Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

nghiên cứu các giải pháp gia tăng giá trị tờ in dành cho các doanh nghiệp in vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG
GIÁ TRỊ TỜ IN DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP IN
VỪA VÀ NHỎ
S

K

C

0

0

3

9
0

5
2

9
0


MÃ SỐ: T2009 - 64

S KC 0 0 3 0 3 6

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG
GIÁ TRỊ TỜ IN DÀNH CHO CÁC DOANH
NGHIỆP IN VỪA VÀ NHỎ
Mã số: T-64-2009

Chủ nhiệm đề tài: GV.Ths. Nguyễn Thị Lại Giang

TP Hồ Chí Minh 12-2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG GIÁ TRỊ TỜ IN
DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP IN VỪA VÀ NHỎ

Mã số: T-64-2009

Chủ nhiệm đề tài: GV-TH.s. Nguyễn Thị Lại Giang
Thành viên đề tài:

K.s Hòang Thị Thúy Phượng
K.s Trần Đăng Khôi

TP Hồ Chí Minh 12-2010


NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đơn vị công tác và
TT

1

Họ và tên

Nguyễn Thị Lại Giang

lĩnh vực chuyên
môn
-Khoa In và Truyền

Thông- bộ môn Kỹ
thuật Bao bì
- Gia công bề mặt tờ
in và kỹ thuật bao bì

Nội dung nghiên cứu cụ thể
được giao
Chủ nhiệm đề tài
Nghiên cứu và tổng hợp lý
thuyết về các giải pháp gia tăng
giá trị tờ In
Tham gia khảo sát các mô hình
đầu tư của các doanh nghiệp In
và các giải pháp thực hiện hiệu
ứng tương ứng với mô hình đầu
tư (4 doanh nghiệp)
Tổng hợp , phân tích các khảo
sát và thực nghiệm

2

Trương Thế Trung

Khoa In và Truyền
Thông- bộ môn Kỹ
thuật In
-Kỹ sư công nghệ In

3


Hoàng Thị Thúy
Phượng

Khoa In và Truyền
Thông- bộ môn Kỹ
thuật Bao bì
-Kỹ sư công nghệ In

- Khảo sát các mô hình đầu tư
của các doanh nghiệp In và các
giải pháp thực hiện hiệu ứng
tương ứng với mô hình đầu tư
(4 doanh nghiệp)
- Khảo sát các mô hình đầu tư
của các doanh nghiệp In và các
giải pháp thực hiện hiệu ứng
tương ứng với mô hình đầu tư
(2 doanh nghiệp)
- Theo dõi tiến hành thực
nghiệm tại xí nghiệp In bao bì
giấy công ty Liksin
-Tiến hành thực nghiệm tại
xưởng thành phẩm khoa In và
Truyền thông trường ĐHSPKT

Chữ



4


Trần Đăng Khôi

Khoa In và Truyền
Thông- bộ môn Kỹ
thuật Bao bì
-Kỹ sư công nghệ In

- Khảo sát các mô hình đầu tư
của các doanh nghiệp In và các
giải pháp thực hiện hiệu ứng
tương ứng với mô hình đầu tư
(2 doanh nghiệp)
- Theo dõi tiến hành thực
nghiệm tại xí nghiệp In bao bì
giấy công ty Liksin
-Tiến hành thực nghiệm tại
xưởng thành phẩm khoa In và
Truyền thông trường ĐHSPKT

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị
trong và ngoài nước

Nội dung phối hợp nghiên cứu

Họ và tên người
đại diện đơn vị

Công ty mực in Viễn Thái


Cung cấp thông tin và vật tư cho việc thực hiện Lương Bích Ngọc
các hiệu ứng gia tăng giá trị tờ In

Xí nghiệp Bao bì giấy
công ty in LikSin

Thực nghiệm và thực hiện các phương án gia Nguyễn
tăng giá trị tờ in
Hoàng

Xí nghiệp in bao bì giấy
BÌNH ƯƠNG
D
(thu
ộc
công ty in vé
ố Bình
s
Dương)

Thực nghiệm và thực hiện
tăng giá trị tờ in

Quang

các phương án gia Nguyễn Văn Đẹp




DANH MỤC BẢNG BIỂU
Stt
1

Tên bảng biểu
Bảng A.2.1

So sánh ưu, nhược điểm của loại vecni UV, gốc nước, gốc

dầu.
2

Bảng B.1.1

Thống kê các thiết bị gia công tại những đơn vị in được

khảo sát.
3

Bảng B.1.2

Bảng thống kê những phương pháp thực hiện hiệu ứng tại

các xí nghiệp
4

Bảng C.1.1

Giải pháp, vật liệu, thiết bị, khó khăn, thuận lợi, chất lương khi thực


hiện hiệu ứng bóng toàn phần

5

Bảng C.1.2

Giải pháp, vật liệu, thiết bị, khó khăn, thuận lợi, chất lương khi thực

hiện hiệu ứng bóng từng phần

6

Bảng C.1.3

Giải pháp, vật liệu, thiết bị, khó khăn, thuận lợi, chất lương khi thực

hiện hiệu ứng mờ toàn phần

7

Bảng C.1.4

Giải pháp, vật liệu, thiết bị, khó khăn, thuận lợi, chất lương khi thực

hiện hiệu ứng mờ từng phần.

8

Bảng C.1.5


Giải pháp, vật liệu, thiết bị, khó khăn, thuận lợi, chất lương khi thực

hiện hiệu ứng ánh kim.

9

Bảng C.1.6

Giải pháp, vật liệu, thiết bị, khó khăn, thuận lợi, chất lương khi thực

hiện hiệu ứng ánh xà cừ.

10

Bảng C.1.7

Giải pháp, vật liệu, thiết bị, khó khăn, thuận lợi, chất lương khi thực

hiện hiệu ứng nổi.

11

Bảng C.1.8

Giải pháp, vật liệu, thiết bị, khó khăn, thuận lợi, chất lương khi thực

hiện hiệu ứng nhám.

12


Bảng C.1.9

Giải pháp, vật liệu, thiết bị, khó khăn, thuận lợi, chất lương khi thực

hiện hiệu ứng bóng-mờ tương phản

14

Bảng C.1.10

Giải pháp, vật liệu, thiết bị, khó khăn, thuận lợi, chất lương khi thực

hiện hiệu ứng ánh kim trên nền bóng hoặc mờ.


