Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.07 KB, 22 trang )

Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
------------------*----------------

MÔN
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI

PHÁP CHO NẠN PHÁ RỪNG Ở
VIỆT NAM

GVHD:

TRƯƠNG NGỌC PHONG

SINH VIÊN: TRẦN LÊ NHẬT AN
MSSV:

51130009

LỚP:

51KTTM

Trang 1


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam


Phụ lục:
I – Mở đầu …………………………………………………………….. trang 2
II – Cơ sở lý thuyết ……………………………………………………. trang 9
1- Khái niệm về rừng ……………………………………………... trang 9
2- Khái niệm hệ sinh thái rừng …………………………………… trang 10
3- Khái niệm phá rừng …………………………………………... trang 10
III – Phân tích và gợi ý chính sách ……………………………………. Trang 11
1- Nguyên nhân gây ra nạn phá rừng …………………………….. trang 11
a) Nguyên nhân khách quan ………………………………….. trang 11
b) Nguyên nhân chủ quan …………………………………….. trang 11
2- Hậu quả của nạn phá rừng …………………………………….. trang 12
a) Không khí ………………………………………………….. trang 12
b) Đất và nước ………………………………………………… trang 12
c) Hệ sinh thái ………………………………………………… trang 13
3- Gợi ý chính sách nhằm hạn chế nạn phá rừng ………………… trang 13
a) Chính sách xã hội đất rừng ………………………………… trang 14
b) Các chính sách hỗ trợ đời sống nhân dân của chính phủ ….. trang 16
c) Đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp theo hướng mới
……………………………………………………………….. trang 17
d) Thắt chặt công tác quản lý các xưởng gỗ ……………………. trang 18
e) Cấn có biện pháp chế tài nghiêm ngặt đối với các hành vi phá rừng
……………………………………………………………….. trang 18
Kết luận………………………………………………………………….. trang 20
Trích dẫn ………………………………………………………………… trang 21
Tài liêu tham khảo ……………………………………………………… trang 22

Trang 2


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam


I-MỞ ĐẦU
“ Phổi” – đối với mỗi con người là một bộ phận cơ thể rất quan trọng, không ai có
thể sống mà không có hai lá phổi. Phổi giúp cho con người hô hấp, trao đổi khí với
môi trường bên ngoài, giúp đảm bảo việc tuần hoàn máu trong cơ thể. Con người ta
sống có thể nhịn ăn một tuần, nhịn uống một ngày nhưng không bao giờ có thể nhịn
thở trong vòng một phút.
Mà trên thực tế trong thế giới tự nhiên, lượng oxi mà chúng ta hít thở ngày ngày
là do thực vật – cây xanh , hay nói chung là “Rừng”. Rừng như là một trụ cột của thế
giới tự nhiên, nó đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái, nói như vậy là vì rừng có khả
năng điều hòa không khí giữ cho sự cân bằng giữa lượng oxi và lượng cacbonic trong
bầu khí quyển chúng ta, đảm bảo cho quá trình hô hấp của các loài động vật trong đó
có con người chúng ta. Không những thế rừng còn giúp chúng ta làm sạch bầu không
khí, điều hòa giảm thiểu lượng ảnh hưởng của chất thải khí và khí độc trong không
khí. Có lẽ vì rừng đã làm rất tốt nhiệm vụ một nhiệm vụ to lớn như thế mà người ta đặt
cho nó là “ Vệ sĩ” của thế giới tự nhiên, và được xem như là “ Lá phổi của Trái Đất”.
Như ta biết, cây xanh khi quang hợp thì nhả ra tự nhiên một lượng khí oxi, tuy nhiên
cây xanh cũng hô hấp nhả ra không khí khí cacbonic, nhưng theo thông kê mà các nhà
nghiên cứu khoa học thì số lượng khí oxi do cây xanh cung cấp lớn hơn lượng khí
cacbonic thải ra là 20 lần. Vì thế nên với lượng khí oxi cung cấp cho sự sống của Trái
Đất mà mọi người đặt cho thực vật xanh là “ Nhà máy sản xuất thiên nhiên”.
Chúng ta làm một phép tính nhỏ như thế này, ta có một cây dẻ có chiều cao là 33 mét,
có khoảng 11 000 cái lá thì diện tích che phủ của nó là 340m 2, vậy một khu rừng có
hàng ngàn cây xanh thì diện tích lá che phủ sẽ là rất lớn, cho nên khả năng quang hợp
của chúng sẽ là rất cao. Do đó, mỗi một năm, hệ thực vật sống trên Trái Đất đã nhận từ
môi trường 400 tỷ tấn khí cacbonit và nhả cho môi trường 200 tỷ tấn khí oxi, điều đó
cho ta thấy nếu trên Trái Đất ta mà không có rừng thì con người cũng như hệ sinh vật
sẽ không thể tồn tại được.

