Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người đồng tính tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.36 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGÔ THU TRÀ MY

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
HỖ TRỢ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội- 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGÔ THU TRÀ MY

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
HỖ TRỢ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa



Hà Nội- 2016

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Công tác xã hội cá nhân hỗ trợ người
đồng tính tại Hà Nội” dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Kim HoaChủ nhiệm Khoa Xã hội học- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là
công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu có trích dẫn nguồn chính
xác, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố
trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng và Nhà trường.
Người thực hiện

Ngô Thu Trà My

3


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi tới Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, cùng
các thầy cô giáo trong toàn Khoa đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng em được học
tập và thực hiện Luận văn tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa- Chủ nhiệm Khoa
Xã hội học- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình chỉ bảo và
hỗ trợ em trong suốt quá trình chuẩn bị và hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp vừa qua.
Đây là cơ hội quan trọng nhất để chúng em thể hiện được kiến thức và kỹ
năng đã được học trong suốt 4 năm Đại học, 2 năm sau Đại học vừa qua.
Tuy nhiên dó thời gian thực hiện cùng hạn chế về mặt chuyên môn của bản

thân, chắc chắn em không thể tránh khỏi bỡ ngỡ và thiếu sót trong quá trình chuẩn
bị và viết bài.
Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để em
rút kinh nghiệm cho bản thân, để xứng đáng với vai trò của nhân viên công tác xã
hội trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!.

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. APA:

American Psychological Association
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ.

2. CCIHP:

Center for Creative Initiatives in Health and Population
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số.

3. CECEM: Centrer for Community Empowerment
Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng.
4. Come-out: dịch sang tiếng Việt có nghĩa là công khai
5. CSAGA:

Centers for scientific applications of gender- family
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia


đình, Phụ nữ và Vị thành niên.
6. CTXH:

Công tác xã hội

7. ICS:

Trung tâm bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại

Việt Nam.
8. iSEE:

Institute for Studies of Society, Economy and Environment
Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và môi trường.

9. LGBT:

Cộng đồng người đồng tính (đồng tính nữ Lesbian, đồng tính

nam Gay), song tính (Bisexual) và chuyển giới (Transgender).
10. NVXH:

Nhân viên xã hội

11. SOGI:

Sex Orientation Gender Identity
Xu hướng tính dục

12. UNDP:

Chương trình phát triển Liên hợp quốc.
13. USAIDS:
Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.

5


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

STT

Tên bảng/ sơ đồ/ biểu đồ

Trang

1

Bảng nội dung các giai đoạn trong tiến trình CTXH cá

19

nhân (Phần mở đầu)
3

Bảng 1.1

Các giai đoạn trong mô hình nhận diện của Cass

29


5

Bảng 1.2

Tổng hợp Luật pháp và chính sách về LGBT tại Việt

34

Nam [17, tr55]
8

Bảng 1.3

Các tổ chức dân sự xã hội làm về LGBT tại Hà Nội

42

9

Bảng 1.4

Các câu lạc bộ/ diễn đàn/ trang web về LGBT tại Hà

43

Nội
10

Bảng 1.5


Điều kiện phát triển cho cộng đồng LGBT tại Hà Nội

43

11

Sơ đồ 1.6

Yếu tố rào cản đối với cộng đồng LGBT tại Hà Nội

44

6

Bảng 2.1

Số liệu nghiên cứu thực trạng bạo lực tại trường học đối

47

với LGBT [6, tr 2]
12

Biểu đồ 2.2

Sự chuẩn bị của người đồng tính trước khi công khai [1]

53

13


Bảng 2.2

Cảm xúc, tâm trạng khi biết mình là người đồng tính [1]

54

14

Bảng 2.3

Tổng hợp ý kiến về các quan điểm liên quan tới người

56

đồng tính [1]
15

Bảng 2. 4

Quan điểm của người dân về “đồng tính” [1]

60

16

Biểu đồ 2. 5

Thái độ của mọi người với người đồng tính hiện nay [1]


61

17

Biểu đồ 2. 7

Lý do người đồng tính nên công khai [1]

61

18

Biểu đồ 2.8

Lý do người đồng tính không nên công khai [1]

