Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ VÀNG DA CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON BỊ VÀNG DA SƠ SINH ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.17 KB, 13 trang )

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ VÀNG DA CỦA CÁC BÀ MẸ
CÓ CON BỊ VÀNG DA SƠ SINH ĐIỀU TRỊ
TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG
Võ Thị Tiến*, Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về vàng da của các bà
mẹ có con bị vàng da sơ sinh nằm điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Tiền
Giang.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Phỏng vấn kiến thức, thái độ, hành
vi về bệnh lý vàng da của 121 bà mẹ có con bị vàng da sơ sinh nhập viện Khoa
Nhi Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.
Kết quả: Kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con bị vàng da sơ sinh còn
hạn chế. Cần phải tăng cường giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ về bệnh lý vàng
da sơ sinh để các bà mẹ có thể phát hiện sớm, mang con đến các cơ sở y tế
khám bệnh kịp thời để được chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp.
Kết luận: Cần hướng dẫn cán bộ y tế, gia đình bệnh nhi biết cách phát hiện
vàng da, đánh giá mức độ vàng da để xử lý đúng. Các nhà hộ sinh, y tế
địa phương cần phát hiện sớm vàng da, chuyển viện kịpthời, góp phần giảm tỉ
lệ di chứng và tử vong do vàng da sơ sinh.
Từ khóa: vàng da, sơ sinh.

1


ASTRACT
THE KNOWLEGDE, ATTITUDE AND PRACTICE OF MOTHERS HAVING
JAUNDICE CHILDREN IN PAEDIATRIC DEPARMENT
AT TIEN GIANG HOSPITAL
Vo Thi Tien, Ta Van Tram* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of
No 4 - 2010: 261 - 265
Objectives: to determine the knowlegde, attitude and practice of mothers,


having jaundice children in Paediatric deparment at Tien Giang hospital.
Study design: descriptive and cross-sectional study. Determine the
knowlegde, attitude and practice about jaundice of 121 mothers in Paediatric
deparment at Tien Giang hospital.
Results: the knowlegde, attitude and practice of mothers are not good. So it
is nesscessery to educate for mother about jundice for early diagnosist and right
treatment.
Conclusion: we have to recognize jaundice children in paediatric to cure on
time.
Key word: jaundice.

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vàng da là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh do tăng Bilirubin trong máu. Ở
người lớn khi Bilirubin toàn phần > 2mg% và ở trẻ sơ sinh khi Bilirubin toàn
phần > 7mg% sẽ xuất hiện triệu chứng vàng da. Vàng da do tăng Bilirubin gián
tiếp thường biểu hiện trong tuần lễ đầu tiên sau sinh. Trong 3 – 5 ngày đầu sau
sinh, khoảng 2% trẻ sơ sinh có mức Bilirubin > 20mg%, 0,15% trẻ có mức
Bilirubin > 30mg%.
Vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh cần được theo dõi và điều trị
thích hợp, nếu không sẽ dẫn đến triệu chứng vàng da nhân. Vàng da nhân và các
bệnh lý khác của não do Bilirubin là những tổn thương ở não vùng hạch nền và
nhiều nhân cuống não do độc tính của Bilirubin. Một trẻ vàng da nhân nếu sống
sót thường để lại nhiều di chứng nặng nề và đó là gánh nặng cho gia đình và xã
hội
Ngày nay, với sự hiểu biết đầy đủ về cơ chế, lâm sàng cũng như nhiều
phương pháp chẩn đoán và điều trị có hiệu quả vàng da


(2)

nhưng vẫn còn có

nhiều trường hợp vàng da nặng cần can thiệp. Việc phát hiện sớm các dấu
chứng, triệu chứng vàng da, đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhằm được chẩn đoán và
điều trị kịp thời, thích hợp là điều quan trọng giúp trẻ khỏi bệnh và tránh các
biến chứng não của trẻ sơ sinh vàng da. Sự hiểu biết của các bà mẹ về bệnh lý
vàng da có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị của trẻ. Chúng tôi nghiên
cứu đề tài này nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ về
bệnh lý vàng da sơ sinh, làm cơ sở cho công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe
trong cộng đồng.

