Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tiểu luận cao học Thực trạng và giải pháp công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện châu thành, tỉnh an giang từ năm 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.21 KB, 32 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm qua vấn đề tệ nạn xã hội và đấu tranh phòng, chống tệ nạn
xã hội đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và bước đầu thu được
những kết quả đáng khả quan. Đã từng bước hoàn thiện được các văn bản pháp
luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, tăng cường sự chỉ đạo triển khai thực hiện các
chương trình hành động quốc gia về công tác này, giảm được các tụ điểm tệ nạn xã
hội phức tạp.
Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa với các mặt trái của nó đang làm nảy sinh
và lan nhanh nhiều tệ nạn xã hội mới như cá độ bóng đá qua internet, nghiện game,
ảnh hưởng văn hóa phẩm đồ trụy du nhập từ bên ngoài, xâm hại tình dục trẻ em...
Số người mắc các loại tệ nạn xã hội vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức
tạp trên diện rộng, đặc biệt là các tệ nạn ma tuý, cờ bạc, xâm hại tình dục trẻ em...
Hàng năm Nhà nước ta từ Trung ương đến địa phương phải chi ra hàng ngàn tỉ
đồng cùng với một lực lượng lớn về con người để tập trung đấu tranh triệt phá các
ổ nhóm, đường dây buôn bán ma tuý, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em. Tổ
chức chữa bệnh, cai nghiện phục hồi và tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện
ma tuý và gái mại dâm, song hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ tái phạm còn rất lớn. Hàng
ngày, hàng giờ bộ phận dân cư mắc các tệ nạn xã hội đã tiêu phí một lượng tiền rất
lớn ném vào ma túy, ăn chơi sa đoạ, không những không mang lại lợi ích kinh tế.
Ngược lại làm cho một bộ phận dân cư này ngày càng rơi vào tình trạng đói nghèo,
ảnh hưởng tới sự phát triển của giống nòi và nguồn nhân lực của đất nước trong
tương lai, làm phát sinh tội phạm. Tệ nạn xã hội gia tăng, gây mất an ninh trật tự,
làm xói mòn đạo đức, làm sai lệch những chuẩn mực và giá trị truyền thống văn
hoá tốt đẹp của dân tộc, phá hoại hạnh phúc của mỗi con người, mỗi gia đình, đe
doạ đến tính mạng, sức khoẻ của nhân dân. Sự gia tăng của tệ nạn xã hội còn là
nguyên nhân chủ yếu làm lây lan nhanh căn bệnh HIV/AIDS trong cộng đồng dân
cư.

1



Nằm trong xu thế chung, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang trong những
năm qua với quyết tâm cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân toàn
huyện theo chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tích
cực quá trình hội nhập quốc tế, Châu Thành đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đáng chú ý là an
ninh, trật tự luôn được giữ vững và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần
cho sự phát triển các lĩnh vực khác của toàn huyện. Tuy nhiên, số người mắc các
loại tệ nạn xã hội trên toàn huyện vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp,
đặc biệt là các tệ nạn ma tuý, cờ bạc, xâm hại tình dục trẻ em... Đang là vấn đề gây
bức xúc, gây dư luận bất bình trong quần chúng nhân dân. Nếu chúng ta không có
những giải pháp ngăn chặn có hiệu quả thì tệ nạn xã hội trở thành mối đe dọa, kéo
theo những hậu quả khôn lường cho xã hội, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Xuất phát từ sự cần thiết nêu trên, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp
công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Châu Thành,
tỉnh An Giang từ năm 2010 - 2015” để sau khi ra trường tôi áp dụng vào thực tiễn
tốt hơn, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn huyện.
Trong điều kiện thời gian có hạn, với trình độ nghiên cứu, kiến thức lẫn kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế, chắc rằng không tránh khỏi những khuyết điểm. Rất
mong được sự góp ý của quí thầy cô để việc nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn.

2


CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ QUAN
ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
TỆ NẠN XÃ HỘI:
1.1. Nhận thức về tệ nạn xã hội:
1.1.1. Khái niệm về tệ nạn xã hội:
Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính phổ biến lây
lan, phản ánh những thói quen, phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, trái với

chuẩn mực, đạo đức xã hội và quy định của pháp luật hiện hành, gây tác hại đến
đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến trật tự an
toàn xã hội.
Tệ nạn xã hội có những đặc trưng sau:
- Là những thói hư tật xấu, phong tục tập quán lạc hậu;
- Là hiện tượng tiêu cực mang tính phổ biến lây lan;
- Vi phạm các chuẩn mực xã hội, trái với đạo đức, pháp luật xã hội chủ
nghĩa;
- Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tác hại nhất định.
1.1.2. Phân loại tệ nạn xã hội:
- Tệ nạn mại dâm.
- Tệ nạn cờ bạc.
- Tệ nạn ma túy
- Tệ mê tín dị đoan…
Ở nước ta, tệ nạn xã hội xuất hiện và diễn biến phức tạp trong từng thời
gian, với những dạng biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, xét về đặc điểm, loại đối
tượng tham gia, tính chất nguy hiểm và mức độ phổ biến trong giai đoạn hiện nay
trên địa bàn huyện Châu Thành thì cần tập trung vào các loại tệ nạn xã hội sau đây:

3


* Tệ nạn ma túy:
Ma túy là một chất độc gây nghiện có hướng tác động vào tế bào thần kinh
trung ương, làm biến đổi chức năng sinh lý của nó trên hai hệ thống:
- Thần kinh vận động (tư duy và vận động có ý thức).
- Thần kinh thực vật (các hoạt động tự động và ngoài ý thức). Từ đó làm
biến đổi tức thì hay dần dần những hoạt động có tính chủ động và thụ động của
con người.
Đặc điểm của chất ma túy:

