Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty cổ phần khai thác đá vôi quang sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.52 KB, 109 trang )

Trường ĐH Kinh tế & QTKDTN

GVHD: Th.S Thái Thị Thái Nguyên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Chữ viết tắt
CP
DN


NSNN
BHXH
BHYT
CB
CNV
CBCNV
HĐQT
NH
TGNH
TK
TNDN
VN
UBND
SX
XDCB
SP
SXKD
KPCĐ
QS

Viết đầy đủ
Cổ Phần
Doanh nghiệp
Ngân sách nhà nước
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cơ bản
Công nhân viên
Cán bộ công nhân viên
Hội đồng quản trị

Ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản
Thu nhập doanh nghiệp
Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Sản xuất
Xây dựng cơ bản
Sản phẩm
Sản xuất kinh doanh
Kinh phí công đoàn
Quang Sơn

MỤC LỤC

SVTH: Âu Thi Thơm

1

K9 – KTTH B


Trường ĐH Kinh tế & QTKDTN

GVHD: Th.S Thái Thị Thái Nguyên

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SVTH: Âu Thi Thơm


2

K9 – KTTH B


LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển với trình độ
ngày càng cao thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu
hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động, đòi hỏi luật
pháp và các biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế phát triển.
Trong những năm gần đây, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã
tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phải triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế, vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước ngày càng được thể
hiện rõ. Thông qua những công cụ đắc lực của mình, Nhà nước, Chính phủ đã
thực hiện khá thành công vai trò điều tiết các hoạt động kinh tế trong từng
giai đoạn phát triển. Một trong những công cụ đó là chính sách thuế.
Thuế có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Trước hết,
thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, là công
cụ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ một sự thay
đổi nhỏ trong chính sách thuế sẽ kéo theo sự thay đổi lớn trong các hoạt động
kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực đầu tư, sản xuất và tiêu dùng.
Thuế có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó là một nghĩa vụ mà
các doanh nghiệp phải thực hiện, nó ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác kế toán thuế trong toàn bộ
công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất nói chung và của công ty Cổ phần
khai thác đá vôi Quang Sơn nói riêng. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo – ThS.

Thái Thị Thái Nguyên, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng công tác kế toán
thuế tại Công ty Cổ phần khai thác đá vôi Quang Sơn”.

Ngoài lời mở đầu và kết luận kết cấu của báo cáo gồm 3 phần sau:
Phần 1: Khái quát chung về công ty Cổ phần khai thác đá vôi Quang Sơn.
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán thuế ở công ty Cổ phần khai thác đá
vôi Quang Sơn.


Phần 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán thuế tại công ty Cổ
phần khai thác đá vôi Quang Sơn.
Sinh viên thực hiện
Âu Thị Thơm


PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC ĐÁ VÔI
QUANG SƠN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Tên, địa chỉ công ty
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC ĐÁ VÔI QUANG

-

SƠN
- Tên giao dịch: QUANG SON LIMESTONE JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: QSL
Trụ sở chính: thôn Đồng Thu – xã Quang Sơn – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên
- Điện thoại: 02803 823 998
Fax: 02803823998

- Email:
Số tài khoản: 240-01-01-666668-8 Ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Thái
Nguyên

-

-

Mã số thuế: 4600425562
ĐKKD số: 4600425562 do sở KH&ĐT tỉnh Nguyên cấp ngày 16/1/2008 thay đổi

-

lần 4 ngày 22/3/2011
- Công ty có Văn phòng đại diện tại Hà nội.
Địa chỉ: Số 55- đường Hoàng Ngân – phường Nhân Chính - quận Thanh Xuân – TP
Hà Nội
- Điện thoại: 043 5561854

Fax: 043 5561 856

1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng của công ty
Công ty cổ phần khai thác đá vôi Quang Sơn (sau đây gọi tắt là Công ty).
Công ty cổ phần được lập trên cơ sở tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông được
tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh
nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005 và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Giấy phép kinh doanh số: 1703000354 cấp lần 1 ngày 16/01/2008 và thay đổi
lần 4 ngày 22/3/2011 mã số doanh nghiệp: 4600425562.

