Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

giáo án dạy thêm 10 soạn chi tiết đầy đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.78 KB, 29 trang )

Giáo án dạy thêm văn 10

Chuyên đề 1 : Phân loại văn bản theo phương thức
biểu đạt
* Yêu cầu cần đạt :
1.Kiến thức :
- Giúp HS nắm vững đặc điểm của 6 phương thức biểu đạt đã học ở THCS
- Có khả năng nhận biết và đánh giá các loại văn bản.

2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng xây dựng 6 kiểu văn bản
- Thuần thục kĩ năng phối hợp nhiều PTBĐ trong một văn bản để đạt hiệu
quả giao tiếp cao.

* Tổ chức dạy học :
Buổi 1 :

A. Lí Thuyết :
GV đặt câu hỏi :
-Kể tên những kiểu văn bản đã học ở THCS ?
Chỉ ra sự khác nhau giữa các kiểu văn bản đó ?
Chúng có thể thay thế cho nhau được ko ? Tại sao ?
Có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể được ko ? Tại sao ?
HS trao đổi , thảo luận và trả lời :
- Các kiểu văn bản đã học ở THCS gồm có :
Miêu tả ; tự sự ; biểu cảm ; điều hành ; Thuyết minh ; Nghị luận.
- Khác nhau :
+ Thứ nhất : khác nhau về phương thức biểu đạt
+ Thứ 2 : khác nhau về hình thức thể hiện
- Chúng ko thể thay thế cho nhau bởi :
+ Phương thức biểu đạt khác nhau


+ Hình thức thể hiện khác nhau
+ Mục đích khác nhau
- Chúng có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể vì :
+ Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả , thuyết minh ,
lập luận ,….. và ngược lại .
+ Ngoài chức năng thông tin , các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy
trì quan hệ xã hội ; do đó ko thể có một văn bản nào đó lại “thuần chủng ”
một cách cực đoan được.
Gv đặt câu hỏi : Lập bảng thống kê đặc điểm của 6 phương thức biểu đạt đã
học ?
HS làm việc cá nhân , trình bày .

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
Kiểu văn
bản
Miêu tả

Khả
năng kết
hợp
BC, TS,
TM

Tự Sự

Mt , Bc,
Tm , Nl


Biểu Cảm

Mt , Ts ,
Nl

Thuyết
Minh

Mt , Nl

Nghị Luận

Mt ,
Bc ,Tm ,
Ts

Điều hành

Ko

Đặc điểm của phương thức biểu đạt
Dùng các chi tiết , hình ảnh giúp người đọc hình
dung ra đặc điểm nổi bật của một sự vật ,sự việc ,
con người , phong cảnh … làm cho những đối
tượng được nói đến như hiện ra trước mắt người
đọc.
VD : văn tả cảnh , tả người , tả sự vật ….các đoạn
tả trong tác phẩm tự sự .
Trình bày một chuỗi sự việc liên quan đến nhau , sự

ciệc này dẫn đến sự việc kia , cuối cùng có một kết
thúc nhằm giải thích sự việc , tìm hiểu con người ,
nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
VD : bản tin báo chí , bản tường thuật , tường
trình ; tác phẩm lịch sử ; tác phẩm văn học nghệ
thuật : truyện , kí , tiểu thuyết ….
Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng , tình cảm ,
cảm xúc , thái độ và sự đánh giá của người viết đối
với đối tượng được nói tới
VD : điện mừng , lời thăm hỏi ; lời chia buồn , văn
tế , điếu văn , thư từ giữa các cá nhân ; tác phẩm
văn học : thơ trữ tình , tuỳ bút , bút kí …
Trình bày , giới thiệu , giải thích … nhằm làm rõ
đặc điểm cơ bản của một đối tượng , cung cấp tri
thức khách quan , chính xác về các hiện tượng và
sự vật trongg tự nhiên và xã hội
Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm
nhằm thuyết phục người đọc , người nghe về một tư
tưởng , quan điểm .
VD : Bản thuyết minh sản phẩm hàng hoá , lời giới
thiệu về các di tích , thắng cảnh , danh nhân ; ….
Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm
truyền đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên
hoặc bày tỏ những ý kiến , nguyện vọng của cá
nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có thẩm
quyền để giải quyết .
VD : Đơn từ , báo cáo ,, biên bản , tường trình …..

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3



Giáo án dạy thêm văn 10

CHUYÊN ĐỀ 2 :
LUYỆN TẬP VỀ KIỂU VĂN BẢN MIÊU TẢ
* YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

1. Kiến thức :
- Nắm vững như thế nào là văn bản miêu tả , đặc trưng của văn bản miêu tả.
2. Kĩ năng :
- Biết cách nhận diện và xây dựng một văn bản miêu tả hoàn chỉnh có hiệu
quả.
* Tổ chức dạy học :
1. Khái niệm :
Hs : nhắc lại khái niệm .
2. Bài tập :
Hãy phân tích đoạn văn sau để xác định kiểu văn bản :
“Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng , một tâm tình riêng , một cảm giác
riêng .Có chiếc tựa mũi tên nhọn , từ cành cây cắm phập xuống đất như cho
xong chuyện , cho xong một đời lạnh lùng , thản nhiên , ko thương tiếc , ko
do dự vẩn vơ. Có chiếc như con chim lảo đảo mấy vòng trên ko , rồi cố
gượng ngoi đầu lên , hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi
trên mặt đất .Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn , múa may với làn
gió thoảng , như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại : cả một
thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây ko bằng một vài giây
bay lượn , nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ . Có chiếc lá như sợ hãi ,
ngần ngại rụt rè , rồi như gần tới mặt đất , còn cất mình muốn bay trở lại
cành . Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm , hay đến mơ
trớn một ngon cỏ xanh mềm mại .”
HS : đọc kĩ văn bản , trả lời .

Đáp án :
Đây là đoạn văn miêu tả những chiếc lá rụng vào cuối mùa đông và là một
đoạn văn miêu tả tuyệt hay vì mỗi chiếc lá có một tư thế lìa đời thật sinh
động và thú vị :
- Có chiếc tựa mũi tên nhọn …
- Có chiếc như con chim ….
- Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái …
- Có chiếc lá như sợ hãi …
- Có chiếc lá đầy âu yếm ….
Đây là đoạn văn thể hiện sự quan sát tỉ mỉ , cảm nhận tinh tế và trí tưởng
tượng , liên tưởng phong phú của tác giả trước hiện tượng lá rụng tưởng
như đã quá nhàm chán , quen thuộc với mọi người .
* Bài học : - Khả năng quan sát tinh tế
Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
- Khả năng liên tưởng , tưởng tượng phong phú.
3. Vận dụng : Viết đoạn văn ngắn tả cảnh bình minh
HS viết đoạn văn và trình bày , cả lớp nhận xét , GV đánh giá , bổ sung.
Đoạn văn mẫu :
Tảng sáng trời còn se lạnh , gió thoảng nhẹ khẽ lay động cành lá làm rung
rinh những giọt sương mai.Trên ko , những đám mây với nhiều hình thù kì
lạ , mờ ảo đang nhè nhẹ trôi.Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp
bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp ko gian như thoa phấn trên những toà
nhà cao tầng của thành phố khiến chúng trở nên nguy nga , tráng lệ . Màn
đêm mờ ảo đang lắng dần rơi chìm vào lòng đất , thành phố như bồng bềnh
nổi giữa một biển hơi sương .TRời sáng có thể nhận rõ từng phút một . Rồi
khi khoảng trời phía Đông trở nên hồng rực , vừng đông thực sự hiện ra rực
rỡ , chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì cả khối xóm , phố phường như

bừng tỉnh .Ánh đèn từ muôn vàn ô cửa sổ loãng đi rất nhanhvaf thưa thớt
hẳn. Vòm trời trở nên cao xanh .Những hàng cây hai ven đường bỗng oà
tươi trong nắng sớm …….
4. Bài tập về nhà : Miêu tả cánh đồng lúa .
----------------------------0o0------------------------CHUYÊN ĐỀ 3 :

LUYỆN TẬP VỀ KIỂU VĂN BẢN BIỂU CẢM
* YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Nắm vững đặc trưng kiểu văn bản biểu cảm.
- Nhận diện được văn bản biểu cảm
2. Kĩ năng :
- Xây dựng được văn bản biểu cảm hoàn chỉnh
- Khả năng bộc lộ được những cung bậc cảm xúc của bản thân .

