Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tính tự quản của làng việt nam truyền thống đồng bằng sông hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.47 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ VÂN

TÍNH TỰ QUẢN CỦA LÀNG VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ VÂN

TÍNH TỰ QUẢN CỦA LÀNG VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: : 60 22 03 08

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Ngô Thị Phượng


Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 6
6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 6
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 7
8. Kết cấu........................................................................................................... 7
Chƣơng 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ LÀNG VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG
VÀ TÍNH TỰ QUẢN CỦA LÀNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ............. Error!
Bookmark not defined.
1.1. Khái quát về làng Việt Nam truyền thống Error! Bookmark not defined.
1.2. Tính tự quản và cơ sở hình thành tính tự quản của làng đồng bằng sông
Hồng ................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Đánh giá chung về tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng ..... Error!
Bookmark not defined.
Chƣơng 2: TÍNH TỰ QUẢN CỦA LÀNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG HIỆN NAY: BIỂU HIỆN
CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP .............................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay .. Error! Bookmark not defined.
2.2. Biểu hiện cơ bản tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng trong điều
kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay ...................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
hiện nay ........................................................... Error! Bookmark not defined.



KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng Việt Bắc Bộ là nơi bao đời nay cƣ dân Việt cƣ trú, lao động, sản
xuất, tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần đồng thời là nơi cố kết
quan hệ dòng tộc, láng giềng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng luôn là
pháo đài kiên cố để chống giặc ngoại xâm cùng mọi yếu tố ngoại lai để bảo vệ
sự bình yên cho đất nƣớc. Làng và văn hóa làng chính là chỗ dựa vững chắc
cho cả dân tộc. Văn hóa làng là hệ thống những giá trị hình thành từ lâu đời
trong toàn bộ các hoạt động sản xuất vật chất và sinh hoạt văn hóa tinh thần.
Nó đã tạo ra những đặc trƣng riêng trong tính cách của con ngƣời Việt Nam.
Thế giới đầy màu sắc của văn hóa làng đƣợc quy ƣớc thành lệ làng, đúc kết
trong hƣơng ƣớc và bộc lộ một cách phong phú qua mọi sinh hoạt vật chất và
tinh thần. Tất cả chắt lọc lại, tạo nên bản sắc văn hóa làng, mà trong đó tính
cộng đồng và tính tự quản của làng là những giá trị nổi bật nhất.
Tính tự quản hình thành ngay từ khi làng xuất hiện. Nó tạo nên tính bền
vững của làng Việt Nam truyền thống, Nhờ vậy mà dù có trải qua 1000 năm
Bắc thuộc và gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp nhƣng dân tộc Việt Nam
vẫn giữ vững đƣợc chủ quyền, làm thất bại mọi âm mƣu đồng hóa của các thế
lực bên ngoài. Văn hóa Việt Nam vẫn đƣợc lƣu truyền và gìn giữ, khẳng định
mình trƣớc sóng gió lịch sử. Tất cả là nhờ vào làng và văn hóa làng với sức
sống mãnh liệt của nó. Ngày nay, văn hóa làng nói chung và tính tự quản của
làng nói riêng vẫn tiếp tục khẳng định giá trị của mình và có những đóng góp
to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn theo hƣớng hiện đại.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế

thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nông thôn nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu to lớn, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều có những biến chuyển
tích cực. Kinh tế thị trƣờng đã đem đến sự tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao,
đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, vị thế của Việt Nam không ngừng đƣợc
1


