Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ĐỀ XUẤT HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.79 KB, 11 trang )

ĐỀ XUẤT HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Nguyễn Ngọc Diệp*

Tóm tắt:
Hiện nay, việc tìm kiếm một phương pháp giảng dạy mới phù
hợp với điều kiện thực tế tiếp thu của sinh viên đại học tại Việt Nam
đang là một vấn đề nổi lên đối với các nhà giáo nói riêng và ngành
giáo dục nói chung. Tuy nhiên, trước khi đưa ra một hình thái mới
trong giảng dạy, một điều quan trọng đó là cần xem xét lại các
phương pháp giảng dạy hiện thời đã và đang được áp dụng để qua
đó phân tích những điểm ưu nhược trên cơ sở các điều kiện hạ tầng
dân trí ngày nay. Điều này sẽ là nền tảng cho một hay nhiều phương
pháp giảng dạy mới khác nhau vẫn kế thừa và nối tiếp tính ưu việt
của các phương pháp truyền thống vừa bổ sung ý tưởng và cách tiếp
cận mới, tiên tiến, khoa học và lơgíc của thế giới. Trong phạm vi
của bài báo, các phương pháp giảng dạy đại học đối với các mơn nói
chung cũng như các mơn lý luận chính trị nói riêng hiện tại được
thống kê và phân tích ưu nhược, trên cơ sở đó đề xuất phương
hướng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên.
1. Phương pháp giảng dạy truyền thống
Phương pháp giảng dạy truyền thống chủ yếu là phương pháp
thuyết trình. Phương pháp này là mơ hình giảng dạy trong đó giảng
viên là trung tâm, thuyết giảng các khối kiến thức qua các bài giảng
dựa vào các giáo trình, sách giáo khoa… Phương pháp thuyết trình
đã có những nền tảng hỗ trợ từ một số cơng trình nghiên cứu về giáo
*

Khoa Lý luận Chính trị - trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở II)

124



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


dục. Theo tác giả Arends 1: Phương pháp thuyết trình được dựa trên
nền tảng của ba khuynh hướng lý thuyết hiện hành: (i) Lý thuyết về
phương cách kiến thức được cấu trúc2; (ii) Lý thuyết liên quan đến
biện pháp hỗ trợ sinh viên tiếp thu khả năng học một cách có ý
nghĩa dựa trên yếu tố lời nói3; (iii) Lý thuyết của các nhà tâm lý
nhận thức giải thích về các loại kiến thức và khả năng xử lý thơng
tin của bộ não4.
Mục đích của phương pháp thuyết trình là giúp sinh viên tiếp
nhận, xử lý và ghi nhớ thơng tin, kiến thức… thơng qua khả năng
nghe và nhìn. Cơ sở khoa học của phương pháp này là khi thơng tin
và kiến thức đến bộ não của con người, chúng sẽ được biến đổi và
lưu vào bộ nhớ ngắn hạn hoặc bộ nhớ dài hạn. Bộ nhớ ngắn hạn là
nơi mà trạng thái tư duy có ý thức diễn ra. Bộ nhớ dài hạn là nơi mà
thơng tin được lưu trữ. Thơng tin có thể được truy cập lại khi cần
thiết.5
Hiện nay, rất nhiều giảng viên khi nói tới phương pháp
thuyết trình thì cảm thấy lạc hậu hay đi đơi với thua kém về trình độ
giảng dạy và chất lượng thấp. Tuy nhiên cũng cần nhớ lại là
phương pháp này đã được sử dụng khá rộng rãi và được sử dụng
nhiều nhất. Đối với các giảng viên lớn tuổi cũng đã ít nhiều từng
ngồi nghe thầy cơ thuyết trình khi còn ở ghế giảng đường. Cũng cần
khách quan khi đánh giá phương pháp này. Khi nội dung thuyết
trình gắn liền với cuộc sống, các sự kiện thực tiễn diễn ra rời rạc
được sâu chuỗi một cách lơgíc, khoa học cũng sẽ đem đến một bài

thuyết trình có tính thuyết phục cao, hấp dẫn người nghe. Các chủ
đề khoa học thuyết trình thường khơ cứng, nhưng với người trình
bày với cách truyền đạt hài hước, nhẹ nhàng… tạo ra khơng khí vui
1

Arends, F. (2007) The employment status of teachers Teacher Education Project:
Number 4
2
Bruner, J. (1960). The structure and organization of knowledge. In The process of
education (pp. 16-32). Cambridge, MA: Harvard University Press.
3
Ausubel, D. P. (1963). The psychology of meaningful verbal learning. New York:
Grune & Stratton.
4

Ausubel, D. P. (1963). The psychology of meaningful verbal learning. New
York: Grune & Stratton.

