Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.49 KB, 20 trang )

Al

LUẬN VĂN TIẾN SỸ

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở
Việt Nam


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả được nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ
ràng, không trùng lắp hay sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố.

Tác giả luận án


3

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang phụ bìa

1

Lời cam đoan



2

Mục lục

3

Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt

6

Danh mục các bảng

7

Danh mục các hình vẽ

8

PHẦN MỞ ĐẦU

9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ


18
18

1.1.1. Đặc điểm của giáo dục đại học trong điều kiện kinh tế thị trường

18

1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển giáo dục đại học

27

1.1.3. Đặc điểm của chính sách phát triển giáo dục đại học.

35

1.1.4. Tầm quan trọng của chính sách phát triển giáo dục đại học trong
nền kinh tế thị trường

41

1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG

44

1.2.1. Nội dung của chính sách phát triển giáo dục đại học

45


1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách phát triển giáo dục đại học

53

1.3. KINH NGHIỆM CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

62


4

1.3.1. Chính sách phát triển giáo dục ở các nước phát triển, đang phát
triển và nền kinh tế chuyển đổi

62

Những kinh nghiệm rút ra cho việc hoàn thiện chính sách phát
triển giáo dục đại học ở các nước đối với nước ta

79

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM

85

2.1. KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC VIỆT NAM TỪ SAU ĐỔI MỚI ĐẾN NAY


85

2.1.1. Quá trình đổi mới nội dung chính sách phát triển giáo dục đại
học ở nước ta.

85

2.1.2. Đánh giá biện pháp thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại
học

105

2.2. NHỮNG HẠN CHẾ CHỦ YẾU VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN
CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY

127

2.2.1. Những hạn chế chủ yếu của chính sách phát triển giáo dục đại
học ở nước ta hiện nay

127

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập của chính sách phát
triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

136

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở

VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI

164

3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI

164

3.1.1. Bối cảnh và xu thế phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong
những thập niên đầu của thế kỷ XXI

164

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở
Việt Nam những năm tới

169

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM

175

1.3.2.


5

TỚI

3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng về quy mô, số lượng sản phẩm giáo dục
đại học đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội

175

3.2.2. Tiếp tục đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục đại học

176

3.2.3. Thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục đại học

180

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM SẮP TỚI

184

3.3.1. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
khuyến khích vận dụng quy luật thị trường trong quản lý và quản
trị giáo dục đại học

184

3.3.2. Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện mô
hình “giả thị trường” giáo dục đại học

192


3.3.3. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và chuyển từ nhà nước quản
lý sang nhà nước giám sát giáo dục đại học

195

3.3.4. Đổi mới công tác tổ chức thiết kế và thực thi chính sách phát
triển giáo dục đại học

197

3.3.5. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học

211

KẾT LUẬN

216

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ LUẬN ÁN

218

TÀI LIỆU THAM KHẢO

220


6


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giáo dục đại học:

GDĐH

Kinh tế thị trường:

KTTT

Chủ nghĩa xã hội:

CNXH

Xã hội chủ nghĩa:

XHCN

Công nghiệp hóa:

CNH

Hiện đại hóa:

HĐH

Xã hội hóa:

XHH

Đại học:


ĐH

Cao đẳng:



Ngân sách nhà nước:

NSNN

Công nghệ thông tin:

CNTT

Truyền thông:

TT

Hợp tác quốc tế:

HTQT

Ngân hàng thế giới:

WB

Tổ chức thương mại thế giới:

WTO


Tổ chức thuế quan thế giới:

GATS

Khoa học:

KH

Công nghệ:

CN

Nghiên cứu khoa học:

NCKH

Khoa học công nghệ:

KHCN

Cơ sở dữ liệu:

CSDL


7

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1. Số lượng trường đại học và cao đẳng giai đoạn 1981-2006
Bảng 2. Quy mô đào tạo đại học và cao đẳng giai đoạn 1981-2006
Bảng 3. Cơ cấu trình độ đào tạo đại học cao đẳng
Bảng 4. Sinh viên ĐH và CĐ theo hình thức đào tạo
Bảng 5. Cơ cấu các trường đại học cao đẳng theo vùng miền
Bảng 6. Số lượng trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
Bảng 7. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy giai đoạn 1986-2006
Bảng 8. Một số chỉ số đánh giá về cơ sở vật chất, thư viện và khả năng phục vụ
sinh viên tại 165 trường đại học và cao đẳng
Bảng 9. Kết nối Internet của 165 trường đại học và cao đẳn
Bảng 10. Số sinh viên tuyển mới có NSNN giai đoạn 1991-2000
Bảng 11. Nguồn thu của 165 trường đại học và cao đẳng công lập
Biểu 12. Quy mô đào tạo sau đại học ở trong nước
Bảng 13. Chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh dự thi
Bảng 14: Tỷ lệ sinh viên/dân số trong độ tuổi từ 18 đến 25 năm 2001
Bảng 15. Tỷ lệ % sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy theo khối ngành đào tạo
Bảng 16: Tỷ lệ % dân số, diện tích, GDP, sinh viên, trường đại học, cao đẳng và
cán bộ giảng dạy mỗi vùng so với cả nước năm 2005
Bảng 17. Tỷ lệ sinh viên trường công lập và trường ngoài công lập
Bảng 18. Diện tích thuê, mượn của một số trường đại học dân lập và tư thục
Bảng 19. Tỷ lệ sinh viên người dân tộc và quy mô cử tuyển


8

Bảng 20. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng ĐH, CĐ năm 2001

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1. Tăng trưởng quy mô đào tạo 2001-2005 theo trình độ đào tạo

Hình 2. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học từ 2001-2005
Hình 3. Tốc độ tăng sinh viên và giảng viên đại học, cao đẳng
Hình 4. Số sinh viên/1 giảng viên 1990-2006
Hình 5. Cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng dạy theo học hàm, học vị
Hình 6. Cơ cấu đầu tư GD và ĐT trong tổng đầu tư xã hội


9

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng sự nghiệp
đổi mới kinh tế-xã hội của đất nước mà nội dung cơ bản là chuyển dịch từ nền
kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội
chủ nghĩa (XHCN), công nhận sự đa dạng của các hình thức sở hữu, tạo điều
kiện để mở rộng sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thực hiện chính sách mở cửa
trong quan hệ quốc tế.
Trong hơn 20 năm qua, phù hợp và đáp ứng quá trình chuyển đổi kinh tếxã hội, chính sách phát triển giáo dục đại học (GDĐH) cũng đã và đang trong
quá trình tự đổi mới. GDĐH đã triển khai nhiều chủ trương và biện pháp quan
trọng, trong đó phải kể đến việc thực hiện dân chủ hóa nhà trường; điều chỉnh
mục tiêu, cấu trúc lại chương trình đào tạo; xây dựng các trường đại học kiểu
mới; thực hiện quy trình đào tạo mới, áp dụng học chế tín chỉ; đa dạng hóa các
loại hình đào tạo, kết gắn các hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao
động sản xuất…
Mặc dù đã có những cố gắng nhưng nhìn chung, sự chuyển biến của chính
sách phát triển GDĐH còn chậm so với các yêu cầu mới nẩy sinh từ sự nghiệp
công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Một trong những nguyên
nhân của sự chậm trễ này là do chính sách phát triển GDĐH còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, việc lựa chọn vấn đề “ Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại
học ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ khoa học kinh tế là vấn đề

có ý nghĩa lý luận và thực tiễn bức xúc.


