Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.21 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========

NGUYỄN THỊ QUYÊN

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========

NGUYỄN THỊ QUYÊN

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2005

Chuyên Ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ LƯƠNG DIỆU


1


Hà Nội – 2015

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Lương Diệu – Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Các số liệu, tài liệu sử dụng trong Luận văn là trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội
dung Luận văn này của mình.
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Quyên

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế tư nhân là một khu vực rộng lớn trong cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần. Ở Việt Nam, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau và chưa thống
nhất về khái niệm kinh tế tư nhân, có ý kiến cho rằng kinh tế tư nhân là một
khu vực kinh tế, có ý kiến khác là một thành phần kinh tế. Trên những
thành tựu nghiên cứu đã đạt được, Luận văn sử dụng khái niệm “kinh tế tư
nhân” dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm 3 thành phần
kinh tế: kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân1.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phát triển kinh tế tư nhân có ý
nghĩa hết sức quan trọng nhằm tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất;
hình thành, duy trì và phát triển sự cạnh tranh trong nền kinh tế để tạo nên
một nền kinh tế năng động, hiệu quả cao hơn; tiến hành khai thác và sử
dụng một cách có hiệu quả nguồn nhân lực, thu hút lao động và tạo thêm
nhiều việc làm mới ở cả thành thị và nông thôn. Đối với bất kỳ một quốc
gia nào trên thế giới, phát triển kinh tế tư nhân chính là chìa khóa thúc đẩy
nền kinh tế hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn.
Kinh tế tư nhân có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát
triển chung của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, có một thời kỳ trong
lịch sử Đảng đã nóng vội muốn xóa bỏ, cải tạo thành phần kinh tế này.
Nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân dần có sự thay đổi, trong đó dấu
mốc quan trọng và ảnh hưởng nhất phải từ Đại hội VI (1986) của Đảng. Từ
1

Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở

hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động, không có thuê mướn công nhân làm thuê. Kinh tế tiểu chủ là
hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều hành, hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, có sử dụng lao động làm thuê và kinh tế tư bản tư nhân bao gồm các công ty TNHH, DN tư
nhân và công ty cổ phần được thành lập theo Luật DN tư nhân và Luật Công ty.

3


việc coi đây là thành phần kinh tế cần cải tạo trong con đường đi lên xã hội
chủ nghĩa đến việc thừa nhận là một thành phần kinh tế, coi trọng và tạo
mọi điều kiện để phát triển. Kinh tế tư nhân ngày càng có những đóng góp
to lớn vào nền kinh tế của đất nước, đặc biệt trong những năm gần đây. Tuy
nhiên, sự lãnh đạo của Đảng với kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều hạn chế,

chưa phát huy được vai trò, vị trí cũng như thực lực để kinh tế tư nhân
tham gia ngày càng hiệu quả vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa hiện nay.
Thực hiện những chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng trong
phát triển kinh tế tư nhân, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng và tiến
hành lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân. Sự tiến triển về mặt nhận thức của
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh không phải trong một thời gian ngắn mà trải qua
nhiều giai đoạn với thời gian lâu dài. Những nhận thức này ngày càng hoàn
thiện, đầy đủ và phù hợp với yêu cầu của đất nước hơn. Qua quá trình phát
triển của kinh tế tư nhân ở Quảng Ninh, có thể khẳng định những chủ
trương, chỉ đạo của Đảng bộ ngày càng được hoàn thiện, phát triển và có
nhiều đóng góp quan trọng với địa phương cũng như đất nước. Tuy nhiên,
trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế trong
nhận thức cũng như chỉ đạo. Kinh tế tư nhân vẫn chưa được coi trọng phát
triển đúng, xứng đáng với tiềm năng cũng như lợi thế của tỉnh Quảng Ninh.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh phát triển
kinh tế tư nhân, nhất là thời kỳ 1991-2005 vừa là tìm hiểu một nguyên nhân
thành công cũng như hạn chế của quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế tư
nhân, đánh giá về vị trí, vai trò, xu hướng phát triển để kinh tế tư nhân
tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình hình thành và phát triển của
kinh tế Quảng Ninh, vừa có thể rút ra những kinh nghiệm để thực hiện tốt
hơn nữa chủ trương cũng như sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh. Đồng thời, đóng góp một phần nhỏ để làm rõ thêm bức tranh toàn
4