- Làm cho người sử dụng nó dễ quen, có sự ham muốn rất khó có thể kìm
chế được và buộc phải sử dụng nó bằng bất cứ giá nào.
- Gây cho người sử dụng có khuynh hướng tăng liều, lần sau phải dùng
nhiều hơn lần trước, tháng sau phải dùng nhiều hơn tháng trước.
- Gây cho người sử dụng lệ thuộc cả về thể chất lẫn tâm lý.
Các loại ma túy hiện đang được sử dụng ở nước ta:
Thuốc phiện, sái thuốc phiện, heroin, loại ma túy kích thích thần kinh, gây
ảo giác như: Methamphetamin, Ecstasy, thường được gọi là ma túy “lắc”, ma túy
được điều chế từ cây coca như Cocain, “Crack”. Một số loại ma túy phổ biến sau:
Heroin: là một chất ma túy được dùng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay,
được bán tổng hợp từ moocphin, gây độc hại nhiều hơn và gây nghiện nhanh hơn
moocphin, vì chất “ma túy” heroin có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương rất
nhanh, ngay sau khi chích người nghiện heroin đã có khoái cảm đặc biệt.
Các chất ma túy kích thích thần kinh trung ương: Amphetamin (Maxinton),
Methamphetamin là dẫn xuất của amphetamin, loại ma tuý này có độc tính cao,
gây nghiện nhanh.
* Tệ nạn cờ bạc:

4


Cờ bạc là một loại tệ nạn xã hội mà những kẻ hoạt động thường lợi dụng các
hình thức vui chơi, giải trí có tính chất may rủi, kèm theo sử dụng các thủ đoạn
gian dối, lừa bịp để sát phạt lẫn nhau bằng tiền hoặc các đồ vật có giá trị khác.
Trên thực tế cho chúng ta thấy rằng ngoài các hình thức đánh bạc truyền
thống như: đánh chẳn, lẻ, bầu cua tôm cá, cá ngựa, cờ tây, tứ lơ khơ… Hiện nay
trên địa bàn nổi lên nạn số đề, cá độ bóng đá, các trò chơi biến tướng ăn thua bằng
tiền...
Tội phạm về tệ nạn xã hội:
Tội phạm về tệ nạn xã hội là những tội phạm có liên quan trực tiếp đến hoạt

động về tệ nạn xã hội, bao gồm những hành vi nguy hiểm trong số các hoạt động
về tệ nạn xã hội được pháp luật hình sự quy định trong những điều kiện cụ thể.
Trên địa bàn huyện hiện nay thường xảy ra những loại tệ nạn và tội phạm về
tệ nạn xã hội nguy hiểm nổi lên như:
Những loại tội phạm về tệ nạn xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự
năm 1999 được sửa đổi bổ sung vào năm 2009 bao gồm: Tội đánh bạc (Điều 248),
tội tổ chức đánh bạc (Điều 249), tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), tội giao cấu với
trẻ em (Điều 115), tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy (Điều 194).
1.2. Tác hại của tệ nạn xã hội:
1.2.1. Tác hại của tệ nạn xã hội đến kinh tế - xã hội:
Tệ nạn xã hội đang tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế- xã
hội, là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi
giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Từ những hậu quả đó kéo theo
hệ lụy là làm gia tăng đói nghèo, phân tầng xã hội, mất cân đối các nguồn lực, làm
biến động ổn định trật tự xã hội. Chi phí xã hội tăng do phải giải quyết các vấn đề xã
hội phức tạp do tệ nạn xã hội gây ra.

5


Tệ nạn nghiện ma tuý, mại dâm và một số các loại tệ nạn xã hội khác gây ra
cho con người mắc các căn bệnh hiểm nghèo, rất khó khăn trong việc chữa trị như
bệnh tâm thần kinh, các bệnh nội ngoại khoa, đặc biệt là HIV/AIDS. Đồng thời là
nguồn bệnh làm nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng, làm suy giảm sức khoẻ.
Thực tế cho thấy đại đa số những người sử dụng ma tuý, đặc biệt là phụ nữ là
những người bán dâm để lấy tiền mua ma tuý có tỷ lệ lây nhiễm HIV rất cao.
1.2.2. Tác động xấu đến an ninh trật tự:
Tệ nạn xã hội là nguồn gốc phát sinh ra tội phạm. Tệ nạn nghiện ma tuý, cờ

bạc thường kéo theo lừa đảo, trộm cắp, cướp giật, thậm chí giết người... Các tệ nạn
này thường tạo ra những đường dây, những tổ chức cấu kết để thực hiện những hành
vi phạm tội. Vì vậy, tệ nạn xã hội gây mất an ninh trật tự, gây nên những tâm lý bất
bình ổn và bức xúc trong nhân dân.
1.2.3. Tác động của tệ nạn xã hội đến văn hoá:
Tệ nạn xã hội phát triển sẽ làm băng hoại đến thuần phong mỹ tục, xói
mòn đạo đức và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Khi con người sa vào
tệ nạn xã hội thì các giá trị chuẩn mực đạo đức bị sai lệch thậm chí không còn.
Các thiết chế văn hoá tốt đẹp của con người, của gia đình, của cộng đồng dần bị
phai mờ thay vào đó là những lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ, những
hành vi mất nhân tính, chà đạp lên danh dự nhân phẩm của con người, làm hoen
ố đến bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Những người mắc các tệ nạn xã hội
thường đại đa số là học vấn thấp và không có khả năng học tập, rèn luyện nâng
cao trình độ và lười lao động, đời sống văn hoá tinh thần không được nâng cao.
1.2.4. Tác hại của tệ nạn xã hội đối với gia đình:
Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người,
làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, suy thoái giống nòi. Làm mất tư cách của một
người công dân, ít nhiều nêu gương xấu cho thế hệ sau, làm họ đi theo vết xe đổ.