* Tổ chức dạy học :
1. Khái niệm :
HS nhắc lại khái niệm .

2.Bài tập :
Phân tích đoạn văn để xác định kiểu văn bản :
“ Trên đài , một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta
trong đêm khuya .Bây giờ tất cả im lặng rồi , giọt sao ngoài khung cửa đọng
lại , đứng im , ko nháy nữa , đêm đã đi vào chiều sâu mà vẫn nghe âm vang
mãi giọng hát của người con gái lúc nãy .Một giọng hát dân ca , ngân nga ,
bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền nam chạy tới chân trời , có lúc rụt
rè e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp , có lúc tinh nghịch duyên dáng
Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3



Giáo án dạy thêm văn 10
như những đôi chân nhoe thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường
làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng.. Có lẽ ko phải là một người con gái hát
trên đài .Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát .Tiếng ngân nga dội lên
từ lòng đất , ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu
đong đưa ủa nặng , một ngày đã xa ,mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở
mới lọt lòng .Đó là tiếng ngân của đất , của dòng sông , của những xóm làng
và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu ”
HS làm bài , sau đó trình bày . Cả lớp nhận xét bổ sung . GV nhận xét ,
đánh giá.
Đáp án : Đây là đoạn văn biểu cảm vì :
- Thông qua việc miêu tả tiếng hát trong đêm khuya của một cô gái trên
đài , tác giả đã bày tỏ những suy nghĩ và tình cảm của mình về quê
hương , đất nước .
- Đây cũng là đoạn văn trữ tình thể hiện những tình cảm trong sáng ,
đẹp đẽ của tác giả đối với quê hương , đất nước .Những tình cảm chân
thành ấy có khả năng gợi lên ở người đọc sự đồng cảm và khát vọng
sống có ích hơn cho quê hương đất nước .
3. Vận dụng : Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về một ngày hè rực rỡ
hoa phượng và rộn rã tiếng ve.
Hs viết bài , đọc trước lớp .
Đoạn văn mẫu :
Hoa phượng và tiếng ve là dấu hiệu của mùa hè , vừa là những người bạn
thân thiết của tuổi học trò .Những người bạn ấy từng chia sẻ buồn vuiv[í
chúng em trong những tháng năm dài ngồi trên ghế nhà trường , vì vậy mỗi
khi thấy hoa phượng đỏ trời và nghe tiếng ve râm ran , chúng em lại chợt
cảm thấy lòng mình nao nao…
4. Bài tập về nhà : Viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về mái trường mà
mình đang học tập và rèn luyện.
-----------------------------------0o0-----------------------------CHUYÊN ĐỀ 4 :

LUYỆN TẬP VỀ KIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ
* YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức :
- Nắm vững kiểu văn bản tự sự và đặc trưng cơ bản .
- Nhận diện được kiểu văn bản tự sự
2.Kĩ năng :
- Xây dựng được văn bản tự sự hoàn chỉnh
- Có khả năng viết được truyện ngắn
* Tổ chức dạy học :
1.Khái niệm :
Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
HS : nhắc lại khái niệm
2.Bài tập :
a. Phân tích đoạn văn để xác kiểu văn bản.
“ Bấy giờ giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta .Thế giặc mạnh , nhà vua lo
sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước .Đứa bé nghe
tiếng rao bỗng dưng cất tiếng gọi : “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào,
đứa bé bảo : “ ông về tâu với nhà vua sắm cho ta một con ngựa sắt ,một cái
roi sắt và một áo giáp sắt , ta sẽ phá tan lũ giặc này ”.Sứ giả vừa kinh ngạc
vừa mừng rỡ , vôin vàng về tâu vua .Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm
gấp những vật chú bé dặn …”
HS làm bài , trình bày .GV nhận xét , bổ sung rút kịnh nghiệm viết văn bản
tự sự .
Đáp án : Đây là đoạn văn tự sự vì :
- Kể về nhân vật Thánh Gióng .Ngoài cậu bé là NV chính còn có các nv
phụ khác như : sứ giả , bà mẹ , và các nhân vật được nhắc tới như :
nhà vua , giặc Ân.

- Đoạn văn có những sự việc nối tiếp nhau : Giặc Ân xâm lược , nhà
vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi , chú bé gặp sứ giả và yêu cầu , nhà
vua mừng rỡ ,sai người làm ngay những thứ mà cậu bé yêu cầu .
b.Đoạn văn sau đây sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? PTBD nào là
chính ? Tại sao ?
Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi .Vừa thấy tôi lão báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi ông Giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi , họ vừa bắt xong
Lão cố làm ra vui vẻ . Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng
ậc nước …
- Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại .Những nếp nhăn xô lại với nhau , ép cho
nước mắt chảy ra .Cái đầu lão nghoẹo về một bên và cái miệng móm mém
của lão mếu như con nít .lão hu hu khóc …..
- Khốn nạn …Ông Giáo ơi !…Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy
ngay về , vẫy đuôi mừng .Tôi cho nó ăn cơm .Nó đang ăn thì thằng Mục
nấp trong nhà , ngay đằng sau nó , tóm lấy hai cẳng sau của nó , dốc
ngược nó lên .Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên , hai thằng chúng nó
chỉ loay hoay có một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại .Bấy giờ cu cậu
mới biết là cu cậu chết ! …Này ! Ông Giáo ạ ! Cái giống chó nó cũng
khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử , nhìn tôi , như muốn
bảo tôi rằng : “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão thế mà lão xử toi như

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
thế này à ?”.Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó ,
nó ko ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !

HS : đọc kĩ văn bản , trả lời câu hỏi.
Đáp án :
- Phương thức biểu đạt chính là tự sự :
+ Có sự việc : Lão Hạc bán chó
+ Có chi tiết : bắt chó , hình ảnh con chó trong tình cảm của lão Hạc
+ Có nhân vật : Lão Hạc và ông Giáo
- Có kết hợp với phương thức miêu tả :
+ trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước ..
+ Mặt lão đột nhiên ……….con nít .
- Tác dụng : Nếu ko có các yếu tố miêu tả xen kẽ thì đoạn văn tự sự sẽ vô
cùng khô khan , đơn điệu , ko có khả năng gây xúc động cho người đọc , bởi
người đọc ko thể cảm nhận được nỗi đau đánh lừa một con chó của lão Hạc
3. Vận dụng : Hãy viết đoạn văn tự sự kể về một câu chuyện xảy ra trong
cuộc sống mà em được trực tiếp trải nghiệm với nhiều bài học sâu sắc.
HS viết bài , đọc trước lớp cùng góp ý , rút kinh nghiệm.
4. Bài tập về nhà : Hãy kể lại trích đoạn : Chiến thắng MtaoMxây dưới góc
nhìn của một cư dân của bộ tộc.
---------------------------------0o0--------------------------------CHUYÊN ĐỀ 5 :

LUYỆN TẬP VỀ KIỂU VĂN BẢN THUYẾT MINH
* YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức :
- Nắm vững kiểu văn bản thuyết minh
- Nhận diện văn bản thuyết minh trên những đặc trưng cơ bản
2.Kĩ năng :
- Xây dựng được văn bản thuyết minh hoàn chỉnh
- Có khả năng thuyết minh được : nhân vật lịch sử , danh nhân , din tích lịc
sử ……
* Tổ chức dạy học :
1.Khái niệm :

