LỜI MỞ ĐẦU
Đã từ lâu, việc thực tập tại các cơ quan thực tế là một yêu cầu trong quá
trình đào tạo ở bậc đại học. Đây là một nội dung quan trọng nhằm giúp sinh
viên làm quen với thực tế, vận dụng kiến thức lý luận học ở trường vào việc
phân tích, lý giải và xử lý các vấn đề do thực tiễn đặt ra, qua đó củng cố và
nâng cao kiến thức đã được trang bị.
Là một sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh công nghiệp và xây
dựng, tôi đã lựa chọn công ty cổ phần xây dựng dân dụng và thương mại Bắc
Việt thực tập là để có thể vận dụng kiến thức đã được các thầy cô truyền đạt
trong trường đại học vào thực tiễn công việc nhằm hoàn thiện mình về kiến
thức để sau này ra trường có thể thực hành những kiến thức chuyên môn đã
được học một cách tốt nhất.
Về thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ trong công ty
cổ phần xây dựng dân dụng và thương mại Bắc Việt. Tôi đã có điều kiện tìm
hiểu một cách khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng
như những khó khăn trong quá trình phát triển. Kết hợp với những hướng dẫn,
chỉ bảo của hai cô giáo hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Kim Thanh và Lương Thu
Hà, tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần:
1- Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng dân dụng và thương mại
Bắc Việt.
2- Tình hình quản lý của công ty cổ phần xây dựng dân dụng và thương
mại Bắc Việt.
3- Cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với công ty cổ phần xây
dựng dân dụng và thương mại Bắc Việt.
Lần đầu tiên đi thực tế tại cơ sở, tiếp xúc với nhiều vấn đề còn mới mẽ
đối với một sinh viên như tôi, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong
Báo cáo thực tập tổng hợp
khi tìm hiểu về công ty, rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của cô
giáo để thời gian thực tập của tôi tại công ty đạt được hiệu quả cao, đồng thời
giúp tôi có những định hướng phù hợp trong việc lựa chọn đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng dân dụng và thương mại
Bắc Việt.
1.1. Thông tin chung về công ty cổ phần xây dựng Dân dụng và thương
mại Bắc Việt.
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng dân dụng và thương mại Bắc Việt
Tên giao dịch quốc tế: The Viet Nam Construction Joint Company N
0
15
Viết tắt: Vinaconex N
o
15. JSC
Trụ sở chính: Số 8 đường Ngô Quyền, Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền,
Thành phố Hải Phòng
Điện thoại: 031767724 – 031768611 – 031768612
Fax: 84031768610
Email:
Website: vinaconex15jsc.com
Ngày thành lập: 06 tháng 11 năm 1978
Ngày chuyển đổi thành công ty cổ phần: 04 tháng 10 năm 2004
Quyết định thành lập:
Số 584/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng 12/05/1999.
Số 1902/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng 29/12/2000.
Dân dụng và thương mại Bắc Việt54/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng
04/10/2004.
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng Việt Nam.
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng dân dụng
và thương mại Bắc Việt.
- Công ty cổ phần xây dựng dân dụng và thương mại Bắc Việt -
VINACONEX 15 tiền thân là công ty xây dựng số 10 thuộc Sở xây dựng Hải
Phòng được thành lập từ năm 1978. Trải qua gần 10 năm xây dựng và trưởng
thành, công ty đã thi công nhiều công trình trong tất cả các chuyên ngành xây
dựng dân dụng, công cộng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện,
đường dây tải điện, trạm biến áp, hạ tầng kỹ thuật đô thị…
- VINACONEX 15 từ năm 1999 công ty được sát nhập làm doanh
nghiệp thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
VINACONEX; một đơn vị hàng đầu trong ngành xây dựng Việt Nam, đã và
đang phấn đấu xây dựng trở thành tập đoàn kinh tế đa doanh, đóng góp ngày
càng nhiều trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước.
- VINACONEX 15 được trở thành đơn vị thành viên của một Tổng
công ty đang phát triển mạnh về mọi mặt, với bề dày kinh nghiệm lại có đội
ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lành nghề, bậc cao giàu kinh nghiệm,
trang thiết bị, máy móc tiên tiến được đầu tư đồng bộ, cộng với sự sáng tạo,
năng động và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty cổ phần xây
dựng dân dụng và thương mại Bắc Việt đã được khách hàng và lãnh đạo Tổng
công ty tin tưởng giao nhiệm vụ thi công những công trình trọng điểm có quy
mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật chất lượng cao, điển hình như khách sạn 17
tầng 4 sao Holiday View Cát Bà - Hải Phòng, chung cư 17 tầng 17T5, 17T9
khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính - Hà Nội, trung tâm thương mại và văn
phòng điều hành dự án khu đô rhij mới ngã năm sân bay Cát Bi, bệnh viện thể
thao Việt Nam, nhà ở học viên 7 tầng - trường đại học điện lực, trung tâm
thương mại dầu khí 21 tầng Hà Nội, hầm và nút giao trung tâm hooij nghị
quốc gia, nhà máy OJTEX khu công nghiệp NOMURA Hải Phòng, nhà máy
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
phanh NISIN khu công nghiệp Quang Minh - Vĩnh Phúc, nhà máy
BROTHER khu công nghiệp Phúc Điền - Hải Dương, nhà máy xi măng
Chinfon - Hải Phòng, nhà máy thủy điện Huội Quảng - Sơn La, dự án thoát
nước Hà Nội CP - 7A, đường và hệ thống thoát nước tuyến đường D, H khu
công nghệ cao Hòa Lạc… Và hàng năm thi công hàng chục công trình, hạng
mục công trình thuộc nhiều chuyên ngành vượt tiến, đạt chất lượng cao dáp
ứng yêu cầu của khách hàng, nhiều công trình được Bộ xây dựng, UBND
thành phố Hỉa Phòng cấp bằng khen và giấy chứng nhận huy chương vàng
chất lượng cao cho các công trình xây dựng.
- VINACONEX 15 từ một côngty của địa phương với giá trị sản lượng
hàng năm từ 5 - 10 tỷ đồng, năng lực thi công hạn chế. Đến nay gía trị sản
lượng hàng năm của công ty đạt trên dưới 200 tỷ đồng. Năng lực con người.
máy móc thiết bị, công nghệ thi công không ngừng được nâng cao. Ngày
1/11/2005 coong ty đã được công nhận là doanh nghiệp hạng 1.
- Phát huy truyền thống, giữ vững thương hiệu và xây dựng văn hóa
VINACONEX. Cùng với tiến trình hội nhập của đất nước, sự phát triển mạnh
mẽ của tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam. Với lòng tự hào về
truyền thống tốt đẹp, sức manh nội sinh, trí tuệ và bản lĩnh VINACONEX
công ty cổ phần xây dựng dân dụng và thương mại Bắc Việt đã và đang củng
cố, xây dựng thành một trong những đơn vị hàng đầu trong cộng đồng
VINACONEX nhằm duy trì, nâng cao nhất được giá trị của thương hiệu
VIACONEX. Văn hóa VINACONEX được công ty xây dựng dân dụng và
thương mại Bắc Việt tiếp thu và không ngừng hoàn thiện, chia sẻ với các
doanh nghiệp khác tạo nên những giá trị cơ bản trong kinh doanh đạt hiệu
quả, quan tâm đến trách nhiệm xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cùng với sự
phát triển chung của đất nước.
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3. Định hướng phát triển của công ty cổ phần xây dựng dân dụng và
thương mại Bắc Việt.
- VINACONEX 15 bằng sự năng động trong kinh doanh, đổi mới trong
quản lý, nhạy bén trong cơ chế thị trường, xây dựng, áp dụng và liên tục cải
tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000,
mạnh dạn nghiên cứu ứng dụng các công nghệ thi công tiên tiến vào công
trình. Với chiến lược tích lũy kinh nghiệm, đào tạo con người và thu hút, tập
trung trí tuệ, công ty cổ phần xây dựng dân dụng và thương mại Bắc Việt đã
và đang không ngừng phát triển bền vững, tốc độ tăng trưởng cao, ngày càng
nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường cả trong nước và quốc tế.
- VINACONEX 15 thực hiện phương châm mở rộng thị trường đa
doanh, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi tỷ trọng cơ cấu hợp lý trong các
lĩnh vực sản phẩm kinh doanh. Giữ vững và đảy mạnh nhịp độ tăng trưởng
hàng năm, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất về con người, nhà xưởng,
thiết bị máy mócthuwowngf xuyên áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thi
công tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh doanh.
- VINACONEX 15 ngoài việc thường xuyên tăng cường đầu tư trực
tiếp sản xuất, công ty còn tham gia góp vốn 04 công ty cổ phần với số vốn là
6 tỷ đòng, tham gia nhân sự trong bộ máy lãnh đạo công ty cổ phần bao bì
VINACONEX.
- VINACONEX 15 nhà xây dựng chuyên nghiệp với thế mạnh về xây
lắp khẳng định có đầy đủ kinh nghiệm và năng lực để đảm nhận thi công các
công trình trên mọi lĩnh vực đảm bảo chất lượng, tiến độ và giá cả hợp lý,
thỏa mãn tối đa yêu cầu của khách hàng.
1.4. Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần xây
dựng sô 15.
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Nhận thầu xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp,
giao thông, thủy lợi, bưu điện, nền móng và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị,
khu công nghiệp. Các công trình đường dây, trạm biến thế điện. Lắp đặt điện
nước và trang trí nội thất.
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng: bê tông thương phẩm, cấu
kiện bê tông đúc sẵn và các vật liệu xây dựng khác.
- Sản xuất, kinh doanh máy móc, thiết bị, dụng cụ xây dựng: Cốp pha,
giàn giáo…
- Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, dịch vụ giao nhận và vận
chuyển hàng hóa.
- Xuất nhập khẩu công nghệ xây dựng: Thiết bị tự động hóa, dây
chuyền sản xuất đồng bộ hoặc từng phần…
- Đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh doanh phát triển nhà và các tổ
hợp nhà cao tầng.
- Kinh doanh các ngành nghề khác…
1.5. Số liệu chung về tài chính
Số liệu tài chính trong 3 năm gần đây:
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
I Tổng tài sản
1 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 155.758 118.749 121.798
2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 8.287 10.352 20.013
3 Tổng tài sản có 164.045 129.101 141.811
4 Tổng tài sản có lưu động 155.758 118.749 121.749
5 Tài sản nợ lưu động 155.048 117.670 118.206
6 Vốn lưu động 12.800 9.287 7.507
7 Doanh thu 153.857 123.263 151.717
II Tổng nguồn vốn
1 Nợ ngắn hạn 155.048 117.670 118.206
2 Nợ dài hạn và khác 2.963 107 7.901
3 Nguồn vốn chủ sở hữu 6.034 11.324 15.704
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
4 Nguồn vốn liên doanh và đầu tư cổ phiếu 2.000 2.800
III Lợi nhuận
1 Lợi nhuận trước thuế 1.896 3.058 3.214
2 Lợi nhuận sau thuế 1.365 2.202 2.314
Dựa vào số liệu trên ta tính được các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu Công thức tính
Giá trị
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Hệ số thanh toán
hiện hành
Tài sản lưu động/
Nợ ngắn hạn
1,005 1,009 1,030
Hệ số nợ tổng tài
sản
Nợ phải trả/ Tổng
tài sản
0,963 0,912 0,889
Hệ số nợ vốn cổ
phần
Nợ phải trả/ Vốn
chủ sở hữu
26,19 10,40 8,03
Hệ số cơ cấu tài
sản
Tài sản cố định/
Tổng tài sản
0,05 0,06 0,12
Hệ số cơ cấu
nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu/
Tổng nguồn vốn
0,04 0,09 0,11
Hệ số sinh lợi
doanh thu
Lợi nhuận sau
thuế/ Doanh thu
0,007 0,018 0,015
Hệ số sinh lợi vốn
chủ sở hữu
Lợi nhuận sau
thuế/ Vốn chủ sở
hữu
0,226 0,194 0,147
Hệ số sinh lợi
tổng tài sản
Lợi nhuận sau
thuế/ Tổng tài sản
0,008 0,017 0,016
Hệ số sử dụng
tổng tài sản
Doanh thu/ Tổng
tài sản
0,938 0,955 1,070
Vòng quay vốn
lưu động
Doanh thu/ Tài
sản lưu động
0,988 1,038 1,245
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ta thấy:
- Hệ số thanh toán hiện hành trong cả 3 năm đều lớn hơn 1 và tăng
chứng tỏ khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có thể
chuyển thành tiền của công ty là tốt.
- Hệ số nợ tổng tài sản cao chứng tỏ vốn của công ty chủ yếu là vốn
vay, nhưng hệ số này giảm chứng tỏ công ty đang huy động vốn chủ sở hữu
của các cổ đông trong công ty, để giảm bớt các khoản vay, từ đó bớt lệ thuộc
vào vốn vay.
- Hệ số nợ vốn cổ phần giảm chứng tỏ vốn chủ sở hữu tăng lên. Như
vậy công ty vừa sử dụng vốn vay vừa sử dụng vốn chủ sở hữu để tăng nguồn
vốn, tăng tiềm lực tài chính mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Hệ số cơ cấu tài sản tăng là do công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản cố
định để tăng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong thời gian này công ty cũng
đầu tư nhiều cho máy móc thiết bị thi công.
- Hệ số cơ cấu vốn nguồn vốn tăng là do công ty đang gia tăng huy
động vốn của các cổ đông trong công ty, từ đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên
nhanh hơn so vốn vay trong tổng nguồn vốn.
- Hệ số sinh lợi doanh thu tăng là do công ty cắt giảm được các khoản
chi phí quản lý, doanh thu có giảm nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng lên.
- Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu giảm: vốn chủ sở hữu tăng lên mà khả
năng sinh lợi của nó giảm điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
không cao.
- Hệ số sinh lợi tổng tài sản tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
là tốt đây là do hiệu quả sử dụng vốn vay đem lại.
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Vòng quay vốn lưu động tăng, điều này cho thấy khả năng thu hồi các
khoản phải thu của công ty là tốt, công ty triệt để thu nợ để thu hồi vốn kinh
doanh tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
1.6. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh.
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Thông qua sơ đồ ta thấy, mô hình tổ chức của công ty là mô hình trực
tuyến theo chức năng, điều hành sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ
trưởng, có mối quan hệ và liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa
và có trách nhiệm quyền hạn nhất đinh. Với mô hình này thì toàn bộ các hoạt
động của các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp đều được ban lãnh đạo
công ty nắm bắt và có các điều chỉnh kịp thời. Người lãnh đạo công ty được
sự giúp đỡ của người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định , hướng
dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Ngoài ra mô hình này còn cho
phép các quyết định của lãnh đạo công ty được truyền đi nhanh chóng trong
công ty. Với 6 phòng chức năng, 2 chi nhánh và các đội xây dựng hoạt động,
có thể nói mô hình này đã chuyên môn hóa một cách rất chi tiết, do vậy hiệu
quả hoạt động sẽ cao do các phòng ban không bị chồng chéo công việc trong
quá trình hoạt động.
1.6.1. Các cấp quản lý trong công ty cổ phần xây dựng dân dụng và
thương mại Bắc Việt.
- Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, đại hội đồng cổ đông
có nhiệm vụ:
+ Thông qua định hướng phát triển của công ty, kế hoạch phát triển
ngắn hạn và dài hạn của công ty.
+ Thông qua báo cáo của ban kiểm soát về quản lý công ty của hội
đồng quản trị, tổng giám đốc.
+ Thông qua báo cáo của hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác
quản lý kinh doanh ở công ty.
+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo tiền thù lao của hội
đồng quản trị.
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên
ban kiểm soát.
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, trừ trường hợp điều
chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần
được quyền chào bán quy định tại điều lệ.
+ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty và chỉ định người thanh lý.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các
quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về đại hội đồng cổ
đông:
+ Quyết định chiến lược, định hướng phát triển, kế hoạch trung và kế
hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.
+ Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và
giới hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư và điều lệ công ty.
+ Quyết định các hợp đồng, giao dịch theo điều lệ công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với giám đốc và một số chức danh quan trọng khác, quyết định mức lương
và lợi ích khác của những chức danh đó, cử người đại diện theo ủy quyền
thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết
định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó.
+ Giám sát, chỉ đạo giám đốc và người quản lý khác trong điều hành
công việc kinh doanh hàng ngày của công ty.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết
định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần
của doanh nghiệp khác.
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông.
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ
tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
+ Kiến nghị việc tổ chức lại , giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Ban kiểm soát
Ban kiểm soát bao gồm những người thay mặt cổ đông để kiểm soát
mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ban
kiểm soát có các quyền hạn và trách nhiệm:
+ Ban kiểm soát thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc trong
việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ
đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế
toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
+ Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm
và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội đồng
quản trị.
+ Kiến nghị hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông các biện pháp
sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty.
+ Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật,
điều lệ này và quyết định của đại hội đồng cổ đông.
- Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm giám đốc, các phó giám đốc và kế toán trưởng do
hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc có các quyền hạn và nhiệm vụ:
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày
của công ty mà không cần phải có quyết định của hội đồng quản trị.
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của
công ty.
+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công
ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị.
+ Tuyển dụng lao động.
+ Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quyết
định của hội đồng quản trị.
1.6.2. Các bộ phận trong công ty cổ phần xây dựng dân dụng và
thương mại Bắc Việt
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực: Tuyển dụng,
đào tạo, tổ chức thi nâng bậc công nhân kỹ thuật, tổ chức sắp xếp nhân lực.
+ Thực hiện công tác định mức lao động, tiền lương, chế độ chính sách,
bảo hiểm cho người lao động.
+ Duy trì và phát huy hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:
2000.
+ Thực hiện công tác quản trị hành chính, văn phòng, đời sống cán bộ
công nhân viên, tổ bảo vệ…
- Phòng đầu tư kinh doanh:
+ Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực điều hành sản
xuất, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý kinh tế, quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản.
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Tiến hành phân tích hoạt động kinh tế, xây dựng các quy chế quản lý
kinh tế nội bộ công ty…
- Phòng tài chính kế toán:
Tham mưu cho cho giám đốc về công tác quản lý tài chính tín dụng, kế toán
của công ty, quản lý tài sản cố định, kiểm tra giám sát mọi hoạt động liên
quan đến tài chính tín dụng của công ty.
+ Hàng tháng lập kế hoạch tài chính cho công ty.
+ Lập kế hoạch tài chính đầu tư và tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn cho công ty.
+ Xây dựng quy chế thanh toán nội bộ.
+ Thực hiện công tác quản lý và sử dụng vốn.
+ Phối hợp với đầu tư kinh doanh để xây dựng chi phí sản xuất.
+ Thực hiện công tác kế toán vật tư.
+ Theo dõi và quản lý tài sản cố định của công ty
+ Thực hiện công tác kế toán tiền lương, bảo hiểm và các khoản chi phí
khác cho người lao động...
- Phòng đấu thầu và quản lý dự án:
+ Tìm kiếm các dự án, tổ chức lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu,
triển khai công tác thi công công trình.
+ Tiến hành quản lý dự án đã trúng thầu đảm bảo yêu cầu về chi phí,
chất lượng, tiến độ, môi trường và an toàn lao động.
Nguyễn Văn Hoài Công nghiệp 46B
14