62

19

Sơ đồ 2.9

Mối quan hệ của yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với

64

cộng đồng LGBT tại Hà Nội

6



20

Sơ đồ 3.1

Những thuận lợi khi công khai của thân chủ Lộ

68

21

Sơ đồ 3.2

Những khó khăn khi công khai của thân chủ Lộ

71

22

Sơ đồ 3.3

Mối quan hệ của thuận lợi và khó khăn khi công khai

72

của thân chủ Lộ
23

Sơ đồ 3.4


Sơ đồ phả hệ thân chủ Timmy

78

24

Sơ đồ 3.5

Sơ đồ sinh thái của thân chủ Timmy

79

25

Bảng 3.6

Kế hoạch trợ giúp thân chủ Timmy

80

26

Bảng 3.7

Kết quả thực hiện kế hoạch trợ giúp thân chủ Timmy

85

27


Bảng 3.8

Điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ M.S

92

28

Bảng 3.9

Yếu tố thúc đẩy và cản trợ đối với thân chủ M.S

93

29

Sơ đồ 3.10

Sơ đồ phả hệ thân chủ M.S

95

30

Sơ đồ 3.11

Sơ đồ sinh thái của thân chủ M.S

95


31

Bảng 3.12

Kế hoạch trợ giúp thân chủ M.S

97

32

Bảng 3.13

Kết quả trợ giúp thân chủ M.S

102

33

Sơ đồ 3.14

Các yếu tố quan trọng khi thân chủ là người đồng tính

107

muốn công khai

7


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Năm 1990, đồng tính luyến ái đã được Tổ chức Y tế thế giới loại khỏi danh
sách bệnh lý. Từ đó tới nay đã có 21 nước và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa hôn nhân
đồng giới, 40 quốc gia và cùng lãnh thổ khác cho phép “chung sống có đăng ký”.
[28, tr 2]. Mới nhất, vào năm 2015, Mỹ đã tuyên bố chấp nhận hôn nhân đồng giới,
Thái Lan cũng đã thông qua luật chống kỳ thị người LGBT [88] . Cùng vào năm
2015, từ điển Oxford đã bổ sung danh xưng mới cho người không xác định giới
tính- Mx.[87].
Ở Việt Nam, trong thời gian vừa qua, vấn đề bảo về quyền cho cộng đồng
LGBT (cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới) được rất nhiều tổ chức
dân sự xã hội quan tâm. Có thể nhắc tới những nghiên cứu, đánh giá và các hoạt
động rất thành công, đem lại tác động tích cực và mạnh mẽ đối với toàn xã hội, góp
phần thay đổi nhận thức cho cộng đồng của các cơ quan, tổ chức như: iSEE, Trung
tâm ICS, Trung tâm CCIHP, Viện ISDS, Trung tâm CECEM, Mạng lưới quốc gia
phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm CSAGA...
Vào ngày 26 tháng 9 năm 2014 Việt Nam đã bỏ phiếu thuận cho một Nghị
quyết của Hội đồng nhân quyền về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển
giới [90]. Trong phiên kiểm định nhân quyền UPR ngày 20 tháng 6 năm 2014 Việt
Nam cũng đã chấp nhận một kiến nghị quan trọng của Chile xây dựng một Luật
chống mọi hình thức phân biệt đối xử, bao gồm cả với người đồng tính, song tính và
chuyển giới [89]. Chấp nhận kiến nghị này đồng nghĩa với việc xây dựng một
khung pháp lý bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT, và giúp họ LGBT có thể kiện
khi bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong công việc, tiếp cận dịch vụ công và trong
quan hệ dân sự khác. Đây là một cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam, mở ra
một hướng đi thiết thực và cần thiết cho phong trào bảo vệ quyền của cộng đồng
LGBT.
Ngày 19 tháng 6 năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật hôn nhân
gia đình, bỏ điều cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính [45]. Đây là một

