Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tiểu luận kih tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.45 KB, 13 trang )

Mục lục


Kinh tế Vi mô

Phần 1. Phân tích thị trường xe ô tô ở Việt Nam
I. Thực trạng thị trường ô tô nước ta hiện nay
1. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ô tô Việt Nam những năm gần đây
 Đặc điểm:
 Bắt buộc phải theo: Theo ở đây được hiểu là việc chạy đua để ra mắt các mẫu xe mới. Nghĩa là

ở các thị trường xe lớn, tiên tiến có mẫu xe gì thì rất nhanh sau đó, các mẫu xe đó được giới
thiệu hoặc lắp ráp tại Việt Nam.
 Không mấy tiếc tiền: Trong bối cảnh công nghệ thông tin bùng phát như hiện nay, hễ ở đâu xuất
hiện những mẫu xe mới, xe độc là người mua xe Việt Nam nắm bắt rất nhanh. Họ sẵn sàng chi
hàng triệu đô để sở hữu những chiếc xe siêu sang.
 Vẫn chờ đợi về giá: Nếu so sánh với các thị trường trong khu vực thì giá xe Việt Nam vẫn hơn
các nước đến 2-3 lần.Các công ty liên doanh xe vẫn khẳng định giá xe cao là do chính phủ áp
đặt thuế (khoảng giá trị mỗi chiếc xe bán ra). Cũng có quan điểm cho rằng vào thời điểm 2018
giá xe Việt Nam sẽ rẻ hơn nhiều so với hiện nay do mức thuế nhập khẩu cũng như linh kiện
trong khối ASEAN giảm mạnh. Điều đó có thành hiện thực không chúng ta vẫn tiếp tục chờ.
 Các nhân tố ảnh hưởng:

Thu nhập của khách hàng: Đối với Việt Nam thu nhập quốc dân trên đầu người vào khoảng
2.200 USD/năm (2015). Điều này chứng tỏ nhu cầu về các loại sản phẩm cao cấp và đặc biệt là
xe ô tô còn hạn chế. Ta có thể thấy mức thu nhập tỉ lệ thuận với cầu, khi thu nhập tăng đến mức
nào đó sẽ nảy sinh nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và ngược lại nhu cầu giảm khi thu nhập giảm.
Trong một thời gian ngắn thu nhập của người dân Việt Nam khó cải thiện, để kích cầu nhiều
liên doanh xe đang sử dụng loại hình mua xe trả góp. Lượng khách hàng chọn mua ô tô trả góp
tăng chứng tỏ xu hướng tiêu dùng của người dân có sự thay đổi và vấn đề thu nhập dường như
đã được giải quyết phần nào.


 Thị hiếu của khách hàng: Có ảnh hưởng rất lớn đến cầu ô tô trên thị trường. Bởi vì thị hiếu được
hình thành do các yếu tố xã hội, tâm lý, sở thích,…
 Yếu tố tâm lý xã hội: Đây cũng là một nhân tố tác động không nhỏ đến việc tiêu thụ xe hơi. Đối
với những người có thu nhập cao họ sẵn sang chi tiêu cho những chiếc xe siêu sang miễn sao
được người khác ngước nhìn.
Trang 2


Kinh tế Vi mô


Gía cả hàng hóa liên quan: Đối với bất kỳ loại hàng hóa nào dù là hàng hóa đa cấp hay thứ cấp
thì giá cả của các hàng hóa liên quan luôn có ảnh hưởng đến cầu hàng hóa đó trên thị trường. Ta
có thể xem xét ở hai loại hàng hóa là hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Đối với ô tô thì
hàng hóa thay thế là các loại xe máy đắt tiền và hàng hóa bổ sung là giá các dịch vụ bảo hành,
giá các loại xăng, nhớt… giả sử giá xe máy mà gần bằng giá xe ô tô thì tại sao người ta lại
không mua xe ô tô và giá đã rẻ cộng với chế độ bảo hành miễn phí trên toàn quốc thì điều này sẽ
tạo cảm giác an tâm cho người mua hàng và làm cho họ mua sản phẩm đó. Đây là một trong
những biện pháp kích cầu.