Trang 3



Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

Chức năng quan trọng của rừng đó là việc làm sạch hóa bầu không khí. Thực vật
rừng có khả năng đồng hóa các loại khí độc hại không tốt cho sức khỏe của con người
cũng như động vật như là: SO 2, HF, Cl, F….. Đơn cử một vài chất như là SO 2, đây
được biết là một loại khí rất độc và lại có mặt ở nhiều nời trong không khí, trong
không khí nếu lượng SO2 lên đến mức 10ppm sẽ dẫn tới một vài bệnh như là tim đập
mạnh, loạn nhịp khó thở…. Trong khi đó, rừng lại có khả năng hấp thụ khí SO 2 và
chuyển hóa chúng thành các axit amin trong thân cây. Hay như Flo, đây cũng là một
loại khí có hại rất lớn đối với sức khỏe của chúng ta, nếu như trong thực phẩm, rau, củ,
quả, mà tồn tại lượng Flo này cao thì cơ thể sẽ bị nhiễm độc và sinh bệnh. Mà trong
rừng lại tồn tại rất nhiều loài thực vật có thể đồng hóa chất khí độc hại này, ví dụ như
là: cây ngân hoa – 1 ha loài cây này có thể hấp thụ ít nhất là 11,8kg Flo; cây dâu tây –
1 ha loài cây này hấp thụ được 4,3kg Flo; cây liễu – 1 ha có thể hấp thụ 3,9kg Flo.
Và một kiến thức mà từ khi chúng ta học tiểu học nhà trường đã dạy là cây xanh
có thể giúp cho con người hút bụi bẩn trong không khí, nó được coi như một “Cái máy
hút bụi” khổng lồ của tự nhiên. Bởi vì trên mỗi lá cây có một lớp lông tơ dày nên nó
có thể giữ lại khói bụi gây ô nhiễm từ các khu công nghiệp bay lơ lửng trong không
khí, lọc không khí trong lành hơn. Các nhà khoa học trên thế giới đã thông kê được
như sau: trung bình cứ một năm, trên 15 mẫu đất trồng cây tùng có thể giúp chúng ta
loại trừ được 36 tấn khói bụi trong không khí, ngoài ra nếu sử dụng 1m 2 trồng cây phù
du thì có thể loại trừ được khoảng 3,39 tấn bụi thải trong không khí. Mà trong rừng thì
cây cối rậm rạp, nhiều cây cổ thụ lớn đã sống lâu năm, tán cây xòe lớn, nên khả năng
giữ lại khói bụi lên đến hàng tỉ tấn. Ngoài ra với lượng cây xanh lớn như vậy, chúng
còn có thể cản được sức gió lớn, do đó, chỉ cần một trận mưa lớn bụi bám trên lá cây
sẽ trôi hết xuống đất, nhờ vậy mà không khí lại trở nên trong lành và mát mẻ hơn. Lá
cây sau khi được làm sạch sẽ tiếp tục quá trình lọc không khí như một vòng tuần hoàn,
và như thế rừng cứ âm thầm bảo vệ cho chúng ta.


Trang 4


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

Việt Nam là một nước có một thảm thực vật rất phong phú và đa dạng với những
kiểu thảm thực vật chủ yếu là:
1- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bổ chủ yếu ở Quảng Ninh,
Lạng Sơn, Vĩnh Phú ( cũ), Hà Giang, Thừa Thiên, Đà Nẵng.
2- Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới phân bổ chủ yếu ở Ba Chẽ ( Quảng
Ninh), An Châu ; Biển Động ( Bắc Giang), Bến Chuông ( Thanh Hóa), Quỳ
Châu ( Nghệ An).
3- Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới phân bổ ở Nghệ An, Bắc Giang, Đăk
Lăk, Đồng Nai…
4- Kiểu rừng kín hơi khô nhiệt đới phân bổ ở Đồng Tháp Mười, U Minh, Quảng
Bình ( trên các loại đất phèn và đất cát).
5- Kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới, phân bổ ở Tây Nguyên, Mường
Xén, Con Cuông, Cò Nòi. Kiểu rừng này thường hình thành trên điều kiện mùa
khô kéo dài, khí hậu khắc nghiệp.
6- Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới phân bổ ở Quảng Yên, Hoàng Mai,
Bố Trạch…
7- Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao, khô nhiệt đới phân bố tập trung ở Phan
Rang, Phan Thiết, Cheo Reo, Đăk Lăk, Mường Xén, An Châu, Tây Bắc.
8- Truông bụi gai hạn nhiệt đới phân bổ chủ yếu ở vùng khô kiệt Phan Rang, Phan
Thiết.
9- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.
10-Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp.
11-Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm ôn đới núi cao hơn 1800 met. Điển hình cho kiểu
rừng này là rừng kín Pơ Mu ở Fanxipan, Thông nàng; Thông ba lá ở Đà Lạt.

12-Kiểu rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp phân bố chủ yếu ở Mộc
Châu, Yên Châu, Đà Lạt.
13-Kiểu quần thể khô vùng cao. Kiểu này gồm các rú cây nhỡ, rừng rụng lá, rừng
lá cứng khô ròn và trảng cỏ cao; trảng có thấp trên đất xấu nông cạn.
14-Kiểu quần thể hệ lạnh vùng cao phân bố trên các đỉnh núi cao như Fanxipan,
Tân Côn Lĩnh, Chư Yang Sin. [1]
Với một hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú về chủng loại như trên nhưng
hằng năm Việt Nam vẫn phải bị hứng chịu nhiều trận bão với sức gió lớn, những trận
lụt nước cao đến đỉnh điểm, những vụ sạt lỡ đất đồi núi và ven sông, nhiều lần voi bỏ
rừng xuống phá nhà, phá ruộng, đạp chết người dân. Khí hậu thì ngày càng khắc
nghiệt lúc nóng tới 370C → 390C, lúc thì lạnh tới 00C → 100C – điều mà từ trước tới
Trang 5


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

giờ ở Việt Nam vẫn không thường xuyên có như những thời điểm những năm trở lại
nay , không khí thở thì ngày càng ngột ngạt, khói bụi mù mịt. Nguyên nhân của những
hiện tượng nói trên, thoạt nhìn qua có vẻ thấy riêng rẻ, không có yếu tố chung liên
quan đến nhau, nhưng chúng lại có cùng một thủ phạm mà ra, đó là “Nạn phá rừng”
ngày càng diễn biến phức tạp và phổ biến hiện nay.

Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối ( ở trạng thái khô
tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn ( chiếm 70%). Và các cây rừng sẽ thải ra
52,5 tỷ tấn ( hay 44%) oxi để phục vụ cho quá trình hô hấp cho con người, động vật,
sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm[2].
Một con người bình thường thì mỗi năm phải cần sử dụng 4000kg oxi điều đó tương
đương với lượng oxi được cung cấp bởi 1000 – 3000 m 2 cây xanh tạo ra trong một
năm. Ở một vùng đất có rừng che phủ thì lượng xói mòn chỉ bằng 10% lượng đất xói
mòn của vùng đất không có rừng che phủ.