8



thay đổi quan trọng cho phép hai người cùng giới tính sống chung, nhà nước không
can thiệp vào cuộc sống riêng của họ, và đám cưới của họ được tổ chức như sự kiện
dân sự mà không bị chính quyền địa phương giải tán. Nhưng quan trọng hơn, nó đã
thay đổi tư duy của các nhà làm luật từ “đồng tính là sai trái cần phải cấm” sang
“quyền của người đồng tính cần phải được tôn trọng”.
Chính vì vậy, trong một loạt các Luật sửa đổi liên quan như Luật nghĩa vụ
quân sự, Luật tạm giam, tạm giữ, Bộ luật dân sự…quyền của người đồng tính, song
tính và chuyển giới tự động được Ban soạn thảo lưu ý, và các đại biểu quốc hội cho
ý kiến. Điều này chứng tỏ quyền của cộng đồng LGBT đã trở thành một phần
không thể tách rời trong nghị trình xây dựng luật pháp ở Việt Nam.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã ghi rõ “Mọi công dân đều có quyền bình
đẳng trước pháp luật” (Điều 16, chương II Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân) [91]. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp
quốc. Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội
và Văn hóa (ICESCR), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ (CEDAW) vào năm 1982, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
(ICCPR) và Công ước Quyền Trẻ em (CRC) vào năm 1990 [10]... Thông qua đó,
Việt Nam đã thể hiện sự cam kết tôn trọng phẩm giá và quyền của mọi con người
như nhau. Và như vậy, cộng đồng người đồng tính cũng không nằm ngoài quy định
trên.
Nhiều điều kiện để phát triển, để người đồng tính được sống một cách đúng
nghĩa, nhưng trên thực tế, cộng đồng người đồng tính đang gặp phải rất nhiều khó
khăn và cản trở trong cuộc sống, họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: tiếp cận
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tìm kiếm việc làm, tham gia học tập, giải trí,... Và
một trong những vấn đề mà người đồng tính đang gặp phải hiện nay ở Việt Nam đó
là việc thực hiện quá trình công khai.
Mặc dù việc công khai là quyền riêng tư của mỗi cá nhân người đồng tính,
nhưng sự định kiến, kì thị của mọi người trong xã hội với vấn đề đồng tính vẫn vô

cùng nặng nề. Đó chính là rào cản rất lớn mà mỗi người đồng tính gặp phải khi

9


khao khát được sống thật với chính mình. Nhiều người đồng tính khi công khai đã
phải chịu đựng sự phản đối, xa lánh, kì thị thậm chí là bạo hành từ phía gia đình,
bạn bè hoặc cộng đồng xã hội.
Trong thực tế, có không ít người đồng tính công khai thành công, nhưng số
lượng người đồng tính công khai không thành công hoặc chưa công khai lại nhiều
hơn. Hiện nay ở Việt Nam, số lượng người đồng tính công khai không nhiều. Theo
nghiên cứu của Viện iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường) năm
2009 với hơn 3000 người đồng tính nam cho kết quả 2,5% là hoàn toàn công khai,
5% là gần như công khai. Nhiều người đồng tính không công khai do họ nghĩ không
nhất thiết phải công khai (23%), sợ bị xã hội kì thị (41%), sợ gia đình không chấp
nhận (39%), sợ bị trêu chọc bắt nạt (29%) và sợ bị mất việc (10%). [27, tr 2]. Như
vậy, quá trình công khai của người đồng tính hiện nay ở Việt Nam vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn.
Cộng đồng người đồng tính hiện nay đang rất cần sự cảm thông, chia sẻ từ
phía gia đình, xã hội và cả sự dũng cảm từ chính bản thân họ để thực hiện thành
công quá trình công khai. Bên cạnh những phản ứng tích cực từ phía gia đình và xã
hội, mỗi người đồng tính còn cần phải trang bị cho mình rất nhiều yếu tố trước khi
thưc hiện quá trình công khai: kiến thức, tinh thần, tâm lý, kỹ năng,... Hiện nay,
người đồng tính chủ yếu phải tự tìm hiểu kiến thức, tự chuẩn bị những yếu tố cần
thiết để có thể công khai với gia đình và cộng đồng, và điều đó gặp rất nhiều rủi ro.
Công tác xã hội ra đời có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bảo vệ
quyền con người, đồng thời thúc đẩy xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng vì
hạnh phúc của tất cả các cá nhân trong xã hội. Đây được xem như là một trong
những lĩnh vực chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
cuộc sống tinh thần của mỗi cá nhân và gia đình. Công tác xã hội hoạt động hướng

với mục đích phục hồi các chức năng xã hội, nâng cao năng lực cho các đối tượng
yếu thế trong xã hội để họ tự vươn lên hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, công tác
xã hội còn hướng tới cải thiện môi trường xã hội để tạo điều kiện tốt nhất cho sự
phát triển của các cá nhân, nhóm hay cộng đồng. Một trong những phương pháp cơ

