Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.68 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

HOÀNG BÁ VĨNH DƢƠNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

HOÀNG BÁ VĨNH DƢƠNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ VÂN ANH
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những thông
tin và số liệu trong luận văn được trích dẫn trung thực chính xác từ các tài
liệu tham khảo và xuất phát từ tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam.
Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Bá Vĩnh Dƣơng


LỜI CẢM ƠN

Tác giả chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của Tiến sỹ Trần Thị Vân
Anh và các giảng viên khoa Tài chính- Ngân hàng, Trường đại học Kinh tế, Đại học
Quốc Gia Hà Nội, đồng cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tại Ngân hàng
TMCP Công Thương và các Ngân hàng thương mại khác đã giúp đỡ tác giả trong
việc tiếp cận các số liệu, công văn, chính sách của các ngân hàng này.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM ........................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển hoạt động TTQT của NHTM.................... 5
1.2. Những vấn đề cơ bản về Thanh toán quốc tế của NHTM ................................................. 11
1.2.1. Khái niệm về TTQT ........................................................................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động TTQT ......................................Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Vai trò của TTQT với hoạt động của các NHTM ........Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Các phương thức TTQT ..................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.4.1. Phương thức tín dụng chứng từ .......................................Error! Bookmark not defined.
1.2.4.2. Phương thức chuyển tiền .............................................Error! Bookmark not defined.
1.2.4.3. Phương thức nhờ thu ....................................................Error! Bookmark not defined.
1.3. Phát triển thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined.

1.3.1 Quan niệm về phát triển thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mạiError! Bookmark not de
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển TTQT .........................Error! Bookmark not defined.
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng ...............................................Error! Bookmark not defined.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định tính...................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT .............Error! Bookmark not defined.
1.3.3.1. Nhân tố chủ quan .........................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.3.2. Nhân tố khách quan .....................................................Error! Bookmark not defined.
1.4. Kinh nghiệm phát triển hoạt động TTQT của một số NHTMError! Bookmark not defined.
1.4.1. Ngân hàng HSBC ............................................................Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)Error! Bookmark not defined.
1.4.3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)Error! Bookmark not defined.


Kết luận chương 1: .....................................................................Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ...................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu ...........................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu .........Error! Bookmark not defined.
2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Chọn mẫu..........................................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Thiết kế bảng hỏi..............................................................Error! Bookmark not defined.
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2: .....................................................................Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAMError! Bookmark not defi
3.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của VietinbankError! Bookmark not defined.
3.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Vietinbank ...............Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank..........Error! Bookmark not defined.
3.2. Khái quát về hoạt động TTQT tại Vietinbank .................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Kết quả hoạt động TTQT của Vietinbank .....................Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Tình hình phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank…………………..……..64
3.2.2.1. Tình hình hoạt động thanh toán hàng xuấ khẩu tại Vietinbank…….……...…64
3.2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại Vietinbank……….…….67
3.2.3. Tình hình phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank qua một số chỉ tiêu…….69
3.3. Kết quả khảo sát thực tế……………………………………………………..........73
3.4. Đánh giá việc phát triển hoạt động TTQT tại VietinbankError! Bookmark not defined.
3.4.1. Ưu điểm trong việc phát triển hoạt động TTQT tại VietinbankError! Bookmark not defined.

3.4.2. Những tồn tại trong việc phát triển hoạt động TTQT tại VietinbankError! Bookmark not defi
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại đó ................................Error! Bookmark not defined.
3.4.3.1. Các nguyên nhân khách quan ......................................Error! Bookmark not defined.
3.4.3.2. Các nguyên nhân chủ quan ..........................................Error! Bookmark not defined.

Kết luận chương 3: .....................................................................Error! Bookmark not defined.


Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAMError! Bookmark not defined.
4.1. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại Vietinbank .Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Định hướng chiến lược phát triển chung của Vietinbank đến năm 2020Error! Bookmark not

4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank đến năm 2020Error! Bookmark not d

4.2. Giải pháp phát triển hoạt động TTQT của Vietinbank đến năm 2020Error! Bookmark not defin
4.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành ...........................Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ TTQT................Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ...............................Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Nhóm giải pháp về công nghệ ........................................Error! Bookmark not defined.
4.2.5. Nhóm giải pháp về khách hàng ......................................Error! Bookmark not defined.
4.3. Kiến nghị..............................................................................Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ..............................Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Kiến nghị với Vietinbank ................................................Error! Bookmark not defined.
4.3.3. Kiến nghị với Doanh nghiệp xuất nhập khẩu................Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 4: .....................................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 11


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn


BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CN

Chi nhánh

CNTT

Công nghệ thông tin

D/A

Nhờ thu trả chậm - Documentary against Acceptance

DN

Doanh nghiệp

D/P

Nhờ thu trả ngay - Documentary against Payment

ĐGXH

Phòng đánh giá xếp hạng

KHDN


Khách hàng doanh nghiệp

L/C

Thư tín dụng – Letter of Credit

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NK

Nhập khẩu

SGD

Sở giao dịch
Hệ thống thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu -

SWIFT

Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication.

