Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đánh giá kiến thức điều trị tiêu chảy tại nhà của các bà mẹ có con bị tiêu chảy tại điểm phục hồi dinh dưỡng ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.52 KB, 44 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử
vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển. Theo ước tính hàng năm có
khoảng 4 -5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh tiêu chảy. Trong đó, 80%
tập trung ở trẻ dưới 2 tuổi, nguyên nhân gây tử vong chính là mất nước và
điện giải. Một trẻ dưới 2 tuổi, một năm có thể mắc từ 3-4 đợt tiêu chảy. Ngoài
ra, tiêu chảy còn là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng, làm ảnh hưởng
đến sự tăng trưởng của trẻ. Do đó, bệnh tiêu chảy luôn là một gánh nặng kinh
tế đối với các nước đang phát triển như Việt Nam [5].
Hiện nay đã có nhiều biện pháp điều trị hiệu quả và đơn giản, đặc biệt
là phương pháp bù nước bằng đường uống đã làm giảm tỷ lệ tử vong do tiêu
chảy, làm giảm sự nhập viện không cần thiết của hầu hết các trường hợp. Các
phương pháp này ngày càng phổ biến hơn tại cộng đồng và đã đóng góp thành
công đáng kể vào việc khống chế các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỷ lệ mắc, tỷ
lệ tử vong do tiêu chảy.
Điều trị tiêu chảy tại nhà là giai đoạn cần thiết trong điều trị bệnh tiêu
chảy cấp. Bởi vì trẻ bị tiêu chảy sau khi được khám ở các cơ sở y tế về nhà
vẫn tiếp tục tiêu chảy. Những trẻ này cần được điều trị tại nhà để phòng mất
nước và suy dinh dưỡng. Hơn nữa, những người mẹ biết cách điều trị tại nhà
cần điều trị sớm ngay cả trước khi đưa trẻ tới cơ sở y tế khám bệnh. Điều trị
tại nhà ngay khi mới bị tiêu chảy thường phòng được tình trạng mất nước và
suy dinh dưỡng. Cơ hội tốt nhất để người mẹ học cách điều trị tại nhà là khi
người mẹ mang con bị tiêu chảy tới cơ sở y tế để điều trị. Đáng tiếc là cơ hội
này thường bị bỏ qua vì các cán bộ y tế không trao đổi đầy đủ với người mẹ,
kết quả là người mẹ thường trở về mà không hiểu cần phải tiếp tục điều trị
con mình như thế nào cho hiệu quả.


2



Đối với trẻ bị tiêu chảy cấp, việc theo dõi và chăm sóc của người mẹ là
hết sức quan trọng. Vì vậy, kiến thức cũng như thực hành chăm sóc trẻ khi bị
tiêu chảy là rất cần thiết. Việc hướng dẫn tại cơ sở y tế cho người mẹ về chăm
sóc trẻ bị tiêu chảy mang lại hiệu quả thiết thực cho điều trị tiêu chảy tại nhà
cũng như ở các cơ sở y tế. Chính vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kiến thức điều trị tiêu chảy tại nhà của các bà mẹ có con bị tiêu
chảy tại điểm phục hồi dinh dưỡng ở xã Hương Hồ, huyện Hương Trà Tỉnh Thừa Thiên Huế ”. Nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức điều trị tiêu chảy tại nhà của các bà mẹ
2. Tìm hiểu những khó khăn thường gặp của các bà mẹ khi điều trị bị tiêu
chảy tại nhà


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TẦM QUAN TRỌNG
Bệnh tiêu chảy là một vấn đề y tế trên toàn cầu, là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển, ước tính hàng năm có tới 1,3
ngàn triệu lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy và 4 triệu trẻ tử vong vì bệnh
này [1], [18]. Trên thế giới, hàng năm mỗi trẻ mắc 3,3 lượt tiêu chảy, có khoảng
80% trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi [27].
Hai mối nguy hiểm chính của tiêu chảy là tử vong và suy dinh dưỡng
(SDD).
Tử vong do tiêu chảy cấp (TCC) hầu hết thường gây ra bởi mất dịch và
điện giải của cơ thể. Biến chứng nghiêm trọng do tiêu chảy thường gặp là do
SDD. Khi các đợt tiêu chảy bị kéo dài thì ảnh hưởng của chúng lên sự tiêu
chảy càng tăng. Tiêu chảy cũng có thể gây nên SDD và làm cho tình trạng

SDD đang tồn tại trở nên xấu hơn do: [4]
- Trẻ giảm hấp thu các chất dinh dưỡng
- Trẻ mệt mỏi, không muốn ăn
- Chất dinh dưỡng mất khỏi cơ thể
- Tăng nhu cầu để hàn gắn các mô bị tổn thương
- Các bà mẹ không nuôi dưỡng đúng cách khi trẻ bị tiêu chảy và sau khi
tiêu chảy thuyên giảm.
1.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM BỆNH TIÊU CHẢY
1.2.1. Định nghĩa
Tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước ≥ 3 lần
trong 24 giờ [5]. Phân lỏng là phân không thành khuôn. Trừ những trẻ bú mẹ,
thường đi một ngày một lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định tiêu


