ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ THANH HẢI
ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC ẨN DỤ NHÌN TỪ LÍ
THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN TRÊN CỨ
LIỆU BÁO CHÍ KINH TẾ ANH-VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ THANH HẢI
ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC ẨN DỤ NHÌN TỪ LÍ
THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN TRÊN CỨ
LIỆU BÁO CHÍ KINH TẾ ANH-VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
Mã số: 62. 22. 01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN CÔNG ĐỨC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
CÁN BỘ PHẢN BIỆN 1:
PGS. TS. PHẠM HÙNG VIỆT
CÁN BỘ PHẢN BIỆN 2:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN CHÍNH
CÁN BỘ PHẢN BIỆN 3:
PGS. TS. LÊ TRUNG HOA
CÁN BỘ PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1.
GS. TS. HOÀNG VĂN VÂN
2.
GS. TS. LÊ QUANG THIÊM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2011
Hà Thanh Hải
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ................................................................12
6. Đóng góp của luận án .................................................................................................15
7. Bố cục luận án ............................................................................................................16
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Ẩn dụ trong các hướng tiếp cận truyền thống. ...........................................................18
1.1.1. Các hướng tiếp cận theo quan điểm nghĩa học............................................18
1.1.1.1. Ẩn dụ theo quan điểm sở chỉ..........................................................18
1.1.1.2. Ẩn dụ theo quan điểm miêu tả........................................................20
1.1.2. Các hướng tiếp cận theo quan điểm dụng học .............................................22
1.2. Ẩn dụ ý niệm trong ngữ nghĩa học tri nhận ...............................................................24
1.2.1. Nền tảng cơ sở của lý thuyết ẩn dụ ý niệm ..................................................26
1.2.2. Các khái niệm và luận điểm cơ bản của lý thuyết ẩn dụ ý niệm ..................31
1.2.2.1. Định nghĩa ẩn dụ ý niệm ................................................................31
1.2.2.2. Các đặc tính của ẩn dụ ý niệm........................................................35
1.2.2.3. Quan hệ qua lại giữa ẩn dụ trong ngôn ngữ và trong tư duy............37
1.2.2.4. Ý niệm...........................................................................................39
1.2.2.5. Lĩnh vực ........................................................................................40
1.2.2.6. Lược đồ hình ảnh...........................................................................42
1.2.2.7. Các động lực hiện thân nhằm tạo ẩn dụ trong tư duy và trong ngôn ngữ ..43
1.2.2.8. Tính đơn hướng .............................................................................45
1.2.2.9. Tính phổ quát của ẩn dụ ý niệm .....................................................45
1.2.2.10. Tính biến thiên văn hoá của ẩn dụ ý niệm.....................................46
1.2.3. Phân loại ẩn dụ ý niệm ..............................................................................50
1.2.3.1. Phân loại theo tính thông dụng.......................................................50
1.2.3.2. Phân loại theo tính khái quát ..........................................................52
1.2.3.3. Phân loại theo chức năng tri nhận...................................................52
2
1.2.3.3.1. Ẩn dụ cấu trúc....................................................................52
1.2.3.3.2. Ẩn dụ thực thể ...................................................................52
1.2.3.3.3. Ẩn dụ định hướng .............................................................54
1.2.3.4. Phân loại theo lĩnh vực nguồn ........................................................55
1.3. Tiểu kết ....................................................................................................................56
CHƯƠNG 2: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG BẢN TIN TIẾNG ANH
2.1. Ẩn dụ KHÔNG GIAN ..............................................................................................59
2.2. Ẩn dụ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN...........................................................................64
2.2.1. Ẩn dụ CHẤT LỎNG..................................................................................65
2.2.2. Ẩn dụ CỖ MÁY ........................................................................................67
2.2.3. Ẩn dụ BONG BÓNG.................................................................................71
2.2.4. Ẩn dụ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG..............................................................73
2.2.5. Ẩn dụ ĐỘNG THỰC VẬT ........................................................................75
2.2.5.1. Ẩn dụ ĐỘNG VẬT........................................................................75
2.2.5.2. Ẩn dụ THỰC VẬT ........................................................................80
2.2.6. Ẩn dụ THỜI TIẾT NHIỆT ĐỘ ..................................................................82
2.2.6.1. TÌNH TRẠNG KINH TẾ LÀ TÌNH TRẠNG THỜI TIẾT.............82
2.2.6.2. TÌNH TRẠNG KINH TẾ LÀ TÌNH TRẠNG NHIỆT ĐỘ .............84
2.3. Ẩn dụ HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI .........................................................................86
2.3.1. Ẩn dụ CHIẾN TRANH..............................................................................86
2.3.2. Ẩn dụ HÀNH TRÌNH................................................................................89
2.3.3. Ẩn dụ SÂN KHẤU....................................................................................91
2.3.4. Ẩn dụ THỂ THAO SĂN BẮN...................................................................96
2.3.5. Ẩn dụ CỜ BẠC .........................................................................................98
2.3.6. Ẩn dụ ĂN UỐNG ......................................................................................100
2.3.7. Ẩn dụ HÔN NHÂN ...................................................................................101