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Tiếng Việt)
1. Nguyễn Lê Hoài Anh – Lê Thị Thu, (2013), Sự cần thiết của nghề công
tác xã hội trong việc can thiệp, giải quyết vấn đề bạo lực gia đình đối với người
đồng tính, song tính, chuyển giới ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế
“Nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác xã hội vì phát triển và hội nhập”, NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Lê Hoài Anh, (2015), Đề tài cấp Bộ “Vấn đề đối xử với người
đồng tính hiện nay và biện pháp can thiệp”.
3. Bùi Thị Chớm, Nguyễn Thị Vân, (2005), Tập Bài giảng Công tác xã hội
cá nhân vànhóm, Trường Đại học Lao động- Xã hội.
4. Bùi Thị Thanh Hòa- Vũ Ánh Tuyết- Nguyễn Vân Anh- Lê Hồng Giang,
(2010), Hạnh phúc là sống thật, (Đại Sứ quán Thụy Điển tài trợ).
5. CCHIP (Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số), (2012), Những câu
chuyện chưa được kể.
6. CCHIP (Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số), (2012), Tóm tắt báo
cáo sơ bộ Nghiên cứu trực tuyến về kì thị, phân biệt đối xử và bạo lực với người
đồng tính, chuyển giới, chuyển giới tính và giao giới tính tại trường học.
7. Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP Việt Nam, (2014), Là người
đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) ở Châu Á: Báo cáo Quốc gia Việt Nam.
8. Vũ Cao Đàm, (2007). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Khoa học và Kỹ thuật.

9. Nguyễn Văn Gia, Bùi Thị Xuân Mai, (2000), Công tác xã hội cá nhân,
Trường Cao đẳng Lao động- Xã hội.
10. Đặng Trung Hà, Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp, (2009), Kết quả ký
kết, gia nhập các điều ước quốc tế về nhân quyền và vấn đề nội luật hoá vào pháp
luật Việt Nam, Bộ Tư pháp.
11. Lương Thế Huy (biên soạn) (2014), Quyền của tôi.

11


12. Lương Thế Huy (dịch và biên soạn), (2012), Những đứa con của chúng ta
- Hỏi đáp dành cho phụ huynh của người đồng tính, song tính.
13. Lương Thế Huy, Vũ Kiều Châu Loan (biên soạn), (2013), Nói về mình.
14. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Nam, Lê Quang Bình, Lương Thế
Huy, Vũ Kiều Châu Loan, (2012), Trẻ em đường phố đồng tính, song tính và
chuyển giới ở Thành phố Hồ Chí Minh.
15. ICS (Trung tâm bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam),
(2013), Đa dạng tính dục.
16. ICS (Trung tâm bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam),
(2011), Quạt cầu vồng.
17. ISDS, (2013), Báo cáo quốc gia LGBT Việt Nam- Là LGBT ở Châu Á
18. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường) hợp tác cùng
Khoa Xã hội học- Học viện Báo chí và Tuyên truyền, (2011), Thông điệp truyền
thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng.
19. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), (2014), Bảng đối
chiếu thuật ngữ LGBT, LGBT Glossary.
20. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), (2014), Báo cáo
về tình hình quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới
(“LGBT”) tại Việt Nam.
21. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), (2012), Bạo hành

gia đình với người LGBT.
22. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), ICS (Trung tâm
bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam), (2013), Góp ý Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp - Kiến nghị của người đồng tính, song tính và chuyển giới.
23. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), ICS (Trung tâm
bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam), (2013), Hỏi nhanh Đáp
gọn về Đồng tính.

12


24. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), ICS (Trung tâm
bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam), Hiệp hội Tâm lý học Hoa
Kỳ (APA), (2012), Trả lời các câu hỏi của bạn về đồng tính và xu hướng tính dục.
25. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), ICS (Trung tâm
bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam), Hiệp hội Tâm lý học Hoa
Kỳ (APA), (2012), Trả lời các câu hỏi của bạn về người chuyển giới, bản dạng giới
và thể hiện giới.
26. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), ICS (Trung tâm
bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam), Bộ postcard ảnh Bằng.
27. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), ICS (Trung tâm
bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam), (2011), Sách ảnh MởOpen.
28. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), (2012), Quan
điểm của Liên Hợp quốc về quyền của người LGBT.
29. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), (2012), Sơ lược
về cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam.
30. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), (2012), Thông tin
về hôn nhân cùng giới.
31. iSEE (Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường), Viện Chiến lược
và Chính sách Y tế (HSPI), Viện Xã hội học (IOS), (2013), Kết quả trưng cầu ý