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nay tổng diện tích rừng của nước ta là
13118773 ha, trong đó thì diện tích rừng tự nhiên chiếm 10348591 ha và diện tích của
rừng trồng là 1770182 ha. Nhưng thực tế là trong số diện tích tự nhiên mà nước ta
đang có thì hơn một nửa là thuộc loại rừng nghèo hoặc tái sinh – độ che phủ và có giá
trị thấp, trong khi đó rừng già và rừng tán kín chỉ chiếm trên được có 9% tổng diện
tích rừng tự nhiên của nước ta hiện nay.
Theo thống kê mới nhất của Cục Kiểm lâm thì tính đến tháng 9 năm 2010 có 1553,68
ha rừng bị chặt phá và 5364,85 ha rừng bị cháy. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta
đang ngày càng bị suy giảm với tốc độ chóng mặt cùng với đó là độ che phủ của rừng
mà chủ yếu là khu vực miền Trung đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay độ che phủ
của rừng ở Việt Nam chúng ta còn chưa đầy 40%, trong dó thì diện tích của rừng
nguyên sinh lại chỉ còn được 10%. Trong khi đó, diện tích rừng của Việt Nam năm

Trang 6


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

1943 được ước tính có khoảng trên 14,3 triệu ha [3], với tỷ lệ che phủ lên tới 43,8%
trên cả mức an toàn sinh thái là 33%.
Ngoài tài nguyên về gỗ, rừng Việt Nam cũng rất phong phú, rất giàu có về các loại tre
nứa ( khoảng 40 loài có ý nghĩa thương mại và khoảng 4 tỷ cây tre nứa), song mây có
khoảng 400 loài; hàng năm khai thác khoảng 50000 tấn. Trong rừng Việt Nam cũng
phong phú về các loài dược liệu, hiện nay đã biết được 3800 loài [4], trong đó có nhiều
loài đã được biết và đã được khai thác phục vụ cho việc chế biến thuốc. Nhiều loài cây
cho chất thơm, tanin, tinh dầu và dầu béo.
Nhưng hiện nay do nạn phá rừng xảy ra quá tràn lan và có tổ chức làm cho công
tác bảo vệ rừng của chúng ta khó có thể kiểm soát hết được. Nạn phá rừng trong thời
điểm đang diễn biến rất phức tạp, rừng không chỉ bị tàn phá bởi lâm tặc mà còn bị tàn
phá bởi chính những người dân được nhà nước giao bảo vệ rừng. Bởi lý do đó mà rừng

của Việt Nam đang ngày càng bị tàn phá nặng nề, nhiều cánh rừng chỉ mấy năm trước
vẫn còn màu xanh ngút ngàn với nhiều loài thực vật lâu năm quý hiếm, là nơi ở của
những loài thú quý, mà bây giờ chỉ còn lại một khoảng rừng trống không còn cây gỗ,
đồi trọc vì cây rừng đã bị khai thác hết.

Thử nghĩ nếu một ngày Việt Nam chúng ta không còn “Rừng”, thì chúng ta phải mất
khoảng một khoảng tiền lớn như thế nào để làm những công việc mà bấy lâu nay rừng
đã làm cho chúng ta mà chúng ta không phải mất khoảng kinh phí lớn nào cho chúng.
Chúng ta chỉ phải xây dựng một hệ thống nhà máy xử lý lượng khí thải từ các khu
công nghiệp để tạo ra khí Oxy và làm sạch bầu không khí cũng là một vấn đề rất khó
nếu như không có cây xanh, đó là chúng ta chưa bàn đến những vấn đề khác, chính
phủ sẽ phải chi ngân sách ra hàng ngàn tỷ đồng để đảm bảo cho cuộc sống của con
người chúng ta.
Chúng ta sẽ thử điểm qua những hậu quả nặng nề của việc phá rừng gây ra trong
những năm vừa qua ở Việt Nam như là: nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh,
Trang 7


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

làm xuất hiện hiện tượng Trái Đất nóng lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi và các động
vật trên rừng không có chỗ ở phải bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại
tài sản…, cũng như việc hủy hoại những lâm sản dưới tán rừng đã gây nên sự cân bằng
sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lỡ đất
và phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Đó cũng là thực trạng của nước ta trong những năm
vừa qua, mưa bão xảy ra liên tục trên lãnh thổ Việt Nam ta ngày càng tăng cả về tần
suất và sự tàn phá cũng như hủy hoại. Điều đó đã trở thành mối đe dọa thực sự ghê
gớm đối với cuộc sống của con người chúng ta và sự phát triển của nền kinh tế nước
nhà.
Trước thực trạng đó , bài đề tài này chỉ giúp một phần nghiên cứu về nguyên nhân,

hậu quả cũng như nêu ra một số chính sách nhằm góp phần làm giảm đi nạn phá rừng
đang diễn ra phức tạp ở Việt Nam ta.

Trang 8


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

II- CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1-Khái niệm về Rừng:
*Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật
rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực
vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm
rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng. ( quy định trước đây được ghi trong Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh: là
rừng phải có độ tán che từ 0,3 trở lên). [4]
Lịch sử ngày càng phát triển, các khái niệm về “Rừng” các thay đổi và càng lúc
càng hoàn thiện hơn.
 Năm 1817, H.Cotta ( người Đức) đẫ xuất bản tác phẩm “ Những chỉ dẫn về lâm
học”, đã trình bày tổng hợp các khái niệm về rừng. Ông là người có công xây
dựng học thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và châu Âu trong thế kỷ
19.
 Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm “Học thuyết về rừng. Sự phát triển
hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh thái
học.
 Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: “ Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối
liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và
trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của
cảnh quan địa lý.
 Năm 1935, Tansley có khái niệm ngắn gọn về rừng như sau: “ Rừng là một hệ

sinh thái”.
 Năm 1952, M.E.Tcachenco phát biểu: , “ Rừng là một bộ phận của cảnh quan
địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và
vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học
và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
 Năm 1974, I.S.Melekhop cho rằng: “ Rừng là sự hình thành phức tạp của tự
nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
2- Khái niệm về hệ sinh thái rừng:
Trang 9


