ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN LIÊU
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG
CHƢƠNG IV: SINH SẢN,
SINH HỌC 11 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN LIÊU
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG
CHƢƠNG IV: SINH SẢN,
SINH HỌC 11 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN SINH HỌC)
Mã số: 60 14 01 11
Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS. Mai Văn Hƣng
HÀ NỘI –
MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT.................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 2
DANH MỤC HÌNH ........................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 6
1.1.2. Trong nƣớc .............................................................................................. 7
1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 9
1.2.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 9
1.2.2. Nguyên tắc dạy học theo định hƣớng tiếp cận hệ thống ................ Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Mối quan hệ giữa Sinh học và lí thuyết hệ thống Error! Bookmark not
defined.
1.2.4. Ý nghĩa của dạy học Sinh học theo đinh
̣ hƣớng TCHT ................. Error!
Bookmark not defined.
1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Thực trạng dạy học theo định hƣớng TCHT ở trƣờng THPT ....... Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Thực trạng vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học Sinh học cơ thể
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. DẠY HỌC ĐỊNH HƢỚNG TIẾP CẬN HỆ THỐNG
CHƢƠNG IV. SINH SẢN, SINH HỌC 11 - THPT ..... Error! Bookmark not
defined.
1
2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung chƣơng trình và SGK Sinh học 11 ...... Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Cấu trúc chƣơng trình Sinh học THPT . Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Nội dung chƣơng trình và sách giáo khoa Sinh học 11 ................. Error!
Bookmark not defined.
2.1.3. Phân tích cấu trúc và nội dung chƣơng IV. Sinh sản, Sinh học 11 THPT ............................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Tổ chức bài học sử dụng tiếp cận hệ thống chƣơng IV: Sinh sản .... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1 Con đƣờng logic tổ chức dạy học theo định hƣớng TCHT ............ Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Quy trình dạy học theo định hƣớng TCHT .......... Error! Bookmark not
defined.
2.3.Thiết kế giáo án giảng dạy nội dung chƣơng IV theo định hƣớng TCHT
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ............... Error! Bookmark not defined.
3.4. Phƣơng pháp TNSP .................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Chọn trƣờng thực nghiệm ..................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Chọn học sinh thực nghiệm................... Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm .......... Error! Bookmark not defined.
3.4.4. Phƣơng án thực nghiệm ........................ Error! Bookmark not defined.
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ................. Error! Bookmark not defined.
3.5.1. Kết quả định lƣợng ............................... Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Phân tích định tính ................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2
KHUYẾN NGHỊ ............................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 10
PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học: Thế kỉ 21 là thế kỉ
của Sinh học. Khoa học công nghệ phát triển rất nhanh dẫn đến lƣợng tri thức
khổng lồ đƣợc khám phá. Vì vậy, con ngƣời Việt Nam cần đƣợc trang bị
phƣơng thức để có thể tiếp nhận các tri thức mới một cách nhanh chóng và
hòa nhập với thế giới. Để làm đƣợc điều đó Việt Nam đang tiến hành đổi mới
trên nhiều phƣơng diện. Đặc biệt là nhu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học
nhằm giúp học sinh rèn luyện phƣơng pháp học và chủ động, tích cực tiếp thu
kiến thức mới, hình thành năng lực bản thân để tạo ra nguồn nhân lực chất
lƣợng cao.
Xuất phát từ lí thuyết hệ thống thể hiện trong cấu trúc chương trình Sinh
học THPT: Ðối tƣợng nghiên cứu của sinh học là hệ sống với nhiều cấp,
tƣơng đối phức tạp đòi hỏi phải có sự tổng hợp để nghiên cứu sự tác động qua
lại của các đối tƣợng nghiên cứu.Từ tổng thể, qua phân tích để nắm chi tiết
các bộ phận, sau đó tổng hợp một cách sâu sắc. Trong phân tích bao gồm hai
khái niệm: thành phần và cấu tạo. Trong tổng hợp bao gồm hai khái niệm: hệ
thống và cấu trúc. Cấu trúc hệ thống là sự kết hợp phân tích và tổng hợp trong
nghiên cứu đối tƣợng, sự vật, xem đối tƣợng nghiên cứu là hệ phức tạp có sự
tƣợng tác với nhau và đặc biệt là hệ sống thì có sự tƣơng tác với môi trƣờng.
