Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thu hút học sinh tới trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.25 KB, 12 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP THU HÚT HỌC SINH TỚI TRƯỜNG”
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, để có một đời sống như
chúng ta bây giờ, ông cha ta đã phải đánh đổi biết bao xương máu để giữ đất, giữ nước
tiến lên xây dựng một đất nước Việt Nam tiến theo con đường XHCN.
Xã hội hiện nay phát triển không ngừng về kinh tế đã kéo theo giáo dục phát triển
và phải đổi mới để phù hợp với xu thế của thời đại. Một xã hội phát triển thì phải kéo
theo một nền giáo dục phát triển. Giáo dục luôn được Đảng, nhà nước coi là "quốc sách
hàng đầu". Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, huy động các nguồn lực ưu
tiên cho giáo dục. Chính vì tầm quan trọng đó mà xã hội rất quan tâm đến giáo dục.
Trong xu thế giáo dục hiện nay giáo dục luôn phải đi đầu trong mọi lĩnh vực, “Giáo dục
toàn diện ” là một hướng đi tất yếu của nhân loại với mục tiêu đào tạo con người phát
triển đầy đủ về đức, trí, thể, mĩ đáp ứng với nhu cầu của thời đại mới là mục tiêu đào tạo
con người của ngành giáo dục.
Tại Nghị quyết 29/NQ – TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế cũng khẳng định: Phát triển giáo dục và
đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Trong thực tế hiện nay nhiều nhà trường, nhiều cơ sở gaió dục theo đánh giá của
Bộ GD&ĐT cũng như xã hội còn nặng về phần dạy “chữ” mà coi nhẹ việc dạy “người”
cho nên việc phải thay đổi quan điểm giáo dục hài hòa giữa dạy chữ và dạy người phải
được quan tâm đúng mức.
Hiện nay trong các trường Phổ thông của thành phố Lào Cai ngoài các giờ học
chính khóa, thì hoạt động ngoài giờ lên lớp được các nhà trường chú trọng quan tâm chỉ
đạo nên hoạt động bề nổi, ngoài giờ của các nhà trường rất đa dạng và phong phú.


Đối với thực tế trường TH&THCS số 2 Tả Phời là một trường vùng cao với 100%
các em là học sinh dân tộc thiểu số việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là vô
cùng cần thiết, qua các hoạt động này sẽ giúp các em học sinh vùng cao mạnh dạn tự tin
“không sợ phải đến trường học quá nhiều chữ”, thu hút các đông đảo các em tham gia.
Chính vì các hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức khéo léo với nhiều hình thức, cùng
với việc xây dựng mô hình dân vận khéo đã thu hút được nhiều học sinh tới trường, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các trường vùng
cao và vùng trung tâm của thành phố.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn dặn đội ngũ
cán bộ phụ trách thiếu nhi: “… Phải giữ trọn vẹn cái tính vui vẻ hoạt bát, tự nhiên, tự
động trẻ trung của chúng (chớ nên làm cho chúng hóa ra những người già sớm)…Trong
lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở nhà, ở
trường, ở xã hội chúng đều vui, đều học.”
Thấm nhuần lời dạy đó các nhà quản lí giáo dục và trực tiếp là các thầy cô giáo
đứng lớp luôn coi lời dạy của Bác là kim chỉ nam cho hoạt động giáo dục. Kết hợp hài
hòa giữa dạy chữ và dạy người, giữa học tập và vui chơi.
Học mà chơi, chơi mà học, vui chơi cũng là một hình thức giáo dục nhẹ nhàng mà
hiệu quả, kết hợp hài hòa giữa giáo dục đức, trí thể mĩ để phát triển nhân cách toàn diện
cho học sinh. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, phát huy được tính sáng tạo, tính
năng động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, được tìm
hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em tới những chuẩn mực
về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công tác giáo dục mong
muốn.
Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi
các nhà tổ chức phải trau dồi học hỏi thường xuyên thay đổi nhiều hình thức để thu hút
học sinh tham gia.
