ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
-----------------------
LÊ THỊ DIỆU NGỌC
TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA N.MACHIAVELLI
TRONG TÁC PHẨM QUÂN VƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH 2016 – X
HÀ NỘI – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
-----------------------
LÊ THỊ DIỆU NGỌC
TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA N.MACHIAVELLI
TRONG TÁC PHẨM QUÂN VƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH 2016 - X
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
Những kết quả từ những tác giả trƣớc mà tôi sử dụng đều đƣợc trích dẫn rõ
ràng, cụ thể. Không có bất kì sự không trung thực nào trong các kết quả
nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2020
Sinh viên
Lê Thị Diệu Ngọc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CUỘC ĐỜI CỦA N.MACHIAVELLI VÀ NỘI DUNG
CHÍNH CỦA TÁC PHẨM QUÂN VƢƠNG ................................................. 9
1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội thời kì Phục hƣng ....................... 9
1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng của Machiavelli .................... 13
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Nicolo Machiaveli .................................. 21
1.4. Nội dụng chính của tác phẩm “Quân vƣơng” .................................... 25
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC
N. MACHIAVELLI TRONG TÁC PHẨM “QUÂN VƢƠNG”................. 30
2.1. Mối quan hệ chính trị và đạo đức ...................................................... 30
2.2. Cái nhìn của N.Machiavelli về bản tính con ngƣời ........................... 40
2.3. Bản tính ngƣời thể hiện trong phẩm chất quân vƣơng ...................... 44
2.4. Thời cơ và vận mệnh.......................................................................... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: ....................................................... 60
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử là một dòng chảy không ngừng từ quá khứ đến tƣơng lai. Trong
dòng chảy đó thời kì Phục hƣng có vị trí vô cùng độc đáo, đặt nền móng cho
một nền văn minh phát triển rực rỡ sau này. Thời kì Trung cổ con ngƣời bị kìm
kẹp, thân phận con ngƣời đã quá nhỏ bé, con ngƣời phải đeo gông cùm của thần
quyền và thế quyền, một xã hội luôn nhuốm màu u ám. Chủ nghĩa nhân văn thời
kì Phục hƣng nhƣ những tia sáng đầu tiên trong màn đêm u tối ấy, đƣa con
ngƣời dần thoát khỏi sự kìm kẹp hàng ngàn năm, mở ra một thời kì phát triển
rực rỡ về mọi mặt. Ăngghen đã nhận xét thời kì Phục hƣng: “Đó là một cuộc
đảo lộn tiến bộ nhất mà từ xƣa tới nay, nhân loại đã trải qua, đó là một thời đại
cần có những con ngƣời khủng lồ và đã sinh ra những con ngƣời khủng lồ:
khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình tính cách, khổng lồ về mặt có lắm
tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng” [9; tr.459- 460].
Niccolò Machiavelli (1469 - 1527) cũng đƣợc xem nhƣ một ngƣời
“khổng lồ” của thời kì này. N.Machiavelli là một nhà tƣ tƣởng lỗi lạc của Italia
thời kì Phục hƣng, một ngƣời đƣợc coi là “ông tổ” của chính trị học hiện đại.
N.Machiavelli sống trong một thời kì có nhiều biến động, một thời kì mà mọi
mặt trong đời sống từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng,… đều có sự
thay đổi to lớn. Thời kì Trung cổ đang trên đà sụp đổ để nhƣờng chỗ cho thời kì
Phục hƣng, chủ nghĩa tƣ bản xuất hiện và ngày càng lớn mạnh cùng với đó là
chế độ phong kiến đang trên đà tiêu vong, các phát kiến địa lí, những phát minh
khoa học,…
Ngƣời ta biết rất ít về tuổi trẻ của Machiavelli, nhƣng song có một điều
chắc chắn là ông đƣợc nắm rất rõ về thời kì Hy Lạp - La Mã. Ông tham gia vào
con đƣờng chính trị từ rất sớm, chính điều đó đã đem lại cho ông nhƣng kinh
nghiệm thực tiễn quý báu, ảnh hƣởng rất lớn đến tƣ tƣởng của ông sau này. Tuy
1
nhiên, những biến động ở Florence đã khiến ông phải chấm dứt sự nghiệp chính
trị của mình. Cũng vì lẽ đó, Machiavelli dành thời gian để suy ngẫm, đƣa ra
những lý luận của riêng mình. Trong các tác phẩm của ông thì tác phẩm Quân
vƣơng là tác phẩm nổi tiếng nhất và đây cũng chính là tác phẩm gây nhiều tranh
cãi nhất. Tuy nhiên đây cũng là cuốn cẩm nang quan trọng của nhiều nhà chính
trị nổi tiếng. Tác phẩm Quân vƣơng không phải là một tác phẩm thuần chính trị,
mà trong đó cũng có những tƣ tƣởng triết học về con ngƣời, về các phẩm chất
đạo đức đƣợc Machiavelli thể hiện qua nhân cách ngƣời cầm quyền.
Trong tác phẩm Quân vƣơng N.Machiavelli giành một phần để đề cập
đến nhân cách của ngƣời cầm quyền, đây cũng đƣợc xem nhƣ là tƣ tƣởng đạo
đức mà ông muốn thể hiện. Trong tƣ tƣởng của mình, N.Machiavelli lấy con
ngƣời làm trung tâm, làm bộ phận quan trọng nhất của thế giới. Ông đƣa ra
quan niệm lấy cá nhân làm chủ thể và là mục đích của mọi cải tạo lịch sử.
Thông qua lăng kính “cá nhân” N.Machiavelli đã xem xét mọi vấn đề, bắt đầu
từ vấn đề đạo đức xã hội và kết thúc ở vấn đề tôn giáo. Ông đƣa con ngƣời từ
cuộc sống ở thiên đƣờng về với cuộc sống hiện thực ở trần thế. Trong cuộc sống
hiện thực, đạo đức của con ngƣời bị nhiều thứ tác động nhƣ lợi ích vật chất, địa
vị, tác động của mọi ngƣời xung quanh,… Những thứ này ảnh hƣởng đến sự
hình thành và phát triển đạo đức của mỗi ngƣời. Và con ngƣời thể hiện rõ nhất
bản tính của mình trong lĩnh vực chính trị. Nhãn quan chính trị Machiavelli đã
lột tả đƣợc bản chất của con ngƣời là ích kỉ, tham lam.