15

Bảng C.1.11

Giải pháp, vật liệu, thiết bị, khó khăn, thuận lợi, chất lương khi thực

hiện hiệu ứng hình ảnh nổi có ánh kim.

16
17

Bảng C.2.1
Bảng C.2.2

: Các thiết bị gia công ở xưởng trường trong thời gian thực nghiệm

Liệt Kê Hiệu ứng Và Những Phương Án Thực Hiện Hiệu ứng Với Điều
Kiện Xưởng Trường.

18

Bảng C.2.3

Các Hiệu ứng Và Phương Án Thực Nghiệm

19

Bảng C.2.4

Giải Pháp, Vật Tư Và Thiết Bị Thực Hiện Hiệu Ứng Bóng Toàn Phần.

20

Bảng C.2.5

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu Ứng Bóng Toàn Phần Với Phưong

Án Tráng Phủ Bằng Phương Pháp In Lụa.

21

Bảng C.2.6

Giải Pháp, Vật Tư Và Thiết Bị Thực Hiện Hiệu Ứng Bóng Từng Phần:

22


Bảng C.2.7

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu Ứng Bóng Từng Phần Với Phương

Án Tráng Phủ Bằng Phương Pháp In Lụa.

23

Bảng C.2.8

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu Ứng Bóng Từng Phần Với Phương

Án Tráng Phủ Bằng Phương Pháp In Offset.

24

Bảng C.2.9

Giải Pháp, Vật Tư Và Thiết Bị Thực Hiện Hiệu Ứng Mờ Toàn Phần

25

Bảng C.2.10

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu Ứng Mờ Toàn Phần Với Phương Án

Tráng Phủ Bằng Phương Pháp In Lụa.

26


Bảng C.2.11

Giải Pháp, Vật Tư Và Thiết Bị Thực Hiện Hiệu Ứng Mờ Từng Phần.

27

Bảng C.2.12

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu Ứng Mờ Từng Phần Với Phương Án

Tráng Phủ Bằng Phương Pháp In Lụa.

28

Bảng C.2.13

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu Ứng Mờ Từng Phần Với Phương Án

Tráng Phủ Bằng Phương Pháp In Offset.

29

Bảng C.2.14

Giải Pháp, Vật Tư Và Thiết Bị Thực Hiện Hiệu Ứng Ánh Kim

30

Bảng C.2.15


Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu ứng Ánh Kim Với Phương Án Ép

Nhũ Nóng.

31

Bảng C.2.16

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu ứng Ánh Kim Với Phương Án In

Mực Nhũ Bằng Phương Pháp In Lụa.


32

Bảng C.2.17

Giải Pháp, Vật Tư Và Thiết Bị Thực Hiện Hiệu Ứng Nhám.

33

Bảng C.2.18

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu Ứng Nhám Với Phương Án In Lụa.

34

Bảng C.2.19


Giải Pháp, Vật Tư Và Thiết Bị Thực Hiện Hiệu Ứng Nổi

35

Bảng C.2.20

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu ứng Nổi Với Phương Án Dập Nổi.

36

Bảng C.2.21

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu Ứng Nổi Với Phương Án In Lụa.

37

Bảng C.2.22

Giải Pháp, Vật Tư Và Thiết Bị Thực Hiện Hiệu Ứng Bóng Mờ Tương

Phản.

38

Bảng C.2.23

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu ứng Bóng Mờ Tương Phản Với

Phương Án Tráng Phủ Từng Phần Hai Lần Bằng Phương Pháp In Lụa.


39

Bảng C.2.24

Các Thông Số Thực Nghiệm Hiệu Ứng Bóng Mờ Tương Phản Với

Phương Án Tráng Phủ Từng Phần Vecni Gốc Dầu Mờ Và Toàn Phần Vecni UV
Bóng.

40

Bảng C.2.25
Kim

Giải Pháp, Vật Tư, Thiết Bị Thực Hiện Hiệu ứng Hình ảnh Nổi Có Ánh


ĐH SPKT TP HCM
Đơn vị: khoa In & Truyền Thông

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG GIÁ TRỊ

- Tên đề tài:

TỜ IN DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP IN VỪA VÀ NHỎ
- Mã số:

T64-2009


- Chủ nhiệm:

Nguyễn Thị Lại Giang

- Cơ quan chủ trì:

Khoa In và Truyền Thông Trường ĐHSPKT

- Thời gian thực hiện: 2/2009 đến 15/01/2011
2. Mục tiêu:
Xác định các giải pháp gia tăng giá trị tờ in tương ứng với mức độ đầu tư dành
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp chọn được giải pháp gia
tăng giá trị tờ in phù hợp với điều kiện thực tế của mình, cụ thể:
 Xác định những hiệu ứng đạt được với từng cấp độ đầu tư.
 Xác định quy trình công nghệ và điều kiện thực hiện các hiệu ứng với từng cấp
độ đầu tư.
3. Tính mới và sáng tạo:
Hiện nay các doanh nghiệp In vừa và nhỏ ở Việt Nam đang cố gắng nâng cao giá
trị tờ in bằng cách đưa các hiệu ứng vào sản phẩm in với mức đầu tư nhỏ ( chỉ sử
dụng các thiết bị hiện có hoặc đầu tư thêm thiết bị với mức độ đầu tư thấp).
Về công nghệ các xí nghiệp In vừa và nhỏ hiện đang thực hiện một cách mò mẫm
chủ yếu dựa trên các hướng dẫn của các đơn vị cung cấp vật tư ngành in ( chủ yếu
là của Trung Quốc hay Đài Loan), chính vì vậy các hiệu ứng đạt được chưa cao,
khả năng hiện có của các thiết bị chưa được tận dụng hết.


