Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

skkn một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 28 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 3”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Xây dựng nề nếp lớp. Tổ chức một số hình
thức thi đua khen thưởng cho học sinh lớp 3 trong công tác chủ nhiệm.
3. Tác giả:
Họ và tên: Dương Thúy Nga

Nam ( Nữ ): Nữ

Ngày tháng/ năm sinh: 19-11-1974
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn tổ 2+3, trường Tiểu học
Cộng Hòa.
Điện thoại: 0984.852.003
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Cộng Hòa.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 3A, Trường Tiểu học Cộng Hòa.
Địa chỉ: : KDC Chúc Thôn – Phường Cộng Hòa – Thị xã Chí Linh – Tỉnh
Hải Dương
Điện thoại: 03203882666
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Phạm vi kiến thức:
Đối tượng áp dụng: Giáo viên giảng dạy ở lớp 3, 4,5; Học sinh lớp 3, 4, 5.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2012-2013
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(Ký ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN



Dương Thúy Nga
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
-1-


1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
1. 1. Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng
trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản
để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên
suốt 5 (đến 7) buổi/ tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo
dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…
và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên
chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.
1.2. Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất
lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối
năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so
với các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có
tới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận
động đi học trở lại được. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ
nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận
tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu
hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và
luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
“ Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng”- để cho mọi hoạt động, học tập vui
chơi của các em đi vào nề nếp, phát huy tính tự giác, tích cực phấn đấu thi đua
của mỗi học sinh nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện tôi
đã mạnh dạn tổ chức thi đua, khen thưởng cho học sinh ngay trên lớp trong

từng tuần, tháng và các đợt kiểm tra định kỳ. Bắt đầu thực hiện từ năm học
2012-2013 đến nay, các lớp học sinh do tôi chủ nhiệm đều có nề nếp rất tốt,
chất lượng giáo dục luôn dẫn đầu trong khối lớp. Nhiều bạn bè đồng nghiệp
cũng áp dụng kinh nghiệm này và đã thấy được hiệu quả rõ rệt.

-2-


Với mong muốn được trao đổi, học hỏi thêm để hoàn thiện hơn về nội
dung, biện pháp nên tôi mạnh dạn nêu ra :
"Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 3”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Điều kiện: Kinh nghiệm dành cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở bậc
Tiểu học, có lòng yêu nghề, tận tình với học sinh.
- Thời gian: Áp dụng kinh nghiệm có thể ngay tuần đầu tiên của năm học.
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Giáo viên chủ nhiệm có thể áp dụng cho
học sinh của lớp mình từ lớp 3, 4, 5.
3. Nội dung sáng kiến:
- Tính mới của sáng kiến:
+ Áp dụng hình thức tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới VNEN.
Xây dựng nề nếp lớp, hưởng ứng phong trào thi đua Xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực, rèn kỹ năng sống cho học sinh.
+ Xây dựng hình thức thi đua, sử dụng quỹ khen thưởng có hiệu quả.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến: Có thể áp dụng thường xuyên và rộng
rãi đối với tất cả các đối tượng học sinh từ lớp 3 đến lớp 5.
- Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Xây dựng nề nếp lớp dưới hình thức tự
quản của học sinh và hình thức khen thưởng, là nguồn động lực thúc đẩy việc
nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể ở các lớp 3 do tôi chủ nhiệm nhiều nhiều
năm nay, chất lượng luôn dẫn đầu trong toàn khối nói riêng và trong nhà trường
nói chung.

4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Từ năm học 2012-1013 đến
nay đã có rất nhiều giáo viên, đồng nghiệp của tôi trong trường áp dụng vào
công tác chủ nhiệm lớp và đã đạt kết quả tốt.
5. Đề xuất: Sáng kiến có thể được áp dụng trong công tác chủ nhiệm của
các giáo viên chủ nhiệm từ lớp 3 trở lên, bởi từ lớp 3 học sinh có thể tự theo dõi
được các hoạt động thi đua của lớp.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN

-3-


1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp Giáo
dục - Đào tạo; Bác Hồ có dạy giáo dục là sự nghiệp “trồng người”. Giáo dục –
Đào tạo luôn góp phần gánh trọng trách đào tạo con người mới Xã Hội Chủ
Nghĩa “vừa hồng, vừa chuyên”. Tất cả những chủ trương đó không ngoài việc
nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ chủ nhân tương lai của đất
nước có “đủ đức đủ tài”, cho nước nhà “sánh vai với các cường quốc năm
châu”.
Trong nhà trường, việc nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiêu quan
trọng hàng đầu. Ngoài các biện pháp như: sử dụng linh hoạt các phương pháp,
lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp…thì việc xây dựng nề nếp lớp
học tốt góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy một giáo
viên có kiến thức, có phương pháp giảng dạy và làm tốt công tác chủ nhiệm thì
việc giáo dục học sinh toàn diện chắc chắn sẽ thành công.
“ Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng”- để cho mọi hoạt động, học tập vui
chơi của các em đi vào nề nếp, phát huy tính tự giác, tích cực phấn đấu thi đua
của mỗi học sinh nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện tôi
đã tiến hành việc xây dựng nề nếp lớp học và áp dụng hình thức tổ chức lớp
học theo mô hình trường học mới VNEN. Bên cạnh đó, tôi cũng mạnh dạn tổ