II. Thực trạng của thị trường ô tô nước ta hiện nay
1. Lượng cung và nguồn cung ô tô nước ta hiện nay
Có thể nói lượng cung ô tô ở nước ta hiện nay là rất lớn và nó thuộc nhiều nguồn khác nhau.
Phần lớn lượng cung ô tô ở nước ta thuộc ba nguồn chính:


Sản xuất và lắp ráp trong nước.




Nhập khẩu.



Nhập lậu.

Trong ba nguồn này, theo số liệu thống kê trong vài năm trở lại đây thì nguồn thứ nhất
chiếm số lượng lớn nhất, sau đó là nguồn nhập khẩu và cuối cùng là nguồn nhập lậu.
Biểu đồ lượng cung ô tô năm 2007-2010_Đơn vị: Chiếc

Lượng xe hơi sản xuất và lắp ráp trong nước hiện nay vẫn được cung ứng chủ yếu bởi Hiệp
hội các nhà sản xuất xe hơi – VAMA, với 18 thành viên: Toyota, Trường Hải, Honda, Ford,…
Hằng năm mỗi liên doanh sản xuất gần 3000 xe, lượng xe này chỉ dùng để cung cấp cho thị
trường nội địa, điều đó cho thấy chất lượng xe sản xuất và lắp ráp trong nước vẫn còn hạn chế,
thậm chí chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của ngay cả thị trường nội địa, khiến thị trường
xe nhập khẩu vẫn khá sôi động.
Tuy vậy, hầu như các liên doanh đều thờ ơ với các chiến lược sản xuất và lắp ráp trong
nước. Thực tế này đặt ra câu hỏi: Phải chăng các hãng xe ô tô tại Việt Nam đang dần chuyển
sang hình thức kinh doanh nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy tại các nước Đông Nam Á như
Trang 3


Kinh tế Vi mô

Thái Lan, Malaysia,…, nơi sản phẩm của họ nếu chứng minh được là có xuất xứ 40% nội địa
hóa sẽ được hưởng thuế nhập khẩu riêng của khu vực ASEAN, trong đó Việt Nam là 0% bắt đầu
từ năm 2018.
Điều này sẽ khiến lượng xe nhập khẩu sẽ tăng mạnh trong tương lai, với nguồn cung chủ
yếu tới từng các nước Đông Nam Á. Còn lại trong tổng số lượng cung ra thị trường là xe nhập
lậu, lượng xe này có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường ô tô ở nước ta do giá của các loại xe

này cực rẻ, do vậy nó có sức cạnh tranh rất lớn.
2.

Cầu ô tô nước ta hiện nay
Việt Nam hiện nay tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới nền

kinh tế. Nhưng thu nhập của ngườu dân chưa cao. Theo số liệu thống kê từ Bộ Công Thương,
năm 2013, Việt Nam có mức thu nhập bình quân đầu người đạt 1.960USD/người/năm. Ở Mỹ chỉ
số này là 50.708 USD, cao hơn 26 lần Việt Nam. Chỉ số chênh lệch là vậy, nhưng khổ nỗi, một
người dân ở một nước đang phát triển như ở Việt Nam lại phải mua xe ôtô với số tiền cao gấp
2,5 lần so với một người dân ở nước đang nằm trong Top 5 quốc gia giàu nhất thế giới như Mỹ.
Biểu đồ cầu ô tô nước ta giai đoạn 2012-2015-Đơn vị: Nghìn chiếc

