Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nghệ thuật chèo trong văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.14 KB, 10 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa Ngữ Văn
Đề tài: Văn hóa nghệ thuật chèo của người Việt Nam
A. PHẦN MỞ ĐẦU:

Trong kho tang văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam có muôn vàn các
loại hình nghệ thuật khác nhau, đa dạng và phong phú cả về nội dung lẫn
hình thức. Loại hình nào cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự
đặc sắc về văn hóa. Chèo cũng là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu
trong số đó. Nói đến chèo ắc hẳn người ta nghĩ ngay đến nghệ thuật sân
khấu nó đứng song song với các loại hình nghệ thuật khác như: kịch, hát,
múa, tuồng, múa rối nước,… Chèo có thể được coi là người bạn thân thuộc,
gắn bó với người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và người dân Việt
Nam nói chung. Nghệ thuật chèo sinh ra và phát triển không ngừng trong
cộng đồng làng xóm Việt Nam, có mặt cùng người nông dân với những vui
buồn thường nhật, nhất là những ngày hội hè. Đến với những vở diễn và
những trích đoạn chèo tiêu biểu ấy đã từng làm say đắm bao thế hệ người
dân trong quá khứ và vẫn còn sức hấp dẫn với các thế hệ hôm nay và mai
sau.
B. NỘI DUNG:
I.
Đặc điểm của nghệ thuật chèo:
I.1 Lịch sử nghệ thuật chèo:
Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa
nghệ thuật quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh
thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm, sâu sắc.
Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam, với sự kết hợp
nhuần nhuyễn của hang loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên
hợp vô cùng độc đáo:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy


Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay.
Theo Phó Giáo Sư Hà Văn Cầu, Kinh đô Hoa Lư ( Ninh Bình) là đất tổ
của sân khấu chèo, người sang lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba
trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ X, sau phát triển rộng ra đồng bằng
Bắc Bộ. Địa bàn phổ biến từ Nghệ Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc
và múa dân gian, nhất là “ trò nhại” từ thế kỷ X. Qua thời gian, người Việt
đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành
các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng
là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ


XIV. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh dịch của
Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài
dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới,
chèo có them phần hát.
Vào thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo
trong cung đình, do ảnh hưởng cảu đạo Khổng. Chèo trở về với nông dân,
kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ XVIII, hình thức chèo
đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển,
đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XIX. Những vở nổi tiếng như “ Quan âm
Thị Kính”, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong
giai đoạn này. Đến thế kỷ XIX, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số
tích truyện Tống Trân, Phạm Tải hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán sở
tranh hung. Đầu thế kỷ XX, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành
chèo văn minh. Có them một số vở mới ra đời như Tô Thị, Nhị Độ Mai.
Đồng bằng châu thổ sông Hồng là cái nôi của nền văn minh lúa nước của
người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui
chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm.Nói đến chèo không
thể không nói đến chèo thuyền bản đánh dấu sự hình thành kịch chủng chèo,

xuất hiện vào nửa sau đời Trần, khoảng cuối thế kỷ XIV, với sự đóng góp
của tầng lớp trí thức bình dân quý tộc.Những hình thái văn hóa nghệ thuật
thành văn cũng như dân gian thời ấy khả dĩ xem là những yếu tố cấu thành
chèo:
Đã có nghệ nhân hát múa (Phạm Thị Trân), nghệ nhân làm trò nhại (
Đào Văn Xó) từ thời Đinh.
Đã tổ chức giáo phường và định tên gọi đào, kép, hề ghi vào văn bản
nhà nước từ thời Lý với nhà sư Từ Đạo Hạnh, sáng tác giáo trống,
Sai Ất làm trò cười.
Thời Trần đã có những trí thức làm nghệ thuật nổi tiếng như ( Tiến
sĩ) Dư Nhuận Chi giỏi soạn bài hát, Thiên chương học sỹ Nguyễn Sỹ
Cố giỏi nhạc giỏi đàn, rất có tài khôi hài…
Đã có số tiết mục hát múa, trò diễn thể hiện tích truyện đơn giản
(Trang Vương và sáu người con), một loại người ở mức khái quát
nhất định ( các vai trình nghề: Thày Đồ, Thày Đạo,… cả những
thằng Ngô, con Bợn, Nhiêu Lập, Nhiêu Oanh..)
Nói đến chèo thuyền bản là nói đến sự tích có bốn nhân vật do ba người
đóng vai. Nó đã có tích hẳn hoi, tuy còn ở dạng truyện huyền thoại nhưng
mang ý nghĩ quan thiết đến đời sống con người. Từ những cung cách thể
hiện những trang giáo, chèo thuyền bản nêu lên một số kiểu chuyện bằng sân
khấu do chính những người sắm vai cùng nhau thực hiện với một số nét
riêng.