Trong thời gian qua Công ty đã tham gia thi công các công trình lớn như: Thi
công bạt đỉnh núi 1,2,3 thuộc mỏ đá vôi La Hiên. Thi công nạo vét suối Đát thuộc
xóm Phố xã La Hiên, thi công kè chắn bãi thải Đôlômit thuộc dự án nhà máy xi
măng Thái nguyên. Làm đường nội bộ, đường lên mỏ đá vôi La Hiên thuộc dự án
nhà máy xi măng Thái Nguyên.... Các công trình do Công ty thi công đều được
đánh giá cao, đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu kỹ,


mỹ thuật của chủ đầu tư. Hiện tại Công ty đang khai thác và cung cấp đá vôi, đất sét
cho nhà máy với sản lượng 1triệu tấn / năm.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.2.1 Chức năng
Công ty khai thác đá vôi và đất sét cung cấp nguyên liệu chính cho nhà máy xi
măng Quang Sơn.
1.2.2. Nhiệm vụ
Với mỗi một Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và Công ty cổ phần
khai thác đá vôi Quang Sơn nói riêng thì nhiệm vụ của hoạt động sản xuất kinh
doanh là đem lại lợi nhuận cao nhất. Vì thế, Công ty luôn tìm mọi cách để nâng cao
chất lượng cũng như số lượng nguyên liệu, tăng năng suất lao động nhằm tối đa hóa
lợi nhuận.

- Công ty luôn chú trọng đến huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu vào
-

để tiến hành khai thác sản phẩm
Khai thác tối đa thị trường
Giải quyết tốt các nguồn phân phối và phân phối thu nhập trong doanh
nghiệp
- Đảm bảo việc làm, chăm lo đời sống tốt nhất cho người lao động
- Thực hiện đầy đủ cam kết với đối tác về sản phẩm theo nguyên tắc bình đẳng

đôi bên cùng có lợi
- Bảo toàn, tăng trưởng vốn và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
- Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường
- Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và địa phương nơi Công ty
hoạt động
1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty

-

Ngành nghề kinh doanh của Công ty là:
Khai thác đá, cát, sỏi đất sét, phụ gia sản xuất xi măng.
Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, xây dựng các công trình kỹ

-

thuật dân dụng khác
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (xăng dầu và
các sản phẩm liên quan).

1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Công ty
1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lí


PHÓ GIÁM ĐÓC
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ HOẠCH – TỔ CHỨC LAO ĐỘNG- HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT –AN TOÀN
XƯỞNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI ĐẤT SÉT

XƯỞNG KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần khai thác đá vôi Quang Sơn
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng
Phòng kế hoạch – Tổ chức lao động – Hành chính: Thực hiện chức năng nhiệm vụ:

- Kế hoạch:
• Công tác kế hoạch – thống kê ( ngày, tuần, tháng, quý, năm) theo kế hoạch sản xuất
của Công ( trừ Chi nhánh Công ty sẽ có báo cáo riêng để tập hợp chung toàn Công
ty).
• Lập và quản lí Hợp đồng kinh tế đã được kí kết giữa Công ty với các đối tác.
• Công tác quản lí đầu tư xây dựng của Công ty (đầu tư mới, đầu tư cải tạo sửa chữa,
duy tu bảo dưỡng đường bộ nội bộ 2 mỏ cho phần xây dựng cơ bản của công ty).
• Lập hồ sơ thanh toán hàng tháng, quý (theo các điều khoản quy định trong Hợp
đồng và các tài liệu khác đã được công ty quy định).


• Phối hợp với phòng kế toán – tài chính, phòng kĩ thuật sản xuất –an toàn thực hiện
công tác thanh toán và đối chiếu thu hồi công nợ không để phát sinh nợ quá hạn
hoặc nợ khó đòi.
• Chủ trì và phối hợp với phòng kỹ thuật sản xuất- an toàn, xây dựng các định mức
kinh tế, kỹ thuật đối với các công việc Công ty đang thực hiện trình giám đốc Công
ty phê duyệt (định mức xăng dầu, thuốc nổ, bảo hộ lao động…).
• Các công việc cụ thể khác do giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách trực tiếp giao.

