Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CNH hđh nền KINH tế QUỐC dân TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.57 KB, 10 trang )

CNH HĐH NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Câu 14: khái niệm, tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH ở
nước ta hiện nay?
Trả lời:


Khái niệm CNH, HĐH

- Theo nghĩa chung nhất, khái quát nhất: CNH là quá trình biến một nước có
nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.
- Theo nghĩa hẹp: CNH là quá trình biến nền sx xã hội từ chõ sử dụng lao động
thủ công chính sag sd lao động với máy móc là chủ yếu.
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định: “ CNH, HĐH là
quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sx kinh doanh, dịch vụ và
quản lí kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiến tiến hiện
đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm
tạo ra năng suất lao động cao”.
=> CNH, HĐH ở nước ta hiện được tiến hành theo quy mô CNH “ rút ngắn
hiện đại” nhằm biến nước ta thành nước cong nghiệp trong thời gian ngắn nhất để
khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước phát triển.



Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH ở nước ta hiện nay
Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH ở nước ta hiện nay

+ Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH ở nước ta hiện nay được quy định
bởi tính tất yếu phải tạo ra cho được cở sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
+ Mỗi phương thức sản xuất xã hội có một cơ sở vật chất- kỹ thuật tương ứng.


Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực
lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghệ tương ứng mà lực
lượng lao động xã hội sử dụng để sx ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội.
1


+ Đặc trưng cơ sở vật chất kỹ thuật của các phương thức sản xuất trước CNTB
là nền sản xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu và phân tán…
+ Đặc trưng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNTB là nền đại công nghiệp cơ khí,
có trình độ khoa học công nghệ hiện đại nhưng tính xã hội hóa chưa thật cao và cơ
cấu kinh tế chưa được phát triển đồng bộ hoàn chỉnh
+ CNXH phương thức sx mới cao hơn CNTB muốn thắng CNTB đòi hỏi phải
có cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn CNTB trên cả 2 phương diện: Trình độ kỹ thuật
cao hơn và cơ cấu sx hợp lí, đồng bộ hơn gắn với thành tựu của cách mạng khoa
học công nghệ hiện đại.
=>Như vậy, có thể hiểu Cơ sở vật chất của CNXH là nền công nghiệp lớn hiện
đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, có trình đọ xã hội hóa cao, dựa trên trinh fđộ khoa học
hiện đại, được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh
tế quốc dân
+ Ở nước ta co nền kinh tế phát triển quá độ lên CNXH không qua giai đoạn
phát triển TBCN như nước ta thì việc tiến hành CNH, HĐH là một tất yếu khách
quan nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, đảm bảo cho việc xây
dựng thành công CNXH.
-Tác dụng của CNH, HĐH ở nước ta hiện nay
+ Thực hiện đúng đắn quá trình CNH, HĐH sẽ có những tác dụng to lớn về
nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
+ Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động xã
hội, tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, nâng cao đời sống nhân
dân, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH, bởi vì nội dung chủ yếu của
CNH, HĐH là sự phát triển lực lượng sx, trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại cho

các ngành kinh tế quốc dân.
+ Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà
nước, nâng cao năng lực, khả năng tích lũy…..Có thể thấy, CNH, HĐH tạo nhiều
2


cơ hội, điều kiện thuận lợi cũng như đặt ra những đòi hỏi, thách thức mới cho mỗi
người lao động.
+ Tạo điều kiện cho khoa học công nghệ phát triển nhanh, đạt trình độ tiên tiến
hiện đại. Tăng cường lực lượng vật chất kỹ thuật cho quốc phòng, an ninh, tạo điều
kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh té độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện phân
công lao động hợp tác quốc tế.
Câu 15: Tại sao ở nước ta hiện nay CNH phải gắn liền với hiện đại hóa và
phát triển kinh tế tri thức?
Trả lời:


Khái niệm: CNH là một quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hạu thành



một nước công nghiệp.
Nước ta tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện thế giới đã trải qua 2 cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra từ thế kỉ XVIII đến thế

kỉ XIX diễn ra trước hết ở nước Anh với những nội dung chính:
+ Tiêu chí quan trọng nhất của cuộc cách mạng kỹ thuật lần này là máy móc
thay thế công cụ thủ công.
+ Cuộc cách mạng này diễn ra trước hết từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ, trong

ngành dệt sợi bông và nhanh chóng gặt hái được nhiều thành tựu. Điển hình như,
năm 1733, một người thợ dệt tên là Giôn-cây đã phát minh ra thoi bay, có thể
phóng đi rất nhanh, giúp tăng năng suất dệt vải lên gấp nhiều lần…..
+ Sau những bước khởi đầu ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh
chóng lan rộng ra phạm vi thế giới và nó đã trở thành hiện tượng phổ biến đồng
thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản.
+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất có tác động sâu sắc đến chủ
nghĩa tư bản. Như Mác đã khẳng định: “Đây được coi là phát minh có ý nghĩa quốc
tế đầu tiên. Nó được chế tạo ra không chỉ cho một vài lĩnh vực, mà được áp dụng
3


phổ biến cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Chính động cơ hơi nước đã đẻ
ra CNTB.”
+ Ngoài ra, cách mạng công nghiệp cũng đã làm thay đổi trong cơ cấu ngành
nghề của chủ nghĩa tư bản, khiến cho cuộc cách mạng lần này còn được gọi với tên
khác là cuộc cách mạng cơ cấu ngành nghề. Cụ thể là sự phát triển của máy móc và
những ứng dụng rộng rãi của nó trong nền sản xuất, đã đưa các lĩnh vực công
nghiệp nặng lên một tầm cao mới, bên cạnh vị trí đã được khẳng định của các lĩnh
vực công nghiệp nhẹ.
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại diễn ra từ thế kỉ XX đến thế kỉ
XXI với những nội dung chính:
+ Về năng lượng: Ngoài những đa dạng năng lượng truyền thống ngày nay đã
và đang chuyển sang lấy dạng năng lượng nguyên tử là chủ yếu: năng lượng mặt
trời…
+ Về tự động hóa: Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy
móc mới, trong đó có các tên lửa cực mạnh mở ra kỉ nguyên vũ trụ.
+ Về sinh học: ứng dụng ngày càng nhiều như công nghệ vi sinh, nuôi cấy tế
bào…
+ Về điện tử và tin học: Máy tính có thể làm hàng triệu đến vài tỉ phép tính

trong một giây….
- Xét về thực chất thì CNH là thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ 2.
HĐH là nội dung cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ 2
- Nếu chúng ta chỉ thực hiện CNH thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với các nước
trên thế giới ngày càng xa hơn nên CNH phải gắn liền với HĐH để rút ngắn nguy
cơ tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật…so với các nước trên thế giới.
- Loài người hiện nay đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh hâu
công nghiệp hay văn minh trí tuệ và kinh tế trí thức đã xuất hiện do sự phát truển
ciat cách mạng công nghệ hiện đại.
4


- Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri
thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng
cao chất lượng cuộc sống.
Tóm lại: CNH gắn liền với HĐH và kinh tế tri thức là sự kết hợp để khắc phục
sự tụt hâu đi tắt đón đầu để sớm đưa nước ta để trở thành một nước văn minh hiện
đại.
Câu 16: Quan điểm, nội dung của CNH HĐH ở nước ta hiện nay?
Trả lời:


Quan điểm
CNH, HĐH được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt quá trình

quá độ lên CNXH. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ III đến Đại hội IX. Có thể khái quát
những quan điểm cơ bản của Ddảng vè CNH, HĐH là:
- CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yêu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh chóng và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội.
- Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh vào
xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước có khả năng
san xuất có hiệu quả.
- Khoa học công nghệ là động lực của CNH, HĐH, kết hợp công nghệ truyền
thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào những khâu quyết định, cần
và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước di tuần tự, vừa có bước nhảy vọt.
- Lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác dịnh phương án
phát triển, lựa chọn dự án dầu tư vào công nghệ.
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.
5