3


Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về vàng da của các bà mẹ có con bị
vàng da sơ sinh nằm điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các bà mẹ có con bị vàng da sơ sinh điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa
Khoa Tiền Giang năm 2009
Cỡ mẫu
Lấy mẫu toàn bộ.
Tiêu chí chọn mẫu
Các bà mẹ có con bị vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp nằm điều trị tại
Khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang trong năm 2009 đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ

Các bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu, các bà mẹ không thể hợp
tác nghiên cứu (bị điếc, câm…) hoặc các trẻ vàng da sơ sinh bị bỏ rơi.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi, xử lý số liệu bằng phần mềm Epi Info
6.0

4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm các bà mẹ
Đặc điểm

Số bà mẹ
n=121

Tỷ lệ %

Tuổi
20 – 29
70
57,9
30 – 40
33
27,3
> 40
18
14,8

Nghề nghiệp
Nội trợ
17
14
Buôn bán
25
20,7
Nông dân
27
22,3
Công nhân viên
40
33,1
Khác
12
9,9
Trình độ văn hoá
Chưa biết chữ
1
0,8
Cấp 1
6
5
Cấp 2
60
50
Cấp 3
40
33,1
Trung cấp, cao đẳng, đại

14
11,1
học
Tiền sử thai kỳ
Đủ tháng
98
81
Thiếu tháng
23
19
Cân nặng lúc sinh
1500g – 2000g
10
8,3
2000g – 2500g
31
25,6
> 2500g
80
66,1
Nhận xét: Tuổi của các bà mẹ đa số là 20 – 29 (57,9%), nghề nghiệp đa số là
công nhân viên (33%), nông dân, buôn bán (43%). Hầu hết các bà mẹ có học
vấn từ cấp 2 trở lên, 81% bé sinh đủ tháng và 66,1% cân nặng lúc sinh >2500g.
Bảng 2. Kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh

5


Nội dung
Đã nghe/biết về bệnh lý Biết

Không biết
vàng da:
Vàng da có nguy hiểm Có
Không
không
Vàng da có hại như thế Ảnh hưởng đến não
Tác hại khác
nào:
Không biết
Bà mẹ thấy con vàng da
Mắt vàng
Cách nhận biết trẻ vàng da
Rọi qua ánh sáng mặt trời
Không biết
Đi khám ngay
Thấy da vàng nhiều hơn
Lúc nào đưa trẻ đến cơ sở Bú kém
y tế khi phát hiện vàng da Vàng da kéo dài sau 15 ngày
tuổi
Không biết
Tắm nắng sáng
Cho bú mẹ
Phòng ngừa vàng da
Không có cách ngừa
Không biết
Cán bộ y tế
Báo chí, truyền hình,đài phát
Nguồn cung cấp thông tin thanh
Người thân
Khác