- Tổ chức lao động – hành chính:
• Quản lí công tác tổ chức, lao động, tiền lương, hành chính, quản trị của Công ty
( trừ Chi nhánh).
• Lập và quản lý Hợp đồng lao động. sổ bảo hiểm đối với lao động trong Công ty.
• Thực hiện chức năng văn phòng (văn thư, lưu trữ, lễ tân, bảo vệ, quản lý xe con,

phòng làm việc, nhà khách, vệ sinh và y tế đất khu 1,1 ha, điện, nước…).
• Giúp giám đốc, phó giám đốc Công ty để làm việc với các cơ quản lý địa phương,
tiếp khách (khi được ủy quyền).
• Phòng Kế hoạch – Tổ chức lao động – Hành chính phải chịu trách nhiệm trước
giám đốc về chức năng và nhiệm vụ được giao.
• Phụ trách phòng Kế hoạch – Tổ chức lao động – Hành chính là người điều hành
trực tiếp mọi công việc hàng ngày của phòng và chịu trách nhiệm trước mọi công
việc do phòng thực hiện nhiệm vụ.
• Cán bộ công nhân viên có trách nhiệm tuân thủ theo chức năng nhiệm vụ trên do
phụ trách phòng phân công, mọi sai phạm xảy ra sẽ được xử lý theo quy định của
Công ty và pháp luật.
Phòng Kế toán – Tài chính : Giúp việc giám đốc và thực hiện chức năng nhiệm
vụ sau:

• Lập kế hoạch tài chính –tín dụng cho công ty (trừ chi nhánh Công ty)
• Lập báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quý, năm) theo quy định của Bộ tài chính.
Trong đó lập báo cáo chung toàn Công ty ( trong đó có báo cáo chi nhánh).
• Thực hiện việc nộp thuế và các khoản nộp ngân sách cho công ty ( trừ Chi nhánh)
• Lập các chứng từ hóa đơn cùng phòng Kế hoạch – Kỹ thuật để thu chi các khoản
tiền thực hiện từ các Hợp đồng kinh tế, các hoạt động khác của Công ty.
• Lập báo cáo công nợ hàng kỳ (1 tháng) đôn đốc kế hoạch thu hồi công nợ của Công
ty).
• Giúp giám đốc Công ty quan hệ với Ngân hàng, cơ quan thuế, các cơ quan tín dụng
và các đối tác để thực hiện tốt kế hoạch tài chính và tín dụng của Công ty.


• Lập kế hoach chi tiêu của Công ty (Chi phí cơ quan, lương, bảo hiểm) trình Giám
đốc Công ty, để báo cáo HĐQT phê duyệt.
• Hàng quý có kế hoạch làm việc với Chi nhánh Công ty tại Hà Nội để nắm bắt kết
quả thực hiện Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, giám sát việc thực hiện

quy chế của Công ty với Chi nhánh để tránh sai phạm xảy ra.
• Phòng Kế toán- Tài chính Công ty phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty
về chức năng và nhiệm vụ được giao.
• Phụ trách phòng Kế toán – Tài chính là người điều hành trực tiếp mọi công việc
hàng ngày của phòng chịu trách nhiệm trước mọi công việc do phòng thực hiện, cán
bộ công nhân viên trong phòng có trách nhiệm tuân thủ theo chức năng nhiệm vụ
trên do phụ trách phòng phân công. Mọi sai phạm xảy ra sẽ được xử lý theo quy
định của Công ty và pháp luật.
Phòng Kỹ thuật sản xuất – An toàn: Giúp việc Giám đốc và thực hiện chức
năng nhiệm vụ sau:

• Quản lý, theo dõi, giám sát công tác kỹ thuật và an toàn chung của Công ty và tại
xưởng khai thác đá vôi – đất sét, xưởng sản xuất đá xây dựng của Công ty
• Phối hợp với xưởng khai thác đá vôi – đất sét, xưởng sản xuất đá xây dựng, bộ
phận cơ khí, phòng Kế hoạch – Tổ chức lao động – Hành chính lập và tổ chức thực
hiện tốt kế hoạch sản xuất
• Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật đối với các công việc sản xuất của Công ty.
• Quản lý công tác an toàn tại hai mỏ (khoan nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển) chi người
và thiết bị.
• Xưởng trưởng là người điều hành mọi công việc hàng ngày của hai mỏ và phạm vi
công việc trên, phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về nhiệm vụ và chức
năng được giao. Cán bộ công nhân viên thuộc biên chế hai xưởng trên phải tuân thủ
nội quy của Công ty và điều hành của xưởng trưởng. Nếu để xảy ra sai phạm ( mất
an toàn về người và thiết bị ) và các vẫn đề khác xưởng trưởng và các nhân liên
quan phải chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và pháp luật.
Xưởng sản xuất đá xây dựng:

• Sẽ có chức năng nhiệm vụ sau khi được đầu tư xưởng.
1.5. Đặc điểm tình hình lao động của Công ty
Một trong những nhân tố được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm nhằm góp

phần giúp quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên và liên tục đó là lao


động. Vì vậy, việc đánh giá đúng vai trò của lao động, xác định đúng số lượng và
chất lượng lao động luôn là vấn đề chiến lược lâu dài của công ty.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản khai thác nên ngoài yêu
cầu do nghành nghề quy định và phấn đấu vì mục tiêu phát triển kinh tế. Công ty
cũng chú ý đến việc đảm bảo các mục tiêu xã hội; tạo công ăn việc làm cho lao
động, nhất là lao động địa phương, chăm lo mức sống và điều kiện sinh hoạt cho
cán bộ, công nhân viên trong công ty

Biểu số 1.1: Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2014- 2015
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Số người

%

Giới tính
- Nam
- Nữ

50
40


65
53

15
13

30
32,5

10

12

2

20

Tính chất lao động
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
Trình độ đào tạo
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Công nhân, lao
động phổ thông

50
35
15

50
7
8
5

65
48
17
65
10
5
10

15
13
2
15
3
-3
5

30
37,14
13,33
30
42,86
-37,5
100

30


40

10

33,33

(Nguồn: phòng tổ chức – hành chính)
Nhìn vào biểu mẫu ta thấy:


Lao động của Công ty cổ phần khai thác đá vôi Quang Sơn năm 2015 tăng

-

15 người so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ tăng là 30% .Chứng tỏ công ty đã
mở rộng quy mô sản xuất hơn so với năm 2014, tạo thêm công ăn việc làm cho lao
đông.
Công ty đã chú trọng hơn đến trình độ của lao động cụ thể là lao động có

-

trình độ đại học, cao đẳng đã tăng tương ứng với 5,36%. Điều này sẽ góp phần thúc
đẩy Công ty phát triển hơn trong tương lai.
Do tính chất công việc nên trong Công ty lao động nam chiếm phần lớn và

-

lao động trực tiếp tại xưởng khai thác.
1.6. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

Căn cứ vào tính chất cơ lí của đất đá, căn cứ vào mục tiêu đầu tư và sản
phẩm yêu cầu, căn cứ vào điều kiện và hệ thống khai thác Công ty đã sử dụng một
số thiết bị phục vụ sản xuất như sau:

Biểu số 1.2: Tình hình trang bị cơ sở vật chất của công ty
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên thiết bị
Máy xúc thủy lực
Máy khoan cầm tay
Máy nghiền
Máy nén khí
Ô tô tải trọng 8 tấn
Máy gạt công suất 170 CV
Xe con
Nhà cửa

Mã hiệu
Số lượng
EO- 5123
5
IIP- 30

12
TH
2
DK-9
3
IFA
15
T-170
2
Uát
2
NC
3
(Nguồn: phòng tổ chức – hành chính)

Ngoài những thiết bị trên công ty còn sử dụng nguyên liệu thuốc nổ trong quá
trình khai thác đá. Tổng số lượng thuốc nổ sử dụng hàng năm khoảng 2.000- 2.500
kg thuốc nổ.
Môt lượng lớn xăng dầu cũng được công ty sử dụng : hàng năm công ty sử dụng
3.000 lít dầu FO/ năm.



1.7. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Công ty trong thời gian
qua
Biểu số 1.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu

Năm 2014


Năm 2013

1.Doanh thu
2. Các khoản giảm trừ

96.850.374.385

89.268.527.312

Chênh lệch
Số tiền
%
7.581.847.073
23.78

96.850.374.385
87.667.003.674
9.183.370.711
42.250.438
1.434.739.670

89.268.527.312

7.581.847.073

23.78

80.914.926.201

7.265.254.214


18.72

8.353.601.111

1.380.850.373

21.24

55.193.710

-783.054

-15.08

1.266.380.570

14.946.527

4.08

46.000.000
6.358.170.625

48.000.000

-2.000.0000

-4.35


5.804.619.677

926.122.870

83.84

1.386.710.854

1.289.794.574

140.564.030

32.64

41.446.617
9.777.615
31.669.002
1.418.379.856
1.023.623.411

39.272.727

18.901.163

43.71

11.234.655

-1.515.145


-15.05

28.038.072

3.901.163

9.71

1.317.828.646

457.465.193

47.8

1.006.223.793

62.708.748

6.75

DT
3. DT thuần
4. Giá vốn
5. Lãi gộp
6. DT tài chính
7. CP tài chính
8. Chi phí HĐSXKD
- Chi phí BH
- Chi phí QLDN
9.Lợi nhuận từ

