Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Ảnh hưởng của đạo đức phật giáo đến xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh nam định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.5 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
----------

ĐOÀN QUANG TIẾN

ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
ĐẾN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

ĐOÀN QUANG TIẾN

ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
ĐẾN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Ở TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Việt Nam học
Mã số: 60220113

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Quang Hƣng



Hà Nội - 2015
2


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô trong Viện Việt Nam học và
Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong những năm tôi học tập và nghiên cứu ở trƣờng.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các Thầy trụ trì các
chùa tỉnh Nam Định, cùng gia đình, ngƣời thân và bạn cùng khóa. Những
ngƣời đã tạo điều kiện và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Luận văn đƣợc hoàn thành nhờ sự hƣớng dẫn ân cần, tận tình của
GS.TS. Đỗ Quang Hƣng, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Tôi
xin kính gửi đến Thầy lòng tri ân sâu sắc.
Tác giả luận văn

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự
hƣớng dẫn trực tiếp của GS.TS. Đỗ Quang Hƣng. Thông tin, dữ liệu đƣợc sử
dụng trong luận văn hoàn toàn trung thực; những chỗ sử dụng kết quả nghiên
cứu của ngƣời khác đều đƣợc nói rõ. Nội dung của đề tài không trùng lặp với
bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã đƣợc công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2016
Tác giả luận văn


Đoàn Quang Tiến

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO............................................................ 6
1.1. Phật giáo Việt Nam .................................................................................... 6
1.1.1. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam ............................................... 11
1.1.2. Đặc điểm Phật giáo Việt Nam.......................................................... 13
1.2. Đạo đức Phật giáo .................................................................................... 19
1.2.1. Khái luận về đạo đức tôn giáo ......................................................... 19
1.2.2. Nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo ........................................... 22
Kết luận chƣơng 1. ........................................................................................ 39
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ...................... 40
2.1. Phật giáo Nam Định ................................................................................. 40
2.1.1. Đôi nét về tỉnh Nam Định ................................................................ 40
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Phật giáo ở tỉnh Nam Định .......... 42
2.1.3. Đặc điểm Phật giáo tỉnh Nam Định .................................................. 47
2.2. Vài nét về gia đình Việt Nam xƣa và nay ................................................ 51
2.3. Những giá trị đạo đức Phật giáo cần phát huy trong phong trào xây dựng
gia đình văn hóa .............................................................................................. 53
2.3.1. Quan niệm về đạo hiếu của Phật giáo và vấn đề xây dựng gia đình
nề nếp, tiến bộ ................................................................................................. 55
2.3.2. Quan niệm về quan hệ vợ chồng trong đạo Phật và vấn đề thực hiện
bình đẳng giới, không có bạo lực gia đình ...................................................... 57
2.3.3. Quan niệm của Phật giáo về quan hệ xã hội và vấn đề tƣơng trợ trong
cộng đồng dân cƣ ............................................................................................ 61

2.4. Những ảnh hƣởng chủ yếu của đạo đức Phật giáo đến phong trào xây
dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Nam Định hiện nay .......................................... 65
2.4.1. Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đến xây dựng gia đình văn hóa
thông qua hoạt động lễ hội Phật giáo .............................................................. 66
5


2.4.2. Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đến xây dựng gia đình văn hóa
thông qua các phong trào Phật giáo ................................................................ 71
2.4.3. Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đến xây dựng gia đình văn hóa
thông qua hoạt động của Phật tử tại gia .......................................................... 75
2.5. Một số khuyến nghị nhằm phát huy những ảnh hƣởng tích cực của đạo
đức Phật giáo với vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ..................................... 77
2.5.1. Tình hình Phật giáo trong giai đoạn hiện nay .................................. 77
2.5.2. Một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực của đạo đức
Phật giáo đối với phong trào xây dựng gia đình văn hóa ............................... 79
Kết luận chƣơng 2. .......................................................................................... 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 87

