Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

skkn xây dựng chuyên đề dạy học hiđrocacbon no – ankan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.1 KB, 30 trang )

Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là: Giáo dục con người Việt Nam
phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ
quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng
sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở,
thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức hợp lý, gắn
với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo
dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hoá, xã hội hóa, và hội nhập quốc tế; giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc…Hướng tới mục tiêu
đó, cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp
giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá và công tác quản lý giáo dục.
Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy học
trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp “bàn tay nặn bột”…, các kĩ thuật dạy
học tích cực như động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy,… không còn xa lạ với đông đảo
giáo viên hiện nay. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, có
khi còn máy móc, lạm dụng. Đa số giáo viên chưa tìm được “chỗ đứng” của mỗi kĩ thuật
dạy học trong cả tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Cũng chính vì thế nên giáo viên
vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa
dám chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với các phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học trên lớp
và tự học ở nhà của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả. Phần lớn giáo viên, những
người mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và lo sợ rằng sẽ bị
“cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học.
Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
hiện nay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡng


phương pháp tự học cho học sinh; việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và học tập
hợp tác còn hạn chế; chưa kết hợp được đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học
sinh trong quá trình dạy học.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nói trên nhưng có thể kể đến một
số nguyên nhân chủ yếu sau:
Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 1 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

Sự hiểu biết của giáo viên về các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực
còn hạn chế, chủ yếu mới dừng lại ở mức độ “biết” một cách rời rạc, thiếu tính hệ thống,
chưa làm chủ được phương pháp mới nên giáo viên “vất vả” hơn khi sử dụng so với các
phương pháp truyền thống, dẫn đến tâm lý ngại sử dụng.
Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện nay chủ yếu được thực hiện trên
lớp theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian
cho đầy đủ các hoạt động của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy
học tích cực, dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mang
tính hình thức, đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy được
tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; hiệu quả khai thác và sử dụng phương tiện
dạy học và tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế.
Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh còn lạc hậu, chủ yếu là đánh
giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng
thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, vì thế chưa tạo được động lực cho
đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động, sáng tạo xây dựng

nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Thay cho
việc dạy học đang thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa hiện nay, nên chúng
tôi mạnh dạn chọn đề tài “xây dựng chuyên đề dạy học hiđrocacbon no – ankan”.

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 2 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
1. Nhiệm vụ trọng tâm từ năm học 2014-2015
Tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý theo hướng tăng cường phân cấp, tăng quyền
chủ động của nhà trường.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh.
Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập
và rèn luyện của học sinh.
Tập trung phát triển đội ngủ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực
chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát
triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra – đánh giá, tổ
chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
2. Về thực hiện chương trình giáo dục THPT
Tăng cường giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trung học xây dựng và

thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh.
Chỉ đạo và hướng dẫn các trường tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáo
viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học, xây dựng kế hoạch
phù hợp.
Kế hoạch giáo dục của mỗi trường được xây dựng từ tổ bộ môn, được phòng, sở
góp ý và phê duyệt để làm căn cứ tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch như
vậy tạo điều kiện cho các trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục,
các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt từ cấp trên.
3. Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức – kỹ năng của học sinh; tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học.
Bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái
độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học
sinh.
Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành,
dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp
với nội dung bài học.

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 3 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng

công nghệ thông tin như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối;...
Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần
coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.
4. Đổi mới kiểm tra và đánh giá
Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh thực hiện chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức cuối
kỳ, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận
dụng kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tới
phát triển năng lực của học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình; coi trọng đánh giá để giúp
đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em
trong quá trình dạy học.
Đánh giá quá trình học tập của học sinh: Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc
điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một
số việc như sau: Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ; ghi
nhận xét về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; đánh giá sự hình thành và
phát triển năng lực phẩm chất của học sinh; khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự đánh
giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Định hướng chung trong đánh
giá kết quả học tập của học sinh là phải xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận. Đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong dạy học được thực hiện qua các bài kiểm
tra bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo bốn mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu,
vận dụng và vận dụng cao. Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát
triển năng lực.
II. XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
1. Định hướng chung
* Bản chất của quá trình dạy học
Dạy học là dạy hoạt động. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức,
giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh sao cho
học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức.
Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá

trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng
của ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động
dạy học.

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 4 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

* Vai trò của giáo viên và trong dạy học tích cực

* Tiêu chí xây dựng kế hoạch bài học theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp
dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được
của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt
động học của học sinh.
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động
học của học sinh.
* Kĩ thuật tổ chức một hoạt động học
Mỗi nhiệm vụ học tập của học sinh được tổ chức thực hiện theo quy trình như sau:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả
năng của học sinh;
Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực
hiện nhiệm vụ học tập.

Báo cáo kết quả và thảo luận: khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với
nhau về nội dung học tập.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh.
* Tiêu chí hoạt động của giáo viên
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao
nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp
tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 5 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá
kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
* Tiêu chí hoạt động của học sinh
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh
trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện
các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết
quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của học sinh.

2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc
xây dựng mỗi chuyên đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau:
a. Xác định vấn đề cần dạy
Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những ứng
dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác định các
nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó
xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học trong môn học.
Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, các tổ
chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chủ đề
tích hợp, liên môn.
Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.
- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.
b. Lựa chọn nội dung chuyên đề
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để
tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các
nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó
xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề. Lựa chọn các nội dung của
chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các môn học có
liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học.
c. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực
Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các
hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó
xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ
xây dựng.
Một số năng lực chung: Tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo; Giao
tiếp và hợp tác; Sử dụng công nghệ thông tin.


Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 6 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

Một số phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Làm chủ bản thân; Thực hiện nghĩa vụ
học sinh.
d. Mô tả 4 mức độ yêu cầu và biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá
Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng
cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm
chất của học sinh trong dạy học.
Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng
trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo
chuyên đề đã xây dựng.
e. Thiết kế tiến trình dạy học
Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho
học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện
một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử
dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát. Các
hoạt động tiếp theo trong tiến trình dạy học thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp
dạy học được lựa chọn.
3. Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học
Mỗi chuyên đề dạy học cần đạt những nội dung sau:
Vấn đề dạy học của chuyên đề.
Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện.
Chuẩn kiến thức – kỹ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có

thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề.
Bảng mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của
các loại câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề.
Các câu hỏi, bài tập tương ứng với mỗi loại mức độ yêu cầu được mô tả trong quá
trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoath động thể hiện tiến
trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn.

PHẦN II. XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
“HIĐROCACBON NO - ANKAN”
Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 7 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

I. VẤN ĐỀ DẠY HỌC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Hiđrocacbon no – ankan.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN
1. Nội dung 1
Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.
Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.

Tính chất vật lí chung
Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong
công nghiệp. Ứng dụng của ankan.
Thời lượng 1 tiết.

Kiến thức cũ có liên quan
Kiến thức mới trong bài cần hình thành
- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no ,
đồng đẳng, đồng phân
- Các loại liên kết trong phân tử
Hidrocacbon
- Cách xác định công thức phân tử, viết
công thức cấu tạo

- Công thức tổng quát của ankan và đặc điểm cấu
tạo của chúng
- Dãy đồng đẳng của ankan, đồng phân
- Cách gọi tên ankan
- Tính chất vật lí chung ankan.
- Phương pháp điều chế ankan
-Ứng dụng của ankan

2. Nội dung 2
Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng
crăckinh).
Thời lượng 1 tiết.
Kiến thức cũ có liên quan
Kiến thức mới trong bài cần hình thành
σ
- Tính chất hoá học của ankan
- Đặc điểm liên kết
- Cách lập CTPT, viết CTCT
III. CHUẨN KIẾN THỨC – KỸ NĂNG VÀ MỘT SỐ NĂNG LỰC CÓ THỂ PHÁT
TRIỂN ĐƯỢC
Chương trình giáo dục phổ thông hoá học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành)

quy định mức độ cần đạt của học sinh về “Hiđrocacbon no – ankan” như sau:
Kiến thức
Học sinh nêu được :
− Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.
− Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh
pháp.
− Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ
sôi, khối lượng riêng, tính tan).
− Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng
crăckinh).
− Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong
công nghiệp. ứng dụng của ankan.
Kĩ năng
− Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử,
tính chất của ankan.
− Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch
nhánh.
− Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 8 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

− Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
− Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính

nhiệt lượng của phản ứng cháy.
Về hình thành và phát triển năng lực: Tổ chức cho học sinh hoạt động giải quyết
vấn đề sẽ có thể hình thành và phát triển một số năng lực sau:
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng
tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; sử dụng công nghệ thông tin.
Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực thực hành hoá
học, năng lực tính toán hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học, năng
lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
* Nội dung 1:
- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.
- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
- Tính chất vật lí chung
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
HS nêu được :
− Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.
− Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh
pháp.
− Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ
sôi, khối lượng riêng, tính tan).
HS viết được: Các đồng phân mạch cacbon
Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong
công nghiệp. Ứng dụng của ankan.
b. Kĩ năng
- Quan sát mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử.
- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch
nhánh.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Ứng dụng của ankan.

c. Thái độ
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác.
- Nhận thức được vai trò của ankan trong đời sống con người.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng các sản phẩm có ankan
như gas, xăng, dầu. . . .
d. Định hướng các năng lực được hình thành
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực làm việc độc lập
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực tổng hợp kiến thức
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 9 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

2. Phương pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp góc
và kĩ thuật dạy học sau:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo
luận nhóm).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (Mô hình, tranh ảnh …), SGK.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.

- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng hướng dẫn hoạt động học tập ở mỗi góc.
- Giáo án powerpoint về đáp án của các nhiệm vụ.
- Máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút lông, phiếu học tập, Mô hình phân tử C4H10
* Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa Hóa học 11 cơ bản, Chuẩn bị bài mới.
4. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Chuẩn bị cho việc học tập theo góc. Chuẩn bị nghiên cứu hoạt động ở
các góc.
Thời
gian
8’

Hoạt động

Hoạt động

của giáo viên

của học sinh

- Ổn định tổ chức.

- Ngồi theo nhóm.

- Giới thiệu các góc và - Quan sát và lắng
nhiệm vụ cụ thể ở mỗi góc nghe.
(3 góc).
- Nghiên cứu các

- Hướng dẫn HS nghiên nhiệm vụ cụ thể và
cứu và lựa chọn các góc.
lựa chọn góc theo tổ.

Đồ dùng, TBDH

- Máy chiếu hoặc giấy A0 (thể
hiện các nhiệm vụ ở mỗi góc).

Hoạt động 2. Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc.
Thời
gian
30’

Hoạt động

Hoạt động
Đồ dùng, TBDH

của giáo viên
- Yêu cầu các tổ thực
hiện các nhiệm vụ ở các
góc, mỗi góc trong thời
gian 10’ rồi luân chuyển

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

của học sinh
- Thực hiện nhiệm vụ - SGK hoá học 11 cơ bản.
theo nhóm tại các góc

học tập. Sử dụng kỹ - Các hướng dẫn nhiệm vụ ở
các góc.
thuật “ tia chớp”.