Đề tài đã tổng hợp một cách có hệ thống tài liệu về các phương pháp gia tăng gía
trị tờ in và các phương án khác nhau để thực hiện từng hiệu ứng cụ thể. Qua khảo
sát và thực nghiệm đề tài đề xuất một cách đầy đủ, cụ thể quy trình và đi ều kiện

thực hiện các hiệu ứng gia tăng giá trị tờ in phù hợp với từng mô hình xí nghiệp.
giúp các doanh nghiệp chọn được giải pháp gia tăng giá trị phù hợp với điều kiện
thực tế của mình, tận dụng hết khả năng hiện có của mình trong việc nâng cao
chất lượng tờ in
4. Kết quả nghiên cứu:
1. Tài liệu tổng hợp các phương pháp sử dụng để gia tăng gía trị tờ in:






Dán màng
Tráng phủ
Ép nhũ nóng
Ép nhũ lạnh
Dập chìm nổi

Ở từng phương pháp trình bày cụ thể về điều kiện thực hiện và các yếu tố liên
quan như: vật tư, khuôn, thiết bị, ưu nhược điểm.
2. Tài liệu tổng hợp các phương án khác nhau để thực hiện :











hiệu ứng bóng từng phần, toàn phần
hiệu ứng mờ từng phần, toàn phần
hiệu ứng ánh kim
hiệu ứng nổi
hiệu ứng nhám
hiệu ứng hương thơm
Hiệu ứng bóng mờ tương phản
Hiệu ứng ánh kim bóng hoặc mờ
Hiệu ứng ánh kim và nổi

Phân tích các ưu nhược điểm của từng phương án và mức độ đạt hiệu ứng
3. Tài liệu trình bày những hiệu ứng đạt được với từng cấp độ đầu tư ( 3 mô hình
đầu tư thiết bị)
4. Quy trình công nghệ và điều kiện thực hiện các 11 hiệu ứng với mô hình đầu
tư đa dạng ( Bộ mẫu đính kèm)


5. Quy trình công nghệ và điều kiện thực hiện 12 giải pháp thực hiện 9 hiệu ứng
với mô hình đầu tư đơn giản (bộ mẫu đính kèm)
5. Sản phẩm:
Tài liệu in và dĩa CD về quy trình và điều kiện thực hiện các hiệu ứng gia tăng giá
trị tờ in phù hợp với từng mô hình xí nghiệp.
Bộ mẫu hiệu ứng thu được
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Hệ thống tài liệu về các phương pháp gia tăng gía trị tờ in và các phương án khác
nhau để thực hiện từng hiệu ứng cụ thể -là tài liệu tham khảo cho các sinh viên
chuyên ngành Kỹ thuật In và các doanh nghiệp sản xuất in.
Các giải pháp khác nhau để thực hiện từng hiệu ứng kèm theo quy trình và đi ều
kiện thực hiện cụ thể ,với các mẫu thực nghiệm minh chứng khi chuyển giao

xuống các xí nghiệp in, giúp họ xác định được với mức độ đầu tư thiết bị và các
hiệu ứng có thể thực hiện tương ứng vơi mức độ đầu tư đó,thêm nữa khi ứng
dụng trong sản xuất các quy trình và đi ều kiện sản xuất giúp các xí nghiệp nhanh
chóng xác định quy trình sản xuất và các yếu tố liên quan đến chất lượng sản
phẩm.

Ngày

tháng

Trưởng Đơn vị

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên, đóng dấu)

(ký, họ và tên)

năm


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009

ĐẶT VẤN ĐỀ
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG, NGOÀI NƯỚC VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ
TÀI
Trước đây khi các phương tiện thơng tin đại chúng như radio, tivi, internet chưa phát triển,
thơng tin được lưu truyền chủ yếu nhờ vào các ấn phẩm như sách báo, tạp chí,…các sản phẩm
in hầu như khơng có đối thủ cạnh tranh về phương diện truyền thơng, mối bận tâm của các nhà
sản xuất sản phẩm in là chất lượng thơng tin; khả năng tái tạo hình ảnh; khả năng phục chế

màu sắc trên tờ in…Ngày nay, với sự phát triển cuả các phưong tiện thơng tin đại chúng khác,
sản phẩm in đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, với các ưu thế về tốc độ
truyền thơng tin nhanh, đa dạng về cả hình thức lẫn nội dung, chất lượng tái tạo hình ảnh tốt,
hình ảnh động kết hợp với âm thanh, các phương tiện truyền thơng điện tử đang dần dần chiếm
lĩnh thị phần. Để có thể cạnh tranh và giữ vững vị trí của mình, các ấn phẩm cần phải có những
điểm khác biệt, thu hút khách hàng. Để tạo sự khác biệt đó, các sản phẩm in đòi hỏi ngày càng
phải hấp dẫn hơn, khơng chỉ đơn thuần được in nhiều màu mà cần phải có các giá trị tăng thêm
khác như độ bóng, độ mờ, hiêu ứng ánh kim, các hiệu ứng nổi, 3D ... Song song đó, trong lĩnh
vực In bao bì, với nhu cầu ngày càng tăng cao của con ngừơi, các nhà sản xuất phải ln ln
làm mới sản phẩm của mình để có thể cạnh tranh trên thị trừơng, điều này được thể hiện trước
tiên trên bao bì, do đó việc cải tiến, phát triển bao bì ln là chiến lược cạnh tranh của các nhà
sản xuất. Để tạo những điểm đặc sắc, khác biệt so với các bao bì khác trên thị trừơng, ngồi
việc chú trọng đến kiểu dáng và tiện ích khi sử dụng cuả bao bì, việc tạo nên các hiệu ứng
thẩm mỹ khác ngồi các màu in cũng là yếu tố rất được chú trọng. Ngòai ra những hiệu ứng
được gia tăng thêm trên bề mặt bao bì khơng chỉ tăng tính thẩm mỹ, tạo sự khác biệt mà còn có
thể là các dấu hiệu chống giả rất tốt cho bao bì. Chính vì vậy việc gia tăng giá trị cho tờ in
khơng chỉ là cần thiết mà còn là xu hướng phát triển của sản xuất In ngày nay.
Trên thế giới trong những năm gần đây hàng loạt các giải pháp gia tăng giá trị tờ in mới được
phát triển thơng qua sự phát triển các phương pháp gia cơng mới, các dạng vật liệu và thiết bị
mới. Hiện nay ở Việt nam các nhà in đã bắt đầu quan tâm đến việc gia tăng giá trị tờ in, tuy
nhiên các hiểu biết của các nhà in trong lĩnh vực này còn rất sơ sài, việc thực hiện các hiệu ứng
ln bị động theo các u cầu của khách hàng, cách thức tạo hiệu ứng chủ yếu dựa vào chỉ dẫn
rất mơ hồ của các nhà cung cấp vật tư và thiết bị (chủ yếu là Trung quốc và Đài Loan), trong
Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hồng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khơi

