Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tiểu luận cao học môn lịch sử tư tưởng chính trị Tư tưởng chính trị putin và ảnh hưởng đến nước nga hiện nay”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.69 KB, 32 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của Đế chế Nga và LB Xô viết.
Nhưng nước Nga vẫn vững vàng – vừa là một quốc gia hùng mạnh, vừa là
một cộng đồng nhiều dân tộc, vừa là một nền văn hoá vĩ đại, vừa là tâm điểm
thu hút đối với nhiều nước châu Âu và châu Á. Người Nga đi qua thế kỷ XX
với bao nỗi đắng cay, tự hào và hy vọng . Nhiều nước trên thế giới đã nếm
trải những chấn động nặng nề, cách mạng và chiến tranh. Nhưng không một
nước lớn nào trong vòng 100 năm gần đây lại phải chịu những bước ngoặt
liên tiếp, đột ngột và đau thương như nước Nga. Trong hoàn cảnh ấy, nước
Nga, dân tộc Nga luôn cần những con người tài trí, vững vàng, chèo lái “con
thuyền Nga” vượt qua chông gai, thử thách, sóng to gió lớn của vận mệnh dân
tộc. Vladimir Putin là một con người như vậy.
Nếu như vẻ bề ngoài của Putin tạo cho ta cảm giác về một sự điềm tĩnh
nhã nhặn, hơi chút lãnh đạm thì đó hoàn toàn chỉ là cái vỏ. “Bên trong nó là
khí chất của một con người đam mê, mẫn cảm với những khó khăn và thất
bại, quen giữ cho mình một kỷ luật thép. Sự điều chỉnh nội tâm đã tạo cho
Putin thanh danh một nhà lãnh đạo thông minh, biết nhìn xa trông rộng” .
Ông là một chính trị gia có tầm nhìn chiến lược, tư duy khoa học nhạy
bén, có bản lĩnh kiên định, một nhà tổ chức và chỉ đạo thực tiễn lỗi lạc sâu
sắc, một nhà chỉ đạo quân sự tài tình, giải quyết cảm xúc mau lẹ những vấn đề
chính trị cực kỳ phức tạp. “Ông không chỉ tự tin và đĩnh đạc đại diện cho
nước Nga trên diễn đàn thế giới mà còn trong một thời gian ngắn, về căn bản
đã nâng tầm nhìn cho chúng ta, những người có kỳ vọng đảm nhiệm vai trò
của những nhà chính trị tầm cỡ toàn dân tộc”. V.Putin chính là sự lựa chọn
của một nước Nga muốn sống hài hoà với lịch sử của mình, một nước Nga
muốn bước tới tương lai với sự tôn trọng và bất chấp quá khứ, bất chấp mọi
sự “vật đổi sao dời” diễn ra trên chính trường trong nước và Quốc tế.
1



Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng chính trị Putin và ảnh hưởng đến
nước Nga hiện nay” để góp phần giúp người đọc tìm hiểu những nét tiêu
biểu về thân thế và sự nghiệp của vị tổng thống tài ba này, đặc biệt góp phần
làm rõ những cống hiến của ông trên lĩnh vực tư tưởng chính trị đối với sự
phát triển của đất nước Nga, dân tộc Nga.
2. Tình hình nghiên cứu .
Không giống như một số nhà tư tưởng khác, V. Putin là một chính trị gia
sống cùng thời đại với chúng ta và đang trực tiếp thực hiện các tư tưởng chính
trị của mình. Tầm ảnh hưởng to lớn của ông không chỉ ở chính trường nước
Nga mà còn cả trên chính trường Quốc tế. Bởi vậy, có rất nhiều cá nhân, tổ
chức muốn tìm hiểu về ông. Đã có nhiều tài liệu viết về Putin mà ta có thể
thấy trên các sách báo hay các webside – nơi tìm kiếm thông tin thông dụng
nhất trong thời đại CNTT ngày nay.
Ở Nga, nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của V.Putin có thể kể đến
một số tác phẩm tiêu biểu như “Sáu lần gặp người đứng đầu nước Nga” của
tác giả Natalya Gevorkyan, Natalya Timacova, Andrey Colexnhicov (NXB
Chính trị quốc gia - 2001), “V.Putin câu chuyện cuộc đời” của tác giả Oleg
Blotsky (NXB Công an nhân dân - 2002)… Tác phẩm “Đối thoại với
Vladimir Putin” của tác giả Natalya Gevorkyan, Natalya Timacova…(NXB
Công an nhân dân - 2001) giới thiệu tiểu sử, sự nghiệp hoạt động chính trị
của Tổng thống và tình hình chính trị sôi động của nước Nga trong thời gian
ông chuẩn bị lên cầm quyền.
Đối với các nhà báo nước ngoài, V.Putin luôn là tâm điểm chú ý quan
trọng của họ. Từng bước đi, từng hoạt động, từng sự kiện xảy ra xung quanh
Tổng thống đều được họ tập trung khai thác triệt để. Ta có thể thấy điều này
trong cuốn “100 bài báo nước ngoài về Putin” do tác giả Trần Đức Lan dịch
(NXB Thông tấn - 2002). Đây là cuốn sách tập hợp các bài báo của các phóng
viên nước ngoài viết về Tổng thống Putin sau một năm ông lên cầm quyền,

2



khả năng từng bước ổn định tình hình kinh tế – xã hội ở nước Nga và xác lập
vị thế của nước Nga trên trường Quốc tế của ông.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngoài
ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp logic – lịch
sử, phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ, phương pháp thống kê… để
nghiên cứu đề tài này.
Mỗi sự kiện và từng vấn đề người viết đều cố gắng trình bày ngắn gọn,
cụ thể về hoạt động và tư tưởng chính của nhân vật, nhiều ý gần như được lặp
lại có hệ thống nhằm nêu lên những vấn đề mà nhà tư tưởng đó quan tâm.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .
4.1 Mục đích nghiên cứu
- Trình bày và làm sáng tỏ những nét tiêu biểu về thân thế, sự nghiệp và
những tư tưởng chính trị quan trọng của Tổng thống V.Putin.
- Mang những đánh giá khách quan về vai trò, vị trí và những tác động
của tư tưởng chính trị Putin đối với nước Nga.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu thân thế, sự nghiệp và những tư tưởng chính trị tiêu biểu
của V.Putin.
- Nghiên cứu tác động của tư tưởng chính trị Putin đối với nước Nga.

3


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA VLADIMIR PUTIN
1.1 Thời kỳ trước khi làm tổng thống

Vladimir Putin tên đầy đủ là Vladimir Vladimirovich Putin, sinh ngày
07/ 10/ 1952 tại Leningrat (Saint Petersburg trước 1914 và từ 1991 đến nay),
là một chính trị gia người Nga và là Tổng thống hiện tại của LB Nga từ cuộc
bầu cử tổng thống vào ngày 26/ 03/ 2000 cho đến nay. Ông đảm nhiệm chức
vụ này thể theo Hiến pháp từ ngày 31/ 12/ 1999 sau khi cố Tổng thống Boris
Yeltsin ( 1931 - 2007) từ chức.
Saint Petersburg là cái nôi của các cuộc cách mạng Nga. Cuộc khởi
nghĩa của những người “Đảng tháng 12” vào năm 1825, cuộc cách mạng Nga
lần thứ nhất năm 1905-1907, cuộc CMDCTS tháng 2/1917, cuộc cách mạng
tháng 10/1917 đều bùng nổ tại đây. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại
quân Đức đã từng vây hãm thành phố này tới 900 ngày vẫn không chiếm
được thành phố, điều đó đã chứng tỏ tinh thần yêu nước vĩ đại và ý chí quật
cường của nhân dân Liên Xô.
Saint Petersburg cũng đồng thời là nơi dưỡng dục và bồi dưỡng danh
nhân thế giới. Năm 1895, tại nơi này Lenin đã tổ chức ra “Hiệp hội đấu tranh
giải phóng giai cấp công nhân”, là mầm mống đầu tiên của chính Đảng
Mácxít Nga. Tại đây, Lomonoxov, Mendeleev, Paplov đã từng có những công
trình nghiên cứu khoa học được thế giới công nhận; tại đây Putskin, Gogon,
Lecmontov đã để lại những áng thơ văn được truyền tụng rộng rãi; đây cũng
là nơi sinh ra các ngôi sao âm nhạc sáng chói Gerinka, Traicovski. Nhưng cho
đến khi loài người sắp bước vào thiên niên kỉ mới và sắp bước sang một thế kỉ
mới, bỗng nhiên phát hiện ra nơi đây còn sinh ra một người phi thường có thể

