Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG SXKD của CÔNG TY CÔNG TY cổ PHẦN xây lắp hạ LONG II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.54 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP HẠ LONG
II.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II:
Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II là một doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo
Quyết định số 22.03.000.407 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 28/ 04/
2005.
Tên bằng tiếng Việt là : Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II.
Tên bằng tiếng Anh là : HALONG II ERETION JOINT-STOCK COMPANY
Tên viết tắt
: HJC II
Trụ sở chính : Khu 2-Phường Hà Khẩu- TPHạ Long -Tỉnh Quảng Ninh.
Vốn điều lệ : 5.000.000.000VND ( Năm tỷ đồng chẵn ).
Số tài khoản : 0141.000.125.863 tại NH TMCP Ngoại Thương VN chi
nhánh Hạ Long.
Mã số thuế
: 5700.545.505
Chủ tịch hội đồng quản trị : Ông Nguyễn Đan Phụng
Giám đốc
: Ông Đỗ Quang Đức.
Điện thoại
: 0333.647.540 ; 0333.647.673
Fax
: 0333.647.540
E-mail
:


Trước tháng 5/2005 Công ty là một đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng Hạ Long, nay
là Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long.

Như vậy, tuy mới trải qua 6 năm hoạt động, Công ty Cổ phần xây lắp Hạ Long II
khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thương trường. Công ty đã thi công Khai
thác, bốc xúc, vận chuyển đất sét để phục vụ sản xuất gạch ngói tại các mỏ sét lớn của Công
ty cổ phần Viglacera Hạ Long tại Phường Giếng đáy, Phường Hà khẩu Thành phố Hạ long, xã
Lê Lợi - Huyện Hoành Bồ-Quảng Ninh. Bốc xúc đất thải san lấp mặt bằng làm hạ tầng kỹ
thuật khu công nghiệp, khu đô thị tại TP Hạ long và huyện Hoành bồ. Xây dựng các công
trình công nghiệp và dân dụng được khách hàng đánh giá cao về tiến độ cũng như chất lượng
sản phẩm.

Với mục tiêu: Xây dựng thương hiệu Công ty cổ phần xây lắp Hạ long II theo tiêu chí
“Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả”.Công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới và bổ xung máy
móc, trang thiết bị, tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có bằng cấp trình độ
chuyên môn cao, tuyển dụng công nhân lành nghề, đồng thời làm tốt công tác quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường.
Với bề dày kinh nghiệm và năng lực sản xuất kinh doanh hiện có, trong những năm
vừa qua Công ty chúng tôi luôn tìm mọi biện pháp thích ứng với thị trường ngày càng cạnh
tranh quyết liệt. Công ty Cổ phần xây lắp Hạ Long II sẽ mang lại cho khách hàng sự tin cậy
và hài lòng với việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất, xây dựng các công trình với tiến độ nhanh,
giá thành hạ và chất lượng cao nhất.
Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


1.2 Chắc năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II:

Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II là đơn vị hạch toán độc lập có con dấu riêng và
mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động theo luật doanh nghiệp, được phép đăng ký kinh
doanh và hoạt động theo những nội dung đã đăng ký kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật
cho phép.

Công ty Cổ phần xây lắp Hạ Long II đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển
ổn định, bền vững, lâu dài và luôn thích ứng với thị trường. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt
được, tiêu chí phát triển của Công ty là chuyên môn hoá, đa dạng hoá các ngành nghề kinh
doanh, với việc tăng cường đầu tư mở rộng, chiều sâu nhằm đảm bảo tính hiệu quả của sản
xuất kinh doanh. Phát huy thế mạnh sẵn có của công ty là có bề dày kinh nghiệm thi công
Khai thác bốc xúc vận chuyển đất sét, san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình công nghiệp
và dân dụng…..Năm 2011 và những năm tiếp theo Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vưc có thế mạnh như: khai thác và chế biến đất sét,
san lấp mặt bằng, xây lắp các công trình hạ tầng, công nghiệp, dân dụng, sản xuất vật liệu xây
dựng, kinh doanh xăng dầu, vận tải bốc xếp hàng hóa, buôn bán tư liệu sản xuất tư liệu tiêu
dùng......

Nội dung vẫn còn thiếu nhiều. Trình bày phải theo
đúng quy định của Viện nhé!
Bảo vệ thực tập: 21-4-2012

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

2


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Ban Kiểm
soát

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Giám đốc điều hành

Phó Giám đốc
sản xuất

Trưởng phòng
KTTH

Đội KTCBNL

Tổ sơ chế
số 1

Đội Xây lắp

Tổ sơ chế
số 2

Tổ sửa

chữa

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

Phòng
KTTH

Tổ xây
dựng

Tổ
Mộc

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy người đứng đầu công ty là Đại hội đồng cổ đông.

- Đại hội đồng cổ đông : Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của

công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II. Đại hội đồng cổ đông họp mỗi năm một lần và có thẩm
quyền đối với những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có

quyền bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II là cơ


quan quản trị cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn
đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty như: quyết định chiến lược phát triển của

Công ty, quyết định phương án đầu tư, bổ nhiệm Giám đốc điều hành....

- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 1 Trưởng ban và 1 ủy viên. Ban

kiểm soát có nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc điều hành Công ty;

kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong việc quản lý điều hành SXKD của Công
ty.

