Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐỔI mới NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG các TRƯỜNG đại học và CAO ĐẲNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.11 KB, 9 trang )

ĐỔI MỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CƠNG TÁC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
Nguyễn Thế Nghĩa

Lúc sinh thời, cả C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí
Minh ln coi trọng lý luận và đề cao thực tiễn. Các ơng nhất qn
rằng, thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận và tiêu
chuẩn của chân lý; còn lý luận là “bó đuốc soi đường” cho thực tiễn.
Do đó, thống nhất lý luận với thực tiễn trở thành ngun tắc tối cao
của chủ nghĩa Mác-Lênin; và cơng tác lý luận nhất là lý luận chính
trị trở thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
Qn triệt sâu sắc ngun tắc thống nhất lý luận với thực
tiễn, trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta ln đề cao
cơng tác lý luận và đặc biệt chú trọng thực tiễn cách mạng. Nhờ đó,
Đảng ta đã đưa ra được Cương lĩnh, đường lối, phương pháp cách
mạng đúng và lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác.
Trong những năm đổi mới vừa qua, dưới ánh sáng của lý
luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách
đúng đắn của Đảng, nhân dân ta đã làm nên những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay “nước ta vẫn đứng trước
nhiều thách thức to lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn
biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế với nhiểu nước
trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thối về


PGS.TS.GVCC, Trưởng bộ mơn Chính trị học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Chính sách Quốc gia, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

36



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận khơng nhỏ cán
bộ, đảng viên, tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng.
Những biểu hiện xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa, “tự diễn
biến”,“tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch
tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ,
sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi
chế độ chính trị ở nước ta”1.
Tình trạng trên có nhiều ngun nhân, song một trong những
ngun nhân quan trọng là: “Cơng tác nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm quyền,
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tính chiến lược, tính thuyết phục, hiệu quả của cơng tác tư tưởng
còn hạn chế, thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn
“diễn biến hòa bình”... cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu ở một
số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao...”2.
Trong khi khẳng định những kết quả tích cực của cơng tác lý
luận trong những năm đổi mới vừa qua, Nghị quyết 37-NQ/TW của
Bộ chính trị về cơng tác lý luận đã chỉ rõ: “cơng tác lý luận còn
những hạn chế, khuyết điểm. Nhìn chung, lý luận còn lạc hậu, tính
dự báo thấp, kết quả nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng tốt u cầu
của thực tiễn. Nghiên cứu về tình hình thế giới, khu vực và vấn đề
thời đại chưa sâu sắc, tồn diện. Kết quả nghiên cứu về chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn dàn trải, tính hệ thống chưa

cao, chưa gắn kết chặt chẽ với những vấn đề thực tiễn đang đặt ra...
Đội ngũ cán bộ lý luận đơng, nhưng khơng mạnh... Cơng tác tun
truyền, giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị còn hạn chế về chất
lượng, trùng lắp về nội dung, chương trình giáo trình; chậm đổi mới
về phương pháp...”3.
Như vậy, thực tiễn đổi mới và hội nhập quốc tế đang đặt ra
những vấn đề cấp bách, đòi hỏi cơng tác lý luận (nhất là hoạt động
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb.Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.29.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, tr.172-173.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành trung ương, Nghị quyết của Bộ chính trị về
cơng tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 (số 37-NQ/TW, ngày 09 tháng
10 năm 2014), tr.2.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

37


lý luận chính trị) trong các trường đại học, cao đẳng phải “vươn
mình” lên để đáp ứng. Kết luận 94-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp
tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục
quốc dân đã nhấn mạnh: “Đổi mới việc học tập lý luận chính trị
trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo bước tiến mới, có kết
quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò

chủ đạo trong đời sống xã hội”4. Và muốn vậy, trước hết phải “Xây
dựng cho được đội ngũ giáo viên lý luận chính trị tâm huyết, u
nghề, tuyệt đối trung thành, có niềm tin, có kiến thức mới gắn với
thực tiễn. Đây là nhân tố quyết định sự thành cơng của việc tiếp tục
đổi mới học tập lý luận chính trị trong nhà trường”5.
Lịch sử phát triển khoa học và thực tiễn cách mạng đã xác
nhận tính quy luật của q trình lý luận tác động đến thực tiễn để
hiện thực hóa lý luận: (1) Lý luận phải phản ánh đúng quy luật phát
triển khách quan của xã hội và nhu cầu, lợi ích của quần chúng; (2)
Lý luận phải được “thâm nhập vào quần chúng” (trở thành tư tưởng,
tình cảm, niềm tin, ý chí cải tạo hiện thực của quần chúng); (3) Lý
luận phải thể hiện mình trong mục đích, nội dung, chương trình, kế
hoạch và phương pháp hoạt động của quần chúng; (4) Tổ chức hoạt
động thực tiễn của quần chúng để hiện thực hóa lý luận6
Tương ứng với “tính quy luật của q trình tác động...” nói
trên, cơng tác lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng
bao gồm 3 hình thức hoạt động cơ bản: a)Hoạt động nghiên cứu lý
luận chính trị; b) Hoạt động giảng dạy và đào tạo lý luận chính trị;
c) Hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị.
1. Hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị .
Hiện nay, chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục tồn tại và có những
bước phát triển mới, đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại,
trong khi đó chủ nghĩa xã hội vẫn chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng
4

Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành trung ương, Kết luận của Ban Bí thư về việc
tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân (số 94KL/TW, ngày 28 tháng 03 năm 2014), tr.1.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành trung ương, Kết luận của Ban Bí thư về việc
tiếp tục đổi mới việc học tâọ lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân (số 94KL/TW, ngày 28 tháng 03 năm 2014), tr.2.

6
Xem: Nguyễn Thế Nghĩa, Những chun đề triết học, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội,
2007, tr.289.

38

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


trầm trọng; tồn cầu hóa vừa mang yếu tố tích cực vừa mang yếu tố
tiêu cực đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội trên phạm vi tồn cầu; cuộc cách mạng khoa học- cơng nghệ
phát triển như vũ bão làm cho tri thức khoa học trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp và trở thành động lực của kinh tế tri thức; cơng
cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam đã và đang đạt được
những thành tựu to lớn... Tuy nhiên nước ta vẫn đứng trước nhiều
nguy cơ và thách thức lớn, trong đó “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về
kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại.
Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của
một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục
thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”7.
Trong bối cảnh phức tạp nói trên, hoạt động nghiên cứu lý
luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng cần tập trung vào các
vấn đề chủ yếu dưới đây:
Một là, Nghiên cứu và đúc kết những giá trị cơ bản, bền
vững của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những đặc
điểm mới của thời đại, tồn cầu hóa, cách mạng khoa học – cơng

nghệ và kinh tế tri thức.
Hai là, nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa
xã hội hiện thực. Đồng thời nghiên cứu làm sáng tỏ mơ hình, đặc
trưng của chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Ba là, nghiên cứu một cách có hệ thống đường lối cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, đặc biệt chú trọng đường
lối đổi mới và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Bốn là, nghiên cứu về con người Việt Nam, hệ thống giá trị
truyền thống dân tộc để “chăm lo xây dựng con người Việt Nam
phát triển tồn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần u nước, lòng
7

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.184-185.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

39


tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo bước chuyển
biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tơn trọng pháp luật, mọi người
Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc,tự hào, tơn vinh lịch sử, văn hóa dân
tộc”8.
Năm là, nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, hình

thức và phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị ở các
trường đại học, cao đẳng phù hợp với đối tượng học tập và đáp ứng
u cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong điều kiện mới. Đồng thời,
nghiên cứu đổi mới phương thức trong cuộc đấu tranh về tư tưởng,
lý luận chính trị hiện nay để bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối chính sách của Đảng và chống
“diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”.
Để cơng tác nghiên cứu lý luận chính trị có hiệu quả, các
trường cần phải xây dựng chương trình nghiên cứu lý luận chính trị
với các đề tài khoa học cụ thể và bố trí nguồn kinh phí tương ứng.
2. Hoạt động giảng dạy và đào tạo lý luận chính trị
Giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng là
hoạt động đưa tri thức lý luận chính trị “thâm nhập vào quần
chúng” (hình thành tư tưởng, niềm tin, ý chí cách mạng của quần
chúng) để chuyển hóa lý luận thành lực lượng vật chất cải tạo hiện
thực.
Trong bối cảnh hiện nay, tri thức lý luận chính trị cần được
giảng dạy, học tập ở các trường đại học, cao đẳng bao gồm: (1) Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; (2) Cương lĩnh, đường
lối, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước; (3) Giá trị
truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin là đỉnh cao trí tuệ và tinh hoa
văn hóa của nhân loại (bao gồm: Triết học Mác-Lênin, kinh tế chính
trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học). Giảng dạy chủ nghĩa
Mác –Lênin là giáo dục giá trị, tinh thần khoa học, cách mạng và
nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà trước hết là giáo dục nhân
sinh quan cộng sản chủ nghĩa cùng với “thế giới quan duy vật biện
chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật cùng hệ tư tưởng
8


Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng u cầu phát
triển bền vững đất nước, tr.4.