HS nhắc lại khái niệm

2.Bài tập :
a. Phân tích đoạn văn để xác định kiểu văn bản :
“ Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp . Một mi li
mét lá chứa 40 vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một châts gọi là
diệp lục , tức là chất xanh của lá .Ánh sáng trắng của mặt trời gồm 7 màu :
lục, đỏ , tím , vàng , lam , chàm , cam . Dở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
vì nó hút các tia sáng có màu khác , nhất là màu đỏ và màu lam , nhưng ko
thu nhận màu xanh lục , và lại phản chiếu màu này , do đó mắt ta mới nhìn
thấy màu xanh lục.Nếu ta chiếu chất diệp lục bằng một nguồn sáng màu đỏ ,
chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ , nhưng vì ko có tia màu xanh lục
để phản chiếu lại kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì ..Như
vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây ”
HS phân tích , trình bày .GV nhậ xét , bổ sung .
Đáp án : Đây là đoạn văn thuyết minh vì :
- Cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm , tính chất , nguyên nhân
của hiện tượng lá màu xanh.
- Những tri thức cung cấp của đoạn văn là hữu ích cho con người vì nó
góp phần mở rộng hiểu biết về một hiện tượng phổ biến đến mức ai
cũng biết nhưng ko thể giải thích một cách thật rõ ràng , gãy gọn ,
chính xác được.
b. Vận dụng : Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về một tác giả văn học
mà em yêu thích .
Mô hình thuyết minh về một tác giả : Có 2 phần : Cuộc đời và sự ngiệp.

Có thể chọn một trong 2 phần để hoàn thiện đoạn văn.
Đáp án :
1.Cuộc đời :
- Năm sinh – năm mất
- Quê quán :
- Xuất thân :
- Những nét chính của cuộc đời
- Đánh giá
2. Sự nghiệp :
- Số lượng tác phẩm
- Giá trị nội dung
- Giá trị nghệ thuật
- Phong cách nghệ thuật
- Đánh giá :
-----------------------------------------0o0----------------------------------------------CHUYÊN ĐỀ 6 :

LUYỆN TẬP VỀ KIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
* YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức :
- Nắm vững kiểu văn bản nghị luận và đặc trưng của nó
2. Kĩ năng :
- Xây dưng văn bản nghị luận hoàn chỉnh

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
- Có khả năng nghị luận về mọi vấn đề trong đời sống
* Tổ chức dạy học :
1. Khái niệm:

HS nhắc lại khái niệm
2.Bài tập :
a. Phân tích đoạn văn để xác định kiểu văn bản.
“ Ngọc ko mài ko thành đồ vật ; người ko học ko biết rõ đạo ” .Đạo là lẽ đối
xử hàng ngày giữa mọi người .Kẻ đi học là học điều ấy .Nước Việt ta , từ khi
lập quốc tới giờ , nền chính học đã bị thát truyền .Người ta đua nhau lối học
hình thức hòng cầu danh lợi , ko còn biết đến tam cương ngũ thường. Chú
tầm thường , thần nịnh hót .Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy ”
HS phân tích , xác định , trình bày .GV nhận xét , hoàn thiện .
Đáp án : Đây là đoạn văn nghị luận vì : có lập luận chặt chẽ :
- Luận điểm : Ngọc ko mài ko thành đồ vật ; người ko học ko biết rõ
đao
- Luận cứ : + Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người
+ Người ta đua nhau …
+ Chúa tầm thường ………..
- Kết luận : Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
b.Vận dụng : Hình ảnh người anh hùng Đăm Săn trong sử thi Đăm Săn –
Tây Nguyên.
Hs : làm bài , trình bày trước lớp. GV nhận xét RKN.
Bài học kinh nghiệm khi viết văn nghị luận :
Cần tuân thủ các 3 bước :
1. Tìm hiểu đề :
- Xác định nội dung nghi luận ( luận đề )
- Xác định thao tác lập luận chính
- Xác định phạm vi tư liệu dẫn chứng
2. Lập dàn ý :
a.MB : - Nhiệm vụ : đặt vấn đề
- Nội dung : + Nêu khái quát luận đề
+ Định hướng giải quyết
+ Phạm vi giải quyết

- Cách thức : Viết thành một đoạn văn : ngắn , gọn , gây được ấn tượng
và hứng thú đối với người tiếp nhận :
+ Đi từ đề tài dẫn đến luận đề
+ Đi từ một nhận định mọt đannhs giá
+ Đi từ ấn tượng của bản thân .
+ Đi từ một vấn đề ngược lại ……..

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
b.TB : - Nhiệm vụ : giải quyết triệt để những yêu cầu của đề bài .Tuỳ theo
yêu cầu của đề bài sè diễn ra quy trình các thao tác : giải thích , phân tích ,
chứng minh , bình luận …..
- Nội dung : Làm rõ luận đề bằng hệ thống các luận điểm ( ý chính ) ,
làm rõ luận điểm bằng các lí lẽ và dẫn chứng :
Luận đề -> giải quyết -> Luận điểm 1 : lí lẽ + dẫn chứng
 Luận điểm 2 : lí lẽ + dẫn chứng …..
- Cách thức : mỗi luận điểm sẽ được triển khai thành một đoanj văn ,
các đoạn văn trình bày độc lập nhưng nối tiếp , liên kết lo gic chặt chẽ
xoay quanh luận đề
c.KB : - Nhiệm vụ : kết thúc vấn đề
- Nội dung : + Khẳng định lại vấn đề
+ Bày tỏ những suy nghĩ và vận dụng vào cuộc sống
----------------------------------0o0----------------------------------CHUYÊN ĐỀ 7 :

THỰC HÀNH LẬP Ý VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN THEO CÁC
YÊU CẦU KHÁC NHAU
* Yêu cầu cần đạt :
1.Kiến thức :

- Biết vận dụng và phân tích đề theo những phương thức biểu đạt khác nhau
2.Kĩ năng :
- Nhận diện đề với những yêu cầu khác nhau
- Viết những đoạn văn mang tính cá thể cao
* Tổ chức dạy học :
Đề 1 : Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình.
Gợi ý : Ngôi kể là ngôi thứ nhất , xưng tôi ( chim vàng anh được nhân
hoá ) .Ỏ đây nhân vật tôi tự kể chuyện của chính mình ,đó là chuyện bị nhốt
trong lồng .Từ trong hoàn cảnh đó , kể theo trình tự câu chuyện : Vì sao bị
bắt ? Bị bắt như thế nào ? Sau khi bị bắt nhốt vào lồng đã hành động ra sao ,
suy nghĩ như thế nào , nhớ những ai , nhớ cái gì và dự định sẽ làm gì trong
những ngày tiếp theo , kết thúc như thế nào …?
Đề 2 : Miêu tả con chim vàng anh bị nhốt trong lồng
Gợi ý : Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng là đối tượng miêu tả .Bài viết
tập trung miêu tả con chim từ hình dáng bên ngoài ( lồng , mắt mỏ , chân …)
đến những biểu hiện cụ thể của nó trong lồng như thế nào ( hung dữ , tung
phá hay nằm im buồn bã rũ rượi hoặc nhảy nhót , hát ca …)
Đề 3 : Cảm nghĩ của anh chị khi nhìn con chim vàng anh bị nhốt trong lồng .
Gợi ý : Nội dung chính ở đây là thể hiện những suy nghĩ , tình cảm của
người viết khi nhìn thấy con chim bị nhốt trong lồng .Người viết đặt mình ở
Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
ngôi thứ nhất để phát biểu cảm xúc suy nghĩ .Bài viết có thể tả về tình trạng
của chim vàng anh trong lồng ( hình dáng và những biểu hiện ) nhưng chủ
yếu qua đó mà phát biểu suy nghĩ của người viết .Như thế , nếu chim vàng
anh vui vẻ nhảy nhót thì suy nghĩ sẽ khác ; nếu nó buồn bã phá phách dữ dội
tìm lối thoát thì suy nghĩ sẽ khác …Tóm lại tuỳ vào tình cảnh của con chim
vàng anh bị nhốt trong lồng mà phát biểu những suy nghĩ cảm xúc của mình.