2.4. Ẩn dụ CƠ THỂ SỐNG .............................................................................................103
2.4.1. TÌNH TRẠNG KINH TẾ LÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE.......................103
2.4.2. GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN KINH TẾ LÀ CHỮA BỆNH.........................105
2.5. Tiểu kết ....................................................................................................................106
CHƯƠNG 3: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG BẢN TIN TIẾNG VIỆT
3.1. Ẩn dụ KHÔNG GIAN ..............................................................................................109
3
3.2. Ẩn dụ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN...........................................................................112
3.2.1. Ẩn dụ CHẤT LỎNG..................................................................................112
3.2.2. Ẩn dụ CỖ MÁY ........................................................................................114
3.2.3. Ẩn dụ BONG BÓNG.................................................................................116
3.2.4. Ẩn dụ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG..............................................................117
3.2.5. Ẩn dụ ĐỘNG THỰC VẬT ........................................................................118
3.2.5.1. Ẩn dụ ĐỘNG VẬT........................................................................118
3.2.5.2. Ẩn dụ THỰC VẬT ........................................................................119
3.2.6. Ẩn dụ THỜI TIẾT NHIỆT ĐỘ ..................................................................120
3.3. Ẩn dụ HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI .........................................................................121
3.3.1. Ẩn dụ CHIẾN TRANH..............................................................................121
3.3.2. Ẩn dụ HÀNH TRÌNH................................................................................123
3.3.3. Ẩn dụ SÂN KHẤU....................................................................................124
3.3.4. Ẩn dụ THỂ THAO SĂN BẮN...................................................................126
3.3.5. Ẩn dụ CỜ BẠC .........................................................................................128
3.3.6. Ẩn dụ ĂN UỐNG ......................................................................................129
3.3.7. Ẩn dụ HÔN NHÂN ...................................................................................130
3.3.8. Ẩn dụ GIẢI TOÁN....................................................................................131
3.4. Ẩn dụ CƠ THỂ SỐNG .............................................................................................132
3.4.1. TÌNH TRẠNG KINH TẾ LÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE.......................133
3.4.2. GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN KINH TẾ LÀ CHỮA BỆNH.........................134
3.5. Tiểu kết ....................................................................................................................135
CHƯƠNG 4: SO SÁNH - ĐỐI CHIẾU CÁC ẨN DỤ Ý NIỆM TRÊN CÁC
KHỐI NGỮ LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG
4.1. So sánh-đối chiếu giữa hai khối bản tin tiếng Anh và tiếng Việt................................137
4.1.1. So sánh-đối chiếu định lượng.....................................................................137
4.1.1.1. Ẩn dụ KHÔNG GIAN ...................................................................139
4.1.1.2. Ẩn dụ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN … ...........................................140
4.1.1.3. Ẩn dụ HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI ..............................................142
4.1.1.4. Ẩn dụ CƠ THỂ SỐNG...................................................................142
4.1.2. So sánh-đối chiếu định tính........................................................................143
4.1.2.1. Cả hai ngôn ngữ chứa cùng ẩn dụ ý niệm được hiện thực hóa bằng
4
biểu thức ngôn ngữ như nhau .....................................................................144
4.1.2.2. Cả hai ngôn ngữ có cùng ẩn dụ ý niệm nhưng nhưng được hiện
thực hóa bằng biểu thức ngôn ngữ khác nhau .............................................144
4.1.2.3. Cả hai ngôn ngữ chứa các ẩn dụ ý niệm khác nhau........................146
4.2. Đề xuất ứng dụng trong giảng dạy và dịch thuật .......................................................147
4.2.1. Nâng cao năng lực ẩn dụ của người học .....................................................147
4.2.2. Gắn kết ẩn dụ ý niệm với việc giảng dạy ngoại ngữ ...................................149
4.2.3. Nâng cao nhận thức về ẩn dụ ý niệm trong học tập & giảng dạy
tiếng Anh kinh tế.................................................................................................151
4.2.4. Áp dụng đường hướng tri nhận trong dịch ẩn dụ ........................................152
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................154
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ....................................................166
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT ..........................................................167
PHỤ LỤC A: Một số mẫu ngữ liệu tiếng Anh.............................................................168
PHỤ LỤC B: Một số mẫu ngữ liệu tiếng Việt .............................................................186
5
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU BẢNG
Chương 1:
Hình 1.1.: Các tầng bậc trình hiện....................................................................................40
Bảng 1.2. Các loại lược đồ hình ảnh thông thường...........................................................42
Chương 2:
Hình 2.1: Số lượng các nhóm ẩn dụ ý niệm chính trong tiếng Anh ................................58
Hình 2.2: Tỉ lệ phần trăm các nhóm ẩn dụ ý niệm chính trong tiếng Anh ........................58
Hình 2.3: Tỉ lệ xuất hiện của các tiểu loại ẩn dụ KHÔNG GIAN ...................................60
Bảng 2.4: Các ẩn dụ ý niệm KHÔNG GIAN và các biểu thức ẩn dụ .............................62
Hình 2.5: Các tiểu loại ẩn dụ thuộc nhóm ẩn dụ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ........... ......65