40

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


khoa học của giai cấp cơng nhân cách mạng với đội tiên phong của
nó là Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc
lột, tiến tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản”9.
Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là “hệ thống quan điểm tồn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại; là tài sản tinh thần vơ cùng to lớn và q giá của Đảng và dân
tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta
giành thắng lợi”10
Giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh là giáo dục tri thức Hồ
Chí Minh học về triết học, chính trị học, pháp quyền, đạo đức, văn
hóa, con người... , nhất là giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, phong cách và phương pháp (“dĩ bất biến, ứng vạn biến”) của
Người trong cuộc sống và trong ứng xử với mình, với người, với
cơng việc cách mạng.
Thứ ba, Cương lĩnh, Đường lối, Chính sách của Đảng và luật
pháp của Nhà nước khơng chỉ phản ánh quy luật phát triển khách

quan của cách mạng Việt Nam, mà còn thể hiện nhu cầu, lợi ích và
khát vọng của quần chúng lao động. Vì vậy, phải giáo dục và làm
cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ thấu hiểu và tin
tưởng vào cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và vào sự
nghiệp đổi mới làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng
bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, cần giáo dục làm cho cán bộ đảng
viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng thấu hiểu và tin
tưởng vào “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ q độ lên
chủ nghĩa xã hội” (cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011); mục tiêu và
những đặc trưng cơ bản của mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
(thơng qua tại Đại hội XI của Đảng) và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam (đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức, phát triển kinh tế thị trường định hướng
9

Sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời địa ngày nay, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2014, tr.9.
10
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.88.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

41


xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc).
Thứ tư, giá trị truyền thống dân tộc là giá trị tinh thần cốt lõi

của dân tộc, có ích và có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người
và xã hội, mang tính bền vững, trường tồn trong lịch sử, mà dựa vào
đó các thế hệ trẻ có thể phát huy được giá trị q khứ, tiếp thu được
giá trị hiện đại và định hướng giá trị trong tương lai để tự tồn tại, tự
phát triển mà khơng suy thối, biến chất và đánh mất chính mình.
Trong điều kiện hiện nay, giảng dạy về Giá trị truyền thống
dân tộc ở các trường đại học, cao đẳng là giáo dục: (1) Ý thức tự
tơn, tự lập, tự cường và tự hào dân tộc; (2) Chủ nghĩa u nước Việt
Nam đã được tơi luyện trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước của dân tộc; (3) Tình u thương con người và tính cố kết
cộng đồng, sống thủy chung nhân ái và khoan dung; (4) Đức tính
cần cù, trí thơng minh và sáng tạo; (5) Tinh thần lạc quan cách
mạng, ln u cuộc sống hòa bình và ln vươn tới tương lai.
Thứ năm, tinh hoa văn hóa nhân loại là kết tinh những giá trị
văn hóa tiêu biểu, mang tính nhân văn phổ qt có ích và có ý nghĩa
đối với sự phát triển của và nhân loại tiến bộ. Trong điều kiện tồn
cầu hóa và hội nhập quốc tế, giảng dạy về tinh hoa văn hóa nhân
loại ở các trường đại học, cao đẳng là giáo dục: (1) Tri thức khoa
học tiên tiến và cơng nghệ hiện đại; (2) Tinh thần dân chủ và ý thức
“thượng tơn pháp luật”; (3) Giá trị của tự do, bình đẳng, bác ái và
trách nhiệm cơng dân đối với Tổ quốc.
Đào tạo lý luận chính trị là hoạt động giáo dục tồn diện ở
trình độ cao và mang tính chun nghiệp đối với sinh viên, học viên
cao học, nghiên cứu sinh chun ngành lý luận chính trị (Triết học,
Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Chính trị học,... ) những người sẽ trở thành giảng viên lý luận chính trị, nghiên cứu
viên lý luận chính trị, chun viên và chun gia giáo dục tư tưởng
chính trị trong tương lai.
Với các đối tượng trên, người học cần được trang bị khối
lượng kiến thức hệ thống, tồn diện và sâu sắc của khoa học lý luận
chính trị; cùng với kiến thức kinh điển, kiến thức lịch sử các mơn

