Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.42 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------------

PHẠM THỊ KIM DUNG

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------------

PHẠM THỊ KIM DUNG

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: NGUYỄN THỊ HƢƠNG LIÊN



XÁC NHẬN CỦA CÁN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chương trình giảng dạy sau đại học của
khoa Tài chính – Ngân hàng, các Quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu và tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời
gian tôi học tập và thực hiện luận văn này tại trường.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt tớiTS.
Nguyễn Thị Hƣơng Liên – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia
Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện công
trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ Ngân hàng thương mại cổ phần đầu
tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Giang đã hợp tác chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tài liệu và tư liệu hữu ích phục vụ đắc lực
cho đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình và những người thân đã luôn động
viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này./.
Tác giả luận văn


Phạm Thị Kim Dung

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các
đoạn trích dẫn, số liệu sử dụng và kết quả nêu trong luận văn là trung thực,
nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
và mối quan hệ của tôi. Các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Kim Dung

ii


iii


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam ( ngân hàng
BIDV) đã trải qua một quá trình xây dựng và trưởng thành, đến nay BIDV đã trở
thành một trong những ngân hàng cổ phần lớn của đất nước, khẳng định vị trí cùng
thế mạnh trong việc thu hút vốn, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng BIDV, ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tư và phát triển - chi nhánh Hà Giang (ngân hàng BIDV –
chi nhánh Hà Giang) cũng đã phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng

các sản phẩm dịch vụ.
Thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua,
BIDV - chi nhánh Hà Giang đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện các sản phẩm
dịch vụ cho phù hợp với tình hình mới, tìm tòi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
cho ngân hàng. Chính vì vậy đã góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Hà Giang. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó thì BIDV – chi nhánh Hà
Giang cũng gặp không ít khó khăn trong việc sử dụng vốn trung và dài hạn. Trước
đây, tại Hà Giang, ngân hàng BIDV là một ngân hàng lớn cả về vốn và kinh nghiệm
hoạt động. Nhưng những năm gần đây, sự xuất hiện của ngân hàng thương mại cổ
phần công thương Việt Nam – chi nhánh Hà Giang (ngân hàng Vietinbank – chi
nhánh Hà Giang) cùng với đối thủ cạnh tranh lâu năm là ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn – chi nhánh Hà Giang (ngân hàng Agribank – chi nhánh Hà
Giang) đã khiến cho việc thu hút khách hàng sử dụng vốn của ngân hàng gặp trở
ngại làm cho hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng không cao. Bên cạnh đó, hoạt
động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và nhiều rủi ro. Hiệu quả kinh
doanh, hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng bởi các nhân tố
như môi trường pháp lý, kinh tế, trình độ cán bộ, bộ máy điều hành. Việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đang là vấn đề cấp bách của ban quản trị ngân hàng, cơ quan
quản lý Nhà nước.

1


Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hiệu quả sử dụng vốn tại
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư &phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà
Giang” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng đầu
tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2014 nhằm tìm
hiểu nguyên nhân và những nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn để đề xuất

những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại BIDV – chi nhánh Hà
Giang trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn trình bày cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển – chi nhánh Hà Giang nhằm trả lời
các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại ra sao?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương
mại?
- Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà
Giang như thế nào? Điểm mạnh và điểm yếu của các hoạt động này đối với ngân
hàng BIDV tại Hà Giang?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng BIDV – chi
nhánh Hà Giang?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương mại
thương mại cổ phần đầu tư và phát triển – chi nhánh Hà Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của ngân
hàng thương mại thương mại cổ phần đầu tư và phát triển – chi nhánh Hà Giang
trong giai đoạn 2010 – 2014.

2


5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn
của ngân hàng thương mại.
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu

Chƣơng 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần
đầu tư và phát triển – chi nhánh Hà Giang
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần đầu tư và phát triển – chi nhánh Hà Giang

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Về đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng nói chung và của ngân hàng
BIDV – chi nhánh Hà Giang nói riêng đã có một số nghiên cứu sau:
Tác giả Nguyễn Mạnh Thái (2007) trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động vốn
và sử dụng vốn của ngân hàng Vietcombank đã đưa ra một số giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng trong khoảng thời gian 2003-2006, từ đó đưa ra
kiến nghị với chính ngân hàng và với Nhà nước.
Phan Thị Âu Châu (2008) đã phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn
tại ngân hàng Agribank – huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Trong nghiên cứu này đã
phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Agribank trong 3 năm 2005-2007.
Qua đó, tác giả đã đánh giá tình hình nợ quá hạn của các hộ sản xuất nông nghiệp
gia tăng mặc dù doanh số thu nợ tăng lên. Sau khi phân tích được thực trạng đó, tác
giả đưa ra những kiến nghị cho chính quyền địa phương và cho chính ngân hàng
Agribank huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn của tác giả Bùi Quang Hưng (2008) đã đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
của ngân hàng Seabank, trong đó tác giả đã chỉ ra một số tồn tại trong công tác sử
dụng vốn của ngân hàng như tập trung cho vay các tầng lớp dân cư và các tổ chức
kinh tế, còn hạn chế cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trên cơ sở
đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho ngân

hàng Seabank như nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát
các khoản vay, thực hiện dự trữ và thanh khoản theo chiến lược kết hợp, áp dụng
công nghệ hiện đại.
Tác giả Đàm Hồng Phương (2009) nghiên cứu về những vấn đề cơ bản về nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại . Trên cơ sở đó đã đánh