kiến người dân về hôn nhân cùng giới 2013.
32. Minh Lê (dịch), (2012), Bộ nguyên tắc Yogyakarta, Hỗ trợ bởi ICS (Trung
tâm bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT tại Việt Nam.
33. L.S. De Guzman, (1992), Working with individuals- The Case work
process, NASWE, Manila, (Người dịch: Nguyễn Thị Oanh).
34. Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Thái Lan (Đồng chủ biên), (2011), Giáo
trình Công tác xã hội với cá nhân và gia đình, NXB Lao động- Xã hội.
35. Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Thái Lan, Nguyễn Lê Trang, (2010),
Nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao động- Xã hội.

13


36. Mathew Grace, (1999), Nhập môn công tác xã hội cá nhân, (Người dịch:
Lê Chí An).
37. Nguyễn Thị Thu Nam, Vũ Thành Long, Phạm Thanh Trà, (2013), Sống
chung cùng giới: Trải nghiệm thực tế và mưu cầu hạnh phúc lứa đôi.
38. Nguyễn Thị Kim Ngân, (2015), Nhận diện những khó khăn của người
đồng tính nữ trong quá trình tự khẳng định xu hướng tính dục của bản thân.
39. Nguyễn Thị Oanh, (1998), Công tác xã hội đại cương, Công tác xã hội cá
nhân và nhóm, NXB Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh.
40. Lê Văn Phú, (2001), Công tác xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
41. Phạm Quỳnh Phương (biên soạn), (2013), Tổng luận các nghiên cứu về
người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam.
42. Trương Hồng Quang, (2014), Pháp luật về người đồng tính, song tính và
chuyển giới tại Việt Nam: Những vấn đề cần trao đổi.
43. Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, (2001), Phương pháp nghiên cứu
Xã hội học, NXB Chính trị Quốc gia.
44. Nguyễn Thị Minh Thu, (2009), Công tác xã hội trong việc nâng cao kỹ
năng giao tiếp cho nhóm đồng tính nam nòng cốt trong tiếp cận đồng đẳng (Nghiên

cứu trường hợp tại Câu lạc bộ Chúng tôi là sinh viên- Hà Nội)
45. Trần Đình Tuấn, (2010), Công tác xã hội lý thuyết và thực hành, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
46. Huyền Trang, (2014), Một số đổi mới quan trọng của Luật Hôn nhân và
gia đình sửa đổi năm 2014, Bộ Tư pháp.
47. Nguyễn Thu Trang, (2013), Định kiến, kỳ thị xã hội đối với người đồng
tính ở Việt Nam hiện nay đề xuất can thiệp và một số khuyến nghị, Kỷ yếu Hội thảo
Khoa học quốc tế “Nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác xã hội vì phát triển và
hội nhập”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
48. Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Thu Nam, Lê Nguyễn Thu Thủy, Lê
Quang Bình, (2010), Sống trong một xã hội dị tính: Câu chuyện 40 người nữ yêu
nữ.

14


49. Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ
và Vị thành niên (CSAGA), (2014), Xoạc cẳng đợi mùa xuân.

15


(Tiếng Anh)
50. Allister Hudson Butler, (2000), A qualitive study on the coming out
process of Gay and Lesbian youth, Submitted in fulfilment of the requirements for
the Degree of Doctor Philosophiae in Faculty of Health sciences at the University of
Port Elizabeth, 2000.
51. American Psychology Association (and adopped by APA- Council of
Representatives), (2011), Definitions of term Sex, Gender, Gender identify, Sexual
orientation.

52. American Psychology Association, (2008), Answers to your questions
for a better understanding of sexual orientation & homosexuality.
53. Campuspride, (2014), “LGBT- Terminology”..
54. Centerlink (The Community of LGBT center), MAP (Movement
Advancement project), (2012), Community center survey report.
55. Christopher Wolfe Spence, (1997), Đồng tính luyến ái và đời sống công
cộng của Mỹ.
56. Corinne Lennox & Matthew Waites, (2013), Human Rights, Sexual
Orientation

and

Gender

Identity

in

Te

Commonwealth:

Struggles

for

Decriminalisation and Change (London: School of Advanced Study, University of
London).
57. Edward M. John, The Challenges and Approaches to Working with
Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender Youth.