Ngày nay, đất nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới trên mọi
lĩnh vực, trong đó có cả văn hóa, chính trị, đạo đức. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm
hiểu tử tƣởng đạo đức của N.Machiavelli trong tác phẩm Quân vƣơng là hoàn
toàn cần thiết. Qua việc nghiên cứu tác phẩm chúng ta có thể nâng cao năng lực
tƣ duy chính trị, nhận diện các sự kiện chính trị, hiểu rõ hơn về bối cảnh xã hội
châu Âu những năm đầu thời kì Phục hƣng, điều đó có ích trong quá trình hội
nhập của nƣớc ta. Trong qua trình hội nhập với thế giới, chúng ta cũng phải đối
2
mặt với không ít nguy cơ, nhƣ hiện tƣợng một số ngƣời đánh mất bản thân,
chạy theo các giá trị vật chất, bội tín, ích kỉ, hay sự xuống cấp của các giá trị
đạo đức truyền thống. Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần nghiên cứu và
khảo sát các tƣ tƣởng triết học về đạo đức, về con ngƣời đặc biệt là tƣ tƣởng đạo
đức của N.Machiavelli để tìm ra nguyên nhân của sự tha hóa và các giải pháp
khắc phục. Machiavelli còn cho chúng ta thấy rõ con ngƣời không chỉ tha hóa
trong lĩnh vực kinh tế mà còn tha hóa trong lĩnh vực chính trị - lĩnh vực thể hiện
rõ bản chất của con ngƣời. Một đóng góp quan trọng khác của N.Machiavelli
trong quan niệm về con ngƣời là sự định hƣớng vào chủ thể chính trị. Theo đó,
an nguy của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất của quân vƣơng, của
thủ lĩnh chính trị.
Không phải ngẫu nhiên mà Quân vƣơng đƣợc liệt vào hàng một trong
những cuốn sách kinh điển hay về chính trị. Cho đến tận ngày nay tác phẩm vẫn
duy trì đƣợc tính thực tế và khả năng dự báo về những gì cần có để trở thành
một quân vƣơng, một ngƣời lãnh đạo. Trong quan niệm của Machiavelli, đã là
một quân vƣơng thì không thể bị cản trở bởi những luân lí, những giá trị đạo
đức. Rousseau đã nói về Machiavelli: “Dƣờng nhƣ đây là các bài học dành cho
các vị vua chúa, nhƣng thực ra ông đang dạy những bài học vĩ đại cho nhân
dân”.
Xuất phát từ những lý do trên em chọn Tƣ tƣởng dạo đức của Niccolò
Machiavelli trong tác phẩm “Quân vƣơng làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử
nhân ngành triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Niccolò Machiavelli là một trong những nhà tƣ tƣởng có cái nhìn độc đáo
nhất thời kì Phục hƣng. Điều đó đƣợc ông thể hiện một phần trong tác phẩm
Quân vƣơng . Tác phẩm hoàn thành năm 1513 nhƣng đến năm 1532 tác phẩm
Quân vƣơng (Il Principe) của Machiavelli mới đƣợc xuất bản tại Italia. Mãi đến
3
năm 1540 tác phẩm mới đƣợc dịch sang tiếng Anh, và đƣợc tái bản nhiều lần
sau đó. Nhƣng trƣớc đó gần 4 thế kỷ năm 1559, tác phẩm Quân vƣơng cùng
toàn bộ các tác phẩm khác của Machiavelli đã bị đƣa vào danh mục sách bị giáo
hội cấm lƣu hành và tàng trữ. Những “ngƣời theo Thiên Chúa giáo và theo đạo
tin lành đều đua nhau lên tiếng chống đối ông” [8; tr. 5].
Tuy nhiên sách của ông đã đƣợc lƣu truyền từ trƣớc đó, vì vậy tuy bị cấm
lƣu hành nhƣng tác phẩm không mấy bị ảnh hƣởng vì nó đã đƣợc dịch ra nhiều
thứ tiếng, tác phẩm đã sớm lan tỏa khắp châu Âu. Đặc biệt nhiều nhà độc tài và
vua chúa trong mọi thời kì đã tìm đƣợc các lời khuyên hữu ích trong tác phẩm
Quân vƣơng của Machiavelli: “Bằng danh sách những độc giả say mê cuốn sách
gồm những nhân vật rất quan trọng: Hoàng đế Charles đệ ngũ, và bà Catherine
de Medicis đã tán thƣởng tác phẩm. Oliver Cromwell đã kiếm đƣợc một bản
Ông Hoàng (tức Quân vƣơng) chép tay và đã áp dụng những nguyên tắc của
cuốn sách đó trong Chính phủ Cộng hòa Anh quốc. Hai ông vua Pháp Henry đệ
ngũ Là Henry đệ tứ lúc bị ám sát còn cầm cuốn Ông hoàng trong tay. Cũng một
cuốn sách đó đã giúp cho Fréderick Đại đế tạo ra chính sách của nƣớc Phổ thời
ấy. Vua Louis thứ 14 đã coi Ông hoàng là cuốn sách gối đầu gƣờng đƣợc ƣa
thích hơn hết. Ngƣời ta đã tìm thấy một cuốn Ông hoàng có ghi những chú thích
trong xe ngựa của Hoàng đế Napoléon ở Waterlo. Những ý kiến về cách cai trị
của Napoléon đệ tam đã chính thức bắt nguồn cũng từ cuốn Ông hoàng, và
Bismark cũng đã là một đệ tử trung thành của N.Machiavelli. Gần đây hơn nữa,
cứ theo nhƣ chính lời của Hitler thì Ông hoàng là nguồn cảm hứng thƣờng
xuyên của ông ta lúc nghỉ ngơi. Về phần Benito Mussolini, ông đã từng tuyên
bố: Tôi tin rằng cuốn Ông hoàng của N.Machiavelli phải là sách chỉ nam tuyệt
tác của nhà chính khách. Học thuyết của tác giả ngày nay vẫn hợp thời vì trong
vòng bốn trăm năm vẫn không có những gì thay đổi sâu xa trong trí não ngƣời
ta hay là trong những hoạt động của các quốc gia” [ 2; tr. 23].
4
Có thời gian tiếng tăm của Machiavelli bị gắn với sự độc ác, xấu xa, là
một chính khách đầy mƣu mô, thủ đoạn, giả đạo đức,… đến thế kỉ XIX tiếng
tăm của Machiavelli mới đƣợc bênh vực và biện minh phần nào. Ngày nay
Machiavelli đƣợc xem nhƣ là “ông tổ” của chính trị học hiện đại, một nhà bình
luận xuất sắc về tâm lí học và nghệ thuật của ngƣời lãnh đạo và tác phẩm “Quân
vƣơng” chính là tác phẩm đặt nền móng.
Ở Việt Nam thân thế, sự nghiệp của Niccolò Machiavelli cũng đƣợc
nhiều ngƣời quan tâm, xuất hiện những công trình nghiên cứu về Machiavelli
tuy còn nhiều hạn chế. Một số tác phẩm của Machiavelli cũng đƣợc dịch sang
tiếng Việt với nhiều bản dịch khác nhau. Đặc biệt là tác phẩm Quân vƣơng đã
đƣợc nhiều ngƣời dịch và tái bản nhiều lần. Các bản dịch của Vũ Mạnh Hồng,
Nguyễn Hiền Chi hay bản dịch của Đặng Thƣ đã cho ta thấy đƣợc khái quát
nhất về Machiavelli và toàn bộ nội dung của tác phẩm Quân vƣơng. Trong tác
phẩm Quân vƣơng Machiavelli đƣa ra những tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, tƣ
tƣởng về con ngƣời hết sức độc đáo, khác biệt với những tƣ tƣởng trƣớc đó.