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

*Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu
chủ yếu là sinh vật rừng ( các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh
vật rừng) và môi trường vật lý của chúng ( khí hậu, đất). Nội dung nghiên cứu hệ sinh
thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối quan hệ ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật khác trong quần xã
đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này với hoàn cảnh xung quanh
tại nơi mọc của chúng. [6]
*Thành phần của hệ sinh thái rừng cũng giống như thành phần của một hệ sinh thái
điển hình song đối với rừng, thành phần thực vật đặc biệt là cây gỗ được quan tâm hơn
cả, đây chính là thành phần lập quần.
3- Khái niệm phá rừng:
Tuy là một hiện tượng xảy ra rất phổ biến trên thế giới những phá rừng lại được
định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số định nghĩa của các nhà khoa
học trên thế giới.
 Phá rừng là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi của lớp phủ mặt đất từ rừng
sang các trạng thái khác. [7]
 Phá rừng là thuật ngữ mô tả sự thay đổi hoàn toàn trong sử dụng đất từ rừng

sang nông nghiệp, bao gồm cả canh tác nương rẫy và chăn thả, hay sử dụng đô
thị. Nó không bao gồm rừng đã bị khai thác ( thậm chí mất trắng) và để cho tự
tái sinh. [8]
 Phá rừng mang nghĩa hủy hoại hay làm mất đi thảm cây, từ làm mất hoàn toàn
hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong thành phần sinh thái.
[9]

III- PHÂN TÍCH VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Trong suốt 10 năm qua, chúng ta đã tăng được độ che phủ rừng trên cả nước từ
38% - 40% lên 50% - 55%. Nhưng đó chỉ là che phủ tính bằng tán cây nó chưa có
Trang
10


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

khoa học và kế hoạch đúng đắn, thì những cây mới trồng chưa có rễ dài, tán rông nên
không thể điều hòa không khí, lượng nước trong lòng đất, giảm tốc độ dòng chảy,
không ngăn được lũ quét, lũ ống, xói mòn đất. Phần này xin được phân tích rõ hơn
nguyên nhân, hậu quả mà nạn phá rừng mang lại cho cuộc sông chúng ta, mặc khác
xin đưa ra các cách làm nhằm bảo vệ rừng và tăng diện tích rừng của Việt Nam.
1- Nguyên nhân gây ra nạn phá rừng:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị phá nhiều trong các giai đoạn
những năm gần đây, ta có thể chia chúng ra làm 2 nhóm chính sau đây:
a) Nguyên nhân khách quan:
Do nền kinh tế Việt Nam đang trên đường phát triển nhanh trở thành một nền kinh
tế nóng, mà cơ sở vật chất, trang thiết bị lại yếu kém không phát triển kịp theo nền
kinh tế hiện nay. Điều này làm cho giá cả trên thị trường tăng nhanh, mà người dân
chưa kịp thích ứng với sự tăng giá nhanh của thị trường. Đối với những người có thu
nhập khá giả thì việc thích ứng có thể nhanh, nhưng đối với những người dân có thu

nhập thì họ khó mà hòa vào nhịp phát triển của xã hội. Đó cũng là một nguyên nhân
khiến cho người dân nghèo lâm vào cảnh túng thiếu dẫn đến việc họ lên rừng chặt cây
lấy gỗ để bán lấy tiền, đây cũng là một cách để họ có thể kiếm được tiền nhanh nhất…
-

b) Nguyên nhân chủ quan:
Do nhận thức con người, khai thác không đúng quy hoạch. Người dân sông ven
rừng thì quen vơi việc lên rừng chặt cây làm nhà, bán cho các xưởng gỗ kiếm
tiền,…. Vì vậy mà rừng bị chặt phá không theo quy hoạch, chính quyền lại khó

-

xử lý dân.
Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế
rừng, sắp xếp các ngành nghề… ví dụ như là phát hoang rừng để phục vụ cho

-

việc xây dựng một số công trình thủy lợi, thủy điện, phát rừng trang trại….
Hoạt động quản lý rừng của Nhà nước còn yếu kém trong chính sách cũng như
trong các quy phạm pháp luật, làm kết quả từ các chính sách bảo vệ rừng của

-

Nhà nước thất bại hay đi ngược lại mong muốn của Nhà nước.
Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà
con dân tộc vùng cao. Đây là do hậu quả của tập tục di canh di cư của người
dân ta, đặc biệt là đối với đông bào các dân tộc thiểu số. Đi đến đâu họ đều phát
rừng để làm nương rẫy trồng trọt, họ sẽ ở trên mảng đất đó cho đến khi mảng
Trang

11


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

đất đó không còn chất dinh dưỡng nữa, và cứ thế họ phá từ mảng rừng này đến
-

các mảng rừng khác.
Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp
Do hoạt động phá rừng của lâm tặc nhằm lấy lâm sản.
2- Hậu quả của nạn phá rừng:
Không phải ai cũng có thể thấy được những hậu quả mà việc phá rừng gây ra, bởi

vì những hậu quả do việc phá rừng không xảy ra ngay mà nó sẽ diễn ra từ từ theo thời
gian và còn ảnh hưởng đến lâu dài và những hậu quả đó lại rất khó để khắc phục và
mất rất nhiều thời gian.
a) Không khí:
Phá rừng là một nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự nóng lên của Trái Đất, và đây
cũng là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà kính trên Trái
Đất nói chung và Việt Nam nói riêng, ví dụ như rừng nhiệt đới bị phá hủy sẽ là tác
nhân của 20% lượng khí nhà kính. Bởi cây và các loài thực vật hấp thụ khí cacbonic
trong không khí và thải ra không khí khí oxy trong quá trình quang hợp của cây, mà
khi cây bị chặt, khi đốt cây đi thì sự phân hủy của cây sẽ tạo ra khí cacbonic tích tụ
trong cây bấy lâu thải vào không khí làm bầu không khí ngột ngạt và khó chịu hơn.
Phá rừng làm cho lượng cacbon trong đất thoát ra nhanh hơn, ở các khu vực rừng bị
phá, đất sẽ tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết sẽ trở nên nóng hơn, điều này kích thích
sự bốc hơi nước của đất, từ đó các đám mây mưa được hình thành và Trái Đất sẽ chịu
nhiều trận mưa gây lũ lụt.
Phá rừng làm giảm diện tích che phủ, điều đó làm giảm lượng oxy trong không