5

Mỹ, Nguyễn Văn, (2014). Đổi mới phương pháp giảng dạy bậc đại học. Đại học Quốc
Tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 1- 2.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

125


vẻ, lơi cuốn. Đó có thể là một trong những lý do giải thích tại sao
phương pháp thuyết trình vẫn còn tồn tại đến bây giờ.

Ngược lại, nhiều giảng viên và nhà nghiên cứu khoa học giáo
dục cho rằng phương pháp thuyết trình khơ khan, cứng nhắc và
thiếu tương tác giữa người dạy với người nghe và ngược lại.
Phương pháp thuyết trình được xem là phương pháp giảng chay,
học chay hoặc là phương pháp một chiều… Điều này thường xảy ra
trong các giờ học khoa học lý luận chính trị…
Tóm lại, phương pháp thuyết trình có một số hạn chế nhất
định sau đây6:
- Phương pháp thuyết trình khơng khuyến khích vai trò chủ
động của người học. Sự thụ động làm hạn chế khả năng học và khả
năng tập trung của người học.
- Phương pháp thuyết trình khơng khuyến khích trao đổi thơng
tin đa chiều. Giảng viên truyền đạt thơng tin một chiều và phải ln
nỗ lực tìm hiểu những khó khăn mà người học gặp phải trong việc
tiếp thu nội dung bài giảng.
- Phương pháp thuyết trình khơng khuyến khích người học
phát triển kỹ năng tổ chức và tổng hợp nội dung.
- Với phương pháp thuyết trình, giảng viên khơng kiểm sốt
được thời gian mà người học dành ra để tìm hiểu bài và ghi nhớ sâu
các nội dung được trình bày.
- Với phương pháp thuyết trình, để học tốt người học phải lắng
nghe, ghi chép, cố nhớ để lặp lại các kiến thức đã được truyền giảng
vì các đề thi cuối khóa, tốt nghiệp thường u cầu gợi lại trí nhớ. Về
phương diện tâm lý, người học phải vận dụng trí nhớ rất nhiều.
2. Phương pháp giảng dạy tích cực
6

Mỹ, Nguyễn Văn, (2014). Đổi mới phương pháp giảng dạy bậc đại học. Đại học Quốc
Tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 1- 2.


126

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Phương pháp giảng dạy cũng ln tự đổi mới phù với tình
hình phát triển kinh tế - xã hội. Đó chính là nhu cầu tự thân của
giảng dạy nói riêng và của ngành giáo dục nói chung. Trước những
thay đổi sâu sắc của khoa học kỹ thuật ngày nay, nhu cầu tiếp nhận
và xử lý thơng tin, phương pháp giảng dạy cũng chuyển mình với
nhiều cách tiếp cận đối tượng học mới. Tập hợp rất nhiều phương
pháp và cách tiếp cận mới đó được gọi là phương pháp giảng dạy
tích cực trong trường đại học.
Phương pháp giảng dạy tích cực là phương pháp giảng dạy
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương
pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động
nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích
cực của người học chứ khơng phải của người dạy7.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giảng dạy tích cực:
Phương pháp nghiên cứu trường hợp; phương pháp dạy học dựa trên
vấn đề; Phương pháp đóng vai; phương pháp học tập theo nhóm…
Phương pháp giảng dạy tích cực thực chất là tích cực hóa sinh viên
trong giờ học. Kết quả tùy thuộc cơng tác chuẩn bị của giảng viên,
trình độ năng lực của giảng viên, mức độ hợp tác của sinh viên, thói
quen học tập của sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp: phương pháp sử
dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những
trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng

cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đơi khi nghiên cứu trường hợp
điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà
khơng phải trên văn bản viết.
Những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều mơn học hoặc
lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các
mơn học được phân theo các mơn khoa học chun mơn, còn cuộc
7

Th, Phan Thị. (2014). Tổ chức cho sinh viên học tập theo nhóm – một phương pháp
giảng dạy tích cực. Đại học Quốc Tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 1- 2.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