Trang 13


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009


lĩnh vực này các nhà in đang sử dụng cách thức thử và sai, vì vậy rất tốn kém, mặt khác do
chưa hiểu biết thấu đáo về bản chất của các phương pháp gia cơng cũng như các giải pháp khác
nhau để tạo nên cùng một hiệu ứng gia tăng giá trị tờ in, nên các nhà in khơng tận dụng hết khả
năng hiện có của mình, khơng biết mình đang thật sự thiếu gì, cần gì dẫn đến việc đầu tư thiết
bị, cơng nghệ theo sự tư vấn của các nhà cung cấp vật tư, thiết bị một cách thụ động gây lãng
phí.
Nhu cầu hiện nay cùa các doanh nghiệp In vừa và nhỏ ở Việt Nam là nâng cao giá trị tờ in
bằng cách đưa những hiệu ứng vào sản phảm in với mức đầu tư nhỏ (chỉ sử dụng các thiết bị
hiện có hoặc đầu tư thêm thiết bị với mức đầu tư thấp).
Do đó việc tìm hiểu các giải pháp gia tăng giá trị tờ in tương ứng với mức độ đầu tư dành cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp chọn được giải pháp gia tăng giá trị phù
hợp với điều kiện thực tế của mình là hết sức cần thiết. đó chính là lý do để nhóm nghiên cứu
chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIA TĂNG GIÁ TRỊ TỜ IN DÀNH CHO CÁC
DOANH NGHIỆP IN VỪA VÀ NHỎ”

CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Do kinh phí thực hiện đề tài hạn hẹp, điều kiện thực nghiệm tại xưởng in thiếu trang thiết bị
đo kiểm tra, các thiết bị gia cơng chủ yếu là thủ cơng, rất khó kiểm sốt các thơng số trong q
trình thực nên nhóm nghiên cứu chỉ có thể cố gắng chuẩn hóa các điều kiện trong giới hạn cho
phép và việc đánh giá chất lượng chủ yếu bằng cảm quan, việc thực nghiệm chỉ mới dừng ở
mức xác định khả năng có hay khơng có thể thực hiện được hiệu ứng với quy mơ đầu tư tương
ứng.
Đề tài chỉ khảo sát các hiệu ứng được tạo trên nền giấy và phương pháp in trước khi tạo hiệu
ứng là In offset tờ rời.

Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hồng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khơi

Trang 14



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009

GIAÛI QUYEÁT VAÁN ÑEÀ

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định các giải pháp gia tăng giá trị tờ in tương ứng với mức độ đầu tư dành cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp chọn được giải pháp gia tăng giá trị tờ in phù hợp
với điều kiện thực tế của mình, cụ thể:


Xác định những hiệu ứng đạt được với từng cấp độ đầu tư.



Xác định quy trình công nghệ và điều kiện thực hiện các hiệu ứng với từng cấp độ đầu
tư.

NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:


Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu chuyên môn của các học viện
nghiên cứu, trường , các hiệp hội ngành in, các tài liệu thông số kỹ thuật về vật liệu của
các nhà cung cấp, nhóm nghiên cứu tổng kết về quá trình phát triển và đặc điểm chính
của các phương pháp gia công gia tăng giá trị tờ in.




Tổng hợp các giải pháp gia công nhằm tạo ra từng hiệu ứng gia tăng giá trị tờ in cụ
thể, phân tích ưu nhược điểm của từng giải pháp.



Khảo sát khả năng gia công hiện nay tại một số các doanh nghiệp in vừa và nhỏ trên
địa bàn TPHCM và tỉnh Bình Dương



Thực nghiệm khả năng thực hiện các hiệu ứng gia tăng giá trị tờ in trong điều kiện
thực tế tại xưởng In Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật.



Phân tích khả năng gia công bề mặt ấn phẩm phù hợp mới các mức độ đầu tư.

Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hoàng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khôi

Trang 15


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

1. Sơ Lược Quá Trình Phát Triển Các Công Nghệ Gia Tăng Giá Trị Bề
Mặt Cho Tờ In.
Gia tăng giá trị bề mặt cho tờ in là những công đoạn tác động lên bề mặt của tờ in với mục đích

tăng tính thẩm mỹ cho tờ in như: tạo hiệu ứng bóng, hiệu ứng mờ, hiệu ứng ánh kim, hương
thơm, hiệu ứng chìm, nổi… hoặc làm cho tờ in có thêm những tính năng đặc biệt như: chống
trầy xướt, chống ẩm, chống mốc, chống giả…

1.1.Tạo hiệu ứng bóng và mờ.
Trước đây khi các vật liệu và phương pháp gia công tạo hiệu ứng bóng chưa phát triển, để tạo
hiệu ứng bóng trên tờ in , công nghệ tráng phủ vecni gốc dầu bằng đơn vị in offset là một lựa
chọn hiệu quả đối với các doanh nghiệp in, vì tráng phủ vecni gốc dầu thực hiện rất đơn giản,
không cần đầu tư thêm thiết bị chỉ sử dụng đơn vị in offset và thời gian gia công ngắn. Tuy
nhiên, vecni gốc dầu lại dễ bị ngả vàng làm ảnh hưởng màu sắc của tờ in, hiệu ứng bóng không
cao do độ dày lớp mực nhỏ,tờ in dễ bị dính dặm.
Khi đòi hỏi về chất lượng sản phẩm in ngày càng nâng cao , việc tráng phủ vecni gốc dầu lên
tờ in không cònđáp ứng được yêu cầu khách hàng. Với sự phát triển của các phương pháp
ghép dán màng, cùng những loại màng cho độ bóng, độ mờ cao và các tính năng bảo vệ tốt nên
công nghệ dán màng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, thay thế cho việc tạo hiệu ứng bóng
hoặc mờ bằng việc tráng phủ vecni gốc dầu. Phương pháp dán màng cho hiệu ứng bóng, mờ
rất tốt lại ít ảnh hưởng đến màu sắc tờ in, nhưng giá thành cao, việc kết hợp thêm các hiệu ứng
khác gặp nhiều khó khăn như: ép nh
ũ nóng, c ấn bế, dán hộp,dập nổi khó gia công trên lớp
màng vừa được ghép lên giấy… , năng suất gia công không cao và màng chỉ cho hiệu ứng trên
toàn bộ bề mặt tờ in chứ không thể tạo hiệu ứng cục bộ tại một vài điểm, thêm một hạn chế
nữa của phương pháp này là việc tái chế giấy sau khi được dán màng rất khó khăn .
Với sự phát triển của một lọai vecni khác là vecni gốc nước, chất lượng tạo hiêu ứng bóng trên
tờ in được cải thiện đáng kể so với viêc sử dụng verni gốc dầu, tốc độ khô nhanh, độ bóng cao
hơn vecni gốc dầu lại không mùi, không độc hại, verni gốc nước thích hợp cho các bao bì thực
phẩm, tính bền cọ sát tốt. Đầu tiên để tạo hiệu ứng bóng hoặc mờ tòan phần người ta sử dụng
Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hoàng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khôi

