Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Xây dựng nông thôn mới ở huyện yên minh, tỉnh hà giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.95 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

VƯƠNG ĐÌNH THẮNG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN YÊN MINH,
TỈNH HÀ GIANG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

VƯƠNG ĐÌNH THẮNG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN YÊN MINH,
TỈNH HÀ GIANG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ANH DŨNG
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi; nội dung và số liệu trong luận văn bảo
đảm trung thực. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn PGS.TS Vũ
Anh Dũng, Thầy đã hƣớng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học
Quốc gia Hà Nội và các Thầy giáo, Cô giáo khoa Kinh tế chính trị đã tham gia
quá trình giảng dạy trong khóa học vừa qua lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của các tài liệu đã sử dụng trong quá
trình giảng dạy của nhà trƣờng, sách báo, tài liệu, các trang Web, Internet mà
tôi đã sử dụng trong quá trình học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế
khoá 2012- lớp QH-2012 E.CH (QLKT), đã đồng hành cùng tôi suốt trong
quá trình học lớp Thạc sỹ vừa qua.



MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i
Danh mục bảng biểu.......................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN ........................ 6
1.1. Nông thôn và vai trò của nông thôn ........................................................... 6
1.1.1. Nông thôn ........................................................................................ 6
1.1.2. Vai trò của nông thôn...................................................................... 7
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn
mới ............................................................................................................. 9
1.2. Khái niệm, nội dung, tiêu chí, nguồn lực và các nhân tố ảnh hƣởng đến
xây dựng nông thôn mới ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm nông thôn mới ................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mớiError! Bookmark not defined.

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mớiError! Bookmark not
1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số địa phƣơng trong nƣớc
và bài học cho huyện Yên Minh ..................... Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số địa phương trong nướcError! Bookm
1.3.2. Bài học rút ra cho quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện
Yên Minh, tỉnh Hà Giang .......................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀIError! Bookmark n
2.1. Phƣơng pháp luận của đề tài xây dựng Nông thôn mới ở huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng ... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử .......... Error! Bookmark not defined.



2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài xây dựng Nông thôn mới ở
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa họcError! Bookmark not defined.

2.2.2. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợpError! Bookmark not defin
2.2.3. Phương pháp logic - lịch sử ............ Error! Bookmark not defined.

2.2.4. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấpError! Bookmark n
2.2.5. Phương pháp thống kê .................... Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Phương pháp so sánh ...................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
YÊN MINH HIỆN NAY ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Minh
ảnh hƣởng đến chƣơng trình xây dựng nông thôn mớiError! Bookmark not defined.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Minh Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Yên MinhError! Bookmark not defined.
3.2. Phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Minh giai
đoạn 2011 - 2014 ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Chủ chương, chính sách về xây dựng NTM của chính quyền và
Đảng bộ, UBND huyện Yên Minh. ............ Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới tại huyện
Yên Minh giai đoạn 2011 -2014 ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Những hạn chế và vấn đề đặt ra cần giải quyết trong xây dựng
nông thôn mới tại huyện Yên Minh ........... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN YÊN MINH HIỆN NAY.................. Error! Bookmark not defined.

4.1. Mục tiêu, quan điểm xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên MinhError! Bookmark
4.1.1. Mục tiêu ........................................... Error! Bookmark not defined.

4.1.2. Quan điểm ....................................... Error! Bookmark not defined.


4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại
huyện Yên Minh .............................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, tổ chức các phong trào thi đua ..... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Xây dựng và phát triển nông nghiệp hiện đại, đồng thời phát triển
mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng xã. ............................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Thực hiện và vận dụng tốt các cơ chế, chính sách hiện có một cách
hiệu quả. .................................................... Error! Bookmark not defined.

4.2.4. Xây dựng NTM lấy một nhóm hộ gia đình làm trung tâmError! Bookmark no

4.2.5. Tập trung huy động và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn.Error! Bookmark not de
4.2.6. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn hiện đại gắn
với phát triển đô thị và đô thị hóa ............. Error! Bookmark not defined.
4.2.7. Tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của người dân nông thôn .......................... Error! Bookmark not defined.
4.2.8. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực phục vụ các hoạt động xây dựng nông thôn mới.Error! Bookmark not defined.
4.2.9. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà
nước. Đồng thời phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã
hôi ở nông thôn .................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

NTM

Nông thôn mới

2

UBND

Ủy ban nhân dân

3

VH-TT-DL

Văn hóa - thể thao - du lịch

4

THCS

Trung học cơ sở


5

HTX

Hợp tác xã

6

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

7

CNH

Công nghiệp hóa

8

HĐH

Hiện đại hóa

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


STT

Bảng

1.

Bảng 3.1

2.

Bảng 3.2

3.

