Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy, học tập lý LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN QUAN TRỌNG NHẤT là NGƯỜI THẦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.23 KB, 8 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN QUAN TRỌNG NHẤT LÀ NGƯỜI THẦY
Tần Xn Bảo*

Nghị quyết TW 8( khóa XI) về đổi mới căn bản và tồn diện
nền giáo dục VN, bên cạnh việc chỉ ra các thành tựu cơ bản của nền
giáo dục nước nhà, cũng thẳng thắn chỉ ra các yếu kém còn tồn tại
mà hạn chế đầu tiên là “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
còn thấp so với u cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề
nghiệp”, điều này cũng đúng khi nói về chất lượng giảng dạy, học
tập lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở
nước ta hiện nay.
Đối với sinh viên các trường đại học nước ta hiện nay, ngồi
u cầu được đào tạo về trình độ chun mơn sâu và rộng, thì việc
xây dựng thế giới quan, phương pháp luận, nhân sinh quan CSCN, kỹ
năng sống, từ đó hình thành lý tưởng, hồi bão, các giá trị sống theo
hướng “chân, thiện, mỹ” của tuổi trẻ và con đường hiện thực hóa ước
mơ của mình là vơ cùng cần thiết. Tất cả những thứ khác đều có thể
rèn luyện qua thời gian nhưng lý tưởng, khát vọng thì phải được hình
thành sớm, nó cần phải phát triển cùng với nhân cách, chỉ có như thế
nhân cách mới phát triển đúng đắn được. Đó là lý do vì sao sinh viên
*

Tiến sĩ, Phó Giám đốc thường trực Học viện cán bộ TP.HCM

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

83


phải học các bộ mơn lý luận chính trị như Triết học Mác-Lênin, Kinh


tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch
sử Đảng….
Tuy nhiên một thực tế hiện nay rất rõ và tương đối phổ biến
là một bộ phận khơng nhỏ sinh viên khơng có hứng thú hay ham
thích đối với những mơn này, thậm chí bỏ giờ học hoặc lên lớp thì
“ngủ” . Vậy câu hỏi lớn đặt ra cho việc dạy và học, sâu xa hơn nữa
là giáo dục lý luận chính trị là: Làm cách nào để nâng cao chất
lượng giảng dạy các mơn học này?
Thực trạng cho thấy có rất nhiều ngun nhân tồn tại khiến
những mơn học lý luận chính trị trở nên khơ khan, khó tiếp thu, mau
qn đối với sinh viên. Từ đó dẫn đến động cơ học tập là đối phó
cho qua, thi chỉ cần trung bình là được.
Với bất cứ mơn học nào, nếu hỏi thử số đa số sinh viên lý do
vì sao “thích” đến lớp thì chắc chắn đầu tiên là mơn học hấp dẫn,
gần gũi với thực tế , có thể ứng dụng trong đời sống, tiếp theo là đến
thầy giáo dạy hay , sinh động và dễ hiểu. Chắc chắn các mơn lý
luận chính trị cũng thế.
Như vậy vấn đề đầu tiên cần giải quyết là nội dung, chương
trình các mơn lý luận chính trị phải có tính thiết thực, có giá trị thực
tiễn cao, giải thích được một cách khoa học những vấn đề thực tiễn
phong phú, đa chiều đang diễn ra trong xã hội biến đổi nhanh chóng
và phức tạp mà với kiến thức xã hội còn chưa nhiều, sinh viên tuổi
đời còn trẻ chưa đủ kiến thức, nhận thức để lý giải được . Để tạo
hứng thú cho người học thì nội dung bài học khơng nên q nhiều lý
thuyết, nhiều kiến thức rườm rà (nhiều khi là thừa). Cần lắm những
bài giảng súc tích, cơ đọng, những kiến thức tinh hoa, những ví dụ
gần gũi thực tế chứa đựng thực tiễn sinh động của cuộc sống. Cụ thể
nội dung bài giảng phải trả lời được câu hỏi học bài này để làm gì?
Ví dụ mơn KTCT Mác- Lênin, cần trình bày súc tích cơ đọng
từ bài nhập mơn 3 vấn đề cơ bản: Đối tượng nghiên cứu là quan hệ

sản xuất, phương pháp đặc thù là trừu tượng hóa khoa học, ý nghĩa
mơn học là từ nhận thức chung về các ngun lý kinh tế, các quy
luật kinh tế để hình thành tư duy kinh tế, hành động theo các quy