4

chảy thực tế là phải dựa vào sự tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân
mà các bà mẹ cho là bất thường.
1.2.2. Một số khái niệm bệnh tiêu chảy [4]
- Tiêu chảy phân lỏng cấp tính: là tiêu chảy khởi đầu cấp kéo dài không
quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày) phân lỏng hoặc toé nước, không thấy máu.
Bệnh nhân có thể bị nôn và sốt.
- Hội chứng lỵ: đây là bệnh tiêu chảy thấy có máu trong phân.
- Tiêu chảy kéo dài (TCKD): là bệnh tiêu chảy khởi đầu cấp tính nhưng
kéo dài bất thường (ít nhất là 14 ngày). Bắt đầu mỗi đợt có thể là tiêu chảy
phân lỏng cấp hoặc là hội chứng lỵ, lượng phân đào thải nhiều cũng có thể
gây nguy cơ mất nước.
1.3. SINH LÝ BỆNH TIÊU CHẢY PHÂN NƯỚC, MẤT NƯỚC
1.3.1. Sinh lí ruột [4]
Bình thường nước và điện giải được hấp thu ở nhung mao và được bài

tiết ở các hẻm tuyến của liên bào ruột, điều đó tạo ra một luồng trao đổi hai
chiều của nước và điện giải giữa lòng ruột và máu. Bất kì sự thay đổi nào của
luồng trao đổi này đều gây ra giảm hấp thu hoặc tăng bài tiết, làm tăng khối
lượng dịch xuống ruột già. Nếu lượng dịch này vượt quá khả năng hấp thu của
ruột già thì tiêu chảy sẽ xảy ra.
Khi tiêu chảy xảy ra, sự hấp thu muối natri bị cản trở. Nhiều công trình
nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng sự hấp thu natri nếu có hiện diện của
glucose (phân huỷ saccharose hoặc tinh bột nấu chín) sẽ tăng gấp 3 lần. Dựa
trên đặc điểm này mà các loại dịch bù trong tiêu chảy cần phải có 2 chất:
muối natri và đường glucose. Các chất điện giải quan trọng khác như:
bicarbonate Natri và kali được hấp thu độc lập với glucose trong tiêu chảy.
1.3.2. Cơ chế tiêu chảy phân nước [25], [26], [27]
Tiêu chảy xuất tiết: khi bài tiết dịch (muối và nước) vào lòng ruột
không bình thường sẽ gây ra tiêu chảy xuất tiết. Việc này xảy ra khi hấp thu


5

Na+ ở nhung mao ruột bị rối loạn, trong khi xuất tiết Cl - ở vùng hẻm tuyến
vẫn tiếp tục tăng lên. Sự tăng bài tiết này gây nên mất nước và muối của cơ
thể qua phân lỏng.
Tiêu chảy thẩm thấu: niêm mạc ruột non được lót bởi 1 lớp liên bào bị
"rò rỉ", nước và muối vận chuyển qua lại rất nhanh để duy trì sự cân bằng
thẩm thấu giữa lòng ruột và dịch ngoại bào. Vì vậy tiêu chảy thẩm thấu xảy ra
khi ăn một chất có độ hấp thu kém và độ thẩm thấu cao như: magnesium
sulfate (muối tẩy), uống nước quá ngọt hoặc quá mặn. Cơ chế TCC do xuất
tiết phổ biến hơn cơ chế do thẩm thấu. Trên cùng một cơ địa có thể cùng một
lúc xảy ra hai cơ chế. Ví dụ: bị TCC do xuất tiết, bù oresol (ORS) pha quá
đậm.
1.3.3. Đánh giá tình trạng mất nước

Bảng 1.1. Phân loại và đánh giá tình trạng mất nước
Nhìn:
- Toàn trạng

- Tốt, tỉnh táo

- Vật vả, kích thích

- Li bì, hôn mê

- Mắt

- Bình thường

- Trũng

- Rất trũng

- Khát

- Không khát

- Khát, uống háo - Không thể uống

Sờ véo da
Quyết định

hức
Mất nhanh
Mất chậm

Mất rất chậm
Không có dấu mất Nếu có ≥ 2 dấu Có ≥ 2 dấu hiệu:

Điều trị

nước
Sử dụng phác đồ A

hiệu: Có mất nước
Sử dụng phác đồ B

Mất nước nặng
Sử dụng phác đồ C

1.3.4. Hậu quả của tiêu chảy phân nước
Phân bị tiêu chảy chứa 1 số lượng lớn Na +, Cl-,K+ và Bicarbonate. Mọi
hậu quả cấp tính do tiêu chảy phân nước là do mất nước, điện giải, càng tăng
thêm nếu có nôn và sốt. Tất cả sự mất mát này gây mất nước (do mất nước và
NaCl), gây toan chuyển hoá (do mất Bicarbonate) và thiếu Kali. Tuy nhiên,


6

điều nguy hiểm nhất vẫn là mất nước vì gây giảm lưu lượng tuần hoàn, trụy
tim mạch, tử vong nếu không điều trị ngay.
1.3.5. Hậu quả của hội chứng lỵ
Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nổi bật, thậm chí có nhiều khả năng
gây nhiễm trùng huyết, co giật như do shigella dysenteria. Tình trạng mất
nước và điện giải đi kèm theo nhưng không nặng bằng TCC. Tình trạng SDD
trong quá trình mắc bệnh và sau khi khỏi bệnh.

1.3.6. Hậu quả của tiêu chảy kéo dài
Sau một thời gian dài bị tiêu chảy, khả năng hấp thu của ruột giảm nên
dẫn đến tình trạng SDD là tất yếu. Tình trạng mất nước và rối loạn điện giải
đi kèm theo TCKD trên cơ địa SDD nặng thường là nguyên nhân chính gây tử
vong ở trẻ bị TCKD.
1.4. VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG TRONG BỆNH TIÊU CHẢY
1.4.1. Tiêu chảy và dinh dưỡng
Tiêu chảy là một nguyên nhân quan trọng gây nên SDD, vì khi tiêu
chảy cũng như các bệnh nhiễm trùng khác, nhu cầu chất dinh dưỡng của cơ
thể tăng lên trong khi đó thức ăn ăn vào và quá trình hấp thu thức ăn thường
giảm. Một đợt tiêu chảy có thể làm sút cân và làm chậm sự tăng trưởng của
cơ thể. Hơn nữa, nếu tiêu chảy xảy ra thường xuyên, cơ thể không đủ thời
gian phục hồi để đuổi kịp sự tăng trưởng bình thường giữa hai đợt tiêu chảy.
Những trẻ thường xuyên bị TCC hay TCKD thường bị SDD nhiều hơn
những trẻ bị TCC và những đợt tiêu chảy ngắn ngày hơn. Nhìn chung, ảnh
hưởng của tiêu chảy đối với tình trạng dinh dưỡng cơ thể tỷ lệ với số ngày
đứa trẻ bị tiêu chảy mỗi năm [5].
Những nguyên nhân làm giảm sút dinh dưỡng trong tiêu chảy
* Trong những ngày TCC các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể có thể
giảm tới 30% hoặc hơn là vì:
- Chán ăn, nôn trớ làm cản trở mọi cố gắng cho ăn.