nâng cao trên trƣờng quốc tế. Ở một đất nƣớc với trên 70% dân cƣ sinh sống
ở nông thôn nhƣ nƣớc ta thì công cuộc đổi mới kinh tế với những thành tựu
của nó đƣợc thể hiện rõ tại các làng xã. Trong những năm qua, cùng với sự
đổi mới chung của đất nƣớc, nông nghiệp và nông thôn nƣớc ta đã đạt đƣợc
những thành tựu quan trọng, bộ mặt nông thôn đã có những biến đổi sâu sắc
theo chiều hƣớng tích cực. Trong quá trình đó, thực hiện chủ trƣơng của Đảng
về phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp
với các địa phƣơng tiến hành xây dựng thí điểm một số mô hình nông thôn
mới ở quy mô xã, thôn, ấp, bản trên phạm vi cả nƣớc. Nhờ đó, nông thôn Việt
Nam ngày càng đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Những kết quả đạt đƣợc
một phần nhờ vào ý thức của ngƣời nông dân trong đó tính tự quản đóng vai
trò quan trọng.
Tuy nhiên, kinh tế thị trƣờng với mặt trái của nó đang có nguy cơ phá
vỡ những giá trị văn hóa truyền thống. Lũy tre làng không còn là vành đai cát
cứ nhƣng tính cục bộ, địa phƣơng chủ nghĩa, “phép vua thua lệ làng”, tệ
cƣờng hào ở nông thôn lại trỗi dậy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo
trộn các mối quan hệ trong làng và giữa các làng, làm nảy sinh hàng loạt vấn
đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội. Tệ nạn xã hội đang có cơ hội và điều kiện chuyển dịch về
nông thôn. Một số tục lệ có xu hƣớng quay lại với tập tục rƣờm rà, tốn kém
xen lẫn cả mê tín dị đoan… Chính vì vậy, việc giữ gìn, phát huy và xây dựng
những giá trị văn hóa của làng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm phát huy
những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực do kinh tế thị trƣờng mang

lại. Trong những giá trị văn hóa đó, đặc biệt chú trọng đến tính tự quản bởi nó
là động lực trực tiếp để xây dựng làng xã nói riêng và đất nƣớc nói chung.
Trải qua quá trình phát triển cùng với sự phát triển của đất nƣớc, tính tự quản
của làng cũng có những biến đổi và những biểu hiện khác nhau. Vấn đề đặt ra

2


là cần có những giải pháp để phát huy tối ƣu mặt tích cực và khắc phục những
hạn chế của nó.
Đồng bằng sông Hồng là một trong những trọng điểm kinh tế và biểu
trƣng cho nền kinh tế trồng lúa nƣớc của Việt Nam. Văn hóa vùng đồng bằng
sông Hồng là đặc thù của văn hóa Việt Nam. Dƣới tác động của kinh tế thị
trƣờng, tính tự quản của làng có nhiều biến đổi theo hai chiều hƣớng tích cực
và tiêu cực. Những biến đổi đó tác động không nhỏ tới xây dựng nông thôn
mới hiện nay. Do vậy, tôi chọn vấn đề: “Tính tự quản của làng Việt Nam
truyền thống đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài luận văn, đã có nhiều công trình đƣợc công bố.
Các công trình đó đƣợc phân chia theo các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, về làng xã, có một số công trình tiêu biểu:
- Nguyễn Thừa Hỷ: Sự phát triển và cấu trúc đẳng cấp trong các làng
xã cổ truyền Việt Nam, trong: Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 2, Nxb
Khoa học xã hội, H.1978. Trong công trình này, tác giả đã tái hiện lại lịch sử
nông thôn nƣớc ta, phân tích rõ cơ cấu tổ chức ở một số làng truyền thống ở
Việt Nam.
- Phan Đại Doãn: Mấy vấn đề về làng xã, Tạp chí Dân tộc học, số
2/1991. Tác giả đã nêu bật đƣợc những nét đặc trƣng cơ bản của làng Việt
Nam, trong đó tính cộng đồng và tính tự quản là hai đặc trƣng, chi phối mọi

sinh hoạt của làng xã.
- Phan Đại Doãn: Nhà nƣớc và xã hội- từ thực tế nông thôn Việt Nam
ngày nay, Tạp chí Xã hội học, số 3/1995. Bài viết này của tác giả đã giúp
ngƣời đọc hình dung đƣợc mối quan hệ không thể tách rời giữa nhà nƣớc và
xã hội nông thôn. Nhà nƣớc đƣợc duy trì là nhờ vào xã hội nông thôn, ngƣợc
lại, xã hội nông thôn muốn ổn định phải nhờ sự quản lý của Nhà nƣớc.
3


- Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang: Các giá trị truyền thống và con người
Việt Nam hiện nay, đề tài KX 07-02,H.1996. Trong đề tài, tác giả đã khái quát
những nếp sống, thói quen, giá trị đạo đức mang tính truyền thống của con
ngƣời Việt Nam hình thành từ lâu đời và mối quan hệ của nó với xã hội hiện
nay, sự duy trì, biến đổi và những giá trị mới đang hình thành.
- Nguyễn Quang Ngọc: Làng- thôn trong hệ thống thiết chế chính trịxã hội nông thôn, trong: Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay- Một số
vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, H.1996. Tác giả đã xét làng với
tƣ cách là một đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống thiết chế chính trị- xã hội ở
nông thôn, việc quản lý làng có ảnh hƣởng quan trọng trong quản lý xã hội
nói chung. Tác giả đã phân thích thực trạng xã hội nông thôn đồng thời đƣa ra
những giải pháp cụ thể đối với những vấn đề cấp bách ở nông thôn nƣớc ta.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Con đường làng xã Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001. Công trình đã khái quát hóa
tiến trình hình thành làng xã từ buổi đầu xuất hiện cho đến ngày nay. Trong
quá trình phát triển có những yếu tố đƣợc duy trì nhƣng có những yếu tố đƣợc
biến đổi cho phù hợp với xã hội hiện đại.
Thứ hai, về kinh tế thị trường, có một số công trình tiêu biểu sau:
- Phan Thanh Khôi- Lƣơng Xuân Hiến: Một số vấn đề về kinh tế- xã hội
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng,
Nxb Lý luận chính trị, 2006. Công trình đã nêu rõ thực trạng kinh tế- xã hội
của vùng đồng bằng sông Hồng khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng,

những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết cho vùng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
- Phạm Thị Khanh: Phát triển thị trường nông thôn góp phần đẩy
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng,
Nxb Chính trị quốc gia, 2007. Tác giả đã trình bày thực trạng của thị trƣờng
nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, nguyên nhân của những thành tựu và
4


khó khăn trong quá trình đáp ứng vốn phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn đồng bằng sông Hồng và đƣa ra bốn giải pháp chủ yếu để phát triển
thị trƣờng nông thôn.
- Phạm Ngọc Quang: Vai trò của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng
sản, số 798, 2009.
- Nguyễn Xuân Cƣờng, Nguyễn Ngọc Bảo: Hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
2015. Tác giả đã trình bày nội dung các văn kiện của Đảng về hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tình hình 5 năm thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X.
Mục tiêu, yêu cầu, chủ trƣơng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có các bài viết, bài báo trên
các tạp chí liên quan đến vấn đề kinh tế thị trƣờng. Các công trình trên đã
khái quát những đặc điểm của kinh tế thị trƣờng và những nét đặc trƣng tiêu
biểu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta
Nhƣ vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng và
kinh tế thị trƣờng dƣới các góc độ khác nhau: lịch sử, kinh tế- xã hội, tổ chức
quản lý… Những công trình đó giúp cho tác giả hiểu rõ thêm những vấn đề có
liên quan đến làng xã và kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, chƣa có công trình độc

lập nào nghiên cứu về: “Tính tự quản của làng Việt Nam truyền thống đồng
bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn:
Luận văn phân tích những biểu hiện cơ bản tính tự quản của làng đồng
bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, trên cơ sở đó đề ra những
giải pháp cơ bản nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
trong tính tự quản của làng ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.
5


- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Trình bày quan niệm và đặc trƣng của làng Việt Nam truyền thống,
trình bày khái niệm tự quản và cơ sở hình thành tính tự quản của làng đồng
bằng sông Hồng, chỉ ra ƣu điểm và hạn chế của tính tự quản của làng đồng
bằng sông Hồng.
+ Trình bày khái quát về kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam.
+ Phân tích những biểu hiện tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực trong tính tự quản của làng ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng
- Phạm vi nghiên cứu: Tình tự quản của làng ở một số tỉnh thuộc đồng
bằng sông Hồng
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận
chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về kinh tế thị trƣờng và làng Việt Nam. Đồng thời, luận văn
cũng kế thừa những thành quả của những công trình nghiên cứu có liên quan

đến đề tài luận văn.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận chung
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp
phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, phƣơng pháp thống kê.
6. Đóng góp mới của đề tài
Luận văn làm rõ những biểu hiện tính tự quản của làng đồng bằng sông
Hồng, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực trong tính tự quản của làng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
hiện nay.
6


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn làm rõ thêm những biểu hiện cơ bản tính tự
quản của làng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu những vấn đề liên quan tới làng xã Việt Nam và kinh tế thị trƣờng.
8. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chƣơng, 6 tiết.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb.Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Nguyễn Đức Bách (2003), Thực hiện quy chế dân chủ ở xã đáp ứng
những lợi ích thiết thân của nông dân. Quá trình thực hiện Quy chế
dân chủ cơ sở ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay, Đề tài

