Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.07 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HÀ THỊ THANH TÂM

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
(NGỮ VĂN 11)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60140111

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TÔN QUANG CƢỜNG

HÀ NỘI – 2015


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, xu hướng hội nhập
diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam
phải có sự cải tiến, đổi mới không ngừng để bắt kịp với sự vận động, phát
triển của các quốc gia tiên tiến trên thế giới và các nước trong khu vực. Mặt
khác, nền giáo dục Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập về chất lượng. Bởi
vậy, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn nhất của
ngành Giáo dục và Đào tạo. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy
học nói chung và phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường phổ thông nói riêng, đổi mới phương pháp bắt đầu từ việc cải tiến các
phương pháp dạy học truyền thống theo hướng phát huy tính tích cực của


người học, tập trung vào người học và khắc phục lối truyền thụ một chiều. Từ
đó đánh thức được những năng lực tiềm ẩn của mỗi học sinh. Trongkhi đó
Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng và bắt buộc,có thời lượng và
dung lượng kiến thức khá lớn trong chương trình phổ thông. Dạy học Ngữ
văn không chỉ góp phần hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho các em
mà còn phải hướng vào việc phát triển các năng lực ở người học như năng lực
đọc - hiểu, năng lực tư duy, năng lực tự học,…
Thực tiễn dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay cho
thấy phần lớn học sinh đều chưa yêu thích, say mê môn học này. Cùng với đó
là việc chất lượng dạy và học môn Ngữ văn bị giảm sút do nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan. Nhiều nghiên cứu, khảo sát về thực trạng dạy học Ngữ văn
hiện nay đã chỉ ra rằng: hiện tượng trong một giờ dạy học Ngữ văn giáo viên
chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp thuyết giảng, truyền thụ kiến thức một
chiều là khá phổ biến. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh cảm thấy nhàm
chán, mệt mỏi, đơn điệu, chỉ là người tiếp thu một cách thụ động, không phát
huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo. Do vậy, việc tìm kiếm các
phương pháp pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả để kích thích
1


sự hứng thú, khơi gợi niềm say mê môn học này từ phía người học vẫn luôn
là những thách thức và cơ hội cho người giáo viên.
Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy
người học làm trung tâm, mở ra cơ hội cho giáo dục nước ta ứng dụng nhiều
thành tựu của phương pháp dạy học hiện đại trên thế giới, trong đó có những
phương pháp dạy học tích cực như: dạy học tình huống, dạy học qua đóng
vai, dạy học theo dự án…Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi người
học là chủ thể của hoạt động học, người học phải tự học, tự nghiên cứu để tìm
ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt
trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt

mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề
nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành,
hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân.
Nghị quyết 29 của Ban chấp hành T.Ư Đảng khóa XI cũng nhấn mạnh
việc đổi mới “quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiế n thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn
với thực tiễn; giáo dục nhà trường kế t hợp v ới giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội”. Đồng thời, Nghị quyết cũng định hướng chỉ đạo sự cần thiết của việc
“chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú
ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” trong bối cảnh hiện
nay.
Qua thực tế, có thể thấy một trong những giải pháp da dạng hóa các
hình thức tổ chức dạy học hướng đến việc đáp ứng được các yêu cầu về đổi
mới phương pháp dạy học, phát huy được vai trò tích cực chủ động của học
sinh chính là hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL).
Qua các hoạt động và nhiệm vụ học tập cụ thể được triển khai dưới
hình thức tổ chức dạy học này, học sinh có cơ hội được tăng cường khả năng
tiếp cận với những nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung đặc thù của môn Ngữ văn
trong nhà trường phổ thông. Nếu áp dụng cho môn Ngữ văn có thể nhìn thấy
2


khả năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp (với tư cách là một giải pháp đa
dạng hóa hình thức tổ chức dạy học) sẽ góp phần khắc phục được tình trạng
đọc - chép, tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, việc
ứng dụng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong triển khai lịch trình
dạy học cụ thể cho các phần kiến thức, các bài học sẽ triển khai như thế nào,
có phù hợp và thực sự nâng cao hiệu quả dạy học môn học hay không… là
những vấn đề cần được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và thận trọng.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Tổ chức

hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê
phán( Ngữ văn 11)” nhằm xây dựng một quy trình tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp trong dạy học phần kiến thức này để trang bị cho giáo viên
có thể vận dụng vào giảng dạy, góp phần vào đổi mới phương pháp và nâng
cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học có vị trí, vai trò
quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, thậm chí đã được
khẳng định từ thời xa xưa.
2.1. Việc nghiên cứu HĐNGLL ở nước ngoài
Mặc dù nền giáo dục của các nước trên thế giới là khác nhau nhưng
HĐNGLL đã được tổ chức nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học đã đề ra. Hầu hết
đều khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức HĐNGLL trong dạy học. Bởi
vậy, đây là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu với
những ý kiến đóng góp khác nhau.
Nhà triết học Trung Quốc cổ đại Mạc Tử đã đưa ra nguyên tắc tính
thực tiễn của mọi người, học phải đi đôi với hành, việc học của trẻ phải được
gắn liền với hoạt động tri giác thế giới xung quanh.
Vào thế kỉ XIII, Rabơle (1494- 1553)- nhà tư tưởng người Pháp đã có ý
tưởng tổ chức các hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp là tham quan xưởng

3


thợ, cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, nghị sĩ, mỗi tháng cho GV và HS về
nông thôn sống một ngày.
Nhà giáo dục của Thụy Sĩ, ông Petsxtalozi (1746- 1827) đã lập ra “ trại
mới” cho trẻ vừa học văn hóa, vừa lao động ngoài trường học. Đồng thời ông
cho rằng hoạt động ngoài trường lớp không chỉ tạo ra vật chất mà còn góp
phần giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho HS một cách toàn diện.

Hiện nay, các nước tiên tiến có nền giáo dục hiện đại cũng đã tiến hành
tổ chức HĐNGLL dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
2.2. Việc nghiên cứu hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trong nước
Dựa trên nguyên lý giáo dục “ học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền
với xã hội” cùng sự đổi mới giáo dục ở Việt Nam, HĐNGLL là một yếu tố
không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Chính bởi tầm quan trọng của HĐNGLL nên có nhiều công trình
nghiên cứu đề cập tới vấn đề này.
Tác giả Đỗ Ngọc Thống đã đề cập tới một số nội dung của HĐNGLL
thông qua việc phân tích vị trí, vai trò của môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
Chỉ ra lịch sử giáo dục dưới chế độ phong kiến chủ yếu là học lễ nghĩa, văn
thư, sau là tới chính trị, pháp luật…của người quân tử. Giáo viên Ngữ văn
ngày nay cần phải thay đổi phương pháp dạy học để thích nghi với điều kiện,
biến động xã hội, giúp HS tiếp cận với môi trường ngoài nhà trường. Tổ chức
HĐNGLL nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nắm
vững được những kiến thức trong và ngoài nhà trường. Thực hiện HĐNGLL
cho HS dưới tinh thần ham mê, hứng thú, không gò ép.
Tác giả Nguyễn Minh Thuyết cho rằng người viết cần tham khảo cấu
trúc mới trong một số sách giáo khoa của các nước khác nhằm tăng cường các
nội dung gắn với HĐNGLL để hình thành và phát triển năng lực ở người học.
Các tác giả như Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Đỗ Việt Hùng… đã nghiên
cứu HĐNGLL trong mối quan hệ với các PPDH môn Ngữ văn và tiếng Việt ở
trường phổ thông.
4


Ngoài ra, HĐNGLL là một vấn đề được nhiều người quan tâm nên có
rất nhiều luận văn nghiên cứu:
Năm 1999, tác giả Nguyễn Văn Phước bảo vệ luận văn thạc sĩ “Người
hiệu trưởng tổ chức HĐNGLL ở trường THPT” nhằm nghiên cứu thực trạng

tổ chức HĐNGLL ở trường phổ thông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Luận văn
đưa ra lí luận và đề xuất một số HĐNGLL nhằm nâng cao chất lượng dạy
học.
Năm 2003, tác giả Lê Hồng Quảng đã bảo vệ luận văn thạc sĩ “Một số
giải pháp phối hợp giữa hiệu trưởng và BCH Đoàn TNCS HCM trong ông tác
giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT tỉnh Bình Phước”.
Năm 2011, tác giảLương Thúy Hà đã nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt
động ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn Ngữ văn chương trình trung học
phổ thông”. Luận văn đưa ra cơ sở lí luận, đề xuất một số hình thức tổ chức
HĐNGLL trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông và tiến hành tổ chức
thực nghiệm.
Như vậy, HĐNGLL đã dần khẳng định vị trí của mình và đã phát huy
được hiệu quả trong dạy học.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Cần phải tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp như thế nào để nâng cao
tính hiệu quả trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán (Ngữ văn
lớp 11)?
4. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất phương án tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học
tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( Ngữ văn 11) nhằm đổi mới phương
pháp, nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn nói chung và đưa ra được một số
hình thức HĐNGLL trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán lớp
11 nói riêng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5


- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai, tính khả thi của việc
tổ chức HĐNGLL trong quá trình dạy học;

- Tìm hiểu về văn học hiện thực phê phán nói chung và văn học hiện
thực phê phán trong chương trình Ngữ văn lớp 11 nói riêng để vận dụng vào
việc tổ chức HĐNGLL cho phù hợp và đạt hiệu quả.
- Nghiên cứu, đề xuất cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong
dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán (Ngữ văn 11 ).
- Tổ chức dạy học thực nghiệm nhằm kiểm chứng, đánh giá kết quả
nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận và đề xuất.
6. Khách thể nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy họcvăn học hiện thực phê phán
trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ở trường THPT
Đối tƣợng nghiên cứu:Khả năngtổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán (Ngữ văn 11) trong nhà
trường THPT
7. Phạm vi nghiên cứu: Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán trong
chương trình SGK Ngữ văn lớp 11
Đối tƣợng khảo sát: Học sinh lớp 11, giáo viên môn Ngữ văn THPT
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí luận: tổng hợp những vấn đề lí
luận chung về HĐNGLL trong dạy học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát thực trạng tổ
chức HĐNGLL trong dạy học Ngữ văn nói chung và VHHTPP nói riêng ở
trường phổ thông.
- Phương pháp thống kê: xử lí số liệu trong quá trình nghiên cứu trong
quá trình khảo sát thực tiễn và tiến hành thực nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm có đối chứng, phương pháp thống kê, điều
tra (bằng phiếu hỏi): xác định tính hiệu quả, khả thi của việc tổ chức
HĐNGLL trong dạy học TPVHHTPP.
6



9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được thể hiện gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn đề tài
Chương 2: Tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học
tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( Ngữ văn 11)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường phổ thông
1.1.1.1. Khái niệm
Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học tích cực
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhắc đến khá nhiều. Cụ
thể, PPDH ở trường phổ thông phải được đổi mới theo hướng tích cực hóa
hoạt động của học sinh, phát huy vai trò chủ thể hành động, chủ động, sáng
tạo của học sinh.
Tính tích cực học tập của học sinh là gì?
- Có rất nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm tính tích cực. Nhưng có
thể hiểu, tính tích cực là trạng thái hoạt động của con người thể hiện tính tự
giác, chủ động, sáng tạo. Việc phát huy tính tích cực trong giáo dục là việc
làm quan trọng, có ý nghĩa và là nhiệm vụ thiết yếu.
- HS là đối tượng giảng dạy của GV, đồng thời là chủ thể có ý thức
trong hoạt động học tập của mình. HS giữ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo
trong hoạt động nhận thức của mình. Đây là ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng
tới chất lượng học tập của HS. Trong đó, tính tích cực học tập là một phẩm

chất vốn có trong mỗi con người, là trạng thái tâm lí và thể lực của HS hướng
vào hoạt động chiếm lĩnh tri thức ở một mức độ cao, thể hiện sự quyết tâm
của cá nhân. Tính tích cực được thể hiện ở hai mặt: chuyên cần và tư duy sâu
sắc. Chuyên cần là chăm chỉ, cần cù, cố gắng vượt khó khăn để đạt được mục
tiêu. Tư duy sâu sắc là hoạt động trí tuệ, đi sâu vào phân tích bản chất của vấn
đề nhằm tìm ra những nét mới. Tính tích cực phải được xuất phát từ động cơ
học tập – nhu cầu nhận thức, mong muốn có kết quả tốt và sự khích lệ, động
viên. Động cơ đúng tạo ra hứng thú học tập. Hứng thú là tiền đề của tính tự
giác. Tính tính cực sẽ sản sinh ra lối tư duy, khả năng làm việc độc lập và
sáng tạo của HS. Đồng thời chúng cũng có sự tác động ngược trở lại đối với
8