7

- Nhịn ăn do tập quán kiêng khem "để ruột được nghỉ", cho ăn những
thức ăn ít giá trị dinh dưỡng như cháo trắng, cháo muối.
* Quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng đều giảm khoảng 30% khi bị
TCC. Quá trình hấp thu các chất mỡ và protein bị ảnh hưởng nhiều hơn đối
với Carbohydrate. Sự rối loạn hấp thu nặng hơn ở những trẻ SDD bị TCKD

phản ánh sự tổn thương nặng nề hơn của niêm mạc ruột, sự giảm hấp thu gây
nên do:
- Tổn thương các tế bào hấp thu nhung mao ruột làm giảm diện tích hấp
thu của toàn bộ ruột.
- Thiếu enzym disaccharidase do rối loạn sản xuất men vì tổn thương
các vi nhung mao ruột.
- Giảm nồng độ muối mật trong ruột, bình thường cần thiết cho quá
trình hấp thu mỡ.
- Thức ăn vận chuyển nhanh trong lòng ruột làm thiếu thời gian tiêu
hoá và hấp thu.
* Trong tiêu chảy nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng lên là do:
- Tăng nhu cầu chuyển hoá do sốt.
- Nhu cầu hồi phục liên bào ruột bị tổn thương.
- Nhu cầu bù lại protein bị mất qua niêm mạc ruột tổn thương.
Ngược lại, SDD cũng ảnh hưởng đến tiêu chảy. Ở những trẻ SDD do
thiếu ăn thì những đợt TCC thường xảy ra nặng hơn và kéo dài hơn và hay bị
tái diễn, TCKD cũng thường hay gặp hơn và lỵ cũng thường xảy ra hơn.
Nguy cơ tử vong do TCKD hoặc do lị tăng rõ rệt khi đứa trẻ đã bị SDD và trở
nên nguy hiểm nhất là khi đứa trẻ bị SDD nặng. [5]
1.4.2. Tác dụng của nuôi dưỡng lên tiêu chảy
Để đề phòng giảm sút cân nặng trong khi tiêu chảy, dinh dưỡng tốt nhất
phải được duy trì cả trong và sau khi tiêu chảy.


8

Sữa mẹ thường được dung nạp rất tốt khi tiêu chảy. Những trẻ được
tiếp tục bú mẹ ngay trong khi tiêu chảy thường có phân bài tiết ít hơn và tiêu
chảy nhanh khỏi hơn trẻ không bú sữa mẹ [5]. Những trẻ bú mẹ ít đi trong khi
bị tiêu chảy làm kéo dài thời gian bị tiêu chảy [17]. Những trẻ không được bú

mẹ hay chỉ được nuôi dưỡng bằng sữa bò trong một tháng đầu của cuộc sống
có thời gian tiêu chảy dài hơn nhóm trẻ có bú mẹ [14].
Nuôi dưỡng thúc đẩy sự hồi phục của niêm mạc ruột,sớm kích thích sự
hồi phục chức năng tuỵ và việc sản xuất các enzym disaccharidase ở diềm bàn
chải làm cho chức năng tiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng bình thường
sớm được hồi phục.
Trẻ được ăn thức ăn hỗn hợp như sữa bò, ngũ cốc đun chín và rau
không có hiện tượng tăng khối lượng phân bài tiết, ngược lại những trẻ ăn sữa
động vật đơn thuần hoặc sữa công nghiệp có thể tăng nhẹ khối lượng phân.
Một số trường hợp đặc biệt có hiện tượng bất dung nạp đường lactose
về phương diện lâm sàng và đôi khi không dung nạp protein sữa bò. Hiện
tượng này ít gặp trong TCC nhưng là một vấn đề quan trọng trong TCKD [6].
1.4.3. Nuôi dưỡng trong khi bị tiêu chảy và thời kỳ hồi phục
Bảng 1.2. Khuyến cáo chế độ nuôi dưỡng trẻ trong khi tiêu chảy [2].
Nuôi dưỡng khi bị
0 - 3 tháng
tiêu chảy
- Bú mẹ
Tiếp tục
- Sữa động vật, sữa Tiếp tục nhưng
công nghiệp
pha loãng 1/2
trong 2 ngày
Thức ăn mềm hoặc Không
thức ăn đặc *

4 - 5 tháng

> 6 tháng


Tiếp tục
Tiếp tục nhưng pha
loãng 1/2 trong 2
ngày nếu không thì
cho thức ăn mềm
Tiếp tục nếu bình
thường đã cho ăn

Tiếp tục
Tiếp tục cho ăn
như thường

Tiếp tục hoặc bắt
đầu nếu chưa
cho ăn
* Những thức ăn này không cho trong khi bù nước nhưng phải cho ăn

lại ngay sau đó.