Bảng 2.6: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ DÒNG CHẢY ............................... ....66
Bảng 2.7: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ CỖ MÁY ...........................................69
Bảng 2.8. Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ BONG BÓNG ............................ .......72
Bảng 2.9: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG ...............73
Bảng 2.10: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ ĐỘNG THỰC VẬT .......................78
Bảng 2.11: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ THỜI TIẾT .....................................83
Bảng 2.12: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ NHIỆT ĐỘ .....................................85
Bảng 2.13: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ CHIẾN TRANH...............................87
Bảng 2.14: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ HÀNH TRÌNH ................................90
Bảng 2.15: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ SÂN KHẤU ....................................93
Hình 2.16: Phép đồ họa ẩn dụ của tiếp đầu ngữ “under’...................................................95
Hình 2.17 : Phép đồ họa ẩn dụ của tiếp đầu ngữ “out’.....................................................96
Bảng 2.18.: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ THỂ THAO-SĂN BẮN..................97
Bảng 2.19: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ CỜ BẠC..........................................99
Bảng 2.20: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ ĂN UỐNG ......................................101
Bảng 2.21: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ HÔN NHÂN ...................................103
Bảng 2.22: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ SỨC KHỎE
trong bản tin tiếng Anh....................................................................................................104
Chương 3:
Hình 3.1: Số lượng các nhóm ẩn dụ ý niệm chính trong tiếng Việt ................................108
Hình 3.2: Tỉ lệ phần trăm các nhóm ẩn dụ ý niệm chính trong tiếng Việt ........................108
Hình 3.3: Tỉ lệ xuất hiện của các tiểu loại ẩn dụ KHÔNG GIAN .....................................109
6
Bảng 3.4: Các ẩn dụ ý niệm KHÔNG GIAN và các biểu thức ẩn dụ ........................ .......110
Hình 3.5: Các tiểu loại ẩn dụ thuộc nhóm ẩn dụ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN .............. ...112
Bảng 3.6: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ DÒNG CHẢY ............................... ....113
Bảng 3.7: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ CỖ MÁY ...........................................115
Bảng 3.8. Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ BONG BÓNG .......................... .........116
Bảng 3.9: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG................118
Bảng 3.10: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ ĐỘNG THỰC VẬT .......................109
Bảng 3.11: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ THỜI TIẾT-NHIỆT ĐỘ ..................121
Bảng 3.12: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ CHIẾN TRANH...............................122
Bảng 3.13: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ HÀNH TRÌNH ................................124
Bảng 3.14: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ SÂN KHẤU ....................................125
Bảng 3.15.: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ THỂ THAO-SĂN BẮN .................126
Bảng 3.16: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ ĂN UỐNG ......................................130
Bảng 3.17: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ HÔN NHÂN ...................................131
Bảng 3.18: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ GIẢI TOÁN ....................................132
Bảng 3.19 : Ẩn dụ CƠ THỂ SỐNG trong các khối ngữ liệu tiếng Việt ...........................132
Bảng 3.20 : Ẩn dụ SỨC KHỎE trong các khối ngữ liệu tiếng Việt ..................................133
Bảng 3.21: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ SỨC KHỎE.....................................133
Bảng 3.22: Các dạng biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ CHỮA BỆNH .................................134
Chương 4:
Hình 4.1. Tần suất sử dụng trên 1000 từ của các biểu thức ẩn dụ
tiếng Anh và tiếng Việt....................................................................................................137
Hình 4.2: Số lượng các nhóm ẩn dụ ý niệm chính trong tiếng Anh và tiếng Việt.............138
Hình 4.3: Tỉ lệ phần trăm các nhóm ẩn dụ ý niệm chính trong tiếng Anh và tiếng Việt ....139
Hình 4.4 : Các tiểu loại ẩn dụ KHÔNG GIAN trong tiếng Anh ................................. ......140
Hình 4.5 : Các tiểu loại ẩn dụ KHÔNG GIAN trong tiếng Việt ................................ .......140
Hình 4.6: Các tiểu loại ẩn dụ thuộc nhóm ẩn dụ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
và tỉ lệ xuất hiện trong tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................141
Bảng 4.7 : Các biểu thức ngôn ngữ khác nhau thể hiện cùng nhóm
ẩn dụ ý niệm MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN.......................................................................146
Bảng 4.8 : Các biểu thức ngôn ngữ khác nhau thể hiện cùng nhóm
ẩn dụ ý niệm HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI .....................................................................146
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Ẩn dụ có mặt khắp mọi nơi trong đời sống chúng ta, không chỉ trong ngôn
ngữ mà còn trong tư duy và hành động” [83:3]. Ẩn dụ được sử dụng rộng rãi và lâu
bền trong giao tiếp hàng ngày, trong khoa học, giáo dục, và cả chính trị. Những ý
niệm cơ bản và mang tính phổ quát nhất về thế giới chung quanh được chúng ta
hiểu thông qua các phép đồ họa ẩn dụ như thời gian, trạng thái hay số lượng. Các
phép đồ họa này xuất phát từ những kinh nghiệm thực tế và rất cụ thể mà hàng ngày
chúng ta trải qua hoặc xuất phát từ những kiến thức chúng ta tích lũy được từ thế
giới chung quanh. Lakoff và Johnson đưa ra ẩn dụ ý niệm NHIỀU HƠN LÀ
HƯỚNG LÊN (sđd:23), ẩn dụ này phản ánh một phép đồ họa trong đó số lượng
được gắn kết với hướng chuyển động đi lên, và thể hiện bằng các ẩn dụ ngôn từ như
sau: Giá cả đang lên, nhu cầu hàng tiêu dùng đang lên .