Câu hỏi :
1. Lập ý cho 3 đề trên :
- Ba đề có điểm gì giống nhau ?
- Yêu cầu về kiểu văn bản ở mỗi đề có gì giống nhau ?
- Hệ thống ý cho mỗi bài giống và khác nhau ở chỗ nào ?
2.Từ dàn ý xác định , chọn 1 ý ở phần thân bài để viết thành một đoạn văn
ngắn .
3. Viết mở bài hoặc kết bài cho 3 đề trên.
HS suy nghĩ , trình bày .
Trả lời :
Câu 1 :
• Giống nhau : cùng một đề tài : Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng .
• Khác nhau : Mỗi đề bài yêu cầu sử dụng một phương thức biểu đạt
khác nhau :
- Đề 1 : Tự sự : kể có sáng tạo , người viết phải nhập vai chim vàng anh
bị nhốt , tức là điểm nhìn bên trong ( chủ quan )
- Đề 2 : Miêu tả con chim vàng anh bị nhốt , tức là điểm nhìn bên ngoài
( khách quan )
- Đề 3 : Biểu cảm , yêu cầu người viết phải bộc lộ cảm xúc , suy nghĩ ,
tình cảm ( Chủ quan + khách quan )
Đồng thời : mỗi đề bài yêu cầu một cách lập ý và triển khai khác nhau.
Lập ý :
Đề 1 : Phương thức tự sự :
Xác định : - ngôi kể
- Hoàn cảnh câu chuyện
- Trình tự câu chuyện
- Diễn biến tâm trạng
Dàn ý :
MB : Con chim xưng tôi và giải thích lí do bị nhốt trong lồng .
TB : - Trình tự sự việc

+ Bị bắt và cố gắng giãy giụa tự cứu nhưng ko thể thoát
+ Bị nhốt vào lồng và được cho ăn tử tế , nhưng ko thiết ăn uống gì cả
+ Kêu thét , nhảy nhót liên tục để đòi tự do
- Diễn biên tâm trạng :
Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
+ Thoạt đầu thì bàng hoàng sợ hãi nhưng sau đó thì buồn bã tức giận
+ Sau khi kêu thét và nhảy nhót ko giải quyết được thì đành nằm im ,
tuyệt vọng
+ Oán hận kẻ đã tước đoạt tự do của mình và quyết nhịn ăn nhị uống cho
đến chết.
KB : Lời nhắn nhủ của con chim trước khi trút hơi thở cuối cùng.
Đề 2 : Phương thức miêu tả .
Xác định : - Đối tượng miêu tả
- Hoàn cảnh miêu tả
- Đặc điểm về ngoại hình của đối tượng
- Hành động và thái đọ của đối tượng
Đề 3 : Phương thức biểu cảm :
Xác định : - Đối tượng và hoàn cảnh làm nảy sinh cảm xúc
- Những suy nghĩ tình cảm , liên hệ trước tình cảnh của đối tượng
- Rút ra bài học nào đó về mối quan hệ giữa đối tượng với hoàn cảnh ,
giữa đối tượng và hoàn cảnh với bản thân người viết.
Câu 2 :
-Viết đoạn văn : Oán hận kẻ đã tước đoạt tự do của mình và quyết định nhị
ăn cho đến chết .
Lại một ngày nữa bắt đầu .Tôi tự hỏi : Cẳng biết bao giờ mới chấm dứt
chuỗi ngày dài buồn thảm như thế này ? Cậu bé chộp bắt được tôi thì hàng
ngày chơi đùa cùng bạn bè , vậy mà tại sao tôi lại ko được như vậy , ko

được tự do bay lượn cùng bạn bè của tôi giữa bầu trời mênh mông lộng gió ?
Thật bất công ! Nhưng tôi làm gì bây giờ ? sức tôi làm sao có thể phá tan
được cái lồng quái ác này ? Tôi sinh ra đâu phải làm trò tiêu khiển cho cậu
bé ấy ? Tôi bỗng căm giận đến run người …Và tôi nung nấu ý định sẽ nhịn
ăn nhịn uống cho đến chết .. Nhất định là như vậy ! Bởi tôi hi vọng rằng cái
chết của tôi có thể sẽ thức tỉnh cậu bé để từ nay về sau ko còn đồng loại nào
của tôi rơi vào tình cảnh bi thảm như tôi …….
3.Viết mở bài :
Đề 1 : Thế là đã 3 ngày đêm tôi bị nhốt vào đây , trong chiếc lồng lạnh lẽo
ghê sợ . Ba ngày đêm tôi ko ăn ko uống , người mệt rũ ra vì sợ hãi và tức
giận . Sau nhiều lần lồng lộnvaf phá phách để tự giải thoát bất thành , tôi
đành nằm soã cánh bất lự .Nỗi nhớ đồng loại và bầu trời cao xanh lộng gió
cào xé lòng tôi . Chuyện gì đã xảy ra với tôi ? Giờ nghĩ lại tôi vẫn chưa hết
bàng hoàng , đau đớn ….
Đề 2 : Nam vốn nổi tiếng là một kẻ sát chim .Một hôm nó khoe với tôi là
vừa bẫy được con chim vàng anh tuyệt đẹp . Tôi bàn đến nhà Nam để xem
chú chim ra sao . Nhưng khi vừa nhìn thấy nó trong tình trạng gào thét ,
tuyệt vọng trong lồng , tôi đã phải quay mặt đi để cố giấu một tiếng thở dài ..
Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
Đề 3 : Nhìn con chim vàng anh bị nhốt trong cái lồng chật chội , tôi bỗng
chạnh lòng nghĩ ngợi . Con chim cũng như con người ,cũng có người thân ,
gia đình và bè bạn … vậy thì tại sao con người lại đang tâm tước đoạt tự do
của con chim ? Sẽ có một gia đình chim tan nát . Một con chim non chết rũ
xương vì thiếu mẹ . Và biết đâu con chim bị nhốt trong lồng kia cũng chẳng
thể sống nổi ……
-----------------------------------0o0-------------------------------------CHUYÊN ĐỀ 8 :


QUAN SÁT , THỂ NGHIỆM ĐỜI SỐNG

• Yêu cầu cần đạt :
1.Kiến thức : Hiểu được nội dung cuẩ quan sát và thể nghiệm đời sống
2.Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng quan sát , suy ngẫm và lựa chọn sự việc ,
chi tiết tiêu biểu để lập ý .
* Tổ chức dạy học :
GV giới thiệu chung :
Muốn làm văn hay , ko những phải có mới , ý hay mà còn phải có tài liệu
phong phú : có chuyện để kể , có người để tả , có chất liệu để sử dụng .Bài
văn phải cụ thể mới sinh động , hấp dẫn .Muốn thế phải thường xuyên để ý
quan sát cuộc sống xung quanh và thể nghiệm cả chính sự sống của bản thân
nhằm tích luỹ vốn kinh no , vốn hiểu biết và suy nghĩ về đời sống.
1.Quan sát :
GV : đặt câu hỏi :
- Quan sát là gì ?
- Kết quả của qua sát bao gồm những yếu tố nào ?
HS : trao đổi , thảo luận và trả lời .
a. Quan sát : là xem xét có mục đích , chăm chú khám phá , phát hiện
những đổi thay , điều ẩn kín mà mắt thường dễ bỏ qua.
Quan sát là sử dụng tất cả các giác quan để nhận biết đối tượng một cách đầy
đủ và sâu sắc.
VD : Quan sát cây hoa hồng :
- Khi đứng xa ( gần ) : ta thấy cây hoa hồng như thế nào ?
- Khi đến sát cây hoa hồng , ta thấy hình dáng , màu sắc của lá , của hoa
như thế nào ?
- Khi đứng bên cạnh cây hoa hồng , ta có cảm nhận gì hương thơm của
bông hoa hồng ?
- Khi sờ tay vào cành hoa , ta có cảm giác gì về những cái gai , thân
….?