cảnh của lịch sử kinh tế tư nhân Quảng Ninh trong những năm 1991-2005.
Vì những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2005”
làm Luận văn tốt nghiệp, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tìm hiểu về kinh tế tư nhân là vấn đề hay, có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn nên đã thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có
thể chia các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân thành 2 nhóm như
sau:
Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng, vai
trò quản lý của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân
Trong nhóm nghiên cứu này có một số công trình tiêu biểu như:
Thành phần kinh tế: Cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân – lý luận và chính
sách [77], Kinh tế tư nhân và quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở
nước ta hiện nay [95], Tìm hiểu đường lối kinh tế trong Nghị quyết Đại hội
IX của Đảng [60], Về đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa
và nhỏ ngoài quốc doanh hiện nay [74], Quản lý nhà nước đối với kinh tế
tư nhân ở nước ta hiện nay [79], Đổi mới quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp công nghiệp tư nhân ở Việt Nam [42], Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm 2005 [18]...
“Thành phần kinh tế: Cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân - ý luận và
chính sách” [77] của tác giả Hà Huy Thành đã đưa ra vấn đề lý luận về
thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Tổng quan thực trạng
phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta trong thời kì đổi mới bằng việc
đưa ra sự phát triển về số lượng của các hình thức kinh tế, ngành nghề
SXKD, đặc điểm về vốn, lao động… Từ đó, đưa ra những kết quả đạt
được và những tồn tại, yếu kém của khu vực kinh tế tư nhân cũng như
những quan điểm, chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát
5


triển khu vực kinh tế tư nhân. Đây là công trình có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn lớn, đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu về kinh tế tư nhân ở
Việt Nam.

“Kinh tế tư nhân và quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước
ta hiện nay” [95], tác giả Hồ Văn Vĩnh đã nghiên cứu lý luận chung, nêu
bản chất, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Tác giả đã tổng kết vai trò to lớn của kinh tế tư nhân, phân tích thực trạng
hoạt động và mô hình quản lý của Nhà nước. Từ đó nêu ra những định
hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước với phát triển kinh tế
tư nhân.
“Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay” [79],
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Hữu Thắng. Tác giả đã nghiên cứu về
quan điểm, vai trò, ưu thế, hạn chế, đặc điểm kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Nội dung, phương thức tác động quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân,
kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên thế giới. Từ đó,
đánh giá tình hình từ chiến lược, chính sách, kế hoạch và đề xuất một số
giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Một trong những công trình nghiên cứu nổi bật về vấn đề này là:
“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986
đến năm 2005” [18], Luận án Tiến sĩ thuộc chuyên ngành lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam của tác giả Phạm Thị Lương Diệu đã nghiên cứu quá
trình hình thành và phát triển tư duy của Đảng về vai trò, vị trí của kinh tế
tư nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 20 năm đầu thời kỳ đổi mới
(1986 - 2005). Trình bày sự tiến triển về quan điểm, chủ trương, đường lối,
chính sách phát triển, tổ chức thực hiện thông qua 3 giai đoạn: Thừa nhận
và cho phép kinh tế tư nhân phát triển trong những năm 1986-1989; Lãnh
đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1990 đến năm 1999; Đẩy mạnh phát
6


triển kinh tế tư nhân trong những năm 2000-2005. Bên cạnh đó, tác giả
luận án đã đưa ra nhận xét về ưu điểm cũng như hạn chế về sự lãnh đạo của

