Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

tiểu luận cao học Tư tưởng của lênin về nội dung và những biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.21 KB, 38 trang )

MỞ ĐẦU
Tác phẩm “ Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết” của
Lênin là một cương lĩnh nổi tiếng về kế hoạch bước đầu xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước Nga trong hoàn cảnh Nga ký hòa ước Bret-ti-tốp với Đức năm
1918, do đó phải tập trung hết sức lực vào việc xây dựng nền kinh tế bị
chiến tranh tàn phá, xây dựng và phát triển kinh tế.
Tác phẩm là một sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác vào hoạt
động thực tiễn của Lênin vào Đảng cộng sản Nga để xây dựng mô hình chủ
nghĩa xã hội. Tác phẩm có ý nghĩa như một cương lĩnh, bởi lẽ nó làm rõ
bước ngoặt lịch sử của nước Nga, làm rõ những nhiệm vụ trước mắt và
nhiệm vụ cơ bản lâu dài của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nước
Nga. Đồng thời có có ý nghĩa về mặt tổ chức hành động thực tiễn trong việc
xây dựng nhà nước vô sản và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Cộng sản lúc này là phải làm cho toàn
Đảng và toàn thể nhân dân nước cộng hòa Xô Viết trẻ thấy được những đặc
điểm của thời kỳ cách mạng chuyển từ giai đoạn giành chính quyền sang
giai đoạn nắm giữ chính quyền, từ nhiệm vụ lật đổ chế độ cũ sang nhiệm vụ
xây dựng chế độ mới và quản lý đất nước. Toàn đảng và toàn dân phải hiểu
thấu đáo những nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt và nhiệm vụ cơ bản , lâu dài
của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới: tổ chức, xây dựng và
quản lý nhà nước theo một kiểu mới khác về chất và cao hơn hẳn kiểu tổ
chức và quản lý tư bản chủ nghĩa.
Tất cả các vấn đề Lênin trình bày trong tác phẩm là những vấn đề có
tính quy luật không chỉ đối với nước Nga Xô viết mà còn đối với tất cả các
nước bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài “ Tư tưởng của Lênin về nội
dung và những biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý xã
hội trong tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết làm
đề tài tiểu luận của mình.


Với đề tài tiểu luận này tôi chia nội dung thành ba chương:
Chương 1: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
Chương 2: Nội dung và những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ tổ
chức quản lý xã hội
Chương 3: Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1 Sơ lược về tiểu sử V.I.Lênin.
V.I. Lênin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là
Ulianovsk), mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva.
V.I. Lênin tên thật là Vladimir Ilits Ulianov (Lê-nin), các bí danh đã
dùng là V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác. Năm 1887 V.I.
Lênin tốt nghiệp xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên
được vào thẳng bất kỳ trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học
khoa Luật của Đại học Tổng hợp Kazan. Tại đây, V.I. Lênin tham gia nhóm
cách mạng trong sinh viên, trở thành thành viên của Hội đồng hương bí mật
Samarsko- Simbirskoe. Do tham gia tuyên truyền cách mạng trong sinh viên,
tháng Chạp 1887, V.I. Lênin bị đuổi học và bị phát lưu đến làng Kokushino
Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập nhóm Mác- xít. V.I.
Lênin có nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng hai năm miệt mài
đèn sách, năm 1891, V.I. Lênin đã thi đỗ tất cả các môn học của chương
trình 4 năm khoa Luật trường ĐH Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự
do. Sau khi tốt nghiệp khoa luật V.I. Lê-nin làm trợ lý luật sư ở Samara.
Tháng 8/1893, chuyển về Peterburg. Năm 1894, trong cuốn Thế nào là
những người bạn dân và học chiến đấu chống lại những người xã hội dân
chủ như thế nào? Và năm 1899, trong cuốn Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở
Nga V.I. Lênin được thừa nhận là người lãnh đạo của nhóm Mác- xít ở Nga.
Mùa thu 1895, V.I. Lênin thành lập ở Peterburg Hội liên hiệp đấu tranh giải

phóng giai cấp công nhân, tập hợp các nhóm cách mạng ở Peterburg ở Mátxcơ- va , Kiev, Iaroslav và những thành phố khác cũng thành lập các hội liên
hiệp tương tự. V.I. Lênin đã gặp Nadegiơda Konstantinovna Krupskaia . Hai


người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thuỷ. Đêm 9-12-1895, do bị tố
giác nhiều hội viên của Hội liên hiệp, trong đó có V.I. Lênin bị cảnh sát bắt.
Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng 2-1897, V.I. Lênin bị đi đày 3 năm ở làng
Shushenkoe (miền Đông Sibir). Trong thời gian lưu đày V.I. Lênin đã viết
xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ
nghĩa tư bản ở nước Nga (1899).
Năm 1900, thời hạn lưu đày của V.I. Lênin kết thúc. Người lại tập hợp
những người Mác- xít cách mạng thành lập đảng. Chính quyền Nga hoàng
cấm V.I. Lênin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn. V.I. Lênin phải ra nước
ngoài (1900), cùng với Plekhanov lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại Luân
Đôn tiến hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. V.I.
Lênin phát biểu phải xây dựng một đảng Mác- xít kiểu mới có kỷ luật
nghiêm mình, có khả năng là người tổ chức cách mạng của quần chúng.
Nhóm số đông ủng hộ V.I. Lênin gọi là những người Bolshevik, nhóm số ít
chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu Nghị viện gọi là những người
menshevik. Về những nguyên tắc tư tưởng và tổ chức của đảng kiểu mới này
V.I. Lênin đã trình bày trong cuốn Làm gì (1902) và cuốn Một bước tiến hai
bước lùi (1904). Trong thời kỳ cách mạng 1905- 1907 V.I. Lênin đã phát
triển tư tưởng độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong trong cuộc cách
mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai sách lược dân
chủ xã hội trong cách mạng dân chủ 1905.
Tháng 4-1905, tại Luân Đôn tiến hành Đại hội lần thứ III ĐCNXHDC
Nga, V.I. Lênin được bầu là chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này Uỷ ban Trung
ương đã được bầu ra do V.I. Lênin đứng đầu. Tháng 11-1905, V.I. Lênin bí
mật trở về Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng 12-1907, V.I. Lênin