2. Cơ sơ thực tiễn
Tại trường TH&THCS số 2 Tả Phời với 100% học sinh là người dân tộc Dao nên

việc tham gia vào các hoạt động của các em còn nhút nhát, chưa tự tin. Từ khi chưa thành
lập trường, trường chính là 4 trong 9 điểm trường của trường Tiểu học Tả Phời và lại là
điểm trường vùng cao giao thông đi lại khó khăn nên việc tổ chức các hoạt động ngoài
giờ gặp nhiều hạn chế, học sinh ít được tham gia vào các hoạt động theo chủ để, chủ
điểm của Đội TNTP HCM hay các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn.
Qua thực tiễn dạy học trong các giờ chính khóa, các nội dung mà được giáo viên
chuyển tải thành các trò chơi được học sinh rất hứng thú tham gia và ghi nhớ bài hiệu
quả, qua đó các em không tự ti, dám mạnh dạn thể hiện mình trước các bạn cùng lớp qua
sự động viên khích lệ của giáo viên.
3. Thực trạng của vấn đề
Trường TH&THCS số 2 Tả Phời có bốn điểm trường với ba cấp học, 100% học
sinh là người dân tộc Dao đỏ khả năng giao tiếp còn hạn chế.Nơi đây kinh tế chậm phát
triển, hầu hết các hộ gia đình thuộc hộ nghèo, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu.
Địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn (đặc biệt là các điểm trường lẻ), điều này
gây khó khăn, trở ngại cho đội ngũ giáo viên cho giáo viên đặc biệt là vào các ngày mưa
lũ. Các hoạt động giáo dục tập trung của học sinh rất khó khăn vì các điểm trường ở cách
xa nhau .
Nhân dân vẫn chưa thay đổi nhận thức về giáo dục, coi giáo dục là việc làm của các
thầy cô giáo, ít quan tâm đến việc giáo dục con cái về học tập cũng như về kĩ năng sống,
ít có sự phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái. Chính vì vậy tỷ lệ chuyên cần của
học sinh là rất thấp đặc biệt là vào những ngày kiêng, điều này dẫn đến tình trạng chất
lượng của nhà trường chưa cao, tỷ lệ học sinh yếu kém còn nhiều. Chưa có học sinh mũi
nhọn.
Chính quyền địa phương chưa vào cuộc một cách triệt để, chưa quan tâm và giải quyết
các sự việc tham mưu của nhà trường một cách kịp thời.
Tất cả những yếu tố trên có thể khẳng định rằng. Trường TH&THCS số 2 Tả Phời
đang đứng trước những khó khăn thách thức nhiều hơn là những thuận lợi. Chính vì vậy
lựa chọn công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp thu hút học sinh tới trường là
việc làm quan trọng.
4. Các giải pháp tổ chức thực hiện

Từ việc xác định được thực trạng tôi tiến hành đưa ra các nhóm giải pháp để làm
tốt công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ trong nhà trường để nâng cao chất lượng
giáo dục và thu hút học sinh tới trường nâng cao tỉ lệ chuyên cần:
a. Công tác tuyên truyền
Ban giám hiệu nhà trường cũng xác định rõ công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan
trọng để làm thay đổi nhận thức trước hết là trong tập thể đội ngũ giáo viên, nhân viên
nhà trường. Các nội dung tuyên truyền trong các buổi họp Hội đồng, các buổi sinh hoạt
chuyên môn, chuyên đề để giáo viên thấy rõ được vai trò của mình trong công tác tổ chức
hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách linh hoạt, sáng tạo.
Lựa chọn những giáo viên có nhiều kinh nghiệm và năng khiếu tổ chức các hoạt
động ngoài giờ làm công tác này cho giáo viên quan sát và thực tế từ đó nhân rộng ra các
điểm trường.
b. Nhóm giải pháp đối với học sin
Thường xuyên gần gũi chia sẻ động viên các em học sinh thêm mạnh dạn tự tin
tham gia vào các hoạt động ngoài giờ của nhà trường.
