ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÊ THỊ PHÚC
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 12
QUA DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “ĐẤT NƢỚC” (TRÍCH TRƢỜNGMẶT
ĐƯỜNGKHÁT VỌNG) CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LÊ THỊ PHÚC
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 12
QUA DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “ĐẤT NƢỚC” (TRÍCH TRƢỜNG CA
MẶT ĐƯỜNGKHÁT VỌNG) CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM
LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DA ̣Y HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
MÃ SỐ: 60 14 01 11
Cán bộ hƣớng dẫn:TS. Phạm Minh Diệu
HÀ NỘI - 2015
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................... Error! Bookmark not defined.
Danh mục chữ viết tắt ..................................... Error! Bookmark not defined.
Mục lục ............................................................................................................ iii
Danh mu ̣c bảng................................................................................................. vi
Danh mu ̣c biể u đồ ............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1- CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỊNH HƢỚNGPHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC ĐOẠN
TRÍCH “ĐẤT NƢỚC” ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Cơ sở lí luận ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1.Khái niệm năng lực ................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Năng lực trong dạy học môn Ngữ văn .. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Năng lực đọc hiểu và phát triển năng lực đọc hiểu môn Ngữ văn của HS
THPT ............................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lí của HSTHPT trong việc dạy học phát triển năng
lực đọc hiểu ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Những quan điểm dạy học tích cực liên quan đến đổi mới PPDH
Trường ca Mặt đường khát vọng và đoạn trích Đất NướcError!
Bookmark
not defined.
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Mục tiêu, nội dung, PPDH đoạn trích Đất Nước (Trích Mặt đường khát
vọng) của Nguyễn Khoa Điềm theo CT và SGK hiện hànhError! Bookmark
not defined.
1.2.2. Khảo sát thực trạng dạy học đoạn trích Đất Nước (Trích Mặt đường
khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm theo CT và sách Ngữ văn hiện hành.
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
iii
CHƢƠNG 2- ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU
CHO HS LỚP 12 QUA DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “ĐẤT NƢỚC”.. Error!
Bookmark not defined.
2.1. Những nguyên tắc đề xuất định hướng phát triển năng lực HS ........ Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục
trong dạy học ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tính tích cực, tính
độc lập, sáng tạo của HS ................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính trực quan với sự phát triển
tư duy lý thuyết trong dạy học đoạn trích “Đất Nước”Error! Bookmark not
defined.
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới đặc điểm lứa tuổi . Error!
Bookmark not defined.
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực trong cảm xúcError! Bookmark not
defined.
2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo quá trình tự học ... Error! Bookmark not defined.
2.2. Một số đề xuất định hướng phát triển năng lực HSError! Bookmark not
defined.
2.2.1. Đổi mới mục tiêu dạy học ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đổi mới về nội dung dạy học ................ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Đổi mới về phương pháp dạy học ......... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3- THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ... Error! Bookmark not defined.
3.1.Mục đích, đối tượng, nội dung, địa bàn thực nghiệmError!
Bookmark
not defined.
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm............ Error! Bookmark not defined.
3.2. Phương pháp và quy trình thực nghiệm ... Error! Bookmark not defined.
iv
3.3. Những công việc cụ thể và kết quả thực nghiệmError! Bookmark not
defined.
3.3.1. Thiết kế giáo án ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Thuyết minh giáo án thực nghiệm ........ Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Kết quả thực nghiệm ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Đánh giá thực nghiệm ........................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 8
PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.
v
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đất Nước là đoạn trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của
Nguyễn Khoa Điềm, được đưa vào CT phổ thông từ sau 1975 đến nay. Đây là
một bài học rất quan trọng, minh họa cho thơ ca yêu nước miền Nam Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, với các phong trào xuống đường của sinh viên đô thị miền Nam.
Để dạy học thành công đoạn tríchĐất Nước, cần có sự hiểu biết sâu sắc
về văn thơ yêu nước, chống Mỹ miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa,
hiểu biết phong trào xuống đường của sinh viên Huế, Sài Gòn, Gia Định,.. đòi
hòa bình, độc lập, thống nhất cho Tổ quốc; HS cũng cần có khả năng cảm thụ
sâu sắc, tinh tế tác phẩm thơ ca hiện đại, với các đặc trưng thi pháp của thi ca
Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước; bên cạnh đó, GVphải nắm vững các
quan điểm, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm hình thành năng lực
đọc hiểu cho HS.