Cuốn Những luận thuyết nổi tiếng thế giới (Nxb văn hóa thông tin. Tp Hồ
Chí Minh 1999) của Vũ Đình Phòng và Lê Huy Hòa đã bƣớc đầu giới thiệu khái
quát về thân thế, sự nghiệp và tác phẩm Quân vƣơng của Machiavelli. Ngoài ra
tác phẩm còn nói đến một số biến cố của Italia giai đoạn này.
Cuốn Đại cƣơng lịch sử triết học phƣơng Tây của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn
Anh Tuấn (Nxb Văn hóa thông tin. Tp Hồ Chí Minh 2006), và cuốn Lịch sử
triết học phƣơng tây tập 1 của Đỗ Minh Hợp (Nxb Chính trị quốc gia 2014) đã
nói đến tƣ tƣởng của N.Machiavelli trên cơ sở xâu chuỗi các vấn đề để chỉ ra
đặc điểm tƣ duy của Machiavelli; chủ nghĩa hiện thực về chính trị, cái nhìn bi
quan về con ngƣời, các quan điểm mới về đức hạnh của quốc vƣơng; các
“nguyên tắc” nhƣ là điều kiện phục hồi và đổi mới đời sống chính trị. Nhóm tác
giả đã khái quát ba quan điểm cơ bản khi nói đến mối quan hệ chính trị và đạo
đức là: tính chất đạo đức của chính trị đƣợc quy định bởi mục đích của nó;
5
phƣơng tiện sử dụng có ảnh hƣởng hàng đầu đến ý nghĩa đạo đức của nó; cả
mục đích lẫn phƣơng tiện đều quan trọng nhƣ nhau đối với việc đem lại cho
chính trị tính chất nhân đạo, mục đích lẫn phƣơng tiện cần phải tƣơng dung với
nhau và với bối cảnh cụ thể. Trong ba quan điểm trên thì Machiavelli là ngƣời
ủng hộ quan điểm thứ nhất, tuy nhiên sẽ là sai lầm khi coi ông là ngƣời thanh
minh cho sự tách rời hoàn toàn chính trị khỏi đạo đức.
Cuốn 106 nhà thông thái do P.S.Taranốp biên soạn (Đỗ Minh Hợp dịch,
Nxb chính trị quốc gia 2000) đã lấy mốc từ vua Sôlômông cho đến Actua
Sơpenhaoơ, chọn ra 106 gƣơng mặt tiêu biểu, trong đó đã đề cập đến
Machiavelli. Tác phẩm đã trình bày khái quát, cô đọng lại những nét chính từ
cuộc đời, các sự kiện làm nên số phận, tạo nên tính cách, cũng nhƣ tƣ tƣởng của
Machiavelli.
Theo Robert B.Downs trong cuốn Những tác phẩm biến đổi thế giới
(Hoài Châu và Từ Huệ dịch, Nxb Lao động hà nội 2003), “Quân vƣơng là một
trong những tác phẩm từng gây đƣợc những ảnh hƣởng sâu đậm và lâu dài ở
phƣơng Tây và phƣơng Đông, có tác động lớn lao đến đời sống nhân loại, xứng
đáng đƣợc gọi là „Books That Changed World‟ – những tác phẩm biến đổi thế
giới” [2; tr. 5]. Cuốn sách nhắc đến tác phẩm Ông hoàng của Machiavelli ngay
từ những trang đầu tiên, và nhận định tác phẩm chứa đựng những bài học cho
muôn đời. Tác phẩm đã chỉ ra và phân tích khái quát nhất những tƣ tƣởng đạo
đức, chính trị,… mà Machiavelli nhắc đến trong tác phẩm Quân vƣơng.
Nhìn chung những nghiên cứu về N.Machiavelli không nhiều, nhƣng các
nghiên cứu đều có đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu tử tƣởng của
Machiavelli trong đó có cả tử tƣởng về đạo đức của ông. Tuy nhiên chƣa có
cuốn sách nào lấy Machiavelli cũng nhƣ những tƣ tƣởng và tác phẩm của ông
làm nghiên cứu chủ đạo. Trƣớc tình hình đó, khóa luận mong muốn đem đến cái
nhìn sáng tỏ tƣ tƣởng đạo đức của Machiavelli trong tác phẩm Quân vƣơng.
6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Phân tích, làm rõ tƣ tƣởng đạo đức của Machiavelli trong tác
phẩm Quân vƣơng.
Nhiệm vụ:
- Phân tích điều kiện kinh tế, xã hội và tiền đề tƣ tƣởng – lý luận cho sự
ra đời của tƣ tƣởng đạo đức của Niccolò Machiavelli và sự ra đời của tác phẩm
Quân vƣơng.
- Trình bày khái quát những nội dung cơ bản của tác phẩm Quân vƣơng
- Phân tích, làm rõ những tƣ tƣởng đạo đức mà Machiavelli thể hiện trong
tác phẩm Quân vƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Tƣ tƣởng đạo đức của Niccolò Machiavelli
Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu nghiên cứu tƣ tƣởng đạo đức của
N.Machiavelli thông qua tác phẩm “Quân vƣơng”.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Dựa trên các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết đạo đức Mác - Lênin.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống nhất lịch sử logíc, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa,…
6. Ý nghĩa của khóa luận
7
Ý nghĩa lý luận: Khóa luận đóng góp vào việc hiểu đúng và sâu hơn về
một lĩnh vực quan trọng của triết học phƣơng Tây thời kì Phục hƣng nói chung,
đạo đức học của Machiavelli nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Khóa luận có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho
những ai ham thú tìm hiểu về tƣ tƣởng đạo đức của Machiavelli.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 2 chƣơng, 8 tiết.
8
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CUỘC ĐỜI CỦA N.MACHIAVELLI VÀ NỘI DUNG
CHÍNH CỦA TÁC PHẨM QUÂN VƢƠNG
1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội thời kì Phục hƣng
Sau khi Hy Lạp - La Mã cổ đại sụp đổ, Tây Âu bƣớc vào thời kì Trung cổ
với sự thống trị của nhà thờ. Bƣớc vào thời kì này các công trình, thành tựu thời
kì Hy - La xây dựng đã dần bị lãng quên, bị vùi lấp một phần không nhỏ. Thời
kì này cả Châu Âu trở nên u ám.
Thời kì Trung Cổ ở châu Âu kéo dài hàng nghìn năm với sự thống trị của
nhà thờ, nền kinh tế tự cung tự cấp làm cho sự giao thƣơng rất hạn chế. Tới thế
kỉ XIV theo sự phát triển của kinh tế ở các thành thị, phƣơng thức sản xuất mới
hình thành trong lòng phƣơng thức sản xuất phong kiến, mầm mống của quan
hệ sản xuất tƣ bản dần dần đƣợc hình thành. Sự phân công lao động giữa các
ngành nghề, các vùng sản xuất đã hình thành nên nền kinh tế hàng hóa, giai cấp
tƣ sản bắt đầu xuất hiện. Quan hệ sản xuất tƣ bản phát triển nhanh chóng và trở
nên lớn mạnh hơn, các nhà tƣ sản, các nhà tƣ tƣởng không còn chịu sự áp đặt,
các giáo lí lỗi thời của nhà thờ, họ tìm cách thoát khỏi sự kìm kẹp của giáo hội
và nhà thờ. Tuy nhiên do lực lƣợng còn mỏng, giai cấp tƣ sản chƣa thể lật đổ
đƣợc nhà thờ, vì vậy họ tìm đến một cách khác, đó là làm một cuộc cách mạng
trên lĩnh vực văn hóa, tƣ tƣởng.