sống ở nước ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố đảng hoạt động bí
mật. Trong cuốn Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
(1908) V.I. Lê-nin phê phán sự xét lại về mặt triết học chủ nghĩa Mác và
phát triển những cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác. Tháng 1- 1912 lãnh đạo
Hội nghị lần thứ VI(Praha) toàn Nga ĐCNXHDC. Tháng 6-1912 từ Paris
chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự thật). Thời kỳ này, V.I. Lênin
soạn thảo xong Đề cương Mác xít về vấn đề dân tộc. Cuối Tháng 7- 1914, bị
cảnh sát áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do và đi Thuỵ Sĩ. Trong
thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I V.I. Lê-nin đưa ra khẩu hiệu biến chiến
tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm Chủ nghĩa đế
quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916) và những tác phẩm
khác V.I. Lênin đã phát triển chính trị kinh tế học Mác xít và lý luận về cách
mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học mác xít
(Bút ký triết học). Tại Hội nghị quốc tế những người theo chủ nghĩa quốc tế
tại Thuỵ Sĩ (1915) V.I. Lênin đã tập hợp những người xã hội dân chủ cánh tả
đoàn kết lại. Sau cách mạng Tháng 2-1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai
chính quyền song song, một bên là chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế
của giai cấp tư sản) và một bên là Xô viết các đại biểu công nhân và binh sĩ
(chuyên chính vô sản). Những mâu thuẫn kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước
Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng làm thay đổi tận
gốc đời sống chính trị nước Nga. Ngày 16-4 V.I. Lênin đến Petrograd để
trình bày Luận cương Tháng Tư thực chất là một văn kiện mang tính cương
lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
với khẩu hiệu Toàn bộ chính quyền về tay các Xô Viết! Hội nghị lần thứ VII
toàn Nga (Tháng 4-1917) của ĐCNXHDC Nga (b) đã nhất trí thông qua
đường lối do V.I. Lênin đề ra. Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Nga
(Tháng 7- 1917), V.I. Lênin buộc phải về vùng Pazzliv cách Petrograd (nay



là Peterburg) 34km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi
hoạt động bí mật V.I. Lênin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng
nước Nga. Đầu tháng 8-1917 Đại hội lần thứ VI ĐCNXHDC Nga họp bán
công khai ở Petrograd, V.I. Lênin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo
Đại hội tiến hành và thông qua đường lối phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy
chính quyền. Trong thời gian này, V.I. Lênin viết xong cuốn Nhà nước và
cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền
bằng con đường đấu tranh vũ trang đầu 10-1917, V.I. Lênin từ Phần Lan bí
mật trở về Petrograd ngày 23 -10-1917 kế hoạch khởi nghĩa vũ trang của
V.I. Lênin đề ra được Hội nghị Uỷ ban trung ương ĐCNXHDC Nga thông
qua.
Tối ngày 6 -11-1917, V.I. Lênin đến Cung điện Smolnưi trực tiếp chỉ
đạo cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7 -11-1917 , toàn thành phố
Petersbuorg nằm trong tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7 -111917, Cách mạng Tháng Mười Nga đã toàn thắng. Chính quyền đã về tay
nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp
vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội các Xô Viết toàn Nga lần thứ II V.I.
Lênin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ viên nhân dân (Hội đồng Dân
uỷ). Sau Cách mạng Tháng Mười Nga theo đề nghị của V.I. Lênin Hoà ước
Brest với nước Đức đã được ký kết (ngày 3 -3-1918). Ngày 11 -3-1918 V.I.
Lênin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xô Viết trở về Mát xcơ va,
V.I. Lênin đã có công lao to lớn trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân
dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài
và lực lượng phản cách mạng trong nước; trong việc lãnh đạo quá trình cải
tạo xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. V.I. Lênin thi hành chính sách đối ngoại


Xô Viết, đề ra những nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình giữa các quốc gia có
chế độ xã hội khác nhau.
Ngày 30 -8-1918, V.I. Lênin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau
đó ít lâu sức khoẻ hồi phục, V.I. Lênin là người sáng lập Quốc tế Cộng sản

(1919). Tháng 3 năm 1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã
thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, V.I. Lênin được bầu là chủ tịch Uỷ ban
soạn thảo Cương lĩnh Mùa xuân 1920, V.I. Lênin viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả
khuynh của chủ nghĩa cộng sản trình bày những vấn đề chiến lược và sách
lược của phong trào cộng sản. Thời gian này, V.I. Lênin soạn thảo xong kế
hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội (công nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa gia
cấp nông dân, cách mạng văn hóa) là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí
hóa toàn Nga (GOELRO), người đề ra chính sách kinh tế (NEP). Năm 1921
chính sách NEP của V.I. Lênin được thông qua tại Đại hội lần thứ X Đảng
Cộng sản Nga. Năm 1922 V.I. Lênin ốm nặng. Trong diễn văn cuối cùng
đọc tại hội nghị toàn thể Xô Viết đại biểu thành phố Mát xcơ va (ngày 20
-11-1922) V.I. Lênin tin tưởng rằng thi hành chính sách NEP nước Nga sẽ
trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 12-1922 đến Tháng 3-1922 V.I.
Lênin đọc ghi âm lại một số bài báo quan trọng như: Những trang nhật ký,
Bàn về hợp tác hóa, Bàn về cách mạng của chúng ta, Thà ít mà tốt; Thư gửi
Đại hội. Ngày 21 -4-1924, V.I. Lênin qua đời ở làng Gorki (Mát xcơ va).
1.2 Tác phẩm “ Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết”.
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho nước Nga hết sức căng thẳng
về chính trị và nặng nề về kinh tế. Cách mạng Tháng Mười năm 1917 nổ ra
và giành thắng lợi, nước Nga Xô viết phải giải quyết hai nhiệm vụ hết sức to
lớn đó là: giành chính quyền; chấm dứt chiến tranh với Đức.