- Giám đốc điều hành: Giám đốc Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II là người đại diện

pháp luật của Công ty, do Hội đồng quản trị bầu ra dể thực hiện các quyết định của Hội đồng

quản trị như: các kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư của công ty, bảo toàn và phát triển
nguồn vốn........Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc sản xuất, trưởng phòng KTTH

- Phó giám đốc sản xuất: Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát và kiểm tra các đơn vị sản xuất

của Công ty theo kế hoạch tháng, quý, năm . Trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác an toàn và

vệ sinh lao động trong công ty. Thay mặt công ty điều hành toàn bộ hoạt động SXKD khi
giám đốc đi vắng và có uỷ quyền.

- Trưởng phòng KTTH: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, thực hiện hạch toán
kinh tế trong toàn công ty theo pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và điều lệ của công
ty, đồng thời phân tích tình hình sản xuất của công ty.Tổ chức công tác kế toán phù hợp với

yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của công ty; định kỳ lập báo cáo tài chính, lập kế hoạch
sử dụng vốn, tổ chức công tác thu hồi vốn. Chỉ đạo hướng dẫn các nhân viên kế toán phụ
trách các bộ phận khác nhau của toàn công ty và các nhân viên kinh tế của từng đội sản xuất.
- Phòng KTTH ( Phòng kế toán tổng hợp ): Theo dõi, hạch toán các chứng từ kế toán
theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Quản lý chứng từ, tài liệu theo đúng quy định hiện hành
của Nhà nước. Theo dõi, tổng hợp các vấn đề về tài chính như doanh thu, chi phí, lợi nhuận
..... lập báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty tại từng thời điểm.Các
kế toán viên phải thực hiện nghiêm túc phần hành của mình. Không được phép tự cung cấp,
sao chép chứng từ, tài liệu ra bên ngoài khi chưa được sự đồng ý của đồng chí Giám đốc
công ty.
Phòng KTTH còn phụ trách các vấn đề tổ chức hành chính của công ty. Đó là các vấn
đề liên quan tới thủ tục giấy tờ hành chính, vấn đề tổ chức nhân sự, bố trí sắp xếp nguồn nhân
Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

lực, … đảm bảo cho công ty hoạt động một cách thông suốt, đúng pháp luật và đạt hiệu quả
cao nhất.
- Đội KTSCNL ( khai thác sơ chế nguyên liệu ): Tổ chức khai thác, bốc xúc, vận
chuyển và sơ chế đất sét phục vụ sản xuất gạch ngói. Bốc xúc vận chuyển đất thải trên mỏ
phục vụ khai thác đất sét và san lấp mặt bằng. Ngoài ra còn thực hiện một số dịch vụ khác.

- Đội xây lắp: Thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng, san lấp mặt bằng, xây dựng

các công trình công nghiệp và dân dụng, gia công, sản xuất các sản phẩm mộc công nghiệp

và dân dụng...
1.3 Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II:

Qua quá trình hình thành và phát triển của Công ty, chúng ta thấy được lĩnh vực sản
xuất kinh doanh của công ty là tương đối đa dạng và phong phú. Tuy nhiên công ty cũng tập
trung phát triển một số ngành nghề truyền thống trong lĩnh vực một số lĩnh vực như:
- Xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng là một ngành nghề truyền thống
đồng thời cũng là định hướng phát triển thương hiệu sản xuất lâu dài của Công ty.
- Thi công san lấp mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng.

- Khai thác và chế biến đất sét : Là một nghành sản xuất vật chất về quản lý có nhiều
nét chung với ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
-

Gia công sản xuất các sản phẩm mộc công nghiệp và dân dụng.

-

Kinh doanh xăng dầu.

-

Sản xuất vật liệu xây dựng.

Đối với bộ phận xây lắp của Công ty có những đặc điểm chung của ngành xây dựng

đó là :
- Sản phẩm có mang tính chất đơn chiếc, điều kiện thi công phức tạp, mỗi công trình có
đồ án thiết kế nhất định, tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định vì vậy phải có biện pháp tổ chức thi
công khác nhau phù hợp với từng loại công trình.

- Sản phẩm có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây dựng kéo dài, mỗi công trình là
kết quả của tập thể với nhiều lao động có ngành nghề khác nhau.
- Trong quá trình tổ chức thi công : thiết bị thi công, công cụ lao động và nhân lực phải
di chuyển đồng bộ theo quy trình công nghệ, vì vậy việc khai thác sử dụng thiết bị, lao động
đảm bảo năng suất lao động cao gặp nhiều khó khăn và phát sinh những khoản chi phí có liên
quan đến khâu tháo dỡ, lắp đặt tại địa điểm xây dựng công trình làm tăng chi phí sản xuất.
Tuy vậy để có thể thi công một công trình xây dựng đều phải tuân thủ theo một quy
trình như sau:
- Nhận thầu công trình thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp.
- Ký hợp đồng xây dựng với các chủ đầu tư công trình (Bên A).

- Trên cơ sở thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, công ty tổ chức thi công
để tạo ra công trình hoàn chỉnh gồm: giải phóng mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí
máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức thi công xây dựng . Tất cả mọi
Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

hoạt động của công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Công ty.

Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về An toàn lao động phải được Công ty phê
duyệt trước khi tiến hành thi công. Công ty sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công qua các báo
cáo hàng tuần, hàng tháng gửi về, đồng thời cử cán bộ xuống công trường theo dõi, kiểm tra
thực tế quá trình thi công & cùng với Ban chỉ huy công trường giải quyết những vấn đề vướng
mắc phát sinh với Chủ đầu tư.

- Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của Chủ đầu tư công trình về kỹ thuật,
tiến độ thi công và hoàn thiện công trình theo đúng thiết kế.
- Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với Chủ đầu tư.

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

6


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 1.2: Quy trình sản xuất kinh doanh
Đấu thầu

Ký kế hợp đồng với bên
A

Bóc tách bản vẽ, lập dự toán biện
pháp thi công an toàn

Mua vật tư, điều động thiết bị, vật tư

Giám sát kỹ thuật,
kiểm tra chất lượng
công trình

Tổ chức thi công

Nghiệm thu, bàn giao

Quyết toán, thanh lý Hợp đồng

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

7


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP HẠ LONG II.
2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động marketing
2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Dưới đây là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm 2008,
2009 và năm 2010
ĐVT: 1.000 đồng
STT
Nội dung
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1

Doanh thu

48.985.608


66.211.563

70.803.155

2

Lợi nhuận trước thuế

2.872.722

3.589.996

4.032.969

3

Lợi nhuận sau thuế

2.500.705

3.271.312

3.024.726

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của doanh nghiệp liên tục tăng qua
các năm. Tuy nhiên trong năm 2010 mặc dù doanh thu tăng hơn so với năm 2009 nhưng lợi
nhuận sau thế của doanh nghiệp lại giảm chủ yếu là do các khoản chi phí tăng như: chi phí tài
chính, chi phí quản lý doanh nghiệp....
2.1.2 Các hoạt động marketing
Trải qua 6 năm hoạt động, Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II xây dựng cho

mình thương hiệu “ Uy tín – chất lượng – hiệu quả ”. Đối với khách hàng ( là khách hàng
truyền thống hay khách hàng mới ) công ty luôn cố gắng cung cấp dịch vụ tốt nhất. Điều này
thể hiện rất rõ trong năm 2010 ngoài thi công các công trình xây dựng cho khách hàng truyền
thống là Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long, công ty đã mở rộng thêm các khách hàng mới
như: Công ty cổ phần xi măng Hạ Long, Công ty gạch ngói ốp lát Đông Triều, Trường trung
cấp nghề Giao thông Cơ điện Quảng Ninh...
2.2 Phân tích tình hình lao động tiền lương
2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Lao động là một trong những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện hiện nay việc quản lý nguồn lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn giải quyết
tốt mối quan hệ giữa người lao động, tư liệu lao động và môi trường lao động sẽ góp phần
làm tăng NSLĐ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Thấy được tầm quan trọng
của công tác quản lý lao động, công ty đã cố gắng ngày một hoàn thiện công tác quản lý sao
cho hợp lý và đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II là công ty có khối lượng công việc mô hình
sản xuất thuộc hạng doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất đặc thù
nên số lượng cán bộ công nhân viên của công ty thể hiện trong bảng dưới đây:
Bộ phận
- Gián tiếp
- Trực tiếp

Năm 2009 ( người )

Năm 2010 ( người )

21
127

25

168

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

8


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tổng cộng

148

193

Nguồn: Báo cáo nguồn lao động của Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II
Qua bảng thống kê trên ta thấy rằng tổng số lao động của năm 2009 là 148 nười, năm 2010 là
193 người, tăng khoảng 30,40%.
NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY ( Số liệu lấy tại thời điểm 31/12/2010 )

Cơ cấu cán bộ gián tiếp, kỹ thuật của công ty:
Thâm niên công tác

Trình độ

Số lượng

I. Sau đại học
II. Đại học


1-5 năm

14

III. Cao đẳng, trung cấp
Tổng số

5-10 năm

Trên 10 năm

08

06

11

04

04

03

25

04

12


09

Số lượng công nhân kỹ thuật :
Tên ngành nghề

Số
lượng

Bậc thợ
1

2

3

4

5

5

8

5

2
1

6


7

Công nhân xây dựng
Thợ nề, hoàn thiện

20

Thợ sắt

8

5

2

Thợ cốt pha

7

5

2

Thợ bê tông

17

7

2


Thợ sơn

5

3

2

3

4

4

2

1

35

19

7

Thợ cầu đường

10

Thợ hàn


7

Cộng

74

5

3

13

3

Công nhân vận hành máy xây dựng
Thợ lái máy xúc đào

12

3

7

2

Thợ lái máy xúc lật

16


3

12

1

Thợ lái ô tô

17

2

12

3

20

2

15

3

Thợ sửa chữa

10

2


3

4

Các thợ khác

19

11

8

Thợ lái máy ủi

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

1

9


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cộng

94

Tổng số


168

13

23

57

13

1

58

76

20

1

2.1.2 Đặc điểm và phương pháp tính lương:
Tùy theo hoạt động kinh doanh, tính chất công việc, trình độ quản lý và mô hình
của từng công ty mà mỗi công ty áp dụng chế độ trả lương khác nhau. Hình thức trả lương
của Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II phải phù hợp nguyên tắc sau:
- Đơn giá tiền lương công ty giao khoán cho các bộ phận được phân bổ hết cho
từng cá nhân.
- Tiền lương của công nhân được xác định ngay trong ngày sau khi kết thúc công
việc.
- Tiền lương và thu nhập của người lao động gắn liền với năng suất, chất lượng,
hiệu quả sản xuất của từng người lao động. Tiền lương của người lao đọng được xác định