Các nhà tƣ tƣởng của giai cấp tƣ sản vận động khôi phục lại sự huy hoàng
của văn hóa Tây Âu thời cổ đại. Họ nhìn thấy ở trong nền văn hóa thời cổ đại có
nhiều yếu tố phù hợp với tình hình hiện nay, có thể giúp ích đƣợc họ, có thể
chống lại giáo hội và nhà thờ và hơn hết có thể làm cho giáo hội và nhà thời
không có lí do để buộc tội họ.
Phong trào văn hóa Phục hƣng xuất hiện đầu tiên ở Italia. Ngƣời Italia gọi
phong trào này là “Renascita”. Italia là trung tâm của đế quốc Roma thời cổ đại
vì vậy ở đây còn giữa lại nhiều di tích của nền văn hóa Hy Lạp – Roma. Từ
9
Italia phong trào nhanh chóng lan ra khắp các nƣớc ở Tây Âu nhƣ Anh, Pháp,
Tây Ban Nha và lan khắp cả Châu Âu. Các nhà văn hóa phục hƣng mong muốn
khôi phục lại nền văn hóa rực rỡ từ thời cổ đại Hy lạp – La Mã, với một lí do
chính đáng là khôi phục lại những điều mà Chúa cho phép, điều này làm cho
giáo hội và nhà thờ không thể phản đối phong trào Phục hƣng. Qua việc khôi
phục nền văn hóa cổ đại các nhà văn hóa thời kì này còn muốn nhà thờ thay đổi
cách nhìn về thế giới và con ngƣời.
Các nhà văn hóa Phục hƣng chú ý nhiều vào việc khôi phục lại truyền
thống đề cao con ngƣời của thời Hy Lạp cổ đại vốn từ thời Protago đã coi “Con
ngƣời là thƣớc đo của muôn loài”. Và khôi phục sự tự do của con ngƣời so với
sự chuyên chế độc tài của phong kiến và giáo hội. Trong bức tranh “Mars và
Venus” của danh họa Veronese, chàng kị sĩ rời khỏi yên ngựa, rũ bỏ thanh
gƣơm, cởi bỏ chiếc áo khoác, ngả đầu vào vị nữ thần sắc đẹp và tình yêu. Hai
tiểu thần Amua bay tới, một tiểu thần buộc chân họ vào nhau bằng sợi dây gắn
bó, tiểu thần còn lại đem thanh gƣơm trả lại ngựa xám, chú ngựa xám buồn thiu.
Chiếc áo của nữ thần phủ lên một bức tƣờng đen tối tƣợng trƣng cho thời kì
trung cổ đang đổ vỡ và hiện ra sau bức tƣờng là một kiến trúc nổi tiếng của thời
Hy Lạp cổ đại. Hay trong bức tranh “Hằng nga tái sinh” toàn bộ bức tranh nhƣ
là một lời tuyên ngôn rằng thời kì Trung Cổ đang trên đà sụp đổ và nhƣờng chỗ
cho một thời kì mới.
Xét về bản chất kinh tế thời kì Phục hƣng là thời kì chuyển từ phƣơng
thức sản xuất phong kiến sang phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. “Đây là
thời kì tích lũy tƣ bản đƣợc mở rộng, trong nông nghiệp phƣơng thức canh tác
đƣợc cải tiến nhƣ luân canh, sử dụng phân bón, đầm lầy đƣợc tát cạn, rừng rậm
đƣợc khai phá nên diện tích canh tác đƣợc mở rộng, sản lƣợng tăng” [7; tr. 24].
Ngƣời nông dân bị cƣớp mất ruộng đất, ngƣời lao động bị tách khỏi tƣ liệu sản
xuất. Các đồng cỏ nuôi bò, nuôi cừu đƣợc mở rộng. Các chủ xƣởng thủ công
nghiệp dần áp dụng phƣơng thức quản lí mới theo lối tƣ bản chủ nghĩa, họ ngày
10
càng có vai trò quan trọng trong xã hội mới và nắm giữ vai trò quan trọng trong
nền kinh tế, họ trở thành một giai cấp mới trong xã hội - gia cấp tƣ sản. Ngƣời
nông dân bị cƣớp đoạt ruộng đất, để có thể nuôi sống chính mình họ buộc phải
rời xa quê hƣơng đến các công trƣờng thủ công nghiệp, các thành phố lớn để
làm thuê. Họ chính là tiền thân của giai cấp vô sản sau này.
Chế độ phong kiến ngày càng lụi tàn, phƣơng thức sản xuất nhỏ lẻ của
chế độ phong kiến đã không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại. Những
đạo luật hà khắc, sự bóc lột tàn ác của ngƣời địa chủ phong kiến đối với nông
dân đã làm mâu thuẫn giữa ngƣời địa chủ với ngƣời nông dân trở nên gay gắt,
những cuộc nổi dậy của nông dân nhằm chống lại địa chủ phong kiến diễn ra
khắp Châu Âu và giai cấp tƣ sản trở thành đồng minh của họ. “Ngƣời ta không
chỉ đòi xóa bỏ đặc quyền đặc lợi của giai cấp phong kiến, những chƣớng ngại
trên con đƣờng phát triển theo xu hƣớng tƣ bản chủ nghĩa và còn chĩa mũi nhọn
vào giáo hội La Mã, thành lũy tinh thần của chế độ phong kiến” [4; tr. 236].
Giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều trƣờng đại học nhƣ đại học Tuludo,
Oxford, Cambridge, Palecmo,… chúng trở thành những nơi học tập, nghiên
cứu, trung tâm văn hóa, khoa học, dần thay thế cho các trƣờng học của giáo hội,
làm giảm ảnh hƣởng của giáo hội đối với nhân dân. Các trƣờng học có xu thế
hoạt động độc lập nhằm thoát khỏi sự kìm kẹp của giáo hội.
Ở Tây Âu giai đoạn này ngƣời nông dân rời bỏ quê hƣơng đến các thành
thị làm thuê rất đông đảo, vì thế hình thành rất nhiều các thành thị. Có ba loại
thành thị: “Thành thị mới: thành thị của những ngƣời thủ công thoát ly khỏi
nông thôn lập nên. Thành thị cổ: thành thị có từ thời cổ đại đƣợc phục hồi lại.
Thành thị do lãnh chúa quý tộc phong kiến xây dựng cho thị dân thuê” [13;
tr.94].
Thế kỉ XV đánh đánh dấu sự chuyển biến to lớn của xã hội châu Âu. Do
kinh tế tƣ bản không những phát triển, sự đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất,
11
các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển. Các thành tựu to lớn của khoa
học kĩ thuật trên mọi lĩnh vực nhƣ sử dụng năng lƣợng nƣớc, các ngành dệt,
luyện kim, chế tạo vũ khí,… có sự phát triển vƣợt bậc. Sự phân công lao động
đƣợc đẩy mạnh, các công xƣởng thủ công không ngừng đƣợc mở rộng.