Trang - 10 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

sang góc khác.

-Trưng bày sản phẩm - Bút dạ, băng dính, giấy A0.
của nhóm tại góc học
- Hướng dẫn các tổ thực tập.
hiện nhiệm vụ và trưng
bày sản phẩm.

Hoạt động 3. Báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ ở các góc.
Thời
gian
15’

Hoạt động

Hoạt động
Đồ dùng, TBDH

của giáo viên


của học sinh

- Hướng dẫn HS báo cáo - Đại diện các nhóm Giấy A0, băng dính.
kết quả.
lên báo cáo kết quả.

Máy chiếu, đáp án.

- Gọi đại diện tổ 1 trình
bày kết quả ở góc Quan
sát. Yêu cầu tổ 2,3 nhận
xét, phản hồi.

- Lắng nghe, so sánh
với câu trả lời của tổ
mình và đưa ra ý kiến
nhận xét, bổ sung.

- Gọi đại diện tổ 1 trình - Quan sát sản phẩm
bày kết quả ở góc Phân và lắng nghe phần
tích. Yêu cầu tổ 1,3 nhận trình bày của tổ bạn.
xét, phản hồi.
- Đưa ra ý kiến nhận
- Gọi đại diện tổ 2 trình xét, bổ sung.
bày kết quả ở góc Trải
nghiệm. Yêu cầu tổ 1,2 - Lắng nghe và đánh
giá câu trả lời của
nhận xét, phản hồi.
bạn.

- Công bố đáp án trên
màn chiếu và kết luận - Lắng nghe và ghi
chung về kết quả thực nhớ kết luận mà giáo
hiện nhiệm vụ ở các góc. viên chốt lại.
- Yêu cầu các tổ quan sát - Học sinh ghi vở
đáp án của nhiệm vụ này những nội dung đã
được giáo viên kết
trên màn chiếu.
luận và chốt lại.

Hoạt động 4. Ghi tóm tắt nội dung.
Thời
gian

Hoạt động

Hoạt động

của giáo viên

của học sinh

Đồ dùng, TBDH

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 11 -


Chuyên đề khoa học


Cho học sinh ghi vở
những nội dung đã
được giáo viên kết luận
và chốt lại.

10’

Năm học: 2014 - 2015

Học sinh ghi vở
những nội dung đã
Máy chiếu
được giáo viên kết
luận và chốt lại.

Hoạt động 5. Củng cố kiến thức.
Thời
gian
8’

Hoạt động

Hoạt động
Đồ dùng, TBDH

của giáo viên

của học sinh


Giáo viên chiếu 5 câu Tích cực tham gia.
hỏi theo thứ tự . HS trả
lời đúng được cộng
điểm.

Máy tính, máy chiếu projector.

Giáo viên có thể phân chia lớp học thành 3 góc: góc quan sát, góc phân tích, góc
trải nghiệm, (mỗi góc có 12 học sinh)
Khởi động tất cả 4 góc đều thực hiện ( 5 phút)
- Phương pháp: Giáo viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện, thảo luận
nhóm giúp HS hình thành khái niệm
- Nội dung: Bắt đầu giờ học GV đặt vấn đề: Hiđrocacbon là gì? Thế nào là
hiđrocacbon no? Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về hiđrocacbon no đó là ankan
GV có thể cho HS thảo luận và ghi ý kiến của HS lên giấy A0 sau đó nộp lại cho giáo
viên cuối tiết giáo viên phát chéo cho các nhóm học sinh chấm chéo.
Phiếu học tập 1
Nội dung câu hỏi

Trả lời của nhóm

Nhận xét, bổ sung nếu có

Hiđrocacbon là gì?
Cho 5 hợp chất
Hiđrocacbon cụ thể?
Thế nào là hiđrocacbon
no?

Góc quan sát:

Mục tiêu: Biết CTTQ, dãy đồng đẳng, đồng phân của ankan .
Nhiệm vụ: HS được xem mô hình phân tử C 4H10, nghiên cứu SGK sau đó hoàn
thành các nội dung trên phiếu học tập.

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 12 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

PHIẾU HỌC TẬP 2: GÓC “QUAN SÁT”
HIDROCACBON NO - ANKAN
Xem mô hình, nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau (trình bày theo
bảng ở dưới):
Nội dung câu hỏi

Trả lời của nhóm

Nhận xét, bổ sung nếu có

- Đồng đẳng là gì? Cho
ví dụ?
- Viết 5 chất cụ thể
đồng đẳng của CH4 là
ankan?
-Rút ra CTTQ của dãy
đồng đẳng ankan?

Giáo viên cho góc học
sinh này quan sát mô
hình phân tử C4H10,
- Cho biết loại liên kết
trong phân tử ankan và
góc liên kết trong phân
tử bằng bao nhiêu ?
Các nguyên tử C trong
phân tử ankan có nằm
trên 1 đường thẳng
không?.
- Hãy viết CTCT của
CH4, C2H6, C3H8.
- Các chất này có 1 hay
nhiều CTCT?
Góc này học sinh có thể sử dụng thêm kỷ thuật tia chớp
- Viết các CTCT của
C4H10, C5H12 ?
Học sinh: Thảo luận
cặp đôi, 2 học sinh lên
bảng trình bày sau đó
góc tổng hợp, kết luận
về đồng phân mạch
cacbon của Ankan

Góc trải nghiệm:
Mục tiêu: Biết cách gọi tên của ankan và bậc cacbon .