Xuất phát từ nội dung, chương trình sách giáo khoa Sinh học 11:
Chƣơng trình Sinh học lớp 11 đề cập tới các nguyên lí cơ bản ở cấp độ cơ thể
của cơ thể động vật và cơ thể thực vật: chuyển hóa vật chất và năng lƣợng,
cảm ứng, sinh trƣởng và phát triển, sinh sản. Tuy nhiên, những nội dung này
đƣợc trình bày trong sách giáo khoa lần lƣợt từ thực vật đến động vật. Điều
này dễ dẫn đến giáo viên soạn bài theo sách giáo khoa sẽ làm cho học sinh
khó khái quát đƣợc tính hệ thống của hệ thống sinh học.
4
Chính từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy
học theo định hướng tiếp cận hệ thống chương IV: Sinh sản, Sinh học 11 THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học theo định hƣớng TCHT Sinh
học 11.
- Xác định thực trạng dạy học TCHT ở trƣờng THPT
- Xây dựng quy trình thiết kế giáo án dạy học theo định hƣớng TCHT
- Đánh giá hiệu quả của dạy học theo định hƣớng TCHT chƣơng IV:
Sinh sản, Sinh học 11 - THPT
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lí luận của dạy học theo định hƣớng TCHT
- Khảo sát thực trạng dạy học theo đinh
̣ hƣớng TCHT Sinh học 11 ở
trƣờng THPT.
- Xây dựng quy trình và áp dụng vào thiết kế một số giáo án dạy học
theo định hƣớng TCHT chƣơng IV: Sinh sản, Sinh học 11.
- Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá hiệu qủa của đề tài.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 11
- Đối tượng nghiên cứu: Dạy học theo định hƣớng TCHT chƣơng IV:
Sinh sản, Sinh học 11 - THPT
5. Phạm vi nghiên cứu
Chƣơng IV: Sinh sản, Sinh học 11 - THPT
6. Giả thuyết khoa học
Dạy học Sinh học theo định hƣớng TCHT giúp học sinh hệ thống hóa,
khái quát hóa đƣợc các nguyên lí, các quy luật chung ở cấp độ cơ thể.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu về tiếp cận
hệ thống, hệ thống sinh học và các tài liệu về sinh sản của sinh vật.
5
- Phương pháp điều tra, khảo sát: thu thập thông tin thực tế liên quan
đến quá trình dạy học Sinh học 11– THPT nói chung và dạy học chƣơng IV:
Sinh sản, Sinh học 11 nói riêng ở trƣờng THPT.
- Phương pháp thực nghiệm: sử dụng giáo án đã soạn theo định hƣớng
TCHT chƣơng IV. Sinh sản, Sinh học 11 – THPT vào dạy học nhằm kiểm tra
hiệu quả của đề tài.
8. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lí luận về việc dạy học theo định hƣớng
TCHT chƣơng IV: Sinh sản, Sinh học 11 - THPT.
- Xây dựng đƣợc qui trình thiế t kế giáo án da ̣y ho ̣c theo đinh
̣ hƣớng
TCHT.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chƣơng 2. Dạy học theo định hƣớng tiếp cận hệ thống chƣơng IV: Sinh
sản, Sinh học 11 - THPT
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cƣ́u
1.1.1. Trên thế giới
K.Marx và S.Darwin là những ngƣời có công lao to lớn và thành công
trong việc vận dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống vào nghiên cứu các đối
tƣợng phức tạp về xã hội và tự nhiên. Tập “Tƣ bản” của K.Marx đƣợc coi là
mẫu mực kinh điển nghiên cứu hệ thống xã hội tƣ bản nhƣ là một chỉnh thể
và các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, thể hiện trong đó các nguyên
lý nghiên cứu sự toàn vẹn hữu cơ (bắt nguồn từ trừu tƣợng đến cụ thể, sự
thống nhất của phân tích và tổng hợp, làm sáng tỏ những mối liên hệ đa dạng
và sự tƣơng tác giữa chúng, sự tổng hợp những hiểu biết cấu trúc - chức
phận...). S.Darwin không chỉ là ngƣời đã sử dụng phƣơng pháp tiếp cận phát
triể n lịch sử nghiên cứu giới tự nhiên mà còn là ngƣời đầu tiên đƣa ra quan
niệm về sự tồn tại và biến đổi của “loài sinh học” - vừa là đơn vị tiến hóa SH,
vừa là một cấp độ tồn tại độc lập của hệ thống sinh giới. Điều đó có nghĩa là
chính Darwin đã sử dụng tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu khoa học, tạo
tiến đề cho sự hình thành lý thuyết hệ thống nhƣ một khoa học mà về sau
ngƣời có công đầu là nhà SH Mỹ Ludwig von Bertalanffy.