chức hình thức thi đua,khen thưởng cho học sinh ngay trên lớp trong từng tuần,
tháng và các đợt khảo sát, kiểm tra định kỳ. Bắt đầu thực hiện từ năm học
2012-2013 đến nay, các lớp học sinh do tôi chủ nhiệm đều có nề nếp rất tốt,
chất lượng giáo dục luôn dẫn đầu trong khối lớp. Nhiều bạn bè đồng nghiệp
cũng áp dụng kinh nghiệm này và đã thấy được hiệu quả rõ rệt.
Với mong muốn được trao đổi, học hỏi thêm để hoàn thiện hơn về nội
dung, biện pháp nên tôi mạnh dạn nêu ra :
"Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp 3”.
2. Cơ sở lý luận

-4-


Trước hết, giáo viên tiểu học cần hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý, khả năng
tự học của trẻ, từ đó mới có thể tìm ra những biện pháp thi đua nâng cao tính tự
giác cho học sinh một cách phù hợp.
2.1. Hoạt động của học sinh tiểu học:
- Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, thì đến
tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất: chuyển từ
hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với hoạt động
học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như:
+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật
sang các trò chơi vận động.
+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản
thân và gia đình như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,...Ngoài ra, trẻ còn
còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng
hoa,...
+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của
trường, của lớp và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,...
2.2. Những thay đổi kèm theo:

- Trong gia đình: các em luôn cố gắng là một thành viên tích cực, có thể
tham gia các công việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các
gia đình neo đơn, hoàn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,...các em phải
tham gia lao động sản xuất cùng gia đình từ rất nhỏ.
- Trong nhà trường: do nội dung, tích chất, mục đích của các môn học
đều thay đổi so với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương
pháp, hình thức, thái độ học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức
học tập tốt.
- Ngoài xã hội: các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội
mang tính tập thể (đôi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt là
-5-


các em muốn thừa nhận mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến
mình.
Biết được những đặc điểm nêu trên, cần phải tạo điều kiện giúp đỡ trẻ
phát huy những khả năng tích cực của các em trong công việc gia đình, quan hệ
xã hội và đặc biệt là trong học tập.
2.3. Chú ý và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học:
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý
của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ
lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức
toán hay một bài hát dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn
của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm
một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy
định.
Biết được điều này các nhà giáo dục nên giao cho trẻ những công việc
hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian. Chú ý áp
dụng linh động theo từng độ tuổi và chú ý đến tính cá thể của trẻ, điều này là vô
cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục trẻ.

2.4. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học:
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn
liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế
cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ
thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư... Vì thế có thể nói
tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi.
Chính vì thế, việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo
dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình
ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm

-6-


cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình
huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,...
2.5. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học:
Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những
đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và
hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng,
tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng;
nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất
của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng
sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang
hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều,
với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt
vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát
triển của mình.
Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không
được "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng
mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân

cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu
nhân cách ấy.
Ở bậc học Tiểu học, với đặc điểm tâm sinh lý còn ở lứa tuổi nhi đồng, các
em hồn nhiên, hiếu động, tiếp thu nhanh và cũng mau quên, rất thích được
khen, được động viên khi có tiến bộ. Mỗi khi có khuyết điểm, các em cũng rất
xấu hổ khi bị phê bình và thấy buồn khi không bằng các bạn khác. Từ những
đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này, người giáo viên phải hiểu, vận dụng xử
lý linh hoạt các tình huống trong mọi hoạt động của học sinh tại nhà trường,
xây dựng nề nếp lớp học thật tốt bằng các phương pháp, cách thức phù hợp.
3. Thực trạng của vấn đề:
-7-


2.1. Trong các nhà trường, một số giáo viên trẻ mới ra trường, khi xử lí
các tình huống sư phạm còn lúng túng, bối rối nên thường xuyên phải kéo dài
buổi học so với qui định, gây căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh và làm một số
phụ huynh bực bội vì phải chờ đợi lâu khi đi rước con em mình tan học. Một
vài giáo viên dù đã dạy lâu năm nhưng vẫn chưa làm tốt công tác chủ nhiệm
lớp, thường hay than phiền về học sinh, về phụ huynh mà chưa tìm được biện
pháp giáo dục học sinh nên nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh
chưa cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường.
2.2. Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít
kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở
tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác
chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một
nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo
léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với
nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ.
Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh
rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song