58. Equal Jus Project, (2013), The Equal Jus Legal Handbook to LGBT
Rights in Europe.
59. Equality Florida Institue & Carlton Fields, (2012), A Legal Handbook
for LGBT Floridians and Their Families.
60. FRA (European Union Agency for Fundamental Rights, (2013),
European Union lesbian, gay, bisexual and transgender survey, Results at a glance
and main results.

16


61. Gerald P. Mallon, (2008), Social Work Practice with Lesbian, Gay,
Bisexual, and Transgender People, NXB Taylor & Francis,.
62. Gina Masequesmay- Professor of Asian American Studies, Survey on
Csun attidutes toward LGBT issues.
63. Gregory M. Herek, Heterosexuals’ Attitudes toward Lesbian and Gay
men: Does coming out make a difference?, Department of Psychology University of
California at Davis.
64. Hien Thu Phuong, Hommoseuality and Gender Issues in Vietnam,
Vietnamese Women’s Museum.
65. HUC JIR, Theory on the Coming out Process.
66. Human Right Campain Coming- out Project, A Resource guide to
coming- out for LGBT in America.
67. Human Right Campain Coming- out Project, A Resource guide to
coming- out when sons and daughter come out.
68. Kate Vernon, Amanda Yik, (2012), Hong Kong LGBT climate study
2011- 2012, Attitudes to and experiences of lesbian, gay, bisexual, transgender
employee.
69. L.S. De Guzman, (1992), Working with individuals- The case work
Process, NASWE, Manila. Người dịch: Nguyễn Thị Oanh. Tóm lược: tr. 187 - 200.

70. Laurie Heatherington, Justin A. Lavner, (2008), Coming to term with
coming out: Review and recommendations for family system- focused research,
Wiliams College- University of California, Los Angeles.
71. LGBT community center survey report, (2012), Assessing the Capacity
and Programs of Lesbian, Gay, Bisexual and Transgender Community Centers.
72. LGBT Youth in Scotland, (2012), Coming out.
73. Link & Phelan, (2013), Labeling and stigma.
74. Lorene Hannelore Gottschalk, Coming out and living as lesbians and
gay men in reginal and rural areas, School of business University of Ballarat.

17


75. MAP (Movement Advancement Project), Glaad, (2012), An Ally’s
guide Terminology Talk about LGBT people& equality.
76. National Resources Center on LGBT Aging, Residents’ Rights and the
LGBT Community: Know Your Rights as a Nursing Home Resident.
77. NSVRC

(National

Sexual

Violence

resource

center),

PCAR


(Pennsylvanla Coalltion Against Rape), (2012), The Process of coming out Sexual
violence & individuals who idntify as LGBTQ,.
78. Pahoua K. Yang, (2008), A Phenomenological Study of the Coming out
Experiences of Gay and Lesbian H’ mong, A dissertation submitted to the Faculty
of the graduate school of the University of Minnesota.
79. Pauline Oosterhoff, Tu- Anh Hoang and Trang Thu Quach, (2014)
Negotiating Public and Legal Spaces: The Emergence of an LGBT Movement in
Vietnam.
80. Piter Hill (Havard University), (2007), LGBT Rights Law: A Career
Guide.
81. Prudential, (2013), The LGBT Financia experience 2012-2013
Prudential Research Study.
82. Taylor & Francis (2009), Handbook of Research wih Lesbian, Gay,
Bisexual and Transgender Populations.
83. TWU Counseling Center, (1996), Coming out, copyright by the Board
of Trustees of the University of Illinois.
84. United Nation for LGBT Equality, Fact sheet International Human
Rights Law and Sexual Orientation & Gender Identity.
85. United Nation Human Rights, (2012), Born Free and Equal Sexual
Orientation and Gender Identity in International Human Rights Law.
86. USAID (United State angency International Development), UNDP
(United Nation Development Programme),
Philippines country report.

18

(2014), Being LGBT in Asia- The



87. USAID (United State angency International Development), UNDP
(United Nation Development Programme), (2014), Being LGBT in Asia- Thailand
country report.
88. USAID (United State angency International Development), UNDP
(United Nation Development Programme), (2014), Being LGBT in Asia- China
country report.

Trang web
89. />90. />91. />92. />93. />px?ItemID=28814
94. o/vi/news/Tam-ly-Gioi-tinh/Mot-so-ki-nangcome-out-danh-cho-nguoi-dong-tinh-435/
95. />96. />97. />
19



×