Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
S

K

C

0

0

3

9

5

9

MÃ SỐ: T2011 - 110

S KC 0 0 3 6 4 9


Tp. Hồ Chí Minh, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
S

K

C

0

0

0

2

8

1


MÃ SỐ: T2011 - 110

S K C 0 0 3 6 4 9

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ðỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ðẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Mã số: T2011-110

Chủ nhiệm ñề tài: CN. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA

TP. HCM, THÁNG 12 NĂM 2011


TRƯỜNG ðẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ðỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ðẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Mã số: T2011-110

Chủ nhiệm ñề tài: CN. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA

TP. HCM, THÁNG 12 NĂM 2011


MỞ ðẦU:
1. Tính cấp thiết của ñề tài:
Một trong những những yêu cầu cơ bản của quá trình xây dựng “Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của nước ta hiện này là phải xây dựng một xã
hội trong ñó mọi người ñều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ
và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và
làm việc theo pháp luật. ðể thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây
dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn ñề
có tầm quan trọng ñặc biệt là phải ñẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho
mọi nhóm ñối tượng, trong ñó có học sinh, sinh viên. Trong thời gian gần ñây
ñã xảy ra rất nhiều vụ vi phạm pháp luật nổi cộm ñược dư luận chú ý do chính
sinh viên gây ra. Mức ñộ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật của
sinh viên ngày càng cao; thậm chí có sinh viên ñã vi phạm pháp luật bằng
chính kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ ñược ñào tạo. Một trong những nguyên
nhân của tình trạng trên là ý thức pháp luật của sinh viên còn kém, thiếu hiểu
biết các quy ñịnh của pháp luật, không ý thức ñược mối nguy hiểm và hậu quả
do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra. Bên cạnh ñó việc thiếu hiểu
biết pháp luật dẫn ñến sinh viên không thể chủ ñộng thực hiện các quan hệ

pháp luật ñể ñảm bảo quyền và lợi ích của mình.
Trường ðại học sư phạm kỹ thuật là một trường có quy mô lớn của cả nước
với gần 30.000 sinh viên ñến từ các tỉnh thành, vùng miền khác nhau của cả
nước. Trước sự thay ñổi lớn lao về kinh tế xã hội của ñất nước nói chung và
sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố Hồ Chí Minh
ñòi hỏi các bạn sinh viên phải trang bị cho mình những kiến thức pháp lý
vững chắc ñể chủ ñộng tham gia vào các quan hệ pháp luật, tránh các hành vi
vi phạm pháp luật.
Do ñó, việc nghiên cứu ñề tài “nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên
trường ðHSPKT” mang tính cấp thiết không những về mặt lý luận mà còn
là một ñòi hỏi thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu

1


Việc nâng cao ý thức pháp luật cho người dân là việc làm rất cần thiết trong
việc xây dựng Nhà Nước pháp quyền của chúng ta hiện nay. ðã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về vấn ñề này như:
- TSKH ðào Trí Úc, Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật", , Hà
Nội, 1995;
- Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý"Một số vấn ñề lý luận
và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc ñổi mới, Hà Nội,
1995
- Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, Một số vấn ñề về giáo
dục pháp luật trong giai ñoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, 1997;
- Ths. Phan Hồng Dương, Giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên:
thực trạng và giải pháp, Giáo dục và thời ñại, 2009
- Ths. Nguyễn Hữu Thế Trạch, giáo dục ý thức pháp luật trong nhà
trường, Báo Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 19/10/2009