Bảng 3.3

Nội dung
Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển KT-XH huyện
Yên Minh 2009-2014
Danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ đƣờng huyện
2011 – 2015
Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển KT-XH Yên
Minh đến 2020

ii

Trang
51

74


76


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn là nơi sinh sống của bộ phận dân cƣ chủ yếu làm việc trong lĩnh
vực nông nghiệp. Nƣớc ta hiện nay vẫn là một nƣớc nông nghiệp với hơn 70% dân
cƣ đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ là mối
quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế - xã hội đất
nƣớc. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục
tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp,
dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp,
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Thực hiện đƣờng lối
của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi
nổi ở khắp các địa phƣơng trên cả nƣớc nói chung và ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang một huyện nghèo vùng núi cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của cả nƣớc nói
riêng.
Sau thời gian 3 năm thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở
huyện Yên Minh đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện đã phê duyệt xong đề
án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Bộ mặt nông thôn tại huyện
Yên Minh đã có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức
của ngƣời dân trong việc thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới, vai trò chủ
thể của cộng đồng cƣ dân nông thôn đã đƣợc nâng lên, góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt
đƣợc, quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Minh cũng
đang gặp không ít những khó khăn, thách thức, ảnh hƣởng đến tiến độ hoàn
thành mục tiêu chƣơng trình xây dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình của
tỉnh. Vấn đề này cần sớm đƣợc phân tích, làm rõ và có các giải pháp thúc đẩy
phù hợp.

3


Trƣớc yêu cầu của thực tiễn xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Minh,
tỉnh Hà Giang hiện nay, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình để chƣơng
trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang nhanh chóng
về đích, tôi chọn đề tài: “Xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế .
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng nông thôn mới; đồng
thời phân tích, đánh giá thực trạng quá trình xây dựng NTM ở huyện Yên Minh,
tỉnh Hà Giang những năm vừa qua. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xây
dựng NTM tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trong những năm tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng NTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM tại
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang chỉ ra những thành tựu đạt đƣợc, những tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện chƣơng
trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Quá trình xây dựng NTM tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài nghiên cứu vấn đề xây dựng NTM tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu:

4



Số liệu đƣợc thu thập và đánh giá cho 4 năm (2011, 2012, 2013, 2014).
- Phạm vi về không gian nghiên cứu:
Theo đơn vị hành chính của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 4
chƣơng:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn cấp huyện
- Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Chương 3: Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Minh
- Chương 4: Giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Minh

5


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN
1.1. Nông thôn và vai trò của nông thôn
1.1.1. Nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cƣ dân, trong đó có nhiều nông dân.
Tập hợp cƣ dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi
trƣờng trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hƣởng của các tổ chức khác.
Khái niệm “nông thôn” thƣờng đồng nghĩa với làng, xóm, thôn. Theo các tài liệu
nghiên cứu, “làng” là từ nôm, là tiếng nói dân dã, ngôn ngữ đời sống trong dân gian
ăn sâu vào trong tâm lý, ý thức của ngƣời Việt. Nó gợi ra môi trƣờng kinh tế sản xuất
với nghề trồng lúa nƣớc cổ truyền - không gian sinh tồn; đồng thời là không gian xã
hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách
và bản lĩnh của ngƣời Việt.

Nông thôn có đặc điểm cơ bản khác với thành thị trên các mặt chủ yếu sau:
- Cƣ dân nông thôn chủ yếu là nông dân và làm nghề nông. Đây là địa bàn
hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và các ngành
nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp. Trong các làng xã truyền
thống, sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ chốt và là nguồn sinh kế chính của
đại bộ phận nông dân. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của đất nƣớc, đặc điểm
này có sự thay đổi. Các vùng nông thôn trong tƣơng lai sẽ không phải chủ yếu có
các nông dân sinh sống và làm nông nghiệp, thay vào đó là các cƣ dân cƣ trú và
tiến hành nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, gồm cả sản xuất nông nghiệp, sản
xuất công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ. Theo đó, tỷ trọng lao động và GDP của
các ngành kinh tế ở nông thôn cũng thay đổi theo hƣớng gia tăng cho công nghiệp
và dịch vụ.
- Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trƣờng
6


sinh thái, các vùng nông thôn quản lý một lƣợng tài nguyên thiên nhiên to lớn,
phong phú và đa dạng, bao gồm các tài nguyên đất, nƣớc, khí hậu, rừng, sông suối,
ao hồ, khoáng sản, hệ động thực vật gồm tự nhiên và do con ngƣời tạo ra.
- Dân cƣ nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với
những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình. Ở nông thôn, có nhiều gia đình
trong một dòng họ cùng sinh sống và gắn bó với nhau gần gũi, khăng khít lâu đời.
Những ngƣời ngoài dòng họ cùng chung sống, góp sức phòng tránh thiên tai, giúp
đỡ nhau trong sản xuất và đời sống tạo nên tình làng nghĩa xóm lâu bền.
- Nông thôn lƣu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hoá của quốc gia nhƣ các
phong tục, tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp và ngành
nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam thắng cảnh. Ðây
chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hoá dân tộc, đồng thời là khu vực giải trí, du
lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với mọi ngƣời.
1.1.2. Vai trò của nông thôn