Lấy ví dụ về giá của mẫu xe Toyota Camry (một mẫu xe được ưa chuộng cả ở Mỹ và Việt
Nam). Ở Mỹ mẫu Camry L đời 2013 động cơ 2.5L I4 có giá khởi điểm hơn 22.000 USD, phiên
bản cao nhất là XLE động cơ 3.5L V6 có giá chưa tới 30.500USD. Còn ở Việt Nam, nếu muốn
sở hữu Toyota Camry 2.5Q hay 2.5G (cùng dung tích xi-lanh với Camry L 2.5 tại Mỹ), người
mua phải bỏ ra số tiền gần 60.000USD, cao gần gấp 3 lần tại Mỹ.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của nước ta vẫn còn quá kém, đường sá không phù hợp với việc đi
lại bằng xe ô tô, khiến nhu cầu sử dụng xe ô tô của người dân là không cao.
Hiện tại rõ ràng nhu cầu sử dụng xe ô tô của người dân là chưa cao, tuy nhiên trong tương
lai, khi cam kết CEPT có hiệu lực kéo theo sự giảm giá của các loại xe hơi, lượng cầu ô tô chắc
chắn sẽ thay đổi và tăng đáng kể.

III. Quy mô tiêu thụ xe ô tô những năm gần đây

Trang 4


Kinh tế Vi mô


Tiêu thụ ôtô năm 2015 cao kỷ lục,
gần 255.000 xe được người Việt mua
sắm trong năm 2015, cao nhất từ trước
đến nay. Ôtô nhập khẩu tăng giá cả tỷ
đồng /10 mẫu ôtô bán chạy nhất Việt
Nam 2015. Hiệp hội các nhà sản xuất
ôtô Việt Nam (VAMA) vừa có báo cáo
tình hình thị trường năm 2015. Riêng
trong tháng 12, doanh số bán hàng của
toàn thị trường đạt 29.397 xe, tăng 45%
so với cùng kỳ. Đà tăng trưởng trong
suốt 11 tháng trước đó giúp con số tiêu
thụ cả năm đạt 244.914 xe, tăng 55,2% so với 2014 và xác lập mức cao nhất trong lịch sử.

Cụ thể, doanh số bán xe lắp ráp trong nước đạt hơn 173.040 xe, tăng 48% trong khi xe nhập
khẩu là 71.874 xe, tăng 74% so với năm 2014. Theo chủng loại, xe ôtô du lịch tăng 44%, xe
thương mại tăng 74% và xe chuyên dụng tăng 105%.
Đầu năm 2015, VAMA có đưa ra dự báo Việt Nam sẽ cán mốc 200.000 xe trong năm nay.
Như vậy, việc người Việt đã "ồ ạt" mua sắm ô tô đã làm cho doanh số vượt dự báo gần 22,5%.
Trước đó, 2009 là năm tiêu thụ ô tô nhiều nhất song mới đạt khoảng 180.000 xe. Điển hình như
Tập đoàn Toyota (TMV) do nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng, Toyota đã cố gắng không
ngừng để gia tăng năng lực sản xuất. Vì vậy, trong năm 2014, Toyota đã đạt được sản lượng kỉ
lục với 34.778 xe. Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1996, sản lượng hàng ngày chỉ đạt trung bình
2 xe/ ngày, đến nay, cùng với những nố lực tăng năng lực sản xuất, cải thiện quy trình sản xuất
và liên tục nâng cao tay nghề, nhà máy Toyota Việt Nam đã nâng sản lượng hàng ngày lên đến
127 xe. Đặc biệt, vào ngày 24/3/2015, toàn bộ thành viên TMV đã vui mừng chào đón chiếc xe
thứ 300,000 xuất xưởng, đánh dấu 1 cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển
của Toyota tại Việt Nam.


Trang 5


Kinh tế Vi mô

Với doanh số này, đại diện của Toyota Việt Nam cho biết thị trường ô tô Việt Nam đang
đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, song vẫn rất nhỏ bé so với Thái Lan, Indonesia. Do vậy, thị
trường còn nhiều dư địa và tiềm năng phát triển. "Năm 2020, thu nhập bình quân người Việt đạt
3.000 USD.Khi đó, doanh số tiêu thụ ô tô sẽ cán mốc 370.000 xe", đại diện Toyota Việt Nam dự
báo.
Về thị phần, THACO tiếp tục dẫn đầu mới lượng tiêu thụ đạt 80.421 xe, tăng 90% so với
năm 2014 và chiếm 38,6%. Toyota đứng thứ 2 với 24% thị phần, tiếp đó là Ford và Honda.