84

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


luật kinh tế khách quan, nhất là trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Từ đó, mỗi bài giảng của mơn
cần trả lời rõ các câu hỏi cụ thể, ví dụ bài CNH-HĐH nền kinh tế
quốc dân chỉ cần nêu 4 câu hỏi mà nội dung bài học phải trả lời:1.
Tại sao phải CNH-HĐH; 2. Nội dung CNH-HĐH là làm gì và tn
theo những quy luật nào; 3. Mục tiêu và Quan điểm chỉ đạo của
Đảng; 4. Tiền đề và điều kiện nào thì q trình CNH ở nước ta sẽ
thành cơng.
Muốn vậy cần phải đổi mới cách soạn giáo án giảng dạy.
Theo mẫu giáo án trên các nhà quản lý nội dung, chương trình giảng
dạy và giảng viên khi chuẩn bị bài cần phải xác định rõ mục tiêu
tồn chun đề. Trong trường hợp khơng xác định được mục tiêu
(khơng biết học chun đề này để làm gì) thì cần kiên quyết loại bỏ.
Có như vậy nội dung mới thiết thực. Nếu đã xác định được là
chun đề này cần thiết thì khi soạn thảo từng nội dung chi tiết cũng
cần xác định mục tiêu và tương tự như trên, trên cơ sở đó, chọn
những ví dụ hay, điển hình, bám sát mục tiêu, hình thành giáo án bài
giảng sinh động, có giá trị thực tiễn cao.
Vấn đề thứ 2 là phương pháp truyền đạt các mơn học lý

luận chính trị. Hiện tượng phổ biến từ nhiều năm qua như một căn
bệnh khó chữa là phương pháp giảng dạy mang dấu ấn đặc trưng:
một là vẫn nặng về thuyết trình một chiều, tệ hơn là nhiều bài học
vẫn theo kiểu "Thầy đọc trò chép", trước là đọc và chép sách, nay là
đọc và chép trên slide (nhất là slide q nhiều chữ) nên sinh viên
cảm thấy nhàm chán, mất hứng thú, đến lớp mất thời gian. Hai là
vẫn "thầy" là trung tâm chứ chưa phải "trò" là trung tâm, chưa làm
cho sinh viên phải ln "động não", chưa hướng vào rèn luyện kỹ
năng (cả nhóm kỹ năng tư duy và nhóm kỹ năng thực hành). Nhìn
chung đổi mới phương pháp đào tạo rất chậm so với u cầu đặt ra.
Giải quyết vấn đề đổi mới phương pháp cần tập trung vào hai
hướng chính :
1. Định hướng theo phương pháp lấy người học làm trung
tâm.
* Phương pháp này tập trung chính vào 3 điểm:
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

85


- Học cách thức đi tới sự hiểu biết là chính thay vì học nội
dung kiến thức là chính.
- Học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp
nhiều hơn việc lĩnh hội kiến thức tổng qt.
- Học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức
và hành động khi đứng trước một vấn đề hay xử lý một tình huống
của nghề nghiệp.
Để sáng tỏ thêm định hướng và bước đi của phương pháp
giảng dạy lấy người học làm trung tâm, chúng ta có thể tham khảo
một vài nghiên cứu so sánh dưới đây: So sánh phương pháp giảng