Phần lớn các quá trình tri nhận của chúng ta bao gồm việc tư duy, cảm nhận
và đánh giá thế giới chung quanh đều dựa trên các ý niệm mang tính ẩn dụ có nhiệm
vụ cấu trúc hoá và có ảnh hưởng đến ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng. Tất nhiên là
các ý niệm cũng như các quá trình tri nhận này sẽ khác nhau ở những nền văn hoá
khác nhau, ở những xã hội khác nhau. Chúng nằm trên một dải từ phổ quát cho đến
đặc trưng văn hoá cụ thể.
Luận án của chúng tôi liên quan đến một thực tế là phép đồ họa mang tính ẩn
dụ có thể khác nhau về tính chất phổ quát, có nghĩa là một số phép đồ họa mang
tính chất phổ quát rộng đối với nhiều ngôn ngữ, một số khác thì mang đặc trưng văn
hoá- ngôn ngữ cụ thể. Như thế vấn đề chính nhất mà chúng tôi muốn trả lời là các
phép đồ họa nào mang đặc điểm chung ở nhiều ngôn ngữ và các phép đồ họa nào
mang đặc điểm văn hoá ngôn ngữ riêng, như Lakoff và Johnson [83:14] đã nhận
định: “ở một số nền văn hoá thì tương lai ở đằng trước chúng ta, trong khi ở các
nền văn hoá khác thì nó lại nằm đằng sau.” Còn theo Charteris-Black [37], ẩn dụ
đóng vai trò quan trọng trong đời sống ngôn ngữ, chúng cụ thể hóa các quá trình tri
nhận phức tạp dưới hình thức các lược đồ. Trong các công trình nghiên cứu đối
8
chiếu ngôn ngữ, cấu trúc tri nhận có thể làm bộc lộ các khác biệt ý niệm giữa các
cộng đồng sử dụng ngôn ngữ thông qua việc nghiên cứu các ẩn dụ có mặt trong các
ngôn ngữ ấy. Đây cũng là một quan điểm mà Kovecses [77] nhất trí khi ông cho
rằng cần phải nghiên cứu những ảnh hưởng của văn hóa đối với việc chọn và sử
dụng ẩn dụ của người nói.
Việc nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong so sánh – đối chiếu ngôn ngữ cũng có
thể giúp phát hiện ra các điểm tương đồng cũng như các đặc trưng khác biệt ý niệm
tồn tại trong các ngôn ngữ khác nhau.
Việc xem xét và đối chiếu các hiện tượng ẩn dụ ý niệm xuyên ngôn ngữ có
thể mang lại nhiều giá trị học thuật trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng. Một
mặt, nó giúp tìm hiểu cách thức tư duy khác nhau ở những nền văn hoá khác nhau
thông qua ẩn dụ. Mặt khác, nó đem lại cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy, học
tập ngoại ngữ một cách nhìn mới về ẩn dụ, giúp họ xem xét các hiện tượng ẩn dụ ý
niệm được cụ thể hoá trong các ngôn ngữ khác nhau. Nếu như một số ẩn dụ ý niệm
có tính phổ quát xuyên ngôn ngữ và tạo điều kiện thuận lợi cho người học ngoại
ngữ, thì cũng có rất nhiều cách ẩn dụ hoá ý niệm khác nhau trong các ngôn ngữ
khác nhau có thể dẫn đến những chuyển di tiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ.
Danesi [47] cho rằng người học ngoại ngữ không sử dụng ẩn dụ khi học tiếng nên
ngôn ngữ họ đang học khác xa so với ngôn ngữ của người bản xứ. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong tiếng Việt thông qua so sánh với hệ thống ẩn dụ
ý niệm trong các ngôn ngữ khác sẽ mang lại những giá trị thực tiễn nhất định trong
việc nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt cũng như tiếng nước ngoài.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Trong ngôn ngữ kinh tế chúng ta có thể nhận ra rất nhiều ẩn dụ, chẳng hạn
‘dòng vốn’, ‘đầu tư chất xám’ vv. Đây cũng là một lĩnh vực rất hứa hẹn đối với các
nhà nghiên cứu về ẩn dụ. Chẳng hạn, Herrera và White [64] khi xem xét các ẩn dụ
sử dụng trong báo chí kinh tế đã phát hiện một số lượng lớn các biểu thức ẩn dụ như
“Business as a Jungle” (Kinh doanh là rừng nhiệt đới), “Monopolies as Dinosaurs”
(Công ti độc quyền là khủng long), hay “Mergers as Marriages” (Sáp nhập là hôn
9
nhân) vv… Smith [106] lại nghiên cứu ẩn dụ sử dụng trong đàm phán kinh tế và
ông nhận thấy rằng qua cách dùng ẩn dụ thì người nghe có thể phát hiện ra ý định
của đối tác. Trước đó thì các tác giả Hodgson [65], McCloskey [93] và KubonGilke [79] cũng đã nghiên cứu vai trò của ẩn dụ trong kinh tế học. Oberlechner và
các cộng sự [97] nghiên cứu quá trình ý niệm hóa thị trường hối đoái theo lối ẩn dụ
và xem xét phương thức các ẩn dụ này góp phần cấu thành nên thị trường tài chính
như thế nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình tri nhận về thị trường của các
đối tượng nghiên cứu xoay quanh bảy ẩn dụ, đó là THỊ TRƯỜNG LÀ SẠP HÀNG,
THỊ TRƯỜNG LÀ ĐỘNG CƠ, THỊ TRƯỜNG LÀ CỜ BẠC, THỊ TRƯỜNG LÀ
THỂ THAO, THỊ TRƯỜNG LÀ CHIẾN TRANH, THỊ TRƯỜNG LÀ CƠ THỂ
SỐNG và THỊ TRƯỜNG LÀ ĐẠI DƯƠNG. Mỗi loại ẩn dụ như vậy có chức năng
đề cao hoặc che mờ một số bình diện nào đó của thị trường hối đoái. Chúng cũng
kéo theo một loạt các hàm ý khác nhau về các phương diện thị trường như vai trò
của người tham gia thị trường hay khả năng đoán trước thị trường. Nghiên cứu của
Skorczynska & Deignan [103] lại tập trung tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến
việc chọn và sử dụng các ẩn dụ trong các diễn ngôn kinh tế khác nhau và nghiên
cứu này cho thấy yếu tố độc giả và mục đích bài báo là hai nhân tố quyết định, ảnh
hưởng lớn đến các dạng ẩn dụ được sử dụng, tần suất sử dụng và chức năng của
chúng trong các bài báo.