10

2. Tổng quan nghiên cứu
Vấn đề chính sách phát triển GDĐH đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới đề cập đến. Có thể khái quát trên một số vấn đề chính sau đây:
Thứ nhất, các nhà kinh tế học hiện đại quan niệm, sản phẩm giáo dục là
một loại dịch vụ, trong nền kinh tế thị trường cần đặt nó trong môi trường cạnh
tranh để lựa chọn được những dịch vụ tốt. Về vấn đề này có lẽ Milton Friedman
(1912-2006), giáo sư Trường Đại học Chicago (Mỹ), là nhà kinh tế học đầu tiên
nêu lên. Theo ông, giống như mọi hàng hóa mang tính dịch vụ khác, sản phẩm
giáo dục cần được đặt trong môi trường cạnh tranh để đào thải những sản phẩm
xấu và phát triển những dịch vụ tốt. Tính chất công của giáo dục, theo ông, nên
đặt trong sự quản lý của chính phủ bằng việc phân phối ngân sách, quy định các
khuôn khổ pháp lý, cung cấp phiếu giáo dục…. Các trường, học viện sẽ là đơn vị
cung cấp sản phẩm như chương trình, môi trường học…để người tiêu dùng (phụ
huynh và người học) đưa ra quyết định cuối cùng. Tư tưởng của M. Friedman
ngay lập tức được GDĐH tiếp cận và thể hiện trong chính sách phát triển của nó
với hai lý do chính:
- Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra ý nghĩa quan trọng của
nguồn lực con người trong phát triển kinh tế, trên cơ sở đó khẳng định đầu tư
cho giáo dục-đào tạo là đầu tư vào nguồn vốn con người, đầu tư cho phát triển và
đầu tư cho tương lai. Gary S. Becker-nhà kinh tế học người Mỹ được giải thưởng
Nobel về kinh tế năm 1992, Schultz (1961), Denison (1962), B.F. Kiker (1972),
Gareth William (1984), George Psacharopoulos và Maureen Woodhall (1985),
Jacques Hallak (1990), Bruce E. Kaufman và Julie L Hotchkis (2000)..., trước đó



11

nữa là Ricardo, Adam Smith đều thống nhất đầu tư cho giáo dục-đào tạo và việc
nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, bao gồm cả việc giải quyết vấn đề dinh
dưỡng và kế hoạch hoá gia đình, được xem như quá trình đầu tư cơ bản. G.S.
Becker cho rằng, việc đến trường học một khoá máy tính hay việc chi tiêu cho
việc chăm sóc y tế cũng là thể hiện của hoạt động đầu tư vì việc cải thiện tình
trạng sức khoẻ sẽ dẫn đến việc nâng cao thu nhập là yếu tố theo đuổi suốt cuộc
đời của mỗi con người. Như thế, nó hoàn toàn đúng với quan niệm và định nghĩa
truyền thống của hoạt động đầu tư. Vì vậy, chi tiêu cho giáo dục, đào tạo hay cho
hoạt động chăm sóc y tế đều có thể nói đó là chi đầu tư cơ bản. Các báo cáo
nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ cho chiều
hướng này.
Hiệp định thương mại chung GATS của WTO đã xếp GDĐH vào lĩnh vực
dịch vụ. Một nghiên cứu gần đây của Jane Kninght (Trung tâm Phát triển Giáo
dục Quốc tế, Viện Ontarino về nghiên cứu giáo dục thuộc Trường Đại học
Toronto, Canada) đã cho rằng, hoạt động GDĐH đã di chuyển qua biên giới giữa
các quốc gia trong nhiều năm thông qua hợp tác phát triển, trao đổi tri thức và
bây giờ là các mục tiêu thương mại. Đó là một thực tế mà GDĐH cần đối mặt và
hành động.
Do vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia và
ưu thế trong tìm kiếm việc làm của những người có bằng cấp học vị cao, GDĐH
trên thế giới những năm qua đã có những phát triển vượt bậc. Một trong những
ghi nhận của sự phát triển là quá trình mở rộng quy mô của GDĐH. Số liệu
thống kê qua các năm cho biết, tỷ lệ tăng quy mô sinh viên đại học hàng năm
bình quân của các nước Tây Âu khoảng 10% trong suốt thời kỳ những năm 1960
và đã tăng lên gấp đôi trong thập kỷ 70. Ở hầu hết các nước đang phát triển, tỷ lệ