4


sẽ đưa nước Nga bước vào thời đại mới, người đó chính là Vladimir
Vladimirovich Putin.
Vladimir Vladimirovich Putin sinh ra trong một gia đình công nhân ở
Leningrat (Saint Petersburg bây giờ), người cha đã đặt cho ông cái tên này với

ý nghĩa “chi phối thế giới”. Đó là cậu con một trong gia đình nên được cha
mẹ và mọi người trong họ rất yêu quý. Nhưng cha của Putin thấy ngay rằng
nếu quá chiều chuộng sẽ rất có hại cho con trai mình nên khi Putin có chút
hiểu biết người cha đã bắt đầu bồi dưỡng và yêu cầu nghiêm khắc đối với cậu
con trai mà cả nhà đặt rất nhiều hy vọng.
Ông nội của Putin là một đầu bếp nổi tiếng có kỹ thuật nấu ăn rất cao,
hơn nữa ông có sự từng trải khác thường. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất,
ông nhận lời mời tới làm việc tại thị trấn ở ngoại ô Gorki của Matxcova, nấu
nướng cho Vladimir Ilich Lenin và người nhà của ông sống ở đó. Sau khi
Lenin từ trần, ông lại được điều đến biệt thự của Yosif Stalin làm việc ở đó
trong một thời gian dài. Sau khi nghỉ hưu, ông lại làm đầu bếp nhiều năm ở
nhà điều dưỡng Ilinscov của thành uỷ Matxcova.
Vladimir Spiridonovich Putin - cha của Putin là công nhân của một nhà
máy quốc doanh ( có thông tin nói rằng ông là thành viên của Uỷ ban an ninh
quốc gia (tức KGB)), là một con người thành thật, thẳng thắn, chất phác mà
kiên định nên được mọi người kính nể. Ông đã từng làm lính hải quân. Cha
Putin rất nghiêm khắc trong việc dạy con, đặc biệt chú ý rèn luyện cho con về
phẩm chất, ý chí và giáo dục lòng yêu nước. Ông thường khuyên con phải
tích cực vươn lên, phải biết dựa vào sức lực của bản thân mình để kiếm sống,
để tự vệ, để tìm cơ hội phát triển; giáo dục con phải cần cù học tập, có lý
tưởng phục vụ Tổ quốc cố gắng trở thành người tài có ích cho nước nhà. Sự
dạy dỗ của cha đã đặt nền tảng vững chắc cho sự trưởng thành của Putin sau
này.

5


Mẹ của Putin là một người phụ nữ đôn hậu. Bà đã từng làm y tá cho một
bệnh viện. Sau khi đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, bà về làm việc trong
nhà máy của chồng.

Ngay từ bé V.Putin đã có biểu hiện thông minh và lanh lợi khác người,
biết suy luận cùng với cặp mắt sâu đầy trí tuệ và dũng cảm. Năm 1958, Putin
lên 6 tuổi và bắt đầu cuộc đời học sinh của mình. Trong trường, Putin là một
học sinh giỏi cả về học tập và đạo đức. Nhưng cả thầy giáo và bạn bè đều
nhanh chóng phát hiện thấy cậu học sinh có nhiều mặt tích cực và học giỏi
này lại không thích bộc lộ và khoe mình, cũng ít nói chuyện với bạn bè, có
biểu hiện hướng nội và cô độc, lúc nào cũng như có điều phải suy tư.
Năm 1970, Putin 18 tuổi tốt nghiệp trung học và đạt thành tích xuất sắc
khi thi vào ngành Luật Quốc tế, khoa Luật, đại học Leningrat. Sở dĩ ông thi
vào trường này là bởi ở đây ông có thể sẽ có cơ hội gia nhập KGB – một tổ
chức chuyên trách các nghiệp vụ An ninh quốc gia là tình báo, phản gián, bảo
vệ, an ninh chính trị quốc nội và bảo vệ biên giới. Vào trường đại học Putin
rất ít tham gia các hoạt động ngoại khoa mà thường lên thư viên đọc sách. Do
vậy, học tập của Putin luôn xếp hàng đầu với thành tích điểm 5 (thang điểm
cao nhất của giáo dục đào tạo Nga).
Trong thời gian đại học, ngoài việc thích đọc sách Putin còn rất thích hoạt
động thể thao và tích cực tham gia các môn thi đấu không phải của truyền
thống Nga như kiểu vật Sambo và Judo. Năm 1974, Putin đoạt chức quán quân
thi đấu Judo do thành phố Leningrat tổ chức và đoạt danh hiệu kiện tưởng thể
thao. Thể thao đã giúp cho Putin có được cách ứng xử điềm đạm, bình tĩnh, tự
tin và quyết đoán trên con đường sự nghiệp của mình. Ông nói về điều này sau
khi trở thành Tổng thống Nga: “Tôi chơi thể thao từ bé, tôi yêu thể thao. Chúng
tôi luôn được dạy rằng, cần có thái độ tôn trọng bất kì đối tác, địch thủ nào.
Điều đó có nghĩa là luôn cần xuất phát từ nhận thức rằng, đối tác hay địch thủ
có điểm nào đó hơn bạn, có thể đánh bại bạn ở điểm nào đó. Vì thế tôi không
có xu hướng cho rằng công việc đã được hoàn tất, hay như ở Nga thường nói,
6


mọi việc đều ổn, tức là chiến dịch đã kết thúc. Và tôi cũng không cho rằng

mình có quyền cảm thấy mình là người chiến thắng”…
Putin tốt nghiệp Ban quốc tế, khoa Luật đại học Leningrat năm 1975 và
được tuyển dụng vào KGB. Từ đây, Putin đã bắt đầu cuộc đời tình báo của
mình.
Năm 1977, sau khi tôt nghiệp trường tình báo “Prakhovca” Putin được
phong quân hàm trung uý lục quân và được phân về làm công tác điệp báo tại
trạm công tác Leningrat thuộc Tổng cục 1 KGB cho đến năm 1984 thì ông
được phái sang CHDC Đức làm cố vấn quân sự “Xtaxi”- một cơ quan tình
báo Đông Đức đặt tại Dresden. Nhiệm vụ của Putin là làm địch vận trong
nhân viên tình báo Đông Đức, cài cắm “chân rết” KGB trong nội bộ, mở rộng
hàng ngũ KGB. Ở đây, Putin phụ trách một tổ tình báo có tám nhân viên
KGB, tổ này đặt dưới sự chỉ huy của tướng Vladimir Xerokhup.
Putin kết hôn vào năm 1983 với Ludmila. Ludmila Alexandropna là
người Kaliningrat, nhỏ hơn Putin 7 tuổi và hai người đã quen nhau qua một
người bạn. Cô là một nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp. Sau khi cưới, họ đã
có hai cô con gái là Masha (1985) và Katia (1986).
Tháng 4 – 1985, Liên Xô bắt đầu thực hiện công cuộc cải tổ đất nước do
Ban chấp hành trung ương ĐCS Liên Xô phát động. Kết quả là nó không
những không giúp khắc phục những khó khăn, những căn bệnh quái ác của xã
hội mà cuối cùng lại đi vào chỗ hữu khuynh, để cho các kẻ thù giai cấp và tư
tưởng lợi dụng, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của những người cộng sản. Kết
cục là chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị thủ tiêu ở Liên Xô, bản thân LB Xô viết
với vai trò một siêu cường thống nhất cũng biến mất và dẫn theo phản ứng
dây chuyền là sự thay đổi cơ chế ở hàng loạt các nước Đông Âu vốn thuộc hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới.
Năm 1989, Putin làm trung tá KGB, cũng như bao người Liên Xô và
Đông Âu khác đã tận mắt nhìn thấy bức tường Berlin sụp đổ, hai nước Đức
thống nhất, khối hiệp ước Vacsava giải thể, KGB suy yếu. Putin đã nhận thức
7