khoa học cấp bộ, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh
3. Cao Văn Biền (1996), “Sự quản lý của nhà nƣớc đối với hƣơng ƣớc
trong lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3, tr.42.
4. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb. Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh.
5. Bộ văn hóa – Thông tin (1997), Một số vấn đề xây dựng làng, ấp văn
hóa hiện nay, Hà Nội.
6. Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội.
7. Chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nƣớc KX - 06 (1994),
“Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội”. Văn hóa và phát
triển kinh tế - xã hội, Hà Nội.
8. Chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nƣớc KX - 07. Đề tài KX
07 - 02, Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (chủ biên) (1994), Các giá trị
truyền thống và con người Việt Nam hiện nay. Tập I , Hà Nội.
9. Di sản văn hóa Bắc Giang - Bước đầu tìm hiểu truyền thống văn hóa
các dân tộc (2005), Bảo tàng Bắc Giang.
10.Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế - văn
hóa - xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8


11.Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong
lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12.Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13.Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ năm, khóa VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội.
14.Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban
Chấp hành trung ương Đảng, khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
15.Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
16.Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
17.Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương, khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19.Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
21.Phạm Viết Đào (1996), Mặt trái của kinh tế thị trường, Nxb. Văn hóa,
Hà Nội.

9


22.Bùi Xuân Đính (2000), Hương ước và pháp luật, Nxb.Văn hóa, Hà
Nội.
23.Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb. Pháp lý, Hà Nội.
24.Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

25.Mạc Đƣờng (chủ biên) (1995), Làng xã ở châu Á và ở Việt Nam, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh.
26.Lê Thanh Đức (2001), Đình làng Miền Bắc, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.
27.Lê Quý Đức (2001), “Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn
đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 6, tr.10.
28.Trần Văn Giàu (1980), Các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
29.Ngô Đình Giao (1997), Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
30.Ninh Viết Giao (2000), “Từ hƣơng ƣớc đến quy ƣớc trong xã hội ngày
nay”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1, tr.58.
31.Nguyễn Ngọc Hà (2011), Đặc điểm tư duy và lối sống của con người
Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
32.Phạm Thanh Hà (2011), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33.Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hóa và
xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
34.Phạm Minh Hạc (2004), Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp
hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

10


35.Lê Văn Hảo (2004), “Về khái niệm tính cộng đồng và tính cá nhân”,
Tạp chí Tâm lý học, số 9, tr.13.
36.Nguyễn Hùng Hậu (2008), Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến
chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37.Hỏi và đáp về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn
hóa, tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống (1998), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
38.Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng làng Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
39.Diệp Đình Hoa (chủ biên) (1990), Tìm hiểu làng Việt, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
40.Tô Duy Hợp (2000), Sự biến đổi của làng – xã Việt Nam ngày nay (ở
đồng bằng Sông Hồng), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
41.Tô Duy Hợp, Lƣơng Hồng Quang (2000), Phát triển làng xã, Nxb. Văn
hóa- Thông tin, Hà Nội.
42.Đỗ Huy (2001), Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức toàn
cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43.Đỗ Huy (2008), Văn hóa Việt Nam trên con đường giải phóng, đổi mới,
hội nhập và phát triển, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
44.Chu Huy (2009), Chuyện kể về làng quê Việt, Nxb. Giáo dục.
45.Nguyễn Văn Huyên (2003), “Lối sống ngƣời Việt Nam dƣới tác động
của toàn cầu hóa”, Tạp chí triết học, (12 -151), tr.30.
46.Nguyễn Hải Kế (1996), Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ
(tìm hiểu cấu trúc kinh tế - xã hội), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
47.Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh
văn hóa Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
48.Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
11


49.Khoa lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học
quốc gia Hà Nội (2006), Làng Việt Nam - đa nguyên và chặt, Nxb. Đại
học quốc gia, Hà Nội.

50.Vũ Khiêu (1996), Vai trò của văn hóa trong sự phát triển của nông
thôn Việt Nam ngày nay, Uỷ ban thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa của
Việt Nam, Hà Nội.
51.Vũ Khiêu (2000), Văn hóa Việt Nam xã hội và con người, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
52.Phan Thanh Khôi - Lƣơng Xuân Hiến (2006), Một số vấn đề kinh tế xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng
sông Hồng, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
53.Vũ Tự Lập (chủ biên) (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông
Hồng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
54.Đặng Vũ Cảnh Linh (chủ biên) (2010), Con người Việt Nam truyền
thống - những giá trị đối với sự phát triển, Nxb. Lao động.
55.V.I.Lênin (1969), Về cách mạng kỹ thuật, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
56.Đỗ Long - Trần Hiệp (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
57.Đỗ Long (2000), Quan hệ cộng đồng và cá nhân trong tâm lý nông
dân, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
58.Đỗ Long - Phan Thị Mai Hƣơng (chủ biên), (2002), Tính cộng đồng Tính cá nhân và “cái tôi” của người Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
59. C.Mác - Ph.Ăngghen (1983), Tuyển tập, tập 4, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
60.C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
61.C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
12