Lý thuyết hệ thống đƣợc đề xƣớng năm 1940 bởi Ludwig von
Bertalanffy và bắt nguồn từ Ross Ashby. Ngay từ buổi đầu hình thành lý
thuyết tổng quát về hệ thống, bằng trực cảm và bằng thực nghiệm, các nhà
sáng lập nhƣ Bertalanffy, Ashby... đã đƣa ra một hệ thống các quan niệm và
các vấn đề cơ bản nhƣ tính toàn thể, tính trội, tính mở... của các hệ thống;
hành vi hƣớng đích và cơ chế phản hồi, tính nội cân bằng, tính tổ chức và tính
nội tổ chức của các hệ thống...[17]. Với “Lý thuyết những hệ thống chung General Systems Theory” (1968), Ludwig von Bertalanffy đƣợc xem là ngƣời
đi đầu trong việc vận dụng tiếp cận hệ thống, đã đƣa ra quan niệm về các cấp
7
hệ trên thế giới phát triển hoàn thiện thành lý thuyết về các cấp tổ chức sống.
Và trong SH hiện đại, ngƣời ta vận dụng đồng thời hai tiếp cận nghiên cứu là
phƣơng pháp phát triển lịch sử và phƣơng pháp CT - HT để nghiên cứu các
hiện tƣợng, các quá trình sống, từ đó phát hiện ra các quy luật của sự sống.
Vào những năm 2000, nhân loại chứng kiến sự xuất hiện trƣớc tiên tại Mỹ và
Nhật một ngành SH non trẻ là SHHT.
Ngày nay, ngƣời ta sử dụng các khái niệm có nội hàm gần nhau là “tiếp
cận cấu trúc - hệ thống sinh học”, “tiếp cận các cấp độ sự sống” hay “tiếp cận
sinh học hệ thống”.
Tiếp cận CT-HT SH sau khi chính thức ra đời và trở thành phƣơng pháp
nghiên cứu SH thì từ những năm 60 thế kỷ trƣớc đã đƣợc các nhà sƣ phạm
tìm cách vận dụng, phối hợp với quan điểm tiến hóa sinh giới đã trở thành
quan điểm chỉ đạo để xây dựng nội dung và logic của chƣơng trình SH Phổ
thông.
1.1.2. Trong nước
Chƣơng trình SH phổ thông đổi mới của nƣớc ta đƣợc thực nghiệm từ
năm học 2000 - 2001, áp dụng đại trà từ năm học 2001 – 2002 (ở cấp PTCS)
và từ năm học 2006 - 2007 (ở cấp PTTH) là một tiến bộ rất quan trọng trong
nền giáo dục nƣớc ta. Chƣơng trình đã đƣợc xây dựng trên quan điểm sinh
thái và tiến hoá, các kiến thức SH đƣợc trình bày theo các CĐTCS từ các hệ
nhỏ đến các hệ lớn.
Một hƣớng nghiên cứu tiếp theo là căn cứ vào chƣơng trình, SGK đã
đƣợc xây dựng theo các tiếp cận nêu trên nghiên cứu tìm ra những giải pháp
để thể hiện các tiếp cận trên vào thực tiễn dạy học môn học.
Năm 1999, trong luận án tiến sĩ khoa học giáo dục “Giáo dục môi trƣờng
qua dạy học Sinh thái học lớp 11 phổ thông trung học”, tác giả Dƣơng Tiến
Sỹ đã vận dụng tiếp cận CT-HT vào việc phân tích nội dung, xây dựng các
nguyên tắc tích hợp giáo dục môi trƣờng qua dạy học Sinh thái học ở toàn
chƣơng trình và từng bài học, từng khái nhiệm cụ thể theo hƣớng phát huy
8
tính tích cực của HS, từ đó cho phép tích hợp hữu cơ giữa dạy học Sinh thái
học với giáo dục môi trƣờng [22].