6


- Những người mắc các tệ nạn xã hội như nghiện ma tuý, cờ bạc ở trong tuổi
lao động không những không tham gia lao động sản xuất ra của cải vật chất cho gia
đình, không có thu nhập nhưng lại phải chi tiêu cho việc mua ma tuý, sát phạt dẫn
đến kinh tế gia đình suy sụp, thiếu đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình.
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác phòng, chống tệ
nạn xã hội:
1.3.1. Chủ trương của Đảng về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội:
Từ khi chúng ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình tệ nạn xã

hội có chiều hướng gia tăng và phức tạp, đang ngày càng tác động xấu đến an
ninh trật tự và kinh tế xã hội. Trước tình hình đó, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành và toàn xã hội
đẩy mạnh phòng ngừa và đấu tranh với tệ nạn xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ "Tình trạng tham nhũng, buôn
lậu, làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn, có chỗ còn nghiêm trọng hơn. Những hoạt
động văn hoá không lành mạnh và các tệ nạn xã hội vẫn phát triển". Và đưa ra nhiệm
vụ là "kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội,
tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, đẩy
lùi tiêu cực, bất công và các tệ nạn xã hội, nhất là tệ trộm cướp, cờ bạc, mua bán dâm
và ma tuý".
Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta đánh giá: "Công tác phòng chống tệ nạn xã
hội đã được đẩy mạnh hơn. Nhiều địa phương đã có những giải pháp tốt phòng
chống ma tuý, tệ nạn mại dâm và ngăn chặn các hoạt động văn hoá không lành
mạnh. Các hình thức cai nghiện ma tuý, quản lý người sau cai nghiện ma tuý hiệu
quả hơn". Song "Một số tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Cuộc đấu
tranh chống các thói hư tật xấu thiếu các biện pháp đồng bộ và chưa tạo được
chuyển biến rõ nét; tệ nạn ma tuý, mại dâm còn diễn biến phức tạp”. Và Đảng ta đã
đề ra mục tiêu:

7


Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm
giàu hợp pháp, xóa đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã
hội. Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao hiệu lực quản
lý nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rõ nét về cải cách hành
chính, ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Ngoài các văn kiện Nghị quyết của Đảng, Ban Bí thư, Bộ Chính trị còn ban
hành các Chỉ thị lãnh đạo chuyên đề về công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

Với những quan điểm nêu trên, Đảng ta đã thể hiện quyết tâm trong việc đấu
tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, quan điểm đó không những là chủ trương nhất
quán trong chỉ đạo thực hiện mà còn thể hiện trong nhận thức. Coi đây là cuộc đấu
tranh đầy cam go, phức tạp, gắn liền với việc xây dựng con người mới. Muốn đất
nước phát triển mạnh theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì phải dần từng
bước ngăn ngừa và đẩy lùi tệ nạn xã hội, tạo sự an toàn, ổn định xã hội và phát triển
bền vững, đưa đất nước tiến lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập.
1.3.2. Quy định của Nhà nước về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội:
Những quan điểm trên được cụ thể hoá trong hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật như: Luật phòng chống ma tuý, luật phòng chống tham nhũng, Luật Hôn
nhân và gia đình, Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ luật Lao động, Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính, Pháp lệnh phòng chống tệ nạn mại dâm... Xây dựng các Chương
trình hành động Quốc gia phòng, chống các loại tệ nạn xã hội trên cả nước. Đồng thời
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giữ gìn và phát huy các giá trị
bản sắc văn hoá dân tộc, hướng tới một xã hội văn minh, lành mạnh.
Ngoài ra Chính phủ còn ban hành nhiều nghị định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội như:
Nghị định số: 73/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, điển

8


hình: Hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý (Điều
21) có mức xử phạt cao nhất phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Hành vi mại dâm và liên quan đến hoạt động mại dâm (Điều 22) có mức xử phạt
cao nhất phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Hành vi đánh bạc trái
phép (Điều 23) có mức xử phạt cao nhất phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng.

Nghị định số: 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn.
Nghị định số: 135/2004/NĐ-CP ngày 10/06/2004 của Chính phủ quy định chế
độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa
bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người
chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội
thông qua ngày 21.12.1999 được sửa đổi bổ sung vào ngày 19/06/2009 điển hình:
Tội đánh bạc (Điều 248) có khung hình phạt cao nhất bị phạt tù từ 2 năm – 7 năm,
có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 30.000.000 đồng. Tội hiếp dâm trẻ em
(Điều 112) có khung hình phạt cao nhất bị phạt tù từ 12 năm – 20 năm, tù chung
thân hoặc tử hình. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy (Điều 194) có khung hình phạt cao nhất bị phạt tù 20 năm, tù chung
thân hoặc tử hình.
Nhà nước Việt Nam còn tích cực tham gia cam kết các điều ước Quốc tế và phối
hợp với các nước trong khu vực về đấu tranh phòng chống ma tuý, phòng chống buôn
bán người, bảo vệ quyền con người...

9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHÂU THÀNH:
2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội ở huyện Châu Thành:
- Đặc điểm về địa lý tự nhiên:
Huyện Châu Thành tiếp giáp với Thành phố Long Xuyên là trung tâm hành
chính, kinh tế của tỉnh An Giang, nằm về phía tây sông Hậu, có diện tích đất tự
nhiên là 35.506,21 ha chiếm 10.04% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó diện
tích đất nông nghiệp của huyện là 30.739,10 ha, chiếm 86,57% diện tích tự nhiên;

đất phi nông nghiệp 4.767,11ha, chiếm 13,43% diện tích tự nhiên; đất chưa sử
dụng không còn nữa. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: Phía
Bắc giáp huyện Châu Phú; phía Nam giáp Thành phố Long Xuyên; phía Đông giáp
huyện Chợ Mới; phía tây giáp huyện Thoại Sơn. Huyện Châu Thành có địa hình là
đồng bằng tương đối bằng phẳng, cùng với hệ thống sông ngồi chằng chịt, đảm bảo
phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp cũng như nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nhưng cùng với nó là tệ nạn
xã hội cũng dễ dàng du nhập và phát triển vào các tầng lớp dân cư. Đặc biệt là tệ
nạn ma túy, cờ bạc đang có xu hướng di chuyển từ địa bàn Thành phố Long Xuyên
sang địa bàn huyện Châu Thành.
- Đặc điểm kinh tế:
Kinh tế huyện Châu Thành gồm: nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và
thương mại – dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 tăng 12%.
Trong đó:
+ Khu vực 1 ( Nông – Lâm – Thủy sản ) tăng 6,43%.
+ Khu vực 2 ( Công nghiệp xây dựng ) tăng 13,65%.
+ Khu vực 3 ( Thương mại – dịch vụ ) tăng 16,90%.