tính tích cực học tập ở HS. Tính tích cực được biểu hiện bằng niềm say mê,
hứng thú và quyết tâm học tập ở HS.
- Tính tích cực học tập được thể hiện qua các cấp độ: bắt chước - làm
theo mẫu có sẵn; tìm tòi - tìm kiếm kiến thức, độc lập giải quyết vấn đề bằng
cách xâu chuỗi các hiểu biết của mình; sáng tạo - tìm ra cái mới, độc đáo,
hiệu quả sau khi đã tổng hợp, nghiên cứu, tư duy.
Thế nào là phƣơng pháp dạy học tích cực?
- PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn được sử dụng phổ biến nhằm
để chỉ PPDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
quá trình học tập. “ Tích cực” trong “PPDH tích cực” là tính chủ động, tự
giác, trái nghĩa với thụ động, bị động chứ không hề trái nghĩa với tiêu cực,
hạn chế. Khái niệm PPDH tích cực để chỉ những phương pháp có tính mới
mẻ, hiện đại khắc phục được lối truyền thụ một chiều, lối tiếp nhận kiến thức
thụ động. Tuy nhiên việc đổi mới PPDH này không có nghĩa là phủ nhận các
PPDH truyền thống mà là sự kế thừa, phát huy những mặt tích cực của chúng
góp phần tạo nên chất lượng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay.
- Đối với việc áp dụng PPDH tích cực vào trong dạy học đòi hỏi GV

cũng cần có năng lực, biết lựa chọn, vận dụng và kết hợp một cách linh hoạt
cho phù hợp với từng tình huống, bài học khác nhau. GV phải coi học sinh
vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình dạy học.
Đồng thời phải có sự phối kết hợp giữa người dạy và người học để phương
pháp đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Trong PPDH tích cực đòi hỏi sự tương tác
giữa các HS với nhau.
Mối quan hệ giữa dạy và học, dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm
- Mối quan hệ giữa dạy và học: Quá trình dạy học là quá trình có sự
phối hợp hoạt động giữa GV và HS, tương đương với hoạt động dạy và hoạt
động học - hai hoạt động đặc trưng cơ bản của quá trình dạy học. Hai hoạt
động này có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó,
hoạt động dạy chỉ đạo hoạt động học; ngược lại, hoạt động học là cơ sở, trung
9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Thị Quỳnh Chi (2014), Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn
Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học Vinh.
2.Trần Đình Châu, Đặng Thu Thủy, Phan Thị Luyến, Phương pháp dạy học
tích cực, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới
phương pháp dạy học ở trường THPT, Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự án phát
triển giáo dục THPT.
4. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê
Chí Dũng, Hà Văn Đức (1997), Văn học Việt Nam ( 1900 – 1945), NXB Giáo
dục Việt Nam.
5. Phạm Thanh Duy (2011), Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường trung học
cơ sở, sáng kiến kinh nghiệm.
6. Nguyễn Thị Thanh Hà (2009), Thiết kế và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên

lớp và có nội dung hóa học cho học sinh lớp 10 và 11 ở trường trung học phổ
thông, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Lương Thúy Hà (2011), Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học
môn Ngữ văn chương trình trung học phổ thông, Đại học Giáo dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2010), Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm.
10. GS. Đặng Vũ Hoạt, PGS. Nguyễn Sinh Hùng, PTS. Hà Thị Đức (1997),
Giáo dục đại cương 2, Hà Nội.
11. Lê Mỹ Linh (2013), Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy học
thơ mới ở trung học phổ thông, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

10


12. Nguyễn Thu Loan (2011), Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học
phần văn học dân gian lớp 10 ( Ban cơ bản), Đại học Giáo dục- Đại học
Quốc gia Hà Nội.
13. Phan Trọng Luận (2005), Phương pháp dạy học văn – Tập 1, NXB Đại
học Sư phạm.
14. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930 1945.
15. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà
trường, NXB Đại học Sư phạm.
16. Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long, Lê Quang Hưng, Trịnh Thu Tiết
(2008), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại tập 1 ( Từ đầu thế kỉ XX đến
1945), NXB Đại học Sư phạm.
17. PGS. TS. Vũ Hồng Tiến(2009), Phương pháp dạy học tích cực, Dạy học
Intel.net.

18. Phạm Viết Vượng (2012), Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm.

11



×