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu đoạn tríchĐất Nước và
trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, nhưng chưa có công
trình nào bàn vềđịnh hướng phát triển năng lực cho HS khi dạy học văn bản
này.
1.2- Trong thực tế, khi dạy họcđoạn tríchĐất Nước, mặc dù có những
thành công đã được ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và không ít
trường hợp không thành công, điều này không chỉ do hiểu biết của người dạy
về nội dung tác phẩm còn hạn chế mà còn do chưa có được PPDH phù hợp và
hiệu quả. Nó cách khác, đó là do mục tiêu, nội dung và PPDH bài này còn
chưa được xây dựng trên quan điểm hình thành và phát triển năng lực HS.
1.3- Nghị quyết 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị
TW 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” khẳng định: “Chuyển mạnh
1
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng
lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn;
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (mục
B.I.3)[7, tr.112].
Nghị quyết 29 liên quan trực tiếp đến việc đổi mới mục đích, nội dung
và PPDH nói chung, trong đó có dạy học đoạn trích “Đất Nước”trích Trường
ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.
Môn Ngữ văn nói chung và Đọc hiểu Thơ chống Mỹ ở miền Nam nói
riêng cũng cần đặt ra nhiệm vụ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp,
thiết kế bài học theo hướng tạo điều kiện tốt nhất để HS hình thành các kĩ
năng, năng lực cần thiết cho học tập và cho cuộc sống của chính các em.
1.4- Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề:“Phát triển năng lực đọc
hiểu cho HS lớp 12 qua dạy học đoạn trích “Đất Nước” (trích Trường ca Mặt
đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm”làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1.Các công trình nghiên cứu về đọc hiểu
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu hoạt động đọc hiểu văn
bản nói chung. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Trong một số tài liệu hướng dẫn dạy học của Mĩ (như The international
encyclopedia of Educationalevaluation(1999) của đại học Illinois; Learning
to learn(1989) của Hiệp hội đào tạo và phát triển Mỹ…), khái niệm đọc hiểu
cũng được sử dụng khá phổ biến với các tên gọi Reading, Reading Literature,
Reading novel, reading poetry.[38]
Ở Việt Nam, từ khi đổi mới giáo dục và thay SGK 2000, đọc - hiểu đã trở
thành một khái niệm xuất hiện khá phổ biến trong SGK Ngữ văn phổ thông và
trong các công trình nghiên cứu về PPDH Văn. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến
một số nghiên cứu của các tác giả sau:
2
GS. Phan Trọng Luận với chuyên luậnCảm thụ văn học, giảng dạy văn
học[24]đã phân tích rõ tầm quan trọng của hoạt động đọc và tư tưởng ấy tiếp
tục được đề xuất rõ thêm trong giáo trìnhPPDH văn[21].
TS. Nguyễn Trọng Hoàn với bài viết: “Một số vấn đề về đọc hiểu văn
bản ngữ văn”[10]và bài: “Hình thành năng lực đọc cho HS trong dạy học Ngữ
văn”[11]đã nêu lên các cách thức tiếp nhận đọc hiểu: đọc hiểu gắn với minh
họa và đọc hiểu huy động vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm.
GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng với các công trình nghiên cứu và bài viết:
“Đọc hiểu văn chương”[15] bài: “Những khái niệm then chốt của vấn đề đọc
hiểu văn chương[16]; sách Kĩ năng đọc hiểu Văn đã chỉ rõ: “Đọc chính xác
thì hiểu đúng. Đọc kĩ, đọc phân tích thì hiểu sâu. Đọc trải nghiệm thẩm mĩ thì
hiểu được vẻ đẹp nhân tình. Đọc sâu, đọc sáng tạo thì hiểu được cái mới” [14,
tr. 35], đồng thời ông cũng nêu ra những nội dung cần hiểu sau khi đọc văn
bản.
GS.TS. Trần Đình Sử qua bài viết: “Đọc hiểu văn bản - Một khâu đột
phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay” đã nhấn mạnh: “Đề
xuất vấn đề đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới học
Ngữ văn…là một yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực cho
đất nước” [33, tr. 25].