9

- Nuôi dưỡng trong thời kỳ hồi phục và theo dõi cho trẻ ăn thêm mỗi
ngày một bữa trong 2 tuần lễ sau khi bị tiêu chảy. Nếu trẻ SDD hoặc bị
TCKD đang hồi phục thì cần kéo dài hơn thời gian cho ăn thêm bữa phụ cho
tới khi tình trạng SDD được khắc phục.
Trong thời gian bị tiêu chảy, mặc dù quá trình hấp thu thức ăn có giảm
hơn so với bình thường nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%.
Do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy không những không được kiêng khem
như nhiều bà mẹ vẫn nghĩ mà cần phải cho trẻ ăn đủ khẩu phần để cho trọng

lượng cơ thể tăng với tốc độ gần như bình thường và cho ăn tăng lên trong
thời kỳ hồi phục để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng dinh dưỡng. Nếu
không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân, SDD.
1.5. ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY
1.5.1. Sử dụng dung dịch ORS
Vấn đề quan trọng trong điều trị là hồi phục nước và các chất điện giải.
Phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay là cho uống dung dịch ORS.
Mỗi gói pha với 1 lít nước đun sôi để nguội:
Bảng 1.3. Thành phần của gói ORS
Thành phần
NaCl
KCl
Bicacbonate
Glucose

g/l
3,5
1,5
2.5
20

Nồng độ
mmol/l
+
Na
90
+
K
20
Cl

80
Bicacbonat
30
Glucose
111
Dựa vào bảng phân loại mức độ mất nước của bệnh nhi để chọn phác
đồ điều trị thích hợp.
* Phác đồ A: Điều trị tiêu chảy tại nhà (dùng cho những trẻ tiêu chảy
không mất nước)
Ba nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà
- Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phòng mất nước.
+ Dung dịch pha chế tại nhà, dung dịch ORS, nước trong.


10

+ Số lượng ORS cần uống sau mỗi lần đi ngoài.
24 tháng: 50-100ml.
2-10 tuổi: 100-200ml.
>10 tuổi: Uống tuỳ thích.
+ Tiếp tục cho uống đến khi hết tiêu chảy.
- Cho trẻ ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng để đề phòng SDD.
- Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên.
- Đưa trẻ tới cán bộ y tế nếu không khá lên sau 2 ngày hoặc có một
trong các triệu chứng sau:
+ Đi tiêu nhiều, phân nhiều nước.
+ Ăn hoặc uống kém, sốt, khát nhiều.
+ nôn liên tục, có máu trong phân.
* Phác đồ B: Điều trị tại cơ sở y tế (dùng để điều trị tiêu chảy có mất nước).
- Lượng dung dịch cho uống trong 4giờ đầu: nhân trọng lượng cơ thể

của bệnh nhân (kg) với 75.
- Khuyến khích mẹ tiếp tục cho trẻ bú.
- Quan sát trẻ cẩn thận và giúp mẹ cho uống ORS.
- Sau 4 giờ đánh giá lại theo bảng đánh giá rồi chọn phác đồ A hay
phác đồ B hay phác đồ C để điều trị tiếp.
* Phác đồ C: Điều trị tình trạng mất nước nặng.
- Truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer lactat 100ml/kg, chia số lượng và
thời gian như sau:
Lúc đầu truyền
Sau đó truyền
30ml/kg trong
70ml/kg trong
Trẻ nhỏ < 12 tháng
1 giờ
5 giờ
Trẻ lớn hơn
30 phút
2 giờ 30 phút
- Ngay khi bệnh nhân có thể uống được, cho uống 5ml/kg/giờ dung
Tuổi

dịch ORS.


11

- Sau 6 giờ (trẻ nhỏ) hoặc 3 giờ (trẻ lớn) đánh giá lại bệnh nhân bằng
bảng đánh giá, sau đó chọn phác đồ điều trị phù hợp để tiếp tục điều trị.
- Nếu không thể truyền dịch được có thể bù nước bằng ống thông dạ
dày dung dịch ORS 20ml/kg/giờ trong 6 giờ. Cứ 1 đến 2 giờ đánh giá lại tình

trạng bệnh nhân, nếu sau 3 giờ tình trạng mất nước không tiến triển tốt
chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để truyền dịch tĩnh mạch.
1.5.2. Vai trò của ORS
Thành phần của ORS rất thích hợp với bệnh nhân bị tiêu chảy do tả hay
các loại tiêu chảy khác. Công thức ORS phù hợp để bù dịch không sợ ảnh
hưởng đến chức năng thận chưa hoàn chỉnh ở trẻ nhỏ. Ngoài ra ORS còn hiệu
quả trong trường hợp mất nước ưu trương hay nhược trương. Do đặc điểm
này mà ORS đã được sử dụng điều trị có hiệu quả hàng triệu trường hợp tiêu
chảy do nhiều nguyên nhân và lứa tuổi khác nhau.
Tuy nhiên dung dịch ORS không làm giảm khối lượng phân, số lần đi
tiêu chảy hay thời gian tiêu chảy, trong khi đó bà mẹ hay cán bộ y tế lại quan
tâm rất nhiều vào số lần và khối lượng tiêu chảy vì vậy cần phải thuyết phục
bà mẹ lợi ích cũng như hạn chế của sử dụng ORS trong điều trị tiêu chảy.
Lợi ích của bù dịch bằng đường uống so với truyền dịch: ORS đơn thuần
bằng đường uống có thể phục hồi được 95% các trường hợp tiêu chảy có mất
nước. ORS có thể sử dụng rộng rãi, rẻ tiền, không cần các phương tiện vô
trùng và bà mẹ tham gia tích cực vào điều trị.
1.5.3. Điều trị hỗ trợ khác
Kẽm trong xử trí tiêu chảy: Hiện nay tổ chức y tế thế giới khuyến nghị
rằng, cùng với việc tăng lượng dịch và tiếp tục cho ăn, tất cả trẻ bị tiêu chảy
cần được bổ sung 20mg kẽm mỗi ngày trong 10-14 ngày (10mg mỗi ngày cho
trẻ nhỏ <6 tháng tuổi).
Không được dùng kháng sinh và thuốc diệt kí sinh trùng một cách tràn
lan, trừ các trường hợp có nhiễm khuẩn phối hợp.