Tác phẩm được viết vào đầu năm 1918, sau Cách mạng Tháng Mười
Nga khoảng nửa năm. Và thực tế đến đầu 1918, Chính quyền Xôviết mới
được thiết lập trên toàn nước Nga. Để có hòa bình phục vụ việc khôi phục và
phát triển đất nước trong điều kiện nước Nga bị cuộc chiến tranh thế giới lần
thứ nhất tàn phá nặng nề. Ngày 3-3-1918, Nga buộc phải ký Hiệp ước Brétti-tốp đình chiến với Đức. Theo như lời của Lênin, đây là một hiệp ước “vô
cùng đau khổ” và “vô cùng nặng nề”, là một bước lùi tạm thời, một thử

thách rất lớn, nhượng bộ bọn tư bản. Nhưng đây cũng là một việc làm táo
bạo và quyết đoán, thể hiện rõ chiến lược, sách lược và tầm nhìn sáng suốt
của một lãnh tụ thiên tài, bản lĩnh của lãnh tụ cộng sản. Có thể hiểu được
rằng, đây là biểu hiện của lý trí thắng tình cảm, của chân lý thắng phiêu lưu
mạo hiểm.
Sau khi ký hiệp ước với nước Đức, nước Nga có một nền hòa bình,
nhưng nền hòa bình đó lại rất mong manh. Vì sau khi đã ký hòa ước, các
nước đế quốc âm mưu thành lập một liên minh để chống lại nước Nga, gồm
14 nước. Chúng sợ rằng, để cho nước Nga có hòa bình thì Nga sẽ đẩy mạnh
phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, và nước Nga sẽ trở thành một
nước hùng cường, điều đó không có lợi cho các nước đế quốc chủ nghĩa. Do
đó, bọn đế quốc tiến hành bao vây kinh tế, phong tỏa quân sự, đe dọa nền
hòa bình của nước Nga.
Trong bối cảnh đó, nước Nga gặp nhiều khó khăn và phức tạp cả về
kinh tế lẫn chính trị: Nền sản xuất bị đình đốn, thấp kém và lạc hậu; cơ sở
vật chất bị tàn phá kiệt quệ do chiến tranh; đời sống nhân dân vô cùng khó
khăn, họ đã quá mệt mỏi, hoang mang và lo sợ vì chiến tranh. Vì vậy, Lênin
chủ trương cần tranh thủ thời gian có hòa bình để tập trung giải quyết những
nhiệm vụ rất cụ thể, rất cấp bách, xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương
chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động,


củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, chuẩn bị lực lượng đề phòng
khi có chiến tranh nổ ra, đảm bảo xã hội ổn định và phát triển đi lên chủ
nghĩa xã hội.
Lênin nói: “Chúng ta phải dốc hết sức lực ra để lợi dụng thời gian tạm
ngừng chiến mà thời cơ đã đưa lại cho chúng ta để hàn gắn vết thương cực
kỳ trầm trọng do chiến tranh gây ra cho toàn thể xã hội nước Nga và để phát
triển kinh tế nước nhà nếu không thì không thể nào nói đến tăng cường khả
năng quốc phòng”

Trong giai đoạn đó, nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Cộng sản là phải làm
cho mỗi người cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân nước Cộng hòa Xô
viết trẻ tuổi thấy rõ được những đặc điểm, nhiệm vụ mới của thời kỳ cách
mạng chuyển từ giai đoạn giành chính quyền sang nắm giữ chính quyền, từ
nhiệm vụ lật đổ chế độ cũ sang nhiệm vụ xây dựng chế độ mới và quản lý
đất nước. Chính ở thời điểm sau khi nắm được chính quyền, Lênin đã nhấn
mạnh rằng, giành chính quyền đã khó nhưng giữ được chính quyền còn khó
hơn nhiều. Toàn đảng và toàn dân phải hiểu thấu đáo những nhiệm vụ chủ
yếu, trước mắt và những nhiệm vụ cơ bản lâu dài của cách mạng xã hội chủ
nghĩa trong giai đoạn mới. Đó là nhiệm vụ tổ chức xây dựng và quản lý đất
nước theo một kiểu mới khác hẳn về chất và cao hơn hẳn kiểu tổ chức và
quản lý tư bản chủ nghĩa, đó là Chính quyền Xô viết, một hình thức của
chuyên chính vô sản. Thiết lập nền dân chủ vô sản, tiến hành cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở Nga.
Để thực hiện được những việc đó, yêu cầu phải soạn thảo cho được
một bản kế hoạch cụ thể về những nhiệm vụ cơ bản trước mắt của chính
quyền mới. Đảng Bôn- sê- vích Nga đã giao cho Lênin viết tác phẩm
“Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết”. Để đi đến hoàn tất
tác phẩm này, Lênin đã phải viết đi viết lại ba lần.


Lần thứ nhất: “Bản sơ thảo những nhiệm vụ trước mắt của Chính
quyền Xô viết”, dài 40 trang, (đọc vào 23- 28/ 3/ 1918) ở Hội nghị Trung
ương. ở Hội nghị này những người “phái tả” cũng đưa ra một bản cương lĩnh
khác. Hai bản cương lĩnh này đối lập nhau. Cuối cùng Hội nghị không đi
đến một sự thống nhất nào.
Lần thứ hai: Lênin tiếp tục viết lại tác phẩm: “Những nhiệm vụ trước
mắt của Chính quyền Xô viết” với nội dung ngắn gọn hơn, chặt chẽ hơn và
cụ thể hơn. Đến tháng 4 năm 1918 Hội nghị nhất trí lấy tác phẩm này làm
Cương lĩnh của Đảng.

Sau đó, Trung ương giao cho Lênin viết lại, tóm tắt tác phẩm này dưới
dạng đề cương, thành sáu luận đề để phổ biến cho quần chúng hiểu về
đường lối của Đảng.
Trong tác phẩm của mình, Lênin đã phân tích tỉ mỉ những vấn đề quan
trọng nhất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa xã
hội, những cơ sở lý luận của đường lối chung, chính sách kinh tế của Nhà
nước Xô viết một hình thức của chuyên chính vô sản, ý nghĩa và nội dung
đặc biệt của nhiệm vụ tổ chức và quản lý của chính quyền mới, chính quyền
công nông đầu tiên trên thế giới. Và việc tiếp tục cuộc đấu tranh vô cùng
phức tạp, nhưng cũng rất quyết liệt, nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản
và giành thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội.
1.2.2 Nội dung chính của tác phẩm.
Lênin viết tác phẩm “ Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô
Viết” gồm tám mục với các nội dung:
- Hoàn cảnh quốc tế của nước cộng hòa Xô-viết Nga và những
nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Khẩu hiệu chung hiện nay.


- Giai đoạn mới của cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
- Ý nghĩa của việc đấu tranh để thực hiện việc kiểm kê kiểm soát
của toàn dân.
- Nâng cao năng suất lao động.
- Tổ chức thi đua.
- Tổ chức cân đối và chuyên chính.
- Sự phát triển của tổ chức Xô Viết.