GS.TS. Trần Đình Sử qua các bài viết: “Văn bản văn học và đọc hiểu
văn bản”[35]; “Văn bản văn học: ngôn từ, thông báo, ý nghĩa và những ngả
đường đọc hiểu” [34]; “Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc
hiểu văn bản văn học”[32]cũng khẳng định tầm quan trọng của khâu đọc hiểu
văn bản và thiết yếu phải đổi mới việc dạy và học văn học trong nhà trường
phổ thông.
TS. Nguyễn Viết Chữ qua bài viết: “Về việc bồi dưỡng kĩ năng đọc –
nghe – nói- viết cho HS trong dạy học Ngữvăn”[5] đã đặt kĩ năng đọc lên đầu
tiên trong 4 kĩ năng cơ bản của con người: nghe - nói - đọc - viết. Cùng với
3
việc nhấn mạnh kĩ năng đọc, tác giả Nguyễn Viết Chữ muốn đề cập với chúng
ta khả năng làm việc với văn bản.
2.2. Các công trình nghiêncứu về trường ca Mặt đường khát vọng
Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm ngay từ khi ra
đời cho đến năm 2014 đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, sách, giáo
trình, tài liệu, bài viết... của nhiều tác giảviết về tác phẩm này.
Trường ca Mặt đường khát vọng ra mắt bạn đọc năm 1974 đã giúp tên
tuổi của Nguyễn Khoa Điềm chói sáng trên bầu trời văn học Việt Nam thời kỳ
đó. Ấn tượng mà Mặt đường khát vọng tạo ra, gây được sự chú ý cho các nhà
nghiên cứu. Năm 1976, Tôn Phương Lan đã khẳng định tiềm năng của nhà
thơ trẻ Nguyễn Khoa Điềm qua bài giới thiệu “Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ
trẻ có nhiều triển vọng”, bài viết có cái nhìn bao quát vềMặt đường khát vọng.
11 năm sau, năm 1985, dưới góc nhìn khác, Nguyễn Xuân Nam tìm hiểu
về phong cách Nguyễn Khoa Điềm trong Mặt đường khát vọng qua bài viết
“Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm”. Trong bài viết, tác giả nhấn
mạnh điểm nổi bật của Nguyễn Khoa Điềm “Không đặc sắc về tạo hình, màu
sắc nhưng có sức liên tưởng mạnh” và đặc biệt thơ Nguyễn Khoa Điềm “Có
được cái nhìn vừa phân tích vừa khái quát” [27, tr.106-109] là một điều cần
thiết cho thơ ca.
Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn trong công trìnhĐọc – hiểu văn bản Ngữ văn
10đã ghi nhận một bước trưởng thành trong thơ Nguyễn Khoa Điềm qua trường
ca Mặt đường khát vọng: “... Ở đó hội tụ không chỉ độ chín của tư tưởng, nhận
thức mà còn thể hiện một phong cách thơ có chất giọng riêng. ” [9, tr. 146].
Bên cạnh đó là công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử trong Giảng văn
chọn lọc văn học Việt Nam - phần văn học hiện đại, cũng nhận xét: “Nguyễn
Khoa Điềm cũng như một số nhà thơ hàng đầu của thế hệ, ông đã cảm nhận
sâu sắc thời điểm lịch sử trang nghiêm, nên đã để tâm huyết vào chủ đề lớn
của thơ ca là đất nước.” [31,tr.411].
2.3. Các công trình nghiên cứu về chương“Đất Nước”
4
Nếu chỉ xét ở một chương Đất Nước thì những công trình nghiên cứu về
chương này cũng đã khá nhiều vì đây vừa là chương được đánh giá là thành
công nhất của Trường ca Mặt đường khát vọng, vừa là chương duy nhất của
Trường ca được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Ta có thể điểm
một số công trình nghiên cứu như:
Lại Nguyên Ân với bài viết “Văn học và phê bình”; Lê Bảo với công
trình nghiên cứu “Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông – những
con đường khám phá”; Nguyễn Văn Long, Trần Đăng Xuyền trong cuốn
Giảng văn văn học Việt Nam cũng có bài nghiên cứu về chương Đất Nước
của Nguyễn Khoa Điềm; Năm 2000, Chu Văn Sơn viết bài “Trữ tình triết luậnmột vẻ đẹp trong Đất nướccủaNguyễn Khoa Điềm”; Phan Huy Dũng, Đào Thị
Thu Hằng cũng có những bài viết về chương thơ Đất Nước. Trong các bài viết
của mình, các tác giả đều đánh giá cao nội dung, nghệ thuật của chương thơ
này.