Ngoài việc sử dụng các giác quan còn vận dụng các phương pháp quan sát
như xem xét từ gần đến xa , từ ngoài vào trong , hoặc theo dong thời gian ,

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
từ bắt đầu đến kết thúc , từ ngày trước đến ngày sau , nhằm nhận một điều
mới lạ , có ý nghĩa của hiện tượng .
Khi quan sát cần chú ý các biểu hiện lặp đi lặp lại nổi bật ,đồng thời quan sát
trạng thái động – tĩnh , quan sát bộ phận và toàn thể , so sánh , đối chiếu ,
phân tích nguyên nhân và kết quả …để hiểu sự vật trong các mối quan hệ ..
Ngoài ra , người ta còn vận dụng liên tưởng , tưởng tượng để cảm nhận hiện
tượng một cách đầy đủ …
b. Kết quả của quan sát bao gồm 2 yếu tố :
- Thứ nhất : đó là những nhận biết tổng hợp về hình khối , vóc dáng , màu
sắc , hương vị , cảm giác …của đối tượng .
- Thứ hai : đó là những suy nghĩ , liên tưởng , kết luận ..có được sau khi
quan sát đối tượng.
*Nhà văn Tô Hoài : “ Quan sát giỏi phải thấy ra nét chính , thấy được tính
riêng , móc được những ngóc nghách của sự việc, của vấn đề . Nhiều khi chỉ
chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhất , như một câu nói lột tả tính nết ,
những dáng người và hình bóng , tiếng động ánh đèn , nét mặt , một trạng
thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm , nghe , nghĩ mới bật lên , và khi
thấy bật lên thì thích thú , hào hứng ..”
2. Thể nghiệm :
GV hỏi : - Thể nghiệm là gì ?
- Vai trò của thể nghiệm đối với việc viết văn ?
HS : trao đổi , thảo luận và trả lời .
a. Thể nghiệm là kết quả của quá trình tích luỹ những vốn hiểu biết về đối

tượng dưới dạng là một bộ phận trong vốn tri thức cần thiết.
b. Quan sát khác thể no : quan sát đứng bên ngoài đối tượng được quan sát
còn thể no đòi hỏi người thể no chủ động sử dụng giác quan của mình để tìm
hiểu sự vật , thâm nhập vào đối tượng :
VD : chạm vào lửa để thấy nóng , sờ vào đá để biết lạnh….
 Đó là qua trình hoạt động để tự mình cảm nhận thế giới bên ngoài
Ngoài ra người thể no còn tự đặt mình vào hoàn cảnh nào đó , tưởng tượng
mình là người trong cuộc để cảm nhận rõ những niềm vui , nỗi đau của
người khác
 Khi ta kể hoặc miêu tả về đối tượng trên tức là ta huy động những
mảng “vốn tri thức ” đã tích luỹ về các đối tướng ấy để viết thành bài
văn.
c. Vai trò : Thể no đem lại những tri thức và ấn tượng trực tiếp , cảm tính
chủ quan cho con người .Đón là điều ko thể thiếu để viết văn được sâu sắc
và cảm động.

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
* Nhà văn Nga : Mác xim – Goocki có lần nói : “ nhà sinh học nghiên cứu
con cừu ko nhất thiết phải tưởng tượng mình là con cừu , nhưng nhà văn khi
miêu tả người keo kiệt ko thể ko tưởng tượng mình là gã keo kiệt ”
3. Luyện tập :
a.Hãy phân tích đoạn văn sau để thấy nhà văn Nguyễn Minh Châu đã quan
sát và thể nghiệm cảnh trời khuya và tâm trạng nhân vật như thế nào ? Cho
biết vì sao trong tác phẩm văn học sự quan sát và thể no của nhà văn thường
ko tách rời nhau ?
“ Một trời sao dày như mắt sàng sáng lóng lánh và ướt át. Sương khuya rơi
lộp độp nặng trĩu từ trên những tàu lá xuống mặt đất chung quanh nhà vốn

đã ướt đẫm sương . Lão Khúng như một cái thân cây khô đầy mấu mắt và
vặn vẹo đứng im thin thít ở giữa mảnh sân một nền vôi trắng toát đang
hướng mặt về phía biển , lão cùng ngôi nhà đều đang hướng mặt về phía
biển , về hướng cái làng khơi chôn rau cắt rốn của lão , của tổ tiên lão ở dưới
ấy .Về hướng ấy , chân trời như thấp hẳn xuống và nhoè nhoẹt trong sương
luôn luôn như dội tới hai bên lỗ tai đầy thính nhạy như lỗ tai loài vật của lão
những tiếng rì rào , rì rầm của sóng biển , của đất đai quê nhà và mồ mả cha
ông .Cũng chả biết đó là những âm thanh có thực , lão đã nghe thấy thực
hoặc chỉ là do lão đẫ từng nghe thấy từ đời tám hoánh nào , từ khi còn nằm
trong bụng mẹ …. ”
HS : Làm bài tập , trình bày .
- Đoạn văn của Nguyễn Minh Châu : gây ấn tượng bởi sự thể no và
miêu tả các cảm giác về trời sao , về sương khuya để thấy chân trời
vùng quê thấp hẳn xuống , rồi tiếng rì rào , rì rầm của sóng biển ,
nghĩa là từ cảm giác chuyển sang miêu tả tâm trạng .Cách hoá thân
vào nhân vật để miêu tả tâm trạng nhân vật chính là một sự thể no.
- Trong đoạn văn , quan sát và thể no luôn gắn bó mật thiết với nhau
bởi khi thể no nhà văn huy động vốn tri thức đã tích luỹ , còn khi quan
sát nhà văn lại phải miêu tả thông qua sự hoá thân vào tâm trạng của
nhân vật.
b. Quan sát , thể no cảnh học sinh vui chơi trong sân trường và nêu suy
--nghĩ , cảm tưởng của mình
-------------------------------------0o0-------------------------------------CHUYÊN ĐỀ 9 :

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
*Yêu cầu cần đạt :
1.Kiến thức : Nắm được khái niệm đọc – hiểu văn bản văn học và vai trò
của việc đọc – hiểu trong quá trình học văn và viết văn .
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản văn học một cách có ý thức
* Tổ chức dạy học :

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
I. Vai trò , mục đích của việc đọc hiểu văn bản văn học :
GV hỏi :
1. Tại sao phải học : đọc – hiểu văn bản văn học ?
2. Mục đích , yêu cầu của việc đọc hiểu văn bản văn học ?
HS : trao đổi , thảo luận và trả lời .
1. Tất cả những người biết chữ đều có nhu cầu đọc sách , báo , tạp chí …
trong đó đáng chú ý nhất là đọc văn bản văn học
Đối với việc đọc văn bản văn học thì đọc – hiểu là một yêu cầu bắt buộc
bởi có đọc thì mới hiểu , cảm và nhớ được
2. Mục đích :
- Tìm hiểu các giá trị về tư tưởng , nghệ thuật của VBVH
- Bồi dưỡng cho tâm hồn , mở rộng hiểu biết về văn hoá dân tộc và văn
hoá nhân loại
II. Các bước đọc – hiểu văn bản văn học :
GV hỏi : quy trình đọc – hiểu VBVH gồm có mấy bước ? Là những bước
nào ?
HS : trao đổi , thảo luận và trả lời
• Quy trình đọc – hiểu VBVH gồm 4 bước :
1.Đọc – hiểu ngôn từ :
M. Goocki nói : “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”
, do đó khi tiếp xúc với VBVH , trước hết ta phải tiếp xúc với ngôn ngữ ;
vì vậy bước đầu tiên ta phải đọc – hiểu được ngôn từ của VBVH.
- Đọc thông suốt toàn văn bản -> ấn tượng toàn vẹn về VB
- Đọc : nắm cách diễn đạt , mạch VB
2.Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật :
- Ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật chính là ý nghĩa của tác phẩm NT ,

