Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Tuyển tập (số 3) đề thi thử THPT quốc gia môn hóa 2016 và hướng dẫn giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.25 KB, 48 trang )

SỞ GD VÀ ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT PHƯƠNG SƠN

ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi: 209
Họ và tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:………………….
Câu 1: Vinyl fomat được điều chế bằng phản ứng nào sau đây ?
A. HCOOH + C2H5OH
B. HCOOH + C2H3OH
C. HCOOH + C2H2
D. CH3COOH + C2H2
Câu 2: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. Na2SO4.
B. SO2.
C. H2S.
D. H2SO4.
Câu 3: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công
thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là.
A. X3Y2.
B. X2Y3.
C. X2Y5.
D. X5Y2.
Câu 4: Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O ; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử
của hợp chất là:
A. C5H6O2.
B. C2H2O3.
C. C4H10O.


D. C3H6O2.
Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?
A. H2N-CH2-COOH
B. HOOC-CH2CH(NH2)COOH
C. CH3–CH(NH2)–COOH
D. H2N–CH2-CH2–COOH
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
B. Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột thì không thu được fructozơ.
C. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ.
D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
Câu 7: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng

A. 2,8.
B. 8,4.
C. 5,6.
D. 16,8.
Câu 8: Cho 4 chất: metan, etan, propan và n-butan. Số lượng chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất
là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 9: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Vị trí của X trong bảng hệ thống
tuần hoàn là
A. X có số thứ tự 15, chu kì 3, nhóm VA.
B. X có số thứ tự 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
C. X có số thứ tự 12, chu kì 3, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 14, chu kì 3, nhóm IVA.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp thu được 11 gam CO2

và 4,5 gam H2O. Công thức của 2 axit là:
A. HCOOH và CH3COOH.
B. C2H3COOH và C3H5COOH.
C. C2H5COOH và C3H7COOH.
D. CH3COOH và C2H5COOH.
Câu 11: Cho 0,2 mol một anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch chứa AgNO3
2M trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 87,2 g kết tủa. Công thức phân tử của anđehit là:
A. C4H3CHO
B. C3H5CHO.
C. C3H3CHO
D. C4H5CHO
Câu 12: Có thể phân biệt 3 lọ mất nhãn chứa: HCOOH ; CH3COOH ; C2H5OH với hóa chất nào dưới đây
A. Na.
B. Cu(OH)2/OHC. dd AgNO3/NH3. D. NaOH.


Câu 13: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.
D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
Câu 14: Hỗn hợp A gồm H2, C3H8, C3H4. Cho từ từ 12 lít A qua bột Ni xúc tác. Sau phản ứng được 6 lít khí duy
nhất (các khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ khối hơi của A so với H2 là
A. 22
B. 13
C. 11
D. 26
Câu 15: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O ?
A. 5
B. 6

C. 7
D. 8
Câu 16: Cho các cân bằng sau
xt ,t o

→ 2SO3(k)
(1) 2SO2(k) + O2(k) ¬


o

xt ,t

→ 2NH3(k)
(2) N2(k) + 3H2 ¬


o

xt ,t

→ CO(k) + H2O(k)
(3) CO2(k) + H2(k) ¬


o

xt ,t

→ H2(k) + I2(k)

(4) 2HI(k) ¬


o

xt ,t

→ CH3COOC2H5 (l) + H2O(l)
(5) CH3COOH (l) + C2H5OH ¬


Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là:
A. (3), (4) và (5).
B. (3) và (4).
C. (1) và (2).
D. (2), (4) và (5).
Câu 17: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn
hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là:
A. 20%.
B. 40%.
C. 25%.
D. 50%.
Câu 18: Đun 3,0 gam CH3COOH với 4,6 gam C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được m gam
CH3COOC2H5. Biết hiệu suất của phản ứng este hoá đạt 50 %. Giá trị của m là
A. 8.8.
B. 1,1.
C. 4,4.
D. 2,2.
Câu 19: Dẫn 4,48 lít khí HCl (đktc) vào 2 lít nước thu được 2 lit dd có pH là
A. 3

B. 2
C. 1
D. 1,5
Câu 20: Craking m gam n-butan thu được hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan
chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là
A. 5,8.
B. 23,2.
C. 11,6.
D. 2,6.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 2,80.
B. 1,12.
C. 2,24.
D. 0,56.
Câu 22: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ
B. Xenlulozơ
C. Saccarozơ
D. Glixerol
2+
3+
Câu 23: Cho quá trình Fe → Fe + 1e, đây là quá trình
A. khử .
B. oxi hóa.
C. nhận proton
D. tự oxi hóa – khử.
Câu 24: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan.
B. 3-metylpent-2-en. C. 2-etylbut-2-en.
D. 3-metylpent-3-en.

Câu 25: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3)
trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A. 10,8 gam.
B. 43,2 gam.
C. 21,6 gam.
D. 64,8 gam.
Câu 26: Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 27: Một loại phân kali có chứa 87% K2SO4 còn lại là các tạp chất không chứa kali, độ dinh dưỡng của loại
phân bón này là:
A. 44,8%.
B. 54,0%.
C. 39,0%.
D. 47,0%.
Câu 28: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phản ứng trên lần lượt là:
A. 5 và 2.
B. 1 và 5.
C. 2 và 5.
D. 5 và 1.


Câu 29: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là HCOOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl fomiat.
B. metyl fomiat.
C. metyl axetat.
D. etyl axetat.

Câu 30: Pha a gam ancol etylic (d = 0,8 g/ml) vào nước được 80 ml ancol 25o. Giá trị a là
A. 16.
B. 25,6.
C. 32.
D. 40.
Câu 31: Cho hỗn hợp gồm a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được dung
dịch A (chỉ chứa 2 muối sunfat) và 26,88 lít hỗn hợp khí Y gồm NO2 và NO ở điều kiện tiêu chuẩn (không còn
sản phẩm khử nào khác), tỉ khối của Y so với H2 là 19. Cho dung dịch A tác dụng với Ba(OH)2 dư thì thu được
kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 55,5 gam.
B. 89,1 gam.
C. 86,5 gam.
D. 98,1 gam.
Câu 32: Cho các phản ứng sau:
to
(1) Fe(OH)2 + H2SO4 đặc 

(2) Fe + H2SO4 loãng 

to
(3) Fe(OH)3 + H2SO4 đặc 

(4) Fe3O4 + H2SO4 loãng 

(5) Cu + H2SO4 loãng + dd NaNO3 

to
(6) FeCO3 + H2SO4 đặc 

Số phản ứng hóa học trong đó H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là:

A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 33: Oxi hóa 9,2 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng, thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm anđehit, axit, ancol
chưa phản ứng và nước Hỗn hợp này tác dụng với Na dư sinh ra 3,36 lít H2 ở đktc Phần trăm khối lượng ancol
đã chuyển hóa thành axít là:
A. 25%.
B. 90%.
C. 75%.
D. 50%.
Câu 34: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong
phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng
CO2 và H2O bằng 82,35 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi
trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 80
B. 40
C. 30
D. 60
Câu 35: Hỗn hợp X gồm metyl metacrylat, axit axetic, axit benzoic. Đốt cháy hoàn toàn a gam X sinh ra 0,38
mol CO2 và 0,29 mol H2O. Khi lấy a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 0,01 mol ancol và
m gam muối. Giá trị của m là:
A. 11,75
B. 25,00.
C. 12,02.
D. 12,16.
Câu 36: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung
dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt
cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn
hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp M có thể là

A. 55,24%.
B. 54,02%.
C. 45,98%.
D. 64,59%.
Câu 37: Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl
vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít khí CO2 đktc. Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo
thành m gam kết tủa. Tính thể tích V và khối lượng m..
A. 11,2 lít CO2 ; 90 gam CaCO3
B. 11,2 lít CO2 ; 60 gam CaCO3.
C. 16,8 lít CO2 ; 60 gam CaCO3
D. 11,2 lít CO2 ; 40 gam CaCO3.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A và B hơn kém nhau một nhóm -CH2- Cho 6,6g hỗn hợp X tác dụng
vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M thu được 7,4g hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo chính xác của A và B

A. CH3-COOC2H5 và H-COOC2H5
B. H-COOCH3 và CH3-COOCH3
C. CH3-COO-CH=CH2 và H-COO-CH=CH2
D. CH3-COOC2H5 và CH3-COOCH3


Câu 39: Dẫn 0,5 mol hỗn hợp khí gồm H2 và CO có tỉ khối so với H2 là 4,5 qua ống đựng 0,4 mol Fe2O3 và 0,2
mol CuO đốt nóng. Sau phản ứng hoàn toàn cho chất rắn trong ống vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
A. 20,907.
B. 34,720.
C. 7,467.
D. 3,730
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp N gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở và có tỉ lệ mol lần lượt là 2:3:5. Thủy phân
hoàn toàn N, thu được 60 gam Gly: 80,1 gam Ala; 117 gam Val. Biết số liên kết peptit trong X, Y, Z khác nhau
và có tổng là 6. Giá trị của m là:

A. 176,5 gam.
B. 257,1 gam.
C. 226,5 gam.
D. 255,4 gam.
Câu 41: Đổ từ từ 200ml dung dịch A (Na2CO3 1M và K2CO3) vào 200 ml dung dịch (Na+ 1M, Ba2+ 1M, Ca2+
1M, Cl- 2,5 M và HCO3-) thu được m gam kết tủa và dung dịch B. Đổ thêm 100 ml dung dịch A vào B, sau phản
ứng thấy nồng độ CO32- trong dung dịch bằng ¼ nồng độ của HCO3-. Hãy tìm nồng độ của K2CO3 trong A.
A. 0,75 M
B. 1,125M
C. 2,625M
D. 2,5M
Câu 42: Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với
dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3
dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là:
A. Na.
B. K.
C. Rb.
D. Li.
Câu 43: Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm
CO2, NO. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan tối đa m gam Cu tạo
ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của m là:
A. 16 gam.
B. 11,5 gam
C. 15,5 gam.
D. 12 gam.
Câu 44: Hoà tan hoàn toàn 11,2g kim loại Fe trong 300ml dung dịch HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thấy có khí NO (duy nhất) thoát ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng ta thu được chất rắn khan có khối
lượng là
A. 36,3gam.
B. 36gam

C. 39,1gam
D. 48,4gam.
Câu 45: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là
A. NaOH và Na2CO3.
B. Na2CO3 và NaClO.
C. NaOH và NaClO.
D. NaClO3 và Na2CO3.
Câu 46: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung
nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình
brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để
đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 26,88 lít.
B. 44,8 lít.
C. 33,6 lít.
D. 22,4 lít.
X
Y
Câu 47: Cho sơ đồ chuyển hóa: Fe 
→ FeCl3 
→ Fe(OH)3
(mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là:
A. HCl, NaOH.
B. NaCl, Cu(OH)2
C. HCl, Al(OH)3.
D. Cl2, NaOH.
Câu 48: Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được
hỗn hợp Z gồm hai rượu (ancol) X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản
phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M.
Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (Cho: H = 1; C = 12; O = 16; thể tích dung dịch thay đổi không đáng
kể)

A. C3H7OH và C4H9OH.
B. C2H5OH và C4H9OH.
C. C2H5OH và C3H7OH.
D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu 49: Hỗn hợp M gồm vinyl axetilen và hiđrocacbon X mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng M thu
được số mol nước gấp đôi số mol của M. Mặt khác dẫn 8,96 lít M (ở đktc) lội từ từ qua nước brom dư, đến phản
ứng hoàn toàn thấy có 2,24 lít khí thoát ra (ở đktc). Phần trăm khối lượng của X trong M là:
A. 27,1%.
B. 9,3%.
C. 25,0%.
D. 40,0%.
Câu 50: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH.
B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
D. CH3CH2OH và CH2=CH2.


ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : C
Câu 2: Đáp án : B
Câu 3: Đáp án : A
Ví dụ : Mg (IIA) và P(VA) chỉ tạo được hợp chất Mg3P2
Câu 4: Đáp án : A

Câu 5: Đáp án : A
Câu 6: Đáp án : D
Glucozo và Fructozo đều có khả năng tráng bạc
Câu 7: Đáp án : C
Fe2O3 + 3CO -> 2Fe + 3CO2

=> nFe = 2/3 . nCO = 0,1 mol
=> mFe = 5,6g
Câu 8: Đáp án : A
2 chất thỏa mãn : Metan và Etan
Câu 9: Đáp án : D
Tổng e trong p là 8 . Số e tối đa trong 1 phân lớp p là 6 => 2p6 3p2
=> 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2
=> X có số thự tự 14 ( 14e = 14p) ; chu kì 3 , nhóm IVA
Câu 10: Đáp án : D
CTTQ axit : ROOH.
, nCO2 = 0,25 mol ; nH2O = 0,25 mol
=> nCO2 = nH2O
=> Axit có 1 liên kết pi
, nCO2 = nC(X) = 0,25 mol => Số C trung bình = 2,5
=> 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH
Câu 11: Đáp án : A
, nAgNO3 = 0,6 mol = 3nX
=> Andehit X có 1 nhóm CH≡C – đầu mạch
CTTQ : CH≡C – R – CHO phản ứng với AgNO3/NH3 tạo sản phẩm :
AgC≡C-RCOONH4 : 0,2 mol và Ag : 0,4 mol
=> mkết tủa = 0,2.( R + 194) + 0,4.108 = 87,2
=> R = 26 (C2H2)
=> X là C4H3CHO


Câu 12: Đáp án : B
Khi cho Cu(OH)2/OH- vào 3 lọ :
+) etanol không phản ứng
+) axit axetic phản ứng tạo dung dịch xanh lam
+) axit fomic phản ứng tạo dung dịch xanh lam điều kiện thường và khi đun nóng tạo Cu2O đỏ

Câu 13: Đáp án : D
Gốc C6H5- hút e => giảm tính bazo
Gốc hidrocacbon no đẩy e => tăng tính bazo
Câu 14: Đáp án : C
6 lit khí suy nhất chính là C3H8
Bảo toàn khối lượng : mA = mB = mC3H8 = 6.44 = 264g
=> MA = 22 => dA/H2 = 11
Câu 15: Đáp án : A
Các chất thỏa mãn : C6H5CH2CH2OH ; C6H5CH(OH)CH3 ; CH3C6H4CH2OH ( 3 chất tương ứng với 3 vị trí
o,m,p của CH3 so với nhóm CH2OH )
Câu 16: Đáp án : B
Các cân bằng có số mol 2 vế bằng nhau sẽ không chịu ảnh hưởng từ thay đổi áp suất
Câu 17: Đáp án : D
MX = 15. Áp dụng qui tắc đường chéo : nC2H4 : nH2 = 1 : 1. Giả sử số mol mỗi chất trong X là 1
C2H4 + H2 ->C2H6
, x -> x -> x
=> nY = 2 – x mol
Bảo toàn khối lượng : mX = mY => 2 + 28 = 4.5.(2 – x)
=> x = 0,5 mol => H% = 50%
Câu 18: Đáp án : D
,nCH3COOH = 0,05 mol < nC2H5OH = 0,1 mol
Tính H% theo axit => neste = 0,05.50% = 0,025 mol
=> m = 2,2g
Câu 19: Đáp án : C
,nHCl = 0,2 mol => CHCl = 0,1 mol = CH+
=> pH = 1
Câu 20: Đáp án : A
Bảo toàn nguyên tố : Đốt A cũng chính là đốt m gam butan C4H10
=> nCO2 = 4nC4H10 = 0,4 mol => nC4H10 = 0,1 mol
=> m = 5,8g

Câu 21: Đáp án : C
Bảo toàn nguyên tố : nFeCl3 = nFe = 0,04 mol
=> m = 2,24g
Câu 22: Đáp án : C


Câu 23: Đáp án : B
Câu 24: Đáp án : B
Câu 25: Đáp án : D
, nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH = 0,6 mol
=> mAg = 64,8g
Câu 26: Đáp án : C
Có 3 công thức thỏa mãn : CH≡C – C – C – C ; C - C≡C – C – C ; CH≡C – C(CH3) – C
Câu 27: Đáp án : D
Độ dinh dưỡng của phân kali tính bằng %mK2O trong tổng khối lượng phân bón.
Giả sử mphân = 100g => mK2SO4 = 87g
174g K2SO4 qui về thành 94g K2O
=>87g K2SO4 qui về thành 47g K2O
=> Độ dinh dưỡng = 47%
Câu 28: Đáp án : B
2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
Chất khử là FeSO4 , chất oxi hóa là KMnO4
Câu 29: Đáp án : B
Câu 30: Đáp án : A
Vancol = 80.0,25 = 20 ml => mancol = 20.0,8 = 16g
Câu 31: Đáp án : B
Phản ứng chỉ tạo muối sunfat => Bảo toàn nguyên tố và điện tích: 3nFe + 2nCu = 2nS(SO4)
=> 3a + 2.2b = 2.(2a + b) => a = 2b
Xét Y : nY = 1,2 mol , MY = 38. Áp dụng qui tắc đường chéo : nNO = nNO2 = 0,6 mol
Coi hỗn hợp ban đầu gồm a mol Fe , 2b mol Cu , (2a + b) mol S

Bảo toàn e : 2nCu + 3nFe + 6nS = nNO2 + 3nNO
=> 4b + 3a + 6(2a + b) = 0,6 + 0,6.3 = 2,4 mol
=> a = 0,12 mol , b = 0,06 mol
Cho Y + Ba(OH)2 dư tạo kết tủa :0,12 mol Fe(OH)3 ; 0,12 mol Cu(OH)2 ; 0,3 mol BaSO4
Nung lên được : 0,06 mol Fe2O3 ; 0,12 mol CuO ; 0,3 mol BaSO4
=> m = 89,1g
Câu 32: Đáp án : A
Các phản ứng : (1) , (2) , (6)
Câu 33: Đáp án : D


Câu 34: Đáp án : D

Câu 35: Đáp án : A
X gồm : C5H8O2 ; C2H4O2 ; C7H6O2 với số mol lần lượt là x , y , z
Bảo toàn nguyên tố :
, nCO2 = 5x + 2y + 7z = 0,38
,2nH2O = 8x + 4y + 6z = 0,58
,nancol = neste = x = 0,01 mol
=> y= 0,095 ; z = 0,02 mol
Muối gồm 0,01 mol C3H5COONa ; 0,095 mol CH3COONa ; 0,02 mol C6H5COONa
=> m = 11,75g
Câu 36: Đáp án : B
Gọi số mol Ala-K(C3H6O2NK) và Val-K(C5H10O2NK) là x và y mol
Khi đốt cháy : nN(muối) = x + y = 2nN2 = 0,22 mol
=> nN(muối) = nK = 2nK2CO3
=> nK2CO3 = 0,11 mol
Mặt khác ta thấy số H gấp đôi số C trong muối hữu cơ



=> nC = ½ nH => nCO2 + nK2CO3 = nH2O .
Có mCO2 + mH2O = 50,96g
=> nCO2 = 0,79 mol ; nH2O = 0,9 mol
Bảo toàn Oxi : 2nmuối aminoaxit + 2nO2 = 3nK2CO3 + 2nCO2 + nH2O
=> nO2 = 1,185 mol
Ta có : nC = 3x + 5y = nK2CO3 + nCO2 = 0,9 mol
=> x= 0,1 mol ; y = 0,12 mol
=> m + 11,42 = 0,1.127 + 0,12.155
=> m = 19,88g
Giả sử trong M có : x mol X ( a nhóm Val ; (4-a) nhóm Ala)
y mol Y (b nhóm Val ; (5-b) nhóm Ala)
=> nN = 4x + 5y = 2nN2 = 0,22 mol (*)
Khi phản ứng thủy phân :
+/ tetrapeptit + 4KOH -> muối + H2O
+/ Pentapeptit + 5KOH -> muối + H2O
=>Bảo toàn khối lượng : mmuối – mpeptit = mKOH – mH2O
=> 11,42 = 4.56x – 18x + 5.56y – 18y (**)
Từ (*) và (**) => x = 0,03 mol ; y = 0,02 mol
Có nVal = ax + by = 0,12 mol
=> 3a + 2b = 12
=> a = 2 ; b = 3 hoặc a = 4 ; b = 0 thỏa mãn
+/ TH1 : Y là (Ala)2(Val)3
=> %mY(M) = 45,98%
=> %mX = 54,02%
Có đáp án B thỏa mãn => Không cần xét TH2 nữa
Câu 37: Đáp án : D
Khi nhỏ từ từ HCl và thì thứ tự phản ứng là :
CO32- + H+ -> HCO3HCO3- + H+ -> CO2 + H2O
Sau phản ứng dung dịch có : 0,4 mol HCO3- và thoát ra 0,5 mol khí
=>V khí = 11,2 lit

,mCaCO3 = 100nCaCO3 = 100.nHCO3 = 40g
Câu 38: Đáp án : B
, nNaOH = nX = nmuỗi = 0,1 mol
Vì phản ứng tạo 2 muối khác nhau
=> Mtb muối RCOONa = 74g => 2 muối là HCOONa và CH3COONa
Vì A và B hơn kém nhau 1 nhóm CH2 => gốc hidrocacbon ancol sẽ giống nhau ở 2 este
Mtb este = 66g => 2 este là HCOOCH3 và CH3COOCH3
Câu 39: Đáp án : C
Bảo toàn e : số e mà N+2(NO) nhận chính bằng số e trao đổi của O(oxit) trong phản ứng với hỗn hợp khí ( vì
thực chất Fe2O3 và CuO không phản ứng oxi hóa tạo NO )
Do H2 và CO đều phản ứng với O(oxit) tỉ lệ mol 1 : 1 => nkhí = 0,5 mol
Và nO(oxit) = 0,4.3 + 0,2 = 1,4 mol => nO pứ = 0,5 mol
Bảo toàn e : 2nO pứ = 3nNO
=> VNO = 7,467 lit
Câu 40: Đáp án : C


, nGly = 0,8 mol ; nAla = 0,9 mol ; nVal = 1 mol
Do số liên kết peptit khác nhau và tổng bằng 6
=> Các chất có số liên kết peptit là 1 , 2 và 3
Xét TH1 : X –tetrapeptit : 2t mol ; Y-tripeptit : 3t mol; Z –dipeptit : 5t mol
=> Tổng số mol mắt xích aa = nGly + nAla + nVal = 4.2t + 3.3t + 2.5t = 2,7 mol
=> t = 0,1 mol. => số mol H2O phản ứng = 2t.3 + 3t.2 + 5t = 17t = 1,7 mol
Bảo toàn khối lượng : m = maa – mH2O = 60 + 80,1 + 117 – 1,7.18 = 226,5g
Chọn C. Không cần xét các TH sau nữa
Câu 41: Đáp án : A
Bảo toàn điện tích : CHCO3 trong 200 ml dung dịch là 2,5M
Xét tổng thể : đổ 300 ml dung dịch A và 200 ml dung dịch
Sau khi trộn :
=> nHCO3 = 2,5.0,2 = 0,5 mol => nCO32- = 0,125 mol

Gọi nồng độ K2CO3 trong A là x => nCO3 tổng = 0,3.(1 + x)
Sau trộn sẽ phản ứng với Ca2+ , Ba2+ => còn lại : 0,3(1 + x) – 0,2 – 0,2 = 0,125
=> x = 0,75M
Câu 42: Đáp án : D
, nAgCl = nMCl(sau) = 2nM2CO3 + nMHCO3 + nMCl đầu = 0,7 mol > nHCl pứ
Lại có nCO2 = nM2CO3 + nMHCO3 = 0,4 mol = nH2O
Bảo toàn khối lượng : mMCl sau < 32,65 + 0,7.36,5 – 0,4.44 – 0,4.18 = 33,4g
=> MMCl < 47,7 => M < 12,2 => M là Li
Câu 43: Đáp án : A
,nFeCO3 = 0,05 mol phản ứng tạo Fe(NO3)3
Sau khi cho HCl dư vào , Cho tiếp Cu vào thấy tạo khí NO => NO3- hết ( HCl dư)
2Fe3+ + Cu -> Cu2+ + 2Fe2+
3Cu + 8H+ + 2NO3- -> 3Cu2+ + 2NO + 2H2O
=> m = 16g
Câu 44: Đáp án : C
,nFe = 0,2 mol ; nHNO3 = 0,6 mol
Giả sử phản ứng tạo Fe2+ và Fe3+ với số mol lần lượt là x và y mol
=> x + y = 0,2 ; nHNO3 pứ = 2x + 3y + 1/3.(2x + 3y) = 0,6 mol
=> x = 0,15 mol ; y = 0,05 mol
=> mmuối khan = mFe(NO3)2 + mFe(NO3)3 = 39,1g
Câu 45: Đáp án : A
Câu 46: Đáp án : C
Ta có : mY = mbình tăng + mkhí thoát ra = 10,8 + 0,2.8.2 = 14g = mX ( bảo toàn khối lượng)
Mà trong X số mol C2H2 và H2 băng nhau => nC2H2 = nH2 = 0,5 mol
C2H2 + 2,5O2 -> 2CO2 + H2O
H2 + 0,5O2 -> H2O
=> nO2 = 1,5 mol => V = 33,6 lit
Câu 47: Đáp án : D
Câu 48: Đáp án : C



Câu 49: Đáp án : B
M gồm C4H4 và CxHy
Do khi đốt cháy tạo nH2O = 2nM . Số H trung bình của các chất trong M là 4
=> X là CxH4. Mà M + Br2 thì có khí thoát ra => X là ankan => C là CH4
M có : 0,1 mol CH4 và 0,3 mol C4H4
=> %mCH4(X) = 9,3%
Câu 50: Đáp án : B
SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2015 – 2016
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi: 150
Họ và tên thí sinh:…………………………………………….Số báo danh:………………...
Câu 1: Cho 10,0 gam axit cacboxylic đơn chức X vào dung dịch chứa 0,10 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được 11,0 gam chất rắn khan. Công thức của X là
A. CH3-CH2-COOH.
B. CH2=CH-COOH.
C. CH2=C(CH3)-COOH.
D. CH3-COOH.
Câu 2: Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức
phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là ?
A. CH3COOC2H5.
B. C2H5COOCH3
C. HCOOC3H7.
D. HCOOC3H5.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Chia m gam hỗn hợp X thành 2 phần. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch

HCl dư, thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 8,96
lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch sau phản ứng chứa 56 gam muối. Giá trị của m là
A. 21,6.
B. 38,4.
C. 26,4.
D. 43,2.
Câu 4: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (ở đktc) cần dùng là
A. 8,96 lít.
B. 3,36 lít.
C. 6,72 lít.
D. 2,24 lít.
Câu 5: Xét các chất: etyl axetat (1), ancol etylic (2), axit axetic (3). Các chất trên được xếp theo nhiệt độ sôi
tăng dần (từ trái sang phải) là
A. 2 < 3 < 1.
B. 1 < 2 < 3 .
C. 2 < 1 < 3.
D. 1 < 3 < 2 .


Câu 6: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(2) Có thể phân biệt ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ, fructozơ bằng nước brom.
(3) Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ và tinh bột trong môi trường axit đều thu được glucozơ.
(4) Hiđro hoá saccarozơ với xúc tác Ni, t0 thu được sobitol.
(5) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại cả ở dạng mạch hở và mạch vòng.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3

Câu 7: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản
phẩm khử duy nhất) . Giá trị của m là
A. 4,05
B. 8,10
C. 5,40
D. 5,40
Câu 8: Cho các chất: Zn, Cl2, NaOH, NaCl, Cu, HCl, NH3, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch
Fe(NO3)2 là
A. 5
B. 7
C. 6
D. 4
Câu 9: Cho 12,9 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau phản ứng
hoàn toàn thu được dung dịch Y và thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Thêm 150 ml dung dịch H2SO4 1M vào dung
dịch Y, thu được kết tủa có khối lượng là
A. 7,8 gam.
B. 23,4 gam.
C. 19,5 gam.
D. 15,6 gam.
Câu 10: Để chứng minh tính lưỡng tính của: NH2 - CH2 - COOH (X), ta cho X tác dụng với:
A. Na2CO3, HCl
B. HCl, NaOH
C. HNO3, CH3COOH
D. NaOH, NH3
Câu 11: Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:

→ CO(k) +H2O(k); ∆H > 0
CO2(k) + H2(k) ¬



Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:
(a) Tăng nhiệt độ;
(b) Thêm một lượng hơi nước;
(c) giảm áp suất chung của hệ;
(d) dùng chất xúc tác;
(e) thêm một lượng CO2;
Trong những tác động trên, các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. (a), (c) và (e)
B. (a) và (e)
C. (d) và (e)
D. (b), (c) và (d)
Câu 12: Cho các hợp chất sau:
(1) CH2=CH-CH2-CH3 ; (2) CH3-CH=C(C2H5)-CH3; (3) Cl-CH=CH-Br; (4) HOOC-CH=CH-CH3 ;
(5) (CH3)2C=CH-CH3 ;
(6) CHBr=CH-CH3.
Các hợp chất có đồng phân hình học là:
A. 2, 3, 4, 5, 6.
B. 2, 3, 4, 6.
C. 2, 4, 5.
D. 1, 2, 4, 6.
Câu 13: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. FeO, CuO, Cr2O3.
B. PbO, K2O, SnO.
C. Fe3O4, SnO, BaO.
D. FeO, MgO, CuO.
Câu 14: Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Mặt khác,
cho 1,5V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được 0,75m gam kết tủa. Giá trị của
V là
A. 0,32.
B. 0,40.

C. 0,36.
D. 0,28.
Câu 15: Điện phân (với điện cực trơ) 500ml dung dịch CuSO4 nồng độ x(M), sau một thời gian thu được dung
dịch Y có khối lượng giảm 4,0 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Cho 36,4 gam bột sắt vào dung dịch
Y đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 38,2 gam kim loại. Giá trị của x là
A. 1,25.
B. 1,65.
C. 0,55 .
D. 1,40.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và propen (trong đó X chiếm dưới 50% thể
tích) rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào nước vôi trong dư thấy tạo ra 6,6 gam kết tủa. Công thức của X là:
A. C3H4.
B. C2H6.
C. C2H4.
D. CH4
Câu 17: Oxi hóa ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi hóa đạt 50%).
Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Vậy khối lượng axit thu được trong X là
A. 12 gam.
B. 18 gam.
C. 9,2 gam.
D. 6,0 gam.


Câu 18: Hỗn hợp khí và hơi X gồm C2H4, CH3CHO, CH3COOH. Trộn X với V lít H2 (đktc), rồi cho qua Ni,
đốt nóng thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O.
Giá trị của V là
A. 1,12.
B. 2,24.
C. 4,48.
D. 0,672.

Câu 19: Khi vật bằng gang, thép (hợp kim của Fe-C) bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào
sau đây đúng?
A. Tinh thể cacbon là anot, xảy ra quá trình oxi hoá.
B. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình oxi hoá
C. Tinh thể cacbon là catot, xảy ra quá trình oxi hoá.
D. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình khử.
Câu 20: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau:
Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong
dung dịch là:
A. Mg, Fe, Cu.
B. Mg, Fe2+, Ag.
C. Mg, Cu, Cu2+.
D. Fe, Cu, Ag+.
Câu 21: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch
NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 22: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Saccarozơ.
B. Glucozơ.
C. Protein.
D. Tinh bột.
Câu 23: Cho các chất sau: (1) etin; (2) but-2-in; (3) 3-metyl but-1-in, (4) buta-1,3- đien. Số chất vừa làm mất
màu dung dịch Br2, vừa tạo kết tủa trong dung dịch AgNO3/NH3 là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4

Câu 24: Tripeptit X có công thức sau :
H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–COOH
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô
cạn dung dịch sau phản ứng là :
A. 28,6 gam.
B. 35,9 gam.
C. 37,9 gam.
D. 31,9 gam.
Câu 25: Xà phòng hóa hoàn toàn 70 gam hỗn hợp gồm triglixerit và axit béo cần dùng V lít dd NaOH 2M, đun
nóng. Sau phản ứng thu được 7,36 gam glixerol và 72,46 gam xà phòng. Giá trị của V là:
A. 0,130.
B. 0,135.
C. 0,120.
D. 0,125.
Câu 26: Cho m gam bột sắt vào dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol H2SO4 (loãng), thấy thoát ra khí
NO (đktc) và sau phản ứng thu được 6,4 gam chất rắn. (giả thiết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-). Giá
trị của m là
A. 12,0 gam.
B. 11,2 gam
C. 14,0 gam.
D. 16,8 gam.
Câu 27: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là
A. dd NaOH
B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
C. dd NaCl
D. dd HCl
Câu 28: Cho 8,5 gam hỗn hợp gồm Na và K vào 100 ml H2SO4 0,5M và HCl 1,5M thoát ra 3,36 lít khí (đktc).
Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan.
A. 19,475 gam
B. 18,625 gam

C. 20,175 gam
D. 17,975 gam
Câu 29: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl
dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là
A. Anilin.
B. axit Glutamic.
C. Alanin.
D. Glixin
Câu 30: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C2H12N2O4S. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng
thu được muối vô cơ Y và thấy thoát ra khí Z (phân tử chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Tỷ khối của Z
đối với H2 là:
A. 30,0.
B. 15,5
C. 31,0.
D. 22,5.
Câu 31: X và Y là hai hợp chất hữu cơ chỉ có một loại nhóm chức và đều tác dụng Na giải phóng H2. Đốt cháy
hoàn toàn một lượng bất kì X hoặc Y đều thu được khối lượng CO2 gấp 1,63 lần khối lượng H2O. Khi cho 26,2


gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với Cu(OH)2 thì hết 0,1 mol Cu(OH)2. Vậy % số mol X và Y trong hỗn hợp
này là
A. 25,00 và 75,00
B. 47,33 và 52,67 C. 33,33 và 66,67
D. 40,00 và 60,00
Câu 32: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại lipit?
A. (C6H5COO)3C3H5
B. (CH3COO)3C3H5
C. (C17H31COO)3C3H5
D. (C2H5COO)3C3H5
Câu 33: Cho V ml dung dịch NaOH 0,05M vào V ml dung dịch H2SO4 0,035M, thu được 2V ml dung dịch X.

Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7
B. 2
C. 12
D. 3
Câu 34: Cho các hóa chất sau: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4 , NaCl, HCl. Số chất sử dụng để làm mềm
nước có tính cứng tạm thời là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 35: Cho 4,8 gam Mg vào lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị
của m tương ứng là
A. 14,8 gam
B. 13,6 gam.
C. 18,4 gam.
D. 19,0 gam.
Câu 36: Peptit X có công thức cấu tạo sau: Ala-Gly-Glu-Lys-Ala-Gly-Lys. Thuỷ phân không hoàn toàn X thu
được tối đa số đipeptit là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 37: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng
chảy của chúng, là:
A. Na, Ca, Al.
B. Na, Ca, Zn.
C. Na, Cu, Al.
D. Fe, Ca, Al.
Câu 38: Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,3M,

sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Vậy tên gọi của X là
A. anlyl axetat.
B. metyl metacrylat. C. vinyl propionat. D. etyl acrylat.
Câu 39: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) BaCl2 + H2SO4;
(2) Ba(OH)2 + Na2SO4 ;
(3) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4;
(4) Ba(OH)2 + H2SO4;
(5) Ba(NO3)2 + H2SO4.
Số phản ứng có phương trình ion thu gọn : Ba2+ + SO42- -> BaSO4 là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Câu 40: Công thức của amin chứa 23,729% khối lượng nitơ là công thức nào sau?
A. C2H5NH2
B. (CH3)2NH
C. C6H5NH2
D. (CH3)3N
Câu 41: Polime được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là
A. poli (metyl metacrylat).
B. poli( metyl acrylat).
C. poli (phenol – fomanđehit).
D. poli (vinyl axetat).
Câu 42: Nung 15,6 gam Al(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị
của m là
A. 20,4.
B. 15,3.
C. 10,2.
D. 5,1.

Câu 43: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình electron của Fe2+ là
A. [Ar]3d44s2.
B. [Ar]4s23d4.
C. [Ar]3d54s1.
D. [Ar]3d6.
Câu 44: Cho 8,0 gam hơi ancol đơn chức X qua CuO (lấy dư) nung nóng thu được 11,2 gam hỗn hợp chất lỏng
gồm ancol, anđehit và nước. Vậy hiệu suất của phản ứng oxi hoá ancol là:
A. 70%.
B. 75%.
C. 60%.
D. 80%.
Câu 45: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được
dung dịch X chứa 3 chất tan. Thêm tiếp NaNO3 dư vào dung dịch X thấy thoát ra 0,896 lít khí NO (sản phẩm
khử duy nhất của NO3-, đktc). Giá trị m là
A. 13,92 gam.
B. 13,12 gam
C. 10,56 gam.
D. 11,84 gam.


Câu 46: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch
chứa 16,4 gam muối. Giá trị của m là
A. 26,4.
B. 16,4.
C. 13,2.
D. 17,6.
Câu 47: Cho 24,64 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, N2 có tổng khối lượng là 32,4 gam đi qua 100 ml
dung dịch chứa NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,4M sau các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của
m là
A. 15,76.

B. 19,70.
C. 3,94.
D. 7,88.
Câu 48: Cặp chất nào sau đây có thể phản ứng được với nhau?
A. CH3COOC2H5 và dung dịch NaOH.
B. C2H6 và CH3CHO.
C. CH3CH2OH và dung dịch NaNO3.
D. Dung dịch CH3COOH và dung dịch NaCl.
Câu 49: Nguyên tử kim loại M có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên
tố hoá học, M thuộc nhóm
A. IIIA.
B. IIA.
C. IVA.
D. IA.
Câu 50: Cho 16,4 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 8,5.
B. 2,2.
C. 3,4.
D. 6,4.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : B
Gọi số mol axit phản ứng là x
=> sau phản ứng tạo x mol H2O
Bảo toàn khối lượng : mX + mKOH = mrăn + mH2O
=> 10 + 0,1.56 = 11 + 18x => x = 0,256 mol > nKOH => loại
Vậy chứng tỏ X dư và KOH hết
=> nmuối RCOOK = nKOH = 0,1 mol
=> MRCOOK = R + 83 = 110 => R = 27 (CH2=CH-)
Câu 2: Đáp án : A

Y chính là muối : CH3COONa => Este X là CH3COOC2H5
Câu 3: Đáp án : C
P1 : nH2 = nFe = 0,1 mol
P2 : Gọi số mol của Fe và Cu trong P2 lần lượt là x và y
=> bảo toàn e : 3x + 2y = 2nSO2 = 0,8 mol
, mmuối = mCuSO4 + mFe2(SO4)3 = 200x + 160y = 56g
=> x = 0,2 ; y = 0,1 mol
Tỉ lệ mol Fe : Cu trong các phần không đổi
=>Trong P1 : nCu = 0,05 mol
Trong m gam X có: 0,3 mol Fe và 0,15 mol Cu
=> m = 26,4g
Câu 4: Đáp án : C
Fe + 1,5Cl2 -> FeCl3
=> nCl2 = 1,5nFe = 0,3 mol
=> V = 6,72 lit


Câu 5: Đáp án : B
Chất có khả năng tạo liên kết hidro mạnh nhất( O – H càng linh động ) với H2O sẽ có nhiệt độ sôi cao nhất va
ngược lại
Câu 6: Đáp án : D
(1) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Đúng
(2) Có thể phân biệt ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ, fructozơ bằng nước brom.
Sai. Vì Saccarozo và Fructozo đều không phản ứng với nước Brom
(3) Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ và tinh bột trong môi trường axit đều thu được glucozơ.
Đúng
(4) Hiđro hoá saccarozơ với xúc tác Ni, t0 thu được sobitol.
Sai.
(5) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại cả ở dạng mạch hở và mạch vòng.

Đúng
Câu 7: Đáp án : C
Bảo toàn e : 3nAl = 3nNO => nAl = 0,2 mol
=> m = 5,4g
Câu 8: Đáp án : C
Các chất thỏa mãn : Zn , Cl2 , NaOH , HCl , NH3 , AgNO3
Câu 9: Đáp án : D
, nH2= 0,15 mol ; nNaOH = 0,4 mol
Do phản ứng hoàn toàn tạo dung dịch Y => Al , Al2O3 hết
=> nAl = 2/3 nH2 = 0,1 mol => nAl2O3 = 0,1 mol
=> Dung dịch Y gồm : 0,3 mol NaAlO2 và 0,1mol NaOH
, nH2SO4 = 0,15 mol => nH+ = 0,3 mol
=> nAl(OH)3 = nH+ - nNaOH = 0,2 mol
=> mkết tủa = 15,6g
Câu 10: Đáp án : B
Câu 11: Đáp án : B
Phản ứng không có chênh lệch số mol 2 vế cân bằng => áp suất không ảnh hưởng
Chất xúc tác không tác động đến chuyển dịch cân bằng
Thêm H2O sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
Câu 12: Đáp án : B
Câu 13: Đáp án : A
Al không thể khử được các oxit của kim loại đứng trước nó trong dãy điện hóa
Câu 14: Đáp án : A


Câu 15: Đáp án : A
Khi cho Fe vào thấy khối lượng kim loại thu được tăng => Còn Cu2+
+) Catot : Cu2+ + 2e -> Cu
,a -> 2a -> a
+) Anot : 2H2O – 4e -> 4H+ + O2

,2a -> 2a -> 0,5a
=> mgiảm = 4 = mCu pứ + mO2 = 64a + 16a => a = 0,05 mol
Dung Dịch sau điện phân có b mol Cu2+ và 0,1 mol H+
=> mKL sau – mKl trước = mCu – mFe pứ = 64b – 56.( b + 0,1.0,5) = 38,2 – 36,4
=> b = 0,575 mol
=> x = 1,25M
Câu 16: Đáp án : D
, nCO2 = nCaCO3 = 0,066 mol
=> Số C trung bình trong hỗn hợp = 2,2
Gọi số C trong X là a và số mol X là x ( x < 0,015 )
=> nC = ax + 3.(0,03 – x) = 0,066
=> (3 – a)x = 0,024 mol
,x < 0,015 => a < 1,4 => X là CH4
Câu 17: Đáp án : D
C2H5OH + 2[O] -> CH3COOH + H2O
Gọi số mol C2H5OH ban đầu là x => số mol ancol phản ứng là 0,5x
=> nH2 = ½ ( nancol dư + nH2O + naxit) => 0,15 = 0,5.( 0,5x + 0,5x + 0,5x )
=> x = 0,2 mol
=> maxit = 0,2.0,5.60 = 6g
Câu 18: Đáp án : A
Ta thấy X gồm toàn các chất có 1p => Khi đốt cháy cho số mol CO2 và H2O bằng nhau
=> nH2O – nCO2 = nH2 = 0,05 mol
=> V = 1,12 lit
Câu 19: Đáp án : B
Câu 20: Đáp án : A
Dựa theo qui tắc anpha
Câu 21: Đáp án : B
Chất tác dụng được với NaOH nhưng không phản ứng với Na thì chỉ có thể là este



HCOOCH2CH2CH3 ; HCOOCH(CH3)2
CH3COOC2H5 ; C2H5COOCH3
=> 4 chất
Câu 22: Đáp án : B
Câu 23: Đáp án : C
Cac chất thỏa mãn : (1) , (3)
Câu 24: Đáp án : B
Tripeptit thủy phân với 0,4 mol NaOH tạo sản phẩm gồm :
muối , 0,1 mol NaOH và 0,1 mol H2O
bảo toàn khối lượng : mrắn = mX + mNaOH – mH2O = 35,9g
Câu 25: Đáp án : D
Gọi số mol axit béo là x => phản ứng với NaOH tạo x mol H2O
=> nNaOH pứ = naxit béo + 3 nGlixerol = x + 0,24 mol
Bảo toàn khối lượng : mhh + mNaOH = mGlixerol + mxà phòng + mH2O
=> 70 + 40.( x + 0,24) = 7,36 + 72,46 + 18x
=> x = 0,01 mol
=> VNaOH = 0,125 lit
Câu 26: Đáp án : C
Do mrắn = 6,4 < 64.nCu2+ => Cu2+ dư , Fe hết và chỉ tạo Fe2+
3Fe + 8H+ + 2NO3- -> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O ( => H+ hết , NO3- dư)
Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu
=> nFe = nCu2+ pứ + 3/8.nH+ = 0,25 mol
=> m = 14g
Câu 27: Đáp án : B
Tripeptit trở lên có phản ứng màu biure ( tím) với Cu(OH)2/OHCâu 28: Đáp án : A
, nH+ = 0,25 mol < 2nH2 = 2.0,15 = 0,3 mol
=> Kim loại còn phản ứng với H2O => nH2O pứ = 2nH2 pứ với nước = 0,3 – 0,25 = 0,05
Bảo toàn khối lượng : mKL + mH2O + mAxit = mrắn khan + mH2
=> mrắn khan = 19,475g
Câu 29: Đáp án : C

X có dạng : H2NRCOOH + HCl -> ClH3NRCOOH
=> mHCl pứ = msau - mtrước = 15,06 – 10,68 = 4,38g
=> nHCl = nX = 0,12 mol
=>MX = R + 61 = 89 => R = 28
=>X là CH3CH(NH2)COOH : Alanin
Câu 30: Đáp án : B
X phản ứng được với NaOH và tạo khí làm xanh quì tím ( chính là amin )
=> X là muối của amin với axit vô cơ : (CH3NH3)2SO4
=> Z là CH3NH2
=> dZ/H2 = 15,5


Câu 31: Đáp án : D
, mCO2 = 1,63mH2O => 1,5nCO2 = nH2O
Bảo toàn nguyên tố : nC : nH = 1 : 3
Mà nH ≤ 2nC + 2 => X và Y là C2H6Ox và C2H6Oy
=> X,Y đều no. Phản ứng được với Na tạo H2
=> X và Y là C2H5OH và C2H4(OH)2
=> nCu(OH)2 = ½ netylen glicol => netylen glicol = 0,2 mol
=> nancol etylic = 0,3 mol => %n 2 chất là 40% và 60%
Câu 32: Đáp án : C
Câu 33: Đáp án : B

Câu 34: Đáp án : B
Các chất làm mềm nước cứng tạm thời là : NaOH , Ca(OH)2 , Na2CO3 , Na3PO4
Câu 35: Đáp án : D
, nMgCl2 = nMg = 0,2 mol => mMgCl2 = 19g
Câu 36: Đáp án : C
Các đipeptit : Ala-Gly , Gly-Glu , Glu-Lys , Lys-Ala , Gly-Lys
Câu 37: Đáp án : A

Câu 38: Đáp án : D
, nX = 0,1 mol ; nNaOH = 0,06 mol => X dư
=> nrắn = nNaOH ( chất rắn chính là muối RCOONa )
=> MRCOONa = R + 67 = 94 => R = 27 ( CH2=CH-)
=>X là CH2=CHCOOC2H5 ( etyl acrylat )
Câu 39: Đáp án : A
Các phản ứng : (1) , (2) , (4) , (5)
Câu 40: Đáp án : D
CTTQ : CxHyN ( Dựa vào đáp án toàn bộ là amin đơn chức )
=> 12x + y + 14 = 59 => x = 3 ; y = 9 => C3H9N
Câu 41: Đáp án : A
Câu 42: Đáp án : C
2Al(OH)3 -> Al2O3 + 3H2O
=> nAl2O3 = 0,1 mol => m = 10,2g
Câu 43: Đáp án : D
Câu 44: Đáp án : D
Bảo toàn khối lượng : mancol + mO pứ = mhỗn hợp sau
=> nO pứ = 0,2 mol
RCH2OH + [O] -> RCHO + H2O


=> nancol pứ = nO pứ = 0,2 mol < nancol ban đầu
=> Mancol < 40g => ancol là CH3OH . nancol ban đầu = 0,25 mol
=> H% = 80%
Câu 45: Đáp án : D
X chỉ chứa 3 chất tan => Đó là CuSO4 ; FeSO4 và H2SO4
Bảo toàn e : nFe2+ = 3nNO = 0,12 mol => nFe3O4 = 0,04 mol
Vì trong X có Fe2+ nên chứng tỏ phản ứng vửa đủ : 2Fe3+ + Cu -> 2Fe2+ + Cu2+
=> nCu = nFe2O3(Fe3O4) = 0,04 mol
=> m = 11,84g

Câu 46: Đáp án : D
CH3COOC2H5 + NaOH -> CH3COONa + C2H5OH
=> neste= nmuối = 0,2 mol
=> m = 17,6g
Câu 47: Đáp án : C
Ta thấy MCO =MN2 => Coi như hỗn hợp gồm x mol A( M= 28) và y mol CO2
=> nX = x + y = 1,1 mol ; mX = 28x + 44y = 32,4g
=> x = 1 ; y = 0,1mol
Bazo gồm : 0,12 mol OH- và 0,04 mol Ba2+
=> nCO3 = nOH – nCO2 = 0,02 mol
=> Kết tủa là 0,02 mol BaCO3
=> m = 3,94g
Câu 48: Đáp án : A
Câu 49: Đáp án : A
Câu 50: Đáp án : C
, nH2 = nZn = 0,2 mol
=> mkhông tan = mCu = mhỗn hợp đầu – mZn = 3,4g
SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề.

Mã đề thi: 061
Họ và tên thí sinh:………………………………………Số báo danh:…………………..
Câu 1: Điều chế este CH3COOCH=CH2 cần trực tiếp nguyên liệu nào sau đây?
A. Axit axetic và etilen
B. Axit acrylic và ancol metylic

C. Anđehit axetic và axetilen
D. Axit axetic và axetilen
Câu 2: Công thức của glixerol là
A. C3H5(OH)3.
B. C3H6(OH)2.
C. C3H8O3.
D. C2H4(OH)2.
Câu 3: Đun nóng hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc
ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân
tử của hai ancol trên là
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH
D. C3H5OH và C4H7OH.


Câu 4: Hợp chất A là chất rắn, có nhiều ứng dụng như: chế tạo thuốc nổ, pháo hoa, sản xuất diêm. Chất A là
A. Kali clorua.
B. Natri clorua.
C. Kali clorat.
D. Natri hipoclorit.
Câu 5: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,56 gam.
B. 8,2 gam.
C. 10,4 gam.
D. 3,28 gam.
Câu 6: Để điều chế 25,245kg xenlulozơ trinitrat, người ta cho xenlulozơ tác dụng với dung dịch chứa m kg
HNO3 (xúc tác là H2SO4 đặc) với hiệu suất đạt 85%. Giá trị của m là
A. 22,235.

B. 15,7.
C. 18,9
D. 20,79.
Câu 7: Tên gọi nào sau đây không phải là tên của hợp chất hữu cơ este?
A. Metyl etylat
B. Metyl fomat
C. Etyl axetat
D. Etyl fomat
3+
2+
2Câu 8: Dung dịch X chứa các ion sau: Al , Cu , SO4 và NO3 . Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250 ml dung
dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8
gam kết tủa. Làm bay hơi hết nước có trong 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ
mol của NO3- trong dung dịch X là
A. 0,3M.
B. 0,6M.
C. 0,2M.
D. 0,4M.
Câu 9: Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ và tinh bột, ta đều thu được các phân tử glucozơ. Thí nghiệm đó
chứng tỏ điều gì?
A. Xenlulozơ và tinh bột đều phản ứng được với Cu(OH)2.
B. Xenlulozơ và tinh bột đều là các polime có nhánh
C. Xenlulozơ và tinh bột đều bao gồm các gốc glucozơ liên kết với nhau
D. Xenlulozơ và tinh bột đều tham gia phản ứng tráng gương
Câu 10: Tổng số liên kết pi và vòng trong phân tử C7H6O3 là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 11: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa màu đen.

Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có chứa khí nào sau đây?
A. NH3.
B. CO2.
C. H2S.
D. SO2.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
B. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.
C. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết s, sự xen phủ bên tạo thành liên kết p.
D. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.
Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại R trong H2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít SO2 (đktc). Lượng SO2
thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Kim loại R và giá trị của m là
A. Ag; 10,8.
B. Cu; 9,45.
C. Fe; 11,2.
D. Zn; 13.
Câu 14: Cho các chất sau: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete. Số chất có khả
năng làm mất màu dung dịch Br2 là
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 15: Chất gây hiệu ứng nhà kính là
A. N2.
B. CO2.
C. CO.
D. H2.
Câu 16: Cho phản ứng hóa học: 6nCO2 + 5nH2O -> (C6H10O5)n + 6nO2.
Phản ứng trên thuộc quá trình nào sau đây?
A. Quá trình oxi hoá.

B. Quá trình khử.
C. Quá trình quang hợp.
D. Quá trình hô hấp.
Câu 17: Hai este X và Y có cùng CTPT C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp
gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được
dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A. 3,4 gam.
B. 0,82 gam.
C. 2,72 gam.
D. 0,68 gam.
Câu 18: Một hỗn hợp gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Cho hỗn hợp đó qua dung dịch brom dư
để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng brom phản ứng là 64 gam. Phần trăm về thể tích của etilen và axetilen lần
lượt là


A. 34,34% và 65,66%.
B. 66,67% và 33,33%.
C. 33,33% và 66,67%.
D. 65,66% và 34,34%.
Câu 19: Nhóm gluxit đều tham gia phản ứng thuỷ phân là
A. Saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ.
B. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột.
C. Saccarozơ, mantozơ, glucozơ.
D. Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ.
Câu 20: Cho 3 axit: ClCH2COOH, BrCH2COOH, ICH2COOH. Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit là
A. ClCH2COOH < ICH2COOH < BrCH2COOH.
B. ClCH2COOH < BrCH2COOH < ICH2COOH.
C. BrCH2COOH < ClCH2COOH < ICH2COOH.
D. ICH2COOH < BrCH2COOH < ClCH2COOH.
Câu 21: Axit axetic không tác dụng được với chất nào sau đây?

A. NaOH.
B. CO2.
C. Cu(OH)2.
D. Na
Câu 22: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y→ Z→ T → C6H5OH. (X, Y, Z là các chất hữu cơ khác
nhau). Z có thể là
A. C6H5NO2.
B. C6H5ONa.
C. C6H5NH2.
D. C6H5Br.
Câu 23: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống
nghiệm, biện pháp nào sau đây là hiệu quả nhất?
A. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước vôi trong.
B. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước.
C. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm giấm ăn.
D. Nút ống nghiệm bằng bông khô.
Câu 24: Axetanđehit là tên gọi của hợp chất nào sau đây?
A. CH3COOH.
B. CH3CHO.
C. HCHO.
D. C2H5CHO.
Câu 25: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH thu được
207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là
A. 31 gam.
B. 31,45 gam.
C. 30 gam.
D. 32,36 gam.
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít
khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 2,24.

B. 4,48
C. 1,79.
D. 5,6.
Câu 27: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO
(đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2
bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và
0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 9,0.
B. 9,5
C. 8,0.
D. 8,5.
Câu 28: Cho 8 gam Ca tan hoàn toàn trong 200ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 0,75M thu được khí H2
và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Đáp án nào sau đây là đúng về giá trị của m?
A. 22,2 < m < 27,2.
B. 25,95 < m < 27,2.
C. 22,2 ≤ m ≤ 27,2.
D. 22,2 ≤ m ≤ 25,95.
Câu 29: Cân bằng hóa học nào sau đây không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất của hệ phản ứng?
A. H2(k) + I2(k) ‡ˆ ˆ†
B. 2NO2(k) ‡ˆ ˆ†
ˆˆ 2HI(k).
ˆˆ N2O4(k)
C. 3H2 + N2(k) ‡ˆ ˆ†
D. CaCO3(r) ‡ˆ ˆ†
ˆˆ 2NH3(k).
ˆˆ CaO(r) + CO2(k).
Câu 30: Trộn 100 ml dung dịch A gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M vào 100 ml dung dịch B gồm NaHCO3 1M
và Na2CO3 1M thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch D gồm H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch
C thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m và V là

A. 82,4 và 5,6.
B. 59,1 và 2,24.
C. 82,4 và 2,24.
D. 59,1 và 5,6.
Câu 31: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là
A. C2H3COOC2H5
B. CH3COOCH3
C. CH3COOC2H5
D. C2H5COOCH3


Câu 32: Axit malic là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch cacbon không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây
nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol axit malic phản ứng được với tối đa 2 mol NaHCO3. Công thức của
axit malic là
A. HOOC-CH(CH3)-CH2-COOH.
B. CH3OOC-CH(OH)-COOH.
C. HOOC-CH(OH)-CH2-COOH.
D. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO
Câu 33: Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-.
B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
+
+
2C. Na , NH4 , SO4 , Cl .
D. Ag+, Mg2+, NO3-, Br- .
Câu 34: Hợp chất X có công thức phân tử C4H6O3. X phản ứng được với Na, NaOH và có phản ứng tráng bạc.
Công thức cấu tạo của X có thể là
A. CH3COOCH2CH2OH
B. HCOOCH=CHCH2OH
C. HCOOCH2-O-CH2CH3

D. HO-CH2COOCH=CH2
Câu 35: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 đun
nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A. 64,8 gam.
B. 10,8 gam.
C. 21,6 gam.
D. 43,2 gam.
Câu 36: Cho khí X đi qua hơi nước thấy có hiện tượng bốc cháy. Khí X có thể là
A. Br2
B. F2
C. I2
D. Cl2
Câu 37: Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm xà phòng?
A. CH3(CH2)12CH2Cl
B. CH3(CH2)12COONa
C. CH3(CH2)12COOCH3
D. CH3(CH2)5O(CH2)5CH3
Câu 38: Cho phản ứng:
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O.
Sau khi cân bằng (với hệ số là các số nguyên, tối giản), tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng là
A. 28
B. 22
C. 20
D. 24
Câu 39: Có bốn lọ mất nhãn, riêng biệt chứa: glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau
đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên?
A. Nước brom.
B. [Ag(NH3)2]OH.
C. Na kim loại.
D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH
0,4M, thu được một muối và 336ml hơi một ancol (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó
hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức
của hai hợp chất hữu cơ trong X là
A. C2H5COOH và C2H5COOCH3.
B. HCOOH và HCOOC3H7.
C. HCOOH và HCOOC2H5.
D. CH3COOH và CH3COOC2H5.
Câu 41: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Sục ozon vào dung dịch KI.
B. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
C. Sục SO2 vào dung dịch nước brom.
D. Nhỏ nước oxi già vào dung dịch hỗn hợp thuốc tím và axit sunfuric.
Câu 42: Chọn đáp án đúng.
A. Tinh thể I2 thuộc loại mạng tinh thể phân tử.
B. Kim cương và nước đá khô có cùng kiểu mạng tinh thể.
C. Hóa trị của N trong HNO3 là 5.
D. Hợp chất chỉ gồm các nguyên tố phi kim thì chỉ chứa liên kết cộng hóa trị.
Câu 43: Khi xà phòng hóa tripanmitin, thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và glixerol.
B. C17H29COONa và glixerol.
C. C17H33COONa và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 44: Thí nghiệm nào sau đây có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra?
A. Cho dung dịch HCl vào CaCO3.
B. Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HNO3.
C. Cho Na kim loại vào nước
D. Đổ dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.



Câu 45: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc khối nguyên tố p?
A. Fe (Z = 26)
B. Na (Z = 11).
C. Ca (Z = 20).
D. Cl (Z = 17).
Câu 46: Một thí nghiệm với khí amoniac được bố trí như hình sau:

Qua hiện tượng thí nghiệm cho thấy:
A. khí NH3 là khí nhẹ hơn nước và có tính bazơ.
B. khí NH3 tan tốt trong nước và có tính bazơ.
C. khí NH3 là khí nặng hơn nước và có tính bazơ.
D. khí NH3 tan ít trong nước và có tính bazơ.
Câu 47: Từ 12kg gạo nếp (có 84% tinh bột) lên men thu được V lít cồn 900. Biết khối lượng riêng của C2H5OH
là 0,8g/ml, hiệu suất của toàn bộ quá trình là 58,93 %. Giá trị của V là
A. 6,548.
B. 5,468.
C. 4,568.
D. 4,685.
Câu 48: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có
bột Fe làm xúc tác) thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH 3 là
A. 25%.
B. 50%.
C. 36%.
D. 40%.
Câu 49: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Trong dd , glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.
B. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
C. Metyl a- glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.
D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
Câu 50: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có số đồng phân este là

A. 4
B. 3
C. 5
D. 2

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : D
Câu 2: Đáp án : A
Câu 3: Đáp án : A
=>Gọi CT chung của 2 ancol là ROH
2 ROH -> ROR + H2O
=> nete = nH2O = 0,1 mol
=> MROR = 2R + 16 = 60 => R = 22


=> 2 ancol là CH3OH và C2H5OH
Câu 4: Đáp án : C
( KClO3 )
Câu 5: Đáp án : D
neste = 0,1 mol ; nNaOH = 0,04 mol
CH3COOC2H5 + NaOH -> CH3COONa + C2H5OH
=> Sau phản ứng có : 0,04 mol CH3COONa
=> m rắn khan = 3,28g
Câu 6: Đáp án : C

Câu 7: Đáp án : A
Câu 8: Đáp án : B
250 ml X phản ứng với 50 ml BaCl2
=> 500 ml X phản ứng với 100 ml BaCl2 => nSO4 = nBa2+ = 0,1 mol
X phản ứng với NH3 => tạo kết tủa Al(OH)3 ( Cu(OH)2 tan trong NH3)

=> nAl3+ = nAl(OH)3 = 0,1 mol
Trong X : Bảo toàn điện tích : 3nAl3+ + 2nCu2+ = nNO3- + 2nSO42Laij cos : mmuối X = 27.nAl3+ + 64nCu2+ + 62nNO3 + 96nSO4 = 37,3g
=> nNO3- = 0,3 mol
=> CM(NO3-) = 0,6M
Câu 9: Đáp án : C
Câu 10: Đáp án : D
(pi + vòng) = (2C + 2 - H)/2
Câu 11: Đáp án : C
Dựa vào phản ứng : Pb(NO3)2 + H2S -> 2HNO3 + PbS↓ đen
Câu 12: Đáp án : A
Đồng phân là các chất có cùng công thức phân tử.
Các chất có cùng khối lượng phân tử chưa chắc đã cùng công thức phân tử
Câu 13: Đáp án : B
. 2NaOH + SO3 -> Na2SO3 + H2O
=> mmuối = nNa2SO3.126 = nSO2.126 = 9,45g
Câu 14: Đáp án : C
Các chất thỏa mãn là : xiclopropan , Stiren , metylacrylat , vinylaxetat
=> Có 4 chất


×