TTCT


Thanh toán chứng từ

TTTM

Tài trợ thương mại

TTQT

Thanh toán quốc tế

VIETCOMBANK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

XNK

Xuất nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

WTO

Tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization

i



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Cơ cấu cổ đông của Vietinbank

56

2

Bảng 3.2

Danh sách cổ đông lớn (nắm giữ trên 5% vốn

57

điều lệ của Vietinbank
3

Bảng 3.3


Các công ty con và công ty liên kết của

57-59

Vietinbank
4

Bảng 3.4

Doanh số thực hiện TTQT tại Vietinbank

62

5

Bảng 3.5

Tỷ trọng các phương thức TTQT tại Vietinbank

63

6

Bảng 3.6

Doanh số thanh toán hàng XK của Vietinbank

65


2099 – 2014
7

Bảng 3.7

Thị phần thanh toán XK của Vietinbank 2009 -

66

2014
8

Bảng 3.8

Doanh số thanh toán hàng NK của Vietinbank

67

2099 – 2014
9

Bảng 3.9

Thị phần thanh toán NK của các NHTM Việt

68

Nam
10


Bảng 3.10

Doanh số thực hiện TTQT tại Vietinbank

69

11

Bảng 3.11

Doanh số phí dịch vụ TTQT tại Vietinbank

70

12

Bảng 3.12

Số lượng khách hàng TTQT tại Vietinbank

71

ii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các quốc gia trên thế giới ngày càng tiến sâu hơn vào xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Điều
này đã làm cho các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là thương mại quốc tế ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Nhận thức được điều

đó, Việt Nam đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình hội nhập nền kinh tế
trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông
qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, sử dụng nguồn lực hiệu quả để
phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Việc mở ra các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói
riêng đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và ngân hàng
quốc tế. Như một mắt xích không thể thiếu, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
ngày càng có vị trí và đóng vai trò quan trọng, được xem là công cụ, là cầu nối trong
quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới.
Hoạt động thanh toán quốc tế còn là một hoạt động quan trọng của ngân hàng, có liên
quan đến nhiều hoạt động khác của ngân hàng.
Vietinbank được biết đến như một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò
chủ đạo trong hệ thống ngân hàng – tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng từ
những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng, tốc độ tăng trưởng
tổng tài sản, dư nợ cho vay và lợi nhuận của VietinBank đều bị giảm sút.Cùng với đó,
sức tiêu thụ hàng hóa bị suy giảm, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Vì vậy, hoạt động XNK
gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng đại lý bị thu hẹp do các ngân
hàng trên thế giới bị giảm hệ số tín nhiệm hay sụp đổ. Hoạt động TTQT của các NHTM
cũng vì thế mà bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này đòi hỏi các NHTM phải phát triển hơn
nữa chất lượng hoạt động TTQT. Nghiên cứu những thiếu sót, bất cập để tìm ra giải pháp
phát triển hoạt động thanh toán quốc tế nhằm phù hợp với điều kiện mới không những
giúp các NHTM tăng cường uy tín và sức cạnh tranh trong điều kiện khủng hoảng mà
còn góp phần thúc đẩy hoạt động XNK, qua đó đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu
rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

3


Xuất phát từ những vấn đề trên và là một cán bộ làm việc tại Ngân hàng tôi chọn đề tài
“Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt

Nam”để làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
Câu hỏi nghiên cứu:
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu, cụ thể như
sau:
- Những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động TTQT của NHTM là gì?
- Thực trạng tình hình phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP
CôngthươngViệt Nam giai đoạn 2009 – 2014 như thế nào?
- Làm thế nào để phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế và phát triển
thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam, từ đó đúc kết ra những thành quả đạt được cũng như những tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại này.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để khắc phục những tồn tại và hạn chế, từ đóphát triển hoạt
động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế trong
toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt độngthanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
4