127


sống thì ln diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử
dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa
rời thực tiễn của các mơn khoa học chun mơn, rèn luyện cho học
sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên mơn. Phương
pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình
của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một
tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thơng qua làm việc nhóm.
Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con
đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn
đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời
thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thơng 8.
Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học là
những tình huống mơ phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu

chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh
cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa
lý thuyết và thực hành.
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề: (dạy học nêu vấn đề,
dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm
phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề.
Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa
đựng mâu thuẫn nhận thức, thơng qua việc giải quyết vấn đề, giúp
học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy
học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực
nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy
học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh.
Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học
chun mơn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn.
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường
chú ý đến những vấn đề khoa học chun mơn mà ít chú ý hơn đến
các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải
8

Kiên, Đỗ Trung. (2011). Đổi mới phương pháp dạy và học bằng việc sử dụng phương
pháp tình huống (Using case study). Đổi mới phương pháp giảng dạy bậc đại học. Đại
học Quốc Tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 17- 20.

128

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chun mơn thì học sinh
vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực
tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn
xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.
Phương pháp đóng vai: là phương pháp tổ chức cho sinh
viên thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả
định.
Phương pháp đóng vai có quan điểm dạy học nhằm làm cho
hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau.
Trong q trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và
hồn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa
hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy
học tích cực hố và tiếp cận tồn thể. Vận dụng dạy học định hướng
hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện ngun lý giáo
dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường
và xã hội.
Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học
định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong
nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn,
kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể cơng
bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và
quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định
hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám
phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành
động.
Phương pháp học tập theo nhóm: là phương pháp dạy học
trong đó sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên làm việc cùng
nhau trong những nhóm nhỏ để hồn thành mục đích học tập chung
của cả nhóm đặt ra. Như vậy giảng viên sẽ chia sinh viên thành
những nhóm học tập nhỏ phù hợp với điều kiện của lớp học và mơn

học. Mỗi thành viên trong nhóm học tập này vừa có trách nhiệm tự

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

129


hoạc tập, vừa có trách nhiệm hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm
hồn thành mục tiêu học tập chung của cả nhóm.9
Học tập trong mơi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực suy
nghĩ của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một “cộng đồng”. Trong khi
làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh và đòi hỏi sinh viên
phải giải quyết “xung đột”. Từ đó họ sẽ có khả năng giải quyết
những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hồn cảnh
có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học tập và khả
năng lắng nghe người khác cũng chính là điều mà sinh viên cần phải
tiếp thu, học hỏi. Những kĩ năng này thực sự rất quan trọng khi họ
bước ra mơi trường làm việc, đây sẽ là tiền đề tốt để sinh biết cách
làm việc trong một mơi trường tập thể. Học tập theo nhóm còn giúp
sinh viên rèn luyện được khả năng thuyết trình trước đám đơng điều mà đa số sinh viên hiện nay còn rất yếu.
Học tập theo nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo
của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo.
Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến
được nêu ra. Những ý kiến được lựa chọn sẽ là những ý kiến dành
được sự chấp thuận của nhiều thành viên trong nhóm. Sản phẩm học
tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
Những vấn đề cân lưu ý trong học tập và giảng dạy theo
nhóm: (i) một số thành viên khơng tích cực hoạt động nhóm như
cơng việc của tập thể là “khơng phải việc của mình”. Và kết quả là
khơng ai có trách nhiệm với mục tiêu chung của cả nhóm; (ii) làm

việc theo nhóm nên sự hợp tác là rất quan trọng. Đòi hỏi sự tự giác
của từng thành viên trong nhóm; (iii) sự phân cơng cơng việc khơng
rõ ràng. Đơi khi một thành viên trong nhóm phải đảm nhiệm q
nhiều cơng việc, trong khi có thành viên khơng có việc gì để làm.
Thực tế cho thấy, cơng việc thường bị dồn q nhiều cho nhóm
9

Hương, Nguyễn Thu. (2010). Vận dụng phương pháp thuyết trình mang tính giai đoạn
(Gapped lecture) trong mơi trường giảng dạy ở bậc đại học. Đổi mới phương pháp
giảng dạy bậc đại học. Đại học Quốc Tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 5- 7.

