Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tiểu luận cao học Vai trò của nguyễn ái quốc hồ chí minh với cách mạng việt nam từ năm 1911 đến 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.6 KB, 10 trang )

Tiểu luận vai trò Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với cách mạng Việt
Nam từ năm 1911 đến 1945
Đối với cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đóng vai trò to lớn.
Người đã tìm đường cứu nước, mở ra lối đi đúng đắn, sáng suốt và phù hợp
với thực tiến hoàn cảnh nước ta. Và cũng chính Người đã dày công chăm lo,
vun đắp cho cách mạng. Người chuẩn bị về nhiều mặt từ tư tưởng đến tổ
chức, từ mối đoàn kết toàn dân đến đoàn kết quốc tế, chuẩn bị từ lực lượng
chính trị đến lực lượng võ trang, đến căn cứ địa; chuẩn bị cho cả tương lai
của đất nước từ nhiệm vụ trước mắt cũng như định hướng lâu dài…..
1. Mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng
Trù, nay thuộc xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Trong quãng
thời gian từ khi sinh ra đến trước khi xuất dương, Bác đã sinh sống ở nhiều
nơi. Đó là quê hương Nghệ Tĩnh với truyền thống yêu nước và đấu tranh
chống Pháp kiên cường. Đó là thành Huế với bao cảnh đau lòng của một dân
tộc bị làm nô lệ, Nguyễn Tất Thành là người thanh niên vượt qua gian khó,
đã sớm bộc lộ mầm mống trí lớn của một con người mà sau này trở thành
anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Thời thanh niên,
Nguyễn Tất Thành được học chữ Hán, rồi chữ Pháp của nền giáo dục thực
dân. Vốn là con người thông minh ham học hỏi, Nguyễn Tất Thành đã để ý
đến câu khẩu hiệu của nước Pháp: tự do – bình đẳng – bác ái. Và người tự
hỏi, đằng sau ba chữ đó là sự thật như thế nào. Và vì sao dân tộc ta vẫn phải
chịu cảnh nô lệ lầm than. Những câu hỏi đó cộng với lòng yêu nước, ý chí
vượt khó đã thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước.


Tiểu luận vai trò Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng

2. Giai đoạn từ 19119 đến 1920: Mười năm ra đi tìm đường cứu


nước, trở thành người chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một
trong những người sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
Tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba làm nhân viên
phụ bếp tầu buôn Amiran Latutsơ Tơrêvin đi ra nước ngoài tìm đường cứu
dân tộc. Sự kiện này là kết quả của những nung nấu trong con người Nguyễn
Tất Thành từ những năm tháng học về nền văn minh Pháp. Lúc đó, những
người Việt Nam thường hỏi nhau rằng ai sẽ là người cứu giúp nước mình
thoát khỏi ách đô hộ, người đoán là Nhật, Pháp, Mĩ, Anh còn Nguyễn Tất
Thành thì phải đến tận nơi xem họ làm ăn như thế nào rồi về giúp đồng bào
mình. Như vậy, tư tưởng yêu nước và định hướng con đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành đã có sự khác biệt so với lớp tiền bối. Đó là tư tưởng tự
mình giúp mình thay vì tư tưởng cầu viện nước khác.
Nguyễn Tất Thành ra đi không giống trường hợp của Phan Bội Châu
và Phan Chu Trinh. Người ra đi với địa vị của người công nhân, một người
làm thuê, từ đó Người có nhiều trải nghiệm về tình cảnh của giai cấp lao
động. Có thể chính lý do đó đã lý giải vì sao Bác lại tìm ra được con đường
cứu nước theo tư tưởng vô sản và đi theo con đường này đến cùng.
Những năm tháng sống ở nước ngoài, Người đã đi qua nhiều nước:
Mỹ, Pháp, Anh, Châu Phi… có cả những nước văn minh và những nứơc
thuộc địa. Với lòng yêu nước, yêu tự do, với nhãn quan của một người lao
động, Nguyễn Tất Thành đã nhận thấy một điều rằng ở bất cứ nơi nào cùng
có những cảnh áp bức, bóc lột, bất công. Và Người tổng kết, trên thế giới
này chỉ có hai loại người đó là kẻ áp bức và người bị áp bức. Đây là nhận


Tiểu luận vai trò Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng

thức được coi là nền tảng để Bác lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lênin, vạch ra
con đường đấu tranh chống áp bức bất công triệt để nhất.
Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại

Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhân dân
Việt Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và
quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Tuy không được sự quan tâm của
hội nghị Vacxai nhưng kể từ đây, Người đã tỏ rõ bản lĩnh cách mạng của
mình. Cái tên Nguyễn Ái Quốc lần đầu xuất hiện trên bầu trời cách mạng
Việt Nam.
Cuối năm 1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia tích cực vào Ủy ban Quốc
tế III của Đảng Xã hội Pháp. Mục đích của Uỷ ban này là vận động Đảng Xã
hội Pháp gia nhập Quốc tế III và bảo vệ cách mạng Nga. Đây có thể coi là
cái mốc quan trọng đầu tiên phản ánh sự chuyển biến cả trong tư tưởng lẫn
hành động của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội
khoa học; đánh dấu sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân
tộc; giải phóng xã hội, giải phóng con người; về đoàn kết dân tộc và đoàn
kết quốc tế; về phương pháp cách mạng….
Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc tác phẩm của Lênin: sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên
báo L’Humanité. Tác phẩm của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con
đường giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào. Ngay sau đó Người viết
thư bằng tiếng Pháp gửi Quốc tế cộng sản cho biết luận cương này đã ảnh
hưởng to lớn và sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan của Người. Từ đây
Người dứt khoát đi theo Quốc tế Cộng sản.


Tiểu luận vai trò Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng

Ngày 25 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại
biểu Đảng Xã hội Pháp (Đại hộ Tour) với tư cách là đại biểu Đông Dương.
Đây là lần đầu tiên có một người Việt Nam tham gia mọt Đại hội đại biểu
của một chính đảng Pháp. Nguyễn Ái Quốc cũng là người bản sứ duy nhất
trong số các đại biểu thuộc địa có mặt trong Đại hội. Trong phiên học buổi

chiều ngày 26 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại biểu
Đông Dương đã phát biểu lên án chủ nghĩa thực dân Pháp. Bằng những sự
thật, Người đã tố cáo sự tàn bạo của thực dân Pháp đã gây ra cho nhân dân
Đông Dương và cho rằng: “Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết
thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức”… Nguyễn Ái Quốc đã kết
thúc bài phát biểu bằng câu nói: “Nhân danh toàn thể loài người, nhân dân
tất cả các đảng viên xã hội, cả phái tả lẫn phái hữu, chúng tôi kêu gọi: Các
đồng chí hãy cứu chúng tôi!”
Trong khuân khổ Đại hội Tour, ngày 29 tháng 12 năm 1920, Nguyễn
Ái Quốc đã bổ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III, sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp. Từ giời phút ấy, naq trở thành người Cộng sản. Là một trong những
nhà sáng lập ra đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu
tiên.
Như vậy, sau gần 10 năm bôn ba nhiều nơi, Nguyễn Ái Quốc nhận ra
thế giới còn nhiều người bị áp bức bất công và chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin
mới chỉ ra con đường tranh đấu đi đến thắng lợi cuối cùng. Cả quá trình đó
là sự chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa vô sản. Từ người
thanh niên yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên. Mười
năm đầu, chủ nghĩa cộng sản mới chỉ xuất hiện trên một con người Việt
Nam. Như đây cũng là hạt giống đỏ để nhân rộng ra những người Việt Nam
yêu nước sau này.


Tiểu luận vai trò Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng

3. Giai đoạn từ 1921 đến 1930: mười năm hoạt động sôi nổi, gian
khó, dũng cảm và sáng tạo với tư cách một chiến sĩ cộng sản Quốc tế và
người sáng lập ra đảng Cộng sản Việt Nam.
Giữa năm 1921 Người hoạt động tích cực xúc tiến thành lập “Hội liên
hiệp thuộc địa”

Sáng lập tờ báo Người cùng khổ
Viết báo và tích cực hoạt động tại Pháp
Tháng 6 năm 1923 Người sang Liên Xô
Cuối năm 1923 Người tham dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế nông
dân, tham gia các Hội nghị khác
Tháng 11 năm 1924 Người đến Trung Quốc
Năm 1925 thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Tháng 1 năm 1930 Người chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng
sản để thành lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Đại biểu của Đông Dương
cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, chi bộ của những người cộng sản
Việt Nam ở nước ngoài, đã tham dự hội nghị
Tại hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã đề nghị xoá bỏ mọi thành kiến,
xung đột giữa các tổ chức cộng sản, thành thật hợp tác để thống nhất thành
lập một đảng mới, định kế hoạch thực hiện việc thống nhất, cửa Ban Trung
ương lâm thời.


Tiểu luận vai trò Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng

Hội nghị đã nhất trí về việc hợp nhất Đảng, tán thành lấy tên Đảng là
Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã chấp nhận và thông qua những văn
kiện chính thức của Đảng: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ
vắn tắt, do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Sau hội nghị thành lập Đảng,
Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam
viết lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và
tất cả đồng bào bị áp bức bóc lột.
Như vây, trong suốt 10 năm từ 1920 đến 1930 với những hoạt sôi nổi
và hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc đã đưa chủ nghĩa cộng sản từ một con
người phát triển lên một tổ chức. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản và
Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này là một sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và kĩ

lưỡng từ tư tưởng đến tổ chức, từ con người đến tài liệu… và đây cũng là sự
lựa chọn tất yếu của lịch sử.
4. Giai đoạn từ 1930 đến 1945 Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lãnh
đạo Đảng chuẩn bị về mọi mặt cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
Trong một khoảng thời gian dài từ 1931 đến 1938 là những năm tháng
đau thương của Nguyễn Ái Quốc. Người đã nhiều lần bị chính quyền thực
dân Hồng Kông bắt giam, sau đó là tình trạng đình chỉ hoạt động của quốc tế
cộng sản đối với Người.
Sau khi rời khỏi Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc trở về Trung Quốc. Tại
đây Người đã liên lạc với các đồng chí của Đảng Cộng sản: Hoàng Tùng, Vũ
Anh, Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… Ngày
20/06/1940 sau khi nghe tin Pari bị phát xít Đức xâm chiếm, Nguyễn Ái
Quốc đã triệu tập cuộc họp và phân tích: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội


Tiểu luận vai trò Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng

rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay
để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”
Ngày 22/09/1940 Người đưa nhận định: “Đồng minh sẽ thắng. Nhật
Pháp ở Đông Dương chóng chày sẽ bắn nhau. Việt Nam sẽ giành được độc
lập.
Chiến tranh du kích do Việt Minh lãnh đạo dần dần phát triển với
những vũ khí thô sơ, gươm, giáo, mác và một số ít khẩu súng cướp được của
giặc”.
Ngày 29 tháng 1 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc lên đường về nước tại
cột mốc số 108 trên biên giới Việt – Trung (địa phận huyện Hà Quảng – Cao
Bằng). Ngay sau khi về nước, Người chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của Trung
ương Đảng cộng sản Đông Dương họp từ ngay 10 đến 19 tháng 5 năm 1941.
Hội nghị khẳng định: Nhiệm vụ trước mắt chủ yếu của cách mạng Việt Nam

là giải phóng dân tộc
Theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã quyết định thành
lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi mang tên Việt Nam độc lập đồng
minh gọi tắt là Việt Minh. Mặt trận Việt Minh “nhằm liên kết hết thảy các
giới đồng bào yêu nước không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không
phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc
giải phóng và sinh tồn”
Chương trình Việt Minh do Người chủ trì soạn thảo gồm 6 phần:
chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đối với tầng lớp nhân dân, ngoại giao.
Chương trình này có thể được coi là cơ sở đề soạn thảo bản Hiến pháp đầu
tiên của nước ta (1946).


Tiểu luận vai trò Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng

Từ 1942 trở đi, tình hình chiến tranh Thế giới thứ 2 đã có những biến
chuyển tích cực cho phe Đồng Minh. Nguyễn Ái Quốc lúc này nhận thức
được vấn đề cần phải tranh thủ sự ủng hộ của phe Đồng Minh cho cách
mạng. Ngày 13 tháng 8 năm 1942, với tên mới là Hồ Chí Minh, Người đã
sang Trung Quốc để liên lạc với lực lượng cách mạng của người Việt Nam
và lực lượng Đồng Minh. Trong chuyến đi này, Người đã bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch bắt giam. Cuối thánh 8 và đầu tháng 9 năm 1943 sau khi
đã vượt qua nhiều khó khăn, rắc rối do phía Quốc dân Đảng Trung Quốc gây
ra, Người đã trở về nước. Cuối tháng 9 Người đã kịp thời chỉ thì trì hoãn
cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương của Liên tỉnh Cao - Bắc Lạng tránh những tổn thất khi chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ. Đây là quyết
định sáng suốt của Hồ Chí Minh, chứ tỏ một điều cách mạng muốn thành
công không chỉ có thời cơ mà quan trọng hơn là sự chuẩn bị đầy đủ và kĩ
lưỡng về mọi mặt.
Đầu tháng 12 năm 1944 Người chỉ thị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp
đảm nhiệm việc thành lập lực lượng vũ trang tập trung. Trong chỉ thị thành

lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Người khẳng định: “Tuy lúc
đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi
điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước
Việt Nam”
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là tiền thân của Quân đội
nhân dân Việt Nam sau này. Đây là một trong những bước chuẩn bị quan
trọng về lực lượng vũ trang của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam.


Tiểu luận vai trò Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng

Từ ngày 6 đến 10 tháng 8 năm 1945 khi biết thời cơ khởi nghĩa giành
chính quyền đã gấn đến, Hồ Chí Minh thúc giục triệu tập Hội nghị toàn quốc
của Đảng tại Tân Trào
Ngày 13 tháng 8 Hồ Chí Minh tham gia hội nghị toàn quốc của Đảng
tại Tân Trào. Hội nghị nhận định cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập dân tộc
đã tới. Hội quyết định mục đích của cuộc chiến đấu là giành quyền độc lập
hoàn toàn cho đất nước, thành lập chính quyền nhân dân, thi hành mười
chính sách của Việt Minh. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành giải
phóng quân Việt Nam.
Ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945 Người dự Đại hội quốc dân tại Tân
Trào, người được bầu làm chủ tịch Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam tức
chính phủ lâm thời.
Cách mang tháng Tám nổ ra thành công, chủ tịch Hồ Chí Minh cùng
chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà xúc tiến mọi mặt cho
lễ ra mắt và tuyên ngôn độc lập. Trong đó có bản tuyên ngôn độc lập nổi
tiếng.
5. kết luận
Cách mạng tháng Tám thành công với kết quả nhân dân đã giành
được chính quyền từ tay phong kiến thực dân là kết quả của bao nhiêu

xương máu, tính mệnh, biết bao nhiêu năm đau thương của nhân dân trong
cảnh nô lệ lầm than. Đây cũng đỉnh cao hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh trong suốt thời gian Người ra đi tìm đường cứu nước.


Tiểu luận vai trò Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng

Đối với cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đóng vai trò to lớn.
Người đã tìm đường cứu nước, mở ra lối đi đúng đắn, sáng suốt và phù hợp
với thực tiến hoàn cảnh nước ta. Và cũng chính Người đã dày công chăm lo,
vun đắp cho cách mạng. Người chuẩn bị về nhiều mặt từ tư tưởng đến tổ
chức, từ mối đoàn kết toàn dân đến đoàn kết quốc tế, chuẩn bị từ lực lượng
chính trị đến lực lượng võ trang, đến căn cứ địa; chuẩn bị cho cả tương lai
của đất nước từ nhiệm vụ trước mắt cũng như định hướng lâu dài.
Giai đoạn từ 1911 đến tháng 8 năm 1945 là những mốc son đẹp nhất
của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của Người.
————————————



×