10


Châu Thành có tuyến giao thông đường bộ quốc lộ 91 và tỉnh lộ 941 đi qua,
tiếp giáp với Thành phố Long Xuyên và là cầu nối với huyện Châu Phú, Thành
phố Châu Đốc, huyện Tri Tôn...
Khu công nghiệp Bình Hòa nằm gần vị trí trung tâm của huyện với diện tích
150 ha và xây dựng đường dẫn nối đến bờ sông Hậu sẽ thu hút đầu tư vào thương
mại, dịch vụ và thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, tạo ra nguồn thu của
huyện. Công nghiệp về, kinh tế phát triển nhưng cũng kéo theo không ít hệ lụy xã
hội về tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, trộm cướp... Xảy ra phức tạp trên địa bàn
huyện với thủ đoạn ngày càng tinh vi, manh động.

- Đặc điểm về xã hội:
Huyện Châu Thành có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 01 thị trấn, dân
số tính đến năm 2012 là 177.988 người, trong đó nữ 87.645 người, số người trong
độ tuổi lao động là 117.693 người, mật độ dân số 480/km 2, có ba dân tộc chủ yếu,
sinh sống trên địa bàn huyện: Kinh 18.940 người, chiếm 94,91%; Khơme 4.363
người, chiếm 2,45%, Chăm 979, chiếm 0,55%; dân tộc khác 173 người.
Với mật độ dân cư đông đúc, nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo gây không
ít khó khăn trong công tác giải quyết việc làm, quản lý địa bàn của chính quyền cơ
sở.
2.2. Tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Châu Thành và kết quả
công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội những năm qua (2010 – 2013):
2.2.1. Tình hình tệ nạn xã hội:
Trên địa bàn huyện Châu Thành nổi lên các tệ nạn như ma túy, cờ bạc, đặc
biệt xâm hại tình dục trẻ em và diễn biến phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngụy
trang bằng nhiều hình thức rất tinh vi, cấu kết, tụ tập nhiều đối tượng ở nhiều địa
phương khác nhau, có phân công người canh đường, cảnh giới hoặc cho người sử
dụng điện thoại di động ở nhiều điểm trên đường bộ, đường sông. Nếu phát hiện có
lực lượng truy bắt thì đối tượng canh đường dùng điện thoại di động báo cho đối

11


tượng buôn bán, sử dụng ma túy hoặc đối tượng tổ chức trường gà để bọn chúng tự
giải tán. Riêng đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy thường sử dụng thuốc nếu
lực lượng công an đưa đi thử test ma túy thì không phát hiện được. Ngoài ra các
đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động, gây
khó khăn cho việc phát hiện và bắt xử lý, làm ảnh hưởng tình hình trật tự ở địa
phương. Đặc biệt hiện nay chúng còn cho người theo dõi lực lượng công an làm
nhiệm vụ này. Nếu có cơ hội chúng móc ngoặc, lôi kéo. Riêng về xâm hại tình dục
trẻ em thường xảy ra các vùng sâu. Đối tượng thường bị ảnh hưởng của phim ảnh

đồi trụy. Đặc biệt các trẻ em gái hiện nay do xem phim ảnh đồi trụy, cha mẹ thiếu
giáo dục về giới tính nên có xu hướng bỏ nhà đi theo bạn trai. Khi lực lượng công
an mời làm việc thường không cộng tác nên công tác phát hiện, xử lý gặp nhiều
khó khăn.
Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành, đặc biệt là
lực lượng công an huyện chủ công trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã
hội với tinh thần trách nhiệm cao đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cụ thể tập
trung lên phương án, lập kế hoạch truy bắt và xử lý nhiều đối tượng tệ nạn ma túy,
cờ bạc, xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên các tệ nạn trên vẫn còn tái diễn và diễn
biến phức tạp.
Tình hình người Việt Nam sang Campuchia đánh bạc hiện nay khá phổ biến
như đá gà, casino… Qua thống kê, khảo sát, điều tra cơ bản, nắm tình hình cho
thấy địa bàn huyện Châu Thành không có tuyến biên giới giáp Campuchia nhưng
vẫn có số đối tượng là người Việt Nam sang Campuchia chơi đánh bạc bằng nhiều
hình thức.
Xem phụ lục công tác đấu tranh xử lý tệ nạn về ma tuý, cờ bạc, xâm hại tình dục
trẻ em từ năm 2010 – 2013 trên địa bàn huyện Châu Thành.
Qua số liệu thống kê cho thấy: Tệ xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng tăng,
tệ nạn ma túy, cờ bạc tuy có giảm về số vụ nhưng lại gia tăng về đối tượng vi
phạm. Tính chất mức độ vi phạm của từng vụ qua từng năm nguy hiểm hơn, mức

12


độ vi phạm nghiêm trọng hơn. Điều đó cho thấy tình hình tệ nạn xã hội trên địa
bàn huyện còn diễn biến rất phức tạp, đối tượng hoạt động có tổ chức, sử dụng thủ
đoạn hoạt động tinh vi đối phó lực lượng chức năng gây nhiều khó khăn trong việc
điều tra xử lý.
2.2.2. Kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội:
- Tệ nạn ma túy:

Thường xuyên nắm địa bàn, tổ chức triển khai các đợt cao điểm tấn công
trấn áp tệ nạn xã hội: Từ năm 2010 - 2103 triệt phá 4 tụ điểm mua bán, tổ chức sử
dụng ma túy; phát hiện và xử lý 189 vụ với 381 đối tượng sử dụng trái phép chất
ma túy, điều tra, truy tố, xét xử 04 vụ với 04 bị cáo, đã tổ chức xét xử lưu động tại
nơi xảy ra tội phạm để tăng cường giáo dục, răn đe, phòng ngừa tội phạm.
Công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện:
Tổ chức cai nghiện bắt buộc 47 người nghiện ma túy tại các Trung tâm
Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội. Giáo dục tại xã, thị trấn cho 94 người
nghiện ma túy, lập danh sách quản lý 250 người nghiện ma túy.
Quản lý, dạy nghề cho 30 người sau cai nghiện. Công tác quản lý sau cai
được giao cho gia đình, cơ quan, đoàn thể giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng.
- Tệ nạn mại dâm: Thường xuyên tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành triển
khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm
như Karaoke, quán nhậu, cà phê... Tuy nhiên chưa xử lý trường hợp nào liên quan
tệ nạn mại dâm.
- Tệ nạn cờ bạc:
Từ năm 2010 - 2103 triệt phá 582 tụ điểm đá gá, lắc tài xỉu, đánh bài, số đề,
cá độ bóng đá… Xử lý 2.047 đối tượng, xử phạt 1.420.000.000 đồng, điều tra, truy
tố, xét xử 02 vụ với 04 bị cáo.
- Xâm hại tình dục trẻ em:

13


Từ năm 2010 - 2103 điều tra, truy tố, xét xử 09 vụ với 10 bị cáo.
Trong nhiều năm qua, Châu Thành đã tập trung nguồn lực và chỉ đạo đẩy mạnh
công tác tuyên truyền giáo dục về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
phòng, chống tệ nạn xã hội. Đồng thời phát động toàn dân tích cực tham gia đấu tranh
tố giác, truy quét tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh các phong trào xây dựng ấp Văn Hóa, gia
đình văn hóa không có tệ nạn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi,

phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, xâm phạm tình dục
trẻ em và các tệ nạn xã hội khác. Với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và
nhân dân trong huyện đã làm hạn chế được tốc độ gia tăng của tệ nạn xã hội.
Nhận thức của nhân dân về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống tệ
nạn xã hội ngày càng được nâng lên, nhiều xóm, ấp và gia đình đã có sự chuyển biến
rõ rệt, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
* Nguyên nhân đạt được:
- Các cấp ủy Đảng đã có sự chỉ đạo hết sức sâu sắc và thiết thực cho hoạt
động phòng, chống tệ nan xã hội. Cụ thể, Huyện Ủy Châu Thành luôn quan tâm và
chỉ đạo kịp thời, thiết thực cho công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội của
các lực lượng chức năng trực tiếp làm công tác này; có sự chỉ đạo cho các ban
ngành, đoàn thể tham gia, phối hợp với các lực lượng chức năng vận động quần
chúng nhân dân đạt hiệu quả. Trên tinh thần đó, Huyện Ủy Châu Thành còn xây
dựng Kế hoạch và triển khai cải cách tư pháp của Bộ chính trị cho các ban cán sự
Đảng, cấp ủy các cơ quan tư pháp để thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
công tác điều tra, xử lý, phục vụ tốt cho hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. Đối
với các cấp chính quyền trên địa bàn huyện đã làm tốt công tác quản lý Nhà nước
về an ninh trật tự, thành lập các ban chỉ đạo để thực hiện phòng, chống tội phạm
ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và tiểu ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng,
chống tội phạm mua bán người của cấp huyện, xã, thị trấn được kiện toàn về mặt
tổ chức, nâng chất hoạt động làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

14


Các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện Châu Thành trong năm qua luôn
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đã kiềm chế được tình hình tệ nạn xã
hội trên địa bàn. Trong đó lực lượng Công an luôn làm tốt vai trò tham mưu cho
các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về công tác đảm bảo an ninh trật tự.
Đồng thời lực lượng Công an luôn giữ vai trò chủ công trong công tác phòng,

chống tệ nạn xã hội. Song song đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phối hợp tốt
trong việc chọn địa điểm đưa ra xét xử lưu động những vụ án phát sinh từ tệ nạn xã
hội tại những điểm phù hợp, phục vụ cho công tác tuyên truyền trong quần chúng
nhân dân.
Ý thức của người dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội được thể hiện rõ rệt
trong năm qua, đã hỗ trợ tích cực đối với hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội và
có ý nghĩa vô cùng to lớn để đảm bảo sự thắng lợi của hoạt động này.
2.2.3. Một số hạn chế :
- Tệ nạn xã hội trên địa bàn còn diễn biến phức tạp tăng, giảm không ổn
định. Số người tái phạm và vi phạm mới vẫn còn tăng.
- Tệ nạn mại dâm thực tế có xảy ra nhưng chưa triệt phá được.
- Tình hình tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý, cờ bạc, cá độ bóng đá, số đề
vẫn thường xuyên diễn ra trên diện rộng nhưng việc đấu tranh xử lý chưa được
nhiều. Đa phần chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính, chưa đủ tính răn đe, giáo
dục.
- Các lực lượng chuyên môn thường chỉ tập trung chống, chưa quan tâm đến
công tác phòng ngừa.
- Việc giáo dục, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện có làm nhưng chỉ
qua loa, hình thức, không đi vào chiều sâu, thiếu thường xuyên. Chưa tổng rút kinh
nghiệm.

15


- Công tác tuyên truyền có nơi, có lúc chỉ mang tính hình thức chưa có nhiều
nội dung phong phú, một số cuộc tuyên truyền chưa có nội dung phù hợp với đối
tượng được tuyên truyền.
- Chưa khai thác và vận dụng một cách tốt nhất vai trò của quần chúng nhân
dân, chưa thực sự làm dấy lên tinh thần đấu tranh của quần chúng trong việc đấu
tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội. Tình trạng người dân quay lưng với công tác

này vẫn còn diễn ra.
* Nguyên nhân hạn chế:
- Mặt trái cơ chế thị trường, đang làm chuyển hoá các giá trị truyền thống văn
hoá, đạo đức trong xã hội bị xuống cấp đã tạo môi trường thuận lợi cho các tệ nạn
xã hội phát triển.
- Trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác tuyên truyền còn hạn chế và
chưa được tập huấn chuyên sâu.
- Năng lực quản lý xã hội, quản lý địa bàn của các cấp chính quyền cơ sở còn
nhiều lỏng lẻo, hạn chế và yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống tệ nạn
xã hội trong giai đoạn hiện nay.
- Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trong công tác phòng, chống tệ
nạn xã hội còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ và thiếu thường xuyên.
- Một số đơn vị và cá nhân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn
đề, chủ quan, mất cảnh giác trước diễn biến của tình hình tệ nạn xã hội.
- Mặt bằng dân trí của huyện Châu Thành còn chưa cao, ý thức chấp hành
pháp luật của một bộ phận nhân dân, nhất là ở nông thôn, vùng sâu chưa tốt.
- Hệ thống pháp luật nhất là những văn bản dưới luật có liên quan đến công
tác xử lý tệ nạn xã hội chưa được hoàn thiện. Một số trường hợp gây khó khăn,
lúng túng trong việc xử lý.