Trang 16



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009

đơn vị in offset để tráng phủ verni gốc nước , tuy nhiên việc tráng phủ từng phần vecni gốc
nước bằng phương pháp offset không thực hiện được, độ bóng lớp verni tạo bằng phương
pháp này chưa thực sự cao. Để khắc phục nhược điểm này, công nghệ tráng phủ bằng máy
chuyên dụng với đơn vị tráng phủ có cấu tạo như một đơn vị in flexo sử dụng bản letterpress
hoặc bản photopolyme để tráng phủ được phát triển, với phương pháp này không những tờ in
có thể được tráng phủ tòan phần mà cả từng phần , thêm vào đó độ dày lớp vecni cũng đư ợc
cải thiện đáng kể, dẫn đến độ bóng cũng tăng theo.
Không chỉ dừng ở đó, verni UV ra đời, với lọai vecni UV chất lượng sản phẩm tráng phủ được
nâng cao đặc biệt, độ bóng và độ bền của lớp màng verni sau khi tráng phủ rất cao cạnh tranh
được cả với màng , năng suất cao, có thể chuyển ngay công đọan thành phẩm sau khi gia công
mà không cần thời gian chờ khô và có thể tráng phủ trên nền vật liệu không thấm hút, vecni
UV được tráng phủ với máy tráng phủ chuyên dụng. Mặc dù có nhiều điểm nổi trội hơn nhưng
vecni UV cũng có những nhược điểm: không tương thích với mực in offset nếu tráng phủ dạng
ướt chồng ướt, lớp vecni chỉ khô khi qua đèn sấy UV-hệ thống sấy đắt tiền, khí ozon sinh ra
trong quá trình sấy rất độc hại…
Với đòi hỏi về thời gian gia công ngày càng ngắn lại các nhà sản xuất thiết bị đã phát triển các
dòng máy in với các đơn vị tráng phủ ( có cấu tạo giống một đơn vị in flexo) nằm sau các đơn
vị in offset cùng với các hệ thống sấy tương ứng, các thiết bị này cho phép vừa in vừa tráng
phủ với một lần qua máy. Trên thiết bị này có thể tráng phủ cả từng phần lẫn toàn phần và có
thể tráng phủ cả verni gốc dầu lẫn gốc nước.
Để cải thiện độ bóng cho vecni gốc nước khi tráng phủ người ta phát triển dòng verni gốc nước
đặc biệt bền nhiệt, có khả năng bóng dưới tác dụng áp lực và nhiệt độ. Tờ in sau khi tráng phủ
sẽ qua công đoạn cán láng với áp lực và nhiệt độ cao, kết quả là tờ in đạt được độ bóng tương
đương màng bóng hay tráng phủ bằng vecni UV bóng. Tuy nhiên khi sử dụng giải pháp này,
nhiệt độ cao làm giấy co rút, giòn và dễ gãy gây khó khăn trong vi ệc gia công các công đoạn
sau.
Để tăng tính hấp dẫn của sản phẩm, một loạt các tính năng tăng thêm được bổ sung vào verni

làm cho sản phẩm sau khi tráng phủ không chỉ tạo được hiệu ứng bóng hoặc mờ mà còn có các
hiệu ứng khác như hiệu ứng ánh xà cừ, nhám, hương thơm, có khả năng hàn nhiệt…..Và không
chỉ dừng lại ở những hiệu ứng bóng, mờ đơn lẻ, xu hướng hiện nay là tạo ra trên tờ in các hiệu
ứng kết hợp để tăng cao giá trị bề mặt cho tờ in nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hoàng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khôi

Trang 17


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009

khách hàng. Hiệu ứng bóng mờ tương phản là sự kết hợp đầu tiên tạo cho sản phẩm in nhiều
điểm nhấn và đặc sắc. Đầu tiên là phương pháp dán màng kết hợp với tráng phủ từng phần
vecni UV để tạo độ bóng mờ tương phản cho tờ in, độ tương phản đạt được khá cao nhưng do
không thể dán màng từng phần nên màng luôn là lớp nền điều này làm tăng giá thành sản xuất
và khả năng bám dính lên màng của lớp verni tráng phủ sau đó rất khó khăn. Một cách khác
người ta áp dụng phương pháp tráng phủ từng phần lên bề mặt tờ in với hai loại vecni có tính
chất nhau bóng và mờ, chất lượng hiệu ứng đạt được tương đối tốt và giá thành sản xuất thấp
hơn phương pháp dán màng kết hợp tráng phủ , nhưng điều khó khăn ở đây chính là việc định
vị chính xác các phần tử tráng phủ. Gần đây, một phương pháp tạo hiệu ứng bóng mờ tương
phản mới được phát triển, đó là tận dụng sự không tương thích giữa vecni UV và vecni gốc
dầu. Tờ in sẽ được tráng phủ từng phần vecni gốc dầu mờ trên máy in offset sau đó qua công
đoạn tráng phủ toàn phần với vecni UV bóng. Chính sự không tương thích của hai loại vecni
đã tạo trên bề mặt tờ in sự tương phản, phương pháp này không chỉ cho độ tương phản
bóng_mờ quang học cao mà còn tạo hạt nhám trên bề mặt tờ in, định vị rất chính xác các phần
tử tráng phủ vì phần tử in được tráng phủ từng phần bằng phương pháp offset, đây chính là ưu
điểm nổi trội của phương pháp này.