Trong việc tiếp cận và nghiên cứu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt từ
trước đến nay chủ yếu tồn tại quan điểm lôgíc, nhìn nhận ngôn ngữ về nguyên thuỷ
là mang tính chất nghĩa đen, và coi phương thức ẩn dụ là cái xuất phát từ cái tính
chất nghĩa đen ấy. Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu là các phương thức ẩn dụ
được sử dụng chủ yếu trong thơ ca và nhằm đạt hiệu quả nhấn mạnh trên bình diện
tu từ học. Các công trình về ẩn dụ ở Việt Nam trong thời gian qua như Nguyễn
Thiện Giáp [5], Đinh Trọng Lạc [10], Đoàn Mạnh Tiến [18], Hà Quang Năng [11],
Phan Hồng Xuân [21], [22], Hoàng Kim Ngọc [12] phần lớn đều đi theo quan điểm
sở chỉ hoặc miêu tả hoặc kết hợp cả hai xu hướng trên.
10
Cho dù lý thuyết ẩn dụ ý niệm của Lakoff và Johnson [83] gợi ra rất nhiều
hướng nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng, đặc biệt trong các lĩnh
vực nghiên cứu tiếng Việt, biên-phiên dịch và giảng dạy ngoại ngữ, ở Việt Nam các
công trình nghiên cứu ẩn dụ theo quan điểm tri nhận còn hạn chế về số lượng. Lý
Toàn Thắng [16] và Trần Văn Cơ [2], hai trong số các tác giả tiên phong trong việc
giới thiệu ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, đã gợi mở cho người đọc các vấn đề
cơ bản về ẩn dụ ý niệm trong sự so sánh với các quan điểm truyền thống về ẩn dụ.
Đào Thị Hà Ninh [13], Phạm Thị Thanh Thuỳ [17] cũng đã tóm lược giới thiệu các
quan điểm tri nhận về ẩn dụ với người đọc tiếng Việt. Gần đây nhất, công trình
nghiên cứu về bản chất ẩn dụ của Nguyễn Đức Tồn [19], công trình đối chiếu qua
ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt của Phan Thế Hưng [8], [9] đã đóng góp vào việc
tìm hiểu lí thuyết ẩn dụ hiện đại qua việc nhìn nhận dưới góc độ tu từ và tri nhận,
củng cố cho quan điểm tri nhận về ẩn dụ, đồng thời tác giả Phan Thế Hưng [sđd] đã
bước đầu tìm hiểu nguồn gốc của mối quan hệ ngôn ngữ và văn hóa qua việc hình
thành và sử dụng ẩn dụ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực diễn ngôn kinh tế cho đến nay
mới chỉ có tác giả Phạm Thị Thanh Thuỳ [17] làm công việc giới thiệu khái quát ẩn
dụ ý niệm trong các bản tin kinh tế tiếng Anh. Việc đối chiếu phương thức ẩn dụ
trong diễn ngôn báo chí kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt theo quan điểm ngôn ngữ
học tri nhận vì vậy vẫn còn là một lĩnh vực mới đối với các nhà nghiên cứu Việt
ngữ học và những người làm công tác so sánh – đối chiếu ngôn ngữ.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ẩn dụ ý niệm được sử dụng trong
các bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án sẽ nghiên cứu ẩn dụ từ ba bình
diện nghĩa học, dụng học và tri nhận luận. Lí do dẫn đến sự lựa chọn này là vì ẩn dụ
đóng vai trò tích cực trong việc phát triển cơ chế ý niệm dùng để thể hiện các ý
tưởng mới; ẩn dụ cũng là nguồn cung cấp cho những chỗ khuyết từ vựng; ẩn dụ
cũng được sử dụng vì mục đích phong cách, thể hiện sự đánh giá của tác giả bản tin,
nó phản ánh quá trình chọn lọc ngôn ngữ trong từng ngữ huống cụ thể và phù hợp
từng ý định cụ thể của người viết.