Quan hệ sản xuất tƣ bản đƣợc hình thành và phát trển không ngừng. Giai
cấp tƣ sản không ngừng lớn mạnh và khẳng định vai trò, sức mạnh của mình
trong xã hội phong kiến. Nhƣng trong giai đoạn này, quan hệ sản xuất phong
kiến vẫn còn tồn tại, quan hệ sản xuất tƣ bản chƣa đƣợc củng cố vững chắc. Vì
vậy giai cấp lãnh chúa phong kiến vẫn tiếp tục bóc lột nông dân, nông dân mất
hết ruộng đất buộc phải trở thành những ngƣời làm thuê. Mâu thuẫn giữa nông
dân và các địa chủ phong kiến ngày càng trở lên gay gắt hơn. Lợi dụng mâu
thuẫn đó giai cấp tƣ sản một mặt thì cùng với nông dân chống lại các lãnh chúa
phong kiến, mặt khác do giai cấp tƣ sản cần một thị trƣờng thống nhất, tiền tệ
thống nhất, vì vậy giai cấp tƣ sản đã bắt tay với nhà vua chống lại các lãnh chúa
để xây dựng một nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền. Tuy nhiên nhà nƣớc này
không phải là biểu hiện sự hùng mạnh của chế độ phong kiến phƣơng Tây mà
chỉ là sự cố gắng cuối cùng của chế độ phong kiến hòng giữ lại địa vị thống tị
của mình. Nhà nƣớc phong kiến trong thời kì này nhƣ là một liên minh giữa một
nhà nƣớc đang trên đà sụp đổ với sự phát triển của giai cấp tƣ sản.
Các phát kiến địa lí, những hành tựu của khoa học tự nhiên, sự ra đời của
nhiều loại máy móc đã làm thay đổi cả châu Âu. Với sự xuất hiện của máy móc,
sự xuất hiện các nguồn năng lƣợng mới nhƣ năng lƣợng gió đã làm tăng năng
suất lao động, của cái đƣợc làm ra nhiều hơn. Hiệu quả kinh tế đƣợc đặt lên
hàng đầu. Những mong muốn của con ngƣời có thể đáp ứng ngay tại hiện thực
mà không phải trong Kinh thánh hay ở thế giới bên kia.
Mọi mặt xung quanh cuộc sống con ngƣời dần dần thay đổi, vì vậy tƣ duy
con ngƣời cũng dần thay đổi. Con ngƣời thay vì bị kìm kẹp bởi những giáo điều
hà khắc của Thiên chúa giáo thì giờ đây bắt đầu có cơ hội sáng tạo hơn, đƣợc tự
12
do phát triển, giảm bớt những cấm đoán hơn so với lúc giáo hội còn đang thịnh
trị. So với thời kì Thiên chúa giáo đang thống trị hoàn toàn mọi mặt của xã hội
thì con ngƣời làm việc thiện là làm theo lời Chúa, làm điều ác là trái ý của
Chúa, mọi việc con ngƣời làm đều quy về với Chúa, thì giờ đây đã xuất hiện
tầng lớp tri thức phi tôn giáo, họ truyền bá những tƣ tƣởng tiến bộ, những tƣ
tƣởng nằm ngoài nhà thờ, con ngƣời không còn chịu sự an bài tuyệt đối của
Thiên Chúa. Các tƣ tƣởng tiến bộ không ngừng đƣợc truyền bá quyền uy, sự
phổ biến của giáo hội không còn tuyệt đối nhƣ trƣớc. Ngoài những phát minh về
khoa học kĩ thuật làm thay đổi phƣơng thức sản xuất còn có các khám phá khoa
học làm đảo lộn mọi nhận thức trƣớc đó của con ngƣời, lung lay nền chuyên
chính của nhà thờ. Các vấn đề khoa học nhƣ Galileo khẳng định trái đất hình
tròn. Ông nói trái đất cũng nhƣ mọi hành tinh khác mà thôi, nó không phải là
trung tâm của cả vũ trụ này, nó chỉ là trung tâm của các lực lƣợng mà nó chi
phối. Các quan điểm của các nhà triết học nhƣ của Leonardo da Vinci, Bruno,
Nicolo Machiavelli, Dante… đã đƣa ra những quan điểm khác biệt so với các
quan điểm trƣớc đó. Những quan điểm mới này đã đánh một đòn mạnh vào sự
chuyên chính tinh thần của nhà thờ Trung cổ. Phục hƣng có thể xem là thời kì
con ngƣời tìm lại chính mình, con ngƣời không bị lệ thuộc vào Chúa, con ngƣời
trở về chính mình, trở về với chính thế giới thực tại.
1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng của Machiavelli
Thời kì Phục hƣng chịu ảnh hƣởng sâu sắc của nền văn hóa Hy Lạp cổ
đạị. “Từ thế kỷ XIII trở đi, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, sự phát triển của phƣơng
tiện giao thông, sự trao đổi về sách cũ, sách mới bên cạnh nền học thuật chính
thức, bên cạnh kinh viện học, ngƣời ta đã thấy nảy nở một nguồn tƣ tƣởng lành
mạnh, bạo dạn. Kho tàng tƣ tƣởng Hy Lạp, khoa học Ả Rập kích thích tinh thần
học hỏi với ngƣời xƣa, với ngoại quốc. Đi đôi với những cuộc thám hiểm,
những đạo quân viễn chinh, với sự phát triển công nghệ và thƣơng mại, là
những cuộc phát kiến về văn hóa, về khoa học, về phong tục của xã hội Đông
13
Âu và Tiểu Á” [8; tr.20 – 21]. Con ngƣời thời Phục hƣng có cơ hội tiếp xúc lại
với nền văn minh cổ đại dƣới mọi hình thức nhƣ triết học, nghệ thuật, văn
chƣơng,… những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đời sống
tinh thần con ngƣời của giai đoạn Phục hƣng.
Vì vậy, ngay từ thời còn trẻ N.Machiavelli đã dành nhiều quan tâm đến
các tác phẩm và tác giả thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Và cũng chính tƣ tƣởng
của thời kì Hy - La cổ đại đã trở thành nguồn tƣ tƣởng để Machiavelli sử dụng
trong các tác phẩm sau này, đặc biệt là trong tác phẩm Quân vƣơng. Machiavelli
tiếp thu nhiều tƣ tƣởng của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nhƣ Socrates,
Platon, Arixtotle,…
1.2.1. Socrates
Socrates (469 - 399 TCN), nhà triết học nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại.
Ông cho rằng luật pháp chính là nền tảng của nhà nƣớc. Ông chủ trƣơng giao
quyền điều hành nhà nƣớc vào tay những ngƣời có năng lực, có tri thức.