Đảng với kinh tế tư nhân, lý giải nguyên nhân; rút ra một số kinh nghiệm
nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo của Đảng đối với thành phần
kinh tế năng động này.
Nhóm 2: Các công trình, bài viết về kinh tế tư nhân
Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam – Thực trạng và giải
pháp [84], Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập [45], Kinh tế
tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới – Thực trạng và những vấn đề
đặt ra [81], Phát triển kinh tế cá thể ở Việt Nam [40], Thành phần kinh tế tư
bản tư nhân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [90], Sở hữu tư
nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam [91], Phát triển và quản lý trang trại trong nền kinh tế thị
trường [86], Trang trại gia đình – Bước phát triển mới của kinh tế hộ nông
dân [37], Đảng viên làm kinh tế tư nhân thực trạng và giải pháp [89], Sự
phát triển của kinh tế tư nhân trong quá trình chuyển nền kinh tế Việt Nam
sang kinh tế thị trường [55], Về việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [41], Phát triển kinh tế tư nhân ở Bắc
Ninh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế [9], Kinh tế tư nhân ở Việt
Nam từ 1986 đến 1995 [56].
Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới – Thực trạng và
những vấn đề đặt ra (2005) [81], tác giả Đinh Thị Thơm đã thu thập và hệ
thống các bài viết về kinh tế tư nhân từ Đại hội VI, tác giả tiến hành phân
tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp đúc kết trong những công trình
nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển, hạn chế cũng như triển vọng
phát triển của kinh tế tư nhân.
Đào Thị Phương Liên (1995) với Luận án Phó Tiến sĩ Kinh tế Sự
phát triển của kinh tế tư nhân trong quá trình chuyển nền kinh tế Việt Nam
7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2007), Những sự kiện lịch
sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1965-2005), Quảng Ninh, Thư viện
tỉnh Quảng Ninh
2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh (2003), Quảng Ninh 40 năm
xây dựng và phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh (2005), Quảng Ninh đất và
người, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội
4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh (2010), Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh từ Đại hội đến Đại hội, Quảng Ninh, Thư viện tỉnh Quảng Ninh
5. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (1986), Một số biện pháp cấp bách giải
quyết tình hình đời sống, Quảng Ninh, Thư viện tỉnh Quảng Ninh
6. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (1988), Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày
26/7/1988 Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Quảng Ninh, Thư
viện tỉnh Quảng Ninh
7. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (1991), Chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2000, Báo Quảng
Ninh, Tháng 8/1991, Số 3514
8. Trần Ngọc Bút (2002), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội
chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
9. Nguyễn Đức Chính (2011), Phát triển kinh tế tư nhân ở Bắc Ninh
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, LA TS Kinh tế, Hà Nội
10. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (1991), Thống kê số liệu các năm
1986-1990, Nxb Thống kê, Hà Nội
11. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (1997), Niên giám thống kê - 1996,
Nxb Thống kê, Hà Nội
8


12. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2002), Niên giám thống kê – 2001,
Nxb Thống kê, Hà Nội

13. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2004), Niên giám thống kê tỉnh
Quảng Ninh – 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội
14. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2006), Thống kê số liệu các năm
1999-2005, Nxb Thống kê, Hà Nội
15. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (2007), Niên giám thống kê tỉnh
Quảng Ninh – 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội
16. Lương Minh Cừ, Vũ Văn Thư (2011), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư
nhân ở Việt Nam hiện nay – Một số nhận thức về lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
17. Đoàn Dư Diềm (1995), Thuế đối với sự phát triển kinh tế khu vực tư
nhân ở Việt Nam (lấy ví dụ thực tế ở Hải Phòng), LA PTSKH Kinh
tế, Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, Hà Nội
18. Phạm Thị Lương Diệu (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm 2005, Luận án Tiến
sĩ Lịch sử, Hà Nội
19. Trần Đức (1998), Kinh tế trang trại vùng đồi núi, Nxb Thống kê, Hà
Nội
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương
Đảng 1996-1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng: Toàn tập, Tập 50
(tháng 1-1990 đến tháng 5-1991), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng: Toàn tập, Tập 51
(tháng 6 đến tháng 12-1991), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9


24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi

mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi
mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
26. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1983), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ VII, Quảng Ninh
27. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ VIII, Quảng Ninh
28. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ IX, Quảng Ninh
29. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1994), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị đại biểu Đảng bộ giữa nhiệm kỳ
(khóa IX), Báo Quảng Ninh, Tháng 3/1994, Số 3912
30. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1995), Dự thảo báo cáo chính trị trình
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, Lưu hành nội bộ
31. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ X, Quảng Ninh
32. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ XI, Quảng Ninh
33. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ XII, Quảng Ninh
34. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh lần thứ XIII, Quảng Ninh
35. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
(1975-2005), Tập 4, Quảng Ninh
36. Đảng ủy Quảng Ninh (2010), Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh – Từ Đại
hội đến Đại hội, Ban tuyên giáo tỉnh ủy, Quảng Ninh
10



