Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ bình liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.6 KB, 63 trang )

Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là chìa khoá, là điều kiện tiền đề cho các doanh
nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh tế của mình là lợi nhuận, lợi thế và an toàn.
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung chúng ta chưa đánh giá hết được vai
trò thiết yếu của vốn nên dẫn đến hiện tượng sử dụng còn nhiều hạn chế, các
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong cơ chế này được bao tiêu cung ứng,
chính vì thế hiệu quả sử dụng vốn không được chú ý đến, do đó không mang lại
hiệu quả, làm lãng phí nguồn nhân lực.
Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với việc chuyển
dịch cơ chế quản lý kinh doanh đó là việc mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho
các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng theo hướng lời ăn, lỗ thì chịu. Bên cạnh
đó nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp đang đối mặt
với cạnh tranh gay gắt, mọi doanh nghiệp đều thấy rõ điều này, Nhà nước và
doanh nghiệp cùng bắt tay nhau hội nhập. Điều này đã tạo cơ hội và thách thức
cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những
doanh nghiệp năng động, sớm thích nghi với cơ chế thị trường còn không ít
những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn kinh doanh. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không còn là vấn
đề mới mẻ, nhưng nó luôn được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị.
Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu là một trong những
công ty luôn hướng tới mục tiêu phát triển, hội nhập. Một vấn đề luôn được ban
lãnh đạo của Công ty quan tâm đó là làm thế nào để có thể sử dụng một cách
hiệu quả nhất nguồn vốn của mình, đưa doanh nghiệp thắng lợi trong cuộc hội


nhập của toàn nền kinh tế trong môi trường cạnh tranh gay gắt với rất nhiều
doanh nghiệp cùng ngành.
Xuất phát từ thực tế đó, trong suốt quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần
Thương mại và dịch vụ Bình Liêu, với mong muốn được đóng góp một phần

1


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

nhỏ bé những kiến thức mà em đã được học tại trường ĐH Kinh Tế và Quản Trị
Kinh Doanh – Thái Nguyên cùng với sự hướng dẫn của Cô giáo TS. Bùi Thị
Minh Hằng và các cô, chú trong ban lãnh đạo Công ty em chọn đề tài :
“ Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thương mại và
dịch vụ Bình Liêu”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu chung : Từ cơ sở lý thuyết về vốn, hiệu quả sử dụng vốn và
phân tích đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thương mại và
dịch vụ Bình Liêu từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của Công ty cũng như của các doanh nghiệp cùng nghành.
* Mục tiêu cụ thể :
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong
giai đoạn 2010-2012.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công
ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi không gian : Tại Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ
Bình
Liêu
+ Phạm vi thời gian : Các số liệu nghiên cứu được thu thập qua 3 năm từ
năm 2010 đến năm 2012.
4. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia làm 3 chương :
Phần 1 : : Khái quát về công ty Cổ phần Thương mại
và dịch vụ Bình Liêu
Phần 2 : : Thực trạng sử dụng vốn tại công ty Cổ phần Thương mại
và dịch vụ Bình Liêu
Phần 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu

2


@&?

Khoa Kinh Tế

SV: Nguyễn Bình Ngọ

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ BÌNH LIÊU
1.1. Khái quát về công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1.1.1.1. Sự ra đời
Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu là một đơn vị xây
dựng cơ bản tỉnh Quảng Ninh, hạch toán kinh tế độc lập.
Đăng ký lần đầu: 20/05/2005
Đăng ký thay đổi lần thứ 5:29/07/2009
Giấy phép đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh
cấp.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
BÌNH LIÊU
+ Địa chỉ trụ sở chính:
Khu Bình Quyền-huyện Bình Liêu-tỉnh Quảng Ninh
-Điện thoại: 033.878269-033.878253-033.878438
-Số fax:

033.878269

- Mã số thuế: 5700476308
- Tài khoản: 8008205005000 Tại NHNN&PTNT tỉnh Quảng Ninh
1.1.1.2. Các giai đoạn phát triển
Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu tiền thân là cơ sở sản
xuất nhỏ, lẻ thành lập năm 1998. Đến năm 2003 chuyển đổi từ cơ sở lên Doanh
nghiệp thương mại Bình Liêu, đầu năm 2004 do sự phát triển nhanh của ngành
xây dựng, cần sự tập chung vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hơn nữa, Công
ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu ra đời ngày20 tháng 05 năm 2005
để bắt nhịp nhanh với thị trường.
1.1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty
Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu là một doanh nghiệp vừa và
nhỏ, công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại

3



Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

NHNN&PTNT tỉnh Quảng Ninh và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số
22.03.000201 do sở kế hoạch đầu tư cấp ngày 20/05/2005 theo số 22.03.000201
và được cấp lại lần thứ 5 ngày 29/7/2009. Hiện nay công ty có 4 phòng, 1 ban,4
đội thi công sản xuất và 1 đội xe với tổng số 290 người. Với ngành nghề chủ yếu
sau:
1. Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi.
2. Sản xuất các vật liệu xây dựng.
3. San lấp mặt bằng.
4. Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
5. Dịch vụ khoan nổ mìn, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản.
6. Xây dựng các công trình dân dụng.
7. Bán NVL phục vụ công trình
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