sâu sắc rằng: “trong những ngày hoà bình nếu vẫn là quân nhân thì khó làm
nên chuyện” và ông đã quyết định chuyển ngành.
Putin chính thức thôi chức vụ bên trong ngành ANQG ngày 20/ 8/ 1991
khi KGB ủng hộ cuộc đảo chính sớm thất bại chống lại Tổng thống Xô viết
Mikhail Gorbachev. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn hệ
thống XHCN của Liên Xô và Đông Âu. Nước Nga “hậu Xô viết” ra đời dưới
sự lãnh đạo của Tổng thống Boris Yeltsin.
Năm 1994, Putin trở thành phó thị trưởng thứ nhất thành phố Saint
Petersburg, vị trí ông giữ cho tới khi được gọi tới Matxcova vào tháng 8 –
1996 để nhận nhiều chức vụ cao cấp bên trong bộ máy chính quyền của Boris
Yeltsin. Ông là lãnh đạo dân sự của FSB (cơ quan kế tục KGB) từ tháng 7 –
1998 đến tháng 8 -1999 và giữ chức Cục trưởng Cục ANLB Nga từ tháng 3
đến tháng 8 – 1999.
Trong thập kỉ 90, Putin được nhận bằng phó tiến sĩ Kinh tế học tại Học
viện Mở ở Saint Petersburg. Bài luận văn của ông mang chủ đề “Hoạch định
chiến lược các nguồn tài nguyên vùng trong bối cảnh thành lập các mối quan
hệ thị trường”.
Putin được Tổng thống Nga chỉ định làm phó Thủ tướng thứ nhất của
chính phủ Nga (một chức vụ dành riêng cho ông) từ ngày 9 đến 16/ 8/ 1999.
Ngày 16/ 8/ 1999, Putin trở thành vị Thủ tướng thứ năm của LB Nga trong
khoảng thời gian chưa đầy 18 tháng. Khi được chỉ định, rất ít người tin rằng
Putin- một nhân vật rõ ràng ít tiếng tăm, có thể giữ ghế lâu hơn so với những
người tiền nhiệm. Những đối thủ chính và có thể là người kế nhiệm Yeltsin đã
tiến hành các chiến dịch vận động nhằm thay thế vị Tổng thống già yếu đã có
những phản ứng mạnh mẽ nhằm ngăn cản Putin xuất hiện với tư cách một đối
thủ tiềm năng. Hình ảnh một nhân viên ngành an ninh tiếp cận và xử lý vấn đề
khủng hoảng Chechnya một cách cứng rắn của Putin đã nhanh chóng lôi cuốn
sự ủng hộ của dân chúng cho phép ông dần vượt xa các đối thủ. Trong khi
chính thức không liên kết với đảng nào, Putin lại nhận được sự ủng hộ của

8


phe Edinstvo (thống nhất) mới thành lập và hiện chiếm đa số trong cuộc bầu
cử Duma tháng 12 – 1999. Putin được tái chỉ định làm Thủ tướng Chính phủ
và dường như đang ở vị trí thuận lợi nhất cho cuộc bầu cử Tổng thống trong
mùa hè năm sau đó. Quá trình thăng tiến của ông tới chức vụ cao nhất nước
Nga thậm chí còn nhanh chóng hơn: ngày 31/ 12/ 1999, Yeltsin bất ngờ từ
chức và theo Hiến pháp, Putin được chỉ định làm Tổng thống (tạm quyền) trở
thành vị Tổng thống thứ hai của nhà nước LB Nga.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga được tổ chức ngày 26/03/2000,
Putin thắng cử ngay từ vòng đầu tiên và chính thức trở thành Tổng thống LB
Nga.
1.2 Thời kỳ làm Tổng thống.
Trong những năm tháng đầu làm Tổng thống, V.Putin chưa phải là tổng
thống thực quyền. Những năm tháng ấy chính trường Nga rối như mớ bòng
bong, kinh tế suy thoái nghiêm trọng, tài sản quốc gia bị đục khoét mục
ruỗng, các băng đảng mafia nổi lên như nấm. Nước Nga không có một trung
tâm quyền lực tuyệt đối và dĩ nhiên, cuộc đấu tranh giành quyền lực vô cùng
khốc liệt. V.Putin trở thành tổng thống trước muôn vàn thách thức mà thách
thức quan trọng nhất chính là lập lại trật tự xã hội. Hàng loạt vấn đề nan giải
như lương hưu, lương công nhân, lạm phát, sự hoành hành của tội phạm, nạn
tham nhũng hay khả năng thao túng chính quyền của các nhà tài phiệt và quan
trọng hơn cả là chủ nghĩa ly khai với đầu tàu Chechnya đang chờ đợi con
người có vóc dáng nhỏ bé ấy.
Cuộc khủng hoảng lớn nhất mà Putin phải đối mặt trên cương vị tổng
thống trong nhiệm kỳ thứ nhất xảy ra tháng 8/ 2000, khi chiếc tàu ngầm
nguyên tử Nga Kurst đắm ngoài khơi bán đảo Kola, làm thiệt mạng 118
thuỷ thủ trên tàu. Tuy Putin bị chỉ trích trên các phương tiện thông tin đại
chúng Nga vì sự bất lực của mình trong những giai đoạn đầu cuộc khủng

hoảng, nhưng nó không để lại những hậu quả lâu dài đối với hình ảnh ông
trong lòng nhân dân.
9