với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu
làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.
Điều quan trọng hơn nữa là tôi công tác trong một ngôi trường nhiều năm
liền đạt danh hiệu Xuất sắc, đây là niềm tự hào của bản thân tôi và mỗi giáo
viên đang giảng dạy tại trường. Những thành tích đã được xây dựng bằng sự nỗ
lực phấn đấu không ngừng , bằng sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong tập thể
BGH cùng toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường, bằng việc thực hiện
công tác thi đua khen thưởng kịp thời những giáo viên và học sinh có thành tích
xuất sắc trong học tập cũng như trong các hoạt động phong trào khác của nhà
trường. Đây là nguồn động viên rất lớn để thầy và trò cùng phấn đấu để tiếp tục
đạt được nhiều thành tích hơn nữa.
Trong nhà trường, 100% các lớp học đã có hình thức thi đua và khen
thưởng. Song hầu hết việc theo dõi thi đua ở lớp 3 đều do giáo viên chủ nhiệm
-8-


trực tiếp làm. Bởi đa số giáo viên đều đánh giá năng lực tự quản của lứa tuổi
học sinh lớp 3 là chưa tốt nên chưa thể tin tưởng giao việc cho các em. Giáo
viên chủ nhiệm lại không thể dành quá nhiều thời gian cho việc theo dõi, tổng
hợp thi đua của lớp mình hàng ngày, hàng tuần. Bởi vậy, hình thức thi đua khen
thưởng chỉ thực hiện được ở 2 đợt cuối học kỳ I và cuối năm học.
Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học nói chung và học sinh
lớp 3 nói riêng, việc được tự mình theo dõi thi đua, được tuyên dương khen
thường hàng tuần, hàng tháng, thường xuyên và liên tục đem lại sự động viên
rất lớn, khích lệ các em luôn cố gắng phấn đấu trong mọi hoạt động ở trường
lớp.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã mạnh dạn tiến hành việc áp dụng một số
biện pháp cho tập thể lớp mình chủ nhiệm, trong đó có xây dựng nề nếp lớp và
tổ chức hình thức thi đua khen thưởng nhằm thúc đẩy sự cố gắng nỗ lực của
từng học sinh trong các hoạt động giáo dục. Xây dựng nề nếp cho lớp, góp

phần tích cực vào phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực, rèn cho học sinh nhiều kỹ năng sống cần thiết, hình thành lớp
học sinh có hiểu biết tốt, năng động, sáng tạo và chủ động, tích cực trong cuộc
sống hiện đại nhưng cũng vô cùng phức tạp hiện nay.

4. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

-9-


Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn, không thể thống kê hết được.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào 2 nội dung chính sau đây:
+ Xây dựng nề nếp lớp, áp dụng hình thức tổ chức lớp học theo mô hình
trường học mới VNEN, hưởng ứng phong trào thi đua Xây dựng trường học
thân thiện học sinh tích cực, rèn kỹ năng sống cho học sinh.
+ Xây dựng hình thức thi đua, sử dụng quỹ khen thưởng có hiệu quả.
Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành:
4.1. Xây dựng nề nếp lớp. Bầu Hội đồng tự quản theo mô hình VNEN.
Đặc điểm tình hình của lớp :
Năm học 2014-2015 tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạy và
chủ nhiệm lớp 3A. Một tập thể học sinh với nhiều điều kiện hoàn cảnh gia
đình khác nhau: con em của cán bộ công chức, nông dân, công nhân , tiểu
thương …. Chính vì vậy nề nếp học tập, vui chơi và ngay cả cách cư xử của
mỗi em một vẻ.
Tổng số học sinh là 34 em, trong đó : 20 học sinh nữ
* Thuận lợi.
- Phòng học của lớp khang trang sáng sủa, trang bị đầy đủ.
- Là lớp học bán trú nên học sinh được ăn ngủ buổi trưa tại trường, được
học 10 buổi / tuần.
- Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm đến việc học tập của con em

mình
- Nhiều học sinh có ý thức học tập tốt, nhiệt tình, năng động, …
- Lớp tôi học 2 buổi/ ngày nên thời gian để tôi và các em ở bên cạnh nhau
rất nhiều. Ngoài những giờ học tập chính, tôi luôn có nhiều điều kiện để quan
sát các em giao tiếp với bạn bè, vui chơi, hoạt động ngoại khoá, tham gia phong
trào, .... Thông qua những việc làm cụ thể, tôi có thể nắm được tâm tư, tình cảm
và nguyện vọng của các em và có những điều chỉnh những hành vi không đúng
của các em một cách kịp thời, triệt để.
* Khó khăn.
-10-