HĐSXKD
10. TN khác
11. CP khác
12. LN khác
13. LN trước thuế
14. LN sau thuế

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
1.8. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Công ty đã đề ra phương hướng phát triển trong những năm tiếp theo: Tiếp tục
đổi mới quy chế, cơ cấu và phương hướng quản lý sản xuất, tiếp thị, tăng cường tìm
kiếm khả năng liên doanh liên kết, đa dạng hóa sản phẩm truyền thống để khai thác
hết khả năng sẵn có của Công ty, từng bước nâng cấp, đổi mới trang thiết bị máy
móc, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất, phù hợp với dây chuyền sản
xuất Công ty, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường,
chiếm được lòng tin khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, tạo tiền đề cho sự phát
triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng nói chung và đá vôi nói riêng, giải
quyết công ăn việc làm người lao động trên địa bàn; tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước.Trong đó:
Phát triển sản xuất


Nghiên cứu biện pháp quản lý có hiệu quả đối với sản phẩm. Không ngừng cải
thiện sản phẩm nhằm thỏa màn nhu cầu khách hàng.
Chú trọng xây dựng các định mức kỹ thuật phù hợp và sát với thực tế làm cơ
sở cho việc quản lý chi phí trong sản xuất kinh doanh.
Mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường
Duy trì thường xuyên chính sách hợp lý với khách hàng truyền thốngvà không
ngừng tìm kiếm khách hàng mới.
Duy trì thị trường truyền thống. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các kênh phân

phối. Hoàn thiện cơ chế giá theo hướng phù hợp với thị trường để nâng cao năng
lực cạnh tranh mở rộng thị trường.
Tham gia trên thị trường chứng khoán để nâng cao vị thế tài chính, hình ảnh,
tăng cường sự hiểu biết và quan tâm của nhà đầu tư và khách hàng đối với Công ty
và sản phẩm của Công ty. Tạo dựng hình ảnh tích cực của Công ty đối với xã hội và
nhà đầu tư.
Tài chính
Tổ chức bộ máy tài chính kế toán tinh gọn, năng động, xây dựng và tiếp tục
hoàn thiện quy chế quản lý tài chính phù hợp với thời kỳ mới.
Quản lý tài chính minh bạch, công khai. Thực hiện công bố thông tin kịp thời,
chính xác theo quy định đối với tổ chức niêm yết.
Thanh toán đầy đủ đúng hạn các khoản nợ vay, bảo đảm uy tín với các tổ chức
tín dụng.Quản lý chặt chẽ công nợ của từng đại lý, khách hàng cụ thể.
Xác định chính xác nhu cầu vốn của từng thời kỳ. Cân đối và sử dụng mọi
nguồn vốn hiện có cho sản xuất kinh doanh một cách hợp lý và hiệu quả theo hướng
chủ động tài chính, bảo toàn và phát triển vốn.
Đảm bảo huy động vốn có hiệu quả phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển
của Công ty.


PHẦN 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN KHAI THÁC ĐÁ VÔI QUANG SƠN
2.1.Khái quát chung về công tác kế toán của công ty
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toánKế toán thanh toán
Kế toán tiền lương
Kế toán NL,VL- CCDC
Thủ quỹ
Kế toán giá thành và tiêu thụ
KẾ TOÁN TRƯỞNG


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
-

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể
Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán): là người đứng đầu phòng kế toán, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi hoạt động của công tác kế toán trong
công ty. Giúp giám đốc tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện công tác kế toán tài chính,

-

lập kế hoạch về tài chính cho công ty.
Kế toán thanh toán, tiền lương:Theo dõi tính lương, lập bảng lương, các khoản trích
theo lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Kiểm tra chứng từ gốc liên
quan đến thu, chi tiền mặt từ đó lập phiếu thu, phiếu chi trình kế toán trưởng và
Giám đốc ký duyệt.