16


- Cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí, phương tiện phục vụ cho hoạt động phòng,
chống tệ nạn xã hội ở huyện nhìn chung còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu.
2.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác đấu tranh phòng, chống tệ
nạn xã hội:
- Sự chỉ đạo kịp thời cụ thể của Huyện ủy, UBND huyện; Sự quan tâm chỉ
đạo trực tiếp của lãnh đạo công an công an huyện; Sự phối kết hợp của các ban
ngành đoàn thể và chính quyền cơ sở … Chính là nhân tố quan trọng đem lại sự

thành công cho công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hôi.
- Đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội có hiệu quả phải phát huy được sức
mạnh của cả hệ thống chính trị với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.
- Trong triển khai thực hiện cần quán triệt phương châm: Lấy phòng ngừa là
chính. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức là cơ bản. Lấy dân làm gốc, gia
đình làm tế bào, xã, thị trấn, ấp, cơ quan xí nghiệp, đơn vị, trường học làm điểm
tựa, lực lượng công an làm nồng cốt.
- Thực tế tại địa phương những năm qua cho thấy:
Ở nơi nào lực lượng quần chúng được tuyên truyền giáo dục bồi dưỡng kiến
thức về pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội, về phương thức thủ đoạn hoạt động
của tệ nạn xã hội; áp dụng biện pháp phòng ngừa thông qua việc tập hợp tổ chức
quần chúng, phát huy vai trò nồng cốt của lực lượng công an và các tổ chức làm
công tác an ninh trật tự thì nơi ấy phong trào quần chúng mạnh, nhân dân tích cực
tham gia phòng chống tệ nạn xã hội thì tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, tệ
nạn xã hội giảm. Điều quan trọng nữa là phải chú ý làm tốt công tác phối hợp với
các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội để quản lý, cảm hóa giáo dục để họ tái hòa
nhập cộng đồng. Đặc biệt quan tâm đến việc giúp họ thoát khỏi mặc cảm và tạo
công ăn việc làm ổn định cho họ.
- Việc đấu tranh tệ nạn xã hội muốn đạt hiệu quả cao phải có kế hoạch cụ
thể, đặc biệt lực lượng công an phải có chương trình hành động cụ thể như lên

17


danh sách các đối tượng hoạt động nổi, đối tượng chủ mưu cầm đầu các tụ điểm tệ
nạn xã hội, vẽ sơ đồ các tụ điểm phức tạp, sử dụng các phương tiện khoa học kỹ
thuật thu thập chứng cứ như quay phim, chụp ảnh… Để khi triệt phá các tụ điểm tệ
nạn xã hội phải xử lý được các đối tượng tham gia, đặc biệt đối tượng cầm đầu,
chứa chấp. Việc xử lý phải nghiêm minh, công bằng và đúng pháp luật nhằm răn
đe, giáo dục và phòng ngừa chung trong xã hội, kết hợp các phương tiện thông tin

đại chúng tuyên truyền sẽ đem lại hiệu quả cao cho công tác phòng chống tệ nạn xã
hội. Những tội phạm về tệ nạn xã hội nghiêm trọng nên xét xử lưu động thì hiệu
quả tuyên truyền sẽ nân cao.

18


CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH:
3.1. Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức cũng như ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong các
tầng lớp nhân dân, trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Tập trung xây
dựng mô hình các ấp làm tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội để rút kinh nghiệm
nhân ra diện rộng. Phấn đấu giảm tốc độ gia tăng của tệ nạn xã hội và tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ, rõ nét trên địa bàn toàn huyện.
- Ngăn ngừa tệ nạn xã hội từ bên ngoài xâm nhập vào, cảnh giác và loại trừ
các tệ nạn xã hội vào theo con đường mở cửa và hội nhập (các dòng văn hoá phẩm
đồi truỵ, lối sống thực dụng, tệ nạn ma tuý và các đường dây mại dâm...). Ngăn
ngừa từ bên trong, làm chuyển biến từ trong nhận thức của từng cá nhân, trong
cộng đồng dân cư, trong từng địa phương, từng thành phần dân tộc và toàn xã hội.
Xây dựng được môi trường trong sạch lành mạnh, không có tệ nạn xã hội trong
từng cộng đồng dân cư, ngăn ngừa không cho tệ nạn xã hội phát sinh cũng đồng
nghĩa với việc ngăn ngừa hạn chế những hành vi sai lệch các giá trị chuẩn mực đạo
đức trong từng gia đình, trong nhà trường, cho đến các cơ quan, đơn vị, các doanh
nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi và giáo dục cho người
nghiện ma tuý và người mại dâm, để họ từ bỏ lầm lỗi, chống tái phạm, trở thành
người công dân tốt có ích cho bản thân và cho xã hội.
- Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm tệ nạn xã hội. Khi thực thi pháp

luật phải kiên quyết, nghiêm minh, đảm bảo công bằng của mọi người trước pháp
luật. Với mục tiêu đẩy lùi tệ nạn xã hội, tạo ra được môi trường sống trong sạch
lành mạnh, hạn chế được tác động xấu của nó tới an ninh trật tự và phát triển kinh
tế - xã hội, góp phần thực hiện được mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh”.

19


3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng, chống tệ nạn xã hội:
3.2.1. Giải pháp chung:
Một là, tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân, để mọi người tham gia
tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.
Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân nhận thức các quy luật,
phương thức thủ đoạn hoạt động và tác hại của các tệ nạn xã hội. Từ đó, làm cho
họ có ý thức tự giác tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.
Hình thức tuyên truyền phải gắn liền với thực tiễn của từng xã, ấp nhưng
chủ yếu bằng các hình thức sau: Đài phát thanh, truyền hình, các diễn đàn lắng
nghe ý kiến nhân dân...
Hai là, cấp ủy Đảng, Chính quyền, các Ngành, Đoàn thể phải thấy từ sự
phức tạp của tình hình tệ nạn xã hội hiện nay và tính cấp thiết của việc đẩy mạnh
thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội gắn với nhiệm vụ xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Xác định đây là nhiệm vụ chung của cả hệ
thống chính trị, của toàn xã hội và của mọi công dân.
Ba là, các cấp, các Ngành, Đoàn thể căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của
mình, xây dựng kế hoạch, giải pháp phối hợp cụ thể thiết thực; nhằm thực hiện
công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đạt kết quả cao nhất. Đề cao vai trò của nhà
trường, gia đình, nhất là thầy cô giáo, các bậc cha mẹ phải nêu gương tốt và có
trách nhiệm giáo dục quản lý không để học sinh, con em vi phạm tệ nạn xã hội.