62.C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
63.C.Mác - Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

64.C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 28, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
65.Vũ Duy Mền (1989), “Góp phần xác định thuật ngữ Khoán ƣớc, hƣơng
ƣớc”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4, tr.83.
66.Vũ Duy Mền (1993), “Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hƣơng ƣớc
trong làng xã ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu
lịch sử, số 1, tr.49.
67.Nguyễn Thị Ngân (2003), Xây dựng ý thức và tình cảm dân tộc chân
chính cho con người Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.
68.Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học.
69.Trần Thị Minh Ngọc (chủ biên) (2010), Việc làm của nông dân trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng
đến năm 2020, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70.Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề về làng xã Việt Nam, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
71.Nguyễn Tá Nhí (dịch) (1993), Hương ước cổ Hà Tây, Bảo tàng tổng
hợp Sở văn hóa thông tin thể thao Hà Tây.
72.Nguyễn Hồng Phong (1959), Xã thôn Việt Nam, Nxb. Văn Sử Địa, Hà
Nội.
73.Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiểu tính cách dân tộc Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
74.Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị
thu hội để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng

13


kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75.Vũ Văn Phúc, Trần Thị Minh Châu (2001), Một số vấn đề về kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
76.Ngô Thị Phƣợng (2014), Lối sống của nông dân Việt Nam do ảnh
hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất (trường hợp nghiên cứu
tỉnh Ninh Bình), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
77.Thạch Phƣơng, Lê Trung Vũ (1995), 60 lễ hội truyền thống Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
78.Trần Phƣơng (chủ biên) (1968), Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
79.Lƣơng Hồng Quang (1997), Văn hóa cộng đồng làng vùng đồng bằng
sông Cửu Long thập kỷ 80 - 90. Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
80.Lê Văn Quán (2007), Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt,
Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
81.Đỗ Đức Quân (chủ biên) (2010), Một số giải pháp nhằm phát triển bền
vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát
triển các khu công nghiệp (qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải
Dương, Ninh Bình), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
82.Trần Đăng Sinh (2010), Những khía cạnh Triết học trong tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
83.Văn Tạo (1996), Phương thức sản xuất Châu Á, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
84. Hà Văn Tấn (1980), “Về khái niệm “dân tộc” của Mác và Ăngghen và sự
hình thành dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.13.

14


85.Hà Văn Tấn (1989), Làng, liên làng và siêu làng – Mấy suy nghĩ về
phương pháp, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

86.Phạm Minh Thảo - Trần Thị An - Bùi Xuân Mỹ (1997), Thành Hoàng
Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
87.Trần Ngọc Thêm (1996), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Thành phố
Hồ Chí Minh.
88.Đào Kế Tuấn và Pascal (chủ biên), Hệ thống nông nghiệp vùng đồng
bằng sông Hồng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
89.Trƣơng Đình Tƣởng (chủ biên) (2004), Địa chí văn hóa dân gian Ninh
Bình, Nxb. Thế giới.
90.Lê Ngọc Trà (2001), Văn hóa Việt Nam - Đặc trưng và cách tiếp cận,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
91.Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (1994), Lễ hội
truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội.
92.Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Dân tộc học
(2000), Người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội.
93. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Xã hội học, Tô
Duy Hợp (chủ biên) (2000), Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam ngày nay
ở Đồng bằng sông Hồng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
94.Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề lối sống, đạo đức, chuẩn giá
trị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95.Trần Quốc Vƣợng (2000), Văn hóa Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm,
Nxb. Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
96.Trần Quốc Vƣợng (2012), Tìm hiểu văn hóa nông nghiệp, nông thôn
và nông dân Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa, Hà
Nội.
15


97.Lê Hữu Xanh (chủ biên) (1998), Tâm lý nông dân vùng đồng bằng Bắc

Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98.Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam - Viện Sử học (1977), Nông thôn
Việt Nam trong lịch sử (Nghiên cứu xã hội nông thôn trong truyền
thống), tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
99.Www.truongchinhtriyenbai.gov.vn/files/Huonguoc.doc.
100. Www.thuvienmienphi.com/doc/cGmJfb.

16



×