37. Nguyễn Đình Điền (2000), Trang trại gia đình – Bước phát triển
mới của kinh tế hộ nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
38. Hồng Hải (1991), Quảng Ninh tiềm năng và triển vọng, Nxb Sự
thật, Hà Nội
39. Lê Mậu Hãn (2011), Các Cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
40. Tô Đức Hạnh (chủ biên) (2006), Phát triển kinh tế cá thể ở Việt
Nam, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
41. Trần Thị Hạnh (1996), Về việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, Hà Nội
42. Trần Kim Hào (1996), Đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp công nghiệp tư nhân ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến sĩ Kinh
tế, Hà Nội
43. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
(1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
44. Lê Hồ Hiếu (2008), Đảng bộ thị xã Móng Cái lãnh đạo phát triển
kinh tế - xã hội từ năm 1991 đến năm 2006, Luận văn Thạc sĩ Lịch
sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
45. Trịnh Thị Mai Hoa (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến
trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội
46. Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh Quảng Ninh (2001), Quảng Ninh
thi đua đổi mới và phát triển, Quảng Ninh
47. Hội Nông dân Việt Nam (2002), Báo cáo tổng kết phong trào nông
dân thi đua sản xuất giỏi tỉnh Quảng Ninh lần thứ V (2000-2002),
Quảng Ninh
48. Hội Nông dân Việt Nam (2003), Báo cáo của Ban chấp hành Hội
Nông dân tỉnh khóa V tại Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ
VI nhiệm kỳ 2003-2008, Quảng Ninh
11



49. Lại Thị Huệ (2008), Sự chỉ đạo của Đảng trong quá trình xây dựng
pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam (1991-2005), Luận văn Thạc
sĩ Khoa học Lịch sử, Hà Nội
50. Hứa Thị Huyền (2013), Đảng lãnh đạo khôi phục và phát triển kinh
tế cá thể từ năm 1986 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Hà
Nội
51. Lê Thị Thu Hương, Đảng với quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế
tư nhân ở nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ (1986-2007), Luận văn Thạc
sĩ Khoa học Lịch sử, Hà Nội
52. Trần Hoàng Kim (2002), Tư liệu kinh tế - xã hội 631 huyện, quận,
xã, thành phố thuộc tỉnh Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội
53. Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Triều (1930-1975) (2011), Tập 1, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
54. Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Triều (1975-2010) (2010), Tập 2, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
55. Đào Thị Phương Liên (1995), Sự phát triển của kinh tế tư nhân
trong quá trình chuyển nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường,
LA PTS Kinh tế, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
56. Hồ Sỹ Lộc (1996), Kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ 1986-1995, Luận
án PTS Khoa học Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
57. Hồ Sỹ Lộc (1997), Quá trình phát triển của kinh tế ngoài quốc
doanh ở Việt Nam (1986-1995), Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 3 (năm
2007)
58. Luật Doanh nghiệp (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
59. Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng
khóa VI ngày 15-7-1988 về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối
với các cơ sở sản xuất theo thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Hà
Nội
12



60. Vũ Hữu Ngoạn (2001), Tìm hiểu đường lối kinh tế trong Nghị quyết
Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
61. Nguyễn Thế Nhã (1999), Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở
nước ta, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Số 257, Tháng 10/1999
62. Những quy định về chính sách đối với kinh tế tập thể, cá thể, tư
doanh và gia đình (1988), Nxb Pháp lý, Hà Nội
63. Vũ Thị Phương Mai (2004), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng
Ninh hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội
64. Phạm Thị Miên (2009), Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
65. Hà Văn Phàn (1991), Quảng Ninh trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Sở
Văn hóa thông tin Quảng Ninh, Quảng Ninh
66. Dương Bá Phượng (1996), Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
67. Trần Hữu Phường (2002), Vai trò của giáo dục – đào tạo đối với
phát triển nguồn nhân lực con người trong công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
68. Quảng Ninh 40 năm xây dựng và phát triển (30/10/1963 –
30/10/2003) (2003), Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội
69. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn
thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
70. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật
Đầu tư, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
71. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật
Doanh nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