12

1.6. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH TIÊU CHẢY
Trên cơ sở biết rõ các yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh tiêu chảy, có

thể đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong cộng đồng tốt hơn.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy được tiến hành theo những cấp
khác nhau.
1.6.1. Phòng ngừa ban đầu
Đây là những biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống.
- Tạo tập quán rửa tay trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau
khi đi cầu.
- Sử dụng cầu tiêu và xử lý phân trẻ nhỏ an toàn.
1.6.2. Phòng ngừa cấp 1
Bao gồm các biện pháp nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ em và hạn
chế sự tiếp xúc của trẻ với các nguy cơ lây bệnh.
- Nuôi trẻ bằng sữa mẹ đến 18-24 tháng tuổi.
- Cải thiện tập quán ăn dặm cho trẻ (gồm 4 ô vuông thực phẩm) trẻ phải
tập ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi,
- Chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo lịch tiêm chủng, nhất là chủng ngừa sởi.
1.6.3. Phòng ngừa cấp 2
Bao gồm những biện pháp phát hiện và giải quyết sớm bệnh tiêu chảy:
- Hướng dẫn bà mẹ biết xử trí khi con bị tiêu chảy, tiếp tục cho trẻ ăn
và uống ORS, biết phát hiện sớm dấu hiệu mất nước, đưa đi khám đúng lúc.
- Hướng dẫn người mẹ biết bỏ các tập quán sai lầm trong cộng đồng
như cho trẻ nhịn ăn, nhịn uống khi bị tiêu chảy, kiêng không cho trẻ ăn các
thức ăn giàu năng lượng, bổ dưỡng vì sợ trẻ ăn không tiêu, làm cho tiêu chảy
nặng thêm.
1.6.4. Phòng ngừa cấp 3
Tăng cường các biện pháp hồi phục cho trẻ khi trẻ bị bệnh.


13


- Phải cho trẻ ăn thêm 1 bữa trong ngày ít nhất 2 tuần sau khi hết tiêu
chảy nhằm phục hồi nhanh chóng tình trạng dinh dưỡng.
- Mẹ biết theo dõi cân nặng cho trẻ theo biểu đồ tăng trưởng.
1.7. VAI TRÒ CỦA VIỆC ĐIỀU TRỊ SỚM TẠI NHÀ
Điều trị tại nhà là giai đoạn rất quan trọng trong điều trị bệnh tiêu chảy
cấp. Những người mẹ biết cách điều trị tiêu chảy tại nhà cần điều trị cho trẻ
sớm ngay cả trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh.
Điều trị tại nhà sớm khi mới bị tiêu chảy thường phòng được tình trạng
mất nước và suy dinh dưỡng. Ngay cả sau khi trẻ bị tiêu chảy được khám và
điều trị tại cơ sở y tế về nhà vẫn thường tiếp tục tiêu chảy trong những ngày
sau đó, những đứa trẻ này cần được điều trị tại nhà để tránh bị mất nước và
SDD sau tiêu chảy. Nhiều trường hợp trẻ bị tiêu chảy chỉ cần điều trị tại nhà
mà không cần đến cơ sở y tế, điều này giảm bớt được gánh nặng cho các cơ
sở y tế địa phương và tránh được những bệnh có thể lây lan.
Bà mẹ có trẻ bị tiêu chảy cấp đến khám và điều trị ở cơ sở y tế cần
được hướng dẫn cách tiếp tục điều trị trẻ tại nhà và cách điều trị sớm tại nhà
đối với những lần tiêu chảy sau. Sau khi được cán bộ y tế hướng dẫn, người
mẹ cần phải biết:
- Pha và cho uống các loại dịch thích hợp để điều trị bù nước bằng
đường uống, nhất là ORS.
- Cho trẻ bị tiêu chảy ăn đúng.
- Biết khi nào cần mang trẻ tới cán bộ y tế.
- Các bước trong điều trị tiêu chảy tại nhà, những kĩ năng thực hành
của các bà mẹ, những khó khăn thường gặp của các bà mẹ nói lên được sự
hiểu biết của các bà mẹ về cách điều trị bệnh tiêu chảy.


14

Chương 2


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Hương Hồ là một xã nằm phía Nam huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên
Huế, là một xã có địa bàn đa dạng mang nét đặc trưng của vùng bán sơn địa.
Đây là một xã cách thành phố Huế 15km vế phía Tây Bắc. Với chiều
dài 7km chạy dọc sông Hương, có chín thôn: Ngọc Hồ, Long Hồ Thượng,
Xước Vũ, Chầm, Lựu Bảo, Nham Biều, Long Hồ Hạ, Thọ Khương và An
Bình, kéo dài từ chùa Linh Mụ đến điện Hòn Chén; phía Đông giáp với thành
phố Huế, phía Nam giáp với xã Hương Thọ, phía Tây giáp với xã Hương
Bình, phía Bắc giáp với xã Hương An.
- Dân số : 9144 nhân khẩu, có 1864 hộ gia đình.
+ Số trẻ em dưới 5 tuổi: 779
+ Số trẻ em được ăn phục hồi dinh dưỡng: 125
- Tình hình kinh tế: nhân dân trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông và
khai thác cát, sạn, đánh cá… chỉ có 1 số nhỏ làm nghề buôn bán, đời sống
nhân dân ở mức trung bình.
- Về văn hoá, giáo dục: toàn xã có một trường cấp II, hai trường cấp I,
chín lớp mẫu giáo, ba ngôi chùa lớn, hai niệm phật đường và ba đình làng.
Trình độ văn hoá ở đây còn rất thấp.
- Về y tế: xã đã có một trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (2005) với biên chế
gồm 5 cán bộ: 1 bác sĩ, 3 y sĩ và 1 nữ hộ sinh đang tổ chức hoạt động khá tốt,
góp phần vào việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Mạng lưới y tế thôn bản
có 9 cộng tác viên làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh,
và phối hợp hoạt động với các ban ngành khác, trạm y tế đã tổ chức tốt việc