khí, và không khí sẽ không được lọc bụi như trước đây mà dẫn đến hiện tượng ô
nhiễm không khí.
b) Đất và Nước:
Vòng tuần hoàn nước cũng bị ảnh hưởng bởi phá rừng, bởi vì cây cắm rễ xuống
lòng đất và hút nước từ lòng đất và giải phóng vào không khí làm mát không khí. Phá
rừng làm cho cây không còn làm bay hơi lượng nước trong đất nữa điều này dẫn đến
sự khô hạn của khí hậu.

Trang
12


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó mà dẫn đến các thiên tai như xói
mòn, lỡ đất, gây lũ lụt. Khi cây ở trên đất thì rễ cây sẽ kết dính lại các vùng đất với các
tầng đá gốc làm đất kết chặt với nhau và khó bị rửa trôi.
Phá rừng làm giảm khả năng giữa và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì có rừng
thì rừng sẽ giữ lại lượng nước mưa xuống lòng đất tạo thành những mạch nước ngầm,
thì phá rừng lại làm tăng quá trình rửa trôi bề mặt, sự di chuyển của nước trên bề mặt
dẫn đến luc quét và gây ra lũ lụt nhiều hơn khi có rừng bảo vệ.
c) Hệ sinh thái:
Phá rừng làm suy giảm hệ sinh thái và môi trường bị suy thoái. Rừng là nhà, là
nơi trú ẩn của các loài động vật, là nơi cung cấp các đa dạng sinh thái, cung cấp nhiều
thực vật – cây thuốc quý cho con người. Trong đó rừng nhiệt đới là nơi chứa hệ sinh
thái lớn nhất, 80% hệ sinh thái của tự nhiên của thế giới, phá hủy rừng dẫn đến thoái
hóa môi trường và giảm đa dạng sinh học, phá hủy sự biến đổi đa dạng của các loại
gen quý hiếm.
3- Gợi ý chính sách nhằm hạn chế nạn phá rừng
Những năm vừa qua như chúng ta thấy Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính

sách hỗ trợ cho đời sống của các nhân dân ở các vùng nông thôn, miền núi , những
chính sách này đã góp phần làm thay đổi một phần nào bộ mặt về đời sống của nhân
dân. Nhưng thực tế thì những chính sách đó vẫn chưa giải quyết được triệt để đời sống
đói kém của nhân dân các khu vực đó, bởi thế mà vấn nạn phá rừng vẫn còn tiếp diễn
là do người dân vì miếng cơm hằng ngày, họ bị kẻ xấu lôi kéo phá rừng để kiếm tiền.
Mà đối với những người nghèo khổ thì chỉ cần có tiền thì việc gì họ cũng có thể làm
kể cả việc đó là việc làm vi phạm pháp luật, chỉ cần họ có tiền để nuôi sống được bản
thân cũng như gia đình thì họ sẽ sẵn sàng làm dù nó nguy hiểm thế nào.
Một mặt nữa làm cho người dân bất chấp bản thân để phá rừng là vì những tác
hại của việc phá rừng không diễn ra ngay khi rừng bị phá mà nó diễn ra lâu dài từ từ
theo thời gian vì thế mà người dân nghèo họ thường chỉ thấy cái lời trước mắt mà quên
đi hay không biết về những hậu quả sau này. Chính vì vậy mà tình trạng phá rừng trái
phép vẫn tiếp tục xảy ra dưới mọi hình thức.
Dưới đây là một số giải pháp nhằm ngăn chặn một phần nào nạn phá rừng đang ngày
càng diễn ra ở Việt Nam ta:
Trang
13


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

Những năm vừa qua chính phủ cũng đã có thực hiện một số chính sách về xây
dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, khuyến nông, giao đất giao rừng, tạo ra các chính
sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi.
a) Chính sách xã hội hóa đất rừng:
Chính sách giao rừng cho dân làm chủ, xã hội hóa đất rừng để dân làm chủ, với
mong muốn khuyến khích các hộ nông dân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên, thông qua đó muốn dân bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên rừng
đã bị suy giảm, đồng thời xóa đói giảm nghèo cải thiện đời sống cho người dân, một
mặt hạn chế tập tục du canh du cư tiến tới làm giàu bằng rừng sản xuất.

Hiện nay, trên thế giới thì “Phi tập trung hóa ngành lâm nghiệp” thì đây đang làm
phương pháp quản lý đất rừng và bảo vệ rừng chủ đạo, đặc biệt là với những nước
đang phát triển như nước chúng ta. Đó là xu hướng phân quyền cao độ cho người dân,
cộng đồng và công ty tư nhân quản lý rừng. Nhưng chính sách này vẫn chưa làm được
đúng nhiệm vụ mà Nhà nước đã kỳ vọng:
• Ta có thể thấy nếu xét theo góc độ quản lý tài nguyên thiên nhiên mà
đặt biệt là rừng thì cần phải có một bàn tay vô hình của chính phủ để
khắc phục kịp thời những méo mó mà thị trường tạo ra. Tuy nhiên như ta
thấy ở Việt Nam việc can thiệp của chính phủ đã kèm theo những sai
lầm về chính sách làm cho thị trường không những không thể phát triển
theo đúng hướng, mà ngày càng méo mó và sai lệch hơn và ngược lại
còn làm kìm hãm sự phát triển của thị trường. [10ư
Bảng 1: Hiệu quả quản lý rừng của các quốc gia.[11]
Tổng diện
Dân số