trên cơ sở đươn giá tiền lương của từng bộ phận gắn liền với các yếu tố liên quan đến quá
trình sản xuất như: Điều kiện sản xuất, hệ số đảm nghiệm công việc, khả năng vận hành, điều
kiện vệ sinh…, kết quả của thực hiện nhiệm vụ ( bình xét A, B, C hàng ngày ) và chất lượng
sản phẩm thực hiện. Các bộ phận trả lương theo giờ ( sửa chữa, xúc theo giờ …. ) tiền lương
hàng ngày phụ thuộc vào cấp bậc thợ, thợ cả hay thợ phụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao.
- Phân phối tiền lương phải đảm bảo công bằng, công khai, hợp lý cho từng
người, từng bộ phận lao động. Tiền lương có thể chia theo ngày hoặc theo tháng và phải
thông báo công khai cho người lao động được biết.
Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II áp dung hai phương pháp phân phối tiền lương chính
• Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất
+ Đối với bộ phận trả lương theo sản phẩm: Tiền lương của công nhân sản
xuất trả lương theo sản lượng sản phẩm thực hiện trong ngày được tính bằng công thức
sau:
TL = SL x ĐGTL % SL đạt yêu cầu x K
Nếu công nhân làm việc theo nhóm:

Trong đó

SL x ĐGTL
TLi = --------------------- x Ni x Hi x Ki x % SL đạt yêu cầu
ΣNxHxK

TL: Tiền lương của công nhân i được nhận
n: số công nhân trong bộ phận
N: Thời gian làm việc thực tế của từng cá nhân ( nếu các thành viên trong bộ
phận có thời gian làm việc bằng nhau thì không cần yếu tố này )
% SL đạt yêu cầu: Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu sau khi kiểm tra
H: Hệ số đảm nhiệm công việc của người giữ các vị trí quan trọng trong bộ
phận được xác định từ 1 đến 1,35 ( nếu người không đảm nhiệm vị trí quan trọng gì thì hệ

số bằng 1 )
Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

K: Hệ số xếp loại A, B, C
Ni Hi Ki: Thời gian thực tế làm việc và các hệ số của công nhân i
+ Đối với bộ phận trả lương theo giờ:
TL = Số giờ thực hiện x ĐGTL ( đ/h ) x hệ số xếp loại A, B, C
ĐGTL được quy định theo cấp bậc thợ, thợ cả, thợ phụ và được cụ thể hóa tại quy chế trả
lương của đội.
• Đối với các bộ quản lý công ty ( bộ phận gián tiếp )
Quỹ lương của bộ phận gián tiếp công ty được xác định trên cơ sở quân số biên chế
theo yêu cầu công việc, hệ số đảm nhiệm, chức vụ của cán bộ nhân viên. Công ty quy định
cụ thể hệ số trả lương cho từng chức danh gồm 15 hệ số, mức lương tồi thiểu cho một hệ số =
1.000.000 đồng, mức lương tối thiểu này có thể thay đổi căn cứ vào hiệu quả SXKD của
công ty, giá cả sinh hoạt trên địa bàn và mức điều chỉnh tiền lương của Nhà nước. Hàng
tháng căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng bộ phận nghiệp vụ Giám đốc công ty
sẽ xem xét, phê duyệt đánh giá xếp loại cho CBNV quản lý công ty.
+ Bộ phận xếp loại A có hệ số trả lương là 1,0
+ Bộ phận xếp loại B có hệ số trả lương là 0,9
+ Bộ phận xếp loại C có hệ số trả lương là 0,8
Hệ số và mức lương tối thiểu của cán bộ, nhân viên quản lý công ty như sau:

STT


Chức vụ

Hệ số lương
khoán
13 – 15

13.000.000 – 15.000.000

10 – 12

10.000.000 – 12.000.000

8–9

8.000.000 – 9.000.000

6–7

6.000.000 – 7.000.000

Nhân viên phòng ban, đơn vị sx

5 – 5,5

5.000.000 – 5.500.000

2 – 4,5

2.000.000 – 4.500.000


-

Nhân viên loại I

4 – 4,5

4.000.000 – 4.500.000

-

Nhân viên loại II
Nhân viên loại III

3 – 3,5
2 – 2,8

3.000.000 – 3.500.000
2.000.000 – 2.800.000

1

Chủ tịch HĐQT, Giám đốc công ty

2

Phó GĐ, Kế toán trưởng

3


Đội trưởng, Phó phòng ban

4

Đội phó

5

Đốc công

6

Tổng số tiền lương

Để theo dõi và tính số công làm việc thực tế của mỗi nhân viên công ty sử dụng
bảng chấm công.
2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định tại doanh nghiệp
2.3.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu
Với đặc thù là một công ty xây lắp nên NVL phục vụ cho công ty xây dựng rất
phong phú và đa dạng, chủ yếu là các loại sắt, thép, tôn, gạch, ximăng... với khối lượng lớn
nên dễ hao hụt, mất mát và hư hỏng. NVL của công ty được chia thành các loại sau:
Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