15

tham mưu cho UBND xã phối hợp lồng ghép với các ban ngành đoàn thể

khác, không ngừng phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Trước đây toàn xã được Bộ môn Nhi phối hợp với Trạm y tế xã tổ chức
12 điểm phục hồi dinh dưỡng. Nay chỉ còn 4 điểm phục hồi dinh dưỡng. Hầu
hết các bà mẹ có con < 5 tuổi đều được cán bộ Bộ môn Nhi và các sinh viên
hướng dẫn cách nuôi dưỡng trẻ.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bao gồm 100 bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp ở 4 điểm phục hồi dinh
dưỡng ở xã Hương Hồ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu
- Các bà mẹ có con bị tiêu chảy trong vòng 1 năm qua
- Các bà mẹ có con đang bị tiêu chảy
+ Chẩn đoán là tiêu chảy theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới
(TCYTTG): đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước ≥ 3 lần trong 24 giờ.
+ Riêng đối với các trẻ bú mẹ hoàn toàn do thông thường là trẻ đi cầu
nhiều lần và phân mềm nên chỉ gọi là tiêu chảy khi bà mẹ nhận thấy phân
lỏng nước hơn và số lần đi cầu nhiều bất thường.
- Bố mẹ trẻ hoặc người nuôi dưỡng trẻ hợp tác với người điều tra.
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Xã Hương Hồ - huyện Hương Trà - tỉnh Thừa
Thiên Huế.
- Thời gian nghiên cứu: Các mẫu được thu thập trong khoảng thời gian
từ tháng 11-2008 đến tháng 3 - 2009
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp phân tích hồi cứu.
2.3.2. Xây dựng bộ câu hỏi
Dựa vào mục tiêu nghiên cứu để xây dựng bộ câu hỏi.


16


2.3.2.1. Những thông tin chung
Gồm những thông tin cá nhân của bà mẹ và trẻ như:
- Họ tên trẻ, ngày tháng năm sinh, giới tính, cân nặng, chiều cao.
- Họ tên mẹ, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá.
2.3.2.2. Nhóm thông tin đánh giá hiểu biết về bệnh tiêu chảy
Đặt những câu hỏi để đánh giá hiểu biết về định nghĩa tiêu chảy, biểu
hiện của bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
- Chị có biết bệnh tiêu chảy không ?
- Cháu đã bị bệnh tiêu chảy chưa?
- Số lần tiêu chảy?
2.3.2.3. Nhóm thông tin về hiểu biết thực hành chống tiêu chảy
Các bà mẹ có con bị tiêu chảy trong vòng 1 năm qua hoặc đang bị tiêu
chảy được hỏi về cách thức xử trí khi trẻ bị tiêu chảy:
- Chị đã làm gì khi con mình bị tiêu chảy? Khi trẻ bị tiêu chảy chị cho
trẻ bú và ăn như thế nào? Chị có biết gói ORS không? Chị có biết pha ORS
tại nhà không? Chị có biết cách nấu cháo muối thay thế ORS cho trẻ uống khi
bị tiêu chảy không? Chị có biết cách cho uống ORS không?
- Hỏi về cách nuôi dưỡng trẻ trong và sau khi bị tiêu chảy
+ Trong khi bị tiêu chảy chị có cho trẻ bú mẹ, ăn cháo bột, bú sữa
công nghiệp không? Bình thường, ít hơn hay nhiều hơn? Có thay loại thức ăn
không? Kiêng loại thức ăn nào?
+ Cách chế biến thức ăn: có ăn đủ chất không? Có dầu không? Có nấu
nhừ hơn bình thường không? Hay không chú ý? Chị có cho trẻ ăn bữa phụ
không?
+ Sau tiêu chảy: Chị có cho ăn thêm không? Bao nhiêu bữa, cho ăn
đến lúc nào? Sau 2 tuần hay đến khi hết SDD.
Đồng thời đánh giá cụ thể tình hình thực hiện phòng chống tiêu chảy
của bà mẹ như: hỏi về rửa tay, cách xử lý phân ...



17

2.3.2.4. Thông tin những khó khăn thường gặp của các bà mẹ khi điều trị
tiêu chảy tại nhà
Hỏi bà mẹ khi điều trị tiêu chảy chị thấy những khó khăn gì?
+ Uống ORS vào tiêu chảy không cầm
+ Pha một lít nước không có dụng cụ pha
+ Uống ORS trẻ vẫn nôn
+ Không yên tâm
+ Trẻ không chịu uống ORS, mất thời gian.
2.3.2.5. Nhóm thông tin về truyền thông
Phỏng vấn các bà mẹ để biết kiến thức về tiêu chảy của họ do ai hướng
dẫn:
- Nhân viên y tế của trạm hay sinh viên Y6?
- Bác sỹ phòng khám tư hay truyền miệng?
2.3.3. Phương tiện nghiên cứu
Phỏng vấn viên là nhóm 2 sinh viên thực hiện đề tài đến tại 4 điểm
phục hồi dinh dưỡng phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ.
Sử dụng bộ câu hỏi in sẵn và các kiến thức, kỷ năng tiếp xúc cộng
đồng, được bàn bạc và thống nhất chung về cách hỏi cũng như nhận định kết
quả vào phiếu điều tra.
2.3.4. Quá trình thu thập thông tin
Sinh viên đến từng điểm tập trung cho trẻ ăn phục hồi để gặp bà mẹ
hoặc người nuôi dưỡng. Đây là một thời điểm bà mẹ hoặc người nuôi dưỡng
đưa trẻ đến ăn phục hồi dinh dưỡng (1 tuần 2 buổi vào chiều thứ tư và thứ
bảy) nên có thể tiếp xúc, phỏng vấn được dễ dàng, đầy đủ và đảm bảo chất
lượng thông tin.
Sau khi xác định những bà mẹ có con đã và đang bị tiêu chảy thuộc
nhóm nghiên cứu, người phỏng vấn giới thiệu nội dung theo yêu cầu nghiên



18

cứu. Điền ngay các thông tin thu thập được vào phiếu điều tra trước khi buổi
cho ăn kết thúc.
2.4. QUÁ TRÌNH XỬ LÝ SỐ LIỆU
Lập bảng tổng hợp số liệu các chỉ số nghiên cứu bằng phương pháp
thống kê thông thường, tính tỷ lệ phần trăm.