Bốn là, các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát), chủ
yếu là lực lượng Công an thể hiện vai trò nồng cốt, tham mưu cho Cấp ủy, Chính
quyền trên lĩnh vực này. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện tốt các Nghị quyết liên
tịch, phối hợp với các Ngành, Đoàn thể trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
3.2.2. Giải pháp cụ thể:
a. Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền:

20


Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật và những
giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp. Nhằm nâng cao nhận thức trong việc tăng
cường công tác phòng, chống tệ nạn tệ nạn xã hội ngay từ trong mỗi gia đình, nhà
trường, các cơ quan, đơn vị và toàn xã hội. Tăng cường trách nhiệm của gia đình,
chính quyền và đoàn thể trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng, chống tệ
nạn xã hội tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa
gia đình, nhà trường và các tổ chức, các ban ngành, đoàn thể trong việc giáo dục,
quản lý các đối tượng tệ nạn xã hội, giúp họ có chuyển biến trong nhận thức về lối
sống lành mạnh, có định hướng giá trị rõ ràng và luôn sống theo chuẩn mực xã hội
tiến bộ.
Yêu cầu của công tác tuyên truyền, giáo dục là phải đến được với mọi tầng
lớp nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số, tuyên truyền trong
hệ thống nhà trường cho đối tượng thanh, thiếu niên, học sinh.
Nội dung và hình thức tuyên truyền phải phong phú đa dạng phù hợp trình
độ, đặc điểm, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của từng cộng đồng dân
cư.
Mục tiêu của công tác tuyên truyền là phải có sự chuyển biến rõ nét về nhận
thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật cũng như tham gia tích cực phong trào
phòng, chống tệ nạn xã hội ở từng địa bàn cơ sở, từng cơ quan đơn vị, trong từng
trường học và trong toàn xã hội trên địa bàn toàn huyện.

b. Giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội:
Ưu tiên giải quyết việc làm cho đối tượng ma túy, cờ bạc để họ tái hoà nhập
cộng đồng. Muốn vậy, phải đẩy mạnh các hoạt động tư vấn hướng nghiệp về việc
làm, tư vấn pháp lý, tăng cường công tác đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao
động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm.

21


Chăm lo hơn nữa công tác giáo dục phổ cập, chăm lo sức khoẻ nhân dân,
giáo dục tâm lý, giới tính và hiểu biết về giới. Hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học, trẻ
em lang thang đi làm ăn xa kiếm sống.
c. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về phòng chống tệ
nạn xã hội:
Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã
hội có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ để đảm bảo triển khai các
chương trình được thông suốt và thực thi có hiệu quả.
Bên cạnh đó các cấp Ủy đảng và chính quyền cũng như các ban ngành đoàn
thể và các tổ chức kinh tế xã hội phải đưa công tác phòng, chống tệ nạn xã hội
thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan đơn vị và tổ chức mình. Nâng cao năng
lực quản lý xã hội, thực thi quyền lực một cách nghiêm minh, tăng cường công tác
quản lý hành chính, thường xuyên thanh tra, kiểm tra địa bàn để phát hiện xử lý
kịp thời. Điều đó được thực hiện bằng cách thường xuyên kiểm tra sự di chuyển
dân cư, ngăn ngừa các hình thức kinh doanh, dịch vụ trái phép, quy hoạch sắp xếp
các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị tệ nạn xã hội lợi dụng hoạt động như các trò
chơi có thưởng, dịch vụ internet, dịch vụ cầm đồ... Ngoài ra, để thuận lợi cho việc
quản lý và kiểm tra kiểm soát, phải chấn chỉnh việc cấp đăng ký kinh doanh theo
đúng các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính
quyền với các đoàn thể quần chúng cùng với gia đình để quản lý, giáo dục các đối
tượng vi phạm. Hàng năm phải có tổng kết đánh giá tình hình kết quả thực hiện,

những tồn tại vướng mắc, tìm ra những nguyên nhân để đề ra biện pháp và mục tiêu
thực hiện cho những năm sau.
Phòng chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội cho nên phải tăng
cường công tác phối hợp hành động, cũng như làm rõ vị trí vai trò, trách nhiệm và
cơ chế phối hợp của các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội và các cấp chính
quyền từ huyện đến ấp. Nội dung của công tác phối hợp là phải gắn chặt chức năng
nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị, các tổ chức xã hội với nhiệm vụ của công tác

22


phòng, chống tệ nạn xã hội. Đặc biệt là phối hợp trong công tác đấu tranh, ngăn
ngừa, tuyên truyền giáo dục và quản lý đối tượng tệ nạn trên từng địa bàn cơ sở, có
như vậy mới tạo ra được sức mạnh tổng hợp cũng như tập hợp được sự đồng thuận
của toàn xã hội tham gia tích cực công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.
d. Giải pháp về duy trì và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống:
Truyền thống văn hoá tốt đẹp kết hợp với giáo dục có ý nghĩa quan trọng tới
việc hình thành nhân cách đạo đức của mỗi con người. Khi mỗi con người có nhân
cách, phẩm chất đạo đức tốt thì không thể sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm
thường và như vậy không thể vi phạm các tệ nạn xã hội được. Giáo dục văn hoá
truyền thống là duy trì và khơi dậy những giá trị truyền thống văn hoá của gia đình,
dòng họ, sống thuỷ chung, biết thương yêu giúp đỡ nhau, gia đình hòa thuận, con
cái có trách nhiệm với ông bà, cha mẹ. Đẩy mạnh phong trào xây dựng “gia đình
văn hoá”, phong trào “ông bà, cha mẹ mẫu mực - con cháu hiếu thảo”, phong trào
khuyến học... Nhằm giúp cho mỗi thành viên trong gia đình, mỗi cá nhân trong cộng
đồng sống có văn hoá và có trách nhiệm. Kiên quyết chống bất công, bạo lực trong
gia đình, thực hiện quyền bình đẳng, xóa bỏ tình trạng “trọng nam khinh nữ”, người
phụ nữ thực sự được giải phóng, Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch và nuôi con khoẻ dạy
con ngoan...
Duy trì và phát huy các phong tục tập quán truyền thống tiến bộ, nó sẽ tạo