-

Kế toán nguyên vật liệu, CCDC: Theo dõi và hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình

-

nhập, xuất, tồn vật tư, CCDC.
Kế toán giá thành và tiêu thụ: Tập hợp chi phí phát sinh cho từng đối tượng và tiến
hành phân bổ chi phí cho các xí nghiệp, đồng thời tính giá thành đơn vị sản phẩm.
Đồng thời tổ chức theo dõi và hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp sự biến động

-


của các thành phẩm. Theo dõi các khoản phải thu khách hàng.
Thủ quỹ: Thực hiện việc bảo quản và cất giữ tiền mặt tại quỹ Công ty, trực tiếp thu,
chi tiền mặt và ghi chép tình hình đó vào các sổ quỹ, tiến hành kiểm kê quỹ tiền
mặt hàng ngày và đối chiếu tồn quỹ với kế toán thanh toán.
2.1.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.2.1. Các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng
Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần khai thác đá vôi Quang Sơn chịu trách
nhiệm hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, định kỳ tính
toán xác định kết quả kinh doanh của toàn Công ty.

-

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành
theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

-

Hệ thống chứng từ kế toán: Công ty áp dụng hệ thống chứng từ theo Thông tư
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và các văn bản pháp lý có
liên quan.

-

Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản cấp một và cấp
hai trên cơ sở những quy định về hệ thống tài khoản chung cho các doanh nghiệp do
Bộ Tài Chính ban hành, công ty còn mở chi tiết một số tài khoản cấp ba và cấp bốn
để phù hợp với điều kiện hạch toán thực tế yêu cầu quản lý.

-


Hệ thống báo cáo kế toán: Công ty thực hiện lập và nộp báo cáo kế toán theo đúng
quy định hiện hành của Bộ Tài Chính. Một số báo cáo kế toán tại công ty như:






Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01- DN)
Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02 - DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 - DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 - DN)
 Ngoài ra công ty còn nộp thêm báo cáo công nợ, Báo cáo chi phí sản xuất và
giá thành...để phục vụ tốt hơn cho công tác quản trị trong công ty. Báo cáo tài
chính của công ty do kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp lập.
-

Kỳ kế toán : Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

-

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: Việt Nam đồng (VNĐ)


- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:
 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ khác được quy đổi ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời
điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá
công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao

dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn)
 Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh
giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển
vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. Các khoản đầu tư
ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và
không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu
tư đó tại thời điểm báo cáo.
 Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế

-

toán: Chuyển đổi từ ngoại tệ sang VND.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
 Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân cả kỳ dự trữ
 Phương pháp hạch toán hang tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
 Phương pháp lập dự phòng giảm giá hang tồn kho: Dự phòng giảm giá hang
tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng

-

tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
 Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ( hữu hình, vô hình, thuê tài chính): theo nguyên
giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
 Phương pháp khấu hao TSCĐ(hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Khấu hao
được trích theo phương pháp đường thẳng, dựa trên thời gian sử dụng ước tính
của tài sản, phù hợp với Thông tư 45//2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ
Tài Chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Việc trích hoặc

thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện kể từ ngày mà TSCĐ tăng hoặc

giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:
 Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh
đồng kiểm soát : Theo giá gốc
 Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn: Theo giá gốc
 Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác: Theo giá gốc
 Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn:
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay:








Chi phí trả trước
Chi phí khác
Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Theo thời gian
Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại
Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả:
Chi phí phải trả được ghi nhận chủ yếu là các khoản doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ

phải trả và được ước tính đáng tin cậy.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.
 Các khoản dự phòng phải trả được ghi nhận là giá trị được ước tính hợp lý về khoản
tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán .
- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:

 Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác
của chủ sở hữu: Vốn đầu tư của chủ sở hữu là số vốn thực góp của chủ sở hữu;
thặng dư vốn cổ phần là số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa giá thực tế phát
hành và mệnh giá cổ phiếu ở các công ty cổ phần khi phát hành cổ phiếu và tái phát
hành cổ phiếu quỹ.
 Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.
 Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá.
 Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
trên Bảng cân đối kế toán là số lợi nhuận (lãi hoặc lỗ ) từ các hoạt động của doanh
nghiệp sau khi trừ (-) chi phí thuế TNDN của năm nay và các khoản điều chỉnh do
áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của
năm trước.