Để thực hiện luận văn, tác giả kết hợp nhiều phương pháp bao gồm: Thống kê, phân tích
tổng hợp, điều tra khảo sát … Cụ thể như sau:
 Phương pháp thống kê: Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của
Vietinbank, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin, cơ quan thống kê, báo cáo thường

niên của NHNN và một số NHTM...
 Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải
pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
 Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến
khách hàng là các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng sản phẩm dịch vụ TTQT tại
Vietinbank thông qua Phiếu điều tra khảo sát. Kết quả thu thập được tác giả sử dụng
phương pháp phân tích thông qua chương trình phần mềm Microsof Excel.
5. Kết cấu luận văn :
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục sơ đồ, bảng
biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồ m 04 chương:
Chƣơng 1: Tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển hoạt động TTQT
của NHTM
Chƣơng 2:Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam
Chƣơng 4:Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam

CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển hoạt động TTQT của NHTM
5


Liên quan đến đề tài phát triển hoạt động TTQT của NHTM đã có một số Luận
văn thạc sỹ hay những công trình nghiên cứu khoa học được công bố và việc nghiên cứu
này ở những góc độ và phạm vi khác nhau, trong đó đáng chú ý có những công trình
sau:
Đề tài 1: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại hệ thống Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tác giả: Phạm Thị Thu Hương (2009), Luận văn

Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:
 Tác giả đã hệ thống hóa đầy đủ lý luận, thực tiễn, phân tích và đánh giá các rủi ro
liên quan đến những phương thức TTQT trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập.
 Thông qua sử dụng các phương pháp truyền thống như thống kê, so sánh, tổng
hợp, phân tích, thu thập tài liệu từ sách, báo, website…tác giả đã phân tích thực
trạng và đánh giá được khả năng phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
 Nghiên cứu đã phân tích khá rõ ràng những yếu tố tác động đến khả năng phát
triển hoạt động TTQT tại BIDV. Nghiên cứu cũng đã nêu ra những cơ hội, thách
thức, điểm yếu và điểm mạnh của BIDV khá chi tiết và sát với thực tế.
 Thông qua việc tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế
trong các phương thức TTQT, tác giả đề xuất phát triển thêm các nghiệp vụ tài trợ
xuất nhập khẩu, cũng được xem là một trong những nghiệp vụ tiềm năng cần chú
trọng và mở rộng phát triển trong điều kiện nền kinh tế hội nhập hiện nay.

Những hạn chế của nghiên cứu:


Phần lý luận, tác giả đã đưa vào nghiên cứu quá nhiều lý thuyết (gần 25 trang),
làm cho người đọc mất định hướng là tác giả muốn nghiên cứu gì và tác giả đã đưa
ra nhiều lý thuyết không liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả đã
không nêu được thế nào là phát triển hoạt động TTQT và các chỉ tiêu đánh giá
hoạt động này.

6





Trong phần phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát
triển hoạt động TTQT tại BIDV, tác giả đã quá chú trọng và đi sâu nhiều vào
những rùi ro trong hoạt động TTQT, trong khi có rất nhiều yếu tố khác quan trọng
không kém đến khả năng phát triển hoạt động TTQT tại BIDV.

 Những chiến lược đề ra của đề tài còn chung chung, nếu áp dụng vào thực tế sẽ
gặp nhiều khó khăn.
Đề tài 2: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Chi nhánh Đông Hà Nội. Tác giả: Nguyễn Thúy Nga (2011), Luận văn Thạc
sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:
 Luận văn đã cung cấp những thông tin xác định được dịch vụ ngân hàng bán lẻ là
lĩnh vực còn rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các ngân hàng thương mại
đang hoạt động tại Việt Nam.
 Nghiên cứu đã đem đến cho người đọc những thông tin tổng thể về hoạt động kinh
doanh bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam và thực trạng kinh doanh
của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Đông Hà Nội.
 Tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến cán bộ nhân viên và ý kiến khách hàng của
ngân hàng khá công phu và chi tiết, việc này đã mang lại rất nhiều thông tin cho
luận văn.
 Nghiên cứu đã nêu ra các giải pháp và lộ trình thực hiện các giải pháp. Bên cạnh
đó, những giải pháp này cũng khá đầy đủ.
Những hạn chế của nghiên cứu:
 Nghiên cứu không có nhiều thông tin cụ thể về môi trường luật pháp trong phần
phân tích môi trường vĩ mô. Vì luật pháp là một vấn đề quan trọng và có ảnh
hưởng rất lớn đối với hoạt động ngân hàng nên cần phải nêu cụ thể hơn trong
nghiên cứu.

