I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
BI LONG HNG
BIệN PHáP NGĂN CHặN áP DụNG ĐốI VớI NGƯờI
CHƯA THàNH NIÊN TRONG Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Nam)
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2015
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
BI LONG HNG
BIệN PHáP NGĂN CHặN áP DụNG ĐốI VớI NGƯờI
CHƯA THàNH NIÊN TRONG Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Nam)
Chuyờn ngnh: Lut Hỡnh s v T tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04
LUN VN THC S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS NGUYN NGC CH
H NI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tham khảo nhiều công trình nghiên
cứu khác, có kế thừa, phân tích, bình luận và phát triển. Các kết quả nêu trong
Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Học viên đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa
vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Bùi Long Hưng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận văn
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NGĂN
CHẶN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................... 6
1.1.
Khái niệm biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa
thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam.................................... 6
1.1.1.
Khái quát biện pháp ngăn chặn trong pháp luật TTHS Việt Nam........ 6
1.1.2.
Người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt NamError! Bookmark not d
1.2.
Những đặc điểm của biện pháp ngăn chặn đối với người
chưa thành niên trong Tố tụng hình sự Việt NamError! Bookmark not defi
1.2.1.
Phải căn cứ vào qui định chung về biện pháp ngăn chặn của Luật
tố tụng hình sự Việt Nam .................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2.
Những đặc điểm riêng khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với
người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt NamError! Bookmark not de
1.3.
Các qui định của pháp luật quốc tế về biện pháp ngăn chặn đối
với người chưa thành niên phạm tội trong tố tụng hình sựError! Bookmark n
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TTHS VIỆT NAM VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊNError! Bookmark not defined.
2.1.
Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về việc áp dụng
biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niênError! Bookmark not d
2.1.1.
Quy định của pháp luật TTHS trước 2003 - lịch sử hình thành và
phát triển............................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2.
Quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với
người chưa thành niên theo Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2003Error! Bookmar
2.2.
Thực tiễn biện pháp ngăn chặn áp dụng với người chưa
thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh
Hà Nam của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự
xã hội................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1.
Tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đối với người
chưa thành niên ................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2.
Tình hình áp dụng biện pháp tạm giữ Error! Bookmark not defined.
2.2.3.
Tình hình áp dụng biện pháp tạm giamError! Bookmark not defined.
2.2.4.
Tình hình áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trúError! Bookmark not defin
2.2.5.
Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnhError! Bookmark not defined.
2.2.6.
Tình hình áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảmError! Bookmark
2.3.
Nhận xét về việc biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người
chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam tại địa bàn
tỉnh Hà Nam..................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1.
Những ưu điểm.................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2.
Những mặt hạn chế ........................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊNError! Bookmark not defined.
3.1.
Cơ sở và những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luậtError! Bookmark no
3.1.1.
Cơ sở dự báo ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2.
Hoàn thiện hệ thống những quy định của pháp luật liên quan đến
việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niênError! Bookmark
3.2.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn
chặn đối với người chưa thành niên trong Tố tụng hình sự
Việt Nam........................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1.
Nâng cao nhận thức của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối
với người chưa thành niên................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2.
Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc áp dụng các biện pháp
ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo các quyền cơ
bản của công dân ............................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3.
Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật là điều kiện để đảm bảo việc áp
dụng các biện pháp ngăn chặn .......... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BLHS:
Bộ luật Hình sự
BLTTHS:
Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT:
Cơ quan điều tra
PLHS:
Pháp luật hình sự
PLTTHS:
Pháp luật Tố tụng hình sự
TA:
Tòa án
THTT:
Tiến hành tố tụng
TTHS:
Tố tụng hình sự
VKS:
Viện Kiểm sát
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Hà Nam chính thức được tái thành lập năm 1997, có địa giới
hành chính nhỏ hẹp, dân cư không đông nhưng ngày càng phát triển nhanh,
vững chắc, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - an ninh
- quốc phòng... Tuy nhiên, tội phạm do người chưa thành niên có chiều
hướng gia tăng, với tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng
đòi hỏi các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng phải cùng "vào cuộc"
để ngăn chặn, kiềm chế, từng bước làm giảm loại tội phạm này.