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CỦA NHIỆM VỤ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ XÃ HỘI.

Nhiệm vụ tổ chức quản lý xã hội là nhiệm vụ thư ba của những nhiệm
vụ trước mắt của chính quyền Xô viết. Trước đó Lênin đã đề cập đến nhiệm
vụ thứ nhất là: Đảng phải thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng
đắn của cương lĩnh và sách lược của mình, và nhiệm vụ thứ hai là: giành
chính quyền và đập tan sự phản kháng của giai cấp bóc lột.
Nhiệm vụ tổ chức quản lý đất nước sau cách mạng tháng Mười 1917
đã được đề ra, nhưng lúc đó còn phải tập trung đập tan sự phản kháng của
giai cấp tư sản, nên chưa trở thành nhiệm vụ trung tâm. Ngày nay trước tình
hình mới thì nhiệm vụ tổ chức quản lý xã hội trở thành nhiệm vụ chủ yếu
trung tâm. Do đó phải làm cho mọi người hiểu rõ những đặc điểm của bước
chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là thuyết phục nhân dân và dùng lực lượng
quân sự trấn áp bọn bóc lột sang nhiệm vụ chủ yếu là quản lý.
Đây là nhiệm vụ khó khăn và cao cả. Theo Lênin, trong ba nhiệm vụ
của cách mạng xã hội chủ nghĩa thì nhiệm vụ tổ chức quản lý là nhiệm vụ
khó khăn nhất và cao cả nhất.
Đây là nhiệm vụ khó khăn: Theo Lênin trong lịch sử thế giới, lần đầu
tiên giai cấp vô sản đã lãnh đạo quần chúng đứng lên đấu trang đập tan nhà
nước tư sản và thành lập nên nhà nước Xô viết và đập tan sự phản kháng của
chúng để bắt tay vào xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa.
“Phải tổ chức một nền kinh tế theo phương thức sản xuất mới, phải đi tới
những cái gì sâu xa nhất, những cơ sở kinh tế của hàng chục triệu con
người”. Đây là việc làm đầu tiên của một đảng bắt tay vào quản lý tổ chức
một đất nước, nghĩa là phải biết tổ chức trong hoạt động thực tiễn. Phải tính
toán, tổ chức làm ăn để đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ


nghĩa. Trước đây quản lý mang tính chất hành chính, mệnh lệnh thì nay quản
lý mang tính chất kinh tế, phải tính đến hiệu quả kinh tế.
Đây là nhiệm vụ cao cả: Nhiệm vụ tổ chức quản lý đất nước là nhiệm
vụ cao cả vì khi hoàn thành nhiệm vụ này trên những nét cơ bản thì mới có

thể nói được rằng, nước Nga không những đã trở thành một nước cộng hòa
Xô viết, mà còn là một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Lênin viết: “Chúng ta phải tỏ ra là những người thực hiện được một
cách xứng đáng nhiệm vụ khó khăn và rất cao cả ấy của cách mạng xã hội
chủ nghĩa”
2.1 Nội dung cơ bản của nhiệm vụ tổ chức quản lý xã hội.
Theo Lênin, nội dung cơ bản và bao trùm của nhiệm vụ tổ chức quản
lý xã hội là chúng ta phải thiết lập một xã hội mới, một kiểu tổ chức quản lý
mới mà hệ thống tổ chức mới đó thật sự xã hội hóa, đưa năng suất lao động
của toàn xã hội lên cao, đó chính là xác lập phương thức sản xuất cộng sản
chủ nghĩa. Muốn làm được điều đó thì phải thực hiện hai nội dung sau:
Thứ nhất là phải tiến hành cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Muốn xây dựng được quan hệ xã hội mới thì phải cải tạo quan hệ cũ,
xóa bỏ tận gốc cơ sở sinh ra áp bức, bóc lột, cơ sở phục hồi và tái sinh của
chủ nghĩa tư bản.
Cho nên, ở đây không phải là từ bỏ đấu tranh giai cấp, mà là tiếp tục
đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới và phương pháp mới. Nên cuộc đấu
tranh này về hình thức có thể hòa bình hơn, nhưng nội dung và phương pháp
có mới hơn. Đây là hình thức cao hơn của cuộc đấu tranh giai cấp và hết sức
phức tạp và còn phức tạp hơn nhiều.
Lênin viết: “ giai cấp tư sản đã bị đánh bại ở nước ta, nhưng nó vẫn
chưa bị tiêu diệt tận gốc, chưa hoàn toàn bị tiêu diệt mà thậm chí chưa hoàn
toàn bị đánh tan. Do đó một hình thức mới và cao hơn của cuộc đấu tranh


chống giai cấp tư sản đang được đề ra trước mắt, đó là chuyển từ nhiệm vụ
giản đơn nhất, tức là tiếp tục tước quyền sở hữu của bon tư sản, sang một
nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều, tức là tạo ra điều kện khiến cho giai cấp tư sản
không thể tồn tại được, mà cũng không thể tái sinh được nữa. Hiển nhiên là
nhiệm vụ ấy vô cùng cao hơn và chừng nào nó chưa được hoàn thành thì vẫn

chưa có chủ nghĩa xã hội ’’
Thứ hai là phải chuyển nền kinh tế nhỏ cá thể lên sản xuất lớn tập thể
hiện đại.
Xuất phát từ đặc điểm của nước Nga là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
chưa phát triển, tuyệt đại vẫn là tiểu nông sản xuất nhỏ cá thể, lại bị chiến
tranh tàn phá. Do đó nội dung thứ hai của nhiệm vụ tổ chức xã hội là phải
chuyển nền sản xuất nhỏ cá thể lên sản xuất lớn hiện đại.
Trước hết, ở đây phải giúp đỡ nông dân, phát triển lực lượng sản xuất,
từng bước đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao năng xuất lao
động xã hội.
Nếu làm được như vậy thì sẽ xác lập được một xã hội cao hơn chủ
nghĩa tư bản cả về hai phương diện
Một là: Đây là một xã hội lao động được tổ chức ở trình độ cao và lao
động được tổ chức trên một quan hệ xã hội mới, quan hệ công hữu về tư liệu
sản xuất, mọi người trở thành chủ nhân của những tư liệu sản xuất đó. Đồng
thời đó là những người lao động với tinh thần tự giác, sáng tạo, có trình độ
văn hóa, khoa học – kỹ thuật cao.
Hai là: Xã hội này tạo ra năng xuất lao động cao hơn năng xuất lao
động dưới chủ nghĩa tư bản. Đó là cái quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội đối với chủ nghĩa tư bản.
2.2 Những biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý xã
hội.