11
Ngay cả trong các nhà ngữ nghĩa học tri nhận lâu nay đa phần đều tập trung
nghiên cứu nhiều đến các loại ẩn dụ thường qui hay ẩn dụ “chết” vì cho rằng các ẩn
dụ ấy thể hiện các phép đồ họa ý niệm chúng ta sử dụng để hiểu biết về kinh
nghiệm hàng ngày của mình. Việc nghiên cứu cũng chỉ thường tập trung ở các loại
ẩn dụ mới có mặt trong các tác phẩm thơ ca hoặc văn học nói chung và thông
thường thì các nhà ngữ nghĩa học tri nhận không đặt nặng việc nghiên cứu các ẩn dụ
mới dùng trong diễn ngôn ngoài văn học. Thế nhưng từ những năm 2000 trở lại đây
đã bắt đầu xuất hiện một xu hướng nghiên cứu mới, tìm hiểu hiện tượng ẩn dụ
thông qua các phương pháp phân tích diễn ngôn và phân tích khối liệu [35]. Xu
hướng này kết hợp quan điểm tri nhận về ẩn dụ trong khi xem xét bản chất thường
qui của chúng, đồng thời cũng liên kết chặt chẽ ẩn dụ ý niệm với ẩn dụ ngôn từ trên
cả hai bình diện lý thuyết và thực nghiệm.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận án đề ra mục tiêu nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ ý niệm trong diễn
ngôn kinh tế Anh –Việt. Các câu hỏi mà luận án đặt ra là:
i. Những loại ẩn dụ ý niệm nào được sử dụng trong các bản tin kinh tế tiếng Anh và
tiếng Việt? Các ẩn dụ ý niệm này có tần suất sử dụng như thế nào?
ii. Vai trò của các ẩn dụ ý niệm là gì khi chúng được sử dụng trong các bản tin giải
thích hoặc bình luận các hiện tượng kinh tế?
iii. Các bản tin kinh tế tiếng Anh và các bản tin kinh tế tiếng Việt có những điểm
giống nhau và khác nhau như thế nào trong việc sử dụng các ẩn dụ ý niệm và các
biểu thức ẩn dụ cụ thể tương ứng?
iv. Những đặc điểm tương đồng và dị biệt nếu có sẽ được giải thích như thế nào dựa
trên mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy?
v. Liệu người học và sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ có thể gặp khó khăn
hay không trong khi đọc và dịch các ẩn dụ ý niệm từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc
ngược lại?
Luận án cũng đặt ra một số các giả thiết có thể cùng xảy ra xoay quanh việc sử
dụng ẩn dụ ý niệm trong hai ngôn ngữ Anh – Việt như sau:
12
a. Cùng một ẩn dụ ý niệm và có cùng biểu thức ngôn ngữ: Trong trường hợp này
việc tìm kiếm một cách dịch tương đương sẽ không gặp khó khăn. Ví dụ ẩn dụ ý
niệm QUAN HỆ LÀ CÁC TOÀ NHÀ có mặt trong cả hai ngôn ngữ. Một người
Việt có thể nói Chúng ta hy vọng sẽ xây dựng một mối quan hệ lâu bền, và một
người nói tiếng Anh bản ngữ cũng có thể nói We hope to build a permanent
relationship.
b. Cùng một ẩn dụ ý niệm nhưng khác biểu thức ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh
có chung một ẩn dụ ý niệm HẠNH PHÚC LÀ RỜI KHỎI MẶT ĐẤT, thế nhưng
trong khi một biểu thức ngôn ngữ trong tiếng Việt là Sau kỳ thi mấy ngày, tôi cứ
như đi/bay trên mây thì trong tiếng Anh lại có thể có cách diễn đạt khác như sau :
After the exam, I was walking on air for days (nguyên văn: đi trên không khí).
c. Khác ẩn dụ ý niệm: Trong tiếng Anh tồn tại ẩn dụ ý niệm IDEAS ARE FOOD (Ý
TƯỞNG LÀ THỨC ĂN), còn trong tiếng Việt đôi lúc lại dùng ý niệm Ý TƯỞNG
LÀ HOA QUẢ. Do vậy mà khi chuyển dịch biểu thức ngôn ngữ Cậu ấy ăn nói
chưa chín sang tiếng Anh thì người dịch không sử dụng từ unripe (chưa chín) vì từ
này không được sử dụng theo cách ẩn dụ trong tiếng Anh. Trong trường hợp này,
người Anh bản ngữ có xu hướng dùng từ half-baked (nướng dang dở) để chuyển tải
cùng một thông điệp:His words are half-baked.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
Trên bình diện tổng quan, luận án kết hợp hai xu hướng tiếp cận chính:
nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định lượng cho phép
luận án thiết lập sự so sánh trực tiếp giữa hai khối ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt.