vì vậy nhất thiết ta phải đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật
- Hình tượng NT vốn đa nghĩa , do đó ta phải bóc tách từng lớp nghĩa
của nó để hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc.
3.Đọc – hiểu tư tưởng , tình cảm của tác giả trong VBVH :
- Đối với các tác phẩm có giá trị thì bao giờ tác giả cũng gởi vào đó một
tư tưởng , một thái độ và bày tỏ một tình cảm nhất định , do đó việc giải
mã được những thông tin tiềm ẩn này là một trong những mục đích quan
trọng của việc đọc – hiểu VBVH
- Tư tưởng – tình cảm của tác giả bộc lộ qua :
+ Ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng.
+ Người đọc phải có năng lực phán đoán , khái quát chính xác
4.Đọc – hiểu và thưởng thức văn học :
- Thưởng thức chính là quá trình dấn thân bất tận để khám phá những vẻ
đẹp trong tâm hồn
Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
- Thưởng thức văn học là trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát
hiện chân lí đời sống trong tác phẩm.
- Nhà văn gửi cho độc giả một thông điệp tâm hồn và chúng ta sẽ khám
phá nó bằng sự hiểu biết , bằng niểm đam mê và chúng ta sẽ cảm thấy tốt
hơn nhiều.
------------------------------------------0o0-----------------------------------------CHUYÊN ĐỀ 10 :

ĐỌC TÍCH LUỸ KIẾN THỨC

• Yêu cầu cần đạt :
1.Kiến thức : Hiểu được vai trò , ý nghĩa của việc đọc tích luỹ kiến thức
2.Kĩ năng : Rèn luyệ kĩ năng đọc tích luỹ kiến thức

* Tổ chức dạy học :
I. Xác định vai trò và phương pháp đọc tích luỹ kiến thức
GV hỏi :
1. Mỗi người thường có mấy loại vốn sống ? Là những vốn sống nào ?
2. Để bổ sung cho loại vốn sống trực tiếp còn hạn chế , chúng ta cần phải
thường xuyên làm gì và làm như thế nào ?
HS suy nghĩ trả lời
1. Mỗi người thường có 2 loại vốn sống :
a.Vốn sống trực tiếp :
- Tuỳ thuộc vào tuổi đời
- Môi trường sống
-> Hạn chế bởi : con người bị giới hạn về kg và tg
b. Vốn sống gián tiếp :
- Tích luỹ được nhờ quá trình : học tập , nghiên cứu , giao tiếp hàng ngày …
-> Đây là vốn sống vô tận , ko có kết thúc
- Đối với HS : đây là hành trình khám phá và là tiền đề để viết văn .Trong đó
yêu cầu hàng đầu có tính bắt buộc chính là đọc sách.
2. Để bổ sung cho sự hạn chế của vốn sống trực tiếp , chúng ta cần phải đọc
sách , nhưng cách đọc sách là quan trọng .
GV hỏi : Theo em như thế nào là cách đọc sách đúng đắn ?
HS suy nghĩ trả lời
* Cách đọc sách đúng đắn :
“Học vấn ko chỉ là chuyện đọc sách , nhưng đọc sách là một con đường quan
trọng của học vấn …
Đọc sách ko cốt lấy nhiều , quan trọng nhất là phải chọn cho tinh , đọc cho
kĩ .Nếu đọc được 10 cuốn ko quan trọng , ko bằng đem thời gian , sức lực
đọc 10 cuốn ấy mà đọc một cuốn thực sự có giá trị .Nếu đọc được 10 cuốn
sách mà chỉ đọc lướt qua , ko bằng chỉ lấy 1 cuốn mà đọc 10 lần . Sách cũ

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3



Giáo án dạy thêm văn 10
100 lần xem chẳng chán – Thuộc lòng , nghẫm kĩ một mình hay , hai câu thơ
đó đáng cho chúng ta ngẫm nghĩ , làm lời răn cho mỗi người đọc sách”
( Chu Quang tiềm – Bàn về đọc sách )
- Phải lựa chọn vì có nhiều loại sách , chỉ đọc những sách nghiêm túc
và bổ ích cho việc học tập và phát triển nhân cách
- Muốn đọc có hiệu quả phải tiến hành từng bước như đọc lướt , đọc
hiểu , đọc có ghi chép
- Sau khi đọc xong cần tiếp tục suy nghĩ về những vấn đề đã tiếp thu
được , sâu đó ghi tóm tắt lại thành những thu hoạch.
III> Luyện tập :
“Trong lao động ngày xưa thấy nói đến ngư , tiều , canh , mục .Theo
cacxhs sắp xếp cũ , để ông tiều và ông chài lên đầu bảng , thấy các cụ ta ,
ông cha ta xưa phải có cái nhận thức thực tiễn như thế nào thì mới có cái
trật tự ngư tiều canh mục đó .Nước ta đúng là một thực thể địa lí trên đó
rì rào , cuồn cuộn cả một hệ thống sông ngòi chinchits và bạt ngàn xanh
ngắt xanhcar một thế giới rừng .Sông ngòi suối ao ,đầm nhiều như thế ,
rú rừng núi non đông như thế thì nhất định phải nổi lên cái hình ảnh :
Giang hồ mãn địa nhất ngư ông và quảy gánh càn khôn trảy xuống
ngàn.Vào cái thời xa xôi trước cả sử chép thành văn tự ấy , cách sinh
sống thông thường của người VN bainhf thường và cổ điển lúc bấy giờ là
con cá đi trước , bó củi đi sau.Và nghề làm rừng được coi là nghề chính
thống xếp vào bậc 2 : làm nghề đốn củi hộ thân , người cha của Thạch
sanh là Thạch Nghĩa : Ngày đêm giữ tấm lòng son – Cỏ cây là bannj núi
non là nhà ”
( Nguyễn Tuân – Tình rừng )
ĐV trên ,NT đã nêu ý gì mới ? Hãy chỉ ra những tài liệu mà nahf văn đã
tĩhs luỹ , sử dụng và cho biết tác dụng của chúng ?

HS đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi
Đáp án : Cái mới trong ĐV của Nt là : nhiều người đều cho : canh tiều
ngư mục là một sáo ngữ , một công thức khô khan của mĩ học trung đại
thì NT đã liện hệ với rừng mà phát hiện ra ý nghĩa trong thứ tự của mấy
chữ đó và có những phân tích thuyết phục .
----------------------------------0o0-------------------------------------------CHUYÊN ĐỀ 11 :

LIÊN TƯỞNG , TƯỞNG TƯỢNG
* Yêu cầu cần đạt :
1.Kiến thức :

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
- Hiểu được nội dung và vai trò của liên tưởng , tưởng tượng trng làm
văn .
- Có ý thức vận dụng liên tưởng, tưởng tượng và việc làm văn
2.Kĩ năng :
- Phát huy trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng
- Triển khai thuần thục khả năng liên tưởng , tưởng tượng trong từng
trường hợp cụ thể.
* Tổ chức dạy học :
Gv : Giới thiệu một số nét cơ bản về liên tưởng , tưởng tượng .
A. Hình thành khái niệm :
I. Liên tưởng :
Gv đặt câu hỏi :
- Liên tưởng là gì ? Cho ví dụ ?
- Có mấy loại liên tưởng , cho VD ?
- Trong làm văn liên tưởng có những cách thể hiện như thế nào ?