So sánh các sinh hoạt hát múa và trò diễn dân gian đã nêu, nhất là qua kết
cấu và chữ dung trong đó thấy Giáo đò nếu không trước nhất, thì cũng ra đời
cùng thời, với những giáo hương, giáo mõ, giáo trống, giáo đất,, giáo pháo,
… Đương nhiên, giáo đò có thể có câu cú chữ nghĩa trau tria hơn do tăng lữ
viết và được lưu truyền rộng khắp, được dung nhiều.
Chèo bắt nguồn từ kho tang dân ca, dân vũ, dân nhạc và trò diễn dân gian,

bao gồm những trò nằm trong phạm trù tín ngưỡng, những trò trình diện,
trình nghề luôn thấy trong các hội làng, mà nó cấu thành ngôn ngữ nghệ
thuật, để thể hiện một kịch bản với vở diễn mang sắc thái hứa hẹn phong
cách một loại hình cao hơn, hay nói cho đúng, là tạo dựng được một số hình
ảnh có tính cách nói lên đức độ, với nghệ thuật thể hiện phức tạp tinh tế hơn.
I.2. Các đặc trưng của chèo:
I.2.1. Khái quát chung về chèo:
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát
triển mạnh ở phía Bắc Việt Nam mà trọng tâm là vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính
quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm
sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự
sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là
Kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là
chèo. Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hung của các giới
quyền quý, chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Nhiều
vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sảng hi sinh bản
thân vì người khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những tích truyện cổ
tích, truyện Nôm, được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu
mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng
cái cá, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt làm quan còn người vợ thì
tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ
truyện cổ tích, truyện Nôm, ca vũ, nhạc dân gian, dân vũ, lời thơ chủ yếu là
thơ dân gian. Lối chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của
người đời như các vai: thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, Quan âm Thị Kính,...
Ngoài ra, chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên. Chèo
luôn gắn với chất “ trữ tình”, thể hiện những xác cảm và tình cảm cá nhân
của con người, phản ánh tâm trạng chung của nhân loại: tình yêu, tình ban,
tình thương,…
I.2.2 Nhân vật trong chèo

Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn.
Tính cách của các nhân vật trong chèo thường thay đổi với chính vai diễn
đó. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lặp lại ở bất kỳ vở nào,
nên hầu như không có tên riêng… Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa
tướng, thư sinh, hề,… Tuy nhiên, qua thời gian một số nhân vật như Thiệt


Khê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã trở thành một nhân vật có cá tính
riêng. Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp
nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường
trò. Trong chèo “ hề” là một vai diễn thường có trong các vở diễn chèo. Anh
hề được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện
của vua chúa châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho người dân đả
kích những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến hay kể cả vua quan, những
người có quyền, có của trong làng xã. Có hai loại hề chính bao gồm: hề áo
dài và hề áo ngắn.
Hề áo ngắn gồm có hề Gậy và hề Mồi. Hề Gậy thường là các anh chàng
hề đống lóc cóc chạy theo hầu thầy trên đường thiên lý. Khi ra sân khấu, do
thường mang theo gậy đường trường hoặc cây đòn gánh, nên gọi nôm na là
hề Gậy. Hề Mồi là những nhân vật hầu hạ, sai vặt., điếu đóm trong nhà hoặc
lính canh, lính hầu nơi quan phủ, tư dinh… Nhân vật này ra sân khấu thường
mang theo chiếc mồi quấn bằng giẻ tẩm mỡ, tẩm dầu đốt sáng như đuốc. Bó
đuốc này tượng trưng cho bó đuốc dùng chiếu sáng canh phòng, dinh thự.
Do thân phận hầu hạ, hề Mồi hay ra trước dọn dẹp cung đình, đón quan đủng
đỉnh ra sau.
Loại thứ hai là hề áo dài ( hề tính cách), những nhân vật này thường hả
hê vui sướng tự giễu cợt mình, tự lôi mặt nạ bản thân và đẩy mình vào tình
huống lố bịch. Loại hề này cười cợt trên sân khấu chèo sân đình với đủ mọi
giọng điệu phong phú: giễu vui, đả kích, đùa bỡn, trêu chọc, nghịch ngợm…
với mục đích tự bôi bác mình. Nhiều thủ pháp sân khấu hề chèo được sử