Để thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý xã hội là xây dựng phương
thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, theo Lênin phải thực hiện một loạt giải
pháp sau:
2.2.1 Biện pháp thứ nhất: Phải tiến hành kiểm kê, kiểm soát việc phân
phối sản phẩm có tính chất toàn xã hội.
Xuất phát từ thực tế của đất nước và những yêu cầu của nhiệm vụ

chính trị quan trọng đối với Chính quyền Xô viết trong việc tổ chức và quản
lý đất nước, Lênin cho rằng, phải tiến hành kiểm kê kiểm soát.
Vì sao phải kiểm kê và kiểm soát. Qua phân tích, đánh giá về đặc
điểm, tính chất và tình hình của đất nước, Lênin cho rằng: Kiểm kê và kiểm
soát là tránh được nạn đói, cải thiện được đời sống cho người dân lao động;
quét sạch bọn phản động, sâu mọt đục khoét nhân dân, đánh gục bọn phá
hoại ngầm của giai cấp tư sản, là đấu tranh cô lập và “tước đoạt kẻ đi tước
đoạt”, tạo ra những điều kiện khiến cho giai cấp tư sản không thể tồn tại
được, mà cũng không thể tái sinh được. Giành lại từ giai cấp tư sản các tổ
chức kinh tế và tư liệu sản xuất, lúc đó mới gọi là chiến thắng giai cấp tư sản
hoàn toàn (diệt tận gốc bọn tư bản). Lênin khẳng định sự cần thiết của kiểm
kê và kiểm soát: “Tổ chức cho toàn dân kiểm kê và kiểm soát một cách hết
sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản phẩm. Thế nhưng chúng ta vẫn
chưa tổ chức được việc kiểm kê và kiểm soát trong các xí nghiệp, trong các
ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế mà chúng ta đã giành lại từ tay giai cấp
tư sản; mà không làm được việc đó thì không thể nào nói đến điều kiện vật
chất thứ hai cũng không kém phần quan trọng để đảm bảo việc thiết lập chủ
nghĩa xã hội, tức là: Nâng cao năng suất lao động trong phạm vi cả nước”.
Nếu không có kiểm kê, kiểm soát thì giai cấp công nhân không thể tiến hành
làm chủ trong sản xuất, không tạo được tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã
hội, và mầm mống của chủ nghĩa xã hội cũng bị tiêu diệt. Thực hiện tốt việc


kiểm kê, kiểm soát còn tạo ra được sức mạnh kỷ luật to lớn, tính nghiêm
minh, tự giác trong sản xuất và phân phối sản phẩm. Nếu “Không có chế độ
kế toán và kiểm soát trong sự sản xuất và phân phối sản phẩm, thì những
mầm mống của chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt”.
Ai thực hiện việc kiểm kê và kiểm soát. Nắm rõ điều kiện và hoàn
cảnh của đất nước lúc đó, Lênin xác định, đây là nhiệm vụ kinh tế hàng đầu,
là điều kiện để tiến hành xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Dưới chính

quyền Xô viết, việc kiểm kê, kiểm soát được tiến hành bằng hai lực lượng cơ
bản:
Thứ nhất, tiến hành kiểm kê, kiểm soát toàn dân, toàn diện trong việc
sản xuất và phân phối sản phẩm. Hình thức này phải thực sự dân chủ cách
mạng của giai cấp vô sản, nghĩa là sự kiểm soát phải được thực hiện “từ
dưới lên”, sự kiểm soát của công nhân và nông dân nghèo đối với bọn tư
bản, và được thiết lập ở mọi lúc mọi nơi. Lênin chỉ ra rằng: “nếu sau khi
nắm được chính quyền, giai cấp vô sản ở nước ta giải quyết được nhanh
chóng nhiệm vụ kiểm kê, kiểm soát và tổ chức trong phạm vi toàn dân… thì
sau khi đập tan sự phá hoại ngầm, chúng ta sẽ có thể nhờ tiến hành rộng
khắp việc kiểm kê, kiểm soát mà hoàn toàn thu phục được các chuyên gia tư
sản”.
Thứ hai, thực hiện kiểm kê, kiểm soát “từ trên xuống”, bằng nhà nước
vô sản, nhà nước vừa là người kiểm soát, vừa là đối tượng chịu sự kiểm soát
của các tổ chức xã hội và đội ngũ tiền phong của giai cấp công nhân. Đó là
thực hành việc nhà nước kiểm tra, giám sát, điều tiết, phân phối một cách
hợp lý trong sản xuất và phân phối sản phẩm, đồng thời bảo vệ sức người
sức của cho nhân dân, thực hành tiết kiệm. Thực sự là biện pháp số một để
chống đói nghèo và lạc hậu, nâng cao đời sống của toàn dân. Như, việc tổ


chức kiểm kê và kiểm soát trong các cơ sở kinh doanh đã tước đoạt được của
bọn tư bản, cũng như trong mọi cơ sở kinh doanh khác.
Lênin cũng lưu ý rằng: Cẩu thả đối với việc kiểm kê và kiểm soát là
trực tiếp giúp sức cho bọn Coóc- ni- lốp Đức và Nga, là những kẻ chỉ có thể
lật đổ chính quyền của những người lao động… những kẻ thù của chúng ta
đang rình rập chúng ta, đang chờ thời cơ thuận lợi để lật đổ chính quyền
cách mạng. Không có kiểm kê, kiểm soát thì giai cấp công nhân không thể
tiến lên làm chủ trong sản xuất và phân phối sản phẩm. “Chừng nào sự kiểm
soát của công nhân chưa trở thành sự thật hẳn hoi, chừng nào những công