130

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


trưởng, thậm chí sản phẩm đơi khi là kết quả của riêng nhóm trưởng
chứ khơng phải là sản phẩm của cả nhóm.
Bên cạnh những phương pháp chủ yếu trên, cũng còn rất
nhiều phương pháp giảng dạy tích cực khác với các cách tiệp cận
vấn đề chun mơn, tiếp cận sinh viên,… khác nhau, tạo ra sự đa
dạng cho người dạy và thuận lợi cho người lĩnh hội. Đó chính là
tính tích cực của phương pháp giảng dạy trong bậc đại học.
3. Đề xuất phương hướng nâng cáo chất lượng giảng dạy lý
luận chính trị trong trường đại học
Như vậy, chúng ta có thể thấy một điều là tuỳ thuộc vào các
điều kiện cụ thể của nhà trường, các mơn học nói chung và các mơn

lý luận chính trị nói riêng, cũng như tuỳ thuộc vào đối tượng lĩnh
hội kiến thức trong trường đại học mà các giảng viên có thể chủ
động áp dụng một hay một số phương pháp giảng dạy một cách hiệu
quả và phù hợp với chính khả năng của giảng viên.
Trong điều kiện học tập của nhà trường ngày một nâng cao
về chất lượng phục vụ giảng dạy như các thiết bị tương tác, nghe
nhìn cùng khơng gian giảng đường giảng dạy. Việc lực chọn
phương pháp phù hợp cần được xem xét một cách khoa học và lơgíc
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở đó, trong khn khổ
bài báo, tác giả xin đề xuất phương hướng giải pháp nâng cao chất
lượng giảng dạy lý luận chính trị như dưới đây.
Đưa các sự kiện thực tiễn cuộc sống lồng vào nội dung
giảng dạy: điều này làm bài giảng sinh động gắn với thực tiễn đang
diễn ra. Trên cơ sở phân tích bản chất của sự việc thơng qua cơ sở
khoa học, lý luận biện chứng của giảng viên, người học sẽ hiểu rõ
sự việc, nhận thức được nguồn gốc cũng như thấy được tính quy
luật hay hướng phát triển…. Qua đó, trước thực tiễn diễn ra, người
học sẽ vững vàng trong nhận thức và phân tích chính xác tìm ra
được vấn đề quan tâm…
Để thực hiện được mục tiêu trên, giảng viên cần lựa chọn
một số phương pháp giảng dạy tích cực sau: như phương pháp đóng
vai, phương pháp học trên vấn đề. Thực tiễn cũng đã minh chứng
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

131


cho việc giảng dạy cần sát với tình hình thực tiễn trong xã hội. Các
vấn đề nảy sinh trong thực tế xã hội như các phát triển của khoa học
kỹ thuật của các nước tư bản, như năng suất lao động ở các nước

đang và đã phát triển, sự tan ra của hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa,… tất cả dường như mâu thuẫn với lý luận chính trị hiện đang
giảng dạy trong các trường đại học. Với mơn học liên quan tới lý
luận chính trị, việc đưa các vấn đề trên thực sự là một thách thức
cho các giảng viên trong phân tích nhưng cũng thực sự đem lại cho
sinh viên những hiểu biết đúng và sinh động của các mơn học khi
được nghe, học và kiểm nghiệm.
Để sinh viên hiểu và có nhận thức đúng đắn các vấn đề lý
luận chính trị, giảng viên bên cạnh những kỹ năng trong truyền đạt
cần được nâng cao khả năng lý luận khoa học, biện chứng.
Nâng cao khả năng lý luận, phân tích khoa học cho giảng
viên: Có lẽ đây là điều kiện đủ để mọi phương pháp giảng dạy đi
đến thành cơng. Từ phương pháp truyền thống đến phương pháp
giảng dạy tích cực. Ngay cả đối với đối tượng học – sinh viên, đây
là kiến thức quan trọng nhất phải học được trên ghế nhà trường.
Đối với giảng viên, khả năng phân tích khoa học và việc nắm
bắt các chính sách, đường lối của Đảng và nhà nước ln được cập
nhật sẽ giúp bản thân hiểu được bản chất của sự việc, tiến trình phát
triển của nó trong khơng gian và thời gian, qua đó giảng viên sẽ
truyền đạt một cách đúng trình tự, lơgíc nhất những gì mình hiểu.
Với cách truyền đạt này, cho dù là phương pháp truyền thống –
thuyết giảng hay phương pháp giảng dạy tích cực mục tiêu giảng
dạy đặt ra đều sẽ đạt. Ví dụ như khi giảng đến vấn đề liên quan tới
nền kinh tế thị trường, ta có thể liệt kê ra rất nhiều các nền kinh tế
thị trường đã có thế giới sau đó cùng phân tích những ưu nhược
điểm… về lý thuyết sẽ dẫn tới người nghe nhàm và khơng nhận ra
vấn đề. Nhưng với ví dụ về sự phát triển kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay
trên thực tế, các bước đi của sự việc theo thời gian xử lý và khơng
gian tác động tới, cùng với tiến trình hội nhập thị trường thế giới sẽ

làm cho sinh viên dễ nhập tâm và hứng thú với bài học hơn.