11


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


- Đối với vật liệu: công ty không chia thành vật liệu chính, vật liệu phụ mà coi chung
là vật liệu chính. Đây là đối tượng chủ yếu, là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm.
Thuộc về vật liệu chính gồm hầu hết các loại vật liệu mà công ty sử dụng như: ximăng, sắt,
thép, gạch... trong đó mỗi loại được chia ra thành nhiều nhóm khác nhau.
- Nhiên liệu là loại NVL mà khi sử dụng cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc,
xe cộ... Nhiên liệu tại công ty chủ yếu là các loại xăng, dầu.
- Phụ tùng thay thế: là những loại NVL dùng để thay thế, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết
bị như mũi khoan, săm lốp ôtô...
- Phế liệu thu hồi: Tại công ty, NVL thuộc loại này gồm có các đoạn thừa của thép,
tôn, gỗ, vỏ bao ximăng... Tuy nhiên các loại NVL này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị
NVL của công ty, thêm vào đó việc thực hiện thu hồi rất khó khăn.
Trên cơ sở phân loại này giúp cho công ty theo dõi được số lượng, chất lượng của từng thứ,
loại NVL; từ đó áp dụng hình thức hạch toán NVL phù hợp.
2.3.2 Phương pháp xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
- Đối với vật liệu sử dụng cho các công trình xây dựng. Căn cứ vào bản vẽ, thiết kế
cán bộ kỹ thuật công ty sẽ bóc tách bản vẽ lên các công việc phải làm. Căn cứ vào định mức
xây dựng cơ bản của Nhà nước xây dựng được khối lượng các loại vật tư cần thiết dùng cho
công trình.
Ví dụ: Định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 vữa xi măng cát vàng ( Cát có mô đun lớn
ML > 2,0 )


hiệu
B221

Thành
phần
hao phí

Mác vữa


Đơn vị
25

50

75

100

125

150

Xi măng

Kg

88,09

163,02

227,02

297,02

361,04

425,04


Cát vàng

M3

1,19

1,16

1,13

1,11

1,08

1,06

- Đối với vật liệu là nhiên liệu sử dụng để cung cấp nhiệt lượng cho máy móc. Căn cứ
vào công suất máy, điều kiện thi công, chất lượng máy. Sử dụng phương pháp thống kê kinh
nghiêm ( bằng cách ghi chép giờ máy từng công đoạn, công việc, khối lượng công việc hoàn
thành ). Từ đó tính định mức tiêu hao nhiên liệu cho một giờ, cho một khối lượng sản phẩm
nhất định để tìm ra một định mức tiêu hao nhiên liệu hợp lý áp dụng cho máy móc tại công
ty.
Ví dụ: Bảng tính tiêu hao dầu Diezel các máy bộ phận Tiêu Giao
Định mức tiêu hao dầu Diezel
STT
1

Nội dung
Máy ủi D53
ủi sơ chế đất


Lít/m3

Lít/ giờ
16,68

0,55

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2

3

4

5

6

ủi cấp liệu
ủi san bãi
Máy ủi D50 số 4
ủi sơ chế đất
ủi cấp liệu

ủi san bãi
Máy xúc lật 80ZA
Xúc đất phục vụ gia công
ủi san bãi
Xúc gạch vỡ
Máy xúc đào PC 200 – 7
Trung chuyển đất
Đảo đất
Máy ủi D60 số 2
ủi sơ chế đất
ủi cấp liệu
ủi san bãi
Máy ủi D50 số
ủi sơ chế đất
ủi cấp liệu
ủi san bãi

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
0,82
0,12
10,93
0,38
0,57
8,81
0,44
0,02
0,10
17,43
0,09
0,20

17,06
0,49

11,48
0,6

2.3.3 Tình hình tài sản cố định:
Tài sản cố định là tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài ( ở nước
ta hiện nay quy định tài sản cố định có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, có thời gian sử dụng từ
một năm trở lên. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn dần và
giá trị của nó được chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. TSCĐ tham gia vào
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư
hỏng. Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên
TSCĐ ( đặc biệt là máy móc thiết bị ) đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hoạt động của
công ty. Chính vì vậy việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả cao nhất TSCĐ luôn được
coi là yếu tó cần thiết.
Tài sản cố định hữu hình ( bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, thiết bị dây chuyền quản lý ), tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc.
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo
nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như
sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: 10 – 40 năm
- Máy móc, thiết bị: 08 – 15 năm
- Phương tiện vận tải: 08 – 10 năm
- Thiết bị văn phòng: 05 – 08 năm
Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

13



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng dưới đây chỉ ra nguyên giá, giá trị còn lại và tỷ lệ % giá trị còn lại trên nguyên
giá của mỗi nhóm TSCĐ tính đến năm 2010.
Khoản mục
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải
Thiết bị DCQL
Tổng cộng

Nguyên giá

Giá trị còn lại

% GTCL/ Nguyên giá

1.017.029.334

874.510.350

85,99%

12.969.570.732

4.442.954.756


34,26%

1.073.528.443

459.074.658

42,76%

23.577.273

0

15.083.705.792

5.776.539.764

0%
38,30%

Nhìn vào bảng trên ta thấy nhóm tài sản nhà cửa, vật kiến trúc có thời gian khấu hao
còn lại trên tổng thời gian khấu hao là lớn nhất. Điều này dễ hiểu vì nhóm tài sản này có thời
gian khấu hao ước tính là dài nhất từ 10 năm đến 40 năm, còn các tài sản khác có thời gian
khấu hao ước tính từ 5 đến 15 năm
Tình hình tăng giảm tài sản cố định:

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

14



Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TSCĐ VÀ HAO MÒN TSCĐ NĂM 2010
Khoản mục