7



 Trong giai đoạn hiện này, sức mạnh cạnh tranh tốt và hiểu được đối thủ cạnh tranh
là yếu tố quyết định thành công trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, tuy nhiên nghiên
cứu không phân tích được cụ thể về các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.
 Nghiên cứu có lập bảng câu hỏi khảo sát ý kiến khách hàng, tuy nhiên kết quả của
khảo sát không được sử dụng nhiều trong luận văn.
 Những giải pháp đề ra của đề tài khá nhiều nhưng còn chung chung
Đề tài 3: Nâng cao năng lực thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam. Tác giả: Trần Nguyễn Hợp Châu, Bài báo nghiên cứu khoa học, Tạp chí Khoa
học và đào tạo Ngân hàng (Số 122, tháng 7/2012), Học viện Ngân hàng.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:
 Tác giả đã dựa vào nguồn số liệu về hoạt động thanh toán quốc tế, căn cứ vào các
nghị quyết, các chiến lược kinh doanh, kế hoạch, tình hình hoạt động thực tế của
các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011, vận dụng các phương pháp phân tích
định lượng, thống kê, tổng hợp so sánh số liệu qua các năm để làm sáng tỏ thực
trạng hoạt động cũng như thị phần thanh toán quốc tế của hệ thống NHTM Việt
Nam.
 Nghiên cứu đã phân tích cụ thể, chi tiết hoạt động TTQT của hệ thống NHTM qua
các mặt: doanh số, thị phần, ứng dụng công nghệ trong hoạt động TTQT, chất
lượng dịch vụ TTQT, mạng lưới ngân hàng đại lý…
 Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực hoạt động
TTQT của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.
Những hạn chế của nghiên cứu:
 Vì đây chỉ là bài viết trong phạm vi hẹp, số trang ngắn (15 trang), cho nên tác giả
đã không đưa ra phần lý thuyết chung về TTQT.
 Tác giả đã không phân tích kỹ tình hình hoạt động TTQT của hệ thống NHTM,
các khái quát và đánh giá còn sơ sài, mặc dù đã đưa ra được khá nhiều số liệu về
doanh số, thị phần…
 Phần giải pháp quá ngắn, chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể.
8



Đề tài 4: Chiến lược Marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank. Tác giả: Trương Minh Trung (2011),
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:
 Khái quát được những lý luận cơ bản về dịch vụ và Marketing dịch vụ.
 Phân tích môi trường kinh doanh của Sacombank trong giai đoạn thị trường tài
chính Việt Nam đang mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài tham gia hoạt động
như các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đồng thời, chỉ rõ những sức ép mà
Sacombank phải đối mặt trong giai đoạn này.
 Xây dựng chiến lược Marketing cho một dịch vụ cụ thể , đó là dịch vụ thanh toán
quốc tế, một dịch vụ được xem là có tiềm năng rất lớn vì kim ngạch xuât nhập
khẩu của Việt Nam đã tăng rất mạnh trong những năm gần đây và hứa hẹn sẽ còn
tăng mạnh hơn nữa trong tương lai.
Những hạn chế của nghiên cứu:
 Phần lý thuyết tác giả đưa vào hơi nhiều khái niệm, trong khi chưa đưa ra được
các chỉ tiêu đo lường đánh giá sự phát triển của dịch vụ TTQT. Các tiểu mục,
nhóm tiểu mục quá nhiều và quá dài.


Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát khá sơ sài và chưa sát với thực tế của ngân hàng.

 Số liệu của nghiên cứu chưa cập nhật đầy.
 Phạm vi nghiên cứu nên mở rộng trên toàn hệ thống Sacombank.
 Cần các giải pháp cụ thể và chi tiết hơn.
Đề tài 5: Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam. Tác giả: Nguyễn Hương Lan (2011), Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Ngoại
thương.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu:

 Luận văn đã hệ thống hóa đầy đủ lý luận về hoạt động TTQT cũng như các nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động này.
9


 Phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại Vietcombank, cụ thể trong phương thức
tín dụng chứng từ và các phương thức khác.
 Đề xuất được một số giải pháp cụ thể cho việc phát triển hoạt động TTQT tại
Vietcombank trong giai đoạn tới.
Những hạn chế của nghiên cứu:
 Đề tài của luận văn là giải pháp phát triển hoạt động TTQT, tuy nhiên tác giả chỉ
đưa ra các khái niệm chung chung, chưa đưa ra được khái niệm phát triển hoạt
động TTQT là gì, các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động này.
 Phần thực trạng chỉ tập trung chủ yếu vào phương thức tín dụng chứng từ, mà ít
phân tích các phương thức khác.
 Các giải pháp mang tầm vĩ mô, khó áp dụng vào thực tế tại ngân hàng.
Những điểm mới trong luận văn của tác giả:
 Hệ thống hóa đầy đủ lý luận, thực tiễn và đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng
đến các phương thức TTQT trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập.
 Phân tích môi trường kinh doanh, thực trạng hoạt động TTQT của Vietinbank
trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, của ngành tài chính ngân hàng thế giới
nói chung và của Việt Nam nói riêng. Chỉ rõ các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển hoạt động TTQT tại Vietinbank.
 Phân tích những thông tin từ những ý kiến của khách hàng thông qua quá trình
khảo sát để xây dựng những chiến lược đúng đắn, phù hợp với thực tế.
 Ngoài ra, nhờ việc tìm hiểu thêm những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn
chế trong các phương thức TTQT mà tác giả đã đề xuất triển khai thêm các sản
phẩm nghiệp vụ mới như: Sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu đơn phương và bao
thanh toán nội địa đơn phương, đẩy mạnh quảng bá, triển khai chương trình hỗ trợ
xuất khẩu nông sản Mỹ (GSM-102) tới chi nhánh và khách hàng nhập khẩu nông

sản từ Mỹ, triển khai việc thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ theo chương trình thử
nghiệm thanh toán CNY của Chính phủ TQ, phục vụ nhu cầu của khách hàng
XNK với Trung Quốc, giảm áp lực thanh toán đồng USD.
10


1.2. Những vấn đề cơ bản về Thanh toán quốc tế của NHTM
1.2.1. Khái niệm về TTQT
Trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay thật hiếm khi một quốc gia lại tự sản xuất mọi thứ mình
cần. Mỗi nước đều có lợi thế so sánh hơn về một mặt hàng nào đó so với nước khác và họ sẽ
sản xuất mặt hàng này để đổi lấy những mặt hàng khác không có lợi thế. Việc trao đổi vượt ra
khỏi biên giới một quốc gia hình thành nên hoạt động xuất nhập khẩu, kết quả của hành vi này
là việc chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau. Từ đó hình thành nghiệp vụ
TTQT, trong đó NHTM là cầu nối trung gian.
Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân
nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế,
thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Từ khái niệm cho thấy TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh
tế. Vì vậy, trong quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta thường phân
TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là: thanh toán trong ngoại thương (còn được gọi là
thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (tức là thanh toán phi mậu dịch).
TTQT trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hoá XNK và các
dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Hợp đồng
ngoại thương là cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.

Tài liệu bằng Tiếng Việt:


1.

Trần Nguyễn Hợp Châu 2012. Nâng cao năng lực TTQT của các Ngân hàng thương
mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số 122, tháng 7, trang 520.

2.

Nguyễn Hồng Đàm, 2005. Vận tải và giao nhận trong ngoại thương. Hà Nội: Nhà
xuất bản Lý luận chính trị.

3.

Trần Văn Hòe, 2008.Giáo trình tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế. Hà Nội:
Nhà xuất bảnĐại học Kinh tế quốc dân.
11


4.

Phạm Thị Thu Hương, 2009.Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại hệ thống
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ.Trường Đại học Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh.

5.

Lê Thị Phương Liên, 2008.Nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học KTQD.

6.


Nguyễn Thúy Nga, 2011. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Đông Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ. Đại học
Kinh tế Quốc dân.

7.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Vietinbank 25 năm xây dựng và phát
triển, Báo cáo thường niên các năm 2009 - 2014.

8.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm
2009 - 2014.

9.

Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC), Báo cáo thường niên các năm 2009
- 2014.

10. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2009 2014.
11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo thường niên
các năm 2009 - 2014.
12. Peter Rose, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính
13. Nguyễn Thị Quy và Nguyễn Văn Tiến, 2009.Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài
trợ ngoại thương. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
14. Đinh Xuân Trình, 1996.Thanh toán quốc tế trong ngoại thương. Hà Nội: Nhà xuất
bản Thống kê.
15. Trương Minh Trung, 2011, Chiến lược marketing cho dịch vụ TTQT tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.

Hồ Chí Minh.
16. Tạp chí Ngân hàng năm 2009-2014.
17. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ năm 2009-2014.
II. Tài liệu bằng Tiếng Anh:
12


1. International Standard Banking Pratice 681 (ISBP 681).
2. Incoterms 2000.
3. Uniform Custom anh Practice for Documentary Credid No.600 (UCP 600).

13



×