- Ths.Nguyễn Thị Hoàng Lan, Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức
pháp luật phòng, chống ma tuý trong học sinh, sinh viên hiện nay, Tạp
chí dân chủ và pháp luật, số 10/2009
- Hoàng Thế Liên, ðinh Bích Hà, Lê Khắc Hải, Nguyễn ðức Giao,
Chuyên ñề về thực trạng hiểu biết của cán bộ,nhân dân tại sáu vùng có
dự án ñiểm về phổ biến,giáo dục pháp luật, Nxb Viện nghiên cứu Khoa
học pháp lý , 2000.
- Nguyễn Văn Năm, Vai trò của ý thức pháp luật ñối với việc thực hiện
pháp luật, Tạp chí Luật học. Trường ðại học Luật Hà Nội, Số 3/2011
- Trần Thị Nguyệt, Vai trò của ý thức pháp luật ñối với hoạt ñộng xây
dựng và thực hiện pháp luật, Tạp chí Nhà Nước và pháp luật, số 8/2005
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ñã làm rõ tính cấp thiết và ñề xuất
những giải pháp quan trọng của việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân
trong giai ñoạn hiện nay. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về
việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên còn rất ít ỏi. Hầu hết là các bài
viết trên các tạp chí chuyên ngành hoặc trang báo tin tức. Trong thời gian gần
ñây ñã xuất hiện rất nhiều vụ vi phạm pháp luật do sinh viên gây ra, mặc dù
tại trường ðại học sư phạm kỹ thuật chưa phát hiện ra vụ vi phạm pháp luật
nghiêm trọng nào nhưng ñứng trước thực trạng chung của xã hội thì việc
2


nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp ñể nâng cao ý thức pháp luật cho
sinh viên trường là ñiều cần thiết. Tuy nhiên cho ñến thời ñiểm này thì vẫn
chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn ñề nâng cao ý thức pháp luật
cho sinh viên trường cả.
3. Mục ñích, nhiệm vụ
- Mục ñích của ñề tài: phân tích rõ thực trạng và ñề xuất một số giải pháp góp
phần nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trường ðại học sư phạm kỹ
thuật (ðHSPKT) trong giai ñoạn hiện nay.

- Nhiệm vụ của ñề tài:
+ Phân tích và làm rõ những vấn ñề lý luận có liên quan ñến ý thức pháp luật
và vai trò của việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay.
+ Phân tích thực trạng về việc nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên tại
trường ðHSPKT hiện nay.
+ ðề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức pháp luật của sinh
viên trường
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là những vấn ñề lý luận và thực tiễn có liên
quan ñến việc nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên trường ðHSPKT
- Phạm vi nghiên cứu của ñề tài: chủ yếu nhằm vào thực trạng nâng cao ý
thức pháp luật cho sinh viên trường ðHSPKT
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- ðề tài dựa trên những quan ñiểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và ñường lối của ðảng Cộng Sản Việt Nam về các vấn ñề có
liên quan trong ñề tài.
- Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật và các phương pháp khác như:
phân tích, tổng hợp, ñiều tra, thống kê, khảo sát.
6. ðóng góp của ñề tài
- Về mặt lý luận: ðề tài góp phần làm rõ về vai trò của ý thức pháp luật và vai
trò của việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trong giai ñoạn hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của ðề tài là tài liệu dùng ñể phục vụ
cho công tác giảng dạy môn pháp luật ñại cương trong nhà trường, là tài liệu
ñể tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.
3


7. Kết cấu ñề tài: Ngoài phần mở ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.
Nội dung ðề tàigồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên

Chương II: Thực trạng về ý thức pháp luật của sinh viên ðHSPKT hiện nay
Chương III: Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên trường ðHSP