Trên thực tế, việc quy định và áp dụng đúng đắn các biện pháp ngăn
chặn, phòng ngừa trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam được coi là sự đảm
bảo cao nhất cho quá trình phát hiện tội phạm để người phạm tội không thể
tiếp tục thực hiện các hành vi phạm tội cũng như trốn tránh, cản trở việc điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Ở đây, lại có một vấn đề đặt ra là việc thực
hiện các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa mang yếu tố nhạy cảm khá cao vì
liên quan đến quyền, lợi ích của công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, chỗ ở, bí mật đời tư... nên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, hậu
quả dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm những
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, xâm phạm đến các quyền cơ bản của
công dân... Vì vậy việc nắm vững những quy định trong Chương V và
Chương XXXII "về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên" của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 là nhân tố quan trọng, cần thiết và có giá trị để
các Điều tra viên vận dụng tốt vào thực tiễn hoạt động nghiệp vụ, tránh được
những sai sót đáng tiếc xảy ra và góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa,
ngăn chặn tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
Trong những năm vừa qua, lý luận về áp dụng các biện pháp ngăn chặn
1
trong điều tra các vụ án hình sự do người chưa thành niên gây ra chưa được
quan tâm nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Nam, việc nghiên cứu các quy định
của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về áp dụng các biện pháp ngăn chăn
đối với người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về
mặt khoa học và đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của việc
áp dụng những quy định đó có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng.
Do vậy, việc chọn đề tài "Biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa
thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam" (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa
bàn tỉnh Hà Nam) của lực lượng Cảnh sát điều tra về TTXH tỉnh Hà Nam làm
luận văn thạc sĩ, tôi mong muốn sẽ đáp ứng được các yêu cầu cả về phương
diện lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây, vấn đề áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với
người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam đã được nhiều nhà
khoa học nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có sự
đóng góp đáng kể của một số đề tài khoa học và sách chuyên khảo như:
"Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam..." đúng pháp luật của
tác giả Phạm Thanh Bình - Nguyễn Vạn Nguyên, nhà xuất bản pháp lý năm
1990, cuốn "Các biện pháp ngăn chặn trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam"
của tác giả Nguyễn Mai Bộ, nhà xuất bản Công an nhân dân năm 1997.
Ngoài ra còn có các bài viết đăng trên tạp chí Công an nhân dân, tạp chí
Kiểm sát cũng tập trung phân tích, đề cập đến những khó khăn, vướng mắc, những
giải pháp về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm
tội trên từng địa bàn cụ thể với những đặc trưng riêng biệt của từng địa phương.
Trước tình hình trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài "Biện pháp ngăn
chặn áp dụng đối với người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam"
(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Nam) trong giai đoạn hiện nay là
2
rất cần thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn, góp phần đảm bảo thực
hiện đúng pháp luật trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn
chặn đối với người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam của lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Hà Nam trong
giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2015, đề tài chỉ ra những mặt tích
cực, hạn chế, nguyên nhân tồn tại, đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn
thiện lý luận và góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng trong việc áp dụng
các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên trong tố tụng hình sự
Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu tác giả tập trung
giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ khái niệm và đặc điểm về các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối
với người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam của lực lượng Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.
- Đánh giá việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa
thành niên được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự trên cơ sở đó rút ra
những tồn tại, thiếu sót, vướng mắc trong quá trình áp dụng luật trên cơ sở
thực tiễn tỉnh Hà Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
đối với người chưa thành niên của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật
tự xã hội Công an tỉnh Hà Nam từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2015.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng các biện
pháp ngăn chặn trong thời gian tới đối với người chưa thành niên.
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn dưới
góc độ khoa học pháp lý nhằm hoàn thiện việc áp dụng các biện pháp ngăn
chặn với người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam trên phạm vi
địa bàn tỉnh Hà Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với
người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà
Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2015, các số liệu vụ án
được nghiên cứu thuộc lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
Công an tỉnh Hà Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện cùng với những chính sách hình sự
của Nhà nước đối với họ.
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương
pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, trực tiếp khảo sát, tổng kết kinh
nghiệm, lấy ý kiến của các chuyên gia...
6. Những đóng góp của đề tài
- Làm rõ lý luận các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình sự
Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó tìm ra những ưu điểm, tồn tại trong quá
trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên trong tố
tụng hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả việc áp dụng các biện
4
pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên và các vấn đề nghiệp vụ để
đảm bảo các biện pháp đó.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự về việc áp dụng các
biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
nghiên cứu và cho cán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phòng chống loại
tội phạm này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về các biện pháp ngăn chặn áp dụng
đối với người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Chương 2: Quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng biện pháp
ngăn chặn đối với người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên trong tố tụng hình
sự Việt Nam.
5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa
thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái quát biện pháp ngăn chặn trong pháp luật TTHS Việt Nam
1.1.1.1. Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là những biện pháp
cưỡng chế được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, do người
có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố khi
có căn cứ do pháp luật quy định nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm
cho xã hội của họ tiếp tục xảy ra, ngăn chặn họ trốn tránh, bảo đảm cho việc
tiến hành tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được quy định tại
Điều 79 BLTTHS Việt Nam bao gồm: Bắt; Tạm giữ; Tạm giam; Cấm đi khỏi
nơi cư trú; Bảo lĩnh; Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo.
- Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, được áp dụng
đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã, người thực hiện hành vi phạm tội
quả tang và trong trường hợp khẩn cấp nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm
tội, ngăn chặn việc trốn tránh của họ và để tạo điều kiện cho việc tiến hành tố
tụng, xác định sự thật khách quan của vụ án.
- Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do người có
thẩm quyền quyết định tước tự do thân thể trong thời hạn nhất định áp dụng
đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang,
người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy
nã nhằm đảm bảo cho CQĐT có thời gian tiến hành các hoạt động điều tra
6
ban đầu để có cơ sở quyết định khởi tố bị cạn, tạm giam hoặc trả tự do cho
người bị bắt.
- Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do người có
thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,
phạm tội rất nghiêm trọng; Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít
nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn
cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử
hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
- Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự,
được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có
mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự thay thế cho
biện pháp tạm giam được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị
can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, có người bảo lãnh không để bị can, bị cáo
phạm tội hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử và nhằm bảo đảm sự có mặt của
họ theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo là biện pháp ngăn chặn
trong tố tụng hình sự để thay thế biện pháp tạm giam do CQĐT, VKS, Tòa án
áp dụng đối với bị can, bị cáo để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập
của các cơ quan tiến hành tố tụng và ngăn ngừa họ có hoạt động cản trở việc
giải quyết vụ án.
Những biện pháp ngăn chặn nêu trên phải được áp dụng bởi những
người có thẩm quyền như: Chánh án, Phó Chánh án Toà án các cấp; Thẩm
phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân
tối cao; Hội đồng xét xử; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các
cấp; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, trong trường hợp này,
lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
7
Người chỉ huy quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ
huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới, người chỉ huy tàu bay, tàu biển
hoặc chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển. Riêng việc bắt người trong trường
hợp phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã thì mọi công dân đều có
quyền bắt.
Khi đưa ra khái niệm biện pháp ngăn chặn, khoa học pháp lý ở nước ta
tương đối có sự thống nhất, Giáo trình luật TTHS của Khoa Luật ĐHQGHN
định nghĩa như sau:
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế được quy định
trong pháp luật TTHS Việt Nam, do người có thẩm quyền ở các cơ
quan THTT hoặc các cơ quan khác được giao một số hoạt động tố
tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang, người
có lệnh truy nã hoặc người bị nghi là phạm tội, nhằm ngăn chặn kịp
thời hành vi phạm tội, không để họ cản trở việc điều tra, truy tố, xét
xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội cũng như nhằm đảm bảo cho việc thi
hành án [13, tr.248-249].
1.1.1.2. Căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật tố
tụng hình sự
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những người bị nghi ngờ
thực hiện hành vi phạm tội hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bảo đảm
cho các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, góp phần
nâng cao hiệu quả vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm vì người thực
hiện tội phạm thường có ý thức che dấu tội phạm, trốn tránh để tránh bị xử lý.
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tác động trực tiếp đến các quyền cơ
bản của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư
trú và đi lại… do vậy phải đảm bảo sự công bằng, dân chủ và tôn trọng các
quyền công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Vì vậy không được
8
tùy tiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà phải áp dụng dựa trên các căn
cứ pháp luật đã quy định để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn,
thực hiện các biện pháp ngăn chặn đúng pháp luật.
Căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 79 Bộ
luật tố tụng hình sự bao gồm: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm; Khi có căn cứ
chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; Sẽ
tiếp tục phạm tội; Cần bảo đảm thi hành án. Theo đó thì:
Thứ nhất, để kịp thời ngăn chặn tội phạm
Kịp thời ngăn chặn tội phạm, để tội phạm không xảy ra, không tiếp tục
xảy ra, không hoàn thành để gây ra nguy hiểm cho xã hội là một việc làm cần
thiết. Do đó BLTTHS quy định để kịp thời ngăn chặn tội phạm là một căn cứ
áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm thường được sử dụng để bắt người
trong trường hợp khẩn cấp (Khi có căn cứ cho rằng người nào đó đang chuẩn
bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) hoặc bắt người
phạm tội quả tang (Khi thấy một người đang thực hiện tội phạm).
Thứ hai, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc
điều tra, truy tố, xét xử
Những người bị tình nghi thực hiện tội phạm hay đã bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nếu không bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn phần lớn sẽ gây
nhiều khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng nên việc áp dụng các biện
pháp ngăn chặn là cần thiết. Khi họ có các hành vi gây khó khăn thì việc giải
quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn và việc tìm
ra sự thật khách quan của vụ án gặp nhiều cản trở thậm chí không thực hiện
được. Việc gây khó khăn của họ thể hiện ở việc trốn tránh triệu tập của các cơ
quan tiến hành tố tụng, làm sai lệch hoặc thủ tiêu chứng cứ, bàn bạc, câu kết
với những người tham gia tố tụng khác khai báo gian dối, tạo chứng cứ giả…
9
Do vậy khi có căn cứ nêu trên các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp
dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc thay đổi các biện pháp ngăn chặn đối với
bị can, bị cáo, người đã thực hiện hành vi phạm tội để đáp ứng được nhiệm vụ
giải quyết vụ án hình sự, xác định được sự thật khách quan của vụ án.