IV. Các phân khúc xe ô tô tại Việt Nam
Các phân khúc xe của Việt Nam được căn cứ theo tiêu chuẩn phân hạng ô tô của Châu Âu,
lấy chiều dài làm thông số chính chia xe hơi thành 6 hạng xe: từ A đến F.
Tại Việt Nam, ngoài căn cứ về chiều dài, các xe trong cùng phân khúc thường nằm trong 1
tầm giá nhất định, đây cũng là 1 trong những tiêu chuẩn quan trọng trong phân hạng xe. Chúng
tôi sẽ lồng ghép những tiêu chẩn này để các bạn có được một cái nhìn tổng quan nhất về các
phân khúc xe hơi tại Việt Nam.
1. Xe hạng A – xe gia đình, xe mini


Có chiều dài thân xe ngắn hơn 3.6 m, dung tích động cơ thường nhỏ hơn 1.2.



Xe trong phân khúc này có giá vào khoảng từ 350 triệu đến 500 triệu.




Các mẫu xe tiêu biểu như Kia Morning, Chevrolet Spark, Huyndai Grand

2. Xe phân hạng B


Thân xe dài từ 3.6 đến 3.9 m, 4 chỗ, có thể chở tối đa 5 người, dung tích động cơ từ 1.3
đến 1.6.



Giá xe trong phân khúc này từ 500 triệu đến 650 triệu.



Các dòng xe tiêu biểu như Ford Fiesta, Toyota Yaris, Mazda 2.



Trong khi đó, Toyota Vios và Honda City tuy có nhiều dài cơ sở lớn hơn nhưng do có
mức giá rẻ hơn các xe thuộc phân khúc C nên vẫn được xếp vào phân khúc B. Và đây là
2 mẫu xe đạt doanh số bán khá tốt tại Việt Nam.
Trang 6


Kinh tế Vi mô

3. Phân hạng C – Xe hạng trung



Chiều dài xe từ 3.9 đến 4.4m với dung tích động cơ từ 1.4 đến 2.5.



Các mẫu xe hạng C có giá từ 700 triệu đến 900 triệu đồng tùy từng phiên bản.



Tiêu biểu như Honda Civic, Ford Focus, Toyota Corolla, Mazda 3. Trong đó, Corolla là
mẫu xe đạt kỷ lục tổng doanh số bán ra trên 40 triệu chiếc trên toàn cầu.

4. Phân hạng D – Xe hạng trung cỡ lớn


Với chiều dài từ 4.4 đến 4.7 m, khoang lái rộng, động cơ mạnh mẽ.



Xe thuộc phân khúc này có giá từ 900 triệu đến 1,2 tỷ đồng.



Với sự góp mặt của nhiều tiên tuổi lớn như Toyota Camry, Honda Accord, Mazda 6.



Camry là một trong những mẫu xe bán chạy nhất của Toyota tại Mỹ

5. Phân hạng E – Xe hạng sang



Xe có chiều dài từ 4.7 đến 5 m, khoang nội thất rộng, trang thiết bị cực kỳ cao cấp.



Xe trong phân khúc này thường có giá từ 1,2 đến 1,7 tỷ đồng.

6. Phân hạng F- Xe hạng sang cao cấp


Chiều dài xe lớn hơn 5m



Những mẫu xe phân hạng F thường có giá trên 2 tỷ với nhiều phiên bản tùy chọn khác
nhau để phù hợp với yêu cầu của khách hàng.