Nội dung
1: Thực hiện cuộc cách khao học công nghệ hiện đại để phát triển mạnh mẽ

lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.
- Qúa trình CNH, HĐH trước hết là quá trình cải biến lao động thủ công, lạc
hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hóa nền kinh tế nhằm tạo
bức chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghệp.
- Mục tiêu của CNH, HĐH là sử dụng kỹ thuật công nghệ ngày càng tiên tiến,
hiện đại nhằm đạt năng suất lao động cao.
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ được xác định là có vị trí “ then
chốt”, khoa học công nghệ được coi là “quốc sách”, một “ động lực” cần đem toàn
lực để nắm lấy và phát trển nó
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ở nước ta gồm 2 nọi dung chủ yếu
sau đây:

+ Một là: xây dựng thành công cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH để dựa vào
đó mà trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân
+ Hai là: tổ chức nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng những thành tựu mới của
khoa học công nghệ hiện đại vào sx, đời sống với những hình thức, bước đi và quy
mô thích hợp.
-Trong quá trình thực hiện cách mạng khoa học và công nghệ ở nước ta hiện
nay cần chú ý một số điểm cơ bản sau đây:
+ Ứng dụng những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt
là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học phục vụ quá trình CNH, HĐH và từng
bước phát triển nền kinh tế tri thức.
+ Sử dụng công nghệ mới gắn với yêu câu tạo việc làm, tốn ít vốn, quay vòng
nhanh, giữ được nghề truyền thống, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ
hiện đại.

6


+ Kết hợp các laoij quy mô vừa và nhỏ, coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh
và hiệu quả kinh tế- xã hội.
+ Phải tạo được những điều kiện cần thiết cho sự phát triển khoa học công
nghệ: đội ngũ cán bộ, đầu tư ở mức cần thiết….
2. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và phân công lại lao động xã hội
a. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại.
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành cùng với vị trí, tỷ trọng và
quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân.
- Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới các góc độ:
+ Cơ cấu ngành kinh tế : đó là một quan hệ giữa 3 nghành công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ được thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa 3 nghành cũng như vị
trí, tỉ trọng của từng ngành trong tổng sản phẩm quốc nội GDP.
+ cơ cấu thành phần kinh tế : là mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế

+ cơ cấu vùng kinh tế : là mối quan hệ giữa cách vùng kinh tế theo lãnh thổ.
Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nghành là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt,
nó là bộ xương của cơ cấu kinh tế.
+ cơ cấu kinh tế tối ưu ( hay còn gọi là cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại) cần đáp
ứng những yêu cầu sau :



phản ánh đúng cách quy luật khách quan
phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra



trên thế giới
cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước theo xu hướng sản



xuất và đời sống ngày càng được quốc tế hóa
xây dựng cơ cấu kinh tế là một quá trình phải trải qua nhiều chặng đường,
do vậy xây dựng cơ cấu kinh tế của chặng đường trước phải tạo được đà cho



chặng đường sau.
chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ hiện đại : từ cơ cấu công – nông
nghiệp – dịch vụ đến cơ cấu công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp.
7



b. tiến hành phân công lại lao động xã hội
- phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa lao động, tức là chuyên
môn hóa sản xuất giữa các nghành, trong nội bộ từng nghành và giữa các vùng
trong nền kinh tế quốc dân. Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng
xuất lao động. đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ góp phần hình
thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý
- sự phân công lại lao động xã hội phải tuân thủ các qúa trình có tính quy luật
sau :
+ tỉ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số tuyệt
đối công nghiệp ngày một tăng lên
+ tỉ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản
đơn trong tổng lao động xã hội.
+ tốc độ tăng lao động trong các nghành sản xuất phi vật chất tăng nhanh hơn
tốc độ tăng lao động trong các nghành sản xuất vật chất
-Ở nước ta phân công lao động xã hội cần triển khai trên 2 địa bàn : tại chỗ và
nơi khác.
Câu 17: Những điều kiện để đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
Thứ nhất: Tạo vốn cho CNH, HĐH.
- CNH nhằm phát triển lực lượng sx, xay dựng cơ sở vật chất kĩ thuật ngày
càng hiện đại, đòi hỏi phải có nhiều vốn.
- Vốn để CNH gồm 2 nguồn vốn: Vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài, về
cơ bản và lâu dài nguồn vốn trong nước giữ vai trò quyết định.
- Nguồn vốn trong nước: Tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên
cơ sở hiệu quả sx, nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc tất
cả các thành phần kinh tế.
8


