Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

quản trị marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.44 KB, 26 trang )



I. Những vấn đề chung về giá sản phẩm:
1. Khái niệm về giá sản phẩm:
Từ góc độ kinh tế chính trị học giá cả là biểu
hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Là tập hợp
chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là
thước đo hao phí lao động xã hội kết tinh trong
hàng hóa.
Ở góc độ trao đổi sản phẩm, giá là mối tương
quanh trao đổi hàng hóa trên thị trường. Trao đổi
qua giá là trao đổi thực trên giá trị của sản phẩm
đem trao đổi.


Ở góc độ người mua, giá cả được hiểu là khoản
tiền mà người mua phải trả cho người bán để có
quyền sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm.

Ở góc độ người bán, giá cả sản phẩm là khoản thu
nhập mà người bán có được nhờ việc bán được sản
phẩm đó.

Giá cả được hình thành trong sự tương tác giữa
người mua và người bán, kết quả của sự dung hòa
và thống nhất của lợi ích mâu thuẫn cục bộ với
nhau.
Các thuật ngữ giá cả:

Thị trường Thuật ngữ
–Sản phẩm hữu hình –Giá cả


–Các dịch vụ sử dụng tài sản
(nhà cửa, máy móc, thiết bị….)
–Tiền thuế
–Dịch vụ giáo dục, đào tạo –Học phí
–Vốn bằng tiền –Lãi suất
–Dịch vụ bảo hiểm –Phí bảo hiểm
–Hàng hóa, sức lao động –Tiền lương, tiền công
–Dịch vụ vận tải –Tiền vé, tiền cước
–Các dịch vụ chuyên môn (luật
sư, y tế, tư vốn, …)
–Lệ phí

Về bản chất

Phản ánh những mối quan hệ kinh tế trong
quá trình trao đổi hàng hóa của thị trường.

Phải đảm bảo lợi ích bình đẳng giữa người
mua và người bán. Giá sản phẩm được dùng để
trao đổi phải dựa trên cơ sở giá trị những thứ
đem trao đổi. Tôn trọng những nguyên tắc cơ bản
của trao đổi thị trường là: tự nguyện, bình đẳng,
ngang giá và cùng có lợi

* Xét từ góc độ của hành vi mua, bán:
+ Đối với người mua: giá của sản phẩm là
khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán
để được sử dụng hoặc sở hữu sản phẩm đó.
 Đối với người mua, giá sản phẩm là yếu
tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua

của họ. Sự tác động của giá ảnh hưởng đến quyết
định mua trên cả hai phương diện: khả năng
thanh toán và tâm lí tiêu dùng của khách hàng.

+
Đối với người bán: giá sản phẩm là số tiền mà
người bán thu được của người mua từ việc cung cấp
sản phẩm.
+
Xu hướng có tính quy luật trong trao đổi là người
mua thích mua rẻ còn người bán lại muốn bán đắt.

Từ góc độ của kinh doanh thì giá cả là một biến
cố tạo nên doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sử dụng giá cả linh hoạt để kích thích nhu cầu thị
trường, tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả
kinh doanh.

2. Vai trò của chiến lược giá trong kinh doanh:

Chiến lược bao gồm một hệ thống quan điểm,
đường lối chính sách, giải pháp của doanh nghiệp
nhằm thực hiện các mục tiêu về giá trong từng thời
kỳ.

Gồm 3 nội dung căn bản:
+
Phân tích, đánh giá, dự báo chính xác các nhân
tố có tác động ảnh hưởng tới quyết định giá sản
phẩm trong từng thời kỳ. Mặt khác, đó là cơ sở khoa

học của các quyết định về giá bán.

+
Ra quyết định về giá và phương pháp tính giá
cho sản phẩm trong từng thời kỳ kinh doanh, tùy
thuộc vào hoàn cảnh kinh doanh và phù hợp từng
thị trường và nhóm khách hàng.
+
Chủ động lựa chọn các phương thức ứng xử
về giá sản phẩm. Mặt khác, đó cũng là cách thức
để doanh nghiệp đối phó với những thay đổi của
thị trường và đối thủ cạnh tranh.

– Tầm quan trọng của chiến lược giá:
+
Ảnh hưởng mạnh mẽ đến khối lượng hàng
hóa tiêu thụ của doanh nghiệp, kích thích nhu cầu
thị trường, được xem xét từ hai góc độ: ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán và tâm
lí khách hàng.
+
Chiến lược giá có ảnh hưởng đến thu nhập
và lợi nhuận của nhà kinh doanh, cần nhận thức
rõ tác động kép của nó đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×