1.2. Tạo hiệu ứng ánh kim

Một trong những hiệu ứng gia tăng giá trị tờ in khác là hiệu ứng ánh kim. Trước đây để tạo
hiệu ứng này người ta thường dùng phương pháp ép nhũ nóng. Phương pháp này cho độ ánh
kim cao, độ bám dính tốt nhưng giá thành cao, năng suất thấp, không thể ép với các nét mảnh
và định vị không chính xác, khó khăn khi ép trên các vận liệu nhạy cảm với nhiệt độ như
màng…. Một cách khác người ta sử dụng các loại mực nhũ để giả lập hiệu ứng ánh kim trên
nền giấy, mực nhũ đư ợc in bằng phương pháp offset giống như in một màu pha. Không chỉ
định vị chính xác, phương pháp in mực nhũ còn đơn giản, dễ thực hiện và không phải đầu tư
thêm thiết bị (sử dụng ngay đơn vị in offset), có thể in được cả những nét cực mảnh và tram,
điều mà phương pháp ép nh
ũ nóng không làm đư ợc. Tuy nhiên, hiệu ứng ánh kim thu được
không cao do độ dày lớp mực nhỏ, độ ánh kim phụ thuộc hoàn toàn vào độ dày lớp mực và bề
mặt giấy, việc in thêm các chi tiết khác trên nền mực nhũ là một khó khăn vì mực in không
bám tốt trên lớp mực nhũ và tốc độ khô rất chậm...Khi các phương pháp tráng phủ bằng các
đơn vị in flexo ra đời, người ta cải thiện hiệu ứng ánh kim cho lớp mực nhũ bằng cách tráng
phủ (in) loại vecni nhũ kim loại gốc nước, tuy nhiên độ lấp lánh vẫn không bằng ép nhũ nóng.

Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hoàng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khôi

Trang 18


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009

Do có những ưu và khuyết điểm bổ sung cho nhau nên hai phương pháp này vẫn tồn tại song
song đến ngày nay và được xem là những giải pháp truyền thống để tạo hiệu ứng ánh kim.
Gần đây các nhà cung cấp nhũ đã phát tri ển chủng loại nhũ và m ột công nghệ ép nhũ m ới,
công nghệ này khắc phục một số nhược điểm của phương pháp ép nhũ nóng đó là công ngh ệ
ép nhũ lạnh, đầu tiên công nghệ này phát triển trên các thiết bị in flexo, dùng một đơn vị in
flexo để in một lớp keo UV (keo đóng rắn dưới tác dụng của tia UV) lên vật liệu in, sau đó ép
dán lớp nhũ lạnh lên vật liệu ở đơn vị kế tiếp hoặc tại đơn vị ép bế. Hiện nay công nghệ này

đang được mở rộng sang các thiết bị in offset. Những ưu điểm nổi bật của phương pháp này
là: Hiệu ứng ánh kim thu được đa dạng, có thể ép các nét mỏng và tram, định vị chính xác, có
thể ép trên các nền vật liệu khác nhau, tốc độ gia công nhanh. Do đây là công nghệ mới nên
các nhà cung cấp nhũ ít, chi phí đầu tư cao nên hiện nay công nghệ này chưa được ứng dụng
rộng rãi tại Việt Nam.
Phát triển ý tư ởng sử dụng mực in nhũ đ ể tạo hiệu ứng ánh kim với các ưu điểm nổi bật như
định vị chính xác; đơn giản, dễ thực hiện và không phải đầu tư thêm thiết bị (sử dụng ngay đơn
vị in offset); có thể in được cả những nét cực mảnh và tram; các nhà cung cấp đã phát triển
công nghệ MetalFX và bộ mực Metal FX, đây là một giải pháp về vật liệu nhằm khắc phục
những nhược điểm của mực in giả nhũ, làm tăng độ ánh kim, tạo sự tương thích giữa mực in
nền nhũ với các lớp mực in cơ bản và điểm nổi bật là với công nghệ MetalFX chúng ta có thể
dự đóan trước những hiệu ứng sẽ đạt được từ chế bản và kiểm soát được màu sắc nhờ vào các
plug- in gắn thêm vào các phần mềm chế bản, chứ không phải chỉ xem được kết quả trên tờ in
như tất cả các phương pháp khác.
Song song đó, khi phương pháp in mực UV phát triển cùng với sự ra đời của các màng mạ
nhôm/hologram (màng metalized)…, hiệu ứng ánh kim được tạo bằng cách in mực UV trên
nền giấy mạ kim loại. hiệu ứng ánh kim thu được cao nhưng chi phí sản xuất tăng, đầu tư thêm
trang thiết bị và phải xử lý bề mặt giấy ghép màng trước khi in

1.3.Tạo hiệu ứng nổi
Những hình ảnh 3D trên bề mặt tờ in được tạo ra bằng phương pháp dập chìm nổi với hai
khuôn âm dương khớp nhau, phương pháp này cho độ nổi đồng đều, nhưng năng suất không
cao và khả năng làm rách giấy rất cao nếu chọn độ sâu của khuôn và áp lực ép không đúng. Để
tạo hiệu ứng nổi cho bề mặt tờ in, ngoài dập chìm nổi người ta còn tận dụng độ dày lớp mực
của phương pháp in lụa bằng cách sử dụng lụa có độ phân giải thấp và dao gạt tròn.
Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hoàng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khôi

Trang 19



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009

Lĩnh vực vật liệu cho ngành in đang phát triển vượt trội, các hiệu ứng tạo ra cũng ngày càng đa
dạng phong phú, không chỉ dừng lại ở những hiệu ứng quang học như bóng, mờ, ánh kim, mà
còn là hình ảnh 3D, hologram… Và xu hướng phát triển chung hiện nay là kết hợp các hiệu
ứng đơn với nhau để tạo trên bề mặt tờ in những hiệu ứng kép đặc biệt như bóng mờ tương
phản, drip-off, ánh kim_nổi…. Việc tạo hiệu ứng kết hợp từ các hiệu ứng đơn sẽ tổng hợp
những ưu điểm của từng phương pháp, đồng thời sẽ gặp những khó khăn kết hợp của các
phương pháp đơn.

2. Các phương pháp gia tăng giá trị tờ in
2.1. Dán Màng.
2.1.1. Đặc điểm chung
Dán màng là phương pháp ghét vật liệu không thấm hút (màng) lên bề mặt tờ in, làm cho tờ in
có thêm các tính chất đáp ứng nhu cầu của sản phẩm (như bóng, mờ, có độ bền cơ học,…).
Vì giấy là dạng nền xốp rất phù hợp với phương pháp ghép ướt và đây cũng là phương pháp
thường dùng tại các xí nghiệp.
Phương pháp này cho được các hiệu ứng sau: bóng, mờ, nền ánh xà cừ,hologram (màng được
khắc).

