Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Người kể chuyện trong tiểu thuyết nguyễn việt hà ( qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.54 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------BÙI THỊ NHUNG

NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN VIỆT HÀ
(Qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------BÙI THỊ NHUNG

NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN VIỆT HÀ
(Qua Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Đức Phƣơng

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả xin


bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa Khoa Văn học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội;
Thư viện Quốc gia Việt Nam, … đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình tìm
kiếm, thu thập tài liệu nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành
tới GS.TS. Đoàn Đức Phương, nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy,
tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song giới hạn về mặt thời gian và nhận
thức nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Do vậy, tác giả
rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo và những đóng góp ý
kiến quý báu của toàn thể bạn đọc.


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 01
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 03
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 05
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ............. Error! Bookmark not
defined.
4. Phương pháp nghiên cứu............................. Error! Bookmark not defined.
5. Cấu trúc luận văn ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ............................................................................13
1.1. Tự sự học và người kể chuyện ................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Lý thuyết tự sự học................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Người kể chuyện ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Sáng tác của Nguyễn Việt Hà .................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Hành trình sáng tác................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quan điểm nghệ thuật ........................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2:NGƢỜI KỂ CHUYỆN VÀ NGÔI KỂ, ĐIỂM NHÌN.........30

2.1. Ngôi kể của người kể chuyện................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Giới thuyết về ngôi kể ........................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Các loại hình của ngôi kể trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ........ Error!
Bookmark not defined.
2.1.2.1. Kể chuyện theo ngôi thứ ba ............... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Kể chuyện theo ngôi thứ nhất ............ Error! Bookmark not defined.
2.2. Điểm nhìn trần thuật................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Giới thuyết về điểm nhìn....................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà................ Error!
Bookmark not defined.
1


CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT ....... Error!
Bookmark not defined.
3.1. Ngôn ngữ trần thuật ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Giới thuyết về ngôn ngữ trần thuật ....... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà . Error!
Bookmark not defined.
3.1.2.1. Ngôn ngữ đậm chất đời thường ......... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.2. Ngôn ngữ vay mượn .......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.3. Ngôn ngữ mang màu sắc tôn giáo ...... Error! Bookmark not defined.
3.2 . Giọng điệu trần thuật............................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Giới thuyết về giọng điệu trần thuật ..... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Các loại giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà . Error!
Bookmark not defined.
3.2.2.1. Giọng điệu giễu nhại .......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2.2. Giọng điệu triết lý .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2.3. Giọng điệu trữ tình ............................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 8

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ sau năm 1986, trong xu thế và không khí chung của thời kỳ đổi mới,
toàn bộ nước ta bước vào quá trình thay da đổi thịt trong mọi lĩnh vực. Tiểu
thuyết đương đại Việt Nam lúc này có sự lột xác mãnh liệt.Nó đòi hỏi sự đổi
mới về tư duy nghệ thuật để tạo ra tiền đề cho sự cách tân về mặt thể
loại.Đáng chú ý nhất là sự đổi mới trong nghệ thuật trần thuật với sự đóng
góp của nhiều thế hệ nhà văn.Những giá trị truyền thống đòi hỏi được làm
mới khiến các nhà văn dần từ bỏ thói quen đối chiếu giữa cuộc sống thực bên
ngoài mà bắt đầu suy tư về chính cái hiện thực dù có hay không có thật trong
cuộc sống mà nhà văn muốn gửi gắm.
Nguyễn Việt Hà là một trong những nhà văn trẻ của nền văn học đổi
mới.Tiểu thuyết của anh cho thấy một tư duy nghệ thuật sắc bén, một tư
tưởng cách tân tiểu thuyết quyết liệt. Tuy đề cập đến những vấn đề không mới
nhưng lại luôn là những đề tài nóng bỏng về con người đặt ra trong bối cảnh
xã hội đang có những thay đổi mạnh mẽ. Chính sự giao thoa không dứt điểm
giữa cái cũ và cái mới đã làm nảy sinh nhiều vấn đề.Vì vậy mà tác phẩm của
anh khi ra đời đã gây ra khá nhiều dư luận.
Mặc dù tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà không nhiều, chỉ với hai cuốn
Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, nhưng đó là những "viên ngọc" quý
tạo nên đặc điểm riêng trong phong cách nghệ thuật của anh. Nguyễn Việt Hà
đã không chỉ làm mới ở nội dung, tư tưởng mà còn xây dựng nên một kĩ thuật