nhân tiên tiến chưa tổ chức và chưa tiến hành một cuộc tấn công thắng lợikhông khoan nhượng chống tất cả những kẻ vi phạm sự kiểm soát ấy… thì
chừng đó sẽ không thể nào tiến từ bước thứ nhất (thực hiện việc kiểm soát
công nhân) lên bước thứ hai trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, tức là
chuyển sang việc công nhân điều tiết sản xuất”. Phải thực hiện việc kiểm kê,
kiểm soát chuyển sang việc quản lý và điều tiết sản xuất của giai cấp công
nhân, đó mới là thực chất của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Kiểm kê và kiểm soát như thế nào. Lênin khẳng định rằng, bất kỳ nhà
nước nào đang vận động lên chủ nghĩa xã hội đều cần phải thực hiện việc
kiểm kê, kiểm soát sản xuất, phân phối sản phẩm và nâng cao năng suất lao
động. Bởi thực hiện tốt hai nhiệm vụ ấy là tạo ra những điều kiện, những
tiền đề cơ bản để phát triển kinh tế-xã hội, chỉ có tổ chức một cách chu đáo
việc kiểm kê, kiểm soát và tổ chức nghiêm ngặt, chặt chẽ kỷ luật lao động
mới tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách chắc chắn nhất. Lênin cho rằng, việc
kiểm kê, kiểm soát phải được tiến hành trên các lĩnh vực, trong các ngành,
nơi các cơ sở sản xuất kinh doanh như: (nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ…);
“Bây giờ cái được đề lên hàng đầu lại là tổ chức việc kiểm kê và kiểm soát
trong các cơ sở kinh doanh đã tước đoạt của bọn tư bản, cũng như trong mọi


cơ sở kinh doanh khác”. Và phải được tiến hành trong tất cả các địa phương
trên cả nước một cách đồng bộ, thống nhất. Thực hiện bằng các công cụ
quản lý của nhà nước để thực hiện kiểm kê và kiểm soát: Quốc hữu hóa
ngân hàng, và không ngừng cải biến ngân hàng thành những đầu mối kế toán
công cộng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, phải tăng chi nhánh và
chi điếm của ngân hàng nhân dân; củng cố và chỉnh đốn những tổ chức độc
quyền của nhà nước đã được thiết lập; nhà nước phải nắm lấy độc quyền
ngoại thương; công tác thu thuế; áp dụng chế độ nghĩa vụ lao động…
“Chúng ta phải áp dụng ngay lập tức chế độ nghĩa vụ lao động ấy, nhưng
phải áp dụng một cách hết sức thận trọng và từng bước một, bằng cách dùng
kinh nghiệm thực tiễn để kiểm nghiệm mỗi bước đi, và cố nhiên, là bắt đầu

áp dụng chế độ đó trước tiên đối với những kẻ giàu có”. Cấp sổ lao động;
cấp sổ thu chi cho từng tên tư sản kể cả tư sản nông thôn. Nếu không thực
hiện kiểm kê và kiểm soát thì nhà nước sẽ không biết được hàng triệu và
hàng tỷ bạc từ đâu ra, chuyển đến đâu và đi lúc nào? Những nguồn thu nhập
và tài sản của người dân cũng bị giấu giếm mà nhà nước chẳng thu được
thuế. Thành lập các Uỷ ban kiểm tra nhà nước, Hội đồng kinh tế quốc dân
tối cao, các nhóm lưu động để kiểm tra, theo dõi việc thi hành các sắc lệnh,
kiểm tra, giám sát khối lượng, chất lượng công việc, có biện pháp xử lý kịp
thời, kiên quyết và thật nghiêm minh các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm.
Nhưng đồng thời cũng phải có cách giải quyết thật linh hoạt, hiệu quả, tránh
dập khuôn, máy móc, thực hiện đúng với chế độ tập trung dân chủ xã hội
chủ nghĩa. Theo Lênin, chế độ kiểm kê, kiểm soát phải được triển khai trong
thực tế, chứ không phải trên giấy tờ, trên lý thuyết; đảm bảo đúng nguyên
tắc, công khai, minh bạch, thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo; tích cực
học hỏi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm phong phú trong nhân dân.


Có như vậy, thì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội mới càng mau chóng và chắc
chắn.
Về ý nghĩa của kiểm kê và kiểm soát, Lênin cho rằng, đây là hình thức
đấu tranh cao của giai đoạn mới để giành toàn bộ thắng lợi trong chiến dịch
chống tư bản, để giành quyền sở hữu trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, tiêu diệt những tàn dư của chế độ
cũ như tham nhũng hối lộ, ăn cắp của công, tệ lãng phí, bệnh quan liêu, nạn
đầu cơ trục lợi bất chính, buôn gian bán lận, vi phạm pháp luật v.v..
Thực hiện kiểm kê, kiểm soát trong quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm là
nhằm nâng cao năng suất lao động cao hơn, tạo ra của cải vật chất nhiều
hơn, là điều kiện đặc biệt quan trọng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc nhà
nước tổ chức nền đại sản xuất công nghiệp là việc chuyển từ hình thức
“công nhân kiểm soát” sang “công nhân quản lý” trong các cơ sở sản xuất,

công xưởng, nhà máy, xí nghiệp, đường sắt, hầm mỏ… Trên những nét cơ
bản và chủ yếu nhất.
Chủ nghĩa xã hội muốn giành thắng lợi hoàn toàn, Chính quyền Xô
viết muốn giữ vững và không ngừng được củng cố, và đem lại tự do thực sự
cho nhân dân lao động, việc kiểm kê, kiểm soát phải được thực hiện tốt;
không chỉ thế, việc kiểm kê, kiểm soát cũng là nhằm tạo tiền đề vật chất cho
chủ nghĩa xã hội; tạo ra năng suất lao động cao hơn, của cải vật chất nhiều
hơn, tốt hơn cho chủ nghĩa xã hội.
2.2.2 Biện pháp thứ hai: Phải thực hiện nghĩa vụ lao động và xây dựng
kỷ luật lao động.
Chế độ nghĩa vụ lao động trước hết là đối với bọn bóc lột, lười biếng,
bọn ăn bám, đối với bọn này phải cưỡng bức lao động thì mới được sống
chính đáng trong xã hội mới.


Đi đôi với nghĩa vụ lao động cưỡng bức đối với bọn bóc lột, ăn bám
còn phải áp dụng chế độ nghĩa vụ lao động tự giác đối với mọi người lao
động.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tâm lý người lao động làm
thuê không thể khắc phục ngay được. Hơn nữa, ở một nước sản xuất nhỏ tản
mạn còn chiếm ưu thế, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề như nước Nga thì
tình trạng vô tổ chức vô kỷ luật, chây lười lao động còn khá phổ biến. Do
vậy, để thay thế lao động nô lệ bằng lao động cho chính mình và cho xã hội,
bằng lao động có tổ chức, có kế hoạch trên quy mô toàn xã hội, với một kỷ
luật lao động tự giác, đòi hỏi phải có một sự giáo dục, rèn luyện bền bỉ đối
với con người thông qua quá trình lao động để xây dựng nền sản xuất lớn xã
hội chủ nghĩa. Cho nên, trước tình hình đói kém, thất nghiệp và tính phóng
túng tiểu tư sản hoành hành ở nước Nga lúc đó, theo Lênin phải thực hiện
nghĩa vụ lao động, phải nghiêm khắc phê phán tính tự phát tiểu tư sản và
đồng thời phải xây dựng kỷ luật lao động và cưỡng chế lao động.