Tác giả Dƣơng Tiến Sỹ trong bài viết “Quán triệt tƣ tƣởng cấu trúc - hệ
thống và tƣ tƣởng tiến hoá sinh giới trong dạy học sinh học ở trƣờng phổ
thông” (2006) đã cho rằng việc quán triệt đầy đủ và vận dụng đồng thời hai
tƣ tƣởng CT-HT và tƣ tƣởng tiến hoá sinh giới trong quá trình dạy học SH
cho phép dễ dàng phân tích nội dung SH về các CĐTCS, khắc phục đƣợc sự
tách rời giữa cấu trúc và chức năng, giữa cấu trúc - chức năng với môi
trƣờng. Từ đó giúp cho việc xác định các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học
theo hƣớng tích cực hoá hoạt động của HS. Khi tổ chức cho HS nghiên cứu
mỗi CĐTCS dù đơn giản hay phức tạp đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc
chính là nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc hoạt động. Quá
trình dạy học SH về các CĐTCS theo tƣ tƣởng CT-HT và tƣ tƣởng tiến hoá
đƣợc tiến hành theo hƣớng tổng - phân - hợp [23].
Trong luận án Tiến sĩ giáo dục học “Vận dụng tiếp cận hệ thống trong
dạy học sinh học cơ thể lớp 11 THPT phân ban” (2009) của tác giả Nguyễn
Thị Nghĩa đã vận dụng tiếp cận hệ thống định hƣớng tổ chức hoạt động nhận
thức của HS bằng gia công tài liệu SH chuyên khoa TV, ĐV theo logic tổng phân - hợp để cuối cùng khái quát hoá, trừu tƣợng hoá, hình thành các khái
niệm đại cƣơng về SH cấp độ cơ thể. Tác giả luận án cũng đã xây dựng đƣơ ̣c
ba con đƣờng logic tổ chức dạy học SH cơ thể phù hợp với cách biên soạn
nội dung từng chƣơng của SGK, năng lực của GV và trình độ của HS, giúp
HS đối chiếu, so sánh tìm các dấu hiệu tƣơng đồng về bản chất SH, hình
thành các khái niệm SH đại cƣơng cấp độ cơ thể [17].
Nhƣ vậy, các công trình trên mới khai thác theo cách phân tích từng
quan điểm chỉ đạo trong chƣơng trình Sinh học phổ thông nhƣ quan điểm sinh
thái, quan điểm các cấp tổ chức sống để nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn
dạy học. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi mạnh dạn định hƣớng theo hƣớng
9
này. Tuy nhiên đề tài chỉ vận dụng vào một phần nội dung cụ thể là chƣơng
IV: Sinh sản, Sinh học 11.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm hệ thống
a) Khái niệm về hệ thống
Nhà sinh vật học L. Von Bertalanffy đã định nghĩa: “Hệ thống là một
tổng thể duy trì sự sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó”.
Theo Miler thì “hệ thống là tập hợp các yếu tố cùng với những mối quan hệ
tương tác giữa chúng với nhau”.[3]
Theo từ điển tiếng Việt thì “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị
cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ với nhau chặt chẽ làm thành một
thể thống nhất”.[19]
Trong cuốn “Dạy học Sinh học theo hƣớng tiếp cận hệ thống”, Đinh
Quang Báo và Nguyễn Thị Nghĩa định nghĩa: “Hệ thống là một tập hợp các
phần tử có mối quan hệ, tác động tương hỗ theo những quy luật nhất định trở
thành một chỉnh thể, qua đó làm xuất hiện những thuộc tính mới của hệ thống
vốn không có khi những yếu tố đứng riêng lẻ.”[3]
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hệ thống, những định nghĩa đó
đều có những điểm chung: "Hệ thống" là một tập hợp các phần tử có mối
quan hệ, tác động tƣơng hỗ theo những quy luật nhất định trở thành một
chỉnh thể, qua đó làm xuất hiện những thuộc tính mới của hệ thống vốn
không có khi những yếu tố đó đứng riêng lẻ.