Thành lập đội văn nghệ xung kích là các em học sinh đầu mối là các em học sinh
tích cực tham gia vào các hoạt động từ đó tổ chức cho đội văn nghệ xung kích đó dạy các
học sinh khác các em học sinh khác sẽ chủ động hơn từ đó xây dựng đội văn nghệ xung
kích đông về số lượng.
Thành lập các câu lạc bộ như câu lạc bộ Thêu đan, Câu lạc bộ bạn gái, câu lạc bộ
Aerobic, câu lạc bộ chăn nuôi Các câu lạc bộ này chủ nhiệm câu lạc bộ là các đồng chí
giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động tuyên truyền và hoạt động theo từng tuần từng
tháng từ đó học sinh rất thích thú được tham gia.
Tích cực đổi mới giờ chào cờ bằng các hoạt động văn hóa văn nghệ, các hoạt động
theo chủ đề, chủ điểm của các câu lạc bộ, thay đổi bằng các hình thức các câu hỏi giao
lưu dễ nhớ dễ hiểu để tất cả các học sinh có thể cùng tham gia.
Thành lập câu lạc bộ Chúng em yêu thích làm MC thu hút các em học sinh Tiểu
học và THCS tham gia bằng các chương trình cụ thể do các em học sinh là người dẫn
chương trình cho nên các chương trình học sinh có sự chủ động và gần gũi với các em
hơn. Câu lạc bộ Chúng em yêu thích làm MC tổ chức luyện tập dẫn chương trình theo

kịch bản và nội dung chương trình mà Ban Nội dung xây dựng, trong quá trình luyện tập
có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng thành viên làm cho các em yêu thích, chủ động và
hứng thú trong việc dẫn dắt chương trình.
Xây dựng kê hoạch đưa các bài múa bài hát mẫu, bài thể dục vào giữa giờ để tất cả
các học sinh cùng tham gia, từ đó có số lượng học sinh tham gia với số lượng đông đảo
các hoạt động của nhà trường.
Thành lập câu lạc bộ Phát thanh Măng non do chính các em học sinh là phát thành
viên, quá trình biên tập và phát sóng có sự chủ động của các em học sinh, giáo viên là
người đưa ra các nội dung bám sát theo chương trình, kế hoạch đã xây dựng. Qua chương
trình này đã góp phần tuyên truyền tới các em học sinh các sự kiện lớn, các hoạt động lớn
của nhà trường kịp thời điều chỉnh các hoạt động mà hóc sinh tham gia chưa tích cực.
c. Thành lập ban nội dung chương trình
Ban nội dung chương trình có sự tham gia của học sinh cốt cán là các thành viên
của câu lạc bộ MC, liên đội trưởng và các chi đội trưởng.
Nội dung chương trình tập trung xây dựng khoa học, ngắn gọn dễ nhớ dễ hiểu để
học sinh có thể tự tổ chức được các chương trình một cách nhanh nhất. Chương trình
được xây dựng dựa trên sự thống nhất bàn bạc của Ban nội dung theo từng chủ đề của
Đội TNTPHCM đảm bảo tính “vừa sức” gọn nhẹ phù hợp với lứa tuổi và đối tượng các
em học sinh vùng cao.
Những nội dung chương trình ngoài bám sát theo chủ đề của tuần, tháng còn có sự
liên hệ xây dựng phù hợp ngay chính các câu chuyện đời thường, cuộc sống sinh hoạt lao
động sản xuất và học tập của nhân dân và các em học sinh vùng cao nên các em dễ làm
và dễ hiểu từ đó các em học sinh toàn trường dễ dàng tham gia vào các hoạt động này.
d. Xây dựng kế hoạch
Căn cứ vào kế hoạch chương trình năm học Ban giám hiệu nhà trường xay dựng kế
hoạch hoạt động theo từng tháng từng tuần cụ thể để tỏ chức các hoạt đông chủ động
thiết thực.