2.2.3 Biện pháp thứ ba: Sử dụng chuyên gia tư sản và lợi dụng thành
tựu khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản.
Trong điều kiện nhà nước Xôviết mới giành được chính quyền, lực
lượng lao động đông đảo trình độ tay nghề còn thấp, chưa am hiểu nhiều về
kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn, đội ngũ trí thức xuất thân
từ công nông còn hạn hẹp, chưa có nhiều khả năng để nâng cao năng suất
lao động. Thấy được vai trò to lớn của đội ngũ các chuyên gia tư sản trong
khả năng tổ chức, quản lý, sản xuất nâng cao năng suất lao động (họ là
những trí thức do nhân loại tao ra). Lênin cho rằng, nếu “Không có sự chỉ
đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh
nghiệm thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, vì chủ nghĩa xã
hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới


năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở
những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được”.
Phương pháp sử dụng chuyên gia tư sản theo Lênin, “Nhà nước có thể
sử dụng những người có tài tổ chức nhất và những chuyên gia giỏi bằng
cách: hoặc là theo phương pháp cũ, phương thức tư sản (nghĩa là trả lương
cao) hoặc theo phương thức mới, phương thức vô sản (nghĩa là thành lập
những điều kịên kiểm kê, kiểm soát do toàn dân thực hiện từ dưới lên,
những điều kiện này tự nó nhất định sẽ giúp chúng ta thu phục được các
chuyên gia, lôi kéo về với chúng ta”.
Trong điều kịên nước Nga lúc bấy giờ, Lênin cho rằng, buộc chúng ta
phải dùng đến phương pháp cũ phương pháp tư sản để tận dụng nhanh nhất
đội ngũ chuyên gia tư sản phục vụ cho Chính quyền Xô viết.
“Giờ đây chúng ta buộc phải dùng phương pháp cũ, phương pháp tư
sản và bằng lòng trả một giá rất cao về “công phục vụ” của những chuyên
gia tư sản nhiều kinh nghiệm nhất”.
Lênin cho rằng: Dùng biện pháp đó là một sự thỏa hiệp, một sự xa rời

những nguyên tắc của Công xã Pa-ri, của mọi chính quyền vô sản, tức là
những nguyên tắc đòi hỏi phải rút tiền lương xuống ngang mức tiền lương
của công nhân đòi hỏi phải phá bằng hành động tư tưởng thăng quan phát tài
chứ không phải bằng lời nói.
Lênin cũng khẳng định rằng, dùng biện pháp đó không phải chỉ là một
sự tạm ngừng trong lĩnh vực nào đó, cuộc tấn công vào giai cấp tư sản… Mà
còn là một bước lùi của chính quyền xã hội chủ nghĩa Xô viết của chúng ta
nữa: Đây là sự thỏa hiệp, một bước lùi tạm thời để giành chiến thắng, là một
bước đi mềm dẻo mà linh hoạt, nhưng đem lại hiệu quả trong nghệ thuật
dùng người của Lênin; biết hy sinh cái cục bộ để chiến thắng trong toàn cục;
bỏ cái lợi nhỏ để giành cái lợi lớn. Nó thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của


Lênin, vì mục tiêu chung chiến thắng tư bản, nâng cao năng suất lao động,
nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lênin cũng nhận thấy rằng, “Dĩ nhiên thừa nhận đã lùi một bước như
vậy đã làm cho bọn đầy tớ của giai cấp tư sản, nhất là bọn tiểu nhân: Bọn
Men-sê-vích, phái “Đời sống mới”, bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh
hữu cười nhạo chúng ta”. Và Lênin khẳng định: “Chúng ta cần nghiên cứu
những đặc điểm của đoạn đường mới vô cùng gay go đang dẫn tới chủ nghĩa
xã hội, không nên giấu giếm những sai lầm, những nhược điểm của chúng
ta. mà phải cố gắng kịp thời làm nốt những cái chúng ta chưa làm xong”.
Trong khi sử dụng chuyên gia tư sản, Lênin cũng đã giải thích cho
quần chúng hiểu thấu đáo về sự cần thiết, ý nghĩa của việc làm đó, không
che giấu trước quần chúng rằng tại sao chúng ta phải sử dụng chuyên gia tư
sản. Làm như thế là để giáo dục quần chúng và cùng với quần chúng học tập
kinh nghiệm để cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lênin nói: “Giả sử nước Cộng hòa xô viết Nga cần 1000 nhà hóa học
và chuyên gia hạng nhất trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm
thực tiễn để chỉ đạo lao động của nhân dân nhằm đẩy mạnh hết sức nhanh

nền kinh tế trong nước. Giả sử rằng phải trả cho mỗi “ngôi sao bậc nhất”
ấy… một năm là 25.000 rúp. Giả sử như phải tăng số tiền đó (25 triệu rúp)
lên gấp đôi…thậm chí gấp 4 lần. Thử hỏi một món tiền chi hàng năm là năm
chục hoặc một trăm triệu rúp vào cải tổ lao động của nhân dân theo thành
tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật, như vậy liệu có thể coi là quá đáng hoặc
quá sức đối với một nước Cộng hòa Xôviết không? Cố nhiên là không”. Và
Lênin nói tiếp: “Nếu trong khoảng một năm, những người tiên tiến giác ngộ
trong công nhân và nông dân nghèo, với sự giúp đỡ của cơ quan xôviết, mà
thành công trong việc tổ chức nhau lại, tự đặt mình vào kỷ luật và nỗ lực tạo
nên một kỷ luật lao động chặt chẽ, thì sau một năm, chúng ta sẽ trút bỏ được