HS : tra đổi , thảo luận , trả lời .
1. Liên tưởng là hoạt động tâm lí nhằm nhận biết mối quan hệ giữa các sự
vật hiện tượng trong thế giới và đời sống con người .
VD : Từ đám mây nghĩ đến trời mưa
Từ biển nghĩ tới sóng , bờ cát , đảo , thuyền ….
Từ chiếc áo nâu nghĩ đến sự giản dị
Từ nụ cười nghĩ tới tình yêu ….
2.Các loại liên tưởng :
a. Liên tưởng tương cận : là liên tưởng về những sự vật hiện tượng
thường có quan hệ gần gũi nhau.
VD :Thấy dấu guày nghĩ tới người đi qua …
Đứng trên sân ga nghĩ tới những cuộc chia li …
b. Liên tưởng tương đồng : là liên tưởng về những sự vật , hiện tượng có
thể giống nhau về hình dáng , kích thước , tính chất …..
VD : Từ quả cam nghĩ tới quả núi , quả đất ..
Từ chân người nghĩ tới chân núi , chân mây…
Từ con song nghĩ tới sự xa cách ….
c. Liên tưởng đối sánh : là liên tưởng về những sự vật , hiện tượng đối sánh
nhau thành từng cặp trong nhận thức của con người .
VD : Từ nước nghĩ tới lửa , nóng – lạnh , thiện – ác …..
d.Liên tưởng nhân quả : là liên tưởng về mối quan hệ nhân quả giữa quá khứ
với hiện tại , giữa hiện tại với tương lai của các sự vật , hiện tượng ..
VD : Trồng cây nghĩ tới ngày hái quả
Nuôi con nghĩ tới ngày con khôn lớn …

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
3.TRong làm văn liên tưởng có thể cụ thể hoá thành những biện pháp so

sánh , ẩn dụ , hoán dụ …nhưng cũng có thể là toàn bộ ý nghĩa của hình
tượng .
VD : từ thân phận mong manh cay đắng của người phụ nữ trong quá khứ
ta có thể thấy :
- Liên tưởng so sánh : Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các , hạt ra rãnh cày …
- Liên tưởng ẩn dụ : Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng , tiếng khóc nỉ non..
II. Tưởng tượng :
GV đặt câu hỏi :
- Tưởng tượng là gì , cho VD ?
- Có mấy loại tưởng tượng , cho VD ?
- Vai trò của tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật nói chung , làm văn
nói riêng ?
HS : trao đổi , thảo luận và trả lời
1. Tưởng tượng là tái tạo hình ảnh , sự vật trong tâm trí dựa vào một vài
biểu hiện nhất định hoặc liên kết các hình ảnh trong kí ức theo một ý
tưởng nào đó .
VD : Từ một bức tranh chỉ vẽ một đôi mắt ta có thể tưởng tượng ra một
giai nhân …..
2. Có hai loại tưởng tượng :
a.Tưởng tượng tái tạo : là tưởng tượng dựa trên cơ sở một số thông tin ,
tranh ảnh , sự vật , hiện tượng để tạo ra một hành ảnh hoàn chỉnh
VD : Từ mái tọc xoăn nghĩ đến nhà thơ Xuân Diệu …
b. Tưởng tượng sáng tạo : là tưởng tượng trên cơ sở những cái đã biết để
sáng tạo ra một hình tượng hoàn toàn mới mẻ chưa từng biết thậm chí là
ko hề có trong thế giới người trần mắt thịt .
Vd : Hình tượng thần tiên , ma quỉ
3.Vai trò :
- Trí tưởng tưởng trong sáng tạo nghệ thuật vừa là tiền đề , vừa là hạt

nhân cót lõi .
- Làm bùng nổ khát vọng lẫn tài năng của chủ thể sáng tạo , giúp cho chủ
thể có thể thăng hoa trong một thế giới thật như bịa ….

* Luyện tập : Rèn trí tưởng tượng
Em hãy hoá thân thành nhân vật Tấm ( Cổ tích : Tấm Cám ) đẻ kể lại
chuyện đi xem hội .
1. Cảm hứng từ hai nhân vật : An Dương Vương và Mị Châu :

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
An Dương Vương giận dữ dừng cương ngựa .Con ngựa đang phi nước đại
bị quán tính kéo tuột đi trên cát , bất thần tung hai vó trước lên khiến thân nó
gần như thẳng đứng trên hai vó sau và hất Mị Châu ngã sóng xoài trên cát
.Dường như cảm nhận được nỗi tuyệt vọng của chủ , con ngựa hướng ra biển
cả mênh mông hí một hồi dài thảm thiết .An Dương Vương chợt ân hận về
thái độ thô bạo của chính mình đối với con vật rất mực trung thành , bèn vỗ
lưng nó bằng những cử chỉ âu yếm .Con ngựa buồn bã thả hai chân trước
xuống , đứng im….
Nghe tiếng hò reo của Triệu Đà mỗi lúc một gần , ADV lặng người tê tái
.Thế là hết ! Trong nỗi phẫn uất cực độ , ADV rút gươm , ngửa mặt nhìn trời
ai oán .Từ thẳm cao xanh chỉ có những tia chớp nắng lấp loá và văng vằng
lời phán truyền “ giặc đang phơi mưu đen trên cát trắng , há chẳng thấy sao ?
’’ .Như kẻ mất trí , ADV nhảy xuống đất , chĩa thẳng mũi gươm vào mặt Mị
Châu , gầm lên :
- Nghịch tử ! Ngươi phải chết !
Mị Châu run rẩy phủ phục trên nền cát ướt , chờ đợi lưỡi gươm của ADV .
Nhưng chỉ có tiếng sóng biển ầm ào than vãn và tiếng gió lào phào như kẻ

hụt hơi.ADV thở dài não nề :
- Con hãy ngẩng lên cho ta được nhìn mặt con lần cuối !
Mị Châu ngoan ngoãn vâng lời .nhìn những giọt nước mắt trong veo đang
tuôn chảy trên gương mặt ngây thơ của con gái , ADV chợt thấy trái tim
mình nhói buốt một nỗi căm giận mơ hồ nhưng quyết liệt .ADV rên rỉ :
- Mị Châu con ơi ….Cớ sao con lại trao nỏ thần cho …chồng con ?
Mị Châu chớp mắt nín lặng , ADV vội quì xuống , nâng cằm con gái lên
thì thào :
- Con gái yêu của ta ….Chẳng lẽ con ko còn điều gì để nói với ta nữa ư ?
Mị Châu âm thầm nuốt những giọt lệ mặn chát đang trào vào miệng .Nàng
mở to đôi mắt ngây thơ nhìn ADV.Hình như vẻ mặt đau đớn ê chề của vua
cha đã khiến nàng chạnh lòng thương cảm . Cố gắng bứt ra khỏi tâm trạng
câm lặng tủi nhục , Mị Châu nghẹn ngào nói trong nước mắt :
-Cha ơi ! Xây thành là công sức của muôn dân .Giữ nước là sức mạnh
của nỏ thần .Gả con cho Trọng Thuỷ là việc riêng của cha với Triệu
Đà .Con chỉ biết giữ đạo làm con , làm vợ ! Bây giờ nước mất nhà tan ,
cớ sao cha lại giết con ?
ADV vụt đứng dậy , vung gươm và thét lên một cách tuyệt vọng :
- Không ! ta không giết con …. Ta không giết con ….
Hình như lúc ấy , biển cả chợt gầm lên dữ dội .Cuồng phong vật vã tối
tăm .Vì thế lưỡi gươm của ADV chỉ loé lên như một tia chớp mỏng manh rồi
lập tức lịm tắt trong cõi hỗn mang vô tận …..
2.Cảm hứng từ hai nhân vật : Mị Châu – Trọng Thuỷ
Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
Trọng Thuỷ rời giếng ngọc , lần theo mạch nước ngầm ra biển tìm Mị
Châu .Thoáng thấy bóng Mị Châu đang chập chờn trong đám rong biển ,
Trọng Thuỷ đứng từ xa , bắc tay làm loa cất tiếng gọi vang cả động Thuỷ