Socrates phê phán những quan niệm sai lầm về cái thiện “Ở thời ông, một
khi bàn về vấn đề giá trị, thì phải thông qua các khái niệm cái thiện, kĩ năng, cái
đức hạnh và cái hạnh phúc. Các khái niệm này có thể diễn tả theo ba khuynh
hƣớng. Có thể quan niệm cái thiện theo cách hiểu của chủ nghĩa vị lợi
(Utilitarismus) nhƣ cái gì đó có mục đích, hữu ích, cần thiết. Hay theo cách hiểu
của chủ nghĩa khoái lạc, cái thiện là cái dễ chịu, khao khát, ham muốn tƣơng
ứng. Chủ nghĩa tự nhiên lại coi cái thiện là sự vƣợt trội và là sức mạnh của kẻ
thống trị. Ở đây chủ nghĩa vi lợi và chủ nghĩa tự nhiên không phải là đáp số
cuối cùng, vì cái hữu dụng và cái mạnh chỉ phục vụ cho một mục đích đƣợc xếp
đặt nào đó” [5; tr.75 -76]. Điều này thƣờng thấy trong thời đại của Socrates.
Trong tƣ tƣởng đạo đức của Socrates thì học thuyết đức hạnh là bộ phận
cơ bản nhất. Ông thừa nhận ba đức hạnh cơ bản là tính kiềm chế, lòng dũng cảm
và sự công bằng. Ba đức hạnh này hợp lại thành sự thông thái. “Sự thông thái là
14
đức hạnh nói chung và thể hiện khả năng phân biệt cái tốt và cái xấu, cái hữu
ích và cái bất dụng, trong đó tính tự chủ là cơ sở cho mọi đức hạnh khác. Thiếu
nó thì ngƣời ta không thể sống và làm việc. Lòng dũng cảm là sự biết cách cần
khắc phục những mối nguy hiểm một cách khéo léo và mạnh bạo nhƣ thế nào.
Việc tuân thủ luật pháp thành văn – cơ sở cho sự thịnh vƣợng của nhà nƣớc – và
sự công bằng là tri thức giúp con ngƣời biết tuân thủ luật pháp đó” [14; tr.50].
Socrates coi điều tốt (phúc lợi) là thỏa mãn, hài lòng, coi cái ác là đau
khổ. Tất cả mọi ngƣời đều hƣớng đến điều tốt, đến hạnh phúc, tránh cái xấu.
Tuy nhiên con ngƣời lại mắc sai lầm khi tìm đến hạnh phúc, và con ngƣời
không biết rõ thế nào là hài lòng thực sự. Vì thế con ngƣời cần đến tri thức, cần
tri thức dẫn đƣờng đến hạnh phúc. Socrates đặc biệt đề cao tri thức và coi tri
thức là nền tảng của đức hạnh. Khi con ngƣời có tri thức thì họ sẽ biết hƣớng
đến cái thiện và tránh điều ác. Mọi cái ác, hành vi vô đạo đức đều là do sự kém
hiểu biết, do sự dốt nát. Vì vậy con đƣờng đi đến tri thức cũng là con đƣờng
hoàn thiện nhân cách đạo đức của con ngƣời. Tuy nhiên con ngƣời tự tìm kiếm
tri thức của riêng mình vì vậy họ có đủ sức chống lại những ý kiến của ngƣời
khác. Socrates kiên quyết bảo vệ tính độc lập của mỗi cá nhân trƣớc những đánh
giá của xã hội.
Socrates ủng hộ ngƣời cầm quyền là những ngƣời có tri thức chứ không
phải là quý tộc hay những kẻ giàu có. Ông cho rằng nhà nƣớc và luật pháp đứng
trên nhất vì vậy mọi ngƣời đều phải tuân thủ luật pháp mà mỗi quốc gia đã ban
hành.
1.2.2. Platon
Platon (427 - 347 TCN) xuất thân từ tầng lớp quý tộc ở Athen. Ông cho
rằng nhà nƣớc phát sinh từ những nhu cầu của con ngƣời. “Trong cuộc sống,
con ngƣời luôn tồn tại các nhu cầu cơ bản là lƣơng thực, quần áo và chỗ ở.
Không một cá nhân nào có thể tự một mình thỏa mãn đƣợc tất cả những nhu cầu
15
ấy, vì vậy nhà nƣớc đầu tiên sẽ gồm nhiều cá nhân kết hợp với nhau để giúp
nhau đáp ứng các nhu cầu này. Nhƣ vậy, Platon là một trong những nhà triết
học đầu tiên đƣa ra quan điểm về nguồn gốc tự nhiên của nhà nƣớc. Platon phê
phán gay gắt nền dân chủ Athens, và thể hiện rõ ra tƣ tƣởng duy lý hóa nhà
nƣớc, cho rằng nền dân chủ Athens nó không dẹp bỏ đƣợc tình trạng vô trật tự,
bởi quyền lực nhà nƣớc không dựa trên lý trí mà trên số đông ngu đần, thất học,
dẫn đến tình trạng phân tán quyền lực và xé nhỏ luật pháp” [7 ;tr.33 -34]. Platon
chủ trƣơng xây dựng một nhà nƣớc lý tƣởng với sự tối thƣợng của luật pháp,
mọi công dân phải tuân thủ luật pháp mà nhà nƣớc lý tƣởng đã đề ra. Platon cho
rằng sự thay đổi chính quyền này bằng chính quyền khác có hai nguyên nhân.
“Thứ nhất là từ tình trạng chiến tranh bắt nguồn từ lòng tham của con ngƣời.
Thứ hai là sự tự đào thải của chính các quốc gia khi nó trở nên bất chính” [7;
tr.34]. Platon luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức, tri thức của ngƣời cai trị. Ông
loại bỏ những kẻ bất tài, bịp bợm ra khỏi chính quyền và lựa chọn những ngƣời
tài năng, đức độ để lãnh đạo nhà nƣớc.
Platon phân chia xã hội ra làm ba đẳng cấp. Đẳng cấp thứ nhất thuộc về
các nhà triết học, các nhà chính trị họ sẽ giải quyết mọi vấn đề quốc gia, họ sở
hữu “nghệ thuật làm vua”, đức hạnh phù hợp với họ là sự thông thái. Đẳng cấp
thứ hai là những chiến binh chịu trách nhiệm bảo vệ đất nƣớc, đức hạnh phù
hợp với họ là lòng dũng cảm. Đẳng cấp thứ ba là nông dân và thợ thủ công họ
chịu trách nhiệm tạo ra của cải cho xã hội và phục tùng tầng lớp trên, vì vậy họ
cần đến đức hạnh ôn hòa hay kiềm chế. Đức hạnh chung giữa ba tầng lớp này là
chính nghĩa. Chính nghĩa đòi hỏi họ phải sống đúng khôn khổ ngành nghề của
mình và phục tùng dức hạnh phù hợp.
Platon cho rằng thiện hay ác đã có sẵn trong ý niệm của con ngƣời rồi.
Chỉ thông qua ý niệm về cái thiện, mọi vật mới là bản thân chúng. Thế giới ý
niệm là một hệ thống có cấu trúc phân cấp, trong đó ý niệm bậc thấp hơn phục
tùng ý niệm bậc cao hơn. Platon tƣớc đi sở hữu và gia đình của mỗi công dân vì
16
theo ông nhà nƣớc lí tƣởng chỉ cần những ngƣời khỏe mạnh sống động. Vì vậy
trẻ em yếu đuối, ngƣời đau ốm không có giá trị đều bị mang đi giết. Chính vì
thế nhân từ, yếu đuối không có chỗ trong quan niệm đạo đức.