3



trần thuật điêu luyện, phá vỡ những khuôn mẫu trần thuật cũ, mở ra một
hướng mới trong nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết.
Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện có một vai trò hết sức quan
trọng. Trước đây khái niệm này hầu như bị bỏ qua, người ta chỉ nghiên cứu
nhân vật, ngôn ngữ, cốt truyện, các biện pháp tu từ..., còn người kể chuyện
trong văn bản biến mất, gần như vô hình hoặc bị đồng nhất với tác giả. Những
năm gần đây, sự ý thức về chủ thể của văn học cùng với việc mở rộng tiếp thu
các thành tựu lý luận trên thế giới đã có những tác động mạnh mẽ đến ý thức
của những người nghiên cứu văn học. Người nghiên cứu không chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm ra sao mà vai trò của người
kể chuyện cũng được quan tâm.Bởi cùng một câu chuyện, nếu được kể bởi
những hình tượng người kể chuyện khác nhau thì có thể hiệu quả nghệ thuật
mang lại sẽ khác nhau. Cách thức trần thuật của người kể không chỉ đơn
thuần là cách kể chuyện sao cho câu chuyện trở nên đậm đà, ý vị, mà đó còn
là cách thức để nhà văn lý giải sự vật hiện tượng một cách sâu sắc, hiệu quả
và thuyết phục. Diện mạo và phong cách trần thuật của người kể chuyện được
tạo nên từ sự kết hợp của các yếu tố như ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn
ngữ kể chuyện và giọng điệu trần thuật.Vì vậy, khi khảo sát một hình tượng
người kể chuyện, chúng ta phải đi vào phân tích từng yếu tố này để rút ra một
cách nhìn nhận xác đáng và trọn vẹn về hình tượng.
Đối với tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, sự đặc sắc của mỗi loại hình tượng
người kể chuyện đều gắn với những đặc trưng nhất định trong nghệ thuật sử
dụng các phương tiện trần thuật như: ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện, sự luân
phiên thay đổi ngôi kể và các điểm nhìn trần thuật. Cái hay của Nguyễn Việt
Hà là ở chỗ, anh đã thể hiện được tài năng biến hóa linh hoạt trong việc vận
dụng kết hợp các yếu tố tự sự để kiến tạo nên nhiều dạng người kể chuyện

4



khác nhau, qua đó xây dựng nên những cấu tứ tự sự độc đáo, mang tính biểu
hiện cao. Tuy nhiên, tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà cũng chỉ được các nhà phê
bình, nghiên cứu theo hướng gợi mở chứ chưa có công trình đi sâu vào khảo
sát đặc điểm cũng như nghệ thuật trần thuật của tác phẩm. Vì vậy, trong luận
văn này, chúng tôi sẽ vận dụng một số kiến thức về lý luận văn học (đặc biệt
là tự sự học) và những hiểu biết về văn học thời kỳ đổi mới để sắp xếp, hệ
thống các vấn đề có liên quan đến người kể chuyện trong tiểu thuyết của
Nguyễn Việt Hà. Hy vọng rằng, luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ vào
trong quá trình nghiên cứu chung về Nguyễn Việt Hà và cũng để thấy được
những đóng góp của anh đối với nền văn học dân tộc trong quá trình đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề
Mặc dù được biết đến là cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới nhưng
Nguyễn Việt Hà đã nhanh chóng gây được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn
đọc và làm bận tâm các nhà nghiên cứu, lí luận phê bình. Cho đến thời điểm
hiện tại tên tuổi Nguyễn Việt Hà cùng các cuốn tiểu thuyết Cơ hội của Chúa,
Khải huyền muộn đã không còn xa lạ với độc giả Việt Nam.
Hiện đã có một số bài phân tích, đánh giá về Cơ hội của Chúa, Khải
huyền muộn trên cả hai bình diện: nội dung và nghệ thuật. Tiêu biểu trong số
đó là các bài viết của Hoàng Ngọc Hiến, Đoàn Cầm Thi, Trần Văn Toàn,
Nguyễn Chí Hoan... Dưới đây, chúng tôi xin được tóm lược một vài nét về
những đánh giá ấy:
Hoàng Ngọc Hiến trong bài Đọc Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt
Hàđã cắt nghĩa tác phẩm trên ba tiêu điểm: Những khái quát xanh rờn, những
mẫu người lập thân lập nghiệp lý thú và chủ đề văn hóa tôn giáo trong Cơ hội
của Chúa. Ở tiêu điểm nào, Hoàng Ngọc Hiến cũng có những phân tích tỉ mỉ,
khách quan. Theo ông, những khái quát “xanh rờn” trong tác phẩm đã cho