Nước

( triệu người)

tích

tự

nhiên
(km2)

Việt Nam
Nhật Bản
Malaysia

New Zealand
Đức

80.0
127.0
24.4
4.0
82.4

332,000
376,520
328,550
267,990
349,270

Diện

tích

Độ

che

Trữ

rừng

phủ

lượng


(km2)

(%)

(m3/ha)

98,190
240,810
192,920
79,460
107,400

35,2
60,0
58,7
30,6
30,7

38
145
119
125
268

Sản lượng
3

Năng suất


(1000m )

(m3/km2)

7,133
29,494
22,507
26,965
54,634

72
122
116
339
508

• Theo bảng 1 ta thấy thì nước Việt Nam là nước có tổng diện tích rừng tự
nhiên lớn nhưng chính phủ không áp dụng chính sách phù hợp dẫn đến
Trang
14


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

rừng của chúng ta có độ che phủ thấp, trữ lượng, sản lượng và năng suất
thấp so với những nước khác cũng thực hiện chính sách như chúng ta. Vì
rừng không thể cho năng suất, tăng thu nhập cho người dân mà hiện
tượng tự phá rừng mà mình đã được giao để dùng vào việc khác có năng
suất, thu nhập cao hơn diễn ra rất phổ biến ở nước ta, ví dụ như:
• Ở rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn ở các xã Sông Trà, Quế Lưu, Thăng

Phước… huyện Hiệp Đức ( Quảng Nam) đã bị người dân, đậu nậu thuê
người chặt phá để trồng cây keo. Đầu tháng 8 năm 2011, sơ bộ tính được
gần 30 ha rừng ở đây đã bị đốn sạch, nhưng theo ước tính thì con số rừng
bị phá còn lớn hơn nhiều so với con số ghi trên.
• Ở xã Krông Á, huyện M’Đrắc, Đăk Lăk, những ngày gần tháng 10 năm
2011, những cánh rừng hai bên tuyến đường liên huyện M’Đrắc đi
Krông Bông đã bị dân chặt phá với số diện tích lớn từ 2000 m 2 đến 5000
m2 để lấy đất trồng sắn.
• Ở các xã như Xã Đông, Nghĩa An huyện Kbang, và một số hộ dân ở thị
xã An Khê, từ cuối năm 2009, đặc biệt là năm 2010 và năm 2011, người
dân đã ngang nhiên vào tiểu khu 152 và phá đi mất đi 20 ha rừng để
trồng café, mì, và chuối. Nhiều cây gỗ có đường kính tương đối lớn từ
30 – 50 cm đã được người dân tận dụng cưa về làm gỗ xây dựng.
 Chính sách Nhà nước đưa ra là không sai nhưng cách thực hiện thì lại không
phù hợp với tình hình địa phương nơi họ sinh sống nên làm cho chính sách coi
như thất bại.
Vậy nên, khi giao rừng cho dân, các cấp địa phương cần phải đào tạo một khóa
huấn luyện về kỹ năng trồng rừng, về những hiệu quả sản xuất mà rừng mang
lại khi người dân sử dụng đất rừng. Nhưng quan trọng là những khóa đào tạo
này cần phải được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau đối với từng đối
tượng người dân.
∗ Vì vậy đề tài này đề xuất một phương án quản lý đất rừng của người dân như
sau: Chúng ta nên có cách quản lý riêng cho từng đối tượng người dân như đối
với những người dân thuộc diện nghèo, người dân ở vùng dân tộc ít người,
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vì họ không có điều kiện được hiểu biết nhiều nên
bước đầu khi giao rừng cho họ cần phải kết hợp với những lâm trường gần đó
để họ quản lý việc trồng rừng cũng như hướng dẫn, trả lời những thắc mắc của
Trang
15



Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

người dân về mọi vấn đề mà họ chưa hiểu trong vòng 5 đến 7 năm, và phải kèm
theo một mô hình đặc biệt với một diện tích đất canh tác lương thực đảm bảo
cho họ có thu nhập với những năm đầu nhận đất rừng. Đối với các trường hợp
còn lại như các hộ gia đình, các công ty, thì nhà nước sẽ cho họ nhận rừng nếu
họ có khả năng lập một đề án về cách họ sử dụng rừng và thuyết minh chúng
một cách hợp lý. Sau đó, Nhà nước sẽ giao đất theo khả năng sản xuất của họ
kèm theo một bản hợp đồng về đảm bảo sử dụng đất rừng, trong đó nếu họ sử
dụng đất rừng vào một mục đích khác thì khi bị phát hiện họ phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường toàn bộ thiệt hại.
b) Các chính sách hỗ trợ đời sống nhân dân của chính phủ:
Ngoài việc xã hội hóa rừng, để người dân không nghe theo những kẻ xấu thì
chính phủ cần phải có những chính sách hỗ trợ đi kèm giúp người dân tự sản
xuất cải thiện đời sống của mình. Ta có thể kèm theo các hình thức hỗ trợ cho
nhân dân nghèo vùng chính phủ giao rừng như là: tạo công ăn việc làm, đào tạo
nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc, tạo
đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản….
Đặc biệt là về chính sách đào tạo nghề cho nhân dân nghèo vùng nông
thôn, miền núi hiện không có tay nghề ổn đinh. Theo thống kê hiện nay ta có,
cả nước hiện nay có hơn 47 triệu lao động đang làm việc trong các lĩnh vực,
trong đó lao động đang làm việc trong nông thôn chiếm gần 70%, làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 51%. Mục tiêu của chính phủ là đến năm
2020, cả nước chỉ còn 30% lao động trong nông nghiệp. Đào tạo nghề cho nông
dân có sứ mạng rất lớn trong, góp phần quan trọng trong chuyển dịch này. [12]
Vì thế mà việc dạy nghề cho người dân là một vấn đề rất cần được chính
phủ quan tâm nhiều, bởi vì nó là nút thắt quan trọng trong việc phát triển đất
nước và bảo vệ rừng. Vì thế mà việc dạy nghề không được qua loa, dạy hình
thức mà không nghĩ tới người dân sau khi được học nghề có áp dụng vào thực

tế được không như: tại huyện Đất Đỏ ( Bà Rịa – Vũng Tàu) , nông dân tại các
vùng trồng rau được thí điểm dạy nghề “ trồng rau sạch” có độ an toàn cao, có
năng suất cao hơn so với phương thức trồng rau cũ. Mặc dù việc dạy nghề khá
bài bản nhưng kiến thức lại quá xa lạ với người dân, công nghệ không được áp
Trang
16