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đạo Phật ra đời cách ngày nay hơn 2.500 năm tại Ấn Độ và nhanh
chóng lan tỏa ảnh hƣởng ra nhiều nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ngay sau khi du nhập vào Việt Nam, đạo Phật đã nhanh chóng giữ một vị trí
quan trọng trong đời sống tinh thần ngƣời dân đất Việt. Trải qua hơn 2000
năm đồng hành cùng dân tộc, đạo Phật đã góp phần làm nên những trang sử

vẻ vang trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đồng thời, nội dung giáo lí
nhà Phật trở thành một trong những yếu tố cấu thành nên nền văn hóa Việt
Nam. Đặc biệt nhiều chuẩn mực đạo đức của đạo Phật đến ngày nay vẫn còn
nguyên giá trị và có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và hoàn thiện đạo
đức cá nhân trong xã hội.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, bên cạnh sự phát triển nhanh
chóng về kinh tế, Việt Nam đang phải đối mặt với những biểu hiện của sự
xuống cấp đạo đức xã hội. Đó là sự gia tăng các tệ nạn, sự xuất hiện những
quan niệm, lối sống trái ngƣợc với thuần phong mĩ tục. Sự băng hoại đạo đức
xuất hiện ở nhiều lứa tuổi không phân biệt giàu nghèo hay vùng miền. Đây
cũng là nguyên nhân căn bản khiến bao mái ấm gia đình - nơi đƣợc coi là “tế
bào” của xã hội bị rạn nứt và tan vỡ. Trƣớc thực trạng này, việc khôi phục và
phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc trong đó có nền đạo đức của
Phật giáo là một biện pháp hiệu quả. Bởi, dù trong thời đại nào nội dung giáo
lí nhà Phật về cơ bản vẫn là quy chuẩn đạo đức cho con ngƣời. Nếu biết kế
thừa và phát huy những giá trị của đạo đức Phật giáo, chắc chắn chúng ta sẽ
tìm thấy cho mình con đƣờng để mang lại hạnh phúc cho bản thân, cho gia
đình và cả xã hội.
Nam Định là địa danh có bề dày truyền thống văn hóa. Đây còn là quê
hƣơng của vƣơng triều Trần, của Phật hoàng Trần Nhân Tông - ngƣời đã sáng
lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với tƣ tƣởng “Hòa quang đồng trần” gắn
1


liền Đạo Pháp với dân tộc. Tự hào và tiếp nối truyền thống đó, Phật giáo Nam
Định ngày càng phát triển và thể hiện tinh thần nhập thế một cách rõ rệt. Trên
bƣớc đƣờng hoằng pháp lợi sinh, mạng mạch của Phật pháp đƣợc truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác và luôn lấy sứ mạng “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi
sinh vi sự nghiệp” làm đầu. Vì vậy, Phật giáo trong tỉnh đã và đang có những
ảnh hƣởng tích cực đến mọi lĩnh vực đời sống nhất là việc hình thành, giáo

dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc xây dựng
gia đình văn hóa.
Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa hiện nay ở cả nƣớc cũng
nhƣ Nam Định nói riêng có các tiêu chí lớn sau(1):
1. Gƣơng mẫu chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nƣớc; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa
phƣơng
2. Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tƣơng trợ trong cộng đồng dân

3. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất
lƣợng hiệu quả.
Xét thấy trong những tiêu chí trên đạo Phật đóng góp đƣợc rất nhiều
hơn nữa Nam Định là tỉnh có đông gia đình Phật tử và gia đình có cảm tình
với đạo Phật nên tôi chọn vấn đề “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến xây
dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Nam Định hiện nay” làm đề tài luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đạo Phật từ lâu đã trở thành đề tài thu hút nhiều học giả và giới lý luận
quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề đạo đức Phật giáo và một số ảnh
hƣởng của nó, có thể kể đến một số tác phẩm và công trình sau đây:

Điều 4, chương II, QUY ĐỊNH Tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hoá”,
“Làng (thôn, xóm) văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá” (Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/2013/QĐ-UBND
ngày 30/5/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định).
(1)

2


- Sách đã xuất bản với các tác phẩm tiêu biểu: “Phật giáo trong đời
sống văn hóa xã hội tỉnh Nam Định” tác giả Vũ Thị Hƣơng, Nxb Tôn giáo

năm 2015; “Giá trị đạo đức Phật giáo trong truyền thống và hiện đại” tác giả
Hoàng Thị Thơ, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2004; “Năm giới – một nếp
sống lành mạnh, an lạc, hạnh phúc” tác giả Thích Minh Châu, Thiền viện
Vạn Hạnh xuất bản năm 1993; “Đạo đức học Phật giáo” tác giả Thích Minh
Châu, Viện nghiên cứu Phật học ấn hành năm 1995; “Giáo dục Phật giáo
trong thời hiện đại”, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam và Nxb thành phố
Hồ Chí Minh ấn hành năm 2001,…
- Các bài đăng trên tạp chí: “Những đạo lí căn bản của Phật giáo” tác
giả Lê Hữu Tuấn đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4, trang 9-16;
“Mối quan hệ giữa tôn giáo với đạo đức Việt Nam trong thời kì đổi mới” tác
giả Lê Văn Lợi đăng trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 11, trang 3-11;
“Phật giáo với đạo đức, tâm lí, lối sống người Việt” tác giả Đặng Thị Lan
đăng trên tạp chí Giáo dục lí luận số 5, trang 55-60,…
- Một số luận án và luận văn cao học nhƣ: “Đạo đức Phật giáo và ảnh
hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam”, luận án tiến sỹ, tác giả Đặng
Thị Lan năm 2004, trƣờng ĐH khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội; “Ảnh
hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam
hiện nay”, luận án tiến sỹ, tác giả Tạ Chí Hồng năm 2004, Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh; “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây
dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hải Phòng)”, luận văn thạc
sỹ, tác giả Nguyễn Ngọc Yên năm 2004, Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng giảng
viên lí luận chính trị,…
Các công trình kể trên đã góp phần làm rõ một số nội dung của đạo
Phật và ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo tới các lĩnh vực đời sống xã hội.
Tuy nhiên, chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo đức
Phật giáo đến đạo đức gia đình nõi chung và phong trào xây dựng gia đình văn
hóa nói riêng. Vì vậy, tác giả mong muốn thông qua luận văn này tìm hiểu và
3