- Lớp có đủ các đối tượng học sinh với các trình độ, do khả năng nhận thức
của học sinh không đồng đều nên khoảng cách về kiến thức của các em là
tương đối lớn.
- Một số học sinh còn lười học, chưa tích cực học bài và làm bài ở lớp cũng
như ở nhà.
- Số học sinh nam rất hiếu động, nghịch ngợm.
- Hầu hết gia đình các em bố mẹ đều chỉ có từ 1 đến 2 con nên một số cha
mẹ học sinh chỉ quan tâm, chiều chuộng con về điều kiện vật chất, lo lắng bao
bọc cho các em quá kỹ dẫn đến tình trạng nhiều học sinh còn nhút nhát, chưa
có những kỹ năng sống cần thiết đến thời điểm mà các em cần phải có. Nhiều
phụ huynh chưa quan tâm đến việc kèm cặp con học tập, giao phó hết cho giáo
viên và nhà trường.
Từ những đặc điểm trên, ở những ngày đầu của năm học, học sinh lớp tôi
có tình trạng sau:
+ Một số em liên tục quên sách vở, đồ dùng học tập ở nhà: Do buổi tối
không chuẩn bị bài ở nhà hoặc do không tự mình soạn sách vở.
+ Nhiều học sinh không giơ tay phát biểu trước lớp, mặc dù biết câu trả lời:
Trong giờ học, nhiều em biết câu trả lời đúng nhưng còn ngại ngùng hoặc tâm

lý không thích
+ Đặc biệt từ ngày 15/10/2014 do thực hiện theo Thông tư 30, không chấm
điểm bài làm nên nhiều em có biểu hiện lười học hơn do áp lực về học tập
giảm.
+ Nhiều em đọc bài nhỏ, chữ viết ẩu, viết miễn sao cho xong.
+ Một số em rất nhút nhát, không tự tin trước đám đông: Do xấu hổ, ngại
ngùng không muốn bộc lộ bản thân.
+ Một số học sinh hay đi học muộn: Do ngủ dậy muộn, không tự mình làm
các việc vệ sinh cá nhân (bố mẹ làm giúp) .
Đây là một số biểu hiện cơ bản mà các lớp học sinh do tôi chủ nhiệm năm
nào cũng có.

-11-


Cũng như các giáo viên chủ nhiệm khác, tôi cũng đã áp dụng nhiều biện
pháp, cách thức đã được học ở trường, học qua bạn bè đồng nghiệp, học qua
thực tế giảng dạy và chủ nhiệm nhiều năm như:
* Điều tra hoàn cảnh, lý lịch học sinh:
- Tôi gặp giáo viên chủ nhiệm năm học trước, kết hợp với các buổi tập
trung để nắm bắt tình hình chung, tình hình cụ thể của tất cả học sinh trong lớp
(như học sinh giỏi, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, …) nắm
bắt được tâm sinh lý lứa tuổi từ đó tìm hiểu đặc điểm, cá tính, tâm tư tình cảm
của từng em.

LÍ LỊCH HỌC SINH
Họ và tên học sinh:
.................................................................................................Nam/ nữ: .....
Ngày tháng năm sinh: ...............................Dân tộc:................ Chiều cao: ...........
Cân nặng: .......................

Địa chỉ thường trú: khu dân cư.................................Phường/ xã ...........................
Điện thoại nhà: ..................................
Người nuôi dưỡng em là ....................Em là con thứ ..... trong số....... anh chị em
Họ và tên bố: ................................................. Nghề nghiệp: ....................................
Số điện thoại di động: ...................................Đang ở cùng với ...................................
Họ và tên mẹ: ................................................Nghề nghiệp: ......................................
Số điện thoại di động: ...................................Đang ở cùng với ..................................
Em có phòng riêng hay ở chung phòng với ai?............................................................
Em có bàn học riêng hay dùng chung với ai? ............................................................
Em thường làm gì vào những ngày cuối tuần? ...........................................................
CHỮ KÝ CỦA BỐ
CHỮ KÝ CỦA MẸ

Thông qua bản sơ yếu lí lịch, tôi có thể hiểu rõ phần nào hoàn cảnh gia
đình, môi trường sống của em, mức độ quan tâm của gia đình dành cho em. Từ
đó, có sự quan tâm sát sao, uốn nắn kịp thời.
- Khi học sinh nộp đủ phiếu, GVCN tổng hợp vào sổ theo dõi của mình,
nhớ và nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh.

-12-


Trên cơ sở những thông tin này, trước các hành vi ứng xử của học sinh,
GVCN sẽ đưa ra được biện pháp xử lý, giáo dục học sinh phù hợp, có thái độ,
lời nói đúng mực cũng như có thể động viên các em kịp thời.
4.1.1. Xây dựng nề nếp lớp:
* Nề nếp học tập:
Ngoài các nề nếp nội quy chung của nhà trường mà học sinh đều phải thực
hiện, GVCN xây dựng riêng cho lớp nề nếp học tập hàng ngày trên lớp như :
- Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có lý do chính đáng và có xin phép.