- Nguồn vốn nước ngoài được huy động từ các nước trên thế giới dưới nhiều

hình thức khác nhau như: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp…
- Biện pháp cơ bản để tận dụng, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài là: đẩy mạnh
hình thức hợp pháp quốc tế, vay vốn ở các nước….
Thứ hai: Đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH
- Qúa trình CNH, HĐH đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân lực về số lượng,
đảm bảo về chất lượng và có trình độ cao.
- Để đáp ứng đòi hỏi đó phải coi trọng con người và đặt con người vào vj trí
trung tâm của sự phát triển kinh tế. Phải coi việc đầu tư vào giáo dục và đòa tạo là
một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, giáo dục và đòa tạo phải thực
sự trở thành quốc sách hàng đầu. Cần phải có những quy hoạch, kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực.
- CNH, HĐH đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe và thể lực tốt.
Thứ ba: Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ theo yêu cầu của CNH, HĐH.
- Khoa học công nghệ được xác định là động lực của CNH, HĐH. Có vai trò
quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung, CNH, HĐH
nói riêng.
- Tiềm lực khoa học, công nghệ nước ta còn yếu, muốn tiến hành CNH,
HDH thành công thì phải xây dựng một tiềm lực khoa học và công nghệ thích ứng
với đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH. Đây là một công việc khó khăn và lâu dài
nhưng trước mắt chúng ta cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
+ Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Leenin, tư tưởng HCM để
xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định và triển khai đường lối, chủ trương
CNH, HĐH đạt hiệu quả ca với tốc độ nhanh.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khao học
+ Xây dựng tiềm lực phát triển một nền khao học tiên tiến, bao gồm:


Đẩy mạnh các hình thức đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học, chuyên gia
9






Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành khao học và công nghệ.
Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế, chính sách tạo đông lực cho sự phát triển



khoa học công nghệ.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu khao học và công nghê.

- Ngoài ra tiến hành điều tra thăm dò địa chất, quy hoạch và dự báo phát triển là
những điều kiện không thể thiếu được trong CNH, HĐH.
Thứ tư: Mở rộng kinh tế đối ngoại
-Trong xu thế toàn cầu hóa, kinh tế đối ngoại càng phát triern rộng rãi và có
hiệu quả thì sự nghiệp CNH, HĐH càng được tiến hành thuận lợi và ngày càng
thành công nhanh chóng.
- Mở rộng đối ngoại là thu hút vốn bên ngoài, tiếp thu nhiều kỹ thuật khoa học
và công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường cho sự nghiệp CNH, HĐH.
- Ngày nay cuộc cánh mạng khoa học công nghệ hiện đại cùng với xu hướng
quốc tế hóa đời sống kinh tế đang tạo ra mối liên hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nền kinh tế của các nước => mở rộng quan hệ quốc tế giữa nước ta với các
nước trở thành 1 tất yếu.
- Tuy nhiên đó mới chỉ là khả năng, để khả năng đó trở thành hiện thực thì
chúng ta phải có đường lối kinh tế đối ngoại dúng đắn và hiệu quả.
Thứ năm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lí của NN.
- Đây là tiền đề quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta.
- CNH, HĐH được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ
lên CNXH ở nước ta nên nó là một cuộc đấu trang gian khổ, lâu dài và phức tập.

- CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn đan, nhưng sự nghiệp đó phải do ĐCS tiên
phong dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo và một nhà nước của dân, do dân và vì dân,
trong sạch vững mạnh và có năng lực quản lí thì CNH, HĐH đất nước mới có thể
hoàn thành tốt đẹp

10



×