4


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO
SINH VIÊN
1.1 Khái niệm, ñặc ñiểm, kết cấu của ý thức pháp luật:
1.1.1 Khái niệm ý thức pháp luật:
Ý thức pháp luật là một trong những hình thái ý thức xã hội thuộc ñời sống
tinh thần của con người. Trong lịch sử tư tưởng của loài người do có sự khác
biệt về nhận thức giữa các thời ñại cũng như có sự khác biệt trong quan niệm
về lợi ích giai cấp và tầng lớp xã hội nên quan niệm về nội dung ý thức pháp
luật không phải lúc nào cũng có sự thống nhất, giống nhau. Về khái niệm ý
thức pháp luật cũng ñược tiếp cận dưới nhiều góc ñộ khác nhau cả trong
nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
Theo quan niệm thông thường thì ý thức pháp luật chính là ý thức chấp hành
pháp luật. Vì vậy khi ñánh giá ý thức pháp luật của một tổ chức, cá nhân nào
ñó người ta thường lấy các quy ñịnh cụ thể của pháp luật làm thước ño cho
hành vi, cách thức xử sự của con người xem hành vi ñó là tốt hay xấu, là tích
cực hay tiêu cực. Quan niệm này ñược tiếp cận trong phạm vi khá hẹp, nó
ñồng nhất giữa ý thức pháp luật với một biểu hiện cụ thể của nó.
Về mặt lý luận, cũng có khá nhiều quan ñiểm về khái niệm ý thức pháp luật.
Chẳng hạn có quan ñiểm cho rằng “ ý thức pháp luật là toàn bộ những quan
niệm về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người, về quyền
hạn và nghĩa vụ của các thành viên trong xã hội, về tính công bằng hay
không công bằng của những luật lệ”1
Hoặc quan niệm “ý thức pháp luật là trình ñộ hiểu biết của các tầng lớp nhân

dân về pháp luật, trong ñó có cả cán bộ, nhân viên nhà nước, của các cơ quan
có chức năng trực tiếp thi hành và áp dụng pháp luật; ý thức pháp luật còn là
trình ñộ ñối với pháp luật, ý thức tôn trọng hay coi thường pháp luật, thái ñộ
ñối với hành vi vi phạm pháp luật”. Hai quan niệm về ý thức pháp luật nêu
trên ñã xác ñịnh ñược các yếu tố cơ bản, ñặc trưng nhất của ý thức pháp luật
tuy nhiên phạm vi xác ñịnh khá hẹp chưa ñề cập ñến mối liên hệ phổ biến, tất
yếu của ý thức pháp luật và ñời sống xã hội.
1

ðại học Luật Hà Nội, (2009), giáo trình Nhà Nước và pháp luật, NXb Tư pháp, Tr. 52

5


Trên cơ sở tổng hợp các quan niệm pháp luật trên, có thể rút ra cách hiểu ñầy
ñủ và bao quát về ý thức pháp luật như sau2:
Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách trực
tiếp ñời sống pháp luật, bao gồm tổng thể những học thuyết, tư tưởng,
tình cảm của con người ñối với pháp luật, thể hiện sự hiểu biết, thái ñộ
của họ ñối với pháp luật hiện hành, pháp luật trong qúa khứ và pháp
luật cần có trong tương lai, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật,
về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các cá nhân, cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Trong khái niệm này ñã nêu lên ñược những nội dung cơ bản của ý thức pháp
luật, ñó là:
- Ý thức pháp luật là một trong những hình thái kinh tế, nó có ñặc tính,
ñặc ñiểm riêng ñồng thời cung có những ñặc tính, ñặc ñiểm cơ bản của ý
thức xã hội, có sự tương tác giữa các bộ phận khác trong ý thức xã hội
- Ý thức pháp luật là sự phản ánh sáng tạo ñời sống pháp luật của con
người, con người nhận thức, ñánh giá và thể hiện thái ñộ của mình trước các

hiện tượng pháp luật.
- Nội dung ý thức pháp luật là những hiểu biết pháp luật và thái ñộ ñối
với pháp luật của con người trước ñời sống xã hội bao gồm các hiện tượng
pháp luật chủ yếu như: hệ thống pháp luật, hành vi tuân thủ hay chống ñối,
nhận thức về cách xử sự của con người do pháp luật thừa nhận và bảo vệ tính
công bằng dân chủ trong các ñạo luật, công tác tổ chức thi hành áp dụng
pháp luật, bảo vệ pháp luật, vai trò của pháp luật trong ñời sống xã hội…
- Cơ cấu của ý thức pháp luật thể hiện ñặc ñiểm, trình ñộ, mức ñộ nhận
thức về ñời sống pháp luật như: nhận thức lý tính như tư tưởng, quan niệm,
quan ñiểm; nhận thức cảm tính như tình cảm, xúc cảm, tâm trạng… của các
chủ thể phản ánh như cá nhân, bộ phận, xã hội.
Với cách hiểu như trên, ñã chỉ rõ bản chất của pháp luật là một hình thái ý
thức xã hội, có nguồn gốc xuất phát từ ñời sống pháp luật của xã hội, có tính
ñộc lập tương ñối và ñồng thời cũng làm rõ nét hơn về cơ cấu và nội dung của
2