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc thiết bị

Phương tiện vận tải

Thiết bị DCQL

Cộng

Nguyên giá TSCĐ
Số dư đầu năm

561.105.361

11.187.671.813

715.828.443

23.577.273

12.488.182.890


Số tăng trong năm

455.923.983

1.781.898.919

357.700.000

0

2.595.522.902

1.103.681.817

357.700.000

- Mua trong năm

- Đầu tư XDCB hoàn thành

455.923.983

- Tăng khác
Số giảm trong năm

1.461.381.817

678.217.102
0


0

0

0

0

1.017.029.344

12.969.570.732

1.073.528.443

23.577.273

15.083.705.792

Số dư đầu năm

93.413.015

7.005.436.912

455.522.732

23.577.273

7.577.949.932


Số tăng trong năm

49.105.979

1.527.373.881

158.931.053

0

1.735.410.913

- Khấu hao trong năm

49.105.979

1.527.373.881

158.931.053

0

1.735.410.913

0

6.194.817

0


0

6.194.817

Số dư cuối năm
Giá trị hao mòn lũy kế

Số giảm trong năm
- Giảm khác
Số dư cuối năm

6.194.817

6.194.817

142.518.994

8.526.615.976

614.453.785

23.577.273

9.307.166.028

Tại ngày đầu năm

467.692.346

4.182.234.901


260.305.711

0

4.910.232.958

Tại ngày cuối năm

874.510.350

4.442.954.756

459.074.658

0

5.776.539.764

Giá trị còn lại

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


Nhìn vào bảng tăng giảm tài sản năm 2010 ta nhận thấy:
* Về nguyên giá TSCĐ: Trong năm 2010 nhóm nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị và
phương tiện vận tải có sự gia tăng về tài sản. Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc tăng là do đầu tư
XDCB một nhà sửa chữa phục vụ Đội KTSCNL và cải tạo nâng cấp nhà ăn ca công ty hoàn
thành. Đặc biệt, nhóm máy móc thiết bị mua sắm mới lên đến hơn 1,1 tỷ đồng. Tăng là do
mua sắm mới hai máy trộn bêtông, một máy ủi D85P – 8 để phục vụ thi công các công trình
xây dựng, sơ chế đất. Ngoài ra công ty còn mua sắm mới phương tiện vận tải hơn 350 triệu
đồng.
* Về giá trị trích khấu hao: Thì trong năm 2010 nhóm máy móc thiết bị có giá trị trích khấu
hao là lớn nhất hơn 1.5 tỷ đồng. Sau đó là nhóm nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị vận tải làm
cho tổng giá trị khấu hao tài sản cố định của công ty năm 2010 là hơn 1,7 tỷ đồng, nâng giá
trị khấu hao của công ty lên đến hơn 9,3 tỷ đồng.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP HẠ LONG II.
3.1 Phân tích hệ thống kế toán của doanh nghiệp
3.1.1 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty :
* Công ty áp dụng Chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp theo Quyết

định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 do Bộ tài Chính ban hành.

* Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng

năm.

* Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập chứng từ, ghi sổ kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ
). Đối với các đồng tiền khác thì qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái được công bố
tại thời điểm quy đổi.
* Thuế GTGT được kê khai theo phương pháp khấu trừ.
* Công ty ghi nhận Tài sản cố định theo giá gốc, khấu hao Tài sản cố định được trích
theo phương pháp đường thẳng.

* Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, công ty áp dụng phương pháp kê khai thường
xuyên để hạch toán hàng tồn kho, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia
quyền.
3.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán:
Trong bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần xây lắp
Hạ Long II nói riêng phòng Kế toán tổng hợp đóng vai trò hết sức quan trọng cùng với các
phòng ban khác trong Công ty để quản lý điều hành bộ máy của công ty, giữa các phòng ban
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phòng kế toán công ty là nơi tập trung xử lý và tổng hợp
số liệu kế toán của toán công ty.
Hiện nay, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung trong đó:
- Kế toán trưởng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, thực hiện hạch toán kinh tế
trong toàn công ty theo pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và điều lệ của công ty,
đồng thời phân tích tình hình sản xuất của công ty.Tổ chức công tác kế toán phù hợp với yêu
cầu quản lý sản xuất kinh doanh của công ty; định kỳ lập báo cáo tài chính, lập kế hoạch sử
dụng vốn, tổ chức công tác thu hồi vốn.
Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

16


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Chịu sự giám sát, chỉ đạo hướng dẫn của Kế toán trưởng trong công tác kế toán đó
là các nhân viên kế toán phụ trách các bộ phận khác nhau của toàn công ty và các nhân viên
kinh tế của từng phân xương, đội sản xuất.

Hình 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán công ty Cổ phần xây lắp Hạ Long II.


TRƯỞNG
PHÒNG KTTH

Kế toán
vật tư,
thủ kho,
kế toán
TSCĐ.

Kế toán
tiền
lương,
BHXH,
BHYT,
KPCĐ,
thủ quỹ.

Kế toán
thuế, kế
toán tổng
hợp

Nhân
viên tiếp
liệu

Mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều có mối quan hệ mật thiết với nhau trong
phạm vi chức năng quyền hạn của mình.

+ Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động của phòng kế toán, xây


dựng mô hình bộ máy kế toán ở Công ty, phân công trách nhiệm cho các bộ phận. Đồng thời,

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn kịp thời các chính sách, các chế độ kế

toán, tham mưu với Giám đốc về tình hình tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước Ban

giám đốc về mọi hoạt động trong bộ máy kế toán.

+ Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ kiểm soát thanh toán các khoản chi phí bằng tiền

mặt, TGNH, tiền vay ngắn hạn, vay ngắn hạn ngân hàng, đồng thời là kế toán thuế, lập báo
cáo thuế, báo cáo tài chính...