nên sự cấu kết cộng đồng vững mạnh. Sự cấu kết này chính là sức mạnh để cộng
đồng có thể tự giải quyết được các vấn đề xã hội tiêu cực phát sinh và tất yếu sẽ
chủ động giải quyết được vấn đề về tệ nạn xã hội. Những giá trị truyền thống văn
hoá tốt đẹp được duy trì chính là những lá chắn vững chắc không cho tệ nạn xã hội
xâm nhập và lan ra cộng đồng.
Xây dựng xã, thị trấn, cơ quan đơn vị văn hoá lành mạnh, không có tệ nạn
xã hội. Các hành vi vi phạm tệ nạn xã hội chỉ xảy ra ngay tại địa bàn cơ sở, ngay
tại cơ quan đơn vị. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh có ý nghĩa
quan trọng đẩy lùi tệ nạn xã hội. Nội dung xây dựng xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị

23


văn hoá, cần tập trung thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh nơi công sở, hay ở
cơ quan đơn vị. Mọi người đều phải có ý thức chấp hành kỷ luật nội quy, quy chế
của cơ quan đơn vị cũng như pháp luật của Nhà nước. Đối với xã, thị trấn phải gắn
chặt các nội dung của cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá ở khu dân cư” và đạt được các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới cũng
như phong trào xây dựng các ấp không có tệ nạn xã hội. Đối với xã, thị trấn trọng
điểm phải tập trung chỉ đạo để làm chuyển biến rõ nét. Tăng cường công tác tổng
kết thực tiễn ở địa phương kết hợp với học tập các mô hình hay của các huyện bạn
để xây dựng được mô hình điển hình làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội,
từ đó rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng trên địa bàn toàn huyện.
e. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội
trong hệ thống nhà trường:
Học sinh, sinh viên là đối tượng rất dễ bị tệ nạn xã hội lợi dụng. Trong số
đối tượng nghiện ma tuý, hoạt động mại dâm phần lớn là ở lứa tuổi thanh thiếu
niên và trong số đó có một bộ phận là những học sinh, sinh viên vi phạm bị đuổi
học. Thực tế phần lớn các em đều nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về tệ nạn xã
hội, về giới, bình đẳng giới, cũng như tâm lý tuổi vị thành niên, nhân cách và giới

tính. Những yếu tố này trong những điều kiện bất lợi thì nó lại là môi trường nảy
sinh các hành vi vi phạm tệ nạn xã hội. Vì vậy, cần phải nâng cao chất lượng nội
dung giáo dục kiến thức và kỹ năng sống cũng như kỹ năng phòng, chống tệ nạn
xã hội trong nhà trường là điều hết sức cấn thiết và cấp bách. Chương trình, nội
dung và hình thức giáo dục trong hệ thống nhà trường phải phong phú đa dạng,
được lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt, các chương trình ngoại khoá và phải
phù hợp với từng giới tính, từng lứa tuổi của học sinh, sinh viên. Phương pháp giáo
dục cũng phải được kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, cộng đồng và gia đình.
Những vấn đề liên quan đến phòng chống tệ nạn xã hội thường rất nhạy cảm nếu
chỉ qua loa hoặc hình thức, nội dung không phù hợp thì sẽ cho kết quả ngược lại.

24


f. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chữa bệnh, cai nghiện
phục hồi và tái hoà nhập cộng đồng:
Bằng mọi hình thức đẩy mạnh công tác cai nghiện phục hồi tại các cơ sở tập
trung, tại gia đình và tại cộng đồng. Vận động nhân dân tích cực tham gia giúp đỡ
người nghiện ma tuý cai nghiện, từng bước xã hội hoá công tác cai nghiện phục
hồi để đảm bảo tất cả những người nghiện ma tuý đều được quản lý và cai nghiện
ma tuý. Khuyến khích các cơ sở cai nghiện tự nguyện của tư nhân và tranh thủ sự
tài trợ giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để tăng cường nguồn
lực cho công tác này.
Áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác cai nghiện phục hồi. Thực hiện đầy đủ quy trình cai nghiện có chất lượng
nhằm giảm thiểu được số người tái nghiện, coi trọng môi trường trị liệu cộng đồng
và lao động trị liệu phục hồi nhân cách là biện pháp cơ bản. Bên cạnh đó, áp dụng
các giải pháp kinh tế - xã hội sau cai nghiện. Một trong những vấn đề vô cùng quan
trọng đối với người nghiện sau cai nghiện là có điều kiện và cơ hội học nghề, lao
động trị liệu, tạo việc làm chân chính, có thu nhập ổn định, tránh tái nghiện.

Điều tra khảo sát nắm chắc tình hình người nghiện để phân loại đưa các đối
tượng nghiện nặng, tái sử dụng ma tuý nhiều lần vào các Trung tâm cai nghiện bắt
buộc theo quy định của pháp luật, cách ly môi trường cung cấp chất gây nghiện. Nâng
cao chất lượng chữa trị, cai nghiện phục hồi, cho người nghiện ma tuý và người mại
dâm ở các Trung tâm để khi họ trở về với cộng đồng, với gia đình thì họ nâng cao
được nhận thức, thay đổi hành vi, có cuộc sống ổn định, có việc làm, chống tái phạm.
Chất lượng giáo dục, chữa bệnh ở các Trung tâm cần chú ý đến giáo dục văn hoá,
giáo dục pháp luật, giáo dục phục hồi hành vi nhân cách nhằm giúp họ nâng cao nhận
thức tự giác chấp hành, tránh xa các tệ nạn xã hội. Tổ chức dạy nghề và nâng cao chất
lượng dạy nghề, đảm bảo khi về cộng đồng họ tự có đủ khả năng tìm kiếm được việc
làm phù hợp có thu nhập.

25


×