1.1.2.1. Đặc điểm về tổ chức công tác quản lý của công ty Cổ phần Thương mại
và dịch vụ Bình Liêu
Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu – Quảng Ninh là một
Công ty cổ phần hoạt động theo mô hình trực tuyến, cơ cấu tổ chức của công ty
như sau:
- Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và một phó giám đốc giúp việc cho
giám đốc.
- Công đoàn, đoàn thanh niên: Tổ chức quần chúng vận động cán bộ công

nhân viên, tuyên truyền thực hiện công tác chính trị của công ty đề ra.
- Bộ máy quản lý công ty bao gồm các phòng ban giúp việc giám đốc, tổ
chức thành 4 phòng chức năng và các tổ đội sản xuất và 1 ban quản lý dự án (chỉ
thành lập sau khi có dự án đầu tư).

4


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

Sơ đồ 01: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Binh Liêu
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ

BAN KIỂM
SOÁT

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH


ĐỘI 1

PHÓ GIÁM ĐỐC

ĐỘI 2

PHÒNG KỸ
THUẬT

PHÒN KẾ TOÁNTÀI VỤ

PHÒNG KẾ
HOẠCH

ĐỘI 3

5

ĐỘI 4

ĐỘI XE


Khoa Kinh Tế

@&?

Ghi chú: (1)


SV: Nguyễn Bình Ngọ
Chỉ đạo trực tuyến
Thông tin 2 chiều

* Ưu điểm:
- Không hạn chế số lượng thành viên tối đa.
- Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp quy định tại K5Đ84 của luật này.
- Có thể phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
- Có tư cách pháp nhân.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp.
- Có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt.
- Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn tại.
- Cơ chế quản lý tập trung cao.
* Nhược điểm:
- Số cổ đông nhiều, việc quản lý và điều hành sẽ khó khăn hơn.
- Dễ nảy sinh sự tranh giành và mâu thuẫn về quyền lợi.
- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn so với các loại hình
công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt
về tài chính, kế toán.
Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo Công ty
Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc Công ty có nhiệm vụ quản lý điều
hành công ty, là người có thẩm quyền cao nhất chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty và đại diện cho công ty theo quy định của
pháp luật. Sau đó là Phó giám đốc là người trợ giúp cho Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về những công việc được giao.
Công ty có 4 phòng ban chức năng, những phòng ban này có nhiệm vụ giúp
lãnh đạo công ty triển khai giám sát tình hình hoạt động toàn công ty, đảm bảo
cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định.


6


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

Công ty có 4 tổ đội sản xuất được gọi tên từ 1-4 và một đội xe. Đây là các
đơn vị có trách nhiệm chính trong việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như xây dựng của công ty, đảm bảo đúng các ngành nghề và sản
phẩm theo giấy phép đăng ký kinh doanh.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các chức năng lập kế hoạch lao
động, lập kế hoach quỹ tiền lơng tổ chức thực hiện về chế độ tiền lơng, tiền thởng, bảo hộ lao động và an toàn lao động, đào tạo nâng cao trình độ cho công
nhân viên trong công ty.
- Phòng kế hoạch- tiếp thi kinh doanh : Tìm và khai thác việc làm nhắm
duy trì tồn tại và phát triển của công ty trong cơ chế và lập kế hoạch khai thác
khả năng và lao động thiết bị máy móc, vật tư hàng năm hớng dẫn các độ trong
việc sử dụng khả năng đó.
- Phòng kế hoạch- điều độ- thi công: Lập kế hoạch SXKD toàn công ty,
quản lý hớng dẫn thi công cho các đội sản xuất, lập thiết kế dự toán và kiểm tra
giám sát công trình
- Phòng tài vụ kế toán: Quản lý tình hình doanh thu của công ty và đa ra
cho công ty những định hớng tốt hơn trong công tác sản xuất kinh doanh.
- Các đội thi công: Tiếp nhận các công trình của Công ty do Chủ đầu tư
giao cho hoặc Công ty trúng thầu.
1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
- Xây dựng các công trình giao thông thủy lợi.

- Xây dựng dân dụng.
- San lấp mặt bằng.
- Xây dựng các công trình xây dựng cơ bản
1.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

1.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh
1. Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi.
2. Sản xuất các vật liệu xây dựng.
3. San lấp mặt bằng.
7


@&?