1.2.3. Aristotle
Aristotle (384 - 322 TCN) là nhà triết học vĩ đại ngƣời Hy Lạp. Cũng nhƣ
một số nhà triết học khác, ông chủ trƣơng cai trị nhà nƣớc bằng pháp luật. Ông
cho rằng nhà nƣớc là một tạo vật của tự nhiên và trong con ngƣời luôn có bản
tính chính trị. Ông cho rằng đạo đức là một biến thể của chính trị.
Aistotle xem xét cái thiện trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Theo ông
cái thiện tồn tại trong phong tục, kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của con
ngƣời. Theo ông cái thiện đạt đƣợc vì lợi ích tự thân chứ không phải vì lợi ích
của bất cứ ai. Con ngƣời có đầy đủ giàu có, danh dự xã hội, nhiều bạn,… đều
thúc đẩy con ngƣời ta đến thực hiện hành vi tốt, đến cái thiện.
Mục đích mà con ngƣời hƣớng đến chính là hạnh phúc, con ngƣời hƣớng
đến hạnh phúc theo con đƣờng và phƣơng tiện khác nhau, cho dù họ có ý thức
đƣợc điều đó hay không. Hạnh phúc là một khả năng dựa trên những phẩm chất
đạo đức, nó bắt đầu bằng sự lựa chọn có mục đích của con ngƣời. Hạnh phúc
theo ông, là không phải đầy đủ các đức tính mà là có cuộc sống đầy đủ. Hạnh
phúc có tính phổ quát, nó không giống nhau ở mỗi cá nhân, có ngƣời hạnh phúc
trong khoái lạc, hƣởng thụ, có ngƣời hạnh phúc trong danh vọng, đại vị.
Aistotle xây dựng nên quan điểm về sự trung bình mẫu mực trong đạo
đức học. Quan điểm này của ông xuất hát từ quan niệm độ nhƣ một thứ cốt cách
thẫm đẫm tinh thần Hy Lạp. Bởi thế trong các học thuyết của mình, đặc biệt
trong đạo đức học và chính trị học, Arixtotle cho rằng trong một tập thể cái tốt
nhất luôn là cái trung bình cộng, không thái quá mà cũng không bất cập. Ông
khẳng định “Ta phải công nhận rằng sự trung dung và trung bình là điều tốt
17
nhất, và nhƣ vậy. Rõ ràng có đƣợc vận may vừa phải là điều tốt nhất” [1;
tr.236].
Ông cho rằng chế độ nô lệ là dĩ nhiên, vì một số ngƣời đã đƣợc định
trƣớc là trở thành nô lệ. Một số ngƣời khác lại thích hợp với đời sống chính trị
hơn là lao động chân tay. Mỗi ngƣời cần phải là tốt nhiệm vụ của mình.
1.2.4. Chủ nghĩa nhân văn Phục hƣng
Thời đại Phục hƣng đã tái hiện lại phần nào những sinh hoạt trí tuệ của
thời kì cổ đại. Và Italia chính là trung tâm của phong trào này, vì vậy ở đây hình
thành rất nhiều các lĩnh vực, hoạt động mới. Các sáng tạo phục vụ con ngƣời
đƣợc phổ biến rộng rãi. Nhƣ việc chế tạo máy in của Gutenberg (1440) đã giúp
cho các tài liệu đƣợc lƣu truyền rộng khắp. “Ông tổ thời Phục hƣng là thi sĩ
Petrarca (1374), nhà nhân bản Florence. Nhƣng phong trào Phục hƣng nở rộ từ
1453, khi Constantinople thất thủ, nhiều nhà bác học Hy Lạp nhƣ Bessarion
sang Tây phƣơng tị nạn, mang theo nhiều thủ bản Hy ngữ. Ngƣời Tây phƣơng
có dịp khám phá lại nền văn minh Cổ đại dƣới mọi hình thức: triết học, văn
chƣơng, nghệ thuật và khoa học. Các học giả ngƣời Ý say mê nghiên cứu nền
văn chƣơng cổ cho tới lúc này vẫn đang "ngủ yên" trong các tu viện” [8; tr.20 21].
Thuật ngữ “chủ nghĩa nhân văn” có nguồn gốc gắn liền với khái niệm
“studia humanitatis”, có nghĩa đen là “phòng học các môn khoa học nhân văn”
[6; tr.543]. Từ thế kỉ XIV, “ngƣời ta dùng thuật ngữ này để chỉ những bộ môn
nhƣ ngữ pháp, tu từ học, thi ca, lịch sử đạo đức học. Những ngƣời dạy các môn
này bắt đầu đƣợc gọi là những ngƣời theo chủ nghĩa nhân văn” [6; tr.543]. Tuy
nhiên những ngƣời đi theo chủ nghĩa nhân văn Phục hƣng lại không cảm thấy
đây chỉ là một số môn nghiên cứu con ngƣời, mà là phƣơng tiện phát triển và
nâng cao phẩm giá con ngƣời. Chủ nghĩa nhân văn Phục hƣng trƣớc hết là một
hiện tƣợng thẩm mỹ. Nhiều ngƣời vẫn luôn nhầm tƣởng Chủ nghĩa nhân văn
18
Phục hƣng với định hƣớng đạo đức, luân lý, chứ không phải định hƣớng thẩm
mỹ. Trong khi đó, chủ nghĩa nhân văn Phục hƣng tuy có yếu tố đạo đức nhƣng
đó không phải yếu tố đắc thù và không phải là nội dung trung tâm. Đặc điểm
quan trọng của chủ nghĩa nhân văn là hƣớng đến thực tiễn. “Điều này không có
nghĩa là các nhà nhân văn không xây dựng hay không cố gắng xây dựng các lý
thuyết. Điều này có nghĩa lý luận đối với họ không phải là mục đích tự thân.
Khác với triết học trung cổ, trong đó tính hoàn hảo của hệ thống lý luận là một
yếu tố quan trọng tự thân nó, lý luận trong chủ nghĩa nhân văn cần phải phục vụ
công khai và phục vụ ngay các lợi ích của cuộc sống thực tiễn” [6; tr.547]. Con
ngƣời cần phải sống một cuộc sống hiện thực ở trần thế chứ không phải mong
chờ về một cuộc sống bên kia thiên đàng.
Chủ nghĩa nhân văn Phục Hƣng có ảnh hƣởng rất lớn đến các tƣ tƣởng
đạo đức của Machiavelli. Chính tên gọi Phực Hƣng đã liên quan đến sự phục
hồi lại các tri thức thời kì cổ đại mà vẫn còn đến giá trị của thời kì hiện nay.