dạy lấy người học làm trung tâm và phương pháp truyền thống.
1.1.Về mục tiêu
Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm
- Thay đổi trong hành vi và thái độ của học viên, xuất phát từ một
sự khám phá tìm tòi dẫn đến hành động cải tạo cuộc sống.
- Học viên hưởng ứng tự nguyện, tự giác
Phương pháp truyền thống
- Thuộc bài, ghi nhớ và tái hiện.
- Học viên tn thủ mệnh lệnh của giảng viên.
1.2. Về nội dung
Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm
- Đưa ra các vấn đề cần giải quyết.
- Đưa ra một trường hợp cụ thể, có thật hay giả định, thành cơng
hay thất bại, từ đó rút ra những bài học thiết thực.
- Thích hợp với học viên khơng phải thực hiện kiểu “Kht chân
cho vừa giày”

86

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


Phương pháp truyền thống
- Đưa ra các ngun tắc, khái niệm, cơng thức, mệnh lệnh…..
- Đưa ra một mơ hình (thường là hình mẫu cố định trong thời gian
dài)
- Một điển hình (Rất khó bắt chước).
1.3. Về người Thầy:

Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm
- Học và dạy khơng phân biệt rạch ròi. Thầy vừa dạy vừa học từ
kinh nghiệm của học viên, học viên vừa học thầy,vừa hướng dẫn,
góp ý cho nhau và chủ động tổ chức học tập.
- Thầy cố tình thụ động để phát huy sự chủ động của học viên: Lắng
nghe, kiên trì chờ đợi và tơn trọng ý kiến học viên, khơng nơn nóng
giải thích, khuyến khích sự suy nghĩ độc lập.
- Thầy quan tâm nắm vững thơng tin phản hồi (feed back) từ học
viên.
- Thầy khơng vội phê phán khen chê, để học viên dám nói lên thắc
mắc vì có thế mới từ từ khắc phục thành kiến, mặc cảm bị dồn nén.
- Khơng có đúng sai rạch ròi đối với thực tế mà đơi bên từ góc độ
của mình tiếp cận và gặp nhau trong sự nhận thức đúng về thực tế
(chân lý).
- Mối quan hệ thầy trò gần gũi thân tình vì sự gắn bó này ảnh hưởng
đến tiếp thu.
- Thầy sẵn sàng thay đổi ý kiến khi thấy học viên đúng. Điều này
càng làm tăng thêm uy tín.
- Tổ chức học tập khó nên thầy phải có năng lực, tự tin, tự chủ cao
mới làm được nhưng hiệu quả cao. Bài học chính là ý kiến học viên
được tổng hợp và nâng lên thành lý luận. Học viên sẽ nhớ lâu bài
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

87


học do chính họ xây dựng nên và sẽ đem ra áp dụng vào cuộc sống
như là ý kiến riêng của họ.
Phương pháp truyền thống
- Thầy chủ động, học viên thụ động.

- Thầy khơng có thơng tin phản hồi vì chỉ có thơng đạt một chiều .
- Học viên có thể bị thầy đánh giá về quan điểm. Phản ứng của học
viên mang tính tự vệ, mặc cảm nếu bị chất vấn.
- Có thể có đúng, sai rạch ròi so với sách vở, với quan niệm của
thầy. Khi trả bài khơng thuộc lòng thì bị điểm thấp.
- Ln giữ khoảng cách vì thầy sợ bị mất uy.
- Có thể thầy phải bảo vệ ý kiến của mình để củng cố quyền lực,
hoặc để chứng minh thầy khơng thể sai.
- Tổ chức học tập dễ vì có sẵn bài bản, nhiều người làm được nhưng
hiệu quả thấp.
1.4. Kết quả học tập:
Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm
- Học viên thay đổi thái độ, hành vi, dễ đưa hiểu biết của mình vào
cuộc sống.
- Học viên đặt ra nhiều vấn đề, nhiều sáng kiến mới.
- Thầy trao cho học viên một cơng cụ tư duy lâu dài, kỹ năng phân
tích thực tế để có thể chủ động trong nhiều hồn cảnh.
- Bản thân người thầy sẽ học được rất nhiều sau mỗi lần dạy.
Phương pháp truyền thống
- Thuộc bài nhưng nhanh qn. Khó áp dụng kiến thức đã học vào
cuộc sống.

88

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


- Kết luận đóng khung, sao chép tốt.

- Thầy trao cho học viên những cơng thức làm sẵn để giải quyết cho
một hồn cảnh. Học viên sẽ lúng túng khi hồn cảnh đổi mới.
- Thầy khơng hoặc rất ít thu hoạch được những điều mới .
Sự so sánh trên đây do sự nghiên cứu và kinh nghiệm rút ra
từ q trình giảng dạy, cũng chỉ là nêu lên để chúng ta tham khảo
nếu quyết tâm đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực
lấy người học làm trung tâm.
2. Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy: kết hợp nhuần
nhuyễn nhiều phương pháp như case study, tăng cường trao đổi,
thuyết trình theo chủ đề, làm việc theo nhóm, phát biểu ý kiến của
sinh viên. Sinh viên phải có chuẩn bị bài ở nhà, tự thuyết trình, phản
biện, tranh luận trên lớp về việc vận dụng lý luận chính trị vào lý
giải những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, về những mâu thuẩn giữa
lý luận và thực tiễn, và có thể tự đề xuất những cách giải quyết. Đây
chính là cách thực hiện đúng phương châm “biến q trình đào tạo
thành q trình tự đào tạo”.
Vấn đề thứ 3 là sĩ số lớp học lý luận chính trị phải khống
chế ở một lượng nhất định. Cách học phổ biến hiện nay là tập trung
nhiều lớp để học các mơn lý luận chính trị, điều này có thể thuận lợi
cho việc mời giáo viên, tính tốn kinh phí.. nhưng mặt trái của nó là
phản ánh cách nhìn thiếu coi trọng các mơn học này về phía nhà
trường, vừa gây tâm lý coi thường mơn học trong sinh viên, vừa cản
trở việc áp dụng các phương pháp hiện đại vào giảng dạy, và kết
quả là dù có bao nhiêu cuộc thảo luận về các biện pháp nâng cao
chất lượng mơn học thì việc dạy và học các mơn học lý luận chính
trị vẫn chưa như hiệu quả chúng ta mong muốn.
Theo các phương pháp đào tạo nêu trên, đội ngũ giảng viên
cũng phải được đào tạo về các phương pháp giảng dạy tích cực và
chấp nhận sự thay đổi. Những thầy cơ giảng dạy phải có được trình
độ chun mơn vững chắc, đảm bảo học vị, học hàm theo quy định,

có khả năng sư phạm, và đặc biệt còn phải có vốn sống thực tiễn
sâu rộng. Các trường nên có quy định cụ thể, khả thi về chế độ đi
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2015

89


thâm nhập thực tế của giảng viên, có chế độ nghiên cứu khoa học,
nhất là viết các đề tài mang tính tổng kết thực tiễn sát với các
chun đề của bộ mơn lý luận chính trị, đưa các quy định này vào
trong chế độ thi đua, khen thưởng nhằm tạo động cơ và thói quen
của giảng viên trong nghiên cứu và khơng ngừng nâng cao chất
lượng giảng dạy.
Một yếu tố rất cần nữa, nhất là đối với các giảng viên dạy các
mơn lý luận chính trị là phải có lý tưởng và niềm tin vững chắc vào
sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai tiền đồ của đất nước, vào sự
thành cơng tất yếu của sự nghiệp đổi mới…bản thân người dạy cũng
khơng tin vào những điều mình truyền đạt thì làm sao thuyết phục
được người học tin vào những điều mình giảng dạy, truyền đạt. Nói
cách khác, chỉ khi những người thầy vừa có “tầm” về tri thức, vừa
có”lửa” trong tâm hồn thì mới có thể truyền lửa cho người học được.
Và khi đó, việc giảng dạy các mơn lý luận chính trị mới đạt được
hiệu quả như chúng ta mong muốn.

90

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO




×