Khoa Kinh Tế

SV: Nguyễn Bình Ngọ

4. Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
5. Dịch vụ khoan nổ mìn, khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản.
6. Xây dựng các công trình dân dụng.
7. Bán NVL phục vụ công trình
1.1.3.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty
Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của Công ty là
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Chất lượng
nguồn nhân lực là một tiềm năng lớn cần được khai thác triệt để .
Bảng 01: Tình hình lao động Công ty qua 2 năm 2012-2013
Năm 2012
Chỉ tiêu


Tổng số lao động

Năm 2013

Số LĐ

Cơ cấu

Số LĐ

Cơ cấu

(Người)

(%)

(Người)

(%)

So sánh
±∆

±%

240

100

260


100

20

8.33

1. Nam

180

75

185

71.2

5

2.77

2. Nữ

60

25

75

28.8


15

25

I. Theo giới tính

II. Theo tính chất công
việc

100

100

1. Lao động trực tiếp

200

83.3

210

80.76

10

5

2. Lao động gián tiếp


40

16.7

50

19.24

10

25

III. Theo trình độ

100

100

1. Đại học, cao đẳng

170

70.8

185

71.15

15


8.82

2. Công nhân kỹ thuật

70

29.2

75

28.85

5

7.14

( Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính )
Theo bảng trên ta thấy số lượng lao động của Công ty qua 2 năm tăng lên.
Năm 2012 số lượng lao động là 240 người, đến năm 2012 là 260 người tức là
tăng lên8.33%. Trong đó:
8


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

Lao động nữ năm 2012 là 60 người chiếm cơ cấu 25% trong tổng số lao

động, năm 2013 tăng lên là 75 người chiếm 28.8% về cơ cấu lao động, tức là
tăng 15 người tương ứng 25%. Lao động nam năm 2012 là 180 người chiếm
75%, năm 2013 tăng lên là 185 người chiếm 71.12%. Cơ cấu lao động nam, nữ
của Công ty tương đối hợp lý, phù hợp với nhu cầu tổ chức hoạt động của Công
ty.
Tỷ lệ lao động trực tiếp tăng lên, năm 2012 tỷ lệ lao động trực tiếp là 200
người chiếm 83.3%, năm 2012 số lao động trực tiếp tăng lên là 210 người tương
ứng với tỷ lệ 80.76%, tức là tăng 10 người tương ứng với 5%.
Qua biểu trên cũng phản ánh chất lượng lao động trong Công ty. Do đặc
thù kinh doanh của Công ty phải đòi hỏi công nhân có trình độ tay nghề, các cán
bộ chuyên môn nghiệp vụ phải có trình độ năng lực. Nhìn chung số lượng lao
động có trình độ đại học, cao đẳng qua 2 năm đã tăng lên 15 người tương ứng
với 8.82%. Lao động có trình độ đại học cao đẳng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong
cơ cấu lao động. Năm 2012 lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 70.8%,
năm 2012 tăng lên 71.15%.
Lao động có trình độ Công nhân kỹ thuật năm 2012 là 70 người chiếm
29,22%. Năm 2012 số lao động này là 75 người chiếm 28.85%. Tuy mới có sự
thay đổi nhỏ nhưng có thể thấy xu hướng nâng cao dần chất lượng lao động
trong toàn công ty. Thể hiện ở lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ
ngày càng cao trong cơ cấu lao động, và ngược lại lao động có trình độ công
nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Bộ phận lao động khác (trình độ sơ cấp…) chủ yếu là lao động hợp đồng
theo mùa vụ tại các Đội xây lắp va thi công các công trình, nó chiếm tỷ lệ rất
nhỏ trong cơ cấu lao động.

9


Khoa Kinh Tế


@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

1.1.4. Tình hình tài chính của Công ty

Bảng 02: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2010-2012
STT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2012

Năm 2012

Tốc độ tăng trưởng (%)
2012/2010

1

2

3

4

5


2012/2012

BQ

Tổng tài sản

21.338.422.329

25.576.286.274

27.630.386.896

19,86

8,03

13,946

Tổng nợ phải trả

10.865.477.243

14.921.467.738

16.801.705.166

37,33

12,60


24,965

Doanh thu

19.641.517.499

23.561.817.592

31.883.889.698

19,96

35,32

27,64

Lợi nhuận trước
thuế

472.945.086

654.818.536

828.681.730

38,46

26,55

32,503


Lợi nhuận sau
thuế

220.452.620

231.817.592

354.818.536

5,16

53,06

29,107

( Nguồn: Phòng Tài vụ Kế toán)
10


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ
Bình Liêu từ năm 2010 đến năm 2012 thể hiện qua bảng số 02 là:
- Tổng tài sản năm 2010 là 21.338.422.329 đồng, năm 2012 là
25.576.286.274 đồng tăng so với năm 2010 tương ứng 19,86%. Năm 2012 tài

