Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tư tưởng giáo dục của Edgar Morin trong tác phẩm Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.57 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ MINH HÒA

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA EDGAR MORIN
TRONG TÁC PHẨM “BẢY TRI THỨC TẤT YẾU
CHO NỀN GIÁO DỤC TƢƠNG LAI”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ MINH HÒA

TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA EDGAR MORIN
TRONG TÁC PHẨM “BẢY TRI THỨC TẤT YẾU
CHO NỀN GIÁO DỤC TƢƠNG LAI”

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Hƣng


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng và có sự tham khảo
của những tác giả ghi trong danh mục tài liệu tham khảo. Các tài liệu, số liệu
sử dụng trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ
TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA EDGAR MORINError!

Bookmark

not

defined.
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Tư tưởng giáo dục của Wilhelm von HumboldtError! Bookmark not
defined.

1.2.2. Tư tưởng của J.Dewey về dân chủ và giáo dụcError! Bookmark not
defined.
1.2.3. Quan điểm giáo dục của Albert EinsteinError!

Bookmark

not

defined.
1.3. Tiền đề về khoa học tự nhiên ................ Error! Bookmark not defined.
1.4. Edgar Morin và tác phẩm “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục
tƣơng lai”........................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC
EDGAR MORIN TRONG TÁC PHẨM “BẢY TRI THỨC TẤT YẾU
CHO NỀN GIÁO DỤC TƢƠNG LAI” ....... Error! Bookmark not defined.
2.1. Tính cấp thiết cải cách giáo dục ............ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Thách thức mang tính toàn cầu............. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thách thức về phương pháp giáo dục ... Error! Bookmark not defined.
2.2. Mục tiêu của giáo dục ............................ Error! Bookmark not defined.
2. 3. Phƣơng pháp giáo dục .......................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Nội dung của giáo dục ............................ Error! Bookmark not defined.
2.5. Đánh giá về tƣ tƣởng giáo dục của Edgar MorinError!
not defined.

Bookmark


2.5.1. Một vài đánh giá về tư tưởng giáo dục của Edgar Morin ............. Error!
Bookmark not defined.
2.5.2. Vận dụng giá trị của nó cho việc đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay

......................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ của nền kinh tế tri thức, giáo
dục - đào tạo được khẳng định là nhân tố, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã
hội. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, các chính phủ đều
rất coi trọng giáo dục. Sở dĩ như vậy, bởi vì giáo dục là điều kiện tiên quyết góp
phần phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị xã hội và hơn hết giáo dục - đào
tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Giáo dục - đào tạo không chỉ có
vai trò quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn là cơ sở để hình thành nền
văn hóa tinh thần. Giáo dục có tác động vô cùng to lớn trong việc xây dựng ý thức
đạo đức, xây dựng nền văn hóa, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới,
nhân cách mới của toàn bộ xã hội.
Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, điều này thể hiện
qua các lần tổ chức Đại hội Đảng giáo dục luôn là nội dung được bàn luận đến: Bắt
đầu từ Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đã ra quyết định số 14NQTƯ về cải cách giáo dục với tư tưởng xem giáo dục là bộ phận quan trọng của
cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ
đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo
dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Tư tưởng chỉ
đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua
các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, sự
nghiệp Giáo dục được Đại hội toàn quốc lần thứ X đặc biệt quan tâm và nhấn
mạnh hơn nữa nhằm giáo dục con người phát triển toàn diện, nhất là thế hệ trẻ.
Sự nghiệp giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu không nhỏ, góp
phần quan trọng vào việc đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nghèo. Thế
nhưng, như nhận định trong kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung

ương khóa XI thì đến nay giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự là quốc


sách hàng đầu để làm động lực quan trọng nhất cho phát triển. Nhiều hạn chế, yếu
kém của giáo dục và đào tạo chưa được khắc phục, có mặt còn nặng nề hơn. Hiện
nay, giáo dục Việt Nam vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội.
Bất cập của giáo dục Việt Nam thể hiện ở tất cả mọi mặt từ việc quản lý giáo dục
cho đến nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, sách giáo khoa, cơ sở vật
chất, đội ngũ những người dạy học. Có thể nói giáo dục Việt Nam đang thiếu một
nền tảng triết học giáo dục phù hợp.
Một nền giáo giáo dục kém sẽ không thể đào tạo được nguồn nhân lực chất
lượng cao. Tất nhiên nếu thiếu nhân lực tốt thì Việt Nam sẽ tụt hậu, không thể phát
triển được trong một thế giới đang biến đổi từng ngày, đặc biệt là khi khoa học –
công nghệ đang có những bước phát triển vượt bậc. Vì thế, để có một nền giáo dục
tốt, với chương trình sách giáo khoa tối ưu hay một kỳ thi đánh giá đúng chất
lượng học sinh, nhằm khuyến khích cả thầy và trò dạy tốt, học tốt… trong bối cảnh
hiện nay, giáo dục Việt Nam rất cần phải học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm của
những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Giáo dục Việt Nam buộc phải tìm cho
được giải pháp để đổi mới giáo dục thành công. Vấn đề cốt lõi là cần đổi mới căn
bản triết lý về giáo dục để từ đó có thể xây dựng chương trình giáo dục đúng đắn,
khoa học từ mục tiêu đến nội dung và phương pháp giáo dục cũng như cơ chế
quản lý và điều hành giáo dục.
Edgar Morin (1921 - ) nhà triết học, nhân học Pháp có tư tưởng giáo dục
được thể hiện hoàn bị thông qua bộ ba tác phẩm sư phạm. Trong đó đặc biệt phải
kể đến “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai” là tác phẩm viết về những
vấn đề chủ yếu của giáo dục với tư duy mới mẻ, độc đáo. Trong tác phẩm này ông
đã đặt nền giáo dục trong một bối cảnh mới đầy biến động, đưa ra quan niệm về
giáo dục: không dạy lý luận, tri thức đơn thuần, nhồi nhét kiến thức mà cần phải
dạy cho người học những kỹ năng, khả năng tư duy. Nội dung của giáo dục không
thể xa lạ với con người mà là những gì cơ bản, thiết thực nhất. Chú trọng việc



người học tự tìm tới kiến thức. Triết lý giáo dục của Edgar Morin đầy tính nhân
văn: tất cả vì con người, cho con người, người học được tôn trọng. Tác phẩm của
ông đã thể hiện một chủ nghĩa nhân văn cao cả, một chủ trương giáo dục đầy tinh
thần dân chủ, yêu thương, tôn trọng nhân phẩm của người học.
Việc nghiên cứu tác phẩm “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai”
sẽ góp phần làm sáng tỏ quan niệm cơ bản về giáo dục của Edgar Morin. Đây cũng
là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc làm nền tảng giải quyết những vấn
đề giáo dục nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Và việc nghiên cứu, tiếp thu một
cách có chọn lọc những quan điểm giáo dục của ông là điều cần thiết.
Với những lý do trên, tôi đã chọn: Tư tưởng giáo dục của Edgar Morin trong
tác phẩm “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai” làm đề tài luận văn của
mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngày nay, khi văn minh nhân loại bước vào giai đoạn phát triển mới với nền
kinh tế tri thức, cạnh tranh bằng chất xám, vấn đề giáo dục được quan tâm đặc biệt
ở bất cứ quốc gia nào. Việc tìm hiểu, nghiên cứu những tư tưởng giáo dục hay
những nền giáo dục tiến bộ trên thế giới là điều cần thiết.
Edgar Morin là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của nước Pháp
đương đại, ông dành một sự quan tâm lớn đối với vấn đề giáo dục và có những suy
tư vô cùng độc đáo về nó. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một tác phẩm nào
thuần túy giới thiệu hay nghiên cứu một cách hệ thống về tư tưởng này của ông.
Năm 1998, Hội nghị thế giới về Giáo dục Đại học do UNESCO triệu tập đã
ra “Bản tuyên ngôn thế giới về giáo dục đại học cho thế kỷ XXI: Tầm nhìn và hành
động” (World Declaration on Higher Education for the Twenty-first Century:
Vision and Action). UNESCO cũng công bố nhiều công trình quan trọng khác về
nền giáo dục tương lai trong đó có “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương
lai” của Edgar Morin. Đây là lần đầu tiên tác phẩm ra mắt những người quan tâm



