên thực tế, công tác phát động quần chúng giảm tô
được thực hiện từ cuối năm 1954, cải cách ruộng đất được tiến hành vào đợt
II của toàn quốc từ 16/10/1954 và kết thúc vào 16/1/1955, sau đó là đợt sửa
sai. Các bước thực hiện nêu trên đều do Đoàn uỷ I Phú Thọ phụ trách và đã

thu được một số kết quả.
Về một phương diện nào đó có thể thấy, cuộc cải cách ruộng đất ở
Lâm Thao và Phù Ninh đã đánh đổ uy thế chính trị của giai cấp địa chủ phong
kiến, đưa người dân lao động thoát khỏi ách bóc lột của giai cấp địa chủ và
trở thành người làm chủ thực sự ở nông thôn, tạo cho họ sự phấn khởi trong
sản xuất, đem lại hiệu quả thiết thực cho kinh tế nông nghiệp của hai huyện.
Do có sự triệt để trong quá trình tiến hành cải cách nên chính quyền
mới đã tịch thu, trưng thu và trưng mua ruộng đất của địa chủ và của các
thành phần bóc lột khác, sau đó đem chia cho bần cố nông.
Tuy nhiên, cũng như các địa phương khác trên miền Bắc, chủ trương
cải cách ruộng đất ở Lâm Thao và Phù Ninh đã phạm phải những sai lầm

23


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
nghiêm trọng. Như đã nêu trên, việc chỉ đạo công việc trong cải cách ruộng
đất đều do Đoàn uỷ I Phú Thọ đảm nhiệm, không qua sự lãnh đạo của Tỉnh
uỷ, Huyện uỷ, không dựa vào tổ chức Đảng bộ cấp xã và chi bộ các địa
phương nên đã quy thành phần giai cấp một cách tuỳ tiện, nhất là việc định ra
tỷ lệ thành phần bóc lột cho mỗi xã để truy tìm. Vì vậy, thành phần địa chủ,
phú nông quá nhiều, không đúng với thực tế trên phạm vi địa bàn hai huyện.
Khi sửa sai, Phù Ninh từ chỗ có 332 địa chủ chỉ còn 130 (Tỷ lệ quy sai là
255,3%), phú nông từ 171 còn 61. Tương tự, huyện Lâm Thao từ 527 địa chủ
còn 155 (tỷ lệ quy sai tới 340%), phú nông từ 308 chỉ còn 32 hộ [3; 2], [4; 2].
Trên tực tế, hàng trăm đảng viên qua cải cách ruộng đất đã bị xử oan, bị đuổi
ra khỏi Đảng, cùng với những biện pháp đấu tố vô cùng căng thẳng, nhiều
mối quan hệ trong địa phương bị đảo lộn.
Sai lầm của cải cách ruộng đất được Đảng và chính quyền các cấp từ

Trung ương đến các địa phương sớm phát hiện và kiên quyết sửa sai. Huyện
uỷ hai huyện thực hiện đúng phương châm Trung ương đề ra là: thận trọng,
đúng chính sách, đảm bảo đoàn kết cán bộ cũ mới để đẩy mạnh sản xuất và
công tác. Mặt khác, số cán bộ đảng viên bị quy oan, nhân dân bị quy sai thành
phần đều được sửa sai, tài sản được đền bù, phục hồi chức vụ cũ… Kết quả
cho thấy, nhiều xã đã thực hiện tốt công tác sửa sai như: xã Tiêu Sơn, xã Vân
Đồn, xã Ba Đình (Phù Ninh), xã Hợp Hải, xã Văn Lang, xã Tứ Xã (Lâm
Thao)… Nhờ đó, những mâu thuẫn nội bộ trong các địa phương dần được
khắc phục, góp phần từng bước ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã
hội ở hai huyện.
1.2.2 Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong những năm 1958-1960
Khi đề cập đến kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
trong thời kỳ (1958-1960), Hội nghị lần thứ 14(11/1958) Ban Chấp hành