132

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Đối với sinh viên, việc đặt vấn đề, phân tích và đưa ra các
dẫn chứng thực tế kết hợp phân tích biện chứng nhằm làm sáng tỏ
vấn đề, soi rọi nội dung nhiều lý thuyết đã và đang học, khả năng
tổng hợp rút ra các yếu tố chính yếu để đưa đến kết luận cuối cùng
của giảng viên sẽ là những kỹ năng cần thiết được học và hành trang
của sinh viên khi rời ghế nhà trường. Kiến thức khoa học, các chính
sách, đường lối của Đảng và nhà nước ln được cập nhật theo năm
tháng, nhưng phương pháp lý luận và phân tích học hỏi trong nhà
trường sẽ mãi là cơng cụ cho sinh viên trong nghiên cứu khoa học
hay một hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.
Nói chung, việc nâng cao lý luận, phân tích khoa học của
giảng viên lý luận chính trị thường được hiểu như việc nâng cao
nhận thức cách mạng. Tuy nhiên, bản chất chính là nâng cao khả
năng biện chứng khoa học và cách mạng. Bên cạnh những chủ
chương, chính sách và đường lối của Đảng định hướng nhận thức
chính trị, người giảng viên cần nâng cao kiến thức một số mơn lý
luận chính trị như triết học, lịch sử, kinh tế chính trị,… làm nên tảng
cho lập luận, phân tích các vấn đề nảy sinh trong thực tế được lồng
trong bài giảng. Ngồi ra, giảng viên cần có tư duy sáng tạo trong
từng bài giảng, nội dung thảo luận trên lớp tạo khơng khí thảo luận
tích cực nhất có thể.

Nâng cao kỹ năng vận dụng sáng tạo tình huống trong
giảng dạy lý luận chính trị. Đây chính là một chất xúc tác quện hai
kỹ năng trên làm một và nâng cao chất lượng dạy và học của cả hai
đối tượng giảng viên và sinh viên. Nhiều người nghĩ rằng đó chính
là “khiếu” giảng dạy/truyền đạt hay khả năng hồ đồng của người
giảng viên tạo ra khơng khí thoải mái nhưng nghiêm túc cho sinh
viên trong việc tiếp nhận và hiểu thơng tin. Điều này đúng nhưng
chưa thực sự chính xác. Với việc vận dụng các phương pháp giảng
dạy khác nhau trong giảng dạy tích cực, giảng viên cũng có thể tạo
cho sinh viên tự tin trong thảo luận nhóm, đưa ra quan điểm riêng
khi đóng vai giải quyết các vấn đề được đề xuất. Giảng viên làm vai
trò định hướng, thúc đẩy thảo luận, hay trọng tài nhằm đưa các cuộc
thảo luận đi đứng hướng dự kiến và giải quyết được vấn đề trên cơ
sở đồng thuận của sinh viên, nhóm sinh viên.

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

133


Tóm lại, với việc đưa nội dung bài giảng bám sát thực tiễn,
qua thực tiễn với khả năng phân tích, lý luận soi rọi bản chất thực
của thực tiễn kết hợp khả năng tập hợp sinh viên, huy động khả
năng của số đơng sẽ giúp giảng viên tiến hành một bài giảng sinh
động, chặt chẽ, khoa học, sáng tạo và bổ ích.
4. Kết luận
Trong thế giới truyền thơng đa phương tiện – một cách nói về
một thế giới đa tương tác, một thế giới kiến thức – phương pháp
giảng dạy đại học cần có một cách tiếp cận phù hợp sáng tạo. Các
phương pháp giảng dạy từ truyền thống đế tích cực đều và ln có

chỗ đứng trong giảng dạy đại học. Vấn đề là việc áp dụng các
phương pháp này cần phải phù hợp với mơi trường, cơ sở vật chất
phục vụ giảng dạy, nơi dung mơn học và ngay cả với đối tượng học.
Trên tất cả các vấn đề trên, với hai hướng đề xuất nâng cao chất
lượng giảng dạy trong trường đại học mà bài báo đề xuất, ln là
nền tảng và là điều kiện đủ cho việc giảng dạy trong nhà trường
khoa học, tiên tiến và sáng tạo.

134

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO



×