19

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố lứa tuổi của các bà mẹ
Bảng 3.1. Phân bố lứa tuổi của các bà mẹ
Nhóm tuổi
< 22 tuổi
23 - 40 tuổi
> 40 tuổi
Cộng

Số bà mẹ
8
81
11
100


Tỷ lệ %
8
81
11
100

Biểu đồ 3.1. Phân bố lứa tuổi của các bà mẹ
Nhận xét: Các bà mẹ được phỏng vấn trong độ tuổi từ 23-40 chiếm tỷ
lệ cao nhất (81%); số bà mẹ >40 tuổi chiếm tỷ lệ 11%, số bà mẹ 18 - 22 tuổi
8%.


20

3.1.2. Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ
Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ
Nghề nghiệp
Số bà mẹ
Tỷ lệ %
Làm nông
58
58
CBCNVC
8
8
Nghề khác
34
34
Cộng

100
100
Nhận xét: Số bà mẹ làm nông chiếm tỷ lệ cao nhất (58%), số bà mẹ làm
các nghề khác chiếm tỷ lệ 34%, số bà mẹ là CBCNVC rất ít, chiếm 8%.
3.1.3. Trình độ văn hoá của bà mẹ
Bảng 3.3. Trình độ văn hoá của bà mẹ
Trình độ văn hoá
Mù chữ
Cấp I + II
≥ Cấp III
Cộng

Số bà mẹ
2
76
22
100

Tỷ lệ %
2
76
22
100

Biểu đồ 3.2. Trình độ văn hoá của bà mẹ
Trình độ văn hoá của các bà mẹ phần lớn là cấp I và cấp II chiếm 76%,
số bà mẹ có trình độ ≥ cấp III rất thấp chỉ có 22%, đặc biệt có 2% số bà mẹ
mù chữ (không biết đọc, biết viết).
3.2. KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MẸ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIÊU CHẢY
3.2.1. Hiểu biết của bà mẹ về bệnh tiêu chảy

Bảng 3.4. Cách nhận biết trẻ bị tiêu chảy


21

Cách nhận biết
Số bà mẹ
Tỷ lệ %
Đi cầu phân lỏng
63
63
Đi cầu phân lỏng ≥ 3 lần/ngày
35
35
Đi cầu có máu trong phân
2
2
Khác
0
0
Tổng
100
100
Nhận xét: 63% số bà mẹ nhận biết bằng dấu hiệu đi cầu phân lỏng.
35% số bà mẹ nhận biết bằng dấu hiệu đi cầu phân lỏng ≥ 3 lần/ngày. 2% số
bà mẹ nhận biết bằng đi cầu có máu trong phân.
3.2.2. Hiểu biết của các bà mẹ về cách nuôi dưỡng trong và sau khi tiêu chảy
3.2.2.1. Cách nuôi dưỡng trẻ trong khi tiêu chảy
Bảng 3.5. Cách nuôi dưỡng trong khi tiêu chảy
Bú, ăn

Loại thức ăn

như bình

Thay đổi

thường và

thức

chia nhiều

ăn/sữa

bữa nhỏ
n
%
n
%
Bú mẹ (n = 9)
9
100
0
0
Ăn cháo bột (n = 75)
60
80
5
66,6
Bú sữa công nghiệp (n = 16)

2
12,5 5 31,25
Tổng
71
71
10
10
Nhận xét: Cách nuôi dưỡng trong khi bị tiêu chảy

Ăn kiêng

Tổng

n
%
0
0
9
10 13,33
75
9
56,25
16
19
19
100
nhóm trẻ được cho

ăn, bú bình thường và chia nhiều bữa nhỏ là 71% chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp
đến nhóm trẻ ăn kiêng chiếm tỷ lệ 19%, thấp nhất là nhóm đổi thức ăn, đổi

sữa là 10%.
3.2.2.2. Cho trẻ ăn thêm bữa sau khi bị tiêu chảy và thời gian cho ăn
Bảng 3.6. Cho trẻ ăn thêm bữa sau khi bị tiêu chảy và thời gian cho ăn
Số bữa ăn/Thời gian cho ăn
Ngày 1 bữa/2 tuần
Ngày 1 bữa/ hết SDD
Không chú ý
Tổng

Số bà mẹ
36
40
28
100

Tỷ lệ %
36
40
28
100


22

Nhận xét: Thời gian cho trẻ ăn thêm sau khi bị tiêu chảy cao nhất ở nhóm
được cho ăn ngày 1 bữa đến hết SDD là 40%, tiếp đến cho ăn ngày 1 bữa đến
sau 2 tuần chiếm 36%. Có 28% bà mẹ không chú ý đến bữa ăn phụ cho trẻ.
3.2.2.3. Cách chế biến thức ăn khi trẻ bị tiêu chảy
Bảng 3.7. Cách chế biến thức ăn khi trẻ bị tiêu chảy
Cách chế biến

Đủ chất
Nấu nhừ lỏng hơn
bình thường
Có dầu
Không chú ý
Nhận xét: Bà

n
75

%
75

Cách chế biến
Không đủ chất

n
25

%
25

Tổng
100

72

72

Nấu đặc hơn


28

28

100

74
74
Không có dầu
26
26
100
25
25
mẹ biết chế biến thức ăn cho trẻ đủ chất, có dầu và nấu

nhừ hơn bình thường chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm không đủ chất, nấu đặc và
không có dầu. Có 25% không chú ý đến cách chế biến thức ăn cho trẻ khi bị
tiêu chảy.
3.2.3. Hiểu biết của các bà mẹ về cách cho trẻ bú khi bị tiêu chảy
Bảng 3.8. Hiểu biết của bà mẹ về cách cho trẻ bú khi bị tiêu chảy
Cách cho trẻ bú khi bị tiêu chảy
Bú nhiều hơn bình thường
Bú như bình thường
Bú ít hơn bình thường
Không cho bú
Tổng cộng