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín


Trang - 13 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

Nhiệm vụ : HS tiến hành theo nhóm gồm 2 em học sinh nhóm đặt câu hỏi, nhóm
giải thích và rút ra nhận xét cần thiết. Góc này dành cho những HS có cách học theo kiểu
vận động (Kinaesthetic) mà hoạt động ưa thích là thực hiện các khám phá tích cực, tiến
hành tự đặt câu hỏi và tự trả chứng minh.
Dưới đây là phiếu học tập cho góc trải nghiệm
PHIẾU HỌC TẬP 3: GÓC “TRẢI NGHIỆM”
HIDROCACBON NO - ANKAN
Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau (trình bày theo bảng ở dưới):
Nội dung câu hỏi

Trả lời của nhóm

Nhận xét, bổ
sung nếu có

- Nghiên cứu SGK giới thiệu ở bảng gọi
tên
Rút ra nhận xét về đặc điểm trong tên gọi
của ankan và gốc ankyl.
- Nêu quy tắc Hệ thống (IUPAC) lấy 2 ví
dụ
- Nhóm học sinh này tự đặt câu hỏi, cho
nhóm học sinh kia nhận xét về số lượng

nguyên tử C liên kết trực tiếp với mỗi
nguyên tử C rồi góc trải nghiệm rút ra định
nghĩa bậc Cacbon.
Cho ví dụ minh họa: bậc C (trong ankan) =
số ngtử C liên kết với ngtử C đó.

Góc phân tích:
Mục tiêu: Nắm được tích chất vật lý, ứng dụng và điều chế.
Nhiệm vụ : HS đọc tài liệu SGK và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và rút ra
kiến thức mới cần lĩnh hội. Vì vậy, GV cần đưa ra những câu hỏi có định hướng cụ thể,
rõ ràng để HS lĩnh hội được các kiến thức trọng tâm. Góc này dành cho những HS có
phong cách học theo kiểu đọc, viết tức là tiếp nhận thông tin dưới dạng chữ viết, văn
bản.
PHIẾU HỌC TẬP 4: GÓC “PHÂN TÍCH”
HIDROCACBON NO – ANKAN
Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau (trình bày theo bảng ở dưới):
Nội dung câu hỏi

Trả lời của nhóm

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Nhận xét, bổ sung nếu có

Trang - 14 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015


- Nêu trạng thái, quy
luật về sự biến đổi
nhiệt độ nóng chảy,
nhiệt độ sôi, khối
lượng riêng, tính tan.
- Viết phương trình
điều chế CH4 bằng
cách
nung
nóng
CH3COONa với CaO,
NaOH;
- Giới thiệu phương
pháp khai thác ankan
trong công nghiệp
- Nêu những ứng dụng
cơ bản của ankan.

Tốc độ làm việc của các góc là khác nhau, do đó, để tránh việc những HS đã hoàn
thành nhiệm vụ tại một số góc chưa được di chuyển sang góc mới, gây mất trật tự. GV
nên thiết kế một góc “dành cho HS tốc độ nhanh”. Tại góc này, GV có thể thiết kế các
hoạt động giải trí như trò chơi ô chữ, ghép tranh, đố vui hay giải các bài toán có liên
quan đến nội dung kiến thức bài học. GV nên có những hình thức khuyến khích HS tham
gia như cộng điểm thi đua, điểm miệng để tạo hứng thú cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
CỦNG CỐ NỘI DUNG 1
Bài tập 1: Viết phương trình phản ứng của butan
Tác dụng với clo theo tỉ lệ 1:1
a)

Tách 1 phân tử H2
b)
Crăckinh
c)
Bài tập 2: Gọi tên các chất sau:
a) CH3-C(CH3)2-CH2-CH3
b) CH3-CHBr-(CH2)2-CH(C2H5)-CH2-CH3
Bài tập 3: Viết CTCT và đọc lại tên đúng nếu có:
a) 3-metyl butan
b) 3,3-điclo-2-etyl propan
c) 1,4-đimetyl butan
Bài tập 4: Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của C6H12 và gọi tên?
Bài tập 5: Viết phương trình điều chế C2H6 từ CH3COOH
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày từng câu nhỏ, học sinh khác nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên: kết luận
* Nội dung 2: Tính chất hóa học của ankan
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
HS nêu được :

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 15 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

Tính chất hoá học, viết được các phản ứng (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng

tách hiđro, phản ứng crăckinh).
b. Kĩ năng
- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
− Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
− Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí,
tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.
c. Thái độ
Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy tất cả các khả năng tư duy của học sinh

d. Định hướng các năng lực được hình thành
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực làm việc độc lập
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực tổng hợp kiến thức
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
2. Phương pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp góc
và kĩ thuật dạy học sau:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo
luận nhóm).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (Mô hình, tranh ảnh …), SGK.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Chuẩn bị của giáo viên :
- Bảng hướng dẫn hoạt động học tập ở mỗi góc.
- Giáo án powerpoint về đáp án của các nhiệm vụ.
- Máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút lông, phiếu học tập.

* Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa Hóa học 11 cơ bản, Chuẩn bị bài mới.
4. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Chuẩn bị cho việc học tập theo góc. Chuẩn bị nghiên cứu hoạt động ở
các góc.
Thời
gian
8’

Hoạt động

Hoạt động

Đồ dùng,

của giáo viên

của học sinh

TBDH

- Ổn định tổ chức.

- Ngồi theo nhóm.

- Giới thiệu các góc và - Quan sát và lắng nghe.

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

- Máy chiếu hoặc giấy A0
(thể hiện các nhiệm vụ ở mỗi

góc).

Trang - 16 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

nhiệm vụ cụ thể ở mỗi - Nghiên cứu các nhiệm vụ
góc (4 góc).
cụ thể và lựa chọn góc theo
tổ.
- Hướng dẫn HS
nghiên cứu và lựa
chọn các góc.

Hoạt động 2. Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc.
Thời
gian
32’

Hoạt động

Hoạt động

Đồ dùng,

của giáo viên


của học sinh

TBDH

- Yêu cầu các tổ thực
hiện các nhiệm vụ ở
các góc, mỗi góc
trong thời gian 8’ rồi
luân chuyển sang góc
khác.

- Thực hiện nhiệm vụ theo - SGK hoá học 11 cơ bản.
nhóm tại các góc học tập. Sử
- Các hướng dẫn nhiệm vụ ở
dụng kỹ thuật “ tia chớp”.
các góc.
-Trưng bày sản phẩm của
- Bút dạ, băng dính, giấy A0.
nhóm tại góc học tập.

- Hướng dẫn các tổ
thực hiện nhiệm vụ và
trưng bày sản phẩm.

Hoạt động 3. Báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ ở các góc.
Thời
gian
15’

Hoạt động


Hoạt động

Đồ dùng,

của giáo viên

của học sinh

TBDH

- Hướng dẫn HS báo - Đại diện các nhóm lên báo Giấy A0, băng dính.
cáo kết quả.
cáo kết quả.
Máy chiếu, đáp án.
- Gọi đại diện tổ 1 - Lắng nghe, so sánh với câu
trình bày kết quả ở góc trả lời của tổ mình và đưa ra
Quan sát. Yêu cầu tổ ý kiến nhận xét, bổ sung.
2,3,4 nhận xét, phản
- Quan sát sản phẩm và lắng
hồi.
nghe phần trình bày của tổ
- Gọi đại diện tổ 1 bạn.
trình bày kết quả ở góc
Phân tích. Yêu cầu tổ - Đưa ra ý kiến nhận xét, bổ
1,3,4 nhận xét, phản sung.
hồi.
- Lắng nghe và đánh giá câu

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín


Trang - 17 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

- Gọi đại diện tổ 2 trả lời của bạn.
trình bày kết quả ở góc
Trải nghiệm. Yêu cầu - Lắng nghe và ghi nhớ kết
tổ 1,2,4 nhận xét, phản luận mà giáo viên chốt lại.
hồi.
- Học sinh ghi vở những nội
- Gọi đại diện tổ 2 dung đã được giáo viên kết
trình bày kết quả ở góc luận và chốt lại.
Trải nghiệm. Yêu cầu
tổ 1,2,3 nhận xét, phản
hồi.
- Công bố đáp án trên
màn chiếu và kết luận
chung về kết quả thực
hiện nhiệm vụ ở các
góc.
- Yêu cầu các tổ quan
sát đáp án của nhiệm
vụ này trên màn chiếu.

Hoạt động 4:. Ghi tóm tắt nội dung.
Thời

gian

10’

Hoạt động

Hoạt động

Đồ dùng,

của giáo viên

của học sinh

TBDH

Cho học sinh ghi vở Học sinh ghi vở những nội
những nội dung đã dung đã được giáo viên kết
Máy chiếu
được giáo viên kết luận và chốt lại.
luận và chốt lại.

Hoạt động 5. Củng cố kiến thức.
Thời
gian
8’

Hoạt động

Hoạt động


Đồ dùng,

của giáo viên

của học sinh

TBDH

Giáo viên chiếu 6 Tích cực tham gia.
câu hỏi theo thứ tự .
HS trả lời đúng được
cộng điểm.

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Máy tính,
projector.

máy

chiếu

Trang - 18 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015


GV có thể phân chia lớp học thành 4 góc: góc quan sát, góc phân tích, góc trải nghiệm,
góc áp dụng. (mỗi góc có 10 học sinh)
Góc Phân tích:
Mục tiêu: Nắm vững tính chất hoá học chung của ankan
Nhiệm vụ: HS đọc tài liệu SGK và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và rút ra
kiến thức mới cần lĩnh hội. Vì vậy, GV cần đưa ra những câu hỏi có định hướng cụ thể,
rõ ràng để HS lĩnh hội được các kiến thức trọng tâm. Góc này dành cho những HS có
phong cách học theo kiểu đọc, viết tức là tiếp nhận thông tin phát triển năng lực tổng hợp
kiến thức mới.
PHIẾU HỌC TẬP 1: GÓC “PHÂN TÍCH” HIDROCACBON NO - ANKAN
Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau (trình bày theo bảng ở dưới):

Nội dung câu hỏi

Trả lời của nhóm

Nhận xét, bổ sung nếu có

- Hãy học sinh đọc sgk và đưa ra
nhận xét chung về đặc điểm cấu
tạo và tính chất hoá học của
ankan.
- Ankan phản ứng với các chất
nào sau đây? Dung dịch axit HCl,
dung dịch NaOH, dd KMnO4 , Cl2
(xúc tác AS) , oxi ở nhiệt độ cao?
Vì sao?

Góc quan sát:
Mục tiêu: Phản ứng thế bởi halogen của ankan .

Nhiệm vụ : Nghiên cứu SGK sau đó hoàn thành các nội dung trên phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP 2: GÓC “QUAN SÁT” HIDROCACBON NO - ANKAN
Xem mô hình, nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau?
Nội dung câu hỏi

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trả lời của nhóm

Nhận xét, bổ sung
nếu có

Trang - 19 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

- Cho biết phản ứng thế là gì ?
- Viết phản ứng thế của CH4 với Cl2. (Lưu ý tỉ lệ
mol CH4 và Cl2 mà sản phẩm sinh ra khác nhau),
đọc tên các sản phẩm.
- Trình chiếu cơ chế phản ứng thế
- Viết phương trình phản ứng xãy ra khi cho CH 3 –
CH2 – CH3 tác dụng với Cl2 có tỉ lệ mol 1:3 .
- Rút ra nhận xét: Hướng thế chính.

Góc trải nghiệm:
Mục tiêu: Phản ứng tách của ankan.

Nhiệm vụ: HS tiến hành theo nhóm gồm 2 em học sinh nhóm đặt câu hỏi, nhóm
giải thích và rút ra nhận xét cần thiết. Góc này dành cho những HS có cách học theo kiểu
vận động (Kinaesthetic) mà hoạt động ưa thích là thực hiện các khám phá tích cực, tiến
hành tự đặt câu hỏi và tự trả chứng minh.
Dưới đây là phiếu học tập cho góc trải nghiệm
PHIẾU HỌC TẬP 3: GÓC “TRẢI NGHIỆM” HIDROCACBON NO -ANKAN
Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau (trình bày theo bảng ở dưới):
Nội dung câu hỏi

Trả lời của nhóm

Nhận xét, bổ sung nếu


- Viết 2 phản ứng tách H2 và bẽ gãy mạch
C của butan.
- Nhận xét, viết phương trình tổng quát
àDưới tác dụng của to, xt các ankan không
những bị tách H2 mà còn bị bẽ gãy các lên
kết C – C tạo ra các phân tử nhỏ hơn.
- Viết Phản ứng crackinh dạng tổng quát
Góc này học sinh có thể sử dụng thêm kỷ thuật tia chớp
- Cho biết số chất thu được khi crackinh
C5H12 (giải thích)

Góc áp dụng:
Mục tiêu: Phản ứng oxi hóa của ankan.
Nhiệm vụ : HS đọc bảng trợ giúp (chỉ đối với góc xuất phát) sau đó áp dụng để giải
bài tập hoặc giải quyết một vấn đề có liên quan đến thực tiễn. Góc này dành cho HS đã làm
chủ một phần hoặc toàn bộ nội dung của bài học trước khi đến lớp hoặc HS có phong cách

học vận động hoặc kiểu đọc/viết.
PHIẾU HỖ TRỢ
3.Phản ứng oxi hóa:
CnH2n+2 +

3n + 2
O2 → nCO2 + (n+1)H2O
2

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 20 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

∗nH 2O > nCO2
∗1 <

nH 2O
nCO2

≤2

∗nankan = nH 2O − nCO2
to
Vd: CH4+O2 →
CO2+H2O

to
C3H8 +5O2 →
3CO2 + 4H2O

PHIẾU HỌC TẬP 4: GÓC “ÁP DỤNG” HIDROCACBON NO - ANKAN
Nghiên cứu phiếu hỗ trợ và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau (trình bày theo
bảng ở dưới):
Nội dung câu hỏi

Trả lời của nhóm

Nhận xét, bổ sung
nếu có

1/Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit hỗn hợp khí A
gồm metan và etan thu được 4,48 lit khí
cacbonic. Các thể tích khí đo ở đktc.Tính
thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong
hỗn hợp A?
2/ Một hỗn hợp A gồm 2 ankan là đồng đẳng
kế tiếp nhau có khối lượng 10,2 gam. Đốt
cháy hoàn toàn hỗn hợp A cần 36,8 gam oxi
a) Tính khối lượng CO2 và H2O tạo thành?
b) Tìm CTPT của 2 ankan?
3/ Đốt cháy hoàn toàn 10,2 gam hai ankan cần
25,8 lít oxi(đkc). Xác định công thức phân tử
2 ankan, biết phân tử khối mỗi ankan không
quá 60.

Tốc độ làm việc của các góc là khác nhau, do đó, để tránh việc những HS đã hoàn

thành nhiệm vụ tại một số góc chưa được di chuyển sang góc mới, gây mất trật tự. GV
nên thiết kế một góc “dành cho HS tốc độ nhanh”. Tại góc này, GV có thể thiết kế các
hoạt động giải trí như trò chơi ô chữ, ghép tranh, đố vui hay giải các bài toán có liên
quan đến nội dung kiến thức bài học. GV nên có những hình thức khuyến khích HS tham
gia như cộng điểm thi đua, điểm miệng để tạo hứng thú cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
CỦNG CỐ NỘI DUNG 2
Câu 1: Khi đốt cháy ankan thu đợc H2O và CO2 với tỷ lệ tương ứng biến đổi như sau:
A. tăng từ 2 đến + ∞ .
B. giảm từ 2 đến 1.
C. tăng từ 1 đến 2.
D. giảm từ 1 đến 0.
Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 21 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon thu đợc số mol CO2 nhỏ hơn số mol
H2O. Hỗn hợp đó
A. gồm 2 ankan.
B. gồm 2 anken.
C. chứa ít nhất một anken.
D. chứa ít nhất một ankan.
Câu 3: Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu đợc một sản phẩm thế monoclo duy nhất.
Danh pháp IUPAC của ankan đó là
A. 2,2-đimetylpropan.

B. 2-metylbutan.
C. n-pentan.
D. 2-đimetylpropan.
Câu 4: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là
A. metan.
B. etan.
C. propan.
D. n-butan.
Câu 5: khi clo hóa metan thu đợc một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lợng.
Công thức của sản phẩm là
A. CH3Cl.
B. CH2Cl2.
C. CHCl3.
D. CCl4.
Câu 6: Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C 4H10 (đktc) thu đợc hỗn hợp A gồm CH4,
C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 d. Đốt cháy hoàn toàn A thu đợc x gam CO2 và y
gam H2O. Giá trị của x và y tơng ứng là
A. 176 và 180.
B. 44 và 18.
C. 44 và 72.
D. 176 và 90.
Hướng dẫn HS bài tập về nhà
Ngoài hình thức yêu cầu HS làm bài tập củng cố trong SGK, SBT, GV có thể mở
rộng giúp HS liên hệ các kiến thức thực tế bằng cách đặt câu hỏi yêu cầu HS về nhà tìm
hiểu (làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm) và viết một bản trình bày về một trong các
nội dung sau, nộp vào tuần sau:
1/ Trình bày Tính chất vật lý, hóa học của n-pentan, viết phản ứng minh họa
2/ Tìm những ứng dụng quan trọng của n-pentan
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
NĂNG LỰC

Nội
dung
kiến
thức

Loại câu hỏi
và bài tập

Nhận biết

Mức độ nhật thức
Thông hiểu
Vận dụng

Câu hỏi/bài - Nêu được - Giải thích
tập định tính khái
niệm được
tính
Ankan, bậc chất hóa học
cacbon
của ankan

ANKAN

- Viết được
được công
thức cấu tạo
1 số ankan
có số C < 4.
- Đọc tên

được
các
ankan có số
C < 4.
- Nêu được
số lượng các
ankan ở thể

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

-Viết được
các
đồng
phân, gọi tên
ankan có số
cacbon lớn
hơn 4 nhỏ
hơn 7.
- Viết được
các phương
trình hóa học
minh
họa
tính chất hóa

-Viết được các
đồng phân của
dẫn
xuất
monohalogen

ankan có số
cacbon nhỏ hơn
5.
- Đọc tên được
các dẫn xuất
halogen
- Viết được các
sản phẩm, xác
định được sản
phẩm chính của
phản ứng thế và
gọi tên.

Vận dụng
cao
- Tìm hiểu
một số ankan
có nhiều ứng
dụng
trong
thực tiễn như:
metan,
propan,
butan
,
octan.....

Trang - 22 -



Chuyên đề khoa học
khí hoặc thể
lỏng ở điều
kiện thường.
- Nêu được
công
thức
tổng
quát
ankan
- Nêu tính
chất hóa học
và pp điều
chế metan
- Giải được
Bài tập định các bài tập
lượng
liên
quan
đến tính chất
hóa học của
ankan

Năm học: 2014 - 2015
học
ankan

của

- Tính toán

theo
công
thức, phương
trình
hóa
học, theo các
định luật

- Giải được bài
tập liên quan đến
các ankan như
phản ứng đốt
cháy, phản ứng
tách...
− Tính thành
phần phần trăm
về thể tích và
khối lượng ankan
trong hỗn hợp
khí, tính nhiệt
lượng của phản
ứng cháy
bài tập thực - Mô tả được - Giải thích - Giải thích được
hành/TN/gắn các h.tượng được
các một
số hiện
liền với thực TN
của hiện tượng tượng liên quan
tiễn
ankan

thí nghiệm
đến thực tiễn

- Giải được
bài tập liên
quan đến hỗn
hợp
nhiều
ankan
- Giải được
các bài tập tạo
nhiều
sản
phẩm khi thực
hiện phản ứng
tách...

.

LOẠI CÂU HỎI BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH
* Mức độ nhận biết
Câu 1: Gas sử dụng trong gia đình hiện nay có khối lượng khoảng 12 kg chủ yếu là khí
hóa lỏng của
A. hỗn hợp propan và butan
B. hỗn hợp propan và pentan
C. propan
D. butan
Câu 2: Một hiện tượng phổ biến hiện nay là sang chiết trái phép gas từ bình lớn sang
bình nhỏ để kinh doanh. Việc làm này gây ra mối nguy hiểm tiềm ẩn cho người sử dụng
bởi bởi hai loại gas là khác nhau. Gas sử dụng trong các bình gas du lịch (bình gas mini)

chủ yếu là khí hóa lỏng của
A. hỗn hợp propan và butan
B. hỗn hợp propan và pentan
C. propan
D. butan
Câu 3: Khí gas sinh ra trong các hầm lên men (khí biogas) chứa ankan chủ yếu là
A. hỗn hợp propan và butan
B. hỗn hợp propan và pentan
C. propan
D. metan
Câu 4: CTPT chung của ankan là
A. CnH2n + 2 , n ≥ 1
B. CnH2n , n ≥ 0
C. CnH2n + 1, n ≥ 1
D. CnH2n - 2, n ≥ 1
b. Mức độ thông hiểu

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 23 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

Câu 5. Thực hiện phản ứng clo hóa hiđrocacbon no A có công thức phân tử C 5H12 theo
tỉ lệ số mol là 1:1 ta chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. Công thức cấu tạo nào
sau đây của A là đúng?
A. CH3CH2CH2CH2CH3

B. CH3CH(CH3)CH2CH3
C. CH3C(CH3)2CH3
D. CH3CH2CH(CH3)CH3
Câu 6: Trong các chất cho dưới đây. chất ở thể khí ở điều kiện thường là:
A. heptan
B. nonan
C. butan
D. pentan
c. Mức độ vận dụng
Câu 7: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C6H14. là
A. 4
B. 3
C. 6
D. 5
Câu 8. Có công thức cấu tạo thu gọn: CH 3CH(C2H5)CHClCH3 . Tên theo danh pháp
thay thế tương ứng với công thức trên là:
A. 3-clo-2-etyl butan
B. 2-clo-3-etyl butan
C. 3-clo-2-metyl pentan
D. 2-clo-3-metyl pentan
Câu 9: Khi butan phản ứng với Clo ở điều kiện thích hợp sẽ cho hỗn hợp nhiều sản
phẩm khác nhau, trong đó số sản phẩm thế monoclo có thể có là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
d. Mức độ vận dụng cao
Câu 10: Chiếu sáng hỗn hợp 2-metylbutan và clo. Với tỷ lệ mol phản ứng là 1:1 sản
phẩm thế dễ tạo ra nhất là
A. 1-clo,2-metylbutan

B. 2-clo,2-metylbutan
C. 3-clo,3-metylbutan
D. 3-clo,2-metylbutan
LOẠI CÂU HỎI BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG
* Mức độ thông hiểu
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) một ankan A thì thu được 6,72 lít khí CO 2
(đktc) CTCT của A là
A. CH3CH3
B. CH3CH2CH3
C. CH4
D. CH3CH2CH2CH3
* Mức độ vận dụng
Câu 12: Khi đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp hai ankan A, B là đồng đẳng kế
tiếp thì thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) CTPT của A, B là
A. C2H6 và C3H8
B. CH4 và C2H6
C. C3H8 và C4H10
D. C4H10 và C5H12
* Mức độ vận dụng cao
Câu 13: Khi cháy các ankan tỏa ra lượng nhiệt lớn và vì vậy chúng là nguồn nhiên liệu
phổ biến hiên nay. Cho rằng lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một mol một số
ankan như sau
Ankan
Metan
Etan
Propan
Butan
Lượng nhiệt tỏa ra (KJ)
783
1570

2220
2875
Trong thí nghiệm đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ankan X ta thu được nhiệt lượng là
125,28KJ. CTCT của X là (giả thiết lượng nhiệt thu hồi chỉ đạt 80%)
A. CH3CH3
B. CH4
C. CH3CH2CH3
D. CH3CH2CH2CH3
Câu 14: butan phản ứng với Clo ở điều kiện thích hợp sẽ cho hỗn hợp nhiều sản phẩm
khác nhau. Tách lấy hỗn hợp các sản phẩm monoclo được hai chất có tỷ lệ mol a:b. Giá
trị của tỷ lệ a:b là (cho rằng khả năng phản ứng thế của nguyên tử H ở C bậc 2 gấp hai
Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 24 -


Chuyên đề khoa học

Năm học: 2014 - 2015

lần khả năng phản ứng thế của nguyên tử H ở C bậc 1 và tỷ lệ mol các sản phẩm tỷ lệ
thuận với số nguyên tử H các bậc)
A. 2:3
B. 1:2
C. 1:3
D. 4:3
LOẠI CÂU HỎI BÀI TẬP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM/
THỰC TIỄN
* Mức độ nhận biết
Câu 15: Ankan có trong thành phần chính của khí gas là

A.. C3H8 và C4H10

B. CH4

C. C5H12 và C6H14

D. C2H6 và C6H114

* Mức độ thông hiểu
Câu 16: Trộn cây sáp nến với CuO rồi nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao, dẫn sản phẩm lần lượt qua
bình 1 đựng CuSO4 khan rồi qua bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì
A.ở bình 1thì CuSO4 khan từ màu xanh chuyển sang màu trắng, bình 2 có kết tủa
B. cả 2 bình đều không có hiện tượng xẩy ra
C. bình 1 không có hiện tượng, còn bình 2 có kết tủa trắng
D.ở bình 1thì CuSO4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh, bình 2 có kết tủa

* Mức độ vận dụng
Câu 17: Cho nhiệt độ sôi của một số ankan như sau(tại áp suất nhất định)
Ankan
Pentan
Hexan
Heptan
Octan
Nhiệt độ sôi 36
69
98
126
o
( C)


nonan
151

Có thể tách riêng từng chất trong hỗn hợp các ankan pentan, hexan, heptan, octan, nonan
bằng cách
A. Chưng cất lôi cuốn hơi nước
B. Chưng cất phân đoạn
C. Chưng cất áp suất thấp
D. Chưng cất thường
Câu 18. Thực hiện phản ứng tách 5,8 gam C 4H10 ta được hỗn hợp khí (X) gồm CH 4,
C2H4, C2H6, C3H8, C4H8, H2, C4H10 dư. Đem đốt cháy hoàn toàn (X) thì thu được a gam
H2O. Hỏi a có giá trị nào sau đây?
A. 9 gam
B. 18 gam
C. 15 gam
D. 20 gam
* Mức độ vận dụng cao
Câu 19: Tiến hành thí nghiệm: Hai bình úp ngược (a) và (b) trong chậu nước có thể tích
bằng nhau chứa không khí (dư) với một bát sứ nhỏ đựng 1 gam pentan (bình a) và 1 gam
hexan (bình b). Đốt cháy 2 chất trong bình theo hình vẽ:

(a)

(b)

Hiện tượng quan sát được sau khi đốt cháy 2 mẫu pentan và hexan là (Bỏ qua độ
tan của CO2 trong nước)
A. Nước trong bình (a) dâng cao hơn bình (b).
B. Nước trong bình (b) dâng cao hơn bình (a).
C. Nước trong bình (a) và bình (b) đều không thay đổi.

D. Nước trong bình (a) và bình (b) dâng cao bằng nhau.

Giáo viên thực hiện: Võ Chí Tín

Trang - 25 -


×