bƣớc đầu phân tích những ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đến xây dựng gia
đình văn hóa tại tỉnh Nam Định hiện nay. Từ đó đƣa ra một số giải pháp để
phát huy giá trị đạo đức Phật giáo trong việc xây dựng gia đình văn hóa và
củng cố nền đạo đức xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Trên cơ sở tìm hiểu và chọn lọc các nguồn tài liệu, luận
văn bƣớc đầu làm rõ ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng gia
đình văn hóa tại tỉnh Nam Định trên 2 phƣơng diện: đạo đức cá nhân, đạo đức
xã hội và việc hình thành lối sống theo hƣớng bình đẳng, tiến bộ. Từ đó, đƣa
ra một số kiến nghị nhằm phát huy mặt tích cực của đạo đức Phật giáo, góp
phần xây dựng và phát triển đời sống văn hóa – xã hội một cách bền vững.
- Nhiệm vụ: Để đạt mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ
sau:
+ Làm rõ một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam và nội dung căn bản
của đạo đức Phật giáo.
+ Phân tích những ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đối với phong trào
xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Nam Định hiện nay.
+ Đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa những ảnh hƣởng
tích cực của đạo đức Phật giáo trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân
cách cá nhân làm cơ sở để thực hiện hiệu quả phong trào xây dựng gia đình văn
hóa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo đức
Phật giáo đến việc xây dựng gia đình văn hóa thông qua vấn đề hoàn thiện
đạo đức và hình thành lối sống của cá nhân và cả xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo
đến xây dựng gia đình văn hóa tại tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Tuyên
dương gia đình văn hóa tiêu biểu tỉnh Nam Định lần II, năm 2013.
[2]. Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nam Định (2008), Di tích lịch sử văn hóa tỉnh Nam Định. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[3]. Ban trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định (2002), Đại hội đại biểu Phật giáo
tỉnh Nam Định khóa VI nhiệm kì 2002-2007.
[4]. Ban trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định – Ban đại diện Phật giáo huyện Mỹ
Lộc (2008), Hội nghị tọa đàm Phật giáo huyện Mỹ Lộc với phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.
[5]. Ban trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định – Ban đại diện Phật giáo thành phố
Nam Định (2008), Hội nghị tọa đàm Phật giáo thành phố Nam Định với
phong trào bảo vệ an ninh – trật tự trong thời kì đất nước hội nhập quốc tế.
[6]. Ban trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định (2009), Báo cáo tổng kết 10 năm thực
hiện phong trào “Xây dựng chùa tinh tiến” (1999-2009).
[7]. Ban trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định (2012), Đại hội đại biểu Phật giáo
tỉnh Nam Định nhiệm kì VIII (2012-2017).
[8]. Ngô Thị Bích (2010), Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xây
dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. Luận văn thạc sỹ triết học,
ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
[9]. C.Mác, Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập (bộ 6 tập), tập 1. Nxb Sự thật, Hà
Nội.
[10]. C.Mác, Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
[11]. Bùi Hạnh Cẩn, Lê Chân (1993), Chợ Viềng và hội phủ. Nxb Giáo dục.
[12]. Thích Minh Châu (1973), Trung Bộ Kinh II (Majjhima Nikaya), Pali –
Việt đối chiếu. Tu Thƣ Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn.

5



[13]. Thích Minh Châu (1993), Năm giới – một nếp sống lành mạnh, an lạc,
hạnh phúc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thiền viện Vạn Hạnh xuất bản.
[14]. Thích Minh Châu (1995), Đạo đức học Phật giáo. Viện nghiên cứu Phật
học ấn hành.
[15]. Minh Chi (2001), “Về xu thế thế tục hóa và dân tộc hóa của Phật giáo”,
Nghiên cứu tôn giáo (3), tr. 26-29.
[16]. Nguyễn Đổng Chi (1993), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1. Nxb
Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh.
[17]. Đoàn Trung Còn (1995), Các tông phái đạo Phật. Nxb Thuận Hóa.
[18]. Võ Đình Cƣờng (1986), “Mấy suy nghĩ về tính chất nhân bản của Phật
giáo”, Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam. Viện triết học,
Hà Nội, tr. 112 – 120.
[19]. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam. Nxb Hà
Nội.
[20]. Nguyễn Hồng Dƣơng (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn
giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
[21]. Đại Việt sử kí toàn thư (2010). Nxb Khoa học xã hội.
[22]. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1991), Trường Bộ Kinh, Thích Minh
Châu dịch. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.
[23]. Giáo trình triết học Mác – Lênin (1995). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
[24]. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[25]. Mai Thanh Hải (2000), Tôn giáo thế giới và Việt Nam. Nxb Công an
nhân dân Hà Nội.
[26]. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam. Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.