6

n
41
80
43
78
37
24
65
68
20
15
18
59
16
12

%
33,9
66,1
35,5
64,5
30
20
53,7
56,1
16,6
12,4

14,9
49
13
10

10

8

24
36
6
22
57
36

20
30
5
18
47
29,8

24

19,8

35
2


28,9
1,5


Bảng 3: Thái độ của bà mẹ về vàng da
Thái độ
Lo lắng nhiều

n
89

%
73,7

Lo lắng vừa

30

24,8

Không lo lắng

2

1,5

Làm gì khi phát hiện bé vàng da
Đến cơ sở y tế

n

71

%
58,7

Phơi nắng

50

41,2

Cho uống thuốc

15

12,4

Phơi nắng+cho uống thuốc

15

12,4

Không làm gì

4

2,3

Bảng 4: Thực hành của bà mẹ


7


BÀN LUẬN
Kiến thức của các bà mẹ về vàng da sơ sinh
Có 33,9% bà mẹ trả lời đã từng nghe hoặc biết về bệnh lý vàng da sơ sinh,
66,1% bà mẹ không biết. Kết quả nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên
cứu của Đỗ Thị Thu Nhi năm khảo sát tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành Phố
Hồ Chí Minh(1).
Khi được hỏi “vàng da sơ sinh có nguy hiểm không?” 35,5% cho rằng vàng
da có hại cho trẻ. Tuy nhiên, có 30% các bà mẹ biết là có hại cho não, 20% các
bà mẹ biết là có hại nhưng không biết là tác hại gì và 53,7% các bà mẹ không
biết.
Chúng ta biết rằng, trong phòng ngừa vàng da sơ sinh và các di chứng do
vàng da gây ra, việc tăng cường giáo dục các bà mẹ các biện pháp giáo dục sức
khỏe cho người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng để các bà mẹ biết
về vàng da sơ sinh biết tác hại của nó đến cơ thể của đứa trẻ, đặc biệt là tác hại
lên não gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng do tổn thương não, để các bà mẹ
có thể biết mà theo dõi bé sơ sinh đi khám bệnh kịp thời khi trẻ bị vàng da là cần
thiết.
Khi được hỏi “Làm thế nào để nhận biết trẻ vàng da?” có 56,1% các bà mẹ
trả lời là khi thấy da cháu bị vàng, 16,6% khi thấy mắt vàng, 12,4% nhận biết
khi rọi qua ánh sáng mặt trời và 14,9% không biết các nhận biết. Tuy nhiên, khi
được hỏi “lúc nào đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám bệnh khi phát hiện trẻ vàng
da” có 49 % là đi khám ngay, 13% khám khi thấy vàng da ngày càng tăng, 8 %
cho rằng khi vàng da sau 15 ngày tuổi, 10% cho rằng khi trẻ bú kém, có 20% bà
mẹ không biết làm gì.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị
Thu Nhi (1) và Lê Minh Quý (2) và có khác biệt kết quả nghiên cứu của Nguyễn

Thị Lệ Bình 77% bà mẹ có quan sát da trẻ mỗi ngày nhưng chỉ có 30% bà mẹ

8


nhận biết trẻ vàng da, 50% bà mẹ đưa con đi khám bệnh và 50% không biết cho
con đi khám mà cho tắm nắng hoặc không làm gì cả.
Về phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh vàng da: 30% cho rằng việc tắm nắng
sáng, 18% cho rằng không có cách phòng ngừa vàng da sơ sinh, 5% cho rằng bú
sữa mẹ sẽ ngừa được vàng da và 47% không biết cách gì để phòng ngừa vàng da
sơ sinh.
Để phòng ngừa vàng da sơ sinh cần sử dụng các biện pháp nhằm loại trừ
các yếu tố nguy cơ gây bệnh hoặc không có các yếu tố đó xuất hiện bằng cách
nâng cao điều kiện sống, chăm sóc y tế, bồi dưỡng các kiến thức cho bà mẹ
về nuôi con bằng sữa mẹ, đảm bảo môi trường sống, quản lý thai tốt, điều trị
các bệnh lý của mẹ và thai nhi nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng, dọa sinh
non… Việc giáo dục các bà mẹ để các bà mẹ có kiến thức về nuôi con khuyến
khích trẻ bú mẹ sớm, tận dụng sữa non…giáo dục các bà mẹ dẹp bỏ các tập
quán xấu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như nằm buồng tối kéo dài sau sinh để
giúp bà mẹ phát hiện sớm các bất thường khi trẻ vàng da.
Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy các kiến thức về nhận biết trẻ vàng
da, trẻ đi khám khi đã phát hiện vàng da, cũng như cách phòng ngừa vàng da sơ
sinh của các bà mẹ còn nhiều hạn chế cần phải tăng cường hơn nữa các biện
pháp giáo dục các bà mẹ về chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh
nói riêng, trong đó có bệnh lý vàng da sơ sinh.
Về nguồn thu nhận thông tin để hiểu biết vàng da sơ sinh, qua người thân
28,9%, qua cán bộ y tế 28,9% và qua báo chí truyền hình 18,9%.
Như vậy, tỷ lệ các bà mẹ biết được vàng da sơ sinh từ nhân viên y tế còn
hạn chế, thông tin báo chí và các phương tiện truyền thông cũng góp phần
tăng kiến thức người dân, việc giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con nằm

viện, từ đó họ trở thành những tuyên truyền viên giáo dục sức khoẻ cho người
xung quanh cũng có vai trò lớn trong việc nâng cao kiến thức cho người dân.