13


72. Đỗ Phương Quỳnh (1993), Quảng Ninh – Hạ Long miền đất hứa,
Nxb Thế giới, Hà Nội
73. Nguyễn Trường Sơn (2010), Năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp theo thành phần kinh tế ở Việt Nam, Nghiên cứu điển hình tại
thành phố Đà Nẵng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
74. Lê Minh Tâm (2003), Về đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh hiện nay, Tạp chí Thanh tra
75. Mai Tết (2006), Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
76. Đoàn Huy Thành (2002), Đảng lãnh đạo kinh tế và đảng viên làm
kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
77. Hà Huy Thành (2002), Thành phần kinh tế: Cá thể, tiểu chủ và tư
bản tư nhân- lý luận và chính sách, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
78. Nguyễn Chí Thành (2011), Môi trường kinh doanh – Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội
79. Nguyễn Hữu Thắng (1999), Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư
nhân ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội
80. Tỉnh ủy Quảng Ninh (1987), Báo cáo ngày 29-10-1987 về tình hình
kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh, Lưu tại Văn phòng
Tỉnh ủy Quảng Ninh
81. Đinh Thị Thơm (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ
đổi mới – Thực trạng và những vấn đề, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội
82. Tổng cục Thống kê (1996), Kinh tế ngoài quốc doanh thời mở cửa
1991-1995, Nxb Thống kê, Hà Nội


14


83. Tổng cục Thống kê (2013), Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn
2006-2011, Nxb Thống kê, Hà Nội
84. Ngô Đăng Tri (2012), 82 năm Đảng Cộng sản Việt Nam – Những
chặng đường lịch sử (1930-2012), Nxb Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội
85. Lê Khắc Triết (2005), Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp, Nxb Lao động, Hà Nội
86. Lê Trọng (1993), Phát triển và quản lý trang trại trong nền kinh tế
thị trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
87. Vũ Quốc Tuấn (2001), Doanh nghiệp doanh nhân trong kinh tế thị
trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
88. Đỗ Thế Tùng (2006), Bàn thêm về vấn đề đảng viên làm kinh tế tư
nhân, Tạp chí Cộng sản, Số 12, Tháng 6/2006
89. Trần Nguyễn Tuyên (2010), Đảng viên làm kinh tế tư nhân thực
trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
90. Nguyễn Thanh Tuyền (2002), Thành phần kinh tế tư bản tư nhân
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
91. Nguyễn Thanh Tuyền (2006), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
92. Ty văn hoá thông tin Quảng Ninh, Những điều cần biết về nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ hai (1972),
Quảng Ninh, Thư viện tỉnh Quảng Ninh
93. Hồ Trọng Viện (2004), Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Kinh

tế, Số 318, Tháng 11/2004

15


94. Viện Thông tin Khoa học Xã hội (2003), Kinh tế tư nhân trong giai
đoạn toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
95. Hồ Văn Vĩnh (chủ biên) (2003), Kinh tế tư nhân và quản lý Nhà
nước đối với kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
96. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (1995), Chỉ thị số 2671 CT/UB
ngày 22/11/1995 về đổi mới quản lý kinh tế ngoài quốc doanh, Báo
Quảng Ninh, Tháng 11/1995, Số 4172
97. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2012), Một số vấn đề về kinh tế
- xã hội tỉnh Quảng Ninh, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng
98. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2001), Địa chí Quảng Ninh,
Tập 1, Nxb Thế giới, Hà Nội
99.Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2002), Địa chí Quảng Ninh, Tập
2, Nxb Thế giới, Hà Nội
100. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2002), Quyết định số
3339/2002/QĐ-UB ngày 24/09/2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh về
Chính sách khuyến khích đầu tư, Báo Quảng Ninh, Tháng 12/2002,
Số 5314
101. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đổi mới quản lý kinh tế ngoài
quốc doanh (1995), Báo Quảng Ninh, Tháng 11/1995, Số 4172
102. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh với chính sách khuyến khích
đầu tư (2002), Báo Quảng Ninh, Tháng 12/2002, Số 5314
103. 5 năm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận trong kinh doanh, Báo
Quảng Ninh (2005), Tháng 3/2005, Số 5959
104. 60 năm tuổi trẻ Quảng Ninh cống hiến và trưởng thành (1991),

Nxb Quảng Ninh, Quảng Ninh

16


105. Http://www.cpv.org.vn, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về việc tiếp
tục sắp xếp, đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả của DN Nhà nước
106. Http://dangcongsan.vn, Báo điện tử, Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa IX) Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo
điều kiện phát triển kinh tế tư nhân
107. Http://www.quangninh.gov.vn, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng
Ninh

17


18



×