Ngoài ra, còn có một cách phân loại ô tô phổ biến khác dựa trên kiểu dáng khung gầm xe

7. Sedan


Là dòng xe phổ biến nhất, với 4 cửa, tối đa 5 chỗ ngồi, khoang hành lý cách biệt với
khoang cabin.

8. Dòng Hatchback

Trang 7



Kinh tế Vi mô


Có kích thước nhỏ gọn, tối đa 5 chỗ ngồi, số cửa 3 hoặc 5.

9. SUV (Sport Utility Vehicle)


Hay xe thể thao đa dụng, với 5 cửa, thiết kế khung gầm cao, dẫn động 4 bánh, thiết kế
vuông vức, nam tính, thiên về chạy đường dài, off-road.

10.


CUV (Crossover Utility Vehicle)

Thừa hưởng nhiều nét tương đồng so với SUV, thiết kế đẹp hơn, trang bị nhiều tính năng
giải trí để phù hợp hơn với những khách hàng đô thị nhưng vẫn có được sự mạnh mẽ của
SUV.

11.


MPV (Multile Purpose Vehicle)

Xe đa dụng, gồm 5 cửa, gầm thấp hơn SUV, nội thất rộng rãi, có thể chở được đến 8
người, hàng ghế sau có thể gập lại để tăng khả năng vẫn chuyển.


12.


Pick-up – Xe bán tải

Dễ dàng nhân ra qua 3 khoang riêng biệt: khoang động cơ, khoang hành khách, khoang
chở hàng

13.


Coupe – Xe thể thao 2 cửa, 4 cửa

Xe có kiểu dáng thể thao, mui cứng, 2 cửa. Ngày nay, nhiều hãng xe giới thiệu các mẫu
coupe 4 cửa thể thao.



Convertible, Cabriolet, Spyder, Roadster – Xe mui trần



Những mẫu xe này mui có thể đóng mở linh hoạt, mui cứng hoặc mui mềm (bằng vải
hoặc nhựa dẻo). 2 hoặc 4 cửa, thiết kế thể thao, động cơ mạnh mẽ.

V. Tình hình giá cả

Trang 8



Kinh tế Vi mô

Hiện nay, nếu so sánh giá của các loại ô tô của nước ta so với các nước khác trên thế giới thì
giá ô tô của nước ta vào loại cao. Ví dụ: Một chiếc xe BMW X5 tại thị trường Mỹ có giá 46.675
USD thì ở thị trường Việt Nam là 164.000 USD.
Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả đắt gấp 3 lần so
với người Mỹ, gấp 1,5 lần Thái Lan, Indonesia cho một chiếc xe tương đương là vì cho đến lúc
này, toàn bộ thị trường vẫn bị chi phối bởi các nhà sản xuất ôtô nước ngoài hoặc các liên doanh
với nước ngoài mà không có đối trọng từ bất cứ nhà sản xuất nội địa nào, hay mức giá cạnh
tranh nào từ các sản phẩm nhập ngoại.
Dòng xe (tính ở mức
giá thấp nhất)
Toyota 86
Camry
Vios
Yaris
Innova
Fortuner
Fiesta
Focus
Civic 1.8 AT
City CVT
CRV 2.0 AT

Việt Nam
(USD)
72.803
49.929
25.365
29.281

33.371
42.142
25.187
29.771
34.710
26.878
44.856

Thái Lan

Indonesia

(%)

(%)

