Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng là
rất cần thiết, lĩnh vực giao thông cũng không năm ngoài quy luật đó. Đặc biệt
nó còn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đi lại, vận chuyển ngày
càng gia tăng của con người. Nó giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí vận
chuyển giữa các vùng miền, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn-Hầm là một công ty kinh doanh
với ngành nghề chính là tư vấn, thiết kế, giám sát các công trình cầu, hầm,
giao thông đường bộ góp phần quan trọng trong việc đổi mới hệ thống giao
thông ở nước ta. Để đáp ứng nhu cầu đó Công ty đã liên tục đổi mới công
nghệ, nâng cao trình độ cũng như đội ngũ công nhân của công ty và luôn lấy
uy tín chất lượng làm mục tiêu hoạt động, xứng đáng là con chim đầu đàn
trong lĩnh vực thiết kế cầu, hầm.
Với sự giúp đỡ nhiệt tình của phó phòng quản lý hành chính ( chị Giang )
và phó phòng quản lý kinh doanh ( anh Thuỷ ), đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt
tình của thầy Nguyễn Hợp Toàn và thầy Nguyễn Văn Ngọc đã giúp em hoàn
thành báo cáo tổng hợp về Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn-Hầm .
Ngô Thị Thu Hà - Luật 46
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN THIẾT KẾ CẦU LỚN - HẦM.
1. Tên và địa chỉ Công ty .
- Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty tư vấn thiết kế Cầu Lớn - Hầm
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Bridge and tunnel engineering
consultant joint stock company.
- Tên viết tắt: BRITEC
- Địa chỉ: 278 – Phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 8513040 Fax: 5110682
E-mail: TETDI_BRITEC@ FPT Website: www.britec.com.vn
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty .
Công ty Tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm là thành viên của Tổng công ty tư
vấn thiết kế Giao thông vận tải ( tiền thân là Ban nghiên cứu thiết kế cầu
Thăng Long) được thành lập theo quyết định số 998/QĐ-TC ngày 12/05/1973
của bộ Giao thông vận tải, đến nay tiếp nối và phát huy truyền thống của các
thế hệ đi trước Công ty không ngừng phát triển về mọi mặt.
Khởi đầu Ban nghiên cứu thiết kế cầu Thăng Long với nhiệm vụ duy nhất
là khảo sát thiết kế cầu Thăng Long, cây cầu lớn nhất nước ta thời kì đó. Sau
công trình cầu Thăng Long , Công ty tiếp tục được Bộ Giao thông vận tải giao
nhiệm vụ thiết kế hàng loạt cây cầu lớn trên cả nước như : cầu Chương
Dương, cầu Bến Thuỷ, cầu Nông Tiến, cầu Thái Bình… Ngày nay công ty đã
trở thành con chim đầu đàn trong việc thiết kế giao thông ở nước ta. Quá trình
phát triển của Công ty gắn với các chính sách trong từng thời kỳ của nhà nước
ta được đánh dấu bằng các quyết định của Bộ Giao thông vận tải , cụ thể:
Quyết định số 976/QĐ-TC ngày 28/4/1974 của Bộ Giao thông vận tải về
việc chuyển giao Ban nghiên cứu thiết kế cầu Thăng Long thuộc Xí nghiệp
liên hiệp cầu Thăng Long về viện thiết kế Giao thông vận tải quản lý.
Ngô Thị Thu Hà - Luật 46
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
Quyết định số 203/QĐ-TC ngày 30/11/1980 của Bộ Giao thông vận tải về
việc đổi tên Ban nghiên và thiết kế cầu Thăng Long thành “phân viện khảo sát
thiết kế Cầu lớn- Hầm” gọi tắt là “ Phân viện Cầu lớn-Hầm” trực thuộc Viện
thiết kế Giao thông vận tải
Đầu năm 1993, thực hiện Nghị định 388/ HĐBT ngày 20/19/1991 của Hội
đồng Bộ trưởng về sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, Viện buộc phải đăng ký
hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức Công ty vì tiếp tục giữ tên và
hoạt động theo cơ chế Viện không được chấp nhận còn hoạt động theo Tổng
công ty thì Nhà nứơc chưa có hướng dẫn. Do vậy ngày 16/06/1993 bằng
quyết định số 1182/QĐ-TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải viện buộc phải
chuyển thành Công ty khảo sát thiết kế Giao thông vận tải. Theo quyết định
này Công ty có các xí nghiệp, phân viện đang từ hạch toán độc lập chuyển
sang hạch toán kinh tế theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc Công ty.
Nhưng bước ngoặt trong việc thay đổi hình thức hoạt động của Công ty là
phải kể đến Quyết định số 1797/QĐ-TCCB ngày 24/07/1993 của Bộ Giao
thông vận tải xác định các đơn vị thành viên của Công ty tư vấn thiết kế Giao
thông vận tải trong đó có Xí nghiệp khảo sát thiết kế Cầu lớn-Hầm được hạch
toán kinh tế có tư cách pháp nhân theo sự uỷ quyền của ông Tổng giám đốc
tổng Công ty .
Theo đề nghị của Tổng công ty tháng 4/1996 Bộ ra quyết định thành lập
các Công ty thành viên. Căn cứ vào Quyết định số 861/QĐ-TCCB ngày
25/04/1996 của bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Doanh nghiệp nhà
nước : Công ty Tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm là đơn vị thành viên của Tổng
công ty tư vấn thiết kế Giao thông vận tải hạch toán kinh tế độc lập có tư cách
pháp nhân đầy đủ.
Năm 2004 chính phủ ra nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển
doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Thực hiện chủ trương này Bộ
Giao thông vận tải đã ban hành quyết định số 2127/QĐ-BGTVT phê duyệt
phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm
thành công ty cổ phần.
Ngô Thị Thu Hà - Luật 46
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Kể từ đó đến nay Công ty hoạt động theo hình thức công ty cổ phần được
quy định trong luật doanh nghiệp.
3. Thành tựu đạt được.
- Thời kỳ 1973- 1975:
Từ khi mới thành lập 1973-1975 công ty đã có nhiều kết quả nghiên cứu
có giá trị trở thành phương án thiết kế được đưa vào thực hiện. Đó là cầu dây
cáp dã chiến ở Nậm Mức, Khe Ve, Khe Tang…. cầu phao luồng qua dòng
chảy tốc độ lớn ở Chợ Bờ, Suối Rút…. cầu cấp trên trụ nổi qua sông Thái
Bình, các dầm quân dụng vạn năng vượt các cầu lớn trên đoạn đường sắt
Thanh Hoá- Vinh, các cầu tạm trên đoạn đường goòng Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Một số dạng cầu khác như cầu phao bằng vỏ tên lửa, cầu phao dìm giấu, cầu
dây ray… cũng đã được nghiên cứu và thi công ở nhiều nơi.
- Thời kỳ 1975-1987:
Năm 1975, miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, yêu cầu
khảo sát thiết kế khôi phục và phát triển giao thông trở nên cấp bách với một
khối lượng lớn và rộng khắp trên toàn quốc. Đây là thời kỳ Viện bắt đầu đi
vào hạch toán kinh tế, tổ chức Viện có nhiều biến động, có lúc không ổn định
và hoạt động theo 2 viện. Nhờ sự nỗ lực vượt bậc Viện đã hoàn thành nhiệm
vụ nặng nề được giao, tạo nên bước khởi động mạnh mẽ cho thời kỳ đổi mới
sau này.
Về công trình cầu lớn có cầu Thăng Long, Hoàng Thạch, phố lu, Đoan Vĩ,
Bo, cụm cầu ở khu vực Hải Phòng , Chương Dương, Bến Thuỷ, La Khêm
Ghép, Mai Lĩnh….
Cũng trong thời kỳ này, Viện đã lập nhiều luận chứng kinh tế kỹ thuật các
công trình trên phạm vi toàn quốc để trình nhà nước quyết định chủ trương
xây dựng và vốn đầu tư.
Trong khi nghiên cứu các công trình trên, nhiều phương án sáng tạo, tiến
bộ kỹ thuật đã được ứng dụng như các phương án thiết kế hợp lý khắc phục
Ngô Thị Thu Hà - Luật 46
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
điều kiện vật tư, thiết bị hạn chế như phương án dầm dàn thép tổ hợp thanh
hàn, liên kết bu lông cường độ cao ở cầu Thăng Long, cầu Chương Dương….
- Thời kỳ 1987 – 1995:
Đây là thời kỳ đổi mới, đất nước chuyển sang giai đoạn mở cửa và quản lý
kinh tế theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là thời
kỳ chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt để đi đến đổi mới toàn diện: Về tổ chức
đã chuyển từ Xí nghiệp hạch toán phụ thuộc thành công ty hạch toán độc lập.
Về quản lý kinh tế thực hiện quản lý tư vấn thiết kế theo cơ chế thị trường.
Một đặc điểm quan trọng của thời kỳ này là vốn đầu tư cho ngành Giao thông
vận tải ngày càng tăng, nhiều dự án giao thông do nước ngoài tài trợ được ký
kết.
Các cầu lớn:
+ Khảo sát lập dự án các cầu Tân Đệ , Phả Lại, Bãi Cháy, Bác Giang, Thị
Cầu, Đuống, Hoà Bình, Phùng, Hàm Rồng, Thiệu Hoá, Sông Hiếu, Quán
Hầu, Mỹ Thuận khảo sát chọn vị trí cầu Thanh Trì, hoàn thành công trình thế
kỷ: Cầu Thăng Long.
+ Khảo sát thiết kế các cầu Việt Trì, cầu Bính, cầu An Dương II, cầu Rồng
Niên, cầu Phú Lương, cầu Lai Vụ, cầu Triều Dương, cầu Tiên Cựu , cầu Hoà
Bình, cầu Nông Tiến, Yên Bái, Phong Châu, cầu Đò Quan, cầu Thọ Hán, cầu
Sông Gianh, Bến Thuỷ, Thiệu Hoá….
- Thời kỳ từ 1996 đến nay:
Đây là thời kỳ Công ty đã có những bước phát triển toàn diện và mạnh mẽ
cả về chất lượng và số lượng. Vị thế và uy tín của Công ty không ngừng được
nâng cao, trở thành công ty mũi nhọn trong tổng công ty. Hầu hết các công
trình xây dựng lớn trong lĩnh vực cầu đều có sự đóng góp của Công ty : cầu
Phú Lương, cầu Sông Gianh, Quán Hầu, Mỹ Thuận, nút Nam Chương
Dương, cầu Hoàng Long ( sông Mã) , cầu Phù Đổng (sông Đuống )….
Những công trình trên cùng với hàng loạt các công trình đang được xây dựng
đã góp phần thay đổi bộ mặt cơ sở hạ tầng cả nước
Ngô Thị Thu Hà - Luật 46
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
4. Thành lập và đăng ký kinh doanh
4.1 Mục đích:
Công ty được thành lập để huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu qủa
trong việc sản xuất kinh doanh về tư vấn xây dựng các công trình giao thông
và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu phục vụ cộng đồng, thu lợi nhuận, tạo
việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp ngân sách cho nhà nước và
phát triển công ty.
4.2 Hình thức hoạt động.
Công ty Tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm là công ty con của Tổng công tu tư
vấn thiết kế Giao thông vận tải hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty
con. Công ty được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần, tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm
2005. Công ty có:
- Tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luât Việt Nam.
- Có con dấu riêng, độc lập về tài chính, được mở tài khoản tại kho bạc nhà
nước, các ngân hàng trong và ngoài nứơc theo quy định của pháp luật.
- Có điều lệ tổ chức và hoạt động cuẩ Công ty .
- Chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi
vốn điều lệ.
- Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và tự chủ về tài chính.
- Có bảng cân đối kế toán riêng, được lập các quỹ theo quy định của luật
doanh nghiệp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
4.3 Thành lập và đăng ký kinh doanh.
- Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cầu lớn-Hầm được thành lập ngày 12
tháng năm 1973, thành lập lại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số
861/QĐ-TCCB-LĐ ngày 25 tháng 4 năm 1996 của Bộ GTVT.
- Quyết định số 2127/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2006 về việc phê
duyệt phương án và chuyển Công ty TVTK Cầu lớn- Hầm thành Công ty cổ
phần tư vấn thiết kế Cầu lớn-Hầm .
Ngô Thị Thu Hà - Luật 46
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế
Cầu lớn-Hầm số 0103015142 ngày 21 tháng 12 năm 2006 so Phòng đăng ký
kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
* Cách thức góp vốn của công ty.
- Vốn điều lệ: 12.637.730.000 VNĐ
- Cơ cấu phân vốn theo sở hữu:
+ Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 6.445.240.000 VNĐ
+ Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông là cá nhân gồm 227 cổ đông :
6.192.490.000 VNĐ chiếm 49% vốn điều lệ.
- Chia thành 1.263.773 cổ phần, mỗi cổ phần mệnh giá 10.000 VNĐ
- Công ty chỉ có một loại cổ phần phổ thông.
4.4 Ngành nghề kinh doanh
- Tư vấn thiết kế các công trình cầu, hầm, giao thông đường bộ.
- Tư vấn, thẩm kế cầu, hầm, giao thông đường bộ.
- Tư vấn giám sát thi công, thử tải đánh giá chất lượng công trình giao
thông.
- Khảo sát địa chất thuỷ văn, thiết kế thoát nước công trình.
- Thiết kế điện chiếu sáng công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông.
- Khảo sát trắc địa công trình.
- Tư vấn đánh giá tác động môi trường của công trình trước và sau khi xây
dựng.
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, các thông tin trong linh vực tư
vấn xây dựng công trình giao thông ( trừ các hoạt động môi giới, xuất khẩu
lao động và tuyển dụng cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao
động )
- Tư vấn về đấu thầu và hợp đồng kinh tế xây dựng ( không bao gồm tư vấn
pháp luật ).
Ngô Thị Thu Hà - Luật 46
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng
công trình giao thông.
5. Cơ cấu tổ chức của Công ty .
Sơ đồ
Ngô Thị Thu Hà - Luật 46
8
Đại HĐ cổ đông
HĐ quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Ban kiểm soát
Phó giám đốcPhó giám đốc
Phòng QLKT
Phòng QLKD
Phòng TCKT
Phòng TCHC
Phòng cầu 1
Phòng cầu 2
Phòng cầu 3
Phòng cầu 4
Phòng KCCT
Phòng TKĐ-Nút GT
Phòng TLCB
Đội khảo sát
Phòng DATK đường
Phòng cơ điện-hồ sơ
Báo cáo thực tập tổng hợp
5.1 Đại hội đồng cổ đông
Được quy định từ Đ19 đến Đ25 ở Điều lệ Công ty
Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất
của công ty.
Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty.
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền
chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban
kiểm soát.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm ;
- Xem xét và xử lý các hành vi của Hội đồng quản trị , Ban kiểm soát gây
thiệt hại cho Công ty và cổ đông Công ty ;
Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp
một lần. Địa điểm họp tại Hà Nội
5.2 Hội đồng quản trị
Được quy định từ Đ26 đến Đ32 ở Điều lệ Công ty .
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên gồm 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 3
thành viên. Hiện nay :
+ Chủ tịch : Ông Phạm Hữu Sơn
+ Phó chủ tịch: Ông Lê Văn ký
+ 3 thành viên khác là: Ông Đinh Quốc Kim
Ông Ngô Văn Thình
Ông Trần Khánh Hà
Thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam, nhiệm kỳ
không quá 5 năm có thể bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ngô Thị Thu Hà - Luật 46
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thành viên của Hội đồng quản trị phải là cổ đông của Công ty .
Thành viên Hội đồng quản trị thông qua Hội đồng quản trị có quyền yêu
cầu giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, người quản lý các đơn vị trong
Công ty cung cấp các thông tị, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh
doanh của Công ty và các đơn vị trong Công ty . Những ngưòi quản lý được
yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo
yêu cầu của thành viên Hội đồng quản trị.
5.3 Ban kiểm soát.
Được quy định từ Đ38 đến Đ40 ở Điều lệ Công ty .
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
kinh doanh, quản lý điều hành công ty.
Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn
bằng thể thức giới thiệu và bỏ phiếu kín. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm
soát không quá 5 năm và có thể được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế.
5.4 Ban giám đốc
Gồm có 1 giám đốc và các phó giám đốc. Hiện nay:
+ Giám đốc: Ông Lê Văn ký
+ 3 phó giám đốc là: Ông Đinh Quốc Kim
Ông Ngô Văn Thình
Ông Trần Khánh Hà
Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê, là người đại diện theo
pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng
giám đốc Tổng công ty tư vấn thiết kế Giao thông vận tải và pháp luật, điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .
Các phó giám đốc giúp giám đốc điều hành Công ty , triển khai các nhiệm
vụ theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám
đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền.
Ngô Thị Thu Hà - Luật 46
10