-

Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
 Doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: Đã chuyển giao phần
lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người
mua và xác định được phần công việc đã hoàn thành; không còn nắm giữ quyền
quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; đã thu được hoặc sẽ thu được lợi
ích kinh tế từ giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ; xác định được chi phí liên
quan đến giao dịch bán hàng và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ.
Doanh thu tài chính được ghi nhận khi thỏa mãn: Có khả năng thu được lợi ích
kinh tế từ giao dịch đó; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Chi phí
thực tế phát sinh được ghi nhận phù hợp với doanh thu và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ.Doanh thu bán hàng: Doanh thu xuất khẩu: Ghi nhận


doanh thu khi hàng đã giao lên tàu và phát hành hóa đơn GTGT. Doanh thu nội


-

địa: ghi nhận doanh thu khi hàng hóa đã được giao và phát hành hóa đơn GTGT.
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ;
 Doanh thu hoạt động tài chính;
 Doanh thu hợp đồng xây dựng.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Chi phí tài chính được
ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là tổng chi phí tài chính phát

-

sinh trong kỳ, không có bù trừ với doanh thu hoạt động tài chính.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành. Chi phí Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được
xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời
chịu thuế và thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí Thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành và chi phí Thuế thu nhập hoãn lại không có bù trừ.

2.1.2.2. Hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức kế toán theo hình thức Nhật kí chung.

Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán của công ty
Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ
Sổ nhật ký đặc biệt


CHUNG

SỔ CÁI

Bảng cân đối số
phát sinh

Sổ,thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết


BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định
kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm
tra:
Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty:

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dung làm căn cứ ghi sổ, trước
hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã
ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp và

-

ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ Cái. Sau khi đã kiểm tra đối
chiếu khớp, đúng số liệu trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết được dung để lập các

Báo cáo tài chính.

2.2. Những vấn đề cơ bản về thuế
2.2.1. Khái niệm
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật pháp qui định đối với
các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu
của nhà nước. Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn tài chính của xã hội,
không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Do đó, tại thời điểm nộp thuế,
người nộp thuế không được hưởng bất kỳ một lợi ích nào mà xem như đó là trách
nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước . Như vậy, thuế mang tính cưỡng chế và được
thiết lập theo nguyên tắc luật định.
Bằng quyền lực chính trị của mình, nhà nước đã ban hành các loại thuế để tạo lập
nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, các khoản thu này được bố trí sử dụng theo dự
toán ngân sách nhà nước đã được phê duyệt cho tiêu dùng công cộng và đầu tư phát
triển nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy, thuế phản ảnh
các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội, thể hiện các mối quan hệ tài chính
giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội.
2.2.2. Đặc điểm của thuế


Thuế có những thuộc tính tương đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và biểu
hiện thành những đặc trưng riêng có của nó, qua đó giúp ta phân biệt thuế với các
công cụ khác. Những đặc trưng đó là:
-

Tính bắt buộc: Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa
thuế với các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách nhà nước. Đặc điểm
này cho ta thấy rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hê tiền tệ được hình
thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc động viên mang
tính chất bắt buộc của nhà nước. Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới hình thức

thuế là một phương thức phân phối của nhà nước, theo đó một bộ phân thu nhập của
người nộp thuế được chuyển giao cho nhà nước mà không kèm theo một sự cấp
phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế, mà hành động đóng thuế
là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân.

-

Tính không hoàn trả trực tiếp: Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể
hiện ở chỗ: thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua việc cung
cấp các dịch vụ công cộng của nhà nước. Sự không hoàn hảo trả trực tiếp được thể
hiện kể cả trước và sau thu thuế. Trước khi thu thuế, nhà nước không hề cung ứng
trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, nhà
nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế.

-

Tính pháp lý cao: Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, được quyết
định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp
luật.
2.2.3. Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của
Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với qúa
trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh
sau đây:

-

là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật
chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước.


-

Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.


-

là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.
Ðiều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của Nhà nước
trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

- là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công
bằng xã hội. Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các
ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình
đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thế nhân và pháp

-

nhân.
Vai trò điều tiết thu nhập của pháp luật thuế thể hiện ở sự tác động của pháp luật
thuế đối với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã hội. Nhà nước sử
dụng pháp luật thuế làm công cụ để điều hòa vĩ mô thu nhập trong xã hội.