2.1.2. Vật Liệu Dùng Trong Dán Màng:
Màng: Các loại màng thường dùng trong phương pháp này là các loaị màng PP, OPP, BOPP,
…Màng PP có tính ngăn cản ẩm tốt, độ trong suốt tương đối cao so với các màng khác, sức
căng bề mặt của màng (khoảng 38 dyne/cm) cao nên khả năng dàn mỏng keo trên bề mặt dễ
dàng hơn. Màng PP được định hướng một chiều (OPP) hay hai chiều (BOPP) cho độ bền và
độ cứng tốt hơn màng PP, riêng màng BOPP thì có độ bóng và trong suốt cao, ổn định kích
thước, độ bền kéo căng theo hai hướng tốt MD: 180 (Mpa), TD: 152 (Mpa) nên màng này
thường được dùng để cho hiệu ứng bóng, mờ, đồng thời đáp ứng được yêu cầu bảo vệ bề mặt
tờ in rất tốt.
Ngoài ra còn có loại màng HBOPP (hologram), trên bề mặt loại màng được khắc các hoa văn

hoặc các chi tiết bảo mật ( theo đặt hàng)
Keo sử dụng trong phương pháp này phải đạt những yêu cầu sau:

Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hoàng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khôi

Trang 20


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009

Trong suốt hoàn toàn sau khi khô, nếu keo không trong suốt sẽ ảnh hưởng đến màu sắc



của tờ in.
Keo phải trung tính hoặc acid nhẹ, kiềm nhẹ để không làm ảnh hưởng đến lớp mực đã



in.
Bám dính tốt trên màng lẫn giấy. keo phải có khả năng liên kết hóa học với màng.



Hiện nay keo polymer nhân tạo gốc nước hay keo phân tán trong nước (keo PVAc).. thường
được dùng trong phương pháp này. Keo có màu trắng sữa, khô nhờ cơ chế bay hơi và thấm hút
của nước vào giấy. Màng keo tạo thành trong suốt, dẻo, không màu, không mùi, không gây độc
hại và bền. Tuy nhiên màng keo trở nên giòn ở nhiệt độ thấp.

2.1.3.


Thiết Bị:

Để thực hiện được phương pháp này thiết bị dán màng cần phải có tối thiểu gồm các bộ phận:
-

Hệ thống xả nguyên vật liệu.

-

Hệ thống tráng keo gồm máng keo, lô máng, lô định lượng và lô chà.

-

Hệ thống lô ép gồm một lô được mạ crom và một lô cao su.

-

Hệ thống căng màng từ cuộn xả nguyên vật liệu qua bộ phận tráng keo, lô ép dán, bộ phận
sấy và cuộn thu thành phẩm.

Ngoài ra để tăng năng suất, thiết bị dán màng có thể gắn thêm bộ phận xả cuộn sau khi dán
màng, tuy nhiên phải có hệ thống sấy khí nóng hoặc IR để keo khô hoàn toàn trước khi xả
cuộn thành tờ tời. (như hình bên dư ới). Tuy nhiên do giá thành cao nên thiết bị này ít sử dụng
tại Việt Nam.

2.1.4. Ưu nhược điểm
Dán màng bằng phương pháp ghép ướt thường được các nhà in sử dụng vì nó có những ưu
điểm sau:



Hiệu ứng bóng, mờ, ánh xà cừ.. đồng đều, ổn định trên toàn bộ bề mặt tờ in



Liên kết tốt giữa các tờ in và lớp màng



Thao tác thực hiện việc dán màng cũng đơn giản và dễ dàng.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm:

Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hoàng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khôi

Trang 21


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009



Vì keo dùng trong phương pháp này là keo phân tán gốc nước nên dễ làm cong vênh
tờ in (đặc biệt khi giấy có định lượng nhỏ hơn 90gms).



Khi đầu tư thêm hệ thống sấy thì thời gian sản xuất được rút ngắn nhưng giá thành
đầu tư sẽ tăng. Nếu không sử dụng hệ thống sấy và hệ thống xả cuộn ở đầu ra thì
năng suất không cao




Những tờ in càng nằm gần với lõi cuộn thu thì càng bị uốn cong gây ảnh hưởng cho
công đoạn sau. Để khắc phục việc đó, sau khi xả cuộn nên đặt vật nặng lên chồng
giấy và để khoảng 1- 1h30 để giấy có thể trở lại trạng thái bằng phẳng.

Hình A.2 1.

Máy dán màng OCTAN- 126WS

1. Bộ phận giấy từng tờ

4. Hệ thống sấy nhiệt

2. Hệ thống lô ép dán

5. Hệ thống xả cuộn thành tờ rời

3. Hệ thống cấp màng và bộ phận tráng keo

6. Hệ thống xuống giấy

2.2.Tráng Phủ.
2.2.1. Đặc điểm chung
Tráng phủ là quá trình tráng và dàn mỏng lớp vecni lên tòan bộ (tráng phủ toàn phần) hay một
phần (tráng phủ từng phần) tờ in, sau đó lớp vecni được làm khô dưới tác dụng của tia cực tím
(nếu tráng phủ vecni gốc UV) hoặc nguồn sấy (dành cho vecni gốc nước hoặc vecni gốc dầu).
Phương pháp tráng phủ có thể tạo ra được các hiệu ứng sau: bóng, mờ, ánh xà cừ (iriodin), ánh
kim( sử dụng lắc kim lọai), hương thơm (khi tráng phủ vecni gốc nước), nhám (khi tráng phủ

vecni UV cát), tương phản giữa bóng và mờ, khả năng hàn dán cho các dạng vỉ , lớpverni thay
đổi màu sắc tạo 7 sắc cầu vồng.

Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hoàng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khôi

Trang 22


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009

Với phương pháp tráng phủ ta có thể tráng phủ từng phần và toàn phần. Nguyên lý sử dụng
trong phương pháp tráng phủ là các nguyên lý offset, flexo, letterpress, in lụa. Và các loại
vecni sử dụng trong phương pháp này là vecni gốc dầu, gốc nước và vecni UV.