cung :
-Mị Châu nàng ơi ……!
Mị Châu khẽ lắc đầu , cười buồn :
- Chàng đừng gào lên như thế , thiếp đã quá sợ hãi rồi !
Trọng Thuỷ rất muốn đến thật gần Mị Châu , nhưng cứ loay hoay ko thể
nào vượt qua được những búi rong , bèn van vỉ :
- Nàng giúp ta với !
Mị Châu vẫn cười nhưng nét mặt thì dửng dưng :
- Có một việc cỏn con như vậy mà chàng ko làm nổi ư ?
Trọng Thuỷ cười như mếu :
- Nàng hãy tha lỗi cho ta ….cha ta ….
Mị Châu ngắt lời Trọng Thuỷ giọng lạnh như băng :
-Chàng ơi ! Cha thiếp thì chẳng tự mình làm được việc gì . Cha chàng
thì là kẻ không có trái tim . Còn chàng thì mù loà trong danh vọng ….
Trọng Thuỷ sững sờ kêu lên :
- Trời ơi sao nàng nỡ nặng lời …..Nếu nàng không rắc lông ngỗng
thì đâu đến nông nổi ….
Mị Châu mỉm cười diễu cợt :
- Chàng nói đúng ! Thiếp là kẻ đắc tội với vua cha , với trăm họ !
Còn với chàng thiếp chỉ là một kẻ mù lào trong tình yêu ….
Trọng Thuỷ ôm đầu rên rỉ :
- Nàng đừng nói nữa …ta thật lòng yêu nàng …
Mị Châu phá lên cười lanh lảnh :
- Chàng nói gì vậy ? Yêu ư ! Ta có nghe nhầm ko ? Tình yêu ấy có
kết cục vậy sao ? Chàng nghĩ ta có thể tin chàng được nữa ư ….
Trong Thuỷ đau đớn :
- Từ bỏ mọi vinh hoa phú quí , ta đến đây chỉ mong được nàng hiểu
và tha thứ cho ta . Ta mong muốn được bù đắp cho nàng .
- Bù đắp ư ? Chàng có thể bù đắp cho ta được ư ? Mị Châu gào lên
tuyệt vọng .

- Phải ! Ta muốn dùng quãng đời còn lại ở cạnh nàng để làm dịu nỗi
đau đã gây ra cho nàng.
Ko bao giờ ! Ko bao giờ ! ta muốn chàng mãi sống trong đau khổ và
hối hận ……….Ko bao giờ ….Bóng Mị Châu

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10

Chuyên đề 12 : Kĩ Năng Làm Văn Nghị Luận
( 7 buổi )
A.Yêu cầu cần đạt :
Giúp HS : -Nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận
- Có khả năng vận dụng xây dựng văn bản nghị luận hoàn chỉnh , đạt hiệu
quả cao
B. Sự chuẩn bị của thầy và trò :
- Tài liệu tham khảo
- Thiết kế bài giảng.
C. Cách thức tiến hành :
GV kết hợp giữa dạy lí thuyết và thực hành. Trên cơ sở những bài viết cụ thể
đển rút ra những bài học kinh nghiệm cho các bài viết nghị luận .
D. Tiến trình tổ chức dạy học :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Tiến hành dạy bài mới :
* Lời dẫn
Văn bản nghị luận là một dạng văn phổ biến trong trường học và đời sống
đặc biệt là ở trường THPT. Tuy nhiên viết văn nghị luân lại không phải là
chuyện dẽ dàng. Để viết cho hay, cho đúng, có sức thuyết phục cao thì lại
càng khó. Đối với học sinh, một trong những vấn đè bối rối khi viết văn nghị

luận là phần mở bài, kết bài và cách chuyển đoạn. Tuy đây không phải là
phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là những phần không thể thiếu, góp
phần làm nổi bật vấn đề cần nghị luận hơn.
Với mong muốn có thể giúp các bạn làm tốt bài văn nghị luận, bằng kinh
tích lũy và sách vở đọc được, hôm nay nhóm chúng tôi xin trình bài một số
phương pháp làm mở bài, kết bài và chuyển đoạn.
* Buổi 1 :

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP MỞ BÀI

Phần mở bài trong văn nghị luận là phần đặt vấn đề, thông thường có hai
cách:
1- Trực tiếp:
Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề
và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra
bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải
trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung,
phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà
trường.
VD: Đề nghị luận xã hội
Bình luận câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”
Bàn về mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, tục ngữ ta có câu: “Trăm
hay không bằng tay quen”.
Nhận định ấy của câu tục ngữ có đúng hoàn toàn hay không ?
VD: Đề nghị luận văn học
Phân tích tình huống “Vợ nhặt” trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân.

Một truyện ngắn thường được xây dựng dựa trên cơ sở một tình huống độc
đáo. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cũng thể hiện đặc điểm này và
bộc lộ ngay ở nhan đề tác phẩm.
Chú ý: Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm nhưng khó hay vì không thu
hút, hấp dẫn sự chú ý của người đọc nhiều. Vì vậy trong nhà trường, người
ta thuờng chuộng cách đặt vấn đề gián tiếp hơn.
2- Gián tiếp
Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có
liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc
sau đó mới bắt sang luận đề.

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


Giáo án dạy thêm văn 10
Sau đây là một số kiểu thường dùng:
a) Kiểu diễn dịch
Dẫn dắt vào đề theo kiểu diễn dịch người viết phải nêu ra những ý khái quát
hơn, bao trùm vấn đề đặt ra trong đề bài rồi thu hẹp lại dần rồi sau cùng bắt
vào vấn đề của đề bài.
*VD: Với đề nghị luận văn hoc: Một thế giới Kinh Bắc với truyền thống
văn hoá nghệ thuật lâu đời, với một vẻ đẹp cổ kính trong “Bên kia sông
Đuống” của Hoàng Cầm. Ta có thể mở bài như sau:
Sinh ra và lớn lên trên quê hương quan họ với những làn điệu dân ca ngọt
ngào đằm thắm đã vun đắp cho khả năng thơ đặc biệt của Hoàng Cầm thêm
tỏa sáng. Mảnh đất Kinh Bắc cổ kính không chỉ là nơi ông chào đời mà còn
là nơi ông gắn bó máu thịt với từng cảnh vật, với mỗi con người, với những
giá trị văn hoá tinh thần hàng ngàn đời của ông cha để lại. Chẳng phải vì thế
mà hình ảnh quê hương Kinh Bắc đã từng trăn trở không biết bao nhiêu lần
trong thơ Hoàng Cầm mà đỉnh cao là “Bên kia sông Đuống”. Bài thơ được

sáng tác trong giờ phút thăng hoa của cảm xúc nhớ thuơng về miền quê đã
xa.
• Thực hành : Viết mở bài theo kiểu diễn dịch : Cảm nhận của anh ( chị )
về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm : Bến Quê của Nguyễn Minh Châu.
• Buổi 2 :
b) Kiểu quy nạp
Quy nạp là kiểu lập luận ngược lại với diễn dịch, nghĩa là ta phải lập luận
từ những ý, những sự việc c thể riêng lẻ, đặc thù, nhỏ hơn ý, sự việc đặt
ra trong luận đề của đề bài rồi mở rộng dần và tổng hợp khái quát lên để
bắt sang luận đề.
*VD: Bình luận câu tục ngữ: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đứng trước một sự lựa chon: chon
người, chọn vật, v.v…Chúng ta thường gặp những tình huống rất khó
quyết định bởi vì không thiếu những cảnh: người đẹp mà kém, người giỏi
thì lạikhông đẹp, vật đẹp nhưng lại không bền…Đối với nhừng trường

Đặng Thị Dịu – Trường THPT Nghi Lộc 3


×