2.3. Thực trạng công tác kế toán thuế tại công ty Cổ phần khai thác đá vôi
Quang Sơn

2.3.1. Khái quát về công tác thuế tại công ty
- Công ty Cổ phần khai thác đá vôi Quang Sơn chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực
khai thác cát, đá, sỏi, đất sét, phụ gia sản xuất xi măng, bán buôn bán lẻ các loại đá,

xi măng … do vậy trong Công ty chủ yếu bao gồm các loại thuế sau: Thuế giá trị
gia tăng, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê
đất.
Trong những năm qua, công ty đã thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình với cơ

-

quan thuế, cụ thể như sau:
Đăng ký và sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật, mã số thuế công ty

-

đăng ký sử dụng: 4600425562
Kê khai thuế chính xác đầy đủ, trung thực, nộp hồ sơ thuế đúng hạn.
Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ theo

-

đúng quy định của pháp luật.
Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ các hoạt động kinh tế phát sinh nghĩa vụ

-

thuế, khấu trừ thuế.
Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định
nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng, giải

-

trình việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Gửi báo cáo thuế đến cục thuế tỉnh Thái Nguyên.
Nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên.


2.3.2. Kế toán thuế giá trị gia tăng
2.3.2.1. Khái quát tình hình thực hiện luật thuế tại công ty
Công ty Cổ phần khai thác đá vôi Quang Sơn là tổ chức có hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, do đó công ty phải nộp
thuế GTGT theo quy định của Nhà nước. Hiện nay Công ty Cổ phần khai thác đá
vôi Quang Sơn đang thực hiện luật thuế GTGT theo:

- Nghị định 13/VBHN-BTC Ban hành 26/05/2015 hướng dấn thuế GTGT mới nhất
- Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008có hiệu lực thi hành từ
-

ngày 01/01/2009.
Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn và sửa đổi bổ sung một số

-

quy định về Luật thuế
Mới nhất là TT219 ngày 31/12/13 áp dụng từ 01/01/2014 thay thế Thông tư
06/2012/TT-BTC, Thông tư 65/2013/TT-BTC.
Công ty đang thực hiện các quy định trong Luật thuế GTGT và thông tư
hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối tượng chịu thuế
Theo quy định thì đối tượng chịu thuế GTGT tại Công ty là các loại đá, xi
măng … do Công ty sản xuất ra mà Công ty cung cấp cho các đơn vị khác.

Các loại sản phẩm mua vào là: thuốc nổ, kíp điện, dây điện mìn, kíp VS phi
điện KVP-8N, mồi nổ Mn31, lọc điều khiển thủy lực, ghim băng tải, lọc thô nhiên
liệu, xi măng … với mức thuế suất thuế GTGT 10%
b) Căn cứ tính thuế: Đó là giá tính thuế và thuế suất.

* Giá tính thuế
- Đối với các sản phẩm là các loại đá, xi măng… mà công ty bán ra thì giá tính thuế
GTGT là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho,
trả thay lương cho người lao động là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
+ Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là hàng hoá, dịch vụ do cơ sở xuất hoặc
cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở, không bao gồm hàng hoá, dịch vụ sử
dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở.


+ Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ,
xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở không

-

phải tính, nộp thuế GTGT.
Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả
một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi

-

trả chậm.
Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là
giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:



Giá
ch
ưa

th
uế
G
T
G
T

Giá thanh toán

=

1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ
đó

* Thuế suất
- Công ty áp dụng mức thuế suất 10% đối với sản phẩm mà Công ty cung cấp theo
luật định.
c)

Phương pháp tính thuế: Công ty áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia
tăng là theo phương pháp khấu trừ, cụ thể là:
+ Cách tính thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT
phải nộp


=

Thuế GTGT
đầu ra

-

Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ

Trong đó:

- Thuế GTGT đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân
với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
+ Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó.
+ Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì

-

thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế.
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi
trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh chịu thuế GTGT.

d) Khấu trừ và hoàn thuế

* Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Tại công ty thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho

việc sản xuất tại các phân xưởng như nguyên vật liệu sử dụng sản xuất, xăng dầu,
dịch vụ điện nước, điện thoại... đều được khấu trừ toàn bộ.
- Đối với tài sản cố định trong nhà máy như: Máy móc, thiết bị phục vụ cho
việc sản xuất tại từng phân xưởng cũng được khấu trừ toàn bộ theo quy định tại luật
số 13/2008/QH12.


×