+ Kế toán vật tư, TSCĐ, thủ kho: Theo dõi, phản ánh về tình hình nhập- xuất tồn kho
NVL, mở sổ, thẻ kế toán chi tiết theo dõi tình hình nhập xuất vật tư. Tính giá thành thực tế
của hàng mua về nhập kho, trị giá vật tư xuất kho, quản lý sổ xin lĩnh vật tư của các đơn vị .
Đồng thời theo dõi tăng giảm TSCĐ của công ty.
+ Kế toán tiền lương, BHYT, BHXH, KPCĐ, thủ quỹ: Chịu trách nhiệm tính tiền
lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, tổng hợp, phân bổ đủ tiền lương, tiền thưởng, BHYT, BHXH,
KPCĐ... của cán bộ, công nhân viên trong công ty.
+ Nhân viên tiếp liệu: tổ chức tìm và lựa chọn nhà cung cấp, mua sắm vật tư đáp ứng
yêu cầu của các đơn vị sản xuất theo kế hoạch .
Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

17


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3.1.3 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu hạch toán kinh tế của
đơn vị, hiện nay Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II đang áp dụng hình thức Kế toán ghi sổ
là “ Nhật ký chung” kết hợp với sư dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính ( phần mềm Kế
toán cua Công ty FAST).

Nhờ việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán nên việc cập nhật, xử lý những số

liệu kế toán đơn giản hơn rất nhiều, bộ máy kế toán gọn nhẹ hơn, việc xử lý và cung cấp

thông tin kinh tế tài chính được nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu quản lý của Lãnh đạo Công ty
cũng như các cơ quan quản lý nhà nước......

Trình tự ghi sổ trên máy được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung áp dụng
phần mềm kế toán FAST
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN

MÁY

-Sổ chi tiết
-Sổ tổng hợp…

TÍNH
Bảng tổng hợp
chứng

kế toán
Ghitừchú:

BÁO CÁO
TÀI CHÍNH

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Từ các chứng từ phát sinh ban đầu, kế toán nhập vào máy theo Modul của mình, Máy
tính lưu giữ và phân loại các loại chứng từ theo khai báo của kế toán viên. Khi cần lấy thông
tin, người sử dụng sẽ khai báo với máy yêu cầu thông tin đầu ra. Máy sẽ tự xử lý và đưa ra
những thông tin theo yêu cầu của người sử dụng đã khai báo.
Hệ thống sổ kế toán của Công ty gồm:
- Sổ tổng hợp:
+ Sổ nhật ký chung.
+ Sổ cái các loại tài khoản.
+ Các sổ tổng hợp: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ
khấu hao, bảng phân bổ vật liệu, CCDC...
Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

-


Sổ chi tiết:
+ Sổ TSCĐ.
+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu, CCDC, bảng kê nhập xuất tồn vật tư
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán ( người mua ).
+ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành.
+ Sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết TGNH...
3.1.4 Đánh giá mức độ phù hợp và tính đặc thù của hệ thống kế toán của doanh nghiệp
- Việc tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung là phù hợp với doanh nghiệp

vừa và nhỏ, trang bị phương tiện ghi chép, tính toán hiện đại như Công ty cổ phần xây lắp Hạ
long II. Mô hình này đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất với công tác kiểm tra, xử lý,

cung cấp thông tin giúp ban lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng, chính xác. Mặt khác hình

thức kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức kế toán

phù hợp trong điều kiện công ty đã ứng dụng kế toán máy, tạo điều kiện cho công tác quản lý
theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp được tốt hơn.

- Công ty đã vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, hình thức sổ kế toán

theo đúng chế đọ quy định và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh
của mình.

- Các quy định mới về kế toán do Nhà nước ban hành đều được Công ty cập nhật và

vận dụng một cách phù hợp với đặc điểm hoạt đọng của công ty.

- Công tác phân công, phân nhiệm công việc trong Phòng Kế toán được thực hiện một


cách tương đối phù hợp với năng lực của từng nhân viên kế toán. Hệ thống kiểm soát nội bộ
trong bộ phận kế toán được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, có hiệu quả. Chính vì
vậy, đội ngũ cán bộ, nhân viên Phòng Kế toán của Công ty không những giỏi về nghiệp vụ
mà còn luôn phát huy ý thức trách nhiệm của người cán bộ Kế toán.
3.2 Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm

3.2.1 Phương pháp phân loại chi phí và đối tượng hạch toán chi phí
Trong các doanh nghiệp xây lắp, với tính chất phức tạp của công nghệ và sản

phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình, hạng mục công

trình có dự toán, thiết kế thi công riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là

công trình, hạng mục công trình, hoặc có thể là đơn đặt hàng, bộ phận thi công hay từng giai
đoạn công việc. Do đó, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất của công ty cổ phần xây lắp

Hạ Long II là theo công trình, hạng mục công trình: chi phí sản xuất liên quan đến công
trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó. Theo

cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành:
Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ những chi phí vật liệu chính,

vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia vào
công trình hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành công trình như: Sắt, thép, xi măng,

gạch, gỗ, cát, đá, sỏi, tấm xi măng đúc sẵn, kèo sắt, cốp pha...

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,

các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn ) phát sinh trong kỳ liên
quan trực tiếp đến công trình, hạng mục công trình đó.