6


[27]. Đồng Ngọc Hoa (2012), Lịch sử Phật giáo Nam Định. Nxb Tôn giáo, Hà
Nội.
[28]. Thích Thiện Hoa (1993), Bổn phận của Phật tử tại gia. Thành hội Phật
giáo thành phố Hồ Chí Minh.
[29]. Hội Phật giáo huyện Xuân Trƣờng (2012), Báo cáo tổng kết công tác
Phật sự nhiệm kì 2007-2012, phương hướng nhiệm vụ 2012-2017.
[30]. Tạ Chí Hồng (2004), Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống
đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
[31]. Đỗ Quang Hƣng (2014), Nhà nước – Tôn giáo – Luật pháp. Nxb Chính
trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
[32]. Đỗ Quốc Hƣng (2008), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - Lý
luận và thực tiễn. Nxb Lý luận chính trị.
[33]. Vũ Thị Hƣơng (2015), Phật giáo trong đời sống văn hóa xã hội tỉnh
Nam Định. Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
[34]. Vũ Ngọc Khánh (2008), Văn hóa gia đình Việt Nam. Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
[35]. Phạm Kế (1996), Cảm nhận đạo Phật. Nxb Hà Nội.
[36]. Kinh Pháp Cú (1993), bản dịch của Thích Thiện Siêu. Viện nghiên cứu
Phật học ấn hành.
[37]. Kinh Tăng Chi (1988), tập II, Thích Minh Châu dịch. Nxb thành phố Hồ
Chí Minh.
[38]. Kinh Tăng Chi (1988), tập III, Thích Minh Châu dịch. Nxb thành phố
Hồ Chí Minh.
[39]. Đặng Thị Lan (2003), “Phật giáo với đạo đức, tâm lý, lối sống ngƣời
Việt”, Tạp chí Giáo dục lí luận (5), tr. 55-60.
[40]. Đặng Thị Lan (2004), Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo

đức con người Việt Nam. Luận án tiến sỹ, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn,
Hà Nội.
7


[41]. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1. Nxb Văn học.
[42]. Lê Văn Lợi (2012), “Mối quan hệ giữa tôn giáo với đạo đức Việt Nam
trong thời kì đổi mới”, Nghiên cứu tôn giáo (11), tr. 3-11.
[43]. Nguyễn Đức Lữ (2010), Tôn giáo – Quan điểm, chính sách đối với tôn
giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Nxb chính trị - hành chính.
[44]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[45]. Đức Nhuận (1996), Đạo Phật và dòng sử Phật. Viện triết lý và triết học
thế giới, California – USA.
[46]. Nyanatiloka Maha Thera (1995), Kinh Chuyển pháp luân, Huỳnh Văn
Niệm soạn dịch. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
[47]. Nguyễn Phan Quang (1996), Có một nền đạo lý Việt Nam. Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
[48]. Tuệ Quang (2013), Lên chùa lễ Phật – Những điều nên biết. Nxb Lao
động.
[49]. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám
cương mục, Tập II. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[50]. Lê Văn Siêu (1993), Nếp sống tình cảm của người Việt Nam. Nxb Cà
Mau.
[51]. Sở Nội vụ tỉnh Nam Định (2008), Báo cáo Hội nghị tổng kết tôn giáo
tỉnh Nam Định từ năm 1991 đến nay. Tài liệu lƣu hành nội bộ.
[52]. Thích Phụng Sơn (1995), Những nét văn hóa của đạo Phật. Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
[53]. Nguyễn Đức Sự, Lê Tâm Đắc (2010), Mấy vấn đề về Phật giáo trong
lịch sử Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[54]. Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nxb Thuận Hóa,

Huế.
[55]. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nxb Giáo dục.
[56]. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb thành
phố Hồ Chí Minh.
8