sản của Công ty là 27.630.386.896 tăng so với năm 2012 là 8,03%, như vậy tổng
tài sản của công ty trong thời gian này tăng lên liên tục với tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 13,946%.(bảng 02)
- Nợ phải trả của Công ty năm 2010 là 10.865.477.243 đồng. Tới năm
2012 nợ phải trả của Công ty là 14.921.467.738 tăng so với năm 2010 37,33%,
Năm 2012 tổng nợ phải trả của công ty tăng nhẹ hơn so với năn 2012, với số
tương đối chỉ là 12,60%, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,965%. Điều này
cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang ngày càng được cải thiện.
- Doanh thu của công ty năm 2012 biến động tăng khá nhanh so với năm
2010. Cụ thể năm 2012 doanh thu tăng 19,96% so với năm 2010. Năm 2012 chỉ
tiêu này là 31.883.889.698 đồng tăng lên 35,32% với năm 2012. Với tốc độ tăng
trưởng trong 3 năm qua là 27,64%,một con số khá ấn tượng trong thời kỳ nước
ta vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Có được
điều này là do công ty là một doanh nghiệp nhỏ, với số vốn điều lệ thấp, 10 tỷ
đồng nên việc tăng trưởng doanh số nhanh cũng là điều dễ hiểu bên cạnh đó
phải kể tới sự nỗ lực hết mình từ tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Mặc dù trong thời gian này nền kinh tế nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng
từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng lợi nhuận thuần của công ty vẫn
tăng lên qua các năm, cụ thể. Năm 2010 lợi nhuận sau thuế của công ty là
220.452.620 đồng, đến năm 2012con số này là 231.817.592 đồng tăng 5,16%,
và đến năm 2012 con số này đẫ tăng lên thành 354.818.536 đồng, tăng so với
năm 2012 là 53,06%. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng phát triển và đã
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Như vậy qua 3 năm Công ty đã có nhiều thành tích khá là ấn tượng, đó
cũng là những dấu hiệu tốt đánh dấu cho sự hội nhập và ngày càng phát triển của
Công ty trong điều kiện hiện nay. Kết quả đó cho thấy doanh nghiệp đã có
12


Khoa Kinh Tế


@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

những bước đi đúng đắn đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển góp phần cùng
cả nước khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm
2010, 2012 vừa qua và từng bước đi vào ổn định trong năm 2012.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được thì Công ty cũng gặp
phải không ít những khó khăn và hạn chế. Trên đây chỉ là một số nét cơ bản về
tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm từ 2010 đến 2012. Để hiểu rõ hơn,
vì sao lại có sự biến động của các chỉ tiêu đã nêu trên? Nguyên nhân nào làm
tăng hay giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm 2010 đến
năm 2012? Chúng ta cùng đi xem xét chi tiết những thành tựu và những hạn chế
mà Công ty đã đạt được thông qua việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng
vốn của Công ty trong giai đoạn 2010-2012 ở phần tiếp theo của đề tài.

13


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

PHẦN II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ BÌNH LIÊU
2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

2.1.1. Khái quát chung về nguồn vốn của Công ty
Đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa xây lắp hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng cơ bản, việc sử dụng vốn hiệu quả là rất quan trọng. Đảm bảo được nguồn
vốn là đảm bảo được sự liên tục của quy trình sản xuất ra sản phẩm, đảm bảo được
đúng tiến độ thi công công trình. Hơn thế nữa nó còn đảm bảo được chất lượng sản
phẩm, công trình, cũng như uy tín của doanh nghiệp trong việc tạo dựng được niềm tin
và sự hài lòng của khách hàng, vì thế nó tạo ra ưu thế trong cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Lĩnh vực này có
đặc điểm là phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường bất động sản và tình hình phát triển kinh
tế xã hội của địa phương. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản có tính chất lâu dài,
thời gian thu hồi vốn lâu. Vì vậy, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả là
bài toán mà doanh nghiệp phải tìm ra lời giải để đảm bảo quá trình sản xuất và thi
công được diễn ra liên tục, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đảm bảo phát triển
cơ sở hạ tầng phù hợp.
Cũng như những DN khác, công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Bình Liêu
đã chủ động và tự tìm kiếm cho mình nguồn vốn thị trường để tồn tại. Nhờ sự năng
động, sáng tạo, công ty đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện, cơ chế thị trường nên
kết quả hoạt động SXKD của Công ty trong những năm qua rất đáng khích lệ. Tuy
nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế mới nên doanh nghiệp đã có phần nào
chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung.

14


@&?

Khoa Kinh Tế

SV: Nguyễn Bình Ngọ


Bảng 03 : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 20 10-2012
Chỉ tiêu

Năm 2010
Giá trị(VNĐ)

Tổng nguồn vốn

Vốn cố định

Vốn lưu động

Năm 2012

cấu
(%)

Giá trị(VNĐ)

Năm 2012

cấu
(%)

Giá trị(VNĐ)

So sánh (%)

cấu

(%)

2012/2010

2012/2012

BQ

21.338.422.329

100

25.576.286.574

100

27630.386.896

100

19,86

8,03

13,946

5.627.907.208

26,37


6.093.735.151

23,83

7272.719.059

26,32

8,28

19,35

13,812

15.710.515.121

73,63

19.482.551.423

76,17

20357.667.837

73,68

24,01

4,49


14,251

(Nguồn: phòng Tài vụ Kế toán)