Trong cuốn Ngữ văn 12 tập 1 (SGV) có viết: “ Sự độc đáo của đoạn thơ
này là cảm nhận, phát hiện về đất nước trong một cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn,
mang đậm tư tưởng nhân dân, sử dụng phong phú các yếu tố của văn hoá, văn
học dân gian một cách sáng tạo” [22, tr. 106].
Gần đây nhất là năm 2011, trong luận văn thạc sĩ Dạy học đoạn trích
Đất Nước(Trường ca“Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm) từ hướng
tiếp cận văn hóa của Nguyễn Thị Thu Hương cũng đã đánh giá cao việc sử
dụng sáng tạo chất liệu văn hóa của Nguyễn Khoa Điềm trong chươngĐất
Nước.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về trường ca Mặt đường khátvọng
và chương Đất Nước khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, hướng vận dụng
phát triển năng lực đọc hiểu cho HS lớp 12 vào phân tích cụ thể đoạn trích
Đất Nước chưa được quan tâm đến nhiều. Chúng tôi thấy rằng việc phân tích
và tìm ra phương pháp thích hợp để tiếp cận đoạn trích này là cần thiết và có
ý nghĩa thực tiễn đối với GV THPT.
5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận của đề tài. Nghiên cứu cơ sở lý
luận liên quan đến mối liên hệ giữa văn học và năng lực đọc hiểu.
3.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm
văn học nói chung và đoạn tríchĐất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát
vọng) của Nguyễn Khoa Điềm nói riêng.
3.3.Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học đoạn tríchĐất Nước trong nhà
trường phổ thông.
3.4.Tìm ra mục tiêu, nội dung, phương hướng, biện pháp cụ thể để vận
dụng kiến thức phát triển năng lực đọc hiểu vào hướng dẫn HS lớp 12 học
đoạn tríchĐất Nước.
3.5.Thiết kế giáo án thực nghiệm cho đoạn tríchĐất Nước, trong đó vận
dụng những phương pháp, biện pháp cách thức vận dụng kiến thức phát triển
năng lực đọc hiểu cho HS.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong đoạn tríchĐất Nước (trích
Trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm, in trong SGK Ngữ
văn 12.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5. 1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông Việt Nam.
5. 2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng dạy và học đoạn tríchĐất Nước trong nhà trường phổ thông.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để thu thập tư liệu,
nghiên cứu lịch sử vấn đề, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc phát
triển năng lực đọc hiểu cho HS qua đoạn trích Đất Nước.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6
Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát tài liệu dạy học và điều tra khảo sát
thực tế kết quả dạy học của HS.
Các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu thực tiễn gồm phương pháp
khảo sát- điều tra, thống kê, phân tích và thực nghiệm sư phạm.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của định hướng phát triển năng lực đọc hiểu
cho HS qua dạy học đoạn tríchĐất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
Chương 2:Đề xuất phát triển năng lực đọc hiểu cho HSqua dạy học đoạn
trích Đất Nước
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cƣờng (2011), Cơ sở đổi mới PPDH.
Trường ĐHSP Hà Nội- Trường ĐH POTSDAM.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
môn Ngữ văn cấp THPT(Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
(Dự thảo), Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), SGK Ngữ văn 12 thí điểm ban KHXH và
NV, tập 1. Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Viết Chữ (2007), “Về việc bồi dưỡng kĩ năng đọc – nghe –nói –
viết cho HS trong dạy học Văn”, Tạp chí Giáo dục (172), tr. 35-37.
6. Phạm Minh Diệu (2015), “Bàn về năng lực chuyên biệt trong môn Ngữ
vănở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 97 tháng 5/2015.
7. Đảng cộng sản Việt Nam(2013),Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Nxb
Chín trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
8. Nguyễn Thái Hòa(2004), ”Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu”, Tạp chí Thông
tin Khoa học Sư phạm( 8), tr. 45.
9. Nguyễn Trọng Hoàn(2006), Đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 10. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Trọng Hoàn (2003),“Một số vấn đề về đọc hiểu văn bản Ngữ
văn”, Tạp chí Giáo dục (56), tr. 45.