Thứ ba, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội
Trường hợp người bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội, bị can, bị
cáo có khả năng tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội thì việc áp dụng biện
pháp ngăn chặn để hạn chế hoặc cách ly họ với xã hội để họ không có điều
kiện thực hiện tội phạm là cần thiết. Tuy nhiên, khi xem xét căn cứ này phải
xem xét trên mọi phương diện để tránh việc áp dụng tùy tiện, xâm phạm đến
các quyền con người, quyền công dân của họ.
Các căn cứ này có thể được xác định thông qua nhân thân của người bị
tình nghi thực hiện hành vi phạm tội, bị can, bị cáo, các hành vi khách quan của
họ. Họ là những người có nhân thân xấu như: có tiền án, tiền sự, sử dụng trái
phép các chất ma túy... chứng tỏ họ đã được giáo dục và xử lý bởi pháp luật
nhưng vẫn tiếp tục vi phạm pháp luật. Họ có các biểu hiện như đe dọa trả thù
người bị hại, người làm chứng… và có khả năng thực hiện được sự đe dọa.
Thứ tư, để bảo đảm thi hành án
Việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật liên
quan trực tiếp đến bị can, bị cáo hay người bị kết án. Trong trường hợp bị can, bị
cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng
và đặc biệt nghiêm trọng hoặc họ có nhân thân xấu thuộc trường hợp bị áp dụng
hình phạt tù thì việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là cần thiết.
Việc áp dụng căn cứ này được áp dụng tại phiên tòa bởi Hội đồng xét
xử trong các trường hợp:
- Bị cáo đã bị áp dụng biện phán ngăn chặn tạm giam, bị xử phạt bằng
hình phạt tù và thời hạn phạt tù lớn hơn thời hạn tạm giam thì Hội đồng xét xử
sẽ ra quyết định tạm giam để tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Ăng ghen (1984), Toàn tập, tập 6, tr.325, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2.
Bộ công an (2004), Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Hà Nội.
3.
Nguyễn Mai Bộ (1997), Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình
sự, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.
4.
Lê Cảm (2000), “Hình phạt và biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt
Nam”, Dân chủ và pháp luật, (11).
5.
Trần Đức Châm (2002), Thanh thiếu niên làm trái pháp luật - Thực
trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6.
Chính phủ (1998), Nghị quyết 09/CP về chương trình Quốc gia phòng
chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.
7.
Chính phủ (1998), Nghị quyết số 89/1998/NQ-CP ngày 7/11 ban hành
quy chế tạm giữ, tạm giam, Hà Nội.
8.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII từ ngày 28-6-1996 đến ngày 1-7-1996, Hà Nội.
9.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005
của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Khoa Luật – ĐHQG (2001), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
11
14. Liên Hợp Quốc (1985), Công ước về việc áp dụng pháp luật với người
chưa thành niên.
15. Liên Hợp Quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em thông qua ngày
20/11/1989.
16. Hoàng Thế Liên (chủ biên), (1996), Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật
Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Nguyên (1995), Các biện pháp ngăn chặn và những vấn đề
nâng cao hiệu quả của chúng, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
18. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 33A, Sắc lệnh số
33B ngày 13/9/1945 định thể lệ cho Ty Liêm phóng và Sở Cảnh sát theo
mỗi khi bắt một người nào đó.
19. Đinh Văn Quế (1999), Bình luận Khoa học Bộ luật Hình sự, (Phần
chung), NXB TP. Hồ Chí Minh.
20. Đinh Văn Quế (2004), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự, NXB
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
21. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
22. Quốc hội (2002), Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, Hà Nội.
23. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
24. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
25. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (Năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009), NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
27. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Hà Nội.
12
28. Thủ tướng Chính phủ (1991), Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ
em tháng 12 năm 1991.
29. Trịnh Quốc Toản (2007), Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, NXB Công an nhân dân,
Hà Hội.
30. Trịnh Tiến Việt (2012), Hoàn thiện các quy định của phần chung Bộ luật
hình sự trước yêu cầu mới của đất nước, (Sách chuyên khảo), NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Vụ pháp chế - Bộ Công an (1998), Các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến bắt người, tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù hoặc tử
hình, Hà Nội.
32. Nguyễn Xuân Yêm (2004), Thanh thiếu niên phạm tội - trách nhiệm của
gia đình, nhà trường và xã hội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
13