24


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
Trung ương Đảng đã nêu rõ: đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối
với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và thành phần kinh
tế tư bản tư doanh. Để chỉ đạo tốt phong trào hợp tác hoá, Trung ương đã thí
điểm xây dựng một số hợp tác xã nông nghiệp ở một số tỉnh, trong đó có Phú
Thọ từ trước năm 1958.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, cùng với nhân dân trong
toàn tỉnh, hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh đã tiến hành hợp tác hoá nông
nghiệp, thực hiện 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế- xã hội. Ở hai huyện Lâm
Thao và Phù Ninh, phong trào tổ đổi công đã xuất hiện từ năm 1955 và những
năm sau đó, phong trào này ngày càng được củng cố và phát triển. Có thể
thấy, “…việc thành lập liên tổ đổi công đã điều hoà hợp lí về nhân công, dụng

cụ, cũng như việc chống hạn…đã giải quyết được nhiều khó khăn nên bà con
phấn khởi...[3]. Kết quả, đến đầu năm 1958, huyện Lâm Thao có 794 tổ, gồm
7.698 hộ. Huyện Phù Ninh có 751 tổ [1; 28].
Đầu năm 1956, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Lâm Thao tiến
hành xây dựng hợp tác xã nông nghiệp thí điểm quy mô xóm tại xã Diên
Hồng (1/1956). Tương tự, tại Phù Ninh, hợp tác xã thí điểm cũng được xây
dựng vào tháng 5/1958 tại xã Chi Lăng (Phù Lỗ). Nhờ thực hiện tốt Nghị
quyết Trung ương lần thứ 14 và Nghị quyết của Tỉnh uỷ về chủ trương xây
dựng hợp tác xã nông nghiệp, trong những năm 1958-1960, mô hình hợp tác
xã nông nghiệp được phát triển rộng khắp ở hai huyện Lâm Thao và Phù
Ninh. Chẳng hạn, năm 1959, Lâm Thao đã xây dựng được 143 hợp tác xã ở
21/21 xã, gồm 8.346 hộ dân (đạt tỷ lệ 75% tổng số hộ nông dân), trong đó có
xã đã căn bản hoàn thành hợp tác hoá như: Hợp Hải, Hy Cương, Xuân Lũng,
Phú Xuân, Việt Hùng, Lê Tính [1; 27] .
Sau 3 năm thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, số hợp tác xã trên địa bàn
huyện Lâm Thao gồm 146 hợp tác xã với 12.019 hộ (đạt tỷ lệ 93,7% tổng số

25


Đảng bộ huyện Phong Châu (Vĩnh Phú) lãnh đạo phát triển kinh tế
trong giai đoạn 1977-1998
hộ nông dân), trong đó có một hợp tác xã điển hình là hợp tác xã nông nghiệp
bậc cao Ngũ Phúc (Diên Hồng), bao gồm 94 hộ.
Tương tự, tại huyện Phù Ninh, từ một hợp tác xã điểm- hợp tác xã Chi
Lăng được xây dựng năm 1958, đến năm 1959 đã phát triển lên 69 hợp tác xã
và năm 1960 lên tới 100 hợp tác xã, với 7.000 hộ nông dân [1; 29]
Cùng với việc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, nhiều hợp tác xã mua
bán, tín dụng cũng lần lượt được xây dựng để cung cấp nông cụ, hàng hóa
tiêu dùng cho nhân dân trong thời gian này. Sự xuất hiện của mô hình hợp tác

xã tín dụng và mua bán đã sớm phát huy được tác dụng trong việc phân phối
và lưu thông hàng hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình nông
dân trên địa bàn hai huyện, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát
triển.
Sau 3 năm thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần
kinh tế cá thể, tuy còn ở bậc thấp và quy mô xóm là chính, nhưng công cuộc
hợp tác hoá nông nghiệp ở hai huyện đã căn bản được hoàn thành. Nhờ có sự
thay đổi về nếp nghĩ, cách làm, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, nhất là việc
xây dựng các công trình thuỷ lợi, đưa giống mới vào sản xuất…nên diện tích
gieo trồng được mở rộng, năng suất và sản lượng lương thực thực phẩm ngày
một tăng.
Thống kê cho thấy, năm 1958 ở Lâm Thao diện tích gieo trồng là
13.145 mẫu, trong đó có 2.000 mẫu giống lúa Nam Ninh đạt tổng sản lượng
15.494 tấn. Năm 1960 tăng lên là 17.661 tấn (tăng 14%). Tương tự, ở Phù
Ninh, năm 1958 tổng thu hoạch đạt 10.315 tấn, năm 1960 tăng lên 11.536 tấn
(tăng 11,8%) [1; 31]. Bên cạnh kinh tế nông nghiệp, ngành chăn nuôi cũng có
nhiều chuyển biến rõ rệt, đời sống xã viên các hợp tác xã nông nghiệp dần
được ổn định.

26


×