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lƣợng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo
an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi
trƣờng sinh thái của đất nƣớc.
Vai trò quan trọng của nông thôn ở nƣớc ta đƣợc thể hiện trên các mặt chủ
yếu sau:
- Thứ nhất, nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lƣơng thực thực phẩm
cho tiêu dùng của cả xã hội. Ngƣời nông dân ở nông thôn sản xuất lƣơng thực, thực
phẩm để nuôi sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nƣớc. Sự gia tăng dân số là sức
ép to lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng đủ lƣơng thực, thực
phẩm cho toàn xã hội. Vì vậy, sự phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần đáp

7


ứng nhu cầu lƣơng thực và thực phẩm tiêu dùng cho toàn xã hội và nâng cao năng
lực xuất khẩu các mặt hàng này cho quốc gia.
- Thứ hai, với số dân chiếm đa số sống bằng nông nghiệp, khu vực nông
thôn thực sự là nguồn nhân lực dồi dào cho khu vực thành thị. Sự thâm nhập của
lao động vào thành thị cũng nhƣ sự gia tăng dân số đều đặn ở các vùng thành thị là
không đủ để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế quốc gia. Nếu việc di
chuyển nhân công ra khỏi nông nghiệp sang các ngành khác bị hạn chế thì sự tăng
trƣởng sẽ bị ảnh hƣởng và việc phát triển kinh tế sẽ phiến diện. Vì vậy, phát triển
bền vững nông thôn sẽ góp phần làm ổn định kinh tế của quốc gia.
- Thứ ba, nông thôn là thị trƣờng quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khu
vực thành thị hiện đại. Trƣớc hết nông thôn là địa bàn quan trọng tiêu thụ các sản
phẩm của công nghiệp. Nếu thị trƣờng rộng lớn ở nông thôn đƣợc khai thông, thu
nhập ngƣời dân nông thôn đƣợc nâng cao, sức mua của ngƣời dân tăng lên, công
nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm sản xuất của toàn ngành không

chỉ hàng tiêu dùng mà cả các yếu tố đầu vào của nông nghiệp. Phát triển nông thôn
sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và những ngành sản xuất khác trên
phạm vi toàn xã hội. Năm 2010, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt hơn 19 tỷ
USD. Và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế với hơn 20% GDP và 28% kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc trong
năm 2010.
- Thứ tư, nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm nhiều
tầng lớp, nhiều thành phần khác nhau. Mỗi sự biến động dù tích cực hay tiêu cực
đều ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc
phòng của đất nƣớc. Do đó, sự phát triển và ổn định nông thôn sẽ góp phần quan
trọng trong việc đảm bảo ổn định tình hình của đất nƣớc.
- Thứ năm, nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng
sản, động thực vật, rừng, biển, nên sự phát triển bền vững nông thôn có ảnh hƣởng

8


to lớn đến việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, việc khai thác sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài nguyên khu vực nông thôn bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững
của đất nƣớc.
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới
Nông thôn Việt Nam là một địa bàn chiến lƣợc chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nơi sinh sống của một bộ phận
dân cƣ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn luôn coi trọng vai trò của nông thôn mà gắn liền với nó là nông nghiệp
và nông dân. Ngay trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đề xuất phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới ở vùng giải phóng
với ba nội dung chủ yếu là:
- Thi đua tăng gia sản xuất để diệt giặc đói.
- Thi đua học chữ quốc ngữ để diệt giặc dốt.

- Thi đua giúp đỡ bộ đội, xây dựng dân quân du kích để diệt giặc ngoại xâm.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất chú trọng xây dựng “đời sống mới” và coi đó là
biện pháp có hiệu quả nhằm xóa bỏ tàn dƣ lạc hậu do chế độ cũ để lại. Đây cũng là
biện pháp để từng bƣớc giáo dục các tầng lớp nhân dân nhận thức đƣợc tính ƣu việt
của chế độ xã hội mới và trách nhiệm của mình đối với xây dựng xã hội mới. Ngày
3 tháng 4 năm 1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ƣơng đƣợc thành lập
nhằm đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động xây dựng đời sống mới trong toàn
dân.Đây chính là giải pháp có ý nghĩa đột phá để xây dựng nông thôn mới. Năm
1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Đời sống mới” để hƣớng dẫn các tầng
lớp nhân dân thực hành xây dựng đời sống mới. Đó là tiền đề đầu tiên để tiến hành
xây dựng nông thôn mới trong suốt quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lƣợc. Những phong trào thi đua sôi nổi ở nông thôn nhƣ: phong trào
thanh niên “Ba sẵn sàng”, phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”, phong trào “Tất cả vì
9