Ngày 14/ 3/ 2004, Putin thắng cử nhiệm kỳ hai với 71% số phiếu bầu.
Một lần nữa trên các kênh truyền hình lại thực hiện một chiến dịch tuyên
truyền một phía ủng hộ Putin, đa số họ đều là những kênh do nhà nước sở hữu
hay kiểm soát.Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử và việc kiểm phiếu đều được
các phái đoàn của văn phòng vì các thể chế Dân chủ và Nhân quyền thuộc tổ
chức An ninh và Hợp tác Châu Âu tuyên bố là “tự do và công bằng”.
Ngày 13/ 9/ 2004, sau vụ khủng hoảng con tin trường học tại Beslan và
những vụ tấn công hầu như đồng thời của những kẻ khủng bố Chechnya vào
Matxcova, Putin đã đưa ra sáng kiến nhằm thay thế cuộc bầu cử các thống
đốc vùng bằng một hệ thống theo đó họ sẽ được Tổng thống đề cử và được
chấp nhận hay không bởi các cơ quan hành pháp. Những người phản đối sáng
kiến này bao gồm cả Mikhail Gorbachev, Boris Yeltsin, và Collin Powell, chỉ
trích coi đó là một nước xa rời dân chủ ở Nga và quay lại với bộ máy tập
trung trung ương thời kỳ Xô viết. Cùng ngày hôm đó. Putin đã công khai ủng
hộ kế hoạch của Uỷ ban Bầu cử Trung ương về việc bầu cử các đại biểu
Duma dựa hoàn toàn trên sự giới thiệu từ các vùng, chấm dứt một nửa các
cuộc bầu cử đại biểu tại các đơn vị chỉ bầu một người.
Ngày 25/ 4/ 2005, Putin đã gây ra một cuộc tranh luận, khi trong bài phát
biểu trước Quốc hội, được phát trên kênh truyền hình quốc gia đã coi sự sụp
đổ của LB Xô viết như là “thảm hoạ địa chính trị lớn nhất thế kỷ”. Lời nói
này được phương Tây và một số nước xung quanh nhìn nhận với thái độ chỉ
trích; sau này Putin đã nói rõ rằng ông không ca ngợi LB xô viết cũ mà chỉ
muốn nhấn mạnh tới ảnh hưởng mạnh mẽ của sự sụp đổ này trên thế giới, đặc
biệt với kinh tế và đời sống người dân từ các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ
và sự dịch chuyển cư dân một phần gây ra từ tình cảm chống Nga tại nhiều

nước cộng hoà đó.
7 năm trôi qua, dưới sự lãnh đạo của V.Putin nước Nga có diện mạo
hoàn toàn khác. Có thể khẳng định rằng, V.Putin đã giữ được sự cân bằng cho

10


một nước Nga hiện tại và mô hình cho một nước Nga phát triển ở tương lai
phía trước, giữa một nước Nga truyền thống và một nước Nga hiện đại.
Mấy năm gần đây nền kinh tế Nga phát triển với chỉ số tăng trưởng
khoáng 7%. Chưa bao giờ nước Nga có khoản dự trữ tài chính lớn như hiện
nay. Putin đã xây dựng được “đế chế” đủ mạnh và quan trọng hơn, nó thực
sự là của ông trong hai nhiệm kỳ tổng thống. Để đến bây giờ, nếu có giã từ
chính trường thị hệ thống lãnh đạo mới chắc chắn sẽ đi theo đường lối của
ông. V.Putin tăng cường khả năng kiểm tra và giám sát của nhà nước trước
những ngành kinh tế mũi nhọn. Putin luôn ý thức được rằng, một nước
mạnh trước hết phải là một nước có nền kinh tế hùng mạnh. Chính vì vậy,
chiến lược chính trị đối ngoại của ông bao giờ cũng được xây trên những
hoạt động kinh tế đối ngoại.

11


CHƯƠNG II
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TIÊU BIỂU CỦA PUTIN
2. 1 Tư tưởng về cải cách kinh tế Nga của V.Putin
Chính trị thực chất là quan hệ về lợi ích trước hết và cơ bản là lợi ích
kinh tế. Giải quyết những quan hệ này trực tiếp quyết định tới động lực của
sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế. Hơn nữa, nó còn có quan hệ tới việc
định hướng cho sự phát triển, bởi giải quyết quan hệ này trên quan điểm lý

tưởng nào và vì ai? Lên nắm quyền tổng thống vào ngày 26/ 3/ 2000, Putin
đã tiếp nhận một “đống đổ nát” của thời kỳ người tiền nhiệm để lại: Dân số
Nga ngày một ít đi, kinh tế ảo và sự ỷ lại vào năng lượng, ông trùm ẩn thân
ngấm ngầm thao túng… Về mặt kinh tế, vấn đề lớn nhất mà Putin phải đối
mặt sau khi lên nắm quyền là thiếu tiền vốn trong quốc khố, trước mắt Nga
chỉ có dự trữ ngoại tệ và vàng gần 20 tỷ đô la Mỹ, và tổng các loại nợ đã
gấp mười lần con số này. Vì vậy, nếu không được các nước phát triển đầu
tư và viện trợ trong một thời gian ngắn, nền kinh tế Nga hoàn toàn không
thể nào thoát khỏi khủng hoảng. Đứng trước tình hình này, Putin đã đưa ra
những chính sách gì để giải quyết?
Putin cho rằng: “Nước Nga không thuộc vào hàng những nước có trình
độ kinh tế xã hội cao nhất trong thế giới đương đại, nước Nga đang đứng
trước một vấn đề kinh tế và xã hội vô cùng phức tạp. Đó cũng chính là thế lực
của nền kinh tế Nga trước mắt không tương xứng với địa vị quốc tế trước đây
của nó. Nói một cách hình tượng rằng, Nga là “một con gấu Bắc Cực đang
ngủ đông”. Có thể thấy rằng, để trở thành một cường quốc kinh tế, nước Nga
cần phải nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi trong khoảng vài chục năm nữa.
Trong diễn văn “Nước Nga trong buổi giao thời của thiên niên kỷ” Putin
đã đưa ra nhận thức được điểm này. Đường lối tư tưởng về chính sách kinh tế
mà ông đề xuất trong đó làm cho người ta hiểu được phần nào ảnh hưởng
chính sách ấy khi nhấn mạnh nhiều lần rằng cần phải hoàn thiện chế độ thu
12


thuế, tiến hành cải cách ngân hàng và tăng cường đầu tư nước ngoài… và ông
cho rằng những chính sách này có thể đảm bảo cho cuộc cải cách kinh tế của
nước Nga thành công. Điều này chứng tỏ rằng, ông sẽ tiếp tục thực hiện quyết
tâm cải cách mở cửa và phát triển kinh tế thị trường. Nhưng ông còn kiên trì
rằng một Nhà nước vẫn hy vọng thực hiện quản lý kiểu gia trưởng chứng tỏ
Chính phủ đó có rất nhiều công việc thiết yếu can thiệp vào kinh tế. Điều này

nói lên rằng, mô hình kinh tế của thời đại Putin sẽ là một mô hình kinh tế kết
hợp giữa kinh tế thị trường với sự can thiệp của Nhà nước và các đặc điểm
vốn có của Nga.
 Thứ nhất, tăng cường sự can thiệp của Nhà nước đối với đời sống
kinh tế, đặc biệt là tăng cường điều phối và khống chế tầm vĩ mô đối với lĩnh
vực tài chính và tiền tệ.
 Thứ hai, điều chỉnh phương thức của chính sách vĩ mô, biến trọng
điểm của chính sách từ ưu tiên ổn định tài chính chuyển thành ưu tiên phát
triển sản xuất.
 Thứ ba, khắc phục tính mù quáng và phiến diện trong chính sách kinh
tế đối ngoại, thông qua sự phát triển kinh tế dân tộc để đảm bảo ổn định kinh
tế.
 Thứ tư, điều chỉnh cơ cấu kinh tế một cách sâu sắc, bảo đảm tăng
trưởng kinh tế ổn định. “Cũng như các nước công nghiệp phát triển khác,
trong kinh tế Nga vừa phải có vị trí của công ty tập đoàn tài chính công
nghiệp lại vừa phải có chỗ đứng cho các xí nghiệp vừa và nhỏ. Bất kỳ một
hạn chế nào hoặc sự phát triển bột phát một hình thức kinh tế nào đó đều chỉ
gây trở ngại đối với việc chấn hưng kinh tế của Nga. Chính sách của Chính
phủ cũng chỉ nhằm xây dựng một kết cấu. Loại kết cấu này cần phải đảm bảo
duy trì quan hệ tỷ lệ hợp lý giữa các hình thức kinh tế. Về điểm này còn đang
tồn tại một phương tiện rất quan trọng, chính là khả năng tự điều tiết một cách
hợp lý các hoạt động của các ngành. Đây là vấn đề then chốt, bởi vì chính các
ngành này quyết định trên một mức độ rất lớn cơ cấu của cả nền sản xuất và
13