- Giờ truy bài phải tự học, chuẩn bị cho giờ học sắp tới.
- Trong giờ học phải tập trung chú ý nghe giảng, không nói chuyện, làm
việc riêng.
- Chịu khó suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, mạn dạn nêu ra các
ý kiến của mình khi có thắc mắc hoặc còn điều chưa hiểu.
- Hoàn thành các bài tập ngay trên lớp, làm hết các bài tập cuối tuần và
nộp đủ vào thứ Hai đầu tuần cho cô giáo kiểm tra, nhận xét.
- Buổi tối phải chuẩn bị bài, đồ dùng, sách vở cho các tiết học của ngày
hôm sau.
* Nề nếp ăn ngủ:
- Bữa ăn tại lớp phải đảm bảo các quy định sau: ăn hết cơm và thức ăn,
không mua và ăn quà vặt tại trường, không nói chuyện cười đùa trong khi ăn.
Không làm vãi hoặc đánh đổ thức ăn xuống đất.
- Ngủ buổi trưa đúng giờ, không nói chuyện, đùa nghịch trong giờ ngủ.
Ngủ dậy phải gấp chăn, xếp gối gọn gàng đúng nơi quy định.
* Nề nếp khác:
- Tất cả các bạn trong lớp phải đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau
trong học tập cũng như trong cuộc sống. Xưng hô với nhau thân thiện, lịch sự.
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, vệ sinh cá nhân tốt. Thực hiện đầy đủ các
hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường.
- Tham gia các hoạt động của lớp, nhà trường một cách hăng hái, tích cực.

-13-


- Thực hiện tốt công tác vệ sinh lớp học, không vứt giấy rác bừa bãi, bản
thân thực hiện tốt và biết nhắc nhở các bạn khác giữ gìn vệ sinh nơi công cộng,
bảo vệ của công, bảo vệ môi trường.
- Biết tự làm những việc phù hợp với mình, biết giúp đỡ, chăm sóc, yêu
quý ông bà cha mẹ, lễ phép với người lớn tuổi, không để ông bà, bố mẹ phải

phiền lòng - phản ánh những khuyết điểm của mình ở nhà tới cô giáo.
4.1.2. Bầu Hội đồng tự quản của lớp theo mô hình VNEN:
GVCN cần phải tìm hiểu năng lực lãnh đạo, uy tín của đội ngũ cán bộ lớp
cũ (năm lớp 2) các bạn trong lớp để có thể tín nhiệm lại đội ngũ cán bộ lớp.
- GVCN tiến hành chọn lựa, cho lớp đề cử và bầu chọn ra chủ tịch, phó
chủ tịch và các trưởng ban. Học sinh mà giáo viên chọn lựa phải có lực học
giỏi, nhanh nhẹn và hoạt bát, có uy tín và phải được sự ủng hộ (bỏ phiếu tín
nhiệm) của đa số học sinh trong lớp.
4.1.3.Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Tích cực tổ chức, tạo ra cho học sinh các hoạt động phong phú, hấp dẫn
và bổ ích, hưởng ứng phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện học
sinh tích cực; rèn cho học sinh các kỹ năng sống.
+Tổ chức các trò chơi học tập như: các câu hỏi giao lưu trong giờ học, các
câu đố vui, các chương trình thi kiến thức tổng hợp về Toán, Tiếng Việt, Tự
nhiên xã hội và hiểu biết về cuộc sống xung quanh dưới hình thức rung chuông
vàng.
+Tổ chức các trò chơi dân gian, cho học sinh tham gia vào các tiết Thể
dục, giờ ra chơi, giờ hoạt động tập thể.
+Hưởng ứng tham gia các cuộc thi do nhà trường tổ chức như: thi Tiếng
hát dân ca, thi nhảy dây, thi trang trí lớp học thân thiện, lớp học xanh-sạchđẹp……
+ Kết hợp với Hội cha mẹ học sinh tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa
tham quan một số các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử dịa phương như:
Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc; Đền thờ Thầy giáo Chu Văn An; Sân gôn Ngôi

-14-


Sao Chí Linh; Văn Miếu Mao Điền, Văn Miếu Quốc Tử Giám; Khu du lịch Hồ
Núi Cốc
Ngoài giờ học, việc các em tự quản, theo dõi các nề nếp học tập của mình

và các bạn trong lớp sẽ rèn cho các em nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống
như : giao tiếp ứng xử văn hóa, trình bày suy nghĩ, tự nhận thức, xác định
giá trị cá nhân, làm chủ bản thân, lắng nghe tích cực, đảm nhận trách
nhiệm... góp phần rất lớn trong Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
4.2. Xây dựng hình thức thi đua, lập và sử dụng quỹ khen thưởng có
hiệu quả.
* Xây dựng tiêu chí thi đua:
- Nếu thực hiện tốt các nề nếp lớp, được cô giáo khen được thưởng điểm
10 thi đua.
- Nếu vi phạm 1 trong các quy định đó sẽ được tính là 1 lỗi và bị trừ 5
điểm thi đua.
Mỗi tiến bộ, thể hiện sự cố gắng của học sinh đều được tôi ghi nhận và
động viên rất kịp thời, điều này làm các em rất vui và tạo ra động cơ học tập.
Điểm mấu chốt là giáo viên không trực tiếp làm mà giao cho học sinh tự
theo dõi thi đua, điều này làm cho các em thấy mình được tin tưởng, qua đó rèn
cho các em tính độc lập, tự chủ, tích cực, tự giác trong các hoạt động.
- Sau đây là cách thực hiện việc theo dõi thi đua, biện pháp này thật sự
phù hợp, các em học sinh từ lớp 3 trở lên hoàn toàn có thể làm, có hiệu quả rất
tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
* LẬP SỔ THEO DÕI THI ĐUA :
- Sổ được ghi theo mẫu sau : mỗi trang sổ theo dõi 1 tuần học.
S
tt