Tổng phụ trách Đội căn cứ vào chương trình hành động của Đội xây dựng kế hoạch hoạt
động cho phù hợp. Với từng tháng tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn ban Nội dung có kế
hoạch chi tiết cho từng thành viên trong nhóm tư đó các chương trình được diễn ra xuyên

suốt liên tục và thiết thực.
e. Công tác xã hội hóa
Căn cứ các chương trình hoạt động nhà trường tổ chức các hoạt động lớn, kêu gọi
các đơn vị trường học hỗ trợ về kinh phí các đạo cụ và trang phục cho các chương trình
của học sinh. Qua các chương trình các nhà trường vùng trung tâm thành phố cho các em
học sinh tham gia giao lưu từ đó các em học sinh của nhà trường thêm mạnh dạn tự tin.
Thông qua các chương trình của các trường trường kết nghĩa nhà trường tổ chức cho các
em học sinh ra ngoài trung tâm thành phố giao lưu với các trường từ đó các em học sinh
học hỏi và tích lũy được rất nhiều điều từ các chuyến đi đó.
Đối với các cơ quan doanh nghiệp nhà trường chủ động tổ chức các chương trình
và mời dự thông qua các trương trình đó tranh thủ sự ủng hộ chia sẻ về kinh phí để các
câu lạc bộ hoạt động và các chương trình của các em tổ chức có hiệu quả.
f. Đối với nhân dân
+ Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hôc trợ trong các buổi tổ chức ngoại
khóa về trang trí, cơ sở vật chất
+ Hỗ trợ để cha mẹ học sinh cùng tham gia vào nội dung chương trình của nhà
trường như tham gia vào các trò chơi hỗ trọ học sinh, đóng tiểu phẩm, tham gia gói bánh,
tuyên truyền về ngày tết cổ truyền của dân tộc
Quảng bá hình ảnh của nhà trường:
Xây dựng hình ảnh của nhà trường và tích cực quảng bá hình ảnh của nhà trường
trên nhiều kênh, nhiều phương tiện như: Huy động giáo viên tham gia viết tin bài về các
hoạt động của nhà trường theo tuần, tháng, theo các sự kiện được tổ chức trong năm học.
Từ đó ca mẹ học sinh tin tưởng vào các hoạt động của nhà trường và nhiệt tình tham gia
vào các hoạt động.
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế 4 năm thì sáng kiến kinh nghiệm mang lại hiệu quả rõ nét học sinh đã
mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động của nhà trường, các em thích thú đến lớp đến
trường hơn thể hiện ở việc tỉ lệ chuyên cần thường xuyên đạt trên 90% các Câu lạc bộ
được thành lập và góp phần trong việc rèn luyện kĩ năng sống của học sinh và góp phần
nâng cao chất lượng tiêu biểu: Câu Lạc bộ thêu đan đã có 03 học sinh tham gia nghiên

cứu Khoa học kĩ thuật với đề tài "Phát triển các họa tiết thổ cẩm qua sản phẩm chăn - ga -
gối -đệm". Qua đề tài này nghiên cứu này cả 03 học sinh đạt giải Ba cấp tỉnh. Câu lạc bộ
MC có 02 học sinh tham gia cuộc thi Người dẫn chương trình nhỏ tuổi và Cán bộ lớp tài
năng có 01 học sinh đạt giải Ba cấp thành phố. Các em học sinh được tổ chức đi tham
quan trong và ngoài tỉnh,tham gia vào các sự kiên lớn như Khai mạc Lễ hội Đền
Thượng
Các chương trình nhà trường tổ chức đã thực sự thu hút các em nhỏ và cha mẹ học
sinh tham gia mang lại hiệu quả cao như diễn đàn Lắng nghe trẻ em nói, Hãy giữ lấy ước
mơ, Diễn đàn toàn dân vì sự nghiệp và phong trào trường giúp trường, các chương trình
thường kì như trung thu, vui xuân đón tết được đánh giá cao và mang lại hiệu quả thiết
thực.