12


tăng trưởng quy mô sinh viên hàng năm cũng rất cao. Đối với các nước có mức
thu nhập bình quân đầu người thấp và trung bình, tỷ lệ tăng trưởng khoảng
6.2%/năm; các nước có mức thu nhập cao, tỷ lệ này là 7.3%/năm. Theo số liệu
thống kê của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO), tổng quy mô sinh viên của bậc đại học trên toàn thế giới là 13 triệu
vào năm 1960; 28 triệu vào năm 1970; 46 triệu vào năm 1980 và 65 triệu vào
năm 1991. Chỉ tính các nước đang phát triển, năm 1960 tổng quy mô sinh viên là
3 triệu, đã tăng lên 7 triệu vào năm 1970, rồi 16 triệu vào năm 1980 và đạt 30
triệu vào năm 1991.
Thứ hai, sự gia tăng quy mô trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp đã làm cho
chất lượng giáo dục đại học bị đe doạ, đặt các chính phủ phải tự tìm ra phương
hướng và giải pháp(chính sách) riêng cho quốc gia của họ. Theo tổng kết của
World Bank, tựu trung các phương hướng và giải pháp của các quốc gia gồm
những khía cạnh sau:
- Tăng cường đa dạng hoá của cơ sở đào tạo đại học, mà chủ yếu là thay
đổi các nhiệm vụ của nhà trường đại học và phát triển các cơ sở đào tạo đại học
mới phi chuẩn.
- Đa phương hoá việc tài trợ cho các cơ sở của giáo dục đại học và xác
định vai trò nhà nước đối với giáo dục đại học thông qua chính sách tài chính để
can thiệp trực tiếp vào kết quả đào tạo của các nhà trường đại học. Việc đa
phương hoá được thực hiện theo 3 nội dung: huy động tối đa nguồn tài chính tư
nhân; thu hồi chi phí đào tạo thông qua hỗ trợ tài chính cho các sinh viên (cho
vay sinh viên) và nâng cao hiệu quả của việc cấp phát, sử dụng các nguồn lực
của giáo dục đại học.


13

- Tập trung vào các khía cạnh chất lượng, sự thích ứng và tính công bằng

trong giáo dục đại học.
Theo Bikas C.Sanyal (1995), những bài học về xây dựng chính sách phát
triển GDĐH trên thế giới trong những năm qua có thể khái quát trong 6 điểm: i).
Hợp nhất các trường đại học nhỏ để thành lập đại học lớn hơn, đào tạo đa ngành,
đa lĩnh vực (xảy ra ở Trung quốc, Australia, Hà Lan và Anh....); ii). cải tổ về
quản lý trường đại học (xảy ra ở hầu hết các nước); iii). đa dạng hoá các loại
hình đào tạo đại học (chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển; các nước Đông
Nam Á, Trung Đông và Nam Mỹ); iv). đa phương hoá nguồn lực (được áp dụng
ở tất cả các nước trên thế giới nhưng chủ yếu là nhóm nước có thu nhập thấp);
v). xác định lại vai trò nhà nước trong phát triển giáo dục đại học và vi). tập
trung chủ yếu vào những vấn đề chất lượng và hiệu quả.
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986. Cho đến
nay, số lượng các công trình nghiên cứu về những vấn đề đặt ra đối với chính
sách phát triển GDĐH còn rất khiêm tốn với những quan điểm trái ngược nhau.
Một số người cho rằng thị trường GDĐH tồn tại trong nền KTTT định hướng
XHCN có tính tất yếu như Giáo sư Trần Phương, Giáo sư Phạm Phụ, Giáo sư Lê
Thành Khôi (UNESCO Paris), Tiến sỹ Vũ Quang Việt (Chuyên gia cao cấp Cơ
quan Thống kê của Liên hợp quốc...); ngược lại một số khác phủ nhân sự tồn tại
này như Giáo sư Phạm Minh Hạc, Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Bùi Trọng Liễu
(Đại học Paris).... Các quan điểm phần lớn được thể hiện thông qua các bài đăng
tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành và một số sách chuyên khảo nên cả về
dung lượng, phạm vi, nội dung và phương pháp tiếp cận còn rất hạn chế. Hầu
như các bài viết chỉ dừng lại ở góc độ tranh luận, nêu quan điểm hay khai thác