dụng đắc địa và gây cười rất có hiệu quả trong trò diễn và trò nhời của nhân
vật hề, với các thủ pháp gây cười dân gian: chơi chữ, pha trò, đố vui, tình
huống hiểu lầm, phóng đại hoàn cảnh tức cười… là những biện pháp mỹ học
khá thú vị để hề chèo đạt tới tầm cỡ của hài kịch. Như vậy, trong chèo không
thể thiếu hề, điều đó đã được khẳng định qua nhiều vở chèo truyền thống.
Nghệ thuật tung hứng của ác anh hề không chỉ mang lại tiếng cười cho
người xem mà nó còn chứa đựng, chuyển tải cả những tinh thần tư tưởng
khác của vở diễn, mà những tư tưởng đó nhiều khi còn có ý nghĩa lớn hơn
một tiếng cười.
I.2.3 Kỹ thuật kịch
Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại
hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể
chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu
với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân
gian đơn giản, những danh từ “ chèo sân đình”, “ chiếu chèo” cũng phát khởi
từ đó.
Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự,
phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu.


Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những đoạn thơ chữ Hán, điển cố,
hoặc những câu ca dao với khuân mẫu lục bát tự do, phóng khoáng về câu
chữ.
Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu
châu Âu mà các nghệ sĩ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Do vậy, vở
kịch kéo dài hay cắt ngắn tùy thuộc vào cảm hứng của người nghệ sỹ hay
đòi hỏi của khán giả. Không giống các vở opera buộc các nghệ sỹ phải thuộc
lòng từng lời và hát theo nhạc trưởng chỉ huy, nghệ sỹ chèo được phép tự do
kẻ bàn, nắn điệu để thể hiện cảm giác cảu nhân vật. Số làn điệu chèo theo
ước tính khoảng 200.

I.2.4 Nhạc cụ:
Chèo sử dụng tối thiểu là ba loại nhạc cụ dây là: đàn nguyệt, đàn nhị và
đàn bầu đồng thời them cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử sụng
thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con,
trống cơm, thanh la, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và
đệm cho câu hát. Có câu nói “ phi trống bất thành chèo” chỉ vị trí quan trọng
của chiếc trống trong đêm diễn chèo. Trong chèo hiện đại có sử dụng them
các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn
tam thập lục, tiêu,…
Chèo hay là thế, độc đáo là thế, nhưng bộ môn nghệ thuật truyền thống
này với đặc điểm hiện diện là biểu diễn – các trình thức múa hát xung quanh
một thân trò, bởi thế cho nên, chèo được lưu truyền chủ yếu qua một trật tự
hết sức tự nhiên: thầy giáo già – con hát trẻ. Thế hệ nghệ sỹ sau nối tiếp thế
hệ trước, giữ nghề bằng cách truyền nghề trực tiếp, bắt tay chỉ ngón, dạy
từng cách diễn, cách hát. Phần kịch bản của văn học chèo cổ cũng chỉ đếm
trên đầu ngón tay với một vài bản nôm, gần hơn là một vài bản quốc ngữ in
trong thời Pháp thuộc ( nhưng những bản này lại không mấy chính xác so
với những lớp diễn của các nghệ nhân). Thực tế này là một khó khăn, thách
thức lớn đối với công việc nghiên cứu, sưu tầm chèo cổ.
Cho đến hôm nay, bảy vở chèo truyền thống được gìn giữ, bảo tồn đã cho
thấy hành trình bảo tồn, sáng tạo nghệ thuật không chỉ tính bằng tháng năm
thong thường mà phải được tính bằng đời nghệ sỹ, tính bằng những thăng
trầm và long nhiệt huyết với nghề tổ. Các nghệ nhân được quy tụ, tập hợp,
khuyến khích, sáng tạo trong môi trường lao động nghệ thuật đúng hướng và
thực chất sẽ mang lại hiệu quả lớn mà thời gian và công chúng thưởng thức
nghệ thuật sẽ là thước đo đánh giá chính xác. Trên đường phát triển của
mình, chèo đã tiếp nhận nhiều yếu tố mới lạ cả về kiến thức lẫn âm nhạc,
múa, mỹ thuật… Những thủ pháp cấu trúc của kịch nói ( gốc phương Tây)
đã được du nhập vào chèo để phục vụ cho việc kể chuyện của chèo thêm hấp
dẫn, những đã được “ chèo hóa”, hài hòa trong mạch kể. Những làn điệu dân