Còn phân tích định tính giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơn các phép
đồ họa ẩn dụ có mặt trong hai khối ngữ liệu, góp phần làm sáng tỏ các nét tương
đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngôn ngữ Anh và Việt trên cùng một thể loại văn bản
tin kinh tế. Có được điều này là vì nghiên cứu định tính giúp nhà nghiên cứu xem
xét các hiện tượng xã hội trong những ngữ cảnh tự nhiên của chúng [51]. Nghiên
cứu định tính cùng với quá trình suy luận qui nạp đi kèm theo nó có thể mở ra
nhiều khả năng tập trung lý giải các hiện tượng ngôn ngữ hơn so với các phép toán
13
trong phương pháp định lượng. Nghiên cứu định tính bao gồm việc giải thích nghĩa
của từ hoặc cụm từ, cho phép chúng ta hiểu các ý nghĩ và quan niệm mà con người
muốn diễn đạt. Low [91] cũng đã thấy rằng độ giá trị và độ tin cậy của các công
trình nghiên cứu về ẩn dụ sẽ tăng lên rất nhiều khi người nghiên cứu sử dụng cả hai
xu hướng nghiên cứu định lượng và định tính.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án là phương
pháp miêu tả và phương pháp so sánh-đối chiếu. Chúng tôi thu thập các bài báo
tiếng Anh và tiếng Việt, miêu tả và phân tích việc sử dụng ẩn dụ ý niệm trong các
bài báo này. Các ẩn dụ sau khi được chọn ra sẽ được phân loại theo lĩnh vực nguồn,
theo tần số xuất hiện của chúng, theo mức độ thông dụng và theo các đặc trưng
ngôn ngữ-văn hoá. Sau đó, các ẩn dụ ý niệm và các biểu thức ngôn ngữ cụ thể hóa
của chúng trong hai ngôn ngữ Anh và Việt sẽ được so sánh và đối chiếu trên các
tiêu chí cụ thể.
Chúng tôi thu thập 200 bài báo mang các chủ đề kinh tế xuất hiện trong hai
tờ báo kinh tế thuộc dòng báo chính thống tại Việt Nam: tờ Thời báo kinh tế Sài
Gòn và tờ Thời báo kinh tế Việt Nam; 200 bài báo tiếng Anh khác cũng xuất hiện
trên hai tờ báo chính thống tại Mĩ là tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) và
Bưu điện Washington (Washington Post). Các bài báo này xuất hiện trong khoảng
thời gian từ tháng 3/2006 đến tháng 12/2007. Các bài báo có độ dài không quá
chênh lệch nhau; độ dài trung bình của các bài báo là 675 từ. Các bài báo có nội
dung phản ánh các hoạt động kinh tế trong nước nhằm mục đích hạn chế đến mức
thấp nhất khả năng đưa vào ngữ liệu các yếu tố bị ảnh hưởng bởi việc biên dịch từ
tiếng nước ngoài. Sau đó, chúng tôi nhận diện, liệt kê và phân tích tần suất sử dụng
các ẩn dụ ý niệm cũng như các biểu thức ngôn từ thể hiện các ý niệm ấy trong
nguồn dữ liệu vừa nêu.
Chúng tôi cố gắng chọn lựa các bài báo phù hợp và có thể so sánh được ở
trong hai ngôn ngữ. Đây là các bài báo xuất hiện tại các tờ báo điện tử có thể dễ
dàng truy cập trên mạng Internet. Đối với các bài báo tiếng Việt, chúng tôi chọn lọc
chỉ những bài báo điện tử do người Việt viết và chỉ dành cho độc giả là người Việt,
14
với mục đích là để các đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá của người Việt được thể hiện
rõ ràng nhất. Chúng tôi áp dụng quá trình chọn lọc tương tự cho các bài báo bằng
tiếng Anh. Việc chọn lựa các tờ báo trên để đối chiếu không nằm ngoài mục đích
của chúng tôi là đảm bảo sự tương đương về chất liệu diễn ngôn, trên cả hai bình
diện là độ dài văn bản và chủ đề.
Khối ngữ liệu tiếng Anh có độ dài 120.622 từ, bao gồm 200 bài báo trên tờ
Washington Post và tờ Financial Times. Khối ngữ liệu tiếng Việt có độ dài 149.536
từ, bao gồm 200 bài báo trên tờ Thời báo kinh tế Sài Gòn và tờ Thời báo Kinh tế
Việt Nam. Những bài báo nào có cùng nội dung và xuất hiện cả trên hai khối ngữ
liệu đều bị loại ra. Mặc dù tất cả các bài báo trong cả hai khối ngữ liệu đều có tiêu
đề, nhưng chúng tôi không đưa các tiêu đề này vào việc phân tích dựa trên quan
điểm là các ẩn dụ, vốn chiếm một tỉ lệ xuất hiện cao trong các tiêu đề, thường
nghiêng về chức năng tu từ hơn là nghiêng về chức năng tri nhận. Cả hai khối ngữ
liệu tiếng Anh và tiếng Việt trong luận án đều thuộc diễn ngôn kinh tế phổ thông.
Đây là một thuật ngữ được Skorczynska và Deignan [103] dùng để chỉ các bản tin
báo chí liên quan đến các vấn đề kinh tế dành cho độc giả thuộc cả giới nghiên cứu
và bình dân, có mục đích chính là cung cấp thông tin cho người đọc.
Việc xử lý dữ liệu được tiến hành theo ba giai đoạn. Trong giai đoạn thứ
nhất, tất cả dữ liệu được thao tác thủ công để tìm ra các ẩn dụ theo định nghĩa rộng
về ẩn dụ mà chúng tôi sẽ trình bày trong chương một. Chúng tôi tiến hành phân lập
các biểu thức ẩn dụ ngôn từ cụ thể có mặt trong hai khối ngữ liệu. Các ẩn dụ vừa
tìm được sẽ được phân loại theo các ẩn dụ ý niệm cụ thể, chẳng hạn biểu thức ẩn dụ
ngôn từ ø Deutsche Bank tiếp tục bơm tiền vào thị trường (TBKTSG34)
được phân tích là hiện thực hóa của ẩn dụ ý niệm TÀI CHÍNH LÀ MỘT DÒNG
CHẢY.