học và kiến thức hiện đại được cập nhật thường xun. Đồng thời,

42

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


cần trang bị hệ thống phương pháp luận, phương pháp và kỹ năng
hoạt động thực tiễn cho người học.
Hiện nay việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo lý
luận chính trị u cầu những yếu tố cơ bản sau: (1) Xây dựng phát
triển đội ngũ những người Thầy có trí tuệ và nhân cách, giàu lòng
u nghề, tâm huyết với thế hệ trẻ, mẫu mực trong hoạt động nghiên
cứu, trong giảng dạy và trong cuộc sống; (2) Xây dựng, hồn thiện
“Chương trình chuẩn” về giảng dạy lý luận chính trị với những nội
dung, hình thức và phương pháp thích hợp đối với đối tượng chun
ngành và khơng chun ngành lý luận chính trị; (3) Xây dựng, hồn
thiện “Giáo trình chuẩn” và các “Tài liệu tham khảo chuẩn” tương
ứng với nội dung các mơn học lý luận chính trị và phù hợp với từng
đối tượng (chun ngành và khơng chun ngành lý luận chính trị).
Xây dựng “Chương trình chuẩn” là trách nhiệm của cơ quan quản lý
nhà nước về giáo dục – đào tạo với sự giúp đỡ của các nhà khoa
học; còn xây dựng “Giáo trình chuẩn” và “Tài liệu tham khảo
chuẩn” thuộc về trách nhiệm của các nhà khoa học, ở đây cần tránh
tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” của các cơ quan quản lý nhà
nước về giáo dục – đào tạo; (4) Ln đổi mới phương pháp giảng
dạy phù hợp với nội dung mơn học, với đối tượng người học và với
thực tiễn đổi mới đất nước; (5) Tổ chức, quản lý, đánh giá, tổng kết

q trình đào tạo, giảng dạy, học tập lý luận chính trị một cách khoa
học, khách quan và đúc rút những bài học kinh nghiệm; (6) Bảo
đảm cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cho đào tạo, giảng dạy,
học tập lý luận chính trị. Đặc biệt là phải bảo đảm lương cho đội
ngũ giảng viên đáp ứng ít nhất ở mức sống trung bình của xã hội;
(7) Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí
và những tiêu cực xã hội, trong đó có tiêu cực trong giáo dục - đào
tạo (kể cả những tiêu cực trong đào tạo lý luận chính trị).
3. Cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị
Giáo dục tư tưởng chính trị trong các trường đại học, cao
đẳng là hoạt động tổng hợp, tồn diện nhằm đạt tới mục tiêu: (1)
Bảo đảm sự ổn định về tư tưởng chính trị trong nhà trường, làm cho
tất cả cán bộ, đảng viên, viên chức, giảng viên và sinh viên có niềm
tin vững chắc vào lý luận chính trị mácxít, vào sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của Nhà nước. Trên cơ sở đó, ra sức phấn đấu hồn
thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường; (2) Đào tạo lực lượng
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

43


trí thức (cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ) khơng chỉ giỏi về khoa học
và chun mơn, nghiệp vụ, mà còn có bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức tốt, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Để đạt được mục tiêu trên, hoạt động lý luận chính trị cần có
những yếu tố cơ bản sau: (1) Nâng cao hơn nữa nhận thức của các
cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các đồn thể và đội ngũ giảng
viên về vị trí, vai trò, tác dụng của cơng tác lý luận chính trị trong
hệ thống các trường đại học, cao đẳng; (2) Có sự thống nhất và

phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp ủy Đảng, các cấp chính
quyền, các đồn thể với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong
việc triển khai cơng tác lý luận chính trị trong nhà trường; (3) Có
chính sách đúng và đủ đối với cơng tác lý luận chính trị và đội ngũ
những người trực tiếp thực thi cơng tác lý luận chính trị trong nhà
trường; (4) Gắn hoạt động lý luận chính trị với cơng tác xây dựng
Đảng, xây dựng các tổ chức đồn thể chính trị trong sạch, vững
mạnh trong nhà trường. Đồng thời, chống suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, giảng viên, viên
chức và sinh viên trong nhà trường. Đặc biệt là, phải cảnh giác với
“diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán
bộ, đảng viên và sinh viên trong điều kiện phức tạp hiện nay.
Tóm lại, cần đặt cơng tác lý luận chính trị ở vị trí trung tâm
và giữ vai trò xun suốt trong tất cả các hoạt động của hệ thống các
trường đại học, cao đẳng. Để nâng cao chất lượng cơng tác lý luận
chính trị, Nhà nước cần phải đầu tư cho nghiên cứu, giảng dạy lý
luận chính trị và giáo dục tư tưởng chính trị một cách thích đáng.
Đồng thời, phải tạo ra sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ
giữa lãnh đạo nhà trường các cấp ủy, các cấp chính quyền, các đồn
thể với đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị trong việc
triển khai các hoạt động lý luận chính trị.

44

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO




×