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

dụng nhiều vào thực tế, quan trọng hơn là giá thành rau sạch lại cao hơn so với
những loại rau khác nên cuối cùng người dân lại “ chữ trả cho thầy”. Phổ biến
nhiều nơi việc dạy nghề cho dân không sát với nhu cầu cũng như đặc điểm
vùng miền mà họ đang sinh sống như những vùng người dân sống bằng đánh
bắt cá lại dạy họ về làm nghề làm khập khiễng lĩnh vực thế nên hiệu quả sau
học nghề không đạt cao được.


Vì thế mà trước khi địa phương tổ chức dạy nghề cho người dân thì trước tiên
cần phải đi khảo sát ngành nghề phù hợp với bản chất địa phương mình, sau đó
lập một đề án đào tạo nghề có định hướng nghề, những kỹ năng sẽ đào tạo, thời
gian đào tạo là bao lâu, đối tượng đào tạo, mà quan trọng là xác định được
nguồn hỗ trợ ban đầu khi người dân kết thúc khóa học, và tìm được nguồn ra ổn
định cho sản phẩm sau khi người dân ra nghề.
c) Đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp theo hướng mới.
Cơ quan quản lý là cơ quan thi hành các chức năng lãnh đạo đối với một
địa phương, là nơi đưa ra các quyết định về đời sống nhân dân, điều hành các
hoạt động của địa phương đó. Vì thế mà cơ quan quản lý phải là nơi tập trung
những con người lãnh đạo với khả năng nhạy bén để mang lại những thành
công cũng như lợi ích cho nhân dân và địa phương. Thế nên việc đổi mới hệ

thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng. Cần mở những lớp tập huấn kỹ năng cho các cán bộ
lãnh đạo, nâng cấp cở sở hạ tầng phục vụ cho việc quản lý. Cùng với việc đào
tạo cán bộ, thì các cơ quan chức năng nên tăng cường tổ chức tuyên truyền, vận
động nhân dân, kỹ năng về khuyến nông khuyến lâm và các vấn đề về chuyên
môn nghiệp vụ khác.
Đối với các lâm trường cần tăng thêm nguồn lực kiểm lâm, được tập huấn
qua các khóa huấn luyện võ thuật, bắn súng… như chúng ta đào tạo trong quân
đội, không những thế chính phủ cần bổ sung thêm các trang bị cần thiết cho
một cán bộ kiểm lâm như súng, xe di chuyển, và các thiết bị chuyên dụng khác.
Quan trọng là chúng ta cần đào tạo các cán bộ nghiên cứu các giống cây trồng
trong rừng, cách chăm sóc cây và bảo tồn các động – thực vật quý hiếm sinh
sống trong rừng. Đào tạo ra các chuyên viên nghiên cứu đầu ngành lâm nghiệp,
Trang
17


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

qua đó cung cấp cho người dân những hiểu biết, thông tin thiết thực phục vụ
cho qua trình sản xuất, hướng dẫn người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất và bảo vệ rừng.
Nhà nước cũng cần phải có những chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu
hút và khuyến khích cán bộ công chức ngành chức năng, các chuyên gia về lâm
nghiệp gắn bó với địa phương, yêu ngành yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự
nghiệp bảo vệ rừng.
d) Thắt chặt công tác quản lý các xưởng gỗ:
Hiện nay, lâm tặc sau khi phá rừng thì lại có rất nhiều hình thức để di
chuyển số gỗ lậu trên rừng về đồng bằng để buôn bán, mà nhiều nhất là các
xưởng gỗ, xưởng cưa ven sông dưới hạ lưu. Các xưởng này thường trá hình

dưới các hình thức hoạt động của các xưởng gỗ, xưởng cưa có cấp phép, những
thực chất bên trong họ đang xẻ gỗ lậu để tuồng ra thị trường buôn bán với giá
cao.
Ví dụ: các khu vực Quảng Ngãi, Đăk Nông ( Đăk Lăk), Quảng Nam ( Đà Nẵng)
… với nhiều loại gỗ quý, lâu năm có đường kính lớn, có giá trị kinh tế cũng
như môi trường rất cao.
 Vì thế mà các địa phương nên tăng cường các công tác giám sát việc cấp phép
hoạt động cho các xưởng gỗ, xưởng cưa trong địa phương. Hằng tháng phải có
1 đội kiểm tra các hoạt động của những xưởng gỗ tại địa phương, nhằm phát
hiện sớm những vi phạm.
Luôn tuần tra cảnh giác các khu vực ven các con sông lớn, các nhánh sông nhỏ
trong khu vực để phát hiện và bắt giữ các đối tượng mở các xưởng cưa, xẻ gỗ
lậu tại chỗ.
e) Cần có biện pháp chế tài nghiêm ngặt đối với các hành vi phá
rừng:
Theo thống kê của Cục kiểm lâm năm 2010, cả nước đã xảy ra hàng trăm
vụ chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực bảo vệ rừng, trong đó có 33 vụ
gây tổn hại lớn với tính mạng, sức khỏe và tài sản của cán bộ giữ rừng và của
Nhà nước, làm 4 người chết, 43 người bị thương. Thực trạng dùng súng, ném
đá, dùng dao, mã tấu tấn công trực tiếp lực lượng kiểm tra ngày càng gia tăng
và phức tạp.
Trang
18