ca các vùng miền Trung, miền Nam, các dân tộc miền núi, thậm chỉ của cả


nước khác trên thế giới cũng được “ chèo hóa” đi cho phù hợp với phong
cách của nó, phù hợp với “ khẩu vị” của người dân quê đồng bằng Bắc Bộ
Việt Nam. Có thể nói, người Việt Nam đã hình thành nên một kiểu “ văn hóa
chèo” bền vững và đầy sức sống ( bao gồm văn chèo, nhạc chèo, múa chèo,
mỹ thuật chèo và cách biểu diễn chèo). Nó không bị đồng hóa, mà còn có
khả năng tự làm phong phú bằng cách đồng hóa các yếu tố ngoại nhập trên
con đường phát triển của mình và luôn luôn đào thải những gì không phù
hợp với nó. Cái chất dân dã, mộc mạc, nhắn nhủ duyên dáng, hài hước đã
tạo dựng lên cái xương cốt của chèo với phong vị riêng. Nó nghiêm chỉnh
đấy nhưng cũng hài hước ngay được. Cái bi tưởng đến tột cùng nhưng lại
xóa ngay được bằng cái hài ý vị, thoắt hư thoắt thực, có lúc nhân cái phi lí
để làm rõ cái có lý, cứ thế dẫn người xem vào một cuộc hành trình đầy bất
ngờ và thú vị.
I.2.5: Phân loại chèo
Chèo sân đình: là loại hình chèo cổ của những phường chèo xưa, thường
được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình quyền quý.
Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng
sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo
dàn đế. Chèo diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ được thể hiện theo ngôn ngữ,
động tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là
chiếc quạt.
Chèo cải lương là một dạng chèo cách tân do Nguyễn Đình Nghi khởi
xướng và theo đuổi để thực hiện từ đầu những năm 1920 đến trước Cách
mạng tháng Tám 1945, theo xu hướng phê phán tính ước lệ của chèo cổ.
Chèo cải lương được soạn thành màn, lớp, bỏ múa và động tác cách điệu
trong diễn xuất, xử lý những mô hình làn điệu chèo cổ, đưa nguyên những
bài dân ca có sẵn vào bổ sung cho hát chèo. Bộ"Tám trận cười" của Nguyễn

Đình Nghi gồm những vở nổi tiếng.
Chèo chải hê, còn gọi là chèo nhị thập tứ hiếu bắt nguồn từ nội dung diễn
xướng: Là loại hình dân ca hát vào rằm tháng bảy hàng năm, hoặc trong đám
tang,đám giỗ của người có tuổi thọ, có nguồn gốc từ việc kết nghĩa giữa 2
làng Vân Tương (Bắc Ninh) và Tam Sơn (Đông Anh, Hà Nội), gồm có các
phần:
1. Giáo roi
2. Nhị thập tứ hiếu
3. Múa hát chèo thuyền cạn
4. Múa hát kể thập ân.
Kết thúc chương trình hát chèo chải hê thường là hát quan họ.
Điều thú vị là chèo Chải Hê ban đầu nhằm diễn xướng trong các đám
tang hiếu của người cao tuổi, về sau, nhu cầu giải trí, giao lưu văn nghệ càng
lên cao, nó có thêm những bài hát chèo thuyền và hát huê tình tươi tắn, sinh


động. Xưa kia, làng Lũng Giang có đến ba phường chèo Chải Hê tại ba xóm
Chùng, Chinh, Đông, thường hát thi với nhau.
Chèo hiện đại: trong quá trình hội nhập quốc tế và bảo lưu truyền thống
văn hóa dân tộc, nghệ thuật chèo của Việt Nam là một mặt được quảng bá
khắp năm châu, mặt khác, cũng tự hiện đại hóa để đáp ứng thị hiếu của khán
– thính giả. Quá trình hiện đại hóa luôn đi đôi với quá trình bảo lưu những
tinh hoa văn hóa dân tộc được bồi đắp qua nhiều thế kỷ.
Hướng hiện đại hóa đầu tiên diễn ra sau năm 1954 ở miền Bắc cùng với
quá trình cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, quá trình này vẫn tiếp
tục với một số vở chèo cải biên phản ánh các chủ đề hiện đại. Sau năm 1954,
nhiều đoàn nghệ thuật chèo Việt Nam đã đi biểu diễn ở các nước xã hội chủ
nghĩa và được công chúng hoan nghênh. Sau chiến tranh Việt Nam, nghệ
thuật chèo Việt Nam đã có mặt trong nhiều kỳ liên hoan văn hóa nghệ thuật
dân gian ở nhiều nước và thu được sự mến mộ của công chúng nhiều quốc