giá cả tiêu dùng. Nói như vậy có nghĩa là nó vừa có thể gây ảnh hưởng đối
với lĩnh vực kinh tế và tiền tệ, lại vừa có thể ảnh hưởng tới sự thay đổi mức
thu nhập của dân cư”.
Bên cạnh những quan điểm trên, Putin còn nêu lên tầm quan trọng của

khoa học kỹ thuật đối với việc phát triển kinh tế. Ông nói: “Nếu nền kinh tế
của một quốc gia không thể chuyển động thì sẽ không thể có ngày hôm
này, nếu không có nền khoa học kỹ thuật có sức mạnh cạnh tranh thì sẽ
không có hôm nay”. Ai cũng hiểu rằng, nước nào sở hữu một nền khoa học
kỹ thuật tiên tiến, sớm nắm được công nghệ mới thì nước đó sẽ đi trước
thời đại, có nghĩa là phát triển hơn các nước khác một bước.Việc ứng dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ vào kinh tế là bước đi nhanh
nhất để đưa nền kinh tế phát triển.
2. 2. Tư tưởng trong “Tư tưởng Nga” của V.Putin
Putin nhận thức tương đối tỉnh táo về cục diện nước Nga trước mắt.
Trong “Nước Nga trong buổi giao thời của thiên niên kỷ” ông đã chỉ ra
rằng: Nước Nga “không phải là một nước đại biểu cho mức phát triển về
kinh tế và xã hội cao nhất của thế giới đương đại; “hiện đang phải đối mặt
với các vấn đề kinh tế và các vấn đề xã hội vô cùng phức tạp”; “đang ở
trong thời kỳ lịch sử khó khăn nhất trong vài năm trở lại đây. Đây là lần
đầu tiên nước Nga phải đối mặt với mối nguy hiểm có thể trở thành một
nước hạng hai hoặc hạng ba của thế giới. Để tráng được điều này, nước
Nga nhất thiết phải có sức mạnh vô cùng to lớn của trí tuệ, nhân lực và đạo
đức. Hiện nay, tất cả đều được quyết định bởi chúng ta có nhận thức rõ
được mức độ nguy hiểm này không, có thể gánh vác được những công việc
lâu dài mà vô cùng gian khổ hay không” . Ông nhấn mạnh rằng: “Trong
giai đoạn trước mắt này, xét về góc độ đoàn kết xã hội Nga, đó là điều
mang ý nghĩa đặc biệt nhất”. Từ đó có thể thấy rằng, mục tiêu quan trọng
hàng đầu trong chính sách đối nội của Putin chính là làm cho toàn thể xã
hội Nga đoàn kết lại, cùng nhau phấn đấu để phục hưng Nga.
14


Trong con mắt của Putin, cơ sở để đoàn kết nước Nga chính là khởi
xướng cái gọi là “Tư tưởng Nga” trong toàn thể xã hội. Mà tiền đề để làm

được việc này chính là nhận thức một cách chính xác những thành tựu và
những sai lầm trong thời kỳ LB Nga cũng như của cuộc cải cách trong 8 năm
của nước Nga.
Sau khi Liên Xô giải thể đã nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt kéo dài 8
năm xoay quanh vấn đề những thành tựu; sai lầm và việc cải cách ra sao, sự
thành bại của công việc cải cách nước Nga trong thời kỳ Liên Xô, cho đến tận
bây giờ vẫn chưa có được nhận thức thống nhất, dẫn tới cục diện chính trị rối
ren, đời sống chính trị, kinh tế chệch quỹ đạo. Đứng trước tình hình trên,
Putin đã đưa ra kết luận cho chính bản thân về hai vấn đề này. Ông cho rằng,
phủ nhận những thành tựu rõ ràng của thời kỳ đó (thời kỳ Liên Xô là sai lầm).
Nhưng không nhận thức được cái giá quá lớn mà xã hội và nhân dân phải trả
giá trong cuộc thử nghiệm xã hội này thì sai lầm càng lớn hơn.
Về công cuộc cải cách trong 8 năm qua của nước Nga, Putin cho rằng:
“Tất cả những năm gần đây, chúng ta cố tiến lên một cách bừa bãi, không có
được sự nhận thức rõ ràng về mục tiêu mang tính toàn quốc”. “Sự rối ren
trong chính trị và kinh tế xã hội, những thay đổi liên tục và cuộc cải cách cấp
tiến đã làm cho nước Nga sức cùng lực kiệt”. Đồng thời, Putin cho rằng, để
thay đổi tình trạng này, tuyệt đối không gây đột biến theo kiểu cách mạng
được, mà phải lấy tất cả những gì tốt đẹp nhất trong cải cách thị trường và cải
cách dân chủ những năm gần đây làm chỗ dựa để áp dụng biện pháp tiến dần
từng bước và thận trọng. Điều này nói lên rằng, Putin phản đối việc phủ định
toàn bộ những thành tựu và sai lầm trong thời kỳ Liên Xô trước đây, ông cũng
phản đối việc phủ định toàn bộ những thành tựu và sai lầm của nước Nga
trong 8 năm cải cách để hướng sự chú ý của toàn xã hội vào việc đánh giá
khách quan hai thời kỳ này, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm xây dựng
đất nước thuận lợi hơn.

15



Putin cho rằng, “Tư tưởng mới của Nga là một thể hợp thành, nó là sự
kết hợp một cách hữu cơ giữa giá trị phổ biến của toàn thể loài người với giá
trị truyền thống đã được thử thách qua thời gian của nước Nga”. Cái gọi là
“tư tưởng Nga” mà Putin khởi xướng bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:
 Thứ nhất là chủ nghĩa yêu nước.
Đây là một thứ tình cảm đáng tự hào đối với Tổ quốc, lịch sử và thành
tựu của mình, đây cũng là ý nguyện muốn cống hiến sự cố gắng của mình để
làm Tổ quốc mình càng tươi đẹp, giàu mạnh và hạnh phúc hơn. Thứ tình cảm
này làm thoát khỏi sự kiêu ngạo dân tộc và dã tâm đế quốc, điều này chẳng có
gì là không đạo đức và thủ cựu cả.
Đó cũng là nguồn cội của sức mạnh và sự anh dũng ngoan cường của
nhân dân. Chúng ta có thể mất đi nhân dân – những người sáng tạo nên những
thành tựu vĩ đại nhưng không thể để mất đi tinh thần của chủ nghĩa yêu nước
vì khi đó là chúng ta đã mất đi lòng tự hào và tôn nghiêm của dân tộc.
 Thứ hai là ý thức cường quốc.
Nước Nga trước kia cũng như trong tương lai vẫn là một quốc gia vĩ đại.
Tính không thể chia cắt về địa lý, chính trị, kinh tế và văn hoá quyết định điều
này. Trong suốt tiến trình lịch sử nước Nga, nó vẫn quyết định trào lưu tư
tưởng của nước Nga và chính sách của đất nước. Hiện nay, nó vẫn là một
nhân tố mang tính chế ước. Nhưng ngày nay, trào lưu tư tưởng này cần phải
tăng những nội dung mới hơn.
Trong thế giới hiện đại nếu nói thực lực của một nước lớn được biểu
hiện trong lĩnh vực quân sự, thì cũng có nghĩa là nó biểu hiện ở chỗ nước đó
có thể trở thành người đi đầu trong việc nghiên cứu và vận dụng kỹ thuật tiên
tiến, có thể đảm bảo cho cuộc sống nhân dân ở mức cao, đủ khả năng chắc
chắn bảo vệ được lợi ích quốc gia của mình” – Nước Nga trước kia là một
nước hùng mạnh, đã từng đánh bại những quốc gia với những nhân vật lừng lẫy
một thời như Napoleon, Hittle … và cũng đã từng thâu tóm một nửa thế giới.