2.2.2. Các nguyên lý tráng phủ và thiết bị tương ứng
Tráng Phủ Theo Nguyên Lý Offset.
Ta có thể sử dụng đơn vị in cuối cùng trên máy in nhiều màu (inline) hoặc sử dụng máy in
offset một màu để tráng phủ (offline). Với nguyên lý này ta có thể tráng phủ vecni gốc dầu(cả
tòan phần và từng phần), gốc nước ( chỉ tráng tòan phần)
Việc tráng phủ vecni gốc dầu được thực hiện giống như in mực offset thông thường, do đó ta
có thể tráng phủ từng phần và toàn phần. Tráng phủ vecni gốc dầu cho chất lượng bóng không
cao nhưng hiệu ứng mờ tốt, có giá thành rẻ, thao tác thực hiện đơn giản nên vẫn được ứng
dụng nhiều.
Riêng tráng vecni gốc nước thì ta sử dụng bộ phận cấp ẩm của đơn vị in offset, có thể tận dụng
các bản in cũ bằng cách phơi toàn bộ bản (bản in bây giờ trở thành lô cấp vecni), sau đó ta lót
giấy dưới tấm cao su khoảng 1,2 đến 1,7mm và phải cách mỗi cạnh tờ in khỏang 5mm để tránh
dính mép (lô cao su được xem là lô bản). Tráng phủ vecni gốc nước bằng đơn vị offset chỉ có
thể tráng phủ toàn phần. Lưu ý trư ớc và sau tráng phủ bộ phận làm ẩm với lô truyền ẩm cần
được vệ sinh cẩn thận và các lô nỉ cần được thay thế tránh gây bẩn.


Tráng vecni gốc dầu dùng hệ
thống cấp mực

Tráng vecni gốc nước dùng hệ
thống cấp ẩm trên đơn vị in
offset

Hình A.2 2.

Tráng phủ theo nguyên lý offset

Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hoàng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khôi

Trang 23


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009

Với phương pháp này thì cho ta tốc độ tráng phủ cao và độ định vị chính xác tuy nhiên với độ
dày lớp vecni mỏng nên hiệu ứng đạt được sẽ không cao.
Tráng Phủ Theo Nguyên Lý Flexo, Letterpress.
Nguyên lý tráng phủ này sử dụng cho tráng phủ toàn phần hoặc từng phần với vecni UV và
vecni gốc nước. Ta có thể tích hợp đơn vị tráng phủ trên máy in (inline) hoặc tiến hành tráng
phủ sau khi in bằng thiết bị chuyên dụng (offline).
Đơn vị tráng phủ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động giống như đơn vị in flexo bao gồm: bộ
phận cấp vecni, ống bản, ống ép. Bộ phận cấp vecni có hai dạng: hệ thống cấp vecni mở (gồm
lô máng quay trong máng vecni, lô định lượng và lô chà) và hệ thống cấp vecni kín (với dao
gạt mực và trục anilox).

2

1

Hình A.2 3.

Đơn vị tráng phủ offliine cho trang phủ từng
phần hoặc từng phần

1.Đơn vị tráng phủ gồm máng keo, lô máng, lô định lượng, lô chà vecni (hệ thống cấp mở hình a )
hoặc bình hệ thống cấp mực đóng với dao gạt mực và trục anilox ( hình b)
2. Đơn vị in cuối cùng.

Các thiết bị tráng phủ chuyên dụng (offline) bao gồm các bộ phận: hệ thống cấp giấy tự động
như máy in, hệ thống cấp vecni, bộ phận truyền vecni lên tờ in, bộ phận chuyển tờ in, bộ phận
sấy (UV nếu sử dụng vecni UV hoặc hệ thống sấy nhiệt dành cho vecni gốc nước), và bộ phận
ra giấy. Bản thường dùng cho nguyên lý này là bản cao su cho tráng phủ toàn phần hoặc
photopolymer (bản flexo) cho tráng phủ từng phần.
Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hoàng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khôi

Trang 24


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG-2009

Có một số thiết bị tráng phủ có cấu tạo rất đơn giản với bộ phận đặt giấy thủ công, hệ thống
cấp vecni và truyền vecni lên tờ in chỉ là các lô cao su quay trong máng verni và lô chuyền
verni trực tiếp lên tờ in , không có ống bản nên chỉ có thể tráng phủ tòan phần mà thôi, hệ
thống vận chuyển giấy chỉ là một dàn băng tải chạy qua các nguồn sấy để sấy khô verni, hệ
thống nhận tờ in thủ công.
Ngoài ra trên một số máy in có hệ thống rửa cao su tự động có thể tráng phủ với một bộ phận
cấp vecni gọi là Modular Inline Coating System –MCS gồm dao gạt và trục anilox (hệ thống

cấp mực kín). Bộ phận này có thể tháo lắp dễ dàng. Khi tráng phủ ta gắn bộ phận này vào vị trí
của bộ phận rửa cao su tự động của đơn vị in offset. Vecni cấp từ MCS sang ống cao su (đóng
vai trò là ống bản) và ống cao su có thể được lót ống bên dưới sao cho bằng với diện tích cần
tráng phủ (đối với tráng phủ toàn phần) hoặc được gắn bản photopolymer (đối với tráng phủ
từng phần). Khi không tráng phủ, ta tháo bộ phận MCS ra và sử dụng đơn offset như thông
thường.
Với việc tráng phủ bằng nguyên lý flexo hay letterpress thìđ ộ dày lớp vecni đạt được cao hơn
so với nguyên lý offset do đó tạo được hiệu ứng bề mặt tốt hơn
Tráng Phủ Theo Nguyên Lý In Lụa.
Nguyên lý này sử dụng để tráng phủ veni UV vì đ ộ nhớt của vecni UV gần với độ nhớt của
mực in lụa. Thiết bị dùng cho nguyên lý này có thể là đơn vị in lụa theo nguyên lý dạng trống
(thường dùng đơn vị tráng phủ inline) hoặc dạng phẳng. Trong đó bao gồm các bộ phận chính:
dao gạt bằng urethan (không bị ảnh hưởng bởi UV) và khung lụa có độ phân giải 120 l/cm đến
200 l/cm.
Khung lụa sẽ được tráng một lớp màng cảm quang thường là Bicromat, sau đó được phơi dưới
ánh sáng huỳnh quang cùng với phim dương mặt thuốc chữ thuận. sau khi phoi, khung lụa
được hiện bằng nước và sấy khô trước khi tráng phủ. Quá trình tráng màng cảm quang có thể
được thực hiện bằng tay hay bằng máy.

Thực hiện : Th.s Nguyễn Thị Lại Giang-K.s Hoàng Thị Thúy Phương-K.s Trần Đăng Khôi

Trang 25


×