Như vậy việc đa dạng hóa các hoạt động ngoài giờ lên lóp là một việc làm quan
trọng và cần thiết không chỉ đối với trường vùng thuận lợi mà đặc biệt quan trọng và cần
thiết đối với các trường vùng cao như trường TH&THCS số 2 Tả Phời. Với những gì đã
làm và kết quả đạt được tôi nghĩ rằng cán bộ quản lý trường học phải sáng tạo không
ngừng tìm ra các giải pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với từng
vùng, địa phương nơi nhà trường đóng trên địa bàn. Các giải pháp và việc làm trên cũng
khẳng định nhà trường đã đi đúng hướng trong công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ
trong trường học.
Tất cả những việc làm trên có thể chưa liệt kê ra những công việc cụ thể mà nhà
trường đã làm nhưng mỗi hành động, việc làm cụ thể dù lớn hay nhỏ của tôi và tập thể
các thầy cô giáo trường TH&THCS số 2 Tả Phời đã tạo nên một thành công lớn trong
việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lồng ghép với tuyên truyền và giáo dục đã làm
cho các em học sinh mạnh tự tin không thua kém các em học sinh vùng thuận lợi thu hút
được học sinh tới lớp tới trường.
III. KẾT LUẬN
Công tác tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường học đặc biệt là đối
với các trường học vùng cao nơi đa phần nhân dân là dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí
và kinh tế thấp là vô cùng quan trọng. Với các hoạt động này trong trường học góp phần
tích cực trong việc cải thiện môi trường giáo dục tại nhà trường vùng cao, tăng cường

khả năng phối hợp giữa gia đình và nhà trường, học sinh thêm mạnh dạn tự tin, chủ động
tham gia vào các hoạt động giáo dục. Đội ngũ giáo viên thêm yêu quý trường lớp, yêu
nghề và hứng thú khi làm được một việc làm tốt mỗi khi tổ chức cho học sinh các chương
trình ngoại khóa. Tỷ lệ chuyên cần được duy trì đảm bảo từ đó chất lượng được chuyển
biến rõ nét.
Qua đó công tác giáo dục toàn diện của nhà trường thực sự di vào chiều sâu và có
hiệu quả. Điều này khẳng định công tác tổ chức các hoạt động ngoài giừo lên lơp trong
trường học đã mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện đối với nhà
trường và làm tăng sự hiểu biết của nhân dân về giáo dục.
Từ những cơ sở ban đầu và thực tiễn trong công tác tổ chức các hoạt động ngoài
giờ lên lớp và hiệu quả của nó tôi có thể rút ra một số kết luận sau:
Trong sự nghiệp giáo dục và Đào tạo thì lãnh đạo nhà trường chiếm vị trí và vai trò
quan trọng nhất. Vì vậy Ban giám hiệu phải trực tiếp điều hành xây dựng, triển khai Kế
hoạch, vận dụng sáng tạo linh hoạt phù hợp với địa phương
Quán triệt giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà
trường, để giáo viên hiểu và thấm nhuần được mục tiêu, cái đích của nhà trường cần đạt
là cần thiết vì muốn tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ phải làm cho họ thực sự hiểu, say mê
công việc đó. Tạo cho họ niềm vui trong công việc, trong cuộc sống, để họ gắn bó với
trường, tận tình với học sinh.
Tin tưởng vào các em học sinh sẽ thực hiện được các yêu cầu mà người tổ chức và
chương trình đề ra.
Thay đổi nhiều hình thức hoạt động để gây hứng thú cho các em tham gia học
sinh , các chương trình tổ chức pahir tuyên truyền rộng rãi tổ chức cho tất cả các đoàn thể
và cha mẹ hoc sinh vào cuộc.
Trên đây là một số gải pháp nhóm giải pháp biện pháp mà bản thân tôi và nhà
trường đã áp dụng để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả góp phần làm
cho học sinh tự chủ, tự tin mạnh dạn tham gia vào các hoạt động từ đó các em thích thú
tới lớp, tới trường. Kính mong Hội động xét duyệt đóng góp kiến để những năm tiếp
theo tôi áp dụng có hiệu quả hơn.

×