16



Nước Nga suy tàn ngày nay nếu đem so sánh với một quá trình lịch sử
huy hoang và lâu dài trước kia, thì đây cũng là một thời gian rất ngắn ngủi.
Nước Nga vẫn sẽ trở thành một cường quốc của thế giới.
 Thứ ba là tác dụng của Nhà nước.
Nước Nga có đặc điểm lịch sử và con đường phát triển của riêng
mình, chỉ cần dựa vào những điều này, trước mắt cũng có thể làm mạnh mẽ
cơ chế quốc gia. Nước Nga chỉ có chịu sự điều tiết của cơ chế nhà nước
mới có thể duy trì sự thống nhất, duy trì sự phát triển vững mạnh. Do vậy,
Putin chỉ ra rằng: cho dù nước Nga có trở thành phiên bản của nước Mỹ
hoặc nước Anh, cũng không dễ gì lập tức làm ngay được điều này. Giá trị
của chủ nghĩa tự do trong hai nước có truyền thống lịch sử sâu sắc. Còn ở
Nga, nhà nước cùng với thể chế và cơ cấu của nó có một tác dụng cực kỳ
quan trọng trong đời sống nhân dân.
Đối với người Nga mà nói, một quốc gia có quyền lực mạnh mẽ không
phải là một việc gì không bình thường, cũng không phải là một việc gì phản
đối, mà ngược lại, nó là nguồn động lực thúc đẩy chủ yếu của những người
khởi xướng bất kỳ cải cách nào. Xã hội đương đại Nga liệu có hoà trộn lẫn
lộn giữa một quốc gia theo chủ nghĩa cực quyền làm một hay không? Chúng
ta cũng đã học được bài học là cần coi trọng dân chủ, pháp chế, tự do chính trị
và tự do cá nhân. Đồng thời, người ta cho rằng quyền lực quốc gia đang suy
yếu rõ ràng. Xã hội căn cứ vào truyền thống và hiện trạng xã hội để phục hồi
sự chỉ đạo và tác dụng điều tiết cần thiết của nó.
 Thứ tư là đoàn kết xã hội Nga.
Ở Nga, trong tương lai sẽ chú trọng hoạt động cá nhân hơn hoạt động tập
thể, đó là sự thực, mà tác phong kiểu gia trưởng cũng đã ăn sâu vào xã hội
Nga, đây cũng là sự thực. Phần lớn người Nga không quen thông qua sự nỗ
lực và phấn đấu của các cá nhân để cải thiện tình trạng của chính mình, mà
chỉ quen với việc trông cậy vào sự giúp đỡ của nhà nước, xã hội và sự ủng hộ

để làm điều đó. Muốn thay đổi thói quen này cần phải có nhiều thời gian.
17


Chúng ta không cần trả lời vấn đề làm thế này là tốt hay xấu, mà điều quan
trọng là ở chỗ, có tinh thần như vậy và phát triển rất mạnh mẽ, do đó, không
thể không được coi trọng. Trước tiên cần phải suy nghĩ về điểm này trong
hoạch định chính sách xã hội
2.3. Tư tưởng ngoại giao của V.Putin
Lên nắm quyền lãnh đạo tối cao ở một đất nước rộng lớn sau cuộc bầu
cử Tổng thống Liên bang Nga ngày 26/ 03/ 2000, Putin đã tiếp nhận một di
sản không thể nói là tốt đẹp từ người tiền nhiệm Boris Yeltsin cả trong lĩnh
vực đối nội cũng như đối ngoại. Chỉ số tăng trưởng GDP hàng năm của Liên
bang Nga trong suốt từ năm 1991 đến 1998 luôn ở mức âm (ngoại trừ năm
1997 là + 0,4%); hoạt động khủng bố ở Chechnya với những nguy cơ nghiêm
trọng đe doạ ANQG; cuộc đấu tranh giữa cơ quan hành pháp và cơ quan lập
pháp (Duma quốc gia) chưa phân định thắng thua… Trên chính trường quốc
tế, hình ảnh của nước Nga, mặc dù đã được cải thiện trong nửa sau thập niên
90 của thế kỷ XX, song vẫn còn rất mờ nhạt và yếu thế so với các đối tác
trong nhóm G7, nhất là trước xu hướng bành trướng của khối NATO. Trong
tình hình đó khi vừa lên cầm quyền Putin đã tiến hành cải cách thể chế chính
trị- kinh tế của đất nước, đồng thời đẩy nhanh phần tử chia rẽ Chechnya, tấn
công chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ đất nước thống nhất. Tương ứng với những
điều đó, về chính sách ngoại giao ông tiến hành điều chỉnh, phát triển và sáng
tạo trên cơ sở nền ngoại giao “chim ưng hai đầu”, đề ra chính sách ngoại giao
toàn diện, củng cố cộng đồng các quốc gia độc lập, cân bằng Đông – Tây.
Trong chính sách ngoại giao này, phương Tây phương Đông giống như hai
cánh của nền ngoại giao nước Nga, chỉ có hai cánh cùng bay thì mới có thể tự
do bay lượn trên vũ đài quốc tế được.
 “Ngoại giao hai cánh” của V.Putin là sự kế thừa và phát triển ngoại

giao “chim ưng hai đầu” của Boris Yeltsin.
Thời kỳ đầu độc lập nước Nga, từng có một thời gian thực hiện chính
sách đối ngoại “Nhất biên đảo”, về ngoại giao hoàn toàn nghiêng về phương
18


Tây, ảo tưởng có thể dùng thoả hiệp và nhượng bộ để đổi lấy sự tiếp nhận của
phương Tây. Thế nhưng tâm nguyện của nước Nga đã khiến cho mình phải
trả giá một cách nặng nề. Chiến tranh lạnh tuy đã kết thúc, nhưng sự cảnh
giác của phương Tây đối với Nga vẫn chưa bị loại bỏ, mưu đồ làm suy yếu
nước Nga vẫn không hề thay đổi. Nga hoà nhập phương Tây không thành,
ngược lại mất đi ảnh hưởng truyền thống ở phương Đông, lợi ích của bản thân
và hình tượng của đất nước bị tổn hại nghiêm trọng.
Học thuyết “Ngoại giao hai cánh” của Putin có tính đến nhu cầu hiện
thực và lợi ích lâu dài của nước Nga. Nước Nga nằm vắt ngang lục địa Âu Á, do đó nó cần phải đồng thời xây dựng và duy trì môi trường xung quanh
tốt đẹp với cả Âu và Á, nhằm có lợi cho sự phục hưng của nước Nga. Đặc
biệt, trước việc NATO tiếp tục mở rộng sang phía Đông và Mỹ phát triển
NMD, đứng trước sự chèn ép toàn diện, Nga cần phải xuất phát từ tính toán
chiến lược sâu xa về an ninh quân sự, tích cực phát triển sự hợp tác với Tây
Âu, đồng thời tranh thủ phát triển quan hệ với phương Đông nhằm xây dựng
một hậu phương lớn, chiến lược ổn định đồng thời cố gắng thúc đẩy hợp tác
thị trường tiềm năng to lớn. Chính trong bối cảnh đó, tư tưởng ngoại giao của
Putin là lấy củng cố các nước SNG làm điểm tựa thúc đẩy thực hiện “ngoại
giao hai cánh” cân bằng phương Đông phương Tây.
Về mặt sách lược ngoại giao cụ thể, “ngoại giao hai cánh” nhấn mạnh
mấy vấn đề sau:
- Thứ nhất, nguyện hợp tác hơn nữa với Mỹ về mặt hạ thấp vai trò của
nhân tố vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Thứ hai, coi liên minh châu Âu là đối tác chính trị kinh tế cực kỳ quan
trọng, quan hệ với các nước châu Âu là mặt ưu tiên truyền thống của chính

sách ngoại giao Nga.
- Thứ ba, cho rằng ngoại giao châu Á là một trong những phương hướng
cực kỳ quan trọng của Nga, và cần phát triển nền ngoại giao châu Á, tích cực
phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là điều cực kỳ quan trọng.
19