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau có mối quan hệ

gián tiếp với các đối tượng xây lắp như: Tiền lương nhân viên quản lý đội xây dựng, khấu

hao TSCĐ dùng cho hoạt động, phân bổ giá trị CCDC dùng cho công trình, các chi phí thuê

ngoài phục vụ công trình và những chi phí khác liên quan đến hoạt đông chung của đội xây
lắp.
3.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế

3.3 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
3.3.1 Thu thập, tổ chức lại và phân tích khái quát báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Dưới đây là phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xây lắp Hạ Long II trong hai
năm 2009 và năm 2010.

3.3.1.1 Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)


20


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2010
So sánh
STT
1

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

+/ -

ĐVT: đồng
Tỷ trọng %

%

Năm 2009

Năm 2010

Tổng doanh thu


66.616.130.903

70.884.840.877

4.268.709.974

6,41

100

100

1.1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

66.211.563.861

70.803.155.037

4.591.591.176

6,93

99,39

99,88

1.2


Doanh thu hoạt động tài chính

19.972.888

81.685.840

61.712.952

308,98

0,03

0,12

1.3

Thu nhập khác

- 384.594.154

- 100

0,58

2

384.594.154

Tổng chi phí


63.026.134.761

66.851.871.624

3.825.736.863

6,07

94,61

94,30

2.1

Giá vốn hàng bán

58.151.820.036

60.877.395.393

2.725.575.357

4,69

87,29

85,88

2.2


Chi phí tài chính

1.152.969.542

1.354.371.823

201.402.281

17,47

1,73

1,91

2.3

Chi phí bán hàng

2.4

Chi phí quản lý doanh nghiệp

3.690.999.747

4.603.555.440

912.555.693

24,72


5,54

6,49

2.5

Chi phí khác

30.345.436

16.548.968

- 13.796.468

- 45,46

0,05

0,02

3.589.996.142

4.032.969.253

442.973.111

12,34

5,39


5,69

318.683.412

1.008.242.313

689.558.901

216,38

0,48

1,42

3.271.312.730

3.024.726.940

- 246.585.790

- 7,54

4,91

4,27

3

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế


4

Chi phí thuế TNDN hiện hành

5

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

21


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có nhận xét sau:
Về doanh thu: Tổng doanh thu của năm 2010 tăng hơn 4,2 tỷ đồng so với năm 2009, tỷ lệ
tăng là 6,41%. Tổng doanh thu năm 2010 tăng chủ yếu là do doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ tăng hơn 4,5 tỷ đồng, cùng với doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng hơn 61 triệu
đồng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng là kết quả tốt, chứng tỏ hoạt động tiêu
thụ và sản xuất của doanh nghiệp đang tiến triển tốt.
Về chi phí: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 tăng 24,72%, đồng thời chi phí tài chính
cũng tăng 17,47%. Tuy nhiên nếu xét sự biến động của tổng chi phí trên doanh thu thì năm
2010 là 94,30%, năm 2009 là 94,61%. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2010 doanh nghiệp mở
rộng hoạt động kinh doanh, kí thêm được nhiều hợp đồng xây dựng.
Về lợi nhuận: Năm 2009 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là 3.589.996.142 đồng, năm 2010
là 4.032.969.253 đồng, tăng 12,34%. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại giảm

năm 2009 là 3.271.312.730 đồng, năm 2010 là 3.024.726.940 đồng, giảm 7,54%. Nguyên
nhân chủ yếu ở đây là do chi phí thuế TNDN tăng chóng mặt năm 2009 là 318.683.412 đồng,
năm 2010 là 1.008.242.313 đồng, tăng 216,38%.
Sau khi tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty qua báo cáo kêt quả hoạt động
kinh doanh, cúng ta cần tiến hành phân tích tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán
thu gọn để có một cái nhìn khái quát hơn, toàn diện hơn về tình hình tài chính của công ty.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010
ĐVT: đồng
ST

TÀI SẢN

T
A

TÀI SẢN NGẮN



Thuyế

số

t minh

100

31/12/2009


31/12/2010

So sánh
+/-

26.580.444.207

38.902.212.091

4.132.710.538

7.504.226.707

%

HẠN
I

II

Tiền và các khoản

110

Các khoản đầu tư tài

120

tương đương tiền


V.01

chính ngắn hạn
III

Các khoản phải thu

130

13.126.800.583

19.231.499.752

IV

Hàng tồn kho

140

8.226.689.400

10.269.919.549

V

Tài sản ngắn hạn khác

150

1.094.243.686


1.896.566.083

B

TÀI SẢN DÀI HẠN

200

5.752.549.184

5.937.865.482

I

Các khoản phải thu dài

210

5.570.361.261

5.804.179.764

hạn

II
III
IV

Tài sản cố định


Bất động sản đầu tư

Các khoản đầu tư tài

220
240

V.12

250

chính dài hạn
V

Tài sản dài hạn khác

260

182.187.923

133.685.718

TỔNG CỘNG TÀI

270

32.332.993.391

44.840.077.573


SẢN

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

22


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ

300

24.844.837.924

36.590.162.399

Nợ ngắn hạn

310

23.851.188.558

34.980.125.905

Nợ dài hạn


330

993.649.366

1.610.036.494

VỐN CHỦ SỞ HỮU

400

7.488.155.467

8.249.915.174

Vốn chủ sở hữu

410

7.488.155.467

8.249.915.174

Nguồn kinh phí và các

430

32.332.993.391

44.840.077.573


V.22

quỹ khác
TỔNG CỘNG

440

NGUỒN VỐN

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Sinh viên: Đỗ Thị Kim Thoa (Lớp Chuyển hệ - K1 Hạ Long)

24



×