“cống vật” ấy, khoản tiền công mà chúng ta sẽ có thể giảm bớt được thậm
chí sớm hơn nữa”.
Trong điều kiện mới giành được chính quyền, trình độ lao động của
người Nga còn thấp kém so với các nước tiên tiến, kỷ luật lao động chưa
cao, còn tồn tại những tàn tích của chế độ nông nô, muốn giành được thắng
lợi hoàn toàn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước Cộng
hòa Xôviết phải học những cách làm đặc biệt đó, những phương pháp hợp lý
nhất như kiểm kê, kiểm soát, tiếp thu những thành quả quý giá nhất trong
lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà chủ nghĩa tư bản để lại (chứ không phải là
tiếp thu mọi cái). Thực hiện triệt để về các nguyên tắc quản lý của Chính
quyền Xô viết, chú ý đến đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi
lên chủ nghĩa xã hội. Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa để nâng cao năng
suất lao động, khi cần thiết phải dùng cả những biện pháp cưỡng bức đối với
các phần tử tư sản, với mục đích đem lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất,
phân phối và trao đổi sản phẩm xã hội chủ nghĩa.
2.2.4 Biện pháp thứ tư: Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa.
Việc tổ chức thi đua chiếm một vị trí quan trọng trong xây dựng và
phát triển của nhà nước chuyên chính vô sản. Thi đua là một công cụ, một

biện pháp để tăng cường kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động là
một trong những đòn bẩy để phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong tác phẩm này, Lênin vạch rõ sự khác nhau căn bản về tính chất
của hai phương pháp thi đua. Dưới chủ nghĩa xã hội thì thi đua là thực chất,
công khai, là động lực để phát triển kinh tế – xã hội; ngược lại, dưới chủ
nghĩa tư bản thì thi đua là hình thức, giả tạo, giấu giếm, để che đậy những
điều bí ẩn, triệt tiêu mất động lực của sự phát triển. Nhưng đây lại là điều mà
giai cấp tư sản thích tung ra để vu khống, chế nhạo chủ nghĩa xã hội. Chúng
cho rằng, chủ nghĩa xã hội phủ nhận thi đua. Nhưng thực ra chỉ có chủ nghĩa


xã hội mới thực sự có thi đua, bởi thi đua có tính chất quần chúng thực sự và
là động lực phát triển xã hội.
Phê phán những người trong “phái tả” cho rằng: Trong chủ nghĩa xã
hội không cần phải thi đua, vì đã có kỷ luật lao động rồi, Lênin cho rằng:
Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên mở đường (nhờ đã xóa bỏ được
các giai cấp và do đó xóa bỏ được sự nô dịch quần chúng) cho một cuộc thi
đua thực sự có tính chất quần chúng. Và chính tổ chức xôviết trong khi
chuyển từ nền dân chủ hình thức của chính thể cộng hòa tư sản sang việc
quần chúng lao động thực sự tham gia công tác quản lý. Lần đầu tiên đã tổ
chức phong trào thi đua một cách rộng rãi.
Để thực hiện công tác thi đua một cách thiết thực, hiệu quả, Lênin cho
rằng cần phải có những nguyên tắc của thi đua, những phương pháp thi đua
cụ thể, rõ ràng.
Trước hết, phải thực hiện nguyên tắc công khai. Đối với Chính quyền
Xô viết, nguyên tắc này cũng khác xa (trái ngược) với chế cộng hòa tư sản.
Bởi dưới chế độ tư bản chỉ đảm bảo công bố về mặt hình thức, còn trong
thực tế, nó làm cho báo chí phải lệ thuộc vào tư bản, nó che giấu những sự
việc, những quá trình xảy ra trong công xưởng, nơi sản xuất, trong giao dịch
buôn bán… bằng những bức màn bí mật và quyền “tư hữu thiêng liêng”.

Còn nhà nước Xô viết phương pháp tổ chức thi đua được thực hiện
theo chế độ công bố công khai thực sự, bằng phương tiện báo chí giúp cho
người dân hiểu ý nghĩa tích cực của nó, qua đó học tập những điển hình tiên
tiến, những kinh nghiệm hay, để họ hăng hái trong lao động, sản xuất và
phát triển kinh tế, (như: công khai áp dụng chế độ kiểm toán, sản xuất lúa
mì, quần áo, nhu yếu phẩm…), và mỗi công xưởng, nhà máy, cơ sở sản xuất
tiêu dùng, các làng, công xã đều là công việc chung của nhà nước và là của


toàn dân. Đó là điều có ý nghĩa bậc nhất của công tác thi đua xã hội chủ
nghĩa.
Phạm vi thi đua rộng lớn, toàn diện, tất cả mọi người, mỗi tổ chức sản
xuất đều tham gia thi đua một cách thiết thực, rộng rãi; thi đua trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhưng, Lênin cũng nhấn mạnh
nhiệm vụ trong lúc này thì thi đua trong kinh tế là quan trọng nhất, có nghĩa
là sự thi đua phải đặt ra mục đích rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm, như vậy
chủ nghĩa xã hội mới thắng thế chủ nghĩa tư bản được.
Biện pháp thi đua, công khai thực sự những sự việc có trong thực tế,
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài… bằng phương
pháp nêu gương, điển hình để cho mọi người học tập. Điều này có ý nghĩa
tích cực, có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển; nó trái
ngược với kiểu thi đua hình thức, thủ đoạn, bịp bợm chính trị của bọn tư
bản, để che giấu những việc làm mờ ám trong sản xuất, buôn bán, lưu thông
hàng hóa, “bức màn bí ẩn thương mại”.
“Sau khi giành chính quyền để chuyển sang tay giai cấp vô sản, sau
khi đã đi tước quyền sở hữu của bọn đi tước đoạt, thì tình hình thay đổi một
cách căn bản, và như những nhà xã hội chủ nghĩa có tiếng tăm nhất đã nhiều
lần nêu rõ- lần đầu tiên sức mạnh của tấm gương đã có khả năng phát huy
tác dụng rộng rãi của nó”.
Những công xã gương mẫu phải và sẽ đóng vai trò giáo dục, hướng

dẫn và thúc đẩy các công xã lạc hậu cùng phát triển.
Báo chí là một công cụ quan trọng để giới thiệu những tấm gương,
những điển hình tiên tiến. Và phải giới thiệu hết sức tỷ mỉ những thành công
của các công xã kiểu mẫu, phải nghiên cứu những nguyên nhân thành công,
những phương pháp làm việc và quản lý của các công xã đó, bằng phương
pháp thống kê, kiểm soát toàn dân một cách hết sức chặt chẽ và cụ thể.


×