5%
36%
63%
124%
41%
26%
63%
41%
48%
64%
34%

49%
26%

33%
81%
66%
38%
54%
-1%
22%
26%
54%

Bảng giá xe ở Việt Nam so với Thái Lan và Indonesia

Thêm vào đó là chính sách thuế rất cao của Chính phủ áp cho mặt hàng này. Người dân Việt
Nam muốn sở hữu một chiếc ôtô, họ phải trả cho chiếc xe ấy rất nhiều loại thuế và phí. Chính
bởi gánh nặng thuế và phí hiện nay mà người tiêu dùng Việt Nam, với mức thu nhập rất khiêm
tốn, song nếu muốn có một chiếc xe hơi "hạng trung”, họ phải trả giá cho chiếc xe đó với mức
tiền cao gấp 3 lần mức giá thế giới đối với chiếc xe cùng loại.
Thông thường công suất khai thác càng thấp thì càng lỗ vì không thể đủ doanh thu để khấu
hao của cả dây chuyền. Thế nhưng các liên doanh vẫn có lời “ khủng khiếp ”, chứng tỏ giá bán ô
tô đã bị đẩy lên rất nhiều so với giá trị thực của xe.
Hơn nữa, các liên doanh ô tô hiện nay rất khó tìm được các nguồn cung từ trong nước cho
dù đó là những loại phụ kiện rất đơn giản như những loại chi tiết lắp ghép: bulong, ốc vít,… các
Trang 9


Kinh tế Vi mô

nhà sản xuất trong nước chỉ cung cấp những loại bao bì. Chỉ có vài nhà chế tạo hiện đang sản
xuất ở nước ta. Phần lớn các loại xe lắp ráp ở nước ta theo dạng xe lắp ráp trong nước từ các phụ
tùng nhập khẩu nên chi phí vận chuyển rất lớn. Và điều này làm cho giá cả các loại xe cao vọt.

Chính điều này chứng tỏ một cơ cấu bất hợp lý về chính sách đầu tư, thương mại về phát
triển nền công nghiệp ô tô ở nước ta.Điều này cần có những giải pháp cụ thể từ phía chính phủ
cũng như từ phía các doanh nghiệp và cũng như sự phối hợp của hai thành phần này sao cho hợp
lý và qua đó có thể phát triển nên công nghiệp ô tô ngày càng vững mạnh.

Phần 2. Chiến lược cạnh tranh của các hãng xe ô tô ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, thị trường ô tô toàn cầu ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc
liệt với hàng loạt những hãng sản xuất ô tô lớn nhỏ khác nhau. Chính sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt này cùng với quy mô thị trường ngày càng mở rộng, các hãng sản xuất ô tô, bằng những
chiến lược kinh doanh của mình, ngày càng cố gắng tìm ra những giải pháp cạnh tranh có hiệu
quả để có thể khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

I. Chiến lược cạnh tranh của Tập đoàn ô tô Toyota (TMV) năm 2015
Trong năm 2015 này, với tình hình kinh tế nhiều triển vọng, nhu cầu thị trường năm nay
được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, để đón nhận các cơ hội và thách thức mới, TMV sẽ
không ngừng nỗ lực để đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam, tiếp tục là một công dân tốt với nhiều đóng góp tích cực cho xã hội Việt Nam và đạt được
mọi mục tiêu đề ra hướng đến kỷ niệm 20 năm thành lập.
Nhằm tiếp tục tăng trưởng, TMV đặt mục tiêu thách thức cho năm 2015 như sau:
1.

Về bán hàng: TMV đặt mục tiêu cho năm 2015 với 46,000 xe (tăng 13% so với năm 2014)
bằng cách triển khai nhiều hoạt động marketing đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho khách hàng,
tiếp tục giới thiệu nhiều sản phẩm hơn cũng như mang đến nhiều cơ hội trải nghiệm các mẫu xe
mới cho khách hàng

2.

Về hài lòng của khách hàng: TMV đặt mục tiêu hướng tới vị trí số 1 về chỉ số hài lòng khách
hàng trong cả dịch vụ và bán hàng thông qua những nỗ lực hơn nữa để nâng cao kĩ năng chăm

sóc khách hàng cũng như đẩy mạnh hoạt động Bán hàng và Dịch vụ

Trang 10


Kinh tế Vi mô
3.

Về dịch vụ sau bán hàng: TMV đặt mục tiêu về số lượng xe vào làm dịch vụ là 660,000
lượt (tăng 12% so với năm 2014) thông qua việc đẩy mạnh hoạt động duy trì khách hàng cũng
như gia tăng tỉ lệ khách hàng quay lại.