15


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

Qua bảng 03 cơ cấu nguồn vốn của công ty ta thấy cơ cấu vốn của Công ty
mang đặc trưng của doanh nghiệp thực hiện chủ yếu chức năng xây lắp, vốn lưu
động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ lĩnh vực hoạt
động chính của công ty là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, còn lĩnh vực sản xuất
chỉ là phụ.
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn kể trên cho ta thấy
được những con số cụ thể sau.
Trong năm 2010, tổng nguồn vốn của Công ty là 21.338.422.329 đồng,
trong đó vốn cố định là 5.627.907.208 đồng chiếm 26,37%, vốn lưu động là
15.710.515.121 đồng chiếm 73,63% trong tổng nguồn vốn.
Năm 2012, tổng nguồn vốn của Công ty là 25.576.286.574 đồng, trong đó
vốn cố định là 6.093.735.151 đồng chiếm 23,83%, vốn lưu động là
19.482.551.423 đồng chiếm 76,17% trong tổng nguồn vốn. Năm 2012 tổng
nguồn vốn của công ty tăng tương ứng với 19.86% so với năm 2010 do sự gia
tăng mạnh mẽ của vốn lưu động 24.01%, bên cạnh đó vốn cố định cũng có sự
tăng nhẹ với 8,28%.
Năm 2012, tổng nguồn vốn của Công ty là 27.630.386.896 đồng, trong

đó vốn cố định là 7.272.719.059 đồng chiếm 26.32%, vốn lưu động là
20.357.667.837 đồng chiếm 73,68% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Năm
2012 vốn cố định của công ty tăng mạnh và vốn lưu động có xu hướng
tăng nhẹ hơn làm cho tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng nhẹ hơn so
với năm 2012, năm 2012 tổng nguồn vốn của công ty tăng 8,03% so với
năm 2012. Cụ thể lượng vốn cố định tăng 19,35%, vốn lưu động giảm
4,49 % so với năm 2012.
Như vậy qua ba năm cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi, cơ cấu nguồn vốn
cố định chiếm tỷ trọng tăng dần qua các năm, và đặc biệt tăng mạnh trong năm
2012, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,251%, trong khi đó cơ cấu nguồn vốn
lưu động có xu hướng giảm dần sự tăng trưởng qua các năm, và đạt mức tăng
trưởng thấp hơn với 13,946%.
16


@&?

Khoa Kinh Tế

SV: Nguyễn Bình Ngọ

Bảng 04: Cơ cấu nguồn vốn của công ty phân theo nguồn hình thành
Năm 2010
TT

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2012


Tốc độ tăng trưởng (%)

Giá trị(VNĐ)

Cơ cấu
(%)

Giá trị(VNĐ)

Cơ cấu
(%)

Giá trị(VNĐ)

Cơ cấu
(%)

1 Tổng NV

21.338.422.329

100

25.576.286.574

100

27.630.386.896


100

19,86

8,03

13,95

2 Nợ phải trả

10.865.477.243

50,92

14.921.467.738

58,34

16.801.705.166

60,81

37,33

12,60

24,97

3 Vốn CSH


10.472.945.086

10.654.818.536

41,66

10.828.681.730

39,19

1,74

1,63

01,68

49,08

4 Tỷ suất tự tài
trợ (2/3) (lần)

0,49

0,42

0,39

5 Hệ số nợ (1/3)
(lần)


0,51

0,58

0,61

6 Tỷ lệ nợ/ vốn
CSH (1/2)
(lần)

1,04

1,40

1,55

Nguồn: (Phòng Tài vụ - Kế toán)

17

11/10

12/11

BQ


Khoa Kinh Tế

@&?


SV: Nguyễn Bình Ngọ

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty phân theo nguồn hình thành
trên , ta có thể thấy, nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động của Công ty
được hình thành từ hai nguồn đó là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Qua
bảng số 04 cho chúng ta thấy: Năm 2012 tổng nguồn vốn của Công ty là
27.630.386.896 đồng được hình thành từ:
- Nợ phải trả : 16.801.705.166 (đồng)
- Vốn chủ sở hữu : 10.828.681.730 (đồng)
Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2010 có sự gia tăng so với năm 2010
tương ứng với 19,86%. Năm 2012 vẫn có sự gia tăng so với năm 2012 tuy nhiên
con số này nhỏ hơn so với sự gia tăng trong năm 2012, cụ thể năm 2012 tổng
nguồn vốn tăng so với năm 2012 tương ứng với 8,03%, con số này chỉ bằng một
nửa so với tốc độ tăng của năm 2012, do trong năm 2012 tổng nguồn vốn của
công ty gia tăng một cách mạnh mẽ. Nhìn chung tổng nguồn vốn bình quân của
Công ty qua 3 năm có sự gia tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,95% >0,
con số này khá ấn tượng trong tình hình kinh tế hiện nay. Vậy nguyên nhân nào
gây ra sự biến động đó? Chúng ta cùng đi xem xét hai khoản nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu của Công ty trong ba năm qua.
* Về nguồn vốn CSH: Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả
năng tự chủ về tài chính của DN. Một DN có mức vốn CSH cao sẽ chủ động về
năng lực hoạt động của mình, không bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài.
Công ty là một doanh nghiệp nằm trong số những doanh nghiệp vừa và nhỏ với
số điều lệ khá khiêm tốn chỉ 10 tỷ đồng. Trong ba năm 2010 đến năm 2012
nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tuy có sự gia tăng nhưng con số này cũng
khá khiêm tốn, cụ thể năm 2012 chỉ tiêu này tăng 1,74% so với năm 2010. Năm
2012 nguồn vốn này tăng nhẹ hơn so với sự gia tăng trong năm 2010 với mức
gia tăng 1,63% so với năm 2012, do trong năm 2012 nhà nước ta thực hiện
chính sách cắt giảm đầu tư công, làm cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có