ðại học Luật Hà Nội, (2009), Giáo trình Nhà Nước và pháp luật, NXB Tư pháp, tr.64

6


ý thức pháp luật. Nhận thức ñúng về ý thức pháp luật có ý nghĩa thực tiễn rất
quan trọng giúp cho chúng ta hiểu ñược bản chất, vai trò to lớn của ý thức
pháp luật trong ñời sống xã hội ñể có thái ñộ xử sự ñúng ñắn với sự tồn tại
của nó.
1.1.2 ðặc ñiểm của ý thức pháp luật:
Thứ nhất, với tính cách là một hình thái ý thức xã hội - ý thức pháp luật chịu
sự qui ñịnh của tồn tại xã hội nhưng ñồng thời nó cũng có tính ñộc lập tương
ñối.
Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, vì vậy nó luôn chịu sự quyết

ñịnh của tồn tại xã hội và ñược hình thành từ những ñiều kiện kinh tế xã hội
nhất ñịnh, ñó là những quan hệ kinh tế xã hội của xã hội XHCN. Tuy nhiên ý
thức pháp luật lại có tính ñộc lập tương ñối. Cụ thể, ý thức pháp luật thường
lạc hậu hơn tồn tại xã hội. Thực tế cho thấy tồn tại xã hội cũ mất ñi nhưng ý
thức nói chung trong ñó có ý thức pháp luật vẫn tồn tại dai dẳng trong một
thời gian dài. Những tàn dư của quá khứ ñược giữ lại, nhất là trong lĩnh vực
tâm lý pháp luật, nơi các thói quen và truyền thống còn ñóng vai trò to lớn. Ví
dụ những biểu hiện của tâm lý pháp luật phong kiến như sự thờ ơ, phủ nhận
ñối với pháp luật hiện vẫn còn tồn tại trong xã hội nước ta hiện nay. Tuy
nhiên tư tưởng pháp luật, ñặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học có thể vượt
lên trên sự phát triển của tồn tại xã hội. Nếu là tư tưởng của giai cấp cầm
quyền tiến bộ thì nó sẽ có cơ hội thuận lợi ñể thể hiện thành pháp luật và tạo
ra những biến ñổi nhanh hơn trong ñời sống. Ý thức pháp luật phản ánh tồn
tại xã hội của một thời ñại nào ñó, song nó cũng kế thừa những yếu tố nhất
ñịnh thuộc ý thức pháp luật của thời ñại trước ñó. Và tất nhiên những yếu tố
kế thừa cóthể là tiến bộ hoặc không tiến bộ. Không những thế, ý thức pháp
luật còn tác ñộng trở lại ñối với tồn tại xã hội, với ý thức chính trị, ñạo ñức và
các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc pháp lý như nhà nước và pháp luật.
Tùy thuộc vào ý thức tiến bộ hay lạc hậu mà sự tác ñộng của nó có thể là thúc
ñẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các hiện tượng trên. Một trong những
nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục pháp luật là phải biết phát huy mặt
tích cực trong những biểu hiện của tính ñộc lập tương ñối của ý thức pháp luật
và hạn chế ñến mức thấp nhất mặt tiêu cực của những biểu hiện ñó.
7


Thứ hai, ý thức pháp luật mang tính giai cấp
Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp. Nghĩa là nó thể hiện quan
ñiểm, nhận thức, thái ñộ của giai cấp thống trị. Thế giới quan pháp lý của giai
cấp nhất ñịnh ñược qui ñịnh bