ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
LƢƠNG TRUNG KIÊN
QUẢN LÝ HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP,
TÁI XUẤT TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
LƢƠNG TRUNG KIÊN
QUẢN LÝ HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP,
TÁI XUẤT TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI XUÂN SƠN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
HÀ NỘI - 2015
CAM KẾT
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và các thông tin đƣợc trích
dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Ngƣời cam đoan
Lƣơng Trung Kiên
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu, kết hợp với kinh
nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Đạt đƣợc kết quả này, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các
Thầy giáo, Cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các
đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ. Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sỹ- Trung tƣớng: Bùi Xuân Sơn, Phó Tổng cục
trƣởng Tổng cục hậu cần, kỹ thuật - Bộ Công An, là ngƣời trực tiếp hƣớng
dẫn khoa học, Thầy đã dày công giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn tất luận văn này.
Xin chân thành cám ơn đến tập thể Lãnh đạo, cán bộ, công chức Cục hải
quan tỉnh Hà Giang, các đơn vị thuộc và trực thuôc Cục hải quan tỉnh Hà Giang,
các doanh nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện để luận văn đƣợc hoàn thành.
Mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhƣng chắc chắn luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành
của quý Thầy, Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: LƢƠNG TRUNG KIÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410
Khoá : 2012-E
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI XUÂN SƠN
Cơ quan công tác:
Tổng cục hậu cần - kỹ thuật, Bộ công an
Tên đề tài: QUẢN LÝ HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG.
1. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện quản lý đối với loại
hình kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng hóa
kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang.
Đối tƣợng nghiên cứu là thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm
nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang, các văn bản pháp luật quy định
về kinh doanh tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam hiện nay.
2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng
Vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
Phƣơng pháp chuyên gia;
Phƣơng pháp thu thập số liệu;
Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích.
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Tiến hành điều tra khảo sát ý kiến đánh giá của doanh nghiệp thƣờng
xuyên có hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua địa bàn tỉnh Hà Giang và
cán bộ công chức thuộc Cục hải quan tỉnh Hà Giang trên các mặt tác động
đến công tác quản lý.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hàng hóa kinh doanh
tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang, tác giả đã nêu lên một số
hạn chế, tồn tại, bất cập và nguyên nhân trong công tác quản lý hàng hóa
kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hàng
hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang.
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt ......................................................................................................... i
Danh mục bảng ......................................................................................................................ii
Danh mục hình ......................................................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP,
TÁI XUẤT ............................................................................................................................. 4
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................... 4
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập,
tái xuất ............................................................................................................... 6
1.2.1. Khái quát về quản lý hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất .. 6
1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đối với
sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay .................................................... 9
1.2.3. Nội dung quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất ....... Error!
Bookmark not defined.
1.2.4. Quy trình nghiệp vụ quản lý của hải quan đối với hàng hóa kinh
doanh tạm nhập, tái xuất ............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh
doanh tạm nhập, tái xuất ............................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Kinh nghiệm quản lý hải quan đối với hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng
hóa tại một số địa phương và bài học rút ra cho Cục hải quan tỉnh Hà Giang
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Kinh nghiệm của hải quan Lào Cai Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Kinh nghiệm của hải quan Quảng NinhError!
Bookmark
not
defined.
1.3.3. Kinh nghiệm của hải quan Lạng SơnError!
defined.
Bookmark
not
1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho Cục hải quan tỉnh
Hà Giang ................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Vận dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp chuyên gia .......................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Số liệu thứ cấp: .................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Số liệu sơ cấp ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ............ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI
XUẤT TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG.............. Error! Bookmark not defined.
3.1. Đặc điểm tình hình Cục hải quan tỉnh Hà GiangError! Bookmark not
defined.
3.2. Thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải
quan tỉnh Hà Giang ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Tình hình thực hiện quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
trong thời gian qua của Cục hải quan tỉnh Hà GiangError! Bookmark not
defined.
3.2.2. Đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức hải quan về thực
trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh
Hà Giang...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Đánh giá tổng quát thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm
nhập, tái xuất thời gian qua tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang .............. Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HÀNG HÓA KINH
DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG .........Error!
Bookmark not defined.
4.1. Bối cảnh mới tác động đến công tác quản lý hàng hóa kinh doanh tạm
nhập, tái xuất ................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Quan điểm và mục tiêu của ngành hải quan đến năm 2020 ............. Error!
Bookmark not defined.
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái
xuất .................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.4. Các điều kiện đảm bảo thực hiện hoàn thiện quản lý hàng hóa kinh doanh
tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà GiangError!
Bookmark
not
defined.
KẾT LUẬN.......................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CBCC
Cán bộ, công chức
2
Công ƣớc ATA
3
Công ƣớc quốc tế của tổ chức hải quan thế giới
về sổ tạm quản ATA
Công ƣớc
Công ƣớc quốc tế về tạm quản hàng hóa đƣợc
ISTANBUL
thông qua năm 1990 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)
Công ƣớc quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa hóa
4
Công ƣớc Kyoto
5
CNTT
Công nghệ thông tin
6
HĐLĐ
Hợp đồng lao động
7
KTSTQ
Kiểm tra sau thông quan
thủ tục hải quan
Hệ thống thông quan hàng hóa tự động/Hệ thống
8
VNACCS/VCIS
thông tin tình báo hải quan (Viet Nam
Automated Cargo Clearance Systems/Viet Nam
Customs Intelligent System)
9
WTO
10
XNK
Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade
Organization)
Xuất nhập khẩu
i
DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
1
Bảng 3.1
2
Bảng 3.2
3
Bảng 3.3
Nội dung
Tình hình CBCC Cục hải quan tỉnh Hà Giang
năm 2013
Tình hình hoạt động của Cục hải quan tỉnh Hà
Giang giai đoạn 2009-2013
Kim ngạch hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất
năm 2009-2013
Trang
38
40
44
Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải
4
Bảng 3.4
quan về phƣơng pháp quản lý hàng hóa kinh
doanh tạm nhập tái xuất tại Cục hải quan tỉnh
48
Hà Giang
Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải
5
Bảng 3.5
quan về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý
52
của CBCC hải quan
Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp và CBCC hải
6
Bảng 3.6
quan về công tác cải cách phát triển hiện đại hóa
trong quản lý hải quan
ii
55
DANH MỤC HÌNH
STT
Nội dung
Hình
1
Sơ đồ 1.1
2
Sơ đồ 1.2
3
Sơ đồ 3.1
Sơ đồ tổng quan quản lý hàng hóa kinh doanh
tạm nhập, tái xuất
Sơ đồ quá trình quản lý đối với một lô hàng
kinh doanh tạm nhập, tái xuất
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục hải quan tỉnh Hà
Giang
iii
Trang
18
19
39
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là một tập quán thƣơng mại đƣợc sử dụng
rộng rãi trong thƣơng mại quốc tế đồng thời là một phƣơng thức kinh doanh
xuất nhập khẩu (XNK). Ở Việt Nam, hoạt động này đƣợc quy định trong Luật
Thƣơng mại, Luật Hải quan và các quy định khác của Pháp luật có liên quan.
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa nên
trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất phát triển
mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ. Quản lý hải quan đối với loại hình kinh
doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa tƣơng đối thông thoáng, thuận lợi cho các
doanh nghiệp tham gia hoạt động góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của nƣớc ta ngày càng sâu rộng hơn, đem lại những lợi ích kinh tếxã hội nhất định. Tuy nhiên, những kẽ hở trong quản lý, cơ chế chính sách và
sự thông thoáng về thủ tục hải quan bị lợi dụng để thực hiện một số hành vi
gian lận thƣơng mại làm phƣơng hại nền kinh tế.
Cục hải quan tỉnh Hà Giang thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về
hải quan trên địa bàn tỉnh miền núi phía Bắc là cửa ngõ giao thƣơng và trung
chuyển hàng hóa với nƣớc láng giềng Trung Quốc. Quản lý hoạt động tạm
nhập, tái xuất hàng hóa là một trong những chức năng, nhiệm vụ trọng tâm
của đơn vị. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh
tạm nhập, tái xuất để nhằm phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, chống thất thu thuế, thẩm lậu hàng
hóa tạm nhập, tái xuất vào thị trƣờng trong nƣớc, góp phần bảo vệ nền sản
xuất trong nƣớc, quyền lợi ngƣời tiêu dùng, tạo thuận lợi cho hoạt động
thƣơng mại và phát triển kinh tế địa phƣơng.
Chính vì lý do đó và qua quá trình nghiên cứu, thực hiện chƣơng trình
định hƣớng thực hành cao học quản lý kinh tế, học viên đã lựa chọn đề tài
1
“Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà
Giang” có ý nghĩa cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Hệ
thống hoá và góp phần bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, khái quát
về quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng
hóa. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện quản lý
đối với loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại Cục hải quan tỉnh
Hà Giang từ năm 2009 đến năm 2013. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện
quản lý hải quan đối với loại hình doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn nhằm trả lời câu hỏi:
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý hải quan đối với hoạt động
kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quản lý Nhà nƣớc về hải quan
đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu chủ yếu quản lý hải quan đối với
loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Thời gian : Trong 05 năm (từ năm 2009 đến 2013). Đây là giai đoạn
bắt đầu phát sinh hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa trên địa
bàn thuộc Cục hải quan tỉnh Hà Giang quản lý.
5. Những đóng góp của luận văn
Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạm nhập, tái xuất
hàng hóa và quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất
hàng hóa.
Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hàng
2
hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang giai đoạn
2009-2013, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, tồn tại, bất cập và
nguyên nhân, đồng thời căn cứ vào diễn biến tình hình mới đƣa ra một số giải
pháp góp phần vào việc từng bƣớc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý
hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan Hà
Giang trong thời gian tới. Các giải pháp đảm bảo đƣợc tính thực tiễn hoạt
động của hải quan Hà Giang và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên địa
bàn tỉnh Hà Giang.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn đƣợc bố cục thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang
Chƣơng 4: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hàng hóa kinh doanh
tạm nhập, tái xuất tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang.
3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA KINH DOANH
TẠM NHẬP, TÁI XUẤT
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa là hình thức kinh doanh
thƣơng mại theo thông lệ quốc tế đã đƣợc thực hiện nhiều năm tại Việt Nam
nhƣng quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng
hóa là chủ đề chƣa đƣợc nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách
quan tâm nên đến nay chƣa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
quản lý Nhà nƣớc về hải quan đối với loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu
này. Đây chính là một trong những trở ngại về nguồn tài liệu tham khảo đối
với học viên khi viết luận văn này.
Dƣới đây là một số công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý hoạt
động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại Việt Nam:
- Nghiên cứu công ước ATA để triển khai áp dụng cho nghiệp vụ tạm nhập
tái xuất tại Việt Nam, tác giả Đỗ Mai Trang, luận văn Thạc sỹ Luật, năm 2012.
Đây là công trình nghiên cứu dƣới dạng luận văn thạc sỹ luật. Trên cơ
sở nghiên cứu nội dung của công ƣớc quốc tế về tạm quản hàng hóa (Công
ƣớc ATA), tác giả đã nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng thủ tục hải
quan đối với hàng hóa tạm nhập-tái xuất tại Việt Nam hiện nay và đề xuất giải
pháp để ngành hải quan thực thi có hiệu quả góp phần hoàn thiện những nội
dung cơ bản của pháp luật về quản lý hải quan trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa
tại chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh, tác giả Nguyễn Mạnh
Cƣờng, Luận văn Thạc sỹ, năm 2013.
4
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hải quan đối với
hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại cấp chi cục hải quan cửa khẩu, cụ
thể là cửa khẩu Móng Cái thuộc Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã chỉ
rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý trên địa bàn cửa khẩu và đề xuất
giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác quản lý trong thời gian tới tại chi cục
hải quan cửa khẩu Móng Cái.
- Hệ thống tạm quản hàng hóa-công cụ tạo thuận lợi thương mại, tác
giả Minh Minh, tạp chí nghiên cứu Hải quan số 10, năm 2006.
Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu và nêu những nội dung chính
của hệ thống tạm quản hàng hóa theo công ƣớc quốc tế về tạm quản hàng
hóa- Công ƣớc ATA, phân tích những lợi ích khi áp dụng hệ thống tạm quản
trong quản lý hàng hóa tạm nhập, tái xuất của cơ quan hải quan.
- Đề án giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hải quan đối với
hàng kinh doanh tạm nhập- tái xuất, Tổng cục Hải quan, năm 2013.
Đề án đã hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
công tác quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất của
Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái
xuất tại một số tỉnh, thành phố lớn, đề án đƣa ra các giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập- tái
xuất, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời đảm
bảo quản lý chặt chẽ đúng quy định của Nhà nƣớc, chống thất thu thuế, chống
thẩm lậu hàng hóa tạm nhập vào thị trƣờng trong nƣớc, góp phần bảo vệ an
ninh kinh tế và quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở cấp Tổng cục hải quan.
Những công trình nghiên cứu kể trên đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ những vấn
đề về mặt lý luận và thực tiễn có liên quan về quản lý hải quan đối với hoạt
động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa và đề cập đến nhiều khía cạnh
khác nhau cũng nhƣ thực tế công tác quản lý của nhiều địa phƣơng khác nhau.
5
Các nghiên cứu kể trên đã có những đóng góp nhất định trong hoạch định
chính sách và giải pháp quản lý về kinh tế nói chung và ngành Hải quan nói
riêng. Tuy nhiên, từng giai đoạn phát triển kinh tế, mỗi địa phƣơng cũng có vị
trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ phát triển riêng biệt và vì thế
không có giải pháp hiệu quả cho tất cả các giai đoạn phát triển và các địa
phƣơng khác nhau. Do đó, đề tài này sẽ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn của
công tác quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất
hàng hóa trong bối cảnh hiện nay tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm
nhập, tái xuất
1.2.1. Khái quát về quản lý hải quan đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất
1.2.1.1. Khái niệm
- Khái niệm tạm nhập, tái xuất:
Tạm nhập- tái xuất là phƣơng thức kinh doanh lâu đời, phổ biến trên thị
trƣờng quốc tế và đã đƣợc thực hiện nhiều năm qua ở nƣớc ta. Thuật ngữ
“tạm quản” đã đƣợc định nghĩa trong Công ƣớc quốc tế về tạm quản hàng hóa
(Istanbul-1990) là chế độ hải quan mà theo đó một số hàng hoá (bao gồm cả
các phƣơng tiện vận tải) đƣợc nhập vào lãnh thổ hải quan mà không phải
đóng thuế nhập khẩu và các loại thuế khác và không bị áp dụng các hạn chế
hay cấm nhập khẩu đối với các loại hàng mang tính chất kinh tế kể cả các
phƣơng tiện vận tải đƣợc nhập với mục đích rõ ràng và sẽ tái xuất trong thời
hạn xác định mà không bị làm thay đổi, cải biến trừ trƣờng hợp giảm giá trị
thông thƣờng do quá trình sử dụng;
Tại Phụ lục G Công ƣớc quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ
tục hải quan (Công ƣớc Kyoto) sửa đổi giải thích: “tạm nhập” là thủ tục hải
quan mà theo đó một số loại hàng hóa nhất định có thể đƣa vào biên giới hải
quan một cách có điều kiện và có thể đƣợc miễn toàn bộ thuế hoặc một phần
6
thuế nhập khẩu và các loại thuế khác; ví dụ hàng hóa nhập khẩu phục vụ mục
đích đặc biệt và phải đƣợc tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định mà
không đƣợc thay đổi hàng hóa trừ khi những khấu hao thông thƣờng do
nguyên liệu làm nên sản phẩm;
Ở Việt Nam, năm 2005 khi Luật thƣơng mại đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
14/6/2005 thay thế cho Luật Thƣơng mại (1997) thì hoạt động này mới chính
thức đƣợc coi là một hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.
Tại Điều 29 Luật Thƣơng mại quy định: “Tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc
hàng hoá đƣợc đƣa từ nƣớc ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất
khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”. [20 ]
Từ đó ta có thể hiểu tạm nhập tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhập
khẩu hàng hóa nhƣng không phải để tiêu thụ tại thị trƣờng trong nƣớc mà là
để xuất khẩu sang một nƣớc khác nhằm thu lợi nhuận. Những mặt hàng này
không đƣợc gia công hay chế biến tại nơi tái xuất. Hàng hóa vừa phải làm thủ
tục nhập khẩu vừa phải làm thủ tục xuất khẩu sau đó.
Khác với các phƣơng thức kinh doanh XNK khác, trong phƣơng thức
kinh doanh tạm nhập, tái xuất đƣợc thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng
biệt là hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do thƣơng nhân Việt Nam
ký với thƣơng nhân nƣớc ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trƣớc hoặc ký
sau hợp đồng nhập khẩu. [11]
* Phân biệt phƣơng thức kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa với
chuyển khẩu và quá cảnh hàng hóa:
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nƣớc, vùng lãnh thổ để
bán sang một nƣớc, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ
7
tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu hàng hóa đƣợc thực hiện theo các hình thức nhƣ: Hàng hóa đƣợc
vận chuyển thẳng từ nƣớc xuất khẩu đến nƣớc nhập khẩu không qua cửa khẩu
Việt Nam; hàng hóa đƣợc vận chuyển từ nƣớc xuất khẩu đến nƣớc nhập khẩu có
qua cửa khẩu Việt Nam nhƣng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa đƣợc vận chuyển từ
nƣớc xuất khẩu đến nƣớc nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đƣa vào kho
ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam. Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức,
cá nhân nƣớc ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải,
lƣu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phƣơng thức vận tải hoặc các công việc khác
đƣợc thực hiện trong thời gian quá cảnh. [ 20]
- Khái niệm quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất:
Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể
quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
các nguồn nhân lực để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự
vật. [21, Tr 26 ]
Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để đạt tới mục đích đúng
ý chí của ngƣời quản lý và phù hợp với quy luật khách quan [21, Tr 27 ]
Từ khái niệm về quản lý và khái niệm tạm nhập, tái xuất ta có thể hiểu
quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất là sự tác động có tổ chức của
cơ quan hải quan để chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn, kiểm soát quá trình hoạt
động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa của thƣơng nhân trong một thời
gian nhất định.
8
1.2.1.2. Các hình thức tạm nhập, tái xuất
Căn cứ vào mục đích thƣơng mại, tạm nhập tái xuất hàng hóa đƣợc
chia thành hai loại là kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa và các hình thức
tạm nhập tái xuất khác:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa là hoạt động kinh doanh tạm
nhập, tái xuất đƣợc thực hiện đối với tất cả các loại hàng hóa, kể cả hàng hóa
thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh
mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa thuộc danh mục phải
xin giấy phép của Bộ công thƣơng, hàng hóa thuộc diện quản lý của các Bộ
ngành.
Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác: Theo mục đích của việc tạm
nhập, tái xuất tƣơng ứng hình thức này bao gồm hàng hóa là máy móc, thiết
bị, phƣơng tiện thi công, khuôn, mẫu đƣợc phép tạm nhập, tái xuất theo các
hợp đồng thuê, mƣợn của thƣơng nhân Việt Nam ký với bên nƣớc ngoài để
sản xuất, thi công, thực hiện dự án đầu tƣ; hàng hóa là linh kiện, phụ tùng tạm
nhập, tái xuất để phục vụ thay thế, sửa chữa tầu biển, tầu bay nƣớc ngoài
nhƣng không có hợp đồng; hàng hóa tạm nhập, tái xuất tham dự hội chợ, triển
lãm; hàng hóa là phƣơng tiện chứa hàng hóa tạm nhập tái xuất theo hình thức
quay vòng; hàng hóa tạm nhập tái xuất bán tại cửa hàng miễn thuế; máy móc,
thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất có thời hạn. [13]
1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đối với
sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay
Phƣơng thức kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại Việt Nam hiện
nay đang trên đà tăng trƣởng mạnh mẽ, giá trị kim ngạch hàng năm đạt hàng
chục tỷ USD, mặt hàng tạm nhập, tái xuất rất phong phú nhƣ xăng, dầu, các
loại nguyên vật liệu, khoáng sản, phân bón, thực phẩm, nông sản, rƣợu bia,
thuốc lá... Tỷ trọng các mặt hàng thay đổi từng năm theo tín hiệu thị trƣờng
9
đã đem lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế, xã hội. Trong điều kiện kinh tế nƣớc
ta hiện nay, vai trò của của hoạt động kinh doanh tạm nhập tái, xuất hàng hóa
thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
- Khai thác đƣợc lợi thế về vị trí địa lý của Việt Nam: Nƣớc ta có vị trí
địa lý hết sức thuận lợi cho giao thƣơng hàng hóa quốc tế do nằm ở rìa phía
Đông của bán đảo Đông Dƣơng, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á; Việt
Nam vừa gắn với lục địa Á-Âu vừa tiếp giáp với biển Đông thông ra Thái
Bình Dƣơng, có đƣờng biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, Lào,
Campuchia, có đƣờng biển tiếp giáp với Trung Quốc, Philippin, Brunây,
Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Campuchia, Thái Lan.
- Phát huy năng lực nghiệp vụ chuyên môn, quan hệ bạn hàng ngoài
nƣớc, nhanh nhạy về thông tin kinh tế, thị trƣờng, giá cả...: Các thƣơng nhân
tạm nhập khẩu từ thị trƣờng ngoài nƣớc này những mặt hàng trong nƣớc
không có hoặc chƣa cần để tái xuất khẩu sang thị trƣờng ngoài nƣớc khác có
nhu cầu, hƣởng lợi nhuận từ chênh lệch giá, sau khi tính đủ chi phí.
- Thúc đẩy phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ giao nhận, vận tải,
bốc xếp hàng hóa và các dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt nhƣ quán ăn, nhà
hàng, nhà trọ, khách sạn…: Ngoài hiệu quả kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc,
hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa còn góp phần thúc đẩy phát triển nhiều
dịch vụ trong nƣớc liên quan nhƣ hậu cần, kho bãi, cảng, vận tải đƣờng bộ,
đƣờng thủy, hàng không, bốc xếp, bảo hiểm... thu đƣợc phí và tạo thêm việc
làm cho ngƣời lao động.
- Góp phần giữ vững trật tự, an ninh, quốc phòng vùng biên giới: Khi
đời sống đƣợc cải thiện cƣ dân vùng biên giới sẽ yên tâm làm ăn sinh sống,
bám trụ tại biên giới, góp phần bảo vệ đƣờng biên mốc gới, giữ gìn an ninh
chính trị, quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10
1. Bộ Công thƣơng, 2011. Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20/5/2011 của
Bộ Công thương quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất
thực phẩm đông lạnh. Hà Nội
2. Bộ Công thƣơng, 2013. Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của
Bộ Công thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất một số
loại hàng hóa. Hà Nội
3. Bộ Tài chính, 2010. Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hà Nội
4. Bộ Tài chính, 2010. Quyết định số 2053/QĐ-BTC ngày 12/8/2010 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày
11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương. Hà Nội
5. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của
Bộ Tài Chính quy định tủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập tái xuất xăng dầu. Hà Nội
6. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan ; kiểm tra, giám sát Hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu. Hà Nội
7. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 33/2010/TT-BTC ngày 11/9/2010 của Bộ
Tài chính quy định việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng
gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh. Hà Nội
11
8. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của
Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điển tử đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu thương mại. Hà Nội
9. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ
Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Hà Nội
10. Bộ Thƣơng mại, 2006. Thông tư số 04/2006/TT-BTM hướng dẫn một số
quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP. Hà Nội
11. Chính Phủ, 2006. Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài. Hà Nội
12. Chính Phủ, 2010. Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Hà Nội
13. Chính Phủ, 2013. Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh
hàng hóa với nước ngoài. Hà Nội
14. Cục Hải quan tỉnh Hà Giang, báo cáo tổng kết công tác năm 2009, 2010,
2011,2012 và 2013. Hà Giang
15. Cục Hải quan tỉnh Hà Giang, 2005. Kỷ yếu 50 năm Hải quan Hà Giang.
Hà Giang
16. Đảng cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
12
17. Đỗ Mai Trang, 2012. Nghiên cứu công ước ATA để triển khai áp dụng cho
nghiệp vụ tạm nhập tái xuất tại Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Luật
18. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS. TPHCM: NXB Hồng Đức.
19. Minh Minh, 2006. Hệ thống tạm quản hàng hóa- công cụ tạo thuận lợi
thƣơng mại. Tạp chí nghiên cứu hải quan, Số 10, Trang 20-28
20. Nguyễn Mạnh Cƣờng, 2013. Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động tạm
nhập tái xuất hàng hóa tại Chi cục hải quan cửa khẩu Móng Cái- Quảng Ninh.
Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng đại học nông nghiệp Hà Nội
21. PGS.TS Phan Huy Đƣờng, 2012. Giáo trình quản lý Nhà nƣớc về kinh tế.
Trƣờng Đại học Kinh tế-Đại học quốc gia Hà Nội
22. Quốc Hội, 2001. Luật Hải quan số 29/2001/QH10. Hà Nội
23. Quốc Hội, 2005, Luật Thương Mại số 36/2005/QH11, Hà Nội
24. Quốc Hội, 2005. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số
42/2005/QH11. Hà Nội
25. Quốc Hội, 2005. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11.
Hà Nội
26. Quốc Hội, 2006. Luật quản lý thuế. Hà Nội
27. Quốc Hội, 2008. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12. Hà Nội
28. Quốc Hội, 2008. Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12. Hà Nội
29. Quốc Hội, 2010. Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12. Hà Nội
30. Quốc Hội, 2012. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế
ngày 20/11/2012. Hà Nội
31. Quốc Hội, 2013. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị
gia tăng số 31/2013/QH13. Hà Nội
32. Thủ tƣớng Chính Phủ, 2011. Quyết định về việc phê duyệt chiến lƣợc
phát triển hải quan đến năm 2020. Hà Nội
13