đến vấn đề giáo dục. Chứng tỏ nó là một công trình được đánh giá cao và xứng
đáng để tìm hiểu cùng nghiên cứu.
Tác phẩm này đã tạo cho tác giả sự nổi tiếng trên thế giới và đã gây sự chú ý
của rất nhiều người. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu một cách hệ thống về
tác phẩm này là chưa có.
Còn ở Việt Nam, khi nói đến Edgar Morin, người ta dường như chỉ thường
bàn tới tư tưởng triết học về “tư duy phức hợp” của ông chứ chưa thấy một công
trình nghiên cứu khoa học chính thức bàn đến quan niệm của ông về giáo dục qua
tác phẩm “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai”.
Kể từ năm 2008, tác phẩm sau khi dịch ra tiếng Việt và được nhà xuất
bản Tri thức phát hành thì đã có những bài báo giới thiệu về tác giả và tác phẩm có
thể kể đến: Hội thảo về giáo dục với chủ đề “Edgar Morin và triết học giáo dục”
giới thiệu chân dung nhà triết học, nhân học Pháp E.Morin. Có những phân tích về
quan điểm giáo dục của ông.
Bài giới thiệu của Phạm Khiêm Ích về cuốn sách “Liên kết tri thức” do
Edgar Morin chủ biên (Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2005) với tiêu đề “Cải cách
giáo dục trước thách đố của thế kỷ XXI” đã nêu lên quan điểm giáo dục của Edgar
Morin thể hiện trong tác phẩm Liên kết tri thức. Bài giới thiệu khá ngắn gọn về E.
Morin trên báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 22/5/2008.
Bài viết của Phạm Khiêm Ích “Edgar Morin và triết học giáo dục” đăng trên
tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội số 8/2008 trình bày quan điểm về giáo dục của
Edgar Morin một cách khái quát nhưng rất sâu sắc.
Tóm lại, về đề tài tư tưởng giáo dục của Edgar Morin trong tác phẩm “Bảy
tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai”, hiện nay chưa có công trình nào
nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống. Tất cả các công trình đã biết mới dừng lại ở
đánh giá nói chung về tư tưởng giáo dục của ông hoặc giới thiệu cơ bản về tác
phẩm.



Việc làm rõ tư tưởng giáo dục của Edgar Morin sẽ là một cơ sở lý luận rất
tốt từ đó có thể đưa ra những giải pháp đúng đắn hướng tới đổi mới nền giáo dục
nước nhà. Do vậy, tôi mạnh dạn khai thác và tìm hiểu đề tài trên. Tuy nhiên, với
thời gian và hiểu biết còn hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi
rất mong nhận được những ý kiến phê bình, đóng góp mang tính xây dựng để luận
văn được hoàn thiện hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Mục đích của đề tài là kiến giải và trình bày một cách khái quát nội dung tư
tưởng giáo dục của Edgar Morin trong tác phẩm “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo
dục tương lai”.
Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ cơ bản
sau:
- Tìm hiểu những điều kiện, tiền đề làm nảy sinh tư tưởng giáo dục của
Edgar Morin.
- Trình bày nội dung cơ bản về giáo dục của Edgar Morin trong tác phẩm:
Sự cần thiết phải cải cách giáo dục, mục tiêu, phương pháp, nội dung giáo dục.
- Đánh giá một vài giá trị trong tư tưởng của Edgar Morin về giáo dục.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Edgar Morin trong tác
phẩm “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai”. Trong đó tập trung vào các
nội dung sau: Sự cần thiết phải cải cách giáo dục, mục tiêu, phương pháp, nội dung
của giáo dục.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu


Cơ sở lý luận của nghiên cứu được khai triển trên nền tảng các quan điểm
của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của
Đảng về vấn đề giáo dục và đào tạo con người.