[57]. Thích Giác Thiện (Sƣu tập) (2011), Kinh A Hàm. Nxb Phƣơng Đông,
thành phố Hồ Chí Minh.
[58]. Trƣơng Thìn (2010), Lên chùa lễ Phật đầu năm. Nxb Thời đại.
[59]. Hoàng Thị Thơ (2004), Giá trị đạo đức Phật giáo trong truyền thống và
hiện đại. Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
[60]. Đồng Văn Thu (2011), Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với
một số lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sỹ triết học,
ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
[61]. Nguyễn Tài Thƣ (chủ biên), Minh Chi, Lý Kim Thoa, Hà Thúc Minh,
Hà Văn Tấn (1998), Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
[62]. Nguyễn Tài Thƣ (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1. Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
[63]. Tiểu ban văn hóa Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh thực hiện
(1998), Phật tổ ngũ kinh, dịch giả Thích Hoàn Quan. Nxb thành phố Hồ Chí
Minh.
[64]. Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Nam Định (2011), Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện
phong trào “Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ” (2008-2011) và 1 năm triển khai mô
hình “Ba an toàn” về an ninh trật tự góp phần thực hiện phương châm “Đạo
pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.
[65]. Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Nam Định (2011), Tài liệu lễ kỉ niệm 30 năm
thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
[66]. Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2005),

Địa chí Nam Định. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[67]. Nguyễn Thị Toan (2010), Giải thoát luận Phật giáo. Nxb Chính trị quốc
gia.
[68]. Nguyễn Thị Toan (2013), “Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (12), tr.69-78.

9


[69]. Vũ Minh Tuyên (2010), Cơ duyên tồn tại và phát triển của Phật giáo
Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia.
[70]. Thích Thanh Tứ (1992), Phật giáo với dân tộc. Thành hội Phật giáo
thành phố Hồ Chí Minh ấn hành.
[71]. Thích Nhật Từ (2013), Gia đình, xã hội và tâm linh. Ứng dụng kinh
Thiện Sinh trong cuộc sống. Nxb Hồng Đức.
[72]. Pháp Vƣơng Tử (2000), “Học Phật là học giới – định – tuệ”, Nghiên cứu
Phật học (4), tr. 5-8.
[73]. Lê Hữu Tuấn (2000), “Những đạo lý căn bản của Phật giáo”, Nghiên
cứu Phật học (4), tr. 9-16.
[74]. Nguyễn Quốc Tuấn (2000), “Mô hình Phật – Thánh qua chùa Bối Khê –
Đại Từ Bi (Hà Tây)”, Nghiên cứu tôn giáo (4), tr.18-20.
[75]. Nguyễn Thanh Tuấn (2009), Phật giáo với văn hóa Việt Nam và Nhật
Bản qua một cách tham chiếu. Nxb Từ điển bách khoa và Viện văn hóa, Hà
Nội.
[76]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2008), Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện
pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22 của chính phủ thi hành một
số pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Tài liệ lƣu hành nội bộ.
[77]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2012), Hội nghị trao đổi kinh nghiệm,
giao ước thi đua thực hiện mô hình phong trào “Ba an toàn” về an ninh, trật
tự giữa các tôn giáo.

[78]. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2014), Điển hình tiêu biểu phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào các tôn giáo (1994-2014).
[79]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011). Nxb Chính trị
Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
[80]. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam (2001), Giáo dục Phật giáo trong
thời hiện đại. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
[81]. Viện nghiên cứu tôn giáo (1994), Những vấn đề tôn giáo hiện nay. Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
10


[82]. Nguyễn Hữu Vui (1994), Tôn giáo và Đạo đức, những vấn đề tôn giáo
hiện nay. Viện nghiên cứu tôn giáo và Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[83]. Walpola Rahula (1999), Lời giáo huấn của Phật đà. Nxb Tôn giáo, Hà
Nội.
[84]. Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới (1997). Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
[85]. Nguyễn Ngọc Yên (2004), Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong quá
trình xây dựng đạo đức ở Việt Nam hiện nay: Qua thực tế ở Hải Phòng.
Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên lí luận chính trị, Hà Nội.
Web tham khảo:
[86]. />giao_Viet_Nam_30_nam_thuc_hien_duong_huong_Dao_phap_Dan_toc_Chu
_nghia_xa_hoi
[87]. />[88]. />[89]. />
11



×