- Thứ tư, cho rằng mặt ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Nga là
bảo đảm hợp tác đa phương và song phương tiến hành với các nước SNG phù
hợp với lợi ích ANQG, trọng điểm ở chỗ phát triển quan hệ láng giềng và
quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước SNG.
 Putin đã lớn tiếng phản đối thế giới đơn cực (tiêu biểu là chính sách
đơn cực của Mỹ) và ông mong muốn sẽ phát triển thế giới trong mối quan hệ
đa cực. Tư tưởng đó được nêu lên trong chính sách ngoại giao của ông:
Ngày 03/ 01/2000, trong bài phát biểu với thông tấn xã Nga, Putin cho
rằng thế giới mới cần xây dựng trên cơ sở bạn bè bình đẳng chân chính.
Trong lịch sử, cục diện thế giới đơn cực và thế giới do một vài nước bá quyền
làm cơ sở đã kết thúc. Nga không chủ trương quay trở lại thời kỳ đối đầu và
thế giới hai cực với bất kỳ hình thức nào. Nga mong muốn gia nhập đại gia
đình quốc tế, muốn xây dựng mối quan hệ với tất cả các nước trên thế giới
trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.
Nước Nga không đặt cho mình bất kỳ một nhiệm vụ toàn cầu nào, lại
càng không phải là nhiệm vụ ý thức hệ của một siêu cường. Phản đối thế giới
đơn cực, xây dựng thế giới đa cực, phát triển mối quan hệ hữu nghị với tất cả
các nước trên thế giới tạo môi trường quốc gia thuận lợi nhất để phát triển
kinh tế đồng thời chú trọng phát huy vai trò nước lớn trong các công việc
quốc tế của nước Nga. Đó là chính sách ngoại giao mà từ nay về sau nước
Nga sẽ duy trì. Quan điểm ngoại giao của Putin như vậy thực chất là bảo vệ
lợi ích của Nga, bảo đảm an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều
kiện cho sự phát triển tiến lên một bước của đất nước Nga. Vị trí của nước

Nga trên thế giới được xác định không chỉ là một quốc gia châu Âu, mà là
một cường quốc Âu - Á vĩ đại, chịu trách nhiệm duy trì an ninh trên thế giới
cả ở quy mô toàn cầu và quy mô khu vực. Học thuyết chỉ rõ: “là thành viên
thường trực của HĐBALHQ, có một tiềm lực và nguồn tài nguyên đáng kể
trong tất cả các lĩnh vực, duy trì mối quan hệ tích cực với các quốc gia hàng

20


đầu thế giới, nước Nga có một ảnh hưởng trọng yếu đối với việc xây dựng trật
tự thế giới mới”.
Tư tưởng thế giới đa cực không phải là khẩu hiệu hình thái ý thức mà là
triết học của cuộc sống quốc tế. Nó lấy hiện thực của thời đại toàn cầu làm cơ
sở. Chỉ có lấy việc dựa vào nhau và bình đẳng chủ quyền của các thành viên
LHQ, làm cơ sở cho thể chế của thế giới mới, có thể tập trung mọi lực lượng
của các khu vực và các quốc gia để chống lại các cuộc chiến trước mắt, xây
dựng một cơ chế hữu hiệu, nhịp nhàng của các lực lượng quốc gia và quốc tế.
Chỉ có trên cơ sở đó chúng ta mới có thể trong khuôn khổ tiến trình quốc tế
thống nhất mà suy nghĩ với chừng mực lớn nhất đến lợi ích và đặc điểm của
một số quốc gia, làm cho họ có mức độ an ninh như nhau và chiếm một vị trí
vốn có trong xã hội quốc tế. Như vậy mới có lợi cho việc giữ gìn và gia tăng
thành quả thực tế của hoà bình và an ninh cho sự đối kháng của các tập đoàn
mang lại – xã hội mở cửa, không gian thông tin - văn hoá thống nhất và hiệp
nghị quan trọng về cắt giảm vũ khí, đảm bảo bình ổn chiến lược.
Từ khi lên cầm quyền, Putin đã thực hiện chính sách ngoại giao rất chủ
động và linh hoạt. Tất cả đều với mục đích khôi phục lại địa vị cường quốc
của nước Nga cũng như là bảo vệ lợi ích của quốc gia mình. Đó là xuất phát
từ lòng yêu nước và quyết tâm vực đất nước Nga ra khỏi những tháng ngày
đen tối để trở lại với vị trí trước kia.


21


CHƯƠNG III
ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PUTIN ĐỐI VỚI NƯỚC NGA
3.1. Ảnh hưởng của tư tưởng cải cách kinh tế
Kể từ ngày 26/ 10/ 2006, Nga đã không còn nợ nần bất kỳ nước nào trên
thế giới. Trong 7 năm nắm quyền điều hành đất nước, Putin không những vực
dậy cả nền kinh tế đồ sộ từng suy yếu trầm trọng sau cuộc khủng hoảng tài
chính năm 1998, mà những quyết sách của ông còn giúp nước Nga trả hết
những khoản nợ nước ngoài trước kia, trong đó bao gồm cả những khoản nợ
từ thời Liên bang Xô viết cũ. Mặc dù giới bình luận có những cách nhìn khác
nhau đối với triển vọng kinh tế của nước Nga nhưng những gì mà nước Nga
đã đạt được trong những năm qua không thể không gây sự chú ý rộng rãi trên
thế giới. Nhờ hàng loạt những chính sách đúng hướng, nền kinh tế Nga đã
liên tục tăng trưởng cao trong thời đại Putin với tỷ lệ tăng trưởng năm 2000 là
10% và trong ba năm gần đây luôn đạt từ 6,5% đến 7%.
Song song với việc phục hồi nền kinh tế thì việc tăng dự trữ quốc gia
cũng là vấn đề quan trọng. Ngày 29/ 12, phát biểu tại cuộc gặp gỡ cuối cùng
trong năm nay với lãnh đạo Chính phủ Nga, Tổng thống V.Putin cho biết dự
trữ vàn và ngoại tệ của Nga tạo Ngân hàng trung ương đạt mức cao kỷ lục là
72 tỷ USD. Với kết quả này, Nga đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới, chỉ sau
Nhật Bản về dự trữ vàng. Dự trữ ngoại tệ của Liên bang Nga đầu tháng 5/
2004 đã lên tới gần 85 tỷ USD chủ yếu nhờ xuất khẩu dầu mỏ. Nguồn thu
chính của quỹ dự trữ quốc gia của Nga từ trước đến nay vẫn là xuất khẩu dầu
khí, với số tiền thu được chiếm khoảng 50% GDP mỗi năm . Là một trong
những nước khai thác và xuất khẩu dầu thô lớn trên thế giới, cung cấp khí đốt
cho hầu hết các nước Đông Âu, việc giá dầu thế giới luôn ở mức cao một năm
nay là yếu tố chính mang lại cho nước Nga những khoản thu đáng kể. Tuy
vậy, chính sách tăng giá năng lượng hiện nay của Nga đang bị các nước châu