Về phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp văn bản học, phương
pháp logic – lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp thu thập thông tin…
6. Đóng góp của luận văn
Đây là một tác phẩm khá mới đối với chúng ta. Do vậy, đóng góp lớn nhất
của luận văn là: Nghiên cứu hệ thống hóa những tư tưởng cơ bản về giáo dục của
Edgar Morin trong tác phẩm “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai”. Góp
một phần nhỏ vào việc đi sâu nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Edgar Morin.
Có thể làm tài liệu mang tính tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu về
giáo dục, triết học phương Tây hiện đại.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 9 tiết.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Remo Bodei (2011), Triết học thế kỷ XX, Người dịch: Phan Quang Định,
Nxb. Thời đại, Hà Nội
2. Alan C.Bowen (2004), Khoa học và triết học Hy Lạp cổ đại, Người dịch: Lê
Sơn, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội
3. Crane Brinton (2007), Con người và tư tưởng phương Tây, Người dịch:
Phạm Viên Phương và Mai Sơn, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội
4. Viên Quốc Chấn (2001), Luận về cải cách giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội
5. Trịnh Doãn Chính (2005), Triết lý phương Đông giá trị và bài học lịch sử,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6. Jacques Delors (2003), Học tập: một kho báu tiềm ẩn(Báo cáo gửi UNESCO
của Hội đồng Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI), Người dịch: Trịnh Đức
Thắng, Nxb. Giáo dục
7. John Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục, Người dịch: Phạm Anh Tuấn,
Nxb. Tri thức, Hà Nội

8. John Dewey (2012), John Dewey về giáo dục, Người dịch: Phạm Anh Tuấn,
Nxb. Trẻ, Hà Nội
9. Bùi Đăng Duy (2014), Triết học hiện đại Pháp những điểm gặp gỡ ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội
10. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương Tây
hiện đại, Nxb, Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội


14. Lưu Phóng Đồng (2004), Triết học phương Tây hiện đại, Người dịch: Lê
Khánh Tường, Nxb, Lý luận Chính trị
15. Trần Khánh Đức (2010), Phát triển giáo dục Việt Nam và thế giới, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội
16. Phạm Văn Đức (chủ biên) (2007), Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á –
Thái Bình Dương, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
17. Ladurie Emmanuel Le Roy (1999), Nước Pháp bước vào thế kỷ XXI, Người
dịch: Chu Tiến Ánh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
18. Lê Văn Giang (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
19. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ
phát triển xã hội – kinh tế, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội
20. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm (2002), Giáo dục thế giới đi vào
thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
21. Lương Việt Hải (2009), Văn hóa, triết lý và triết học, T/c Triết học, số 1,
2009

22. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2008), Đại cương lịch
sử triết học phương Tây hiện đại (cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX),
Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
23. Lương Vị Hùng, Khổng Khang Hoa (2008), Triết học giáo dục hiện đại,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
24. Phạm Khiêm Ích (2008,) Edgar Morin và triết học giáo dục, tạp chí Thông
tin Khoa học Xã hội số 8/2008.
25. Francois Jullien (2004), Minh triết phương Đông và triết học phương Tây,
Nhiều người dịch, Nxb. Đà Nẵng
26. Krishnamurti (2007), Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, Người dịch: Đào Hữu
Nghĩa, Nxb. Văn hóa Sài gòn, Thành phố Hồ Chí Minh


27. Kỷ yếu Đại học Humbouldt 200 năm (1810 - 2010): Kinh nghiệm thế giới
và Việt Nam, Nxb. Tri thức, Hà Nội
28. Phạm Minh Lăng (2003), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây,
Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội
29. Cao Liên (2003), Phác thảo lịch sử thế giới, Nxb. Thanh niên, Hà Nội
30. Nguyễn Thế Long (2006), Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Việt Nam
trong kinh tế thị trường, Nxb. Lao động
31. Luật Giáo dục (2005), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
32. Seve Lucien (1997), Triết học hiện đại Pháp và nguồn gốc của nó từ năm
1789 đến nay, Người dịch: Phong Hiền, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
33. Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, Nxb. Sự thật, Hà Nội
34. Hồ Chí Minh (2002), Về giáo dục và tổ chức thanh niên, Nxb. Thanh niên,
Hà Nội
35. Edgar Morin (2008), Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai, Người
dịch: Nguyễn Hồi Thủ, Nxb. Tri thức, Hà Nội
36. Edgar Morin (2005), Liên kết tri thức– thách thức của thế kỷ XXI, Người
dịch: Chu Tiến Ánh và Vương Toàn, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội

37. Edgar Morin (2009), Nhập môn tư duy phức hợp, Người dịch: Chu Tiến
Anh và Chu Trung Can, Nxb. Tri thức, Hà Nội
38. Edgar Morin (2006), Phương pháp 3: Tri thức về tri thức. Nhân học về tri
thức, Người dịch: Lê Diên, Nxb. ĐHQG Hà Nội
39. Edgar Morin (2008), Phương pháp 4: Tư tưởng, Người dịch: Chu TIến
Ánh, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội
40. Edgar Morin (2015), Phương pháp 5: Nhân loại về nhân loại. Bản sắc nhân
loại, Người dịch: Chu Tiến Ánh, Nxb. Tri thức, Hà Nội
41. Edgar Morin (2012), Phương pháp 6: Đạo đức học, Người dịch: Chu Tiến
Ánh, Nxb. Tri thức, Hà Nội


42. Edgar Morin, Anne Brigitte Kern (2002), Trái đất – Tổ quốc chung: Tuyên
ngôn cho thiên niên kỷ mới, Người dịch: Chu Tiến Ánh, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội
43. Phan Ngọc (2006), Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp, Nxb. Văn hóa
thông tin và Viện văn hóa, Hà Nội
44. Nhiều tác giả (2008), Những vấn đề giáo dục hiện nay. Quan điểm và giải
pháp, Nxb. Tri thức, Hà Nội
45. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), (2009), Giáo dục học đại cương, tập 2,
Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội
46. Đoàn Huy Oánh (2004), Sơ lược lịch sử giáo dục, Nxb. ĐHQG TP Hồ Chí
Minh
47. Hồ Sĩ Quý (1998),Tìm hiểu về văn hóa và văn minh, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
48. Carl Roger (2001), Phương pháp dạy và học hiệu quả, Người dịch: Cao
Đồng Quát, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh
49. Bùi Văn Nam Sơn (2014), Trò chuyện triết học, Tập 1, Nxb. Tri thức, Hà
Nội
50. Hà Nhật Thăng và Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội
51. Đặng Hữu Toàn (chủ biên), (2005), Các nền văn hóa thế giới tập II, Nxb.
Từ điển bách khoa, Hà Nội
52. Tần Ngôn Trước (2001), Thời đại kinh tế tri thức, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội
53. Nguyễn Trường (2015), Á – Phi – Mỹ - Latin trong thế kỷ XXI, Nxb. Tri
thức, Hà Nội
54. Thế Trường (2004), Hành trang thời đại kinh tế tri thức, Nxb. Giao thông
vận tải, Hà Nội


55. Thái Duy Tuyên (2003), Những vấn đề chung của giáo dục học, Nxb. Đại
học Sư phạm, Hà Nội
56. Nguyễn Mạnh Tường (1994), Lý luận giáo dục châu Âu, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội
57. Lương Mỹ Vân (2006), Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp,
luận văn thạc sĩ triết học, Viện triết học, Hà Nội
58. Viện Khoa học giáo dục (2001), Xã hội hóa giáo dục, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội
59. Viện Ngôn ngữ (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thanh niên, Hà Nội
60. Nguyễn Hữu Vui (2004), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
61. Jean Wall (2006), Lược sử triết học Pháp, Nhiều người dịch, Nxb. Văn hóa
thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh
62. Fukuzawa Yukichi (2015), Khuyến học, Người dịch: Phạm Hữu Lợi, Nxb.
Thế giới, Hà Nội



×