1

Tên

Nghỉ


Thiếu

học-

đd

đi học

sách

muộn

vở

1

2

-

Không

Bị

Bị

học bài-

điểm


phê

làm bài

kém

bình

3

4

5

Minh

Tổng

Điểm

số lỗi

trừ

6

(7)

4x5


20

* NỘI DUNG, CÁCH THEO DÕI THI ĐUA :
-15-

Điểm
10-cô
khen

8

Điểm

Điểm

Xếp

tốt

đạt

thứ

(9)

10

11

70


50

2


Hàng ngày trưởng ban ghi chép các điểm thưởng và điểm trừ của từng
thành viên trong tổ mình, số lần mắc lỗi và điểm tốt được đánh dấu trong sổ.
- Mỗi 1 lỗi ghi trong sổ sẽ bị trừ 5 điểm ; mỗi điểm 10 là 10 điểm cộng,
mỗi lần được cô giáo khen tương ứng với một điểm 10.
- Trưởng ban phải theo dõi chính xác, không được gian lận, nếu phát hiện
cố tình làm sai sẽ xử phạt như : cắt điểm thi đua nếu vi phạm nhẹ, hoặc thay thế
bạn khác làm trưởng ban nếu vi phạm nhiều lần.
* Cá nhân :
Mỗi học sinh được yêu cầu chuẩn bị một quyển sổ nhỏ để tự theo dõi điểm
thi đua của mình hàng ngày, hàng tuần để đối chiếu với kết quả của tổ trưởng.
Sau khi thống nhất thang điểm, GVCN cho tổ chức thực hiện. Cuối tuần,
vào tiết sinh hoạt, các trưởng ban lên báo cáo tình hình các thành viên trong
ban. Sau khi báo cáo xong, trưởng ban sẽ nhận xét, giải trình ý kiến của thành
viên (nếu có). Nếu ý kiến có nội dung vượt quá yêu cầu nhiệm vụ của trưởng
ban thì chủ tịch HĐTự quản hoặc GVCN sẽ trả lời các ý kiến đó.
* HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG:
- Chiều thứ Sáu - các trưởng ban, chủ tịch Hội đồng tự quản sẽ cộng điểm
thi đua, chọn ra 3 bạn xếp thứ 1, 2 viết tên lên bảng.
- Như vậy mỗi tuần, cả lớp ( 5 ban ) sẽ có 10 học sinh được khen thưởng,
học sinh thứ 11 sẽ do GVCN chọn lựa với các tiêu chuẩn sau:
+ Không xếp thứ hạng cao ở tổ trong tuần nhưng đã có sự tiến bộ trong
học tập.
+ Có thành tích trong các hoạt động khác như : viết chữ đẹp, văn nghệ, thể
dục thể thao, làm được việc tốt…..

- Sau mỗi đợt KTĐK, GV tổng kết điểm cả 2 môn Toán và Tiếng Việt,
sau đã xếp theo thứ tự, ghi nhận trong sổ chủ nhiệm và cũng thưởng 15 học
sinh. (xếp thứ tự từ 1 đến 15)

* XÂY DỰNG QUỸ KHEN THƯỞNG CỦA LỚP:

-16-


1. Xây dựng quỹ :
- Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học - GVCN đã đưa ra nội dung
thi đua và hình thức khen thưởng cho học sinh của lớp. Phát động phụ huynh
học sinh ủng hộ cho quỹ khen thưởng chứ không đóng góp ( không phải là quỹ
lớp).
- Phần thưởng dành cho mỗi học sinh tuy nhỏ nhưng rất thiết thực trong
hoạt động học tập của các em. Đó là : bút chì, thước kẻ, tẩy, giấy màu thủ
công, gọt bút chì… là những đồ dựng học tập các em vẫn sử dụng rất nhiều
hàng ngày.
- Từ việc lập kế hoạch cụ thể, tôi đã trao đổi với phụ huynh học sinh tính
toán số tiền cần và đủ để có thể khen thưởng từng tuần cho học sinh
- Qua nội dung trao đổi của GV, toàn bộ phụ huynh học sinh của lớp đều
nhất trí ủng hộ quỹ khen thưởng. 100% phụ huynh ủng hộ cho quỹ.
2. Sử dụng quỹ:
- Quỹ khen thưởng do Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh quản lý và
chi. Ngay từ những ngày đầu năm học, phụ huynh đã mua các phần thưởng là
đồ dùng học tập (đã nêu ở trên) và giao cho GVCN.
- GVCN để số phần thưởng vào tủ lớp, khóa lại và trao chìa khóa cho Chủ
tich hội đồng tự quản trước sự chứng kiến của cả lớp.
- Đến giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, sau khi đã tổng kết thi đua, chọn ra
được 10 học sinh xứng đáng, lớp trưởng lấy phần thưởng và GV trao tận tay

học sinh cùng với lời chúc mừng và một tràng pháo tay khen ngợi của các bạn
trong lớp.
* Sau khi áp dụng hình thức thi đua khen thưởng này, phản hồi từ phía học
sinh và phụ huynh là rất tích cực. 100% phụ huynh học sinh khi được hỏi đều
tâm sự rất cởi mở và xác nhận:
+ Mặc dù những đồ dùng học tập đó con họ được mua cho đầy đủ, có thể
còn nhiều và đắt tiền, nhưng khi các em được khen thưởng các phần quà thì
chúng rất trân trọng, nâng niu và coi trọng, hãnh diện với bố mẹ, anh, chị em và

-17-


những người trong gia đình, bạn bè…Đó cũng chính là thành quả lao động từ
sự cố gắng, chăm chỉ, phấn đấu vươn lên trong học tập của bản thân các em.
+ Nhiều em từ trước đến giờ vẫn quen làm nũng bố, mẹ, chưa biết làm
hoặc không muốn làm những việc tự phục vụ hoặc giúp đỡ bố mẹ; đến giờ các
em đã tự giác, tích cực tham gia công việc, thậm chí nếu bố mẹ còn chiều
chuộng muốn làm hộ con thì đã bị từ chối để con được tự làm.
- Tất cả học sinh của lớp đều thấy hãnh diện phấn khởi với phần thưởng
mà mình đã đạt được, hăng hái phấn đấu đạt thành tích tốt trong mọi hoạt động.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Kinh nghiệm của tôi không có gì là lớn, những biện pháp tôi đã làm cũng
rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Qua cách làm
này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày
càng chăm ngoan. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện .
- Muốn giáo dục học sinh đạt kết quả tốt thì giáo viên phải tạo cho các
em động lực, ham muốn được tham gia vào hoạt động giáo dục, cho các em
thấy được lợi ích của hoạt động đó.
- Luôn đặt lợi ích của học sinh làm đầu, xem các em là trung tâm của mọi
- Kết hợp chặt chẽ , huy động nguồn lực quan trọng và chủ yếu trong công

tác khen thưởng chính là phụ huynh học sinh.
- GVCN cho lớp tự quản nhưng phải luôn luôn đồng hành cùng các em,
nhanh chóng nắm bắt tình hình lớp để giải quyết những vấn đề vượt khỏi phạm
vi của các em. Việc đồng hành cùng các em cũng làm cho học sinh cảm thấy an
tâm vì thầy cô luôn ở bên – các em sẽ tự tin hơn trong mọi hoạt động…
a. Về học tập :
Tình trạng học sinh bỏ bài, không làm bài tập đã chấm dứt hẳn.
Các em rất chăm chỉ học bài và làm bài, hăng hái phát biểu trong giờ học
bởi đây là cơ hội để các em ghi được điểm cho bảng thành tích của mình.

-18-


Học sinh có nề nếp tự học ở nhà cũng như ở lớp, các em biết nhắc nhở
giúp nhau cùng tiến bộ.
Một số em đầu năm lực học còn yếu nên cũng rụt rè, mặc cảm trong mọi
hoạt động, đến nay nhờ sự động viên khen thưởng kịp thời, hầu hết các em đã
giành được phần thưởng và từ đã các em tiến bộ rõ rệt.
Học sinh có ý thức tự chủ, tự quản cao, các kỹ năng sống cơ bản và cần
thiết được rèn luyện và phát huy rất tốt trong môi trường tập thể lớp học nói
riêng và nhà trường nói chung.
Kết quả học tập và các phong trào khác của lớp luôn dẫn đầu trong toàn
khối, toàn trường.
a.Chất lượng: Trong đợt Kiểm tra cuối Học kỳ I vừa rồi,lớp 3A do tôi chủ
nhiệm đạt kết quả cao nhất khối 3:

KT

Môn


ĐN

T
TV
T
TV

CKI

Điểm 9-10

KẾT QUẢ
Điểm 7-8
Điểm 5-6

Điểm dưới 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

10
9
18
31

29,4
26,6
52,9
91,2

16
15
15
5

47,1
44,1
44,1
14,7

6
5
1
0

17,6
14,7

2,9
0

2
5
0
0

5,9
14,7
0
0

b. Các phong trào, hội thi :
* Thi viết chữ đẹp :
- Nhiều năm liền lớp do tôi chủ nhiệm cũng đứng đầu khối về chất lượng
chữ viết đẹp, năm nào cũng có học sinh tham gia dự thi viết chữ đẹp cấp Huyện
( Thị xã), cấp Tỉnh và nhiều em đạt giải .
* Thi An toàn giao thông cấp Quốc gia:
- Bắt đầu từ năm học 2009-2010 đến nay là năm thứ 5 thực hiện chương
trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” do Honda Việt Nam phối hợp tổ
chức thì 4 năm liền lớp tôi đều có học sinh tham gia dự thi và đạt giải.
-19-


* Các phong trào, văn nghệ:
- Tất cả các hoạt động, phong trào thi đua của nhà trường tổ chức
như: Phong trào văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, thi tiếng hát dân ca, thi
thể dục thể thao, cờ vua, thi trang trí lớp học xanh-sạch-đẹp, tham gia hoạt
động ngoại khóa... tập thể lớp tôi đều tích cực tham gia và luôn đạt được giải

thưởng cao nhất.

Năm

Các hội thi

học

Viết chữ đẹp
An toàn giao thông
Aerobic
4 học sinh tham gia cấp 1 học sinh đạt giải 2 học sinh tham gia

11-12 Thị xã:
1 học sinh đạt giải Nhất
2 học sinh đạt giải Nhì

Năm cấp Quốc gia
cấp Thị xã
2 học sinh đạt giải đạt giải KK
KK cấp Quốc gia

4 học sinh tham gia cấp 2
12-13 Thị xã (ngày 21/3/2013):
2 em đạt Giải Nhất

học sinh đạt giải 2 học sinh tham gia

KK cấp Quốc gia


cấp Thị xã
đạt giải KK

2 em đạt Giải Nhì.
13-14 1 em đạt Giải Nhất
2 em đạt giải Nhì

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
* Đánh giá thực trạng:
Sau khi áp dụng thực hiện một số biện pháp như đã nêu ở trên, lớp 3A do
tôi chủ nhiệm có nề nếp tốt, học sinh có ý thức tự quản rất cao, các em biết
đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lần nhau trong mọi hoạt động.
-20-


- Nhiều học sinh nam nghịch ngợm, mải chơi, lười học đã có tiến bộ vượt
bậc, các em ngoan hơn, ý thức học tập tốt hơn, có động cơ phấn đấu trong học
tập và trong các hoạt động khác của trường, lớp.
- Học sinh có thái độ mạnh dạn tự tin, có kỹ năng sống tốt hơn, biết tự lập,
tự giác trong công việc học tập cũng như các hoạt động trong cuộc sống.
* Kết quả áp dụng các giải pháp:
- Những kết quả này đã được phụ huynh học sinh ghi nhận và đánh giá rất
cao trong buổi họp phụ huynh cuối học kỳ I vừa qua.
- Với kinh nghiệm đã thực hiện ở 2 năm học vừa qua và đã được khẳng
định trong năm học này, lớp do tôi chủ nhiệm luôn đi đầu trong mọi phong trào
của nhà trường. Từ những kinh nghiệm của bản thân, từ thực tế nề nếp của lớp
tôi , nhiều bạn bè đồng nghiệp (giáo viên chủ nhiệm lớp 3,4,5) cũng đã áp dụng
và thấy có hiệu quả rõ rệt trong công tác chủ nhiệm lớp.
* Các giải pháp đã thực hiện:

Sau một thời gian thực hiện và áp dụng SKKN này tôi đã thực hiện các giải
pháp và thấy rằng: “Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp vô cùng quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh”:
+ Muốn làm tốt được vai trò của mình đòi hỏi GVCN lớp phải là người có
uy tín, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm, dám đi trước, đề
xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, tạo nên sự thành
công hay thất bại ở mỗi học sinh, mỗi lớp học, trường học…
+ Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân về mọi
mặt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

3. Khuyến nghị:
a. Với giáo viên:

-21-


- Thường xuyên trao học hỏi bạn bè đồng nghiệp về những kinh nghiệm
hay trong công tác chủ nhiệm. Tích cực tham gia các chuyên đề hội thảo trao
đổi về công tác chủ nhiệm tốt cho giáo viên trong trường.
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kết hợp tốt với phụ huynh học
sinh, làm cho phụ huynh thấy rõ được tầm quan trọng của việc thúc đẩy, động
viên giáo dục con em mình, cộng đồng trách nhiệm với giáo viên chủ nhiệm và
nhà trường, ủng hộ tích cực cho mọi phong trào thi đua của lớp học nói riêng
và của nhà trường nói chung.
- Mạnh dạn đề ra và thực hiện những biện pháp, những cách làm mới để
xây dựng nề nếp lớp học thật tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh trong nhà trường.
b. Với tổ chuyên môn:
- Tổ chức các hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp, cách xây
dựng nề nếp học sinh tốt, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã học hỏi, đúc rút và thực hiện
trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Rất mong sự chỉ đạo, đóng góp ý kiến
của Ban giám hiệu nhà trường, của các bạn bè đồng nghiệp để kinh nghiệm của
tôi được đầy đủ, hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Ngày 2 tháng 3 năm 2015
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP TRONG
NĂM HỌC 2014-2015
Tham quan các di tích Lịch sử

-22-


Tổ chức mừng sinh nhật các bạn trong lớp theo tháng.

-23-


-24-


-25-


×