Mọi tri thức là ở trần thế chứ không phải là nhƣng tri thức trên thiên đàng của
tôn giáo, kinh viện. “Đồng thời với việc xảy ra sự phục hồi tinh thần Thiên chúa
chân chính, suy xét lại truyền thống Thiên chúa, chống đối kịch liệt sự xa hoa
của giới tăng lữ và sự xuyên tạc học thuyết của Chúa Kitô bằng sự bù trừ, kêu
gọi sự Phục hƣng Thiên chúa giáo tông đồ khởi thủy” [8; tr.23].
Đặc điểm căn bản của thời đại Phục hƣng là đề cao con ngƣời, lấy con
ngƣời làm trung tâm của thế giới chứ không phải Chúa. Con ngƣời đƣợc đặt lên
hàng đầu, sau đó mới là quan tâm các vấn đề xung quanh con ngƣời. Các quan
niệm nhƣ thế giới do tự nhiên sinh ra chứ không phải do Chúa trời tạo nên, con
ngƣời không phải là một bộ phận của Chúa,… đƣợc truyền bá rộng rãi.
“Chủ nghĩa nhân văn, thứ nhất là ý thức tự do tƣ tƣởng và chủ nghĩa cá
nhân hoàn toàn thế tục đặc trƣng cho thời Phục hƣng. Thứ hai, đây không đơn
giản là tự do tƣ tƣởng thế tục mà còn là các phƣơng diện chính trị - xã hội, công
dân, giáo dục, sinh hoạt, đạo đức và các phƣơng diện thực tiễn khác của sự tự
19
do tƣ tƣởng này. Nhƣ vậy đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa nhân văn là sự
hƣớng đến thực tiễn của nó. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là các nhà nhân
văn không xây dựng hay không cố gắng xây dựng các lý thuyết. Mà có nghĩa là
lý luận đối với họ không phải là mục đích tự thân. Khác với triết học Trung cổ,
trong đó tính hoàn hảo của hệ thống lý luận là một yếu tố quan trọng tự thân nó,
lý luận trong chủ nghĩa nhân văn cần phải phục vụ công khai và ngay các lợi ích
của cuộc sống thực tiễn. Lý luận cần phải trả lời cho câu hỏi “sống nhƣ thế
nào?”. Con ngƣời, cá nhân cụ thể cần phải sống một cuộc sống thế tục chứ
không phải là một cuộc sống trong giáo hội. Cá nhân, cá thể đƣợc đặt vào trung
tâm của những hệ thống lý luận. Tƣ tƣởng của các nhà nhân văn vận động
không phải từ cái thần thánh đến cá nhân, mà ngƣợc lại từ cá nhân đến cái thần
thánh” [8; tr.25]. Con ngƣời là trung tâm của mọi học thuyết. Các nhà nhân văn
đã xem xét mọi vấn đề dƣới lăng kính cá nhân mình, mở ra sự sáng tạo vô hạn
cho con ngƣời. Đặc biệt là sự phát triển trên linh vực thẩm mỹ - nghệ thuật.
Chủ nghĩa nhân văn Phục hƣng đã tạo điều kiện cho nghệ thuật thời kì
này phát triển rực rỡ. Các nhà nhân văn xem việc sáng tạo ra các tác phẩm nghệ
thuật là viêc sáng tạo ra nhân cách cá nhân của chính mình. Và xem đây cũng là
cách để khẳng định mình.
Với tình hình xã hội Tây Âu lúc bấy giờ chủ nghĩa nhân văn lại tạo ra
những tích cực và tiêu cực của nó. Chủ nghĩa nhân văn tạo ra nhƣng con ngƣời
khổng lồ, những sản phẩm văn hóa mang tính thời đại, những công trình nói lên
sự phát triển phồn vinh của thời đại Phục hƣng. Nhƣng mặt khác nó cũng tạo ra
những mặt trái của nó, khi bản thân con ngƣời đƣợc giải phóng thì những dục
vọng, tật xấu của con ngƣời cũng vậy, “sự lộng hành của những dục vọng, của
thói chuyên chế và của thói vô kỉ luật đạt tầm cỡ chƣa từng thấy ở thời Phục
hƣng” [8; tr.27].
Các nhà tƣ tƣởng của chủ nghĩa nhân văn thời kì này đã nói lên những bất
bình của nhân dân với giáo hội, với chế độ phong kiến. “Các nhà tƣ tƣởng này
20
chống lại sự thao túng của giáo hội Thiên chúa giáo, các giáo điều tôn giáo bằng
tƣ tƣởng bảo vệ các quyền và nhân cách con ngƣời. Tƣ tƣởng từ bỏ hạnh phúc
trần gian của Thiên chúa giáo đối lập với niềm tin vào sức mạnh của lý trí và
kinh nghiệm, vào sức mạnh của con ngƣời. Sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã
hội, sự chuyển biến đột ngột của các hoạt động chính trị đã làm rạn nứt và đổ vỡ
những hệ giá trị vốn có nền tảng trong hàng ngàn năm qua” [8; tr 27 – 28]. Sự
thống trị hàng ngàn năm của Giáo hội và chế độ phong kiến đang bị đe dọa. Hệ
giá trị của Thiên chúa giáo đã không còn phù hợp với xã hội, nó làm dấy lên sự
hoài nghi của con ngƣời, con ngƣời buộc phải suy ngẫm về mình. Thi sĩ
Giovanni Boccaccio đã diễn tả trạng thái tinh thần thời đại: “Chƣa bao giờ
ngƣời ta thấm thía đến thế về sự phù du và phi lý của kiếp ngƣời. Vậy chỉ còn
lại hai lối thoát: hoặc phải tận hƣởng cuộc sống ngắn ngủi nơi trần thế, hoặc
hiến mình cho những giá trị siêu thế gian. Nhƣ thế, bên cạnh nhu cầu tín
ngƣỡng, tôn giáo hƣớng đến cái vĩnh hằng, con ngƣời đột nhiên phát hiện ra
một cảm thức mới mẻ về cuộc đời, và tỏ ra nhạy cảm trƣớc nhu cầu nội tâm
hƣớng đến cái đẹp. Cái đẹp – thanh cao lẫn nhục cảm – rồi sẽ đƣợc khắc ghi
trong hoạt động nghệ thuật sáng tạo” [8; tr.28].
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Nicolo Machiaveli
Niccolò Machiavelli là nhà văn, nhà sử học, nhà thơ thời đại Phục hƣng.
Ông sinh ngày 03 tháng 5 năm 1469, mất ngày 21 tháng 6 năm 1527 tại thành
phố Florence, Italia. Cha ông là một luật sƣ nhƣng do những món nợ không trả
đƣợc nên không đƣợc phép hành nghề nên gia đình ông trở nên túng thiếu. Ông
không học đại học, không biết tiếng Hy Lạp, nhƣng lại hiểu rất rõ về tiếng
Latinh đến mức có thể đọc đƣợc tiếng La Mã và cũng thông qua việc hiểu rõ
tiếng Latinh mà ông biết đến các tác giả Hy Lạp. Ông đọc và tìm hiểu rất kĩ các
tác giả La Mã, Hy Lạp.
Từ thời trẻ tuổi Machiavelli đã rất quan tâm đến sử thi của Lucretius
Carus và cũng chính sử thi này ảnh hƣởng rất nhiều đến quan điểm sau này của
21