4


giá hiệu quả sử dụng vốn của 8 ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội. Tác giả
tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả tài chính đo lường bằng khả năng sinh lời và
kết quả kinh doanh của 8 ngân hàng. Ngoài ra, tác giả cũng đã xây dựng được hệ
thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các ngân hàng thương
mại tại Hà Nội, đồng thời cũng đề xuất một số kiến nghị với ngân hàng nhà nước
Việt Nam và các ngân hàng thương mại cổ phần.
Tác giả Nguyễn Ngọc Thùy (2012) thực hiện luận văn đánh giá “hiệu quả huy
động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng ACB tại Kỳ Hòa, thành phố Hồ Chí Minh”
từ năm 2009-2011. Trong luận văn này, tác giả đã đưa ra những hạn chế còn tồn tại
trong ngân hàng ACB chi nhánh Kỳ Hòa như cho vay tín chấp thấp, không có nhiều
khách hàng mới, nợ xấu nhiều. Qua đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho ngân
hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Có rất ít công trình khoa học, đề tài nghiên cứu viết về nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của Ngân hàng BIDV Hà Giang trong giai đoạn 2010-2014.
Qua những đề tài trên, một số đề tài nghiên cứu cả hai vấn đề huy động vốn và
sử dụng vốn, nhưng cũng có một số đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề hiệu quả sử dụng
vốn. Trên tinh thần kế thừa và phát huy vấn đề đã được nghiên cứu, đề tài này sẽ đi
sâu nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Giang,
trong đó có đánh giá mối liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn nhằm đưa ra
những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng BIDV – chi nhánh
Hà Giang.

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.2.1. Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng thƣơng mại
Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn là những vấn đề có vai trò quan trọng
trong hoạt động của ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế. Các hoạt động này có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, để hiểu rõ hoạt
động sử dụng vốn, đề tài cần tìm hiểu về các hoạt động huy động vốn của ngân
hàng.

5


1.2.1.1. Hoạt động huy động vốn
 Huy động vốn nhàn rỗi của xã hội
- Các khoản tiền gửi của khách hàng
 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Đây là khoản tiền gửi lớn của ngân hàng. Khách hàng bao gồm tất cả người dân
và các tổ chức có khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu sửa dụng. Mục đích
để họ gửi tiền vào ngân hàng để tìm kiếm một khoản lãi.
 Tiền ký gửi
Đây là những khoản tiền mà khách hàng đem ký gửi vào ngân hàng. Ngân hàng
sẽ không thể cho vay đối với những khoản tiền này của khách hàng vì họ phải đảm
bảo trả lại chính những đồng tiền mà họ được bảo quản.
- Vốn vay của các tổ chức tín dụng
 Huy động vốn từ Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại theo nhiều
hình thức như cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá.
 Huy động vốn từ trong hệ thống
Một ngân hàng thương mại còn bao gồm rất nhiều các chi nhánh nằm tại nhiều
địa phận khác nhau nên luôn xuất hiện tình trạng thừa vốn và thiếu vốn với các chi

nhánh trong cùng một hệ thống. Do tình hình kinh tế - xã hội khác nhau nên tác
động mạnh tới nguồn vốn và khả năng sử dụng vốn của từng chi nhánh. Để giải
quyết tình trạng này, các ngân hàng thường thực hiện việc điều hòa vốn trong cùng
một hệ thống.
1.2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn
 Hoạt động cho vay
Đây là hoạt động cơ bản và chủ yếu trong việc sử dụng và khai thác nguồn vốn
của ngân hàng thương mại. Hoạt động này được phân chia theo nhiều hình thức
khác nhau.
- Theo hình thức bảo đảm gồm có:

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quang Hưng, 2008.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần Seabank.Luận văn thạc sỹ, Học viện tài
chính, Hà Nội.
2. Frederic S. Mishkin, 2011. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội :
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
3. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà
Giang, Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014
4. Nguyễn Chí Trung, 2006. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng trong xu thế
hội nhập. Hà Nội: Tạp chí ngân hàng.
5. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Giáo trình tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng.
Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.
6. Nguyễn Ngọc Thùy, 2012.Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử
dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Kỳ Hòa, thành
phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế - tài chính thành phố Hồ
Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Thanh, 2012.Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Quân đôi – chi nhánh Thanh Hóa.Luận văn thạc sỹ, Đại
học Vinh, Nghệ An.
8. Nguyễn Văn Tiến, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản
thống kê.
9. Peter Rose, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản tài
chính.
10. Phan Thị Âu Châu, 2008. Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện

7


Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Mở thành phố Hồ
Chí Minh.
11. Phan Thị Thu Hà, 2013. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân.
12. Trịnh Thị Hoa Mai, 2009. Giáo trình Kinh tế học tiền tệ ngân hàng. Hà Nội:
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
13. Website liên quan:




8



×