tiền tuyến”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một ngƣời”… đã góp
phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lƣợc
và thống nhất Tổ quốc.
Sau ngày thống nhất đất nƣớc, quá trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục
đƣợc duy trì và phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới.Tại Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng, Đảng ta xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới
là: ”Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh,
có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
phát triển ngày càng hiện đại”
Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ƣơng lần thứ bảy (khóa X)
ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện
quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông
nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp

công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta còn là khu vực giàu tiềm
năng cần khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng
lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu
vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng
nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn;
xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xây dựng giai
cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh;
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, hài hoà
10


giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông
dân đƣợc đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nƣớc tiên tiến trong khu
vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 28/05/2008 đã nêu một cách tổng quát về mục
tiêu, nhiệm vụ cũng nhƣ phƣơng thức tiến hành quá trình xây dựng nông thôn mới
trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nƣớc.
Quan điểm đó của Đảng là sự kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm lịch
sử về phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực để tạo ra sức mạnh
tổng hợp xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện đƣờng lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị
quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ về xây
dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng

nông thôn mới.
Nội dung chính của Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cƣ nông thôn theo hƣớng văn minh,
hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trƣờng sinh thái gắn với phát triển đô thị,
thị trấn, thị tứ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008. Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 05/8 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013. Thông tƣ số 41/2013/TTBNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
3. Huỳnh Ngọc Điền, 2011. Xây dựng nông thôn mới tại xã điểm Tân Lập,
huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
11


4. Phạm Hà, 2011. “Xây dựng nông thôn mới: hƣớng đi mới cho Quảng
Ninh”, Tạp chí Nông nghiệp, số ngày 30/11.
5. Phan Đình Hà, 2011. “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Hàn
Quốc”, Báo điện tử Hà Tĩnh, Số ngày 17/8.
6. Việt Khoa, 2011. Xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang: Kết quả bước
đầu.
7. Vũ Kiểm, 2011. “Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình”, Tạp chí Phát
triển nông thôn, số tháng 6.
8. Từ Tinh Minh và cộng sự, 2010. “5 kinh nghiệm quý báu trong quá trình
xây dựng nông thôn mới của tỉnh Triết Giang”, Tạp chí Nông nghiệp & Nông thôn,
số tháng 4.
9. Ibrahim Ngah - Đại học Công nghệ Malaysia, 2011. “Kinh nghiệm xây
dựng nông thôn mới ở Malaysia”, Hội thảo về xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội,
tháng 10.

10. Edward P. Reed- Trƣởng đại diện Quỹ châu Á tại Hàn Quốc, 2011. “Kinh
nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Hàn Quốc”, Hội thảo về xây dựng nông thôn
mới tại Hà Nội, tháng 10.
11. Tô Huy Rứa, 2011. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đổi mới ở
Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
12. Thanh Tân, 2011. Xây dựng nông thôn mới ở xã Tân Đồng, huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái
13. Bá Thăng, 2011. “Xây dựng nông thôn mới ở Đăk Lăk”, Tạp chí Rừng và
Đời sống, số tháng 7.
14. Bùi Hải Thắng, Một số khó khăn khi xây dựng nông thôn mới và giải pháp
khắc phục.
15. Thủ tƣớng Chính phủ, 2009. Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4 về
ban hành bộ tiêu chuẩn xây dựng NTM.
12


16. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4/6 về phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
17. Tƣởng Kiến Trung, 2009. Nguồn gốc, những kinh nghiệm quý báu và ý
nghĩa của phong trào xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc, Agriculture policy
development in Korea and current issues, Ministry for Food, Agricuture, Forestry
and Fisheries.
18. UBND Tỉnh Hà Giang, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm
2010, 2011, 2012, 2013.
19. UBND Tỉnh Hà Giang, 2013. Quyết định số 2188/QĐ - UBND ngày 03
tháng 10 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Giang đến
năm 2020
20. UBND Tỉnh Hà Giang, 2011. Báo cáo thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Hà Giang năm 2011, phương hướng năm
2012.

21. UBND Tỉnh Hà Giang, 2012. Báo cáo thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Hà Giang năm 2012, phương hướng năm
2013.
22. UBND Tỉnh Hà Giang, 2013. Báo cáo thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Hà Giang năm 2013, phương hướng năm
2014.
24. Quản Hải Yến và cộng sự, 2010. “Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới
hiện đại tại thôn Hoa Tây tỉnh Giang Tô”, Tạp chí Nông nghiệp & Nông thôn, số
tháng 7.
Website
24.
25. />26.
13


27. />
14



×