5



thấy Nguyễn Việt Hà “khá am hiểu, có sự cảm nhận tinh tế, có cả sự vô tư
của một triết gia tiểu thuyết, vô tư theo cách hiểu rất bác học và cũng rất bình
dân của người Hà Nội”. Hoàng Ngọc Hiến đã đánh giá cao những đóng góp
của tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đối với sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại trên một số phương diện cơ bản như: Cơ hội của Chúa "thừa thãi
những câu hóm hỉnh, đùa giễu, về phương diện này có thể xem tác phẩm của
Nguyễn Việt Hà là một cái mốc" [29,tr. 18]. "Cơ hội của Chúa kết thúc bằng
mấy trang tiểu luận, mở ra những vấn đề rất sớm của nền văn minh nhân
loại" [29,tr. 35].
Cơ hội của Chúa cũng đã tạo nên một sự "ngỡ ngàng" đối với Tiến sĩ
văn học Đoàn Cầm Thi và điều đó được thể hiện qua bài viết: Cơ hội của
Chúa - Từ nhật ký đến hậu trường văn học. Đoàn Cầm Thi đã không ngần
ngại bộc lộ cảm xúc của mình khi đọc tác phẩm: "Xuất hiện đã năm năm, Cơ
hội của Chúa vẫn khiến tôi ngỡ ngàng bởi sự bề bộn của nó. Không chỉ ở độ
dày gần năm trăm trang, dù đó là một sự hiếm, khi truyện Việt Nam ngày
càng mòn, đa phần nhà văn Việt Nam ngày càng như hụt hơi. Không chỉ ở sự
phong phú của các chủ đề - tình yêu, tình bạn, tình anh em; các lĩnh vực - tôn
giáo, chính trị, kinh tế, văn hoá; các tầng lớp xã hội - thị dân, công chức,
lãnh đạo, trí thức, buôn lậu. Không chỉ ở chất ngổn ngang của dĩ vãng, hiện
tại tương lai. Không chỉ ở sự chồng chéo của những Hà Nội, Hải Phòng, Đồ
Sơn, Sài Gòn, Huế, Beclin, Dresden, Ba Lan, Tiệp"[67]. Bên cạnh việc đánh
giá về nội dung thì bài viết của Đoàn Cầm Thi cũng rất chú ý đến nghệ thuật
của cuốn tiểu thuyết. Theo chị, đây là “tiểu thuyết của những cái tôi”. Nguyễn
Việt Hà đã rất tài tình khi gạt người kể chuyện sang một bên và để các nhân
vật tự bộc lộ “cái tôi” của mình. Đồng thời dưới nhiều điểm nhìn khác nhau,
Nguyễn Việt Hà đã để các sự vật, các nhân vật được nhìn nhận ở nhiều góc độ
khác nhau khiến cho thế giới trong Cơ hội của Chúa hiện ra “không thuần
6



