Tiết 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Ngày soạn: 20/08/2008
I. Mục tiêu bài giảng
1. Kiến thức
Qua bài giảng học sinh có được được những điểm sau: Cách hệ thống lại các kiến thức
hóa học cơ bản đã được học ở THCS có liên quan trực tiếp tới chương trình hóa học lớp 10.
+ Nguyên tử là gì? Cấu tạo của nguyên tử như thế nào?
+ Nguyên tố hóa học, hóa trị và cách xác định hóa trị của nguyên tố.
+ Định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng làm một số bài tập có liên quan đến cấu tạo nguyên tử
- Rèn luyện kỹ năng lập công thức, tính toán theo công thức và phương trình phản ứng,
tỉ khối của chất khí.
- Rèn luyện kỹ năng chuyển đổi giữa khối lượng mol (M), khối lượng chất (m), số mol
(n), thế tích khí ở đktc (V), và số mol phân tử chất (A).
3. Thái độ - tình cảm
- Gây hứng thú, ham thích học tập môn hóa học.
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, trung thực, kiên trì, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.
- Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
II. Phương pháp - Phương tiện
1. Phương pháp: Phát vấn, tái hiện, bài tập
2. Phương tiện:
a. Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi, bài tập
b. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức có liên quan trong chương trình hóa học lớp 8.
III. Thời gian lên lớp:
Thời gian Lớp Sĩ số Vắng
Ngày…./…./………
Ngày…./…./………
Ngày…./…./………
Ngày…./…./………
Ngày…./…./………
IV. Tiến trình giảng dạy
1. Tổ chức lớp:
2. Bài học:
Tiết 1 : ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
1. Nguyên tử
(?) Dựa vào những kiến thức đã học ở
lớp 8, các em hãy cho biết:
- Nguyên tử là gì?
- Là hạt vô cùng nhỏ bé tạo nên các chất.
- Nguyên tử gồm có: hạt nhân mang điện tích
dương và có lớp vỏ có một hay nhiều electron
mang điện tích âm.
- Cấu tạo của nguyên tử?
- Đặc điểm của các hạt cấu tạo nên
nguyên tử?
+ Nghe ý kiến của HS
+ Nhận xét và đưa ra kết luận lại cuối
cùng
- Cấu tạo của nguyên tử:
+ Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương
nằm ở tâm nguyên tử, gồm hạt proton (p) và
hạt nơtron (n)
* Hạt p, điện tích 1+, khối lượng lớn hơn khối
lượng e khoảng 1836 lần. Trong nguyên tử, số
hạt p bằng số hạt e.
* Hạt n, không mang điện, có khối lượng bằng
khối lượng của hạt p.
+ Vỏ nguyên tử gồm các hạt e mang điện tích
âm (kí hiệu là e). Các e có khối lượng rất nhỏ
bé so với khối lượng của nguyên tử
Hoạt động 2
2. Nguyên tố hóa học
(?) Dựa vào các kiến thức đã học, em
hãy cho biết nguyên tố hóa học là gì?
- Tính chất hóa học của các nguyên tử
thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
+ Lắng nghe, suy nghĩ tìm cách giải quyết
- Là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt
proton trong hạt nhân.
- Những nguyên tử của cùng một nguyên tố
hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.
Hoạt động 3
3. Hóa trị của một nguyên tố
(?) Hóa trị của một nguyên tố hóa học là
gì?
(?) Cách xác định hóa trị của một
nguyên tố hóa học?
- Là con số biểu thị khả năng liên kết của
nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của
nguyên tố khác.
- Cách xác định hóa trị: trong hợp chất A
x
B
y
,
tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này
bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia:
a b
x y
A B a x b y→ × = ×
- Biết được giá trị 3 đại lượng => đại lượng
thứ 4
(?) Yêu cầu HS xác định hóa trị của các
nguyên tố trong hợp chất Na
2
O, CH
4
,
SO
3
, NH
3
(biết hóa trị của O là 2 và H là
1)?
HS: Làm bài tập vào vở
* VD:
2
2
1
4
2
2
1
3
2 2 1 1
1 1 4 4
.1 2.2 4
.1 1.3 3
x
x
x
x
Na O x x
C H x x
S O x x
N H x x
→ × = × => =
→ × = × => =
→ = => =
→ = => =
Hoạt động 4
4. Định luật bảo toàn khối lượng
(?) Nêu nội dung của định luật bảo toàn
khối lượng?
- Lấy ví dụ minh họa.
- Trong một phản ứng hóa học, tổng khối
lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối
lượng của các chất phản ứng.
VD: Trong phản ứng hóa học
(?) Yêu cầu HS làm bài tập áp dụng:
BT: Cho 1,4 gam hỗn hợp gồm Mg và
Fe tác dụng vừa đủ với với 160 ml dung
dịch HCl 2M, sau phản ứng ta thu được
0,896 lít H
2
ở đktc. Tính khối lượng
muối khan thu được.
+ Hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét về phản ứng
- Tính khối lượng của HCl, H
2
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
+ Nhận xét và cho điểm bài làm của học
sinh.
3 2
6 2 2 3HCl Al AlCl H
↑
+ → +
Ta có:
3 2
HCl Al ACl H
m m m m
↑
+ = +
HS: Làm bài tập áp vào vở
Phương trình phản ứng:
2 2
2Mg HCl MgCl H
↑
+ → +
2 2
2Zn HCl ZnCl H
↑
+ → +
Ta có
2
0,896
. . .2 0,08
22,4 22,4
H
V
m n M M g= = = =
. . . 2.0,16.36,5 11,68
HCl M
m n M C V M g= = = =
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
2
HClkk muoi H
m m m m
↑
+ = +
=>
2
13,44
muoi kl HCl H
m m m m g
↑
= + − =
Hoạt động 5
5. Mol
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái
niệm:
- Mol là gì?
- Khối lượng mol là gì?
- Khái niệm thể tích mol chất khí?
HS: Nhắc lại khái niệm mol, khối lượng mol,
thể tích mol.
* Mol là lượng chất chứa 6.10
23
nguyên tử
hoặc phân tử chất đó.
Con số 6.10
23
gọi là số Avogađro và được kí
hiệu là N = 6.10
23
.
* Khối lượng mol (kí hiệu M) của một chất là
khối lượng tính bằng gan của N nguyên tủ
hoặc phân tử.
VD: M
O
= 16g; M
H
= 1g;
2
O
M
= 32g;
* Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm
bởi N phân tử của chất khí đó
GV: Yêu cầu HS đưa ra mối quan hệ
giữa:
- Khối lượng chất (m) ↔ khối lượng
mol (M).
- Khối lượng chất (m) ↔ số mol (n).
- Khối lượng mol (M) ↔ số mol (n)
- Số mol (n) ↔ thể tích chất khí (V)
- Số mol (n) ↔ Số phân tử, số nguyên tử
(A)
(?) Yêu cầu HS làm bài tập: Hãy tính thể
tích (ở đktc) của hỗn hợp có chứa 1,1
gam CO
2
và 1,6 gam O
2
.
+ Hướng dẫn HS làm bài tập
- Tính số mol của các chất CO
2
, O
2
- Tính số mol hỗn hợp => V
hh
- Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều là
22,4 lít.
HS: Đưa ra mối liên hệ
m
n
M
=
.m n M
m
M
n
=
=
( )
22,4
khi
V l
n =
22,4.V n→ =
.
A
n A N n
N
= → =
HS: Làm bài tập vào vở.
Ta có
2
2
1,1
0,025( )
44
1,6
0,05( )
32
CO
O
m
n mol
M
m
n mol
M
= = =
= = =
Vậy thể tích hỗn hợp là:
1,68( )
hh
V l=
Hoạt động 6
6. Tỉ khối của chất khí
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái
niệm:
- Tỉ khối của chất khí là gì?
- Công thức tính tỉ khối của khí A so với
khí B. Giải thích các kí hiệu có trong
biểu thức tính.
(?) Yêu cầu HS làm bài tập:
- Tính tỉ khối của khí CH
4
, SO
2
so với
Hiđro ?
- Tính tỉ khối của khí Cl
2
, SO
3
so với
không khí ?
+ Hướng dẫn HS làm bài
+ Nhận xét bài làm của SH
HS: nhắc lại khái niệm
* Tỉ khối của khí A đối với khí B cho biết khí
A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần.
- Công thức tính:
.
.
A A A A
A
B
B B B B
m M n M
d
m M n M
= = =
HS: làm bài tập vào vở.
4
4
2
2
2
2
2
2
16
8
2
44
22
2
CH
CH
H
H
CO
CO
H
H
M
d
M
M
d
M
= = =
= = =
;
2
2
3
3
71
2.45
29
80
2.76
29
Cl
Cl
kk
kk
SO
SO
kk
kk
M
d
M
M
d
M
= = =
= = =
Hoạt động 7
Củng cố kiến thức – Bài tập về nhà
(?) HS hệ thống hóa lại các kiến thức
quan trọng trong bài.
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
- Nhắc học sinh nội dung các kiến thức
sẽ ôn tập ở tiết 2 và yêu cầu HS về ôn
tập các nội dung sau:
1. Các công thức về dung dịch như: độ
tan, nồng độ C%, nồng độ C
M
2. Sự phân loại các hợp chất vô cơ
3. Bảng tuần hoàn
HS: Hệ thống hóa lại các kiến thức quan trọng
đã học trong bài.
- Làm các bài tập theo sự hướng dẫn của giáo
viên
HS: Lắng nghe các nội dung cần ôn tập ở tiết 2
để về nhà chuẩn bị.
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................