14

thông tin nên chưa góp phần hệ thống hóa thành cơ sở lý luận đặt nền móng cho
việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển GDĐH trong môi trường mới.
3. Mục tiêu của luận án

- Làm rõ những vấn đề cơ bản về chính sách phát triển giáo dục đại học
trong điều kiện kinh tế thị trường;
- Đánh giá thực trạng chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam
những năm đổi mới vừa qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
hạn chế của chính sách phát triển giáo dục đại học.
- Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách
phát triển giáo dục đại học ở nước ta những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là chính sách phát triển GDĐH dưới
góc độ kinh tế-chính trị, bao gồm các khía cạnh: Quan điểm, mục tiêu, nguyên
tắc, nội dung, phương pháp và các điều kiện bảo đảm cho quá trình hoạch định,
tổ chức thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta.
Chính sách phát triển giáo dục đại học có phạm vi rộng. Luận án này tiếp cận
chính sách phát triển giáo dục với các nội dung cơ bản là chính sách tăng trưởng,
chính sách chất lượng và chính sách cơ cấu trong phát triển giáo dục đại học.
Về thời gian, luận án chủ yếu đề cập tới thực trạng chính sách phát triển
giáo dục đại học từ khi đổi mới đến nay và khuyến nghị cho những năm tới.


15

5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu chính sách phát triển GDĐH nằm trong phạm vi của lĩnh vực
khoa học liên ngành, bao gồm kinh tế học, chính trị học, quản trị học, xã hội học,
giáo dục học, khoa học lịch sử và các khoa học khác....
- Sử dụng cách tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với công cụ
trừu tượng hóa, kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, đối chiếu,
so sánh để phân tích làm rõ những kết quả nghiên cứu của luận án.
- Thu thập thông tin, số liệu thống kê, tư liệu, kế thừa các kết quả nghiên
cứu của các cuộc điều tra, khảo sát đã được công bố, các thông tin từ kỷ yếu hội

nghị hội thảo quốc tế, khu vực và trong nước để đưa ra các kinh nghiệm quốc tế,
đánh giá thực trạng chính sách phát triển GDĐH ở Việt nam hiện nay, làm căn
cứ cho các kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát
triển GDĐH những năm tới.
6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
1. Về khía cạnh lý thuyết, luận án xây dựng khung lý thuyết phân tích và
đánh giá chính sách phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam phù hợp với những nguyên
tắc cơ bản của kinh tế thị trường, nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học phát
triển nhanh, hiệu quả, bền vững và hội nhập quốc tế thành công.
2. Về khía cạnh thực tiễn, luận án chỉ ra các bất cập của những chính sách
phát triển giáo dục đại học liên quan đến các vấn đề tăng trưởng, cơ cấu và chất


16

lượng, đặc biệt là bất cập về quy trình và năng lực đội ngũ cán bộ làm chính
sách. Luận án đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện
chính sách phát triển giáo dục đại học ở nước ta những năm tới với những nội
dung sau:
i). Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách
quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển
của Việt Nam vào quản lý và quản trị đại học.
ii). Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế giáo dục
đại học; giữa các yếu tố thị trường và các mục tiêu phúc lợi xã hội của giáo dục
đại học; giữa thể chế giáo dục đại học với thể chế chính trị, xã hội; giữa nhà
nước, thị trường, xã hội và giáo dục đại học; giữa chất lượng, hiệu quả và công
bằng xã hội trong giáo dục đại học thông qua việc hình thành, phát triển và từng
bước hoàn thiện mô hình “giả thị trường” giáo dục đại học.
iii). Ðổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý giáo dục đại học của

Nhà nước, chuyển từ nhà nước quản lý sang nhà nước giám sát giáo dục đại học
phù hợp với những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập giáo dục đại học quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Vận dụng và phát huy mặt tích cực, hạn chế, ngăn ngừa mặt trái của cơ chế thị
trường trong lĩnh vực giáo dục đại học.
iv). Đổi mới tổ chức thiết kế và thực thi chính sách phát triển giáo dục đại
học; nâng cao vai trò của các chủ thể trong bộ máy nhà nước và ngoài bộ máy
nhà nước, bao gồm các tổ chức dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã
hội, nghề nghiệp và đặc biệt các trường đại học trong xây dựng chính sách giáo


17

dục đại học. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo điều
kiện để các chủ thể ngoài bộ máy nhà nước tham gia có hiệu quả vào quá trình
hoạch định, thực thi và giám sát thực hiện chính sách phát triển giáo dục đại học.
7. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chính sách phát triển giáo dục đại
học trong điều kiện kinh tế thị trường.
Chương 2: . Thực trạng chính sách phát triển giáo dục đại học ở Việt
Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát
triển giáo dục đại học ở Việt Nam những năm tới.

CHƯƠNG 1


18


NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ
1.1.1. Đặc điểm của giáo dục đại học trong điều kiện kinh tế thị trường
Giáo dục và đào tạo là bộ phận quan trọng nhất trong văn hóa của một
quốc gia; liên quan chặt chẽ đến văn minh, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo
quốc phòng-an ninh và sự ổn định chính trị của mỗi đất nước. Vì vậy, chính phủ,
nhân dân ở tất cả các nước trên thế giới, cũng như các tổ chức quốc tế đều có sự
quan tâm đặc biệt đến phát triển giáo dục và đào tạo.
Giáo dục đại học (GDĐH) là bậc học sau cùng trong hệ thống giáo dục và
đào tạo của mỗi nước; đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, bao gồm các nhà
khoa học, các chuyên gia, kỹ sư và những cán bộ chuyên môn kỹ thuật ở các
trình độ khác nhau. GDĐH không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và vì
vậy, không trực tiếp tạo ra các sản phẩm vật chất. Tuy nhiên, theo phân công lao
động xã hội, GDĐH là nơi duy nhất có đủ điều kiện và đủ khả năng cung cấp
nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng và trình độ chuyên môn cao cho nền kinh tế.
GDĐH làm tăng giá trị cho mỗi cá nhân thông qua việc trang bị cho họ tài khéo
léo, sự hiểu biết để làm ra nhiều của cải vật chất hơn cho bản thân và cho xã hội,
gắn liền với sự bảo đảm quyền được sống và được làm việc với năng suất lao
động cao hơn của mỗi người.


19

Theo Manuel Castell (1991), GDH cú ba chc nng quan trng. Trc
ht, nú bo tn cỏc nn vn hoỏ v tri thc nhõn loi; tỏi to hoc phn biện ý
thc h chi phi ca quc gia. Th hai, nó la chn nhng ngi u tỳ giới thiệu
cho đất nớc v cuối cùng, nó sáng tạo ra kho tàng tri thc mi. GDH khụng

ch ci thin nhng la chn cỏ nhõn sn cú cho tt c mi ngi, m còn to ra
mt lc lng lao ng cú nng lc sỏng to, bit cht lc v ỏp dng cỏc tri
thc thu c t kt qu ca cỏc cụng trỡnh nghiờn cu khoa hc vo sn xut v
i sng. GDH gúp phn lm tng nng sut lao ng v nõng cao mc sng
cho ton b cỏc thnh viờn trong xó hi; góp phần xoỏ b khong cỏch thu nhp
gia ngi giu v ngi nghốo thông qua việc trang bị cho ngi học nhng tri
thc v k nng cn thit kim sng.
GDH cú vai trũ c bit quan trng cho s phn thnh ca mt nn kinh
t hin i- nn kinh t tri thc, đợc dự báo sẽ ngy cng có ý nghĩa quyt
nh đến s thnh vợng của nhân loại trong tng lai. Liên Hiệp quốc xác định
giỏo dc nói chung, GDH nói riêng l quyn con ngi [65, tr.227-237]; l
phng tin phỏt trin riờng ca mi cỏ nhõn, phng tin xõy dng nn vn
hoỏ, chia s truyn thng v cung cp sc mnh cho xó hi núi chung v l mt
phng tin tớch lu ti sn v kh nng cnh tranh ca cỏ nhõn v xó hi
(Bowen, 1980; Scott, 1998).
Trong nn KTTT Vit Nam, GDH va l mt quỏ trỡnh, va l mt
hnh ng. L mt hnh ng, GDH c thc hin di hỡnh thc cung cp
sc lao ng ca cỏc giỏo s, ging viờn cho ngi hc v ngi hc mua lao
ng ca ngi dy bng phớ, hc phớ, hoc úng thu nh nc tr cụng, tr
lng cho h. Di gúc phõn cụng lao ng xó hi trong nn sn xut hng


20

hoá, loại lao động giảng dạy của các giáo sư, giảng viên không sản xuất ra tư
bản. Theo K. Marx, đó là loại lao động phi sản xuất và khi trao đổi, nó được
mua-bán như một dịch vụ và hàng hoá thông thường. K. Marx viết: “Trong
trường hợp tiền trực tiếp được trao đổi lấy loại lao động sản xuất không sản xuất
ra tư bản, do đó là lao động phi sản xuất thì lao động ấy được mua như là một
dịch vụ. Biểu hiện ấy nói chung chẳng qua là giá trị sử dụng đặc biệt mà lao

động ấy cung cấp, giống như mọi hàng hoá khác”[36, tr.98].
Như vậy, sản phẩm GDĐH là một loại dịch vụ và nó có đầy đủ tính chất
kinh tế như các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ khác, bởi vì theo K. Marx,
bản thân những dịch vụ ấy cũng giống như những hàng hoá ông mua, có thể là
cần thiết hoặc có thể chỉ có vẻ là cần thiết-ví dụ, những dịch vụ của người lính,
hoặc của thầy thuốc, hoặc của luật sư-hoặc chúng có thể là những dịch vụ đem
lại khoái cảm cho ông. Nhưng điều đó tuyệt nhiên không làm thay đổi tính chất
kinh tế của chúng [36, tr.99]. Dịch vụ GDĐH được diễn ra thông qua sự tác động
trực tiếp từ người dạy đến người học. Quá trình cung ứng dịch vụ cũng đồng
thời là quá trình tiêu thụ dịch vụ.
Sản phẩm dịch vụ GDĐH là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học giáo
dục. Người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu các vấn đề về kinh tế học
GDĐH là William Petty (1623-1687)-người mà sau này được Karl Marx gọi là
“cha đẻ của nền kinh tế chính trị học nước Anh”. W. Petty đã tính ước lượng
hiệu suất của các hạng người lao động. Theo ông, ở Hà Lan, nhà nông, thuỷ thủ,
nhà binh, thợ thủ công và thương nhân là cột trụ thực sự của cơ nghiệp quốc gia.
Người thuỷ thủ giá trị bằng ba các người khác, vì họ không chỉ đi biển, mà lại là
nhà buôn và nhà binh. Ở Anh, nhà nông chỉ được khoảng 4 shillings một tuần,



×