Mỗi phần tử cấu thành hệ thống, có tính độc lập tƣơng đối. Một hệ
thống gồm nhiều phần tử, phần tử là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của
hệ thống. Ví dụ, nếu coi cơ thể động vật là một hệ thống thì các hệ cơ quan,
các cơ quan, các mô, các tế bào là phần tử của hệ thống cơ thể ở các cấp độ
khác nhau. Mỗi hệ thống có thể gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn. Khi đó mỗi hệ
thống nhỏ là thành tố của hệ thống lớn hơn tƣơng ứng. Mỗi hệ thống vừa là
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá (2007), Hình thái học thực vật. Nxb Giáo dục
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lý luận dạy học Sinh
học(Phần đại cƣơng). Nxb Giáo dục.
3. Đinh Quang Báo, Nguyễn Thị Nghĩa (2011), Dạy học Sinh học theo
hƣớng tiếp cận hệ thống. Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hƣng (2007), Những vấn đề đổi mới giáo
dục THPT môn Sinh học. Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Phúc Chỉnh (2013), Lí luận dạy học sinh học. Nxb Giáo du ̣c.
6. Vũ Cao Đàm (1998), Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa
học và Kỹ thuật.
7. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000), Phát triển các phương pháp
học tập tích cực trong bộ môn sinh học. Nxb Giáo dục.
8. Trƣơng Vũ Thu Hằng (2013), Vận dụng tiếp cận hệ thống để tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Sinh thái học cấp độ trên cơ thể,
Sinh học 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ, Đại học Giáo Dục.
9. Nguyễn Nhƣ Hiền (2009), Sinh học cơ thể. Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2007), Tiếp cận hệ thống trong nghiên
cứu môi trường và phát triển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Mai Văn Hƣng (2008), Sinh học sinh sản người. Nxb Đại học Sƣ phạm.
12. Mai Văn Hƣng (2009), Sinh học phát triển cá thể động vật. Nxb Đại học
Sƣ phạm.
13. Mai Văn Hƣng (Chủ biên) (2012), Sinh lý học người và động vật tập 1, 2.
Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
14. Ngô Văn Hƣng, Trần Văn Kiên (2007), Bài tập Sinh học. xb Giáo dục.
15. Nguyễn Thế Hƣng (2007), “Phương pháp phân tích nội dung sách giáo
khoa để thiết kế bài giảng Sinh học”, Tạp chí giáo dục (160), tr.39 - 41.
16. Nguyễn Thế Hƣng (2012), Phương pháp dạy học sinh học ở trường
THPT. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11
17. Nguyễn Thị Nghĩa (2009), Vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học
Sinh học cơ thể lớp 11 THPT phân ban. Luận án tiến sĩ, Đại học Sƣ phạm Hà
Nội.
18. Nguyễn Kiều Oanh (2011), Vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống và
quan điểm sinh thái, tiến hóa trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và
nawmg lượng, Sinh học 11 THPT. Luận văn thạc sỹ, Đại học Giáo dục.
19. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội.
20. Philip,W.D. - Chilton, I.I. (1999), Sinh học, tập I + II. Nxb Giáo du ̣c.
21. Nguyễn Đức Thành (2005), Bài giảng về chuyên đề tổ chức các hoạt
động dạy học Sinh học ở trường phổ thông.
22. Dƣơng Tiến Sỹ (1999), Giáo dục môi trường qua dạy học Sinh thái học
lớp 11 phổ thông trung học. Luận án tiến sĩ
23. Dƣơng Tiến Sỹ (2006),Quán triệt tư tưởng cấu trúc - hệ thống và tư
tưởng tiến hoá sinh giới trong dạy học sinh học ở trường phổ thông.
24. Vũ Văn Vụ (Chủ biên) (2009), Sinh lý học thực vật. Nxb Giáo dục Việt
Nam.
25. Vũ Văn Vụ (tổ ng chủ biên ), Vũ Đức Lƣu (đồ ng chủ biên ), Nguyễn
Nhƣ Hiền (đồ ng chủ biên), Trầ n Văn Kiên , Nguyễn Duy Minh , Nguyễn
Quang Minh (2008), Sinh học 11 nâng cao. Nxb Giáo du ̣c
12