Số bà mẹ

60
32
8
0
100

Tỷ lệ %
60
32
8
0
100

Biểu đồ 3.3. Hiểu biết của bà mẹ về cách cho trẻ bú khi bị tiêu chảy


23

Nhận xét: Số bà mẹ cho bú nhiều hơn bình thường khi trẻ bị tiêu chảy
chiếm tỷ lệ cao nhất 60%. Số bà mẹ cho bú như bình thường 32%. Không có
bà mẹ nào không cho bú khi trẻ bị tiêu chảy.
3.2.4. Hiểu biết của bà mẹ về cách cho trẻ uống khi bị tiêu chảy
Bảng 3.9. Hiểu biết của bà mẹ về cho trẻ uống khi bị tiêu chảy
Cách cho trẻ uống khi bị tiêu chảy
Cho uống nhiều hơn bình thường
Cho uống như bình thường
Cho uống ít hơn bình thường
Không cho uống
Tổng cộng


Số bà mẹ
63
27
10
0
100

Tỷ lệ %
63
27
10
0
100

Biểu đồ 3.4. Hiểu biết của bà mẹ cách cho trẻ uống khi trẻ bị tiêu chảy
Nhận xét: Số bà mẹ cho trẻ uống nhiều hơn bình thường chiếm tỷ lệ
cao 63%. Số bà mẹ cho uống ít hơn bình thường chiếm tỷ lệ thấp 10%.
3.2.5. Các loại dịch được bà mẹ sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy
Bảng 3.10. Loại dịch được bà mẹ sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy
Loại dịch cho trẻ uống khi tiêu chảy
ORS
Cháo muối
Nước muối đường
Nước đun sôi để nguội
Loại dịch khác

Số bà mẹ
82
2
0

16
0

Tỷ lệ %
82
2
0
16
0

Nhận xét: phần lớn các bà mẹ đều dùng ORS để bù dịch khi con họ bị
tiêu chảy chiếm tỷ lệ 82%.


24

3.2.6. Hiểu biết về gói ORS của các bà mẹ
Bảng 3.11. Hiểu biết về ORS của bà mẹ
Hiểu biết về ORS
Số bà mẹ
Tỷ lệ %
Là dung dịch để bù nước
59
59
Là thuốc cầm tiêu chảy
37
37
Dùng để nuôi dưỡng
4
4

Không biết
0
0
Tổng cộng
100
100
Nhận xét: Số bà mẹ hiểu ORS là dung dịch dùng để bù nước chiếm tỷ
lệ cao nhất 59%; 37% số bà mẹ cho rằng ORS là thuốc cầm tiêu chảy.
3.2.7. Hiểu biết của bà mẹ về cách pha ORS
Bảng 3.12. Hiểu biết của bà mẹ về cách pha ORS
Cách pha ORS
Pha 1 gói với 1 lít nước đun sôi để
nguội sử dụng trong 24h
Pha nhiều lần, từng ít một khi nào
nào uống thì pha
Tổng cộng

Số bà mẹ

Tỷ lệ %

86

86

14

14

100


100

Nhận xét:

Số bà mẹ pha ORS đúng chiếm 86%
Số bà mẹ pha ORS không đúng chiếm 14%.
3.2.8. Hiểu biết của bà mẹ về các dấu hiệu nặng của bệnh tiêu chảy cần
phải đưa đến cơ sở y tế
Bảng 3.13. Kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu nặng của bệnh tiêu
chảy cần đưa đến cơ sở y tế.
Dấu hiệu

Số bà mẹ
Tỷ lệ %
Nôn liên tục
25
25
Sốt cao
24
24
Khát nước
48
48
Đi ngoài nhiều lần phân toàn nước
29
29
Tiêu chảy có máu trong phân
18
18

Ăn hoặc uống kém
16
16
Nhận xét: Dấu hiệu khát nước được các bà mẹ biết đến nhiều nhất 48%;
tiếp đến là dấu hiệu đi ngoài nhiều lần phân toàn nước 29%. Các dấu hiệu
khác ít được các bà mẹ biết đến.


25

3.2.9. Hiểu biết của bà mẹ về dùng thuốc kháng sinh khi điều trị trẻ tiêu
chảy cấp tại nhà
Bảng 3.14. Tỷ lệ bà mẹ dùng thuốc kháng sinh trong điều trị tiêu chảy
cấp tại nhà
Dùng thuốc kháng sinh
Không dùng thuốc kháng sinh
Tổng cộng

Số bà mẹ
35
65
100

Tỷ lệ %
35
65
100

Biểu đồ. 3.5. Hiểu biết của bà mẹ về dùng thuốc kháng sinh
khi điều trị trẻ tiêu chảy cấp tại nhà

Nhận xét: Số bà mẹ dùng thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy là 38%; số
bà mẹ không dùng là 62%.
3.3. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP CỦA BÀ MẸ KHI ĐIỀU
TRỊ TIÊU CHẢY TẠI NHÀ
Bảng 3.15. Những khó khăn thường gặp của bà mẹ khi điều trị tiêu
chảy tại nhà
Nội dung
Số bà mẹ
Tỷ lệ %
Uống ORS vào tiêu chảy không cầm
29
29
Pha nước 1 lít không có dụng cụ pha
0
0
Uống ORS trẻ vẫn nôn
37
37
Không yên tâm
26
26
Trẻ không chịu uống ORS, mất thời gian
28
28
Nhận xét: 100% các bà mẹ đều gặp ít nhất một trong những khó khăn
thường gặp. Trong đó khó khăn trẻ uống ORS vẫn nôn là gặp nhiều nhất, tỷ lệ 37%.


×