11. Nguyễn Trọng Hoàn (2004), “Hình thành năng lực đọc cho học sinh
trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục (79), tr. 20.
8
12. Bùi Mạnh Hùng(24/9/2014), “Đổi mới dạy học Ngữ văn: phác thảo CT
Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực”. Cổng thông tin điện tử
trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Thanh Hùng(1989),“Bản chất dạy văn ở nhà trường”,Tạp chí
nghiên cứu giáo dục(11), tr. 45 -46.
14. Nguyễn Thanh Hùng(2014),Kĩ năng đọc hiểu Văn. Nxb Đại học Sư phạm.
15. Nguyễn Thanh Hùng(2004), “Đọc hiểu văn chương”,Tạp chí Giáo dục (92),
tr. 40.
16. Nguyễn Thanh Hùng(2004),“Những khái niệm then chốt của vấn đề đọc
hiểu văn chương”, Tạp chí Giáo dục (100),tr. 45.
17. Lê Quang Hƣng(chủ biên) (2015),Hướng dẫn ôn luyện thi THPT quốc
gia môn Ngữ văn. Nxb ĐHSP, Hà Nội.
18. Lại Thị Hƣơng(2007), Thơ Nguyễn Khoa Điềm từ góc độ tư duy của nhà
thơ. Luận văn thạc sĩ Đại học KHXH – NV.
19. Tôn Phƣơng Lan(1976),“Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ trẻ có nhiều triển
vọng”,Tạp chí Văn học(5), tr. 30.
20. Nguyễn Văn Long(2003),Văn học Việt Nam trong thời đại đổi mới. Nxb
Giáo dục.
21. Phan Trọng Luận(2014),PPDHvăn tập 1, tập 2. Nxb Đại học SPHN.
22. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)(2008),Ngữ văn 12 tập1. Nxb Giáo
dục.
23. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008),Ngữ văn 12, sáchGV, tập 1.
Nxb Giáo dục.
24. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học. Nxb
Giáo dục
25. Nguyễn Phƣơng Mai (2012), Xây dựng bài tập phát triển năng lực đọc
hiểu cho HS lớp 10 THPT theo hướng ra đề của Pisa. Luận văn thạc sĩ
Đại học Giáo dục.
9
26. Nguyễn Đăng Mạnh(1999),Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học 12.
Nxb Giáo dục.
27. Nguyễn Xuân Nam(1974),“Mặt đường khát vọng, tiếng hát xuống đường
củathanh niên, sinh viên đô thị miền Nam”,Báo Văn nghệ(568), tr. 10.
28. Hoàng Phê(1997),Từ điển tiếng Việt. Nxb Từ điển bách khoa.
29. Vũ Quần Phƣơng (1983),“Đọc lại thơ chống Mĩ của Nguyễn Khoa
Điềm”,Báo Văn nghệ(17),tr.9.
30. Nguyễn Quýnh(9/2004), “Trò chuyện với Nguyễn Quýnh”, BáoGiáo dục
và thời đại (110), tr. 10.
31. Trần Đình Sử (tuyển chọn)(2001),Giảng văn chọn lọc văn học Việt
Nam- phần văn học hiện đại.Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
32.Trần Đình Sử (2013) , “Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học
đọc hiểu văn bản văn học”, trandinhsu.wordpress.com
33.Trần Đình Sử (2013), “Đọc hiểu văn bản – một khâu đột phá trong nội
dung và phương pháp dạy văn hiện nay”, trandinhsu.wordpress.com
34.Trần Đình Sử (2013), “Văn bản văn học: ngôn từ, thông báo, ý nghĩa và
những ngã đường đọc hiểu”, trandinhsu.wordpress.com
35. Trần Đình Sử (2011),Văn bản văn học và đọc hiểu văn bản, Tài liệu tập
huấn trường chuyên – môn Ngữ văn.Bộ Giáo dục và Đào tạo.
36. Trần Phƣơng Thanh (2015), “Tổng quan về Pisa”. Báo cáo tại Trường
Wellping Hà Nội, tr. 20.
37. Đỗ Ngọc Thống (2006),Tìm hiểu CT và sách giáo khoa THPT. Nxb Giáo
dục.
38.wdr.doleta.gov/scans.
.
10