gia.
Về âm nhạc, một số điệu hát chèo đã được các nghệ sỹ mạnh dạn cải
biên, phối khí theo phong cách và nhạc cụ hiện đại nhưng vẫn giữ giai điệu
nguồn gốc vốn có.
I.2.6 Các tác phẩm chèo tiêu biểu:
1. Trần Tử Lệ
2. Tuần Ty Đào Huế
3. Quan Âm Thị Kính
4. Lưu Bình-Dương Lễ
5. Từ Thức gặp tiên
6. Kim Nham
7. Chu Mãi Thần
8. Nghêu sò ốc hến
9. Bài ca giữ nước
10. Đồng tiền Vạn Lịch
11. Hoàng Trìu kén vợ...
Trích đoạn
Một số trích đoạn tiêu biểu : Thị Mầu lên chùa, Súy Vân giả dại, Đánh
ghen (vở Tuần Ty Đào Huế), Xã trưởng - Mẹ Đốp, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo,...
Giai điệu
Một số giai điệu chèo cổ : Quân tử dịch, Sử bằng, Đò đưa, Tò vò,
Nhịp đuổi, Du xuân, Đào liễu, Ngâm bốn mùa, Đường trường trong rừng,
Tuyết sương, Quá giang...
Nghiên cứu
Nghiên cứu về chèo, Lương Thế Vinh đã viết Hỷ Phường Phổ Lục.
II.

Nội dung tư tưởng các vở chèo cổ:



Nội dung tư tưởng của những vỡ chèo cổ chính là nội dung tư tưởng của
các truyện cổ tích, các truyện nôm được nâng lên bởi nghệ thuật trình
diễn bằng sân khấu:
II.1 Chèo phản ánh hiện thực xã hội ta ngày trước:
Chèo nêu những mâu thuẫn trong xã hội phong kiến, phê phán những
thói xấu, những hạng người xấu, phê phán những gì trái với đạo đức, tâm
lí xã hội.
Nhân dân ta xưa kia chưa nhận thức được một cách tự giác về bản
chất của sự phân chia giai cấp, về áp bức bóc lột, nhưng ở trong chèo, ta
thấy khá rõ những xung đột giai cấp. Trong các vở chèo thường có hai
phe: kẻ giàu và người nghèo, điạ chủ và nông dân, kẻ có quyền thế và
những người cùng đinh trong xã hội. Chèo đã thể hiện mâu thuẫn sâu sắc
nhất trong xã hội phong kiến ở nông thôn Việt Nam là mâu thuẫn giữa
địa chủ và nông dân. Phe nông dân gồm có Mãng Ông, Thị Kính, Anh
Nô, Thị Mầu, Lý Trưởng, các quan lại. Những người nông dân luôn phải
làm lụng vất vả, bị ức hiếp, mang thân trâu ngựa vì nghèo túng:
Bởi chung bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.
Thân phận con người, nhất là thân phận người phụ nữ đối với nỗi oan
khiên chồng chất được thể hiện tập trung cao độ và sâu sắc trong vở chèo
này. Nỗi oan Thị Kính đã mang tính điển hình đến mức nó trở thành một
thành ngữ quen thuộc “ Oan Thị Kính”. Nỗi oan ấy được tóm tắt trong
bưc thư Thị Kính để lại trước khi chết.
Khi là gái bị chồng ngờ thất tiết
Lúc giả trai bị gái đổ oan tình.
Tuy ở địa vị thấp kém nhưng người nông dân luôn luôn phản kháng
trong giai cấp thống trị bằng trí tuệ mần tiệp của mình. Tiêu biểu là
những vai hề. Hề là thứ vũ khí sắc sảo, tài tình để chiến đấu, luôn luôn
tìm cách châm biếm, đả kích kẻ có quyền thế. Nhiều vở chèo tố cáo
những kẻ cầm cân nảy mực trong làng một cách sâu sắc. Đó là Hương