Trong giai đoạn tiếp theo, các ẩn dụ ý niệm sẽ được sắp xếp vào một trong
bốn nhóm ẩn dụ ý niệm có tầng bậc cao hơn, và bốn nhóm này lần lượt có các lĩnh
vực ý niệm nguồn là KHÔNG GIAN, MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, HOẠT ĐỘNG
CON NGƯỜI, và CƠ THỂ SỐNG.
15
Trong giai đoạn thứ ba, trên cơ sở số lượng và các loại ẩn dụ phân lập được,
luận án sẽ tiến hành so sánh hai khối ngữ liệu bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng
Việt. Đối với các ví dụ cụ thể xuất hiện trong khối ngữ liệu tiếng Anh, chúng tôi sẽ
chua thêm phần dịch sát nguyên văn sang tiếng Việt nhằm bộc lộ các đặc trưng văn
hóa-ngôn ngữ của khối ngữ liệu này.
Chúng tôi hy vọng ba giai đoạn xử lý dữ liệu nêu trên sẽ làm rõ những nét
tương đồng và dị biệt về đặc điểm ẩn dụ có mặt trong hai ngôn ngữ có cùng ngữ
vực, về cách thức ý niệm hóa các hoạt động và hiện tượng kinh tế trong hai ngôn
ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
Phương pháp luận sử dụng trong luận án này cũng được dựa trên các quan
điểm của ngữ nghĩa học tri nhận, các quan điểm này cho rằng ẩn dụ, ngoài các chức
năng làm đẹp cho ngôn ngữ, còn có chức năng tổ chức các nguyên tắc tư duy và các
bình diện kinh nghiệm. Johnson & Lakoff [67] và Lakoff & Johnson [84] xem ẩn
dụ có nguồn gốc từ trong hiện thực cuộc sống của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ và
phản ánh phương thức tư duy của cộng đồng ấy. Lấy ví dụ, nếu tư duy của chúng ta
về thị trường chứng khoán được cấu trúc bởi ẩn dụ chiến tranh, thì các biểu thức
ngôn ngữ như thế trận giằng co giữa bên bán và bên mua, lệnh mua ồ ạt tháo chạy
sẽ xuất hiện rất tự nhiên trong đời sống ngôn ngữ.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
6.1. Về lý luận
Những kết quả tìm được trong luận án có giá trị khẳng định ưu thế của ngữ
nghĩa học tri nhận nói chung và lý thuyết ẩn dụ ý niệm nói riêng trong so sánh đối
chiếu các văn bản tin của các ngôn ngữ giống và khác nhau về loại hình.
Đây là công trình đầu tiên sử dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm để phân tích thể loại tin
tại Việt Nam. Nó góp phần mở rộng một xu hướng nghiên cứu diễn ngôn hoặc thể loại
được cho là đã khá phổ biến trong giới ngôn ngữ học trên thế giới nhưng lại còn mới mẻ
tại Việt Nam.
Luận án khẳng định việc nghiên cứu và phân tích các ẩn dụ không thể tách
khỏi các bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng liên quan đến các ẩn dụ đó.
16
Đây là một công trình giúp khẳng định lại quan điểm của các nhà ngữ nghĩa
học tri nhận khi cho rằng ẩn dụ mang đến cho nhà ngôn ngữ học một cánh cửa để
nhìn vào trí não của con người. Theo quan điểm này thì ngôn ngữ ẩn dụ phản ánh
sản phẩm đầu ra của quá trình tri nhận mà thông qua nó chúng ta hiểu được một lĩnh
vực với các mẫu tri nhận từ một lĩnh vực khác và hiểu rằng các lĩnh vực khác nhau
có chung nhiều từ ngữ và ý niệm, chẳng hạn như các lĩnh vực tư tưởng – thức ăn,
tình yêu – hành trình, thời gian – chuyển động.
6.2. Về ứng dụng
Những kết quả thu được từ luận án sẽ đóng góp cho các nhà giảng dạy ngoại
ngữ đặc biệt là trong lĩnh vực tiếng Anh chuyên ngành nói chung và lĩnh vực tiếng
Anh cho ngành báo chí nói riêng
Trong giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành báo chí kỹ năng viết tin bằng tiếng
Anh hoặc kỹ năng dịch từ bản tin tiếng Việt sang bản tin tiếng Anh hoặc ngược lại,
người dạy cần thấy được tầm quan trọng của lý thuyết ẩn dụ ý niệm có mặt rất thường
xuyên trong các bản tin kinh tế.
Ngoài ra luận án cũng góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm ngôn ngữ báo
chí của cả hai ngôn ngữ, và điều này thực sự hữu ích cho các nhà báo viết tin hay
dịch tin về kinh tế trong thời hội nhập của nước ta.
7. BỐ CỤC LUẬN ÁN
Luận án bao gồm phần mở đầu, bốn chương chính và phần kết luận.
Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những
đóng góp mới và bố cục của luận án.
Chương 1: Trình bày các vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc phân loại và
miêu tả ở các chương sau.
Chương 2: Phân tích các ẩn dụ ý niệm và các biểu thức ẩn dụ cụ thể trong các
bản tin kinh tế tiếng Anh.