9


Thái độ của các bà mẹ khi con bị vàng da sơ sinh
Đa số các bà mẹ điều tỏ ra thái độ lo lắng khi con bị bệnh vàng da. Điều
này cho thấy rằng các bà mẹ rất quan tâm đến con mình, và một khi họ có
kiến thức tốt về chăm sóc và theo dõi trẻ, họ sẽ nhận ra sớm các dấu hiệu trẻ
vàng da và mang trẻ đến cơ sở y tế được khám, phát hiện sớm, điều trị đúng
các trường hợp vàng da sơ sinh.
Thực hành của các bà mẹ khi trẻ sơ sinh bị vàng da
Có 58,7% các bà mẹ mang con đến cơ sở y tế, 41,2% cho trẻ tắm nắng,
12,4% cho trẻ uống thuốc và 2,3% không làm gì. Cần khuyến khích các bà mẹ
thực hiện các biện pháp cho bú sữa mẹ, tắm nắng…và mang trẻ đến khám tại
các cơ sở y tế để được phát hiện sớm các triệu chứng, dấu chứng liên quan đến
vàng da sơ sinh, các yếu tố nguy cơ…để điều trị kịp thời, thích hợp và tích cực
khi trẻ có vàng da như: chiếu đèn, thay máu khi có chỉ định…Việc chỉ định
chiếu đèn sớm và đúng là điều quan trọng để tránh các biến chứng thần kinh cho
trẻ.

10


KẾT LUẬN
Qua khảo sát các bà mẹ có trẻ sơ sinh bị vàng da điều trị tại Khoa Nhi Bệnh
viện Đa Khoa Tiền Giang năm 2009 chúng tôi nhận thấy:
Kiến thức: 33,9% các bà mẹ đã nghe và biết về vàng da sơ sinh, 35,5% các
bà mẹ biết vàng da sơ sinh có hại và 30% biết là có ảnh hưởng đến não, về

nhận biết vàng da 56% khi thấy da trẻ bị vàng, 16% thấy mắt trẻ bị vàng.
Phòng ngừa: 30% tắm nắng sớm, 70% không biết phòng ngừa hoặc cho rằng
không có cách phòng ngừa.
Thái độ và hành vi: Đa số rất lo lắng khi trẻ sơ sinh bị vàng da sơ sinh, 58%
đem con đến khám bệnh tại các cơ sở y tế, 41% cho trẻ tắm nắng khi bị vàng da,
12,4% cho uống thuốc và 2,3% không làm gì khi trẻ vàng da.
Qua đó, chúng tôi nhận thấy kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con bị
vàng da sơ sinh còn hạn chế. Trong điều kiện hiện nay với sự hiểu biết đầy đủ về
cơ chế lâm sàng và các cơ sở y tế đều có trang bị các phương tiện cần thiết cho
điều trị vàng da sơ sinh thì việc trẻ sơ sinh được chẩn đoán sớm và điều trị đúng
tích cực các trường hợp vàng da là cần thiết.
Kiến thức của người dân, đặc biệt là các bà mẹ còn hạn chế, ảnh hưởng đến
kết quả điều trị trẻ sơ sinh bị vàng da. Những trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da
nếu các bà mẹ phát hiện sớm, đưa trẻ đến cơ sở y tế khám bệnh, được xử trí
sớm, kịp thời, chỉ cần chiếu đèn điều trị, trẻ sẽ khỏi bệnh trong vòng vài ngày.
Ngược lại, các trường hợp phát hiện trễ, đem đến bệnh viện trễ, trẻ bị vàng da
nặng, có khi có biến chứng thần kinh, dù điều trị tích cực như thay máu có thể
giảm được tỷ lệ tử vong do vàng da, nhưng di chứng thần kinh, tâm thần như
điếc, liệt, chậm phát triển, kém thông minh…sẽ cao, để lại gánh nặng cho gia
đình và xã hội.

11


KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu này chúng tôi có các kiến nghị sau:
Tăng cường giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ biết bệnh lý vàng da sơ sinh,
biết cách phát hiện sớm trẻ bị vàng da, cách chăm sóc sức khỏe ban đầu khi trẻ
vàng da và đem trẻ đi khám bệnh ngay để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Tập huấn cho nhân viên y tế, đặc biệt là các nhân viên làm việc tại khoa sản

và nhi sơ sinh về bệnh lý vàng da sơ sinh, các phát hiện sớm, cách điều trị thích
hợp để xử trí đúng các trường hợp vàng da sơ sinh và hướng dẫn các bà mẹ có
trẻ sơ sinh biết về vàng da sơ sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Đỗ Thị Thu Nhi (2008), Kiến thức về bệnh vàng da của các bà mẹ có con
bị vàng da điều trị tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2008, Y học
Thành Phố Hồ Chí Minh, số 4, tập 12, trang 35 – 41.

2

Lê Minh Quý (2004), Đặc điểm vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ
được thay máu tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, Y học Thành Phố
Hồ Chí Minh, tập 10, số 1, trang 37 – 42.

12


13



×