câm, Đồ điếc, Lý trưởng xảo trá, ngu ngốc. Cái bộ tứ: đui, điếc, câm, háo
sắc mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Những kẻ vừa đui, điếc, dốt, tham
như vậy cầm quyên fthif thử hỏi người dân còn biết đi tìm công lý ở đâu.
Trên một gác chiếu sân đình mà chèo trình bày được bao cảnh trong xã
hội phong kiến: cảnh ly tán bởi chiến tranh phong kiến ( Trương Viên),
cảnh bắt vạ ăn khoán (Thị Mầu), cảnh đánh ghen ( Tuần Ty – Đào Huế).
II.2 Chèo thể hiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa – yếu tố lãng
mạn:
Chèo thể hiện quan niệm đúng đắn trong cách đánh giá phẩm chất
người lao động. Những người lao động nghèo khổ, những cố nông,
những “ cùng đinh” trong xã hội, những người có địa vị thấp bị lép vế


như mẹ Đốp, Mãng Ông, Thị Kính, Thạch sanh là những người có phẩm
chất tốt, có lương tâm trong sạch.
Chèo thể hiện long yêu mến quý trọng con người, đặc biệt đề cao phụ
nữ - lớp người mà giai cấp phong kiến cho là thấp hèn nhất. Những nhân
vật chính trong các tích chèo thường là nhân vật phụ có phẩm chất đáng
ca ngợi: Thị Kính có lòng bác ái cao cả, chịu đựng mấy tầng oan khuất
mà vẫn cao thượng, dịu dàng; Thị Phương hiếu thảo thủy chung; Châu
Lang nghĩa tình trọn vẹn;…. Đề cao người phụ nữ, biểu hiện một cách
trung thực hình ảnh người phụ nữ là một mặt quan trọng của tinh thần
nhân đạo chủ nghĩa của chèo cũng như của văn hoạc dân gian nói chung.
Vấn đề trọng tâm trong chèo là vấn đề đạo đức. Chèo phê phán những
người phụ nữ kém đạo đức như Súy Vân, Thị Mầu, Thiệt Thê, song giận
thì giân người xem vẫn thấy ẩn sau thái độ phê phán là một nềm thương
xót, chia sẻ, cảm thong với những số phận ấy, qua nghệ thuật biểu diễn
mang tính tổng hợp cao của chèo truyền thống, chung quy học cũng là
nạn nhân của chế độ phong kiến. Khát khao hanh phúc là thứ tình cảm
chính đáng của con người nhưng luôn bị kiềm chế bởi những quan niệm

hôn nhân phong kiến vô lý và nghiệt ngã.
Nhìn chung, kết thúc của chèo cũng như kết thúc hầu hết các truyện
cổ tích – thường có hậu. Những kẻ gian ác bị trừng phạt, những người
nghèo khổ, lương thiện có tâm hồn trong sạch trải qua bao gian nan, oan
trái, kết thúc là được hưởng cuộc sống sung sướng: Thị Kính sau bao nỗi
oan chồng chất được lên cõi niết bàn, Thị Phương được đoàn tụ với
chồng, đôi mắt được sáng lại nhờ hai viên ngọc lưu ly,… Yếu tố thần kì
tuy mang tính chất ảo tưởng nhưng thể hiện niềm lạc quan, tinh thần lãng
mạn, ước mơ rất đẹp của nhân dân ta thời xưa
C. KẾT LUẬN
Trải qua trăm năm thời gian, con người đất Việt đã tạo nên xung
quanh tâm hồn mình một cơ tầng văn hóa với những vỉa trầm tích
quý giá, đó chính là hàng trăm, hàng nghìn câu ca dao, tục ngữ, dân
ca, điệu hò,…. và nghệ thuật chèo truyền thống. Chúng ta có thể tự tin
nói với nhau rằng – qua hệ thống các nhân vật tạo nên các tích trò lý
thú, nghệ thuật chèo đã mang lại cho con người Việt Nam truyền
thống, sự thanh lọc tâm hồn. Nghệ thuật chèo đã góp phần làm rực rỡ
thêm cho bầu trời văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam, để đưa bản
sắc văn hóa dân tộc bước lên đài hội nhập, giao thoa văn hóa nhân
loại.
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thùy Dung _ Văn 1B
Trương Nhật Cẩm Giang _ Văn 1B




×