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

Theo Bộ NN&PTNT thì hiện nay cơ chế về xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về quản lý và bảo vệ rừng chưa thật triệt để, các bộ luật chưa quy định một
chế tài nghiêm ngặt về nạn lâm tặc dẫn tới tình trạng coi thường pháp luật,

ngang nhiên phạm pháp, thách thức các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó vị thế
pháp lý của kiểm lâm bị hạn chế nên không đủ sức trấn áp lại nạn lâm tặc.
Vậy nên Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn về giao quyền cho kiểm lâm,
để họ có thể mạnh dạn hơn trong việc xử lý cũng như mạnh tay hơn với kiểm
lâm. Mặt khác chính phủ cần đưa ra một bộ Luật về xử lý các hành vi phá hoại
rừng, trong đó nên coi việc phá rừng như là một tôi phạm, cần phải bỏ tù cũng
như nộp một số tiền bồi thường gấp 2 lần giá trị thực mà rừng đã bị mất. Các
chế tài cần mạnh tay hơn, có thể ứng dụng các chế tài như sau:
- Đối với người dân bị lôi kéo phá rừng thì có thể phạt tiền dân sự họ, mặt
khác lập ra một đội giám sát cải tạo tại địa phương trong việc giám sát
người vi phạm lao động công ích trồng lại diện tích rừng bị phá trong vòng
-

1 năm.
Đối với những tên cầm đầu xúi dân phá rừng làm lợi cho bản thân, thì cần
bỏ tù , tài sản cống hiến cho xã hội, và bọn chúng phải nộp phạt tiền bồi
thường. Đối với những tên phá rừng với quy mô lớn thì phải cho chúng ở tù

-

chung thân.
Đối với những lâm tặc chống lại lực lượng kiểm tra thì cán bộ có thể bắn

-

chết chúng nếu chúng có hành động chống trả. …..
Đối với các xưởng cưa, xưởng gỗ hoạt động vi phạm pháp luật, tàng trữ và
tiêu thu gỗ lậu, Chính phủ phải có các chế tài mạnh tay hơn như đóng cửa
trong lần đầu vi phạm, chủ vi phạm không được đứng tên mở các hình thức
kinh doanh khác trong vòng 3 năm. Khi phát hiện vi phạm thì lập tức thu


hồi tài sản, phạt đền bù với số lượng gỗ lậu được phát hiện…
∗ Đây chỉ là một vài đề xuất về việc ngăn chặn việc khai thác gỗ lậu trên rừng,
nhằm bảo vệ diện tích rừng lâu năm, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ có các giá
trị vô giá, là tài sản của tất cả người dân, thứ quan trọng đối với cuộc sống của
con người trên đất nước Việt Nam.

KẾT LUẬN:
Trang
19


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

Rừng là môi sinh quan trọng trong đời sống con người, nó cung cấp khí oxi cho
hoạt động sống của con người và các loài động vật trên Trái Đất nói chung và trên
Việt Nam nói riêng, làm cho con người hít thở được bầu không khí trong sạch, không
bị ô nhiễm do khói bụi. Là ngôi nhà xanh của muông loài, cung cấp đầy đủ thức ăn,
chỗ ở cho cuộc sống của sinh vật rừng.
Cây rừng lâu năm có khả năng chặn dòng nước lũ bất ngờ, làm nước thấm vào đất
tạo những mạch nước ngầm tinh khiết cho con người xử dụng. Không chỉ thế cây rừng
với những tán cây to lớn và vững chắc sẽ ngăn cản những đợt gió lớn, chặn sức gió
vào trong khu dân cư gây thất thoát tài sản và tính mạng của con người.
Thế nhưng con người lại ít nhiều không hay biết đến những hậu quả mà con người
đang tự mang lại chính mình, thông qua các hoạt động phá rừng lấy gỗ, lấy đất sản
xuất. Do ý thức kém của người dân đã làm cho rừng bị hủy hoại ngày càng nghiêm
trọng và khó phục hồi. Một phần khác cũng là do sự yếu kém của các cơ quan quản lý,
kiểm lâm, một số bộ phận cán bộ còn tiếp tay cho kiểm lâm để kiếm lời.
 Chính vì thế vì tương lai của con người những thế hệ sau này, đảm bảo cho
cuộc sông của con em chúng ta luôn được ổn định và được hít thở bầu không

khí trong lành. Chúng ta nên chung tay, mỗi người một chút, góp sức bảo vệ
rừng, bảo vệ bầu khí quyển của chúng ta. Để chúng ta và thế hệ sau được sống
trong bầu môi trường xanh – sạch – đẹp, bảo vệ mái nhà xanh của chúng ta,
giúp chúng ta có cuộc sống ổn định, hạn chế được thiên tai.

TRÍCH DẪN:
[1] Theo Thái Văn Trừng 1971
Trang
20


Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

[2] Theo S.V.Belov 1976
[3] Theo Maurand 1943
[4] Theo Viện dược liệu 2002
[5] Theo khoản 1 điều 3 của Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam năm 2004
[6] Theo E.P.Odum 1986, G.Stephan 1980
[7] Theo Palo et al., 1987; Turner & Meyer, 1994
[8] Theo WRI, 1992
[9] Theo Angelsen, 1995
[10] Theo Đặng Kim Sơn, 2002 trang 57
[11] Theo nguồn REFAS 2005
[12] Theo Tổng cục dạy nghề 2010

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
21



Nguyên nhân và giải pháp cho nạn phá rừng ở Việt Nam

1) www.anninhthudo.vn
2) www.google.com.vn
3) www.tuoitre.vn
4) www.laodong.com.vn
5) www.wikipedia.org
6) www.thuvienphapluat.vn
7) www.thanhnien.vn

----------------------------------------------

Trang
22



×