4.

Về hệ thống đại lý: TMV cũng sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống đại lý, phát triển các đại lý chất
lượng tốt, tăng số lượng đại lý cũng như nâng cao chuỗi giá trị cho khách hàng

5.

Về sản xuất: Bên cạnh các hoạt động Kaizen, nâng cao chất lượng sản xuất và các khoản đầu
tư hiệu quả, TMV đặt mục tiêu gia tăng sản lượng sản xuất cho năm nay lên 41,000 xe (tăng
18% so với năm 2014)
Một số mẫu xe của công ty Toyota

II. Chiến lược cạnh tranh cùa công ty TNHH ô tô Thái Dương trong những năm sắp
tới
Chiến lược về giá cả
Xây dựng cơ chế giá bán vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đảm bảo tính linh hoạt phù
hợp với từng thời điểm, biến động của thị trường.
Áp dụng phương thức chiết khấu cho khách hàng khi mua chiếc ô tô thứ 2 hoặc giới thiệu

thêm 1 khách hàng mới đến công ty mua sản phẩm.
Chiến lược sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm
Trong thị trường sản xuất ô tô hiện nay, công ty cần nghiên cứu các dòng sản phẩm của đối
thủ và đa dạng hóa sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, công ty cũng cung cấp các sản phẩm hỗ
trợ cho ô tô như hệ thống an ninh trống trộm, hệ thống định vị GPS…

Trang 11


Kinh tế Vi mô

Nhu cầu trang trí nội thất và ngoại thất cho ô tô ngày càng tăng cao nhưng hiện nay nhiểu
doanh nghiệp chưa đáp ứng được vấn đề này nen đây chính là điểm mấu chốt quyết định cho sự
thành côn và khả năng của chiến lược.
Chiến lược quảng cáo
Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức quảng cáo qua các phương tiện thong tin đại chúng:
sử dụng thư điện tử ( Email), Facebook, … xây dựng chương trình khuyến mãi dài hạn cho từng
năm với tần suất 2-4 lần/tháng.
Chiến lược chăm sóc khách hàng
Trong năm 2015, công ty sẽ mở thêm một số Garage, chi nhánh từ Bắc vô Nam để có thể
đáp ứng nhu cẩu của khách hàng.

Trang 12


Kinh tế Vi mô

Phần 3. Kết luận
Dựa vào nghiên cứu ở trên ta có thể đưa ra một số nhận xét chung cho thị trường ô tô của
nước ta hiện nay như sau:

 Lượng cung vào thị trường rất đa dạng và thường xuyên lớn hơn nhiều so với lượng cầu.
 Có nhiều nhà đầu tư nhưng dầu tư ít vốn và sản phẩm không đa dạng.
 Nhà nước chưa có chính sách đầu tư và thương mại hợp lý, thuế còn quá cao, thủ tục

nhập khẩu còn khá phức tạp.
 Chưa có nguồn cung phụ tùng từ trong nước.
 Cầu về ô tô ở thị trường nước ta không cao do đặc điểm về kinh tế xã hội. Đồng thời giá

các loại xe ô tô ở nước ta còn quá cao kể cả so với thu nhập cũng như so với xe cùng loại
sản xuất ở nước khác.
Qua quá trình nghiên cứu trên cho thấy sự phức tạp của thị trường ô tô ở nước ta và nó còn
rất nhiều điều để nghiên cứu. Nó sẽ là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và phải có sự nghiên cứu
một cách sâu sắc để đề ra các biện pháp giải quyết. Bên cạnh đó, nhà nước cũng phải thực hiện
những biện pháp hợp lý để có thể quản lí cũng như phát triển thị trường ô tô ở nước ta trong giai
đoạn sắp tới khi Việt Nam tham gia một cách toàn diện vào ASEAN, WTO,…

Trang 13



×