nhất mà muôn hình vạn trạng, không khéo mà mở, không xác thực mà đầy bí
hiểm, bất ổn, hoài nghi”.Đoàn Cầm Thi đã có những nhận xét khá sắc sảo và
khách quan đối với cuốn tiểu thuyết này.
Trần Văn Toàn trong cuốn Tự sự học có bài Tự sự trong Cơ hội của
Chúa cách tân và giới hạn nhận ra rằng: "Mặc dù ở phương Tây, từ những
năm đầu của thế kỷ XX người ta đã chứng kiến sự biến mất của tính cách, thì
với Nguyễn Việt Hà, phạm trù nghệ thuật này vẫn là công cụ chủ yếu để anh
xây dựng bức tranh đời sống" [60, tr. 422]. Tác giả bài viết đã đưa ra những
dẫn chứng cụ thể để minh chứng cho điều này cùng với những thành công
cũng như giới hạn mà Nguyễn Việt Hà chưa làm được. Cụ thể đó là về cách
xây dựng nhân vật, xen kẽ các chuyện ngoại đề, điểm nhìn và giọng điệu trần
thuật... Qua đó, Trần Văn Toàn đi đến khẳng định: "Cuốn tiểu thuyết này đã
làm được một việc không dễ dàng: nó khiến người ta phải dừng lại suy ngẫm
về những gì đã đạt được, những gì cần vượt qua của tiểu thuyết Việt Nam
trong tương lai" [60, tr. 428].
Bên cạnh những ý kiến đánh giá về những thành công của tác phẩm
cũng có một số ý kiến cho rằng tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà còn gặp phải một
số hạn chế nhất định. Nguyễn Hòa trong bài viết Cơ hội của Chúa: Chúa
cũng không giúp được gì!đã nhận xét: “Con người và sự việc trong Cơ hội
của Chúa không có gì mới. Vẫn là những xung đột gia đình, những cuộc tình
tay ba, những chuyện mánh mung, những trò lừa tình, lừa tiền với kẻ thất
tình, người thất thế… không diễn ra trong một sàn nhảy, nhà hàng thì cũng
diễn ra trong một văn phòng, một biệt thự sang trọng vốn đầy rẫy trong các
phim “mì ăn liền” của Hồng Kông và nội địa” [32].Hay trong bài viết Cơ hội
của Chúa: Gánh nặng của những cái tôi phù phiếm, Nguyễn Thanh Sơn cũng
tỏ ra khó chịu với cách sử dụng ngôn ngữ trong Cơ hội của Chúa: “nhân vật

7



pha trộn tiếng mẹ đẻ với tiếng Anh không cần thiết và sai chính tả, văn phạm
một cách cẩu thả”. Và theo lời Nguyễn Thanh Sơn thì Nguyễn Việt Hà chỉ
“viết cho sướng ngòi bút, cho thỏa mãn ego của mình, Nguyễn Việt Hà không
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Thanh (sưu tầm và biên

soạn, 2004), Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội
Nhà văn, Trung tâm Văn hoá và Ngôn ngữ Đông – Tây, Hà Nội.
2.

Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.
3.

Lại Nguyên Ân (2004), "Một số vấn đề xung quanh phạm trù chủ

nghĩa hậu hiện đại", . truy cập vào 08:00 ngày
22/11/2015.
4.

Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch),

Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
5.

Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Dostoievski (Trần Đình Sử


dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6.

Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà

Nội.
7.

Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt

Nam từ 1986 đến nay, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
8.

Ngô Cường, Nguỵ Kim Chi, Mao Thuẫn (1960), Nói về tiểu thuyết (Lê

Xuân Vũ dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.
9.

Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10.

Trương Đăng Dung (1990), Các vấn đề chủ yếu của khoa học văn học,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8



11.

Đinh Trí Dũng (2004), Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12.

Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện

đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13.

Nguyễn Thị Anh Đào (2007), Những thể nghiệm tiểu thuyết của

Nguyễn Việt Hà qua hai cuốn “Cơ hội của Chúa” và “Khải huyền muộn”,
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
14.

Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập1), Nxb Đại học

và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
15.

Phan Cự Đệ - chủ biên(2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.
16.

Nguyễn Đăng Điệp (biên soạn và giới thiệu, 2005), Tuyển tập Trần


Đình Sử (tập1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17.

Phạm Văn Đồng (1975), Xây dựng nền văn hoá - văn nghệ ngang tầm

với dân tộc ta, thời đại ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.
18.

Hà Minh Đức (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.
19.

Hà Minh Đức - chủ biên(1999), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.
20.

Văn Giá (2002), Một khoảng trời văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21.

Văn Giá (2004), Thử nhận diện loại tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam trong

những năm gần đây, . truy cập vào 08:00 ngày
22/11/2015.
22.

Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi, Nxb Giáo dục,


Hà Nội.
23.

Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về

con người trong văn xuôi 1986 đến nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9


24.

Nguyễn Việt Hà (2005), Khải huyền muộn (tiểu thuyết), Nxb Hội Nhà

văn, Hà Nội.
25.

Nguyễn Việt Hà (2013) (tái bản), Cơ hội của Chúa (tiểu thuyết), Nxb

Văn học, Hà Nội.
26.

Nguyễn Việt Hà, Không mong mình quá mới, truy

cập vào 08:00 ngày 22/11/2015.
27.

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2007), Từ


điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
28.

Lê Bá Hán - chủ biên (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.
29.

Hoàng Ngọc Hiến (2007), Đọc “Cơ hội của Chúa” của Nguyễn Việt

Hà, in trong tiểu thuyết “Cơ hội của Chúa”, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
30.

Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo

Dục, Hà Nội.
31.

Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

32.

Nguyễn Hoà (2004), Cơ hội của Chúa: Chúa cũng không giúp được

gì!, truy cập vào 08:00 ngày 22/11/2015.
33.

Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo

Dục, Hà Nội.

34.

Nguyễn Chí Hoan (2005), "Khải huyền muộn” cuốn tiểu thuyết về

chính nó, truy cập vào 08:00 ngày
22/11/2015.
35.

Thanh Huyền (2005), Cuốn tiểu thuyết về một cuốn tiểu thuyết đang

viết dở, có dáng dấp như một lời tự sự về tình hình sáng tạo của nhà
văn, truy cập vào 08:00 ngày 22/11/2015.

10


36.

Ilin, I.P và Tzurganova, E.A (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của

các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
37.

Janh Manfred, Trần thuật học: nhập môn lí thuyết trần thuật học,

(Nguyễn Thị Như Trang dịch), tài liệu dưới dạng bản thảo.
38.

Khrapchenko KB (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển


của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
39.

Trần Đăng Khoa (1999), Chân dung và đối thoại - Bình luận văn

chương (bản in lần 9), Nxb Thanh niên, Hà Nội.
40.

Kundera, Milan (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, (Nguyên Ngọc dịch),

Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
41.

Kundera (2005), Tiểu thuyết là xé rách tấm màn ngăn cách với cuộc

đời, truy cập vào 08:00 ngày 22/11/2015.
42.

Kudera (2005), Sứ mệnh của tiểu thuyết(Ngân Xuyên dịch),

truy cập vào 08:00 ngày 22/11/2015.
43.

Cao Kim Lan (2008), “Lí thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R.

Scholes và R. Kellogy”, Nghiên cứu văn học(số 15), tr. 25-31.
44.

Cao Kim Lan (2009), “Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả”,


Nghiên cứu văn học(số 8), tr. 15-19.
45.

Ngô Tự Lập (2008), Văn chương như là quá trình dụng điển, Nxb Tri

thức, Hà Nội.
46.

Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
47.

Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên - 2006), Văn học

Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

11


48.

Lotman, I.U (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, (Trần Ngọc Vương,

Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
49.

Phương Lựu (chủ biên, 2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


50.

Nguyễn Đăng Mạnh (1985), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb

Văn học, Hà Nội.
51.

Vương Trí Nhàn (sưu tầm và biên soạn, 1996), Khảo về tiểu thuyết,

Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
52.

Nhiều tác giả (2001), Những vấn đề lý thuyết lịch sử văn học và ngôn

ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
53.

Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà

Nội.
54.

Nguyễn Bình Phương (2004), Thoạt kỳ thuỷ (tiểu thuyết), Nxb Văn học,

Hà Nội.
55.

Nguyễn Việt Phương (2005), "Khải huyền muộn” và những lời bình,


truy cập vào 08:00 ngày 22/11/2015.
56.

Pospelov (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử, Lê

Ngọc Trà, Lại Nguyên Ân dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
57.

Nguyễn Mạnh Quỳnh, Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ lí thuyết

thời gian tự sự của Genette, Luận án Tiến Sĩ, Viện Văn học, 2007.
58.

Nguyễn Thanh Sơn (1999), "Cơ hội của Chúa”: Gánh nặng của cái tôi

phù phiếm, ruy cập vào 08:00 ngày 22/11/2015.
59.

Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

60.

Trần Đình Sử (chủ biên, 2004), Tựsự học vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
61.

Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

62.


Trần Đình Sử (2008), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử,

phần 2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

12


63.

Bùi Việt Thắng (1998), Những đổi mới trong cấu trúc thể loại tiểu

thuyết sau 1975 - 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng thángTám, Nxb
KHXH, Hà Nội.
64.

Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn học, Hà Nội.

65.

Bùi Việt Thắng (2000), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội Nhân

dân, Hà Nội.
66.

Phùng Gia Thế, Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp hậu hiện đại,

Phebinhvanhoc.vn.
67.


Đoàn Cầm Thi (2004), "Cơ hội của Chúa”: từ nhật ký đến hậu trường

văn học",

truy

cập

vào

08:00

ngày

22/11/2015.
68.

Nguyễn Đình Thi (1964), Công việc của người viết tiểu thuyết, Nxb

Văn học, Hà Nội.
69.

Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận văn học, Nxb trẻ, Hà Nội.

70.

Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.


13


14



×