Âu cáo buộc là “dùng năng lượng để gia tăng áp lực chính trị”.
22


Cần phải nói rằng, tăng trưởng kinh tế của Nga hiện nay, đối với một
nước thức tỉnh này mà nói mới chỉ là sự khởi đầu. Nhưng sự mở đầu này đã
cho thấy, chính sách cải cách kinh tế của Putin đã giành được kết quả khả
quan và ông đã đi đúng hướng. Dự kiến tương lai nền kinh tế của Nga vẫn sẽ
giữ được tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao trong một thời gian dài. Từ đó có thể
thấy, nền kinh tế Nga sẽ trở thành một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng
trong nền kinh tế thế giới là điều không thể tránh khỏi. Và cuối cùng, điều
quan trọng nhất là Nga đã vực dậy được phần nào vị trí của mình trong nền
kinh tế toàn cầu.
3.2. Ảnh hưởng của “tư tưởng Nga” đối với xã hội Nga
Dưới sự cố gắng của người đứng đầu Nhà nước Liên bang Nga, kết quả đạt
được đã không phụ công sức của ông. Sau 7 năm cầm quyền, Putin đã làm cho
người dân Nga có một niềm tin mãnh liệt vào vị Tổng thống của mình. Ông
cùng với những người cộng sự của mình đã chèo lái “con thuyền Nga” một cách
tài tình đưa nước Nga vượt ra khỏi những gì mà họ cho là đen tối nhất.
Nhà nước và Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, chăm lo cho đời sống của
nhân dân. Phúc lợi xã hội được ổn định và đảm bảo. Hệ thống y tế và trường học
được ưu tiên đầu tư xây dựng…
Kể từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chưa bao giờ người dân Nga lại
đoàn kết như lúc này. Chính điều đó đã tạo nên sức mạnh để đưa nước Nga
phát triển như bây giờ. Ý thức dân tộc, ý thức cường quốc đã thức tỉnh trong
từng con người Nga. Giờ đây, họ đã có được cuộc sống đúng với ý nghĩa của
một người con nước Nga đó là: thân thiện, đoàn kết, yêu nước, yêu hoà bình,
sẵn sàng đấu tranh vì sự tiến bộ của loài người…
Mặc dù vậy, vẫn có một bộ phận người Nga phản đối những chính sách
mà Putin đã đề ra, nhưng đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ mà đại bộ phận người

dân Nga cho rằng chúng nằm ngoài lề xã hội Nga. Cầm đầu bộ phận này là
những người từng có chức quyền trong Nhà nước bị Putin cho thôi việc như

23


cựu Thủ tướng Nga Milkhail Kasyanov, chính khách Irina Khamada…hay
cựu vô địch cờ vua Garry Kasparov…
3.3. Ảnh hưởng của tư tưởng ngoại giao
Ta có thể biết được điều này trong quan hệ của Nga với các nước SNG,
với một số nước lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và với Việt
Nam. Quan hệ của Nga và các nước trên thế giới đã được cải thiện đi rất
nhiều. Địa vị của một nước Nga cường quốc trước đây trên trường quốc tế đã
được lấy lại không chỉ ở lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự… mà còn cả trên
lĩnh vực ngoại giao. Tiếp tục coi quan hệ hợp tác toàn diện với các nước SNG
là ưu tiên số một, Tổng thống V.Putin đã thực hiện một loạt các chuyến thăm
và làm việc tại các nước SNG. Mặc dù SNG vẫn còn là một tổ chức liên kết
lỏng lẻo, hiệu quả liên kết, hợp tác thấp, song vai trò của Nga trong các nước
SNG và một số tổ chức của SNG đang tăng lên. Quan hệ đồng minh giữa Nga
với Belarut được củng cố, quan hệ đối tác với Ukraina được cải thiện đáng kể.
Tình trạng quan hệ giữa Nga và các nước trong khu vực Capcado và Trung Á
phức tạp hơn, song thông qua một số tổ chức liên kết, hợp tác khác nhau như
Trung tâm chống khủng bố, Tổ chức hợp tác Thượng Hải, Hiệp định hợp tác
quân sự… mà Nga đóng vai trò chủ đạo, Nga đang từng bước xác lập lại ảnh
hưởng của mình ở khu vực địa chính trị quan trọng này.
Quan hệ Nga – Mỹ là vấn đề phức tạp nhất, gai góc nhất và cũng thu hút
sự chú ý của mọi người nhất trong chính sách ngoại giao của Nga. Khi Putin
lên nắm quyền cũng là lúc ông phải đứng trước điểm thấp nhất của quan hệ
Nga – Mỹ kể từ khi thành lập SNG. Nhưng bằng chính sách đối ngoại linh hoạt
của Tổng thống V. Putin quan hệ giữa hai nước đã từng bước được cải thiện.

Đã diễn ra các cuộc gặp gỡ thân thiết giữa Tổng thống của hai nước. Việc Tổng
thống Mỹ Bush mời Tổng thống Nga Putin và phu nhân đến trang trại của gia
đình mình ở Texaz đã chứng minh cho thấy sự thân thiết này. Mặc dù không
đồng tình với việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước về hệ thống phòng thủ
chống tên lửa đạn đạo (ABM), việc quân Mỹ có tại Grudia, việc Mỹ gọi các
24


nước Irak, Iran, CHDCND Triều tiên là “trục ma quỷ”… nhưng Nga phản ứng
khá thận trọng, có chừng mực và cố tạo được bầu không khí bớt căng thẳng
hơn với Mỹ để có được môi trường quốc tế thuận lợi cho mục tiêu phát triển
kinh tế của đất nước.
Ở hướng Đông, đối tác quan trọng nhất của Nga là Trung Quốc. Phát
triển mối quan hệ “đối tác chiến lược hướng tới thế kỷ XXI” được xác lập từ
năm 1997. Ngày 16/ 07/ 2001, Nga và Trung Quốc đã ký một văn kiện lịch sử
có tên “Hiệp ước láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác Nga – Trung”.
Hiệp ước này là sự kế tiếp Hiệp ước Xô - Trung (1950), song có những điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình mới và đặt nền tảng cho sự phát triển mối
quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước này trong thế kỷ XXI. Sự
kiên 11/ 09/ 2001 và ý đồ của Mỹ càng làm cho Nga và Trung Quốc xích lại
gần nhau hơn cả trong quan hệ song phương lẫn thông qua các diễn đàn đa
phương khác.
Bước sang thế kỷ XXI, cả Nga và Nhật đều có sự thay đổi lãnh đạo cấp
cao: ở Nhật ông Z. Koizumi lên làm Thủ tướng, ở Nga ông V.Putin trở thành
Tổng thống. Mọi mục tiêu và đường hướng đối ngoại của cả Nga và Nhật
đều có sự thay đổi, điều chỉnh. Xem xét diễn biến của quan hệ giữa hai nước
này những năm qua có thể thấy được một số chuyển biến theo hướng hợp tác
tích cực hơn trên các lĩnh vực. Về chính trị – quân sự các cuộc viếng thăm
dân sự và quân sự đi liền với các thoả thuận hợp tác ngày càng nhiều đã giúp
cải thiện và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa Chính phủ và nhân dân hai

nước. Về kinh tế, thương mại hai chiều Nga – Nhật đã tăng lên đáng kể từ
năm 2004 với mức 6,6 tỷ $. Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài
lớn nhất vào các dự án dầu khí ở khu vực Sakhalin, dự án phát triển công
nghiệp vùng Xiberi của Nga.
Quan hệ giữa Nga – Việt cũng đã có nhiều chuyển biến. Thời Kỳ
V.Putin cầm quyền cũng là thời kỳ diễn ra nhiều chuyến thăm cao cấp nhất
của lãnh đạo hai nước. Sự chuyển biến này được đánh dấu bằng những sự
25


×