phàn giảm sút.
* Về nợ phải trả: Năm 2012 tổng số nợ phải trả là 14.921.467.738 đồng

18


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

tăng 37,33% so với năm 2010 , năm 2012 tổng số nợ phải trả là
16.801.705.166 đồng tăng tương ứng với tỷ lệ 12,60 %. Đó cũng là một dấu
hiệu tốt thể hiện khả năng huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp tuy
nhiên doanh nghiệp cũng nên chú ý đến sự gia tăng của các khoản nợ phải trả để
đảm bảo khả năng thanh toán. Sau đây chúng ta cùng đi xem xét một số chỉ tiêu
cụ thể thông qua bảng trên.
- Tỷ suất tự tài trợ của công ty qua ba năm là : Năm 2010 là 0,49 (lần),
năm 2012 là 0,42 (lần), năm 2012 là 0,39 (lần). Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng
của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công
ty càng có sự tự chủ về mặt tài chính. Tỷ suất tự tài trợ của công ty tương đối
cao, vốn chủ sở hữu chiếm một phần đáng kể trong tổng nguồn vốn của công ty,
tuy nhiên chỉ tiêu này qua ba năm có xu hướng giảm dần liên tục điều đó chứng
tỏ công ty ngày càng phụ thuộc nhiều vòa nguồn vốn từ bên ngoài và đánh mất
đi khả năng tự chủ về vốn của mình.
- Hệ số nợ của công ty qua các năm nhìn chung là không có sự biến động
nhiều, năm 2010 là 0,51 (lần) và tăng lên liên tục qua các năm năm 2012 là 0,58
(lần) và năm 2012 là 0,61 (lần), Nó phản ánh tình hình gia tăng các khoản nợ
phải trả của công ty và cũng tương đồng với sự sụt giảm của tỷ suất tự tài trợ. Tỷ

lệ vốn vay chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng nguồn vốn của công ty. Trung bình
cứ 1.33 đồng nợ vay tham gia cùng 1 đồng vốn chủ sở hữu vào quá trình sản
xuất kinh doanh
- Tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu của công ty qua ba năm có sự biến đổi. Năm
2010 là 1,04 , năm 2012 là 1,40 , năm 2012 là 1,55. Như vậy tới năm 2012 thì
cứ trung bình 1,55 đồng vốn vay tương ứng 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty
2.1.2.1. Khái quát về cơ cấu tài sản của Công ty
Quy mô nguồn vốn của Công ty quyết định tới quy mô tài sản của Công
ty. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn hiện tại mà doanh

19


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

nghiệp huy động được. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu cơ cấu tài sản của
doanh nghiệp trong ba năm từ năm 2010 đến năm 2012.
Qua bảng cơ cấu tài sản (bảng 05) cho chúng ta thấy cơ cấu tài sản của
Công ty qua 3 năm từ 2010 - 2012 :
Năm 2010 tổng tài sản của công ty có giá trị là 27.630.386.896 (đồng)
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn là 20.357.595.837 (đồng), chiếm 73,78%
- Tài sản dài hạn là 7.272.791.059 (đồng), chiếm 26,22%
Trong giai đoạn 2010-2012 cơ cấu này có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể là

năm 2010 cơ cấu này là : 73,25% TSNH và 26,75% TSDH, năm 2012 cơ cấu
này là : 75,2% TSNH và 24,8% TSDH. Như vậy trong giai đoạn 2010 -2012 cơ
cấu tải sản của công ty có sự gia tăng trong tỷ trọng tài sản ngắn hạn và sụt giảm
trong tài sản dài hạn, điều này cho thấy công ty đang đầu tư nhiều vào các loại
tài sản ngắn hạn, có thời gian sử dụng và thu hồi vốn nhanh hơn, tuy nhiên đến
năm 2012 cơ cấu này lại thay đổi theo chiều hương ngược lại, như chúng ta có
thể thấy năm 2012 cơ cấu này là 73,78% TSNH và 26,22% TSDH, điều này
chứng tỏ Công ty đang ngày càng chú trọng đầu tư nâng cao, hiện đại máy móc
và trang thiết bị của công ty. Sau đây chúng ta cùng đi vào xem xét chi tiết các
chỉ tiêu trong tổng tài sản của Công ty.
Tổng tài sản của Công ty cũng giống với nguồn vốn năm 2012 tổng tài
sản của Công ty tăng so với năm 2010 cụ thể là 19,860%. Năm 2012 chỉ tiêu này
vẫn tăng mặc dù tốc độ tăng của nó chỉ bằng nửa so với năm 2010 tuy nhiên tốc
độ tăng này cũng không phải thấp, chỉ là do trong năm này công ty chuyển
hướng đầu tư vào máy móc trang thiết bị dài hạn phục vụ cho xây dựng cơ bản.
Như vậy trong giai đoạn 2012- 2012 tổng tài sản của Công ty tăng lên.
Chúng ta cùng đi xem xét nguyên nhân của sự gia tăng của tổng tài sản đó qua
hai nhân tố tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công ty.
Thứ nhất về tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2012 tăng tương ứng là
23,274%. Năm 2012 chỉ tiêu này tăng nhẹ hơn so với năm 2010 chỉ đạt 5,115%.

20


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ


Tuy vậy tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn của Công ty trong giai đoạn
2010-2012 cũng khá cao đạt 14,19%.
Tài sản dài hạn của Công ty qua ba năm đều biến động tăng liên tục theo
chiều hướng năm sau tăng cao hơn năm trước cụ thể là: Năm 2012 tăng so với
năm 2010 là 10,331%, đến năm 2012 tốc độ tăng đã đạt 17,127 %. Tốc độ tăng
trưởng của tài sản dài hạn trong giai đoạn này là 13,73%. Điều này càng chứng
tỏ công ty ngày càng chú trọng đầu tư vào máy móc trang thiết bị phục vụ cho
các công trình xây dựng cơ bản, ngành chủ chốt của công ty, từ đó nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình trên thị trường, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập kinh tế
như hiện nay.
Như vậy qua ba năm tổng tài sản của Công ty bình quân tăng là do sự gia
tăng của tài sản ngắn hạn trong năm 2012, măc dù năm 2012 tài sản ngắn hạn
chỉ tăng nhẹ nhưng nó cũng góp phần vào sự tăng trưởng trong tổng tài sản, bên
cạnh đó tài sản dài hạn của công ty qua 3 năm liên tục tăng đã góp phần không
nhỏ vòa sự tăng trưởng của tổng tài sản của công ty. Trên đây chỉ là chỉ tiêu
tổng hợp tổng tài sản của doanh nghiệp sau đâu chúng ta cùng xem xét chi tiết
tài sản cố định và tài sản lưu động hiện có của doanh nghiệp.

21


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ
Bảng 05: Cơ cấu tài sản của Công ty

TT


Tài sản

Năm 2010

Giá trị (VNĐ)

Năm 2012
Cơ cấu
(%)

Giá trị (VNĐ)

Năm 2012

cấu
(%)

Giá trị (VNĐ)

Tốc độ tăng trưởng (%)
Cơ cấu
(%)

11/10

12/11

BQ

A


Tổng tài sản

21.338.422.329

100 25.576.286.274

100 27.630.386.896

100

19,860

8,031

13,946

I

Tài sản ngắn hạn

15.710.515.121

73,63 19.366.971.576

75,72 20.357.595.837

73,68

23,274


5,115

14,194

II

Tài sản dài hạn

5.627.907.208

26,37

24,28

26,32

10,331

17,127

13,729

1

Tài sản cố định

5.627.907.208

6.093.734.851


7.272.719.059

8,277

19,347

13,812

3

Nguyên giá

7.162.563.751

8.267.315.889

11.052.922.957

15,424

33,694

24,559

4

Tài sản dài hạn
khác


6.209.314.698

7.272.791.059

9.341.946

(Nguồn: phòng Tài vụ Kế toán)

22


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

2.1.2.2. Đầu tư vào tài sản cố định
Việc mua sắm, xây dựng, lắp đặt các tài sản cố định (TSCĐ) của doanh
nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải thanh toán chi trả bằng
tiền hiện nay đồi hỏi doanh nghiệp phải có sự tự chủ về nguồn vốn bằng tiền
cao. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ hữu
hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu tư
ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh
nghiệp sẽ thu hồi được sau khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình.
Vì là vốn đầu tư ứng trước để đầu tư mua sắm, xây dựng các TSCĐ
nên quy mô của Vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quy định quy mô TSCĐ, có ảnh
hưởng lớn tới trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Song những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá
trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và

lưu chuyển vốn cố định.
Tài sản cố định và vốn cố định có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy có
tính hai mặt nhưng lại là một thể thống nhất. Đặc điểm của tài sản cố định quyết
định đặc điểm của vốn cố định. Quy mô của vốn cố định quyết định quy mô của
tài sản cố định.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc đổi mới TSCĐ trong các
doanh nghiệp là một tất yếu khách quan và mang ý nghĩa quan trong và nhằm
giải phóng lao động thủ công nặng nhọc, giảm nhẹ biên chế , đảm bảo an toàn
cho người lao động, là nhân tố hạ thấp chi phí giá thành sản phẩm, tăng năng
suất lao động, chống hao mòn vô hình trong điều kiện tiến bộ khoa học kĩ thuật,
việc đổi mới tài sản cố định còn được coi là lợi thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị
trường.
Hòa chung với xu hướng này công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ
Bình Liêu cũng đang chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, ta
có thể tháy rõ điều này qua bảng số liệu dưới đây.

23


@&?

Khoa Kinh Tế

SV: Nguyễn Bình Ngọ

Bảng 06 : Đầu tư tài sản cố định của Công ty
Đvt: VNĐ
TT

Tài sản


Năm 2010

Năm 2012

Năm 2012

Tốc độ tăng trưởng (%)
11/10 12/11

I

Tài sản cố
định

5.672.907.20
8

6.093.734.85
1

BQ

7.272.791.059

7,42 19,35

13,38

7.162.563.751


8.267.315.88
9 11.052.922.957

15,42 33,69

24,56

Giá trị hao
1.2 mòn lũy
kế
1.534.656.543

2.173.581.03
8 -3.780.131.898

41,63 73,91

57,77

1.1 Nguyên
giá

(Nguồn: phòng Tài vụ Kế toán)

24


Khoa Kinh Tế


@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy việc đầu tư vào tài sản cố định của
công ty trong giai đoạn 2010-2012 không ngừng tăng lên qua mỗi năm, cụ thể:
năm 2010 tài sản cố định của công ty là 5.672.907.208 đồng, trong khi năm
2012 con số này là 6.093.734.851 đồng tăng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,42%,
đến năm 2012 tỷ lệ tăng so với năm 2012 đã là 19,35%. Nguyên nhân là do
nguyên giá tài sản cố định ngày càng tăng cao qua các năm, trong khi đó giá trị
hao mòn lũy kế của tài sản tăng nhẹ hơn không bắt kịp giá trị tăng của nguyên
giá, cụ thể năm 2012 nguyên giá TSCĐ tăng tương đương với 15,42% trong khi
đó giá trị hao mòn lũy kế chỉ tăng 638.924.495 đồng bằng khoảng ½ tốc độ tăng
của nguyên giá, năm 2012 cũng tương tự trong khi nguyên giá tăng
2.785.607.068 đồng thì giá trị hao mòn lũy kế chỉ tăng 1.606.550.860 đồng.Có
được điều này là do công ty đã ngày càng chú trọng tới việc đầu tư vào máy
móc, thiết bị phục vụ cho thi công xây dựng công trình, đảm bảo cho chất lượng
các công trình ngày càng được nâng cao. Điều này dẫn tới tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 13,38%>0.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn do vốn kinh doanh còn thấp, thiết bị của
Công ty phần lớn là thiết bị cũ, công suất thấp. Nhưng trong môi trường cạnh
tranh hiện nay Công ty đang dần đổi mới trang thiết bị hiện đại, có công suất
lớn dần dần thay thế cho máy móc cũ nâng cao năng suất lao động, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Cùng hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá
thương mại điện tử hiện nay thì việc Công ty đổi mới trang thiết bị này là hoàn
toàn phù hợp nó không những góp phần tăng năng suất lao động mà còn nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
2.1.2.3. Đầu tư vào tài sản lưu động
Vốn lưu động là bộ phận thứ hai có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn
bộ vốn sản xuất kinh doanh. Nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản lưu

động(TSLĐ) được sử dụng vào quá trình sản xuất.
TSLĐ khác với TSCĐ ở tính chất tái sản xuất và mức độ chuyển dịch giá trị
của chúng vào sản phẩm. TSLĐ không tham gia nhiều lần như tài sản cố định, mà

25


Khoa Kinh Tế

@&?

SV: Nguyễn Bình Ngọ

chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất, và do đó toàn bộ giá trị của nó chuyển
dịch một lần vào giá trị sản phẩm. Tính chất này làm cho việc tính giá thành được
thuận tiện, đưa toàn bộ giá trị nguyên vật liệu đã sử dụng vào chi phí sản xuất kinh
doanh mà không cần phải trích khấu từng phần. Hơn nữa, tài sản lưu động phải trải
qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, ở nhiều bộ phận quản lý khắc nhau, nên việc bảo
đảm đầy đủ và cân đối các bộ phận vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu
thường xuyên liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vậy sử dụng hiệu quả
có ý nghĩa quan trọng, tránh gây chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa trong thanh toán,
ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Chúng ta cùng đi xem xét biểu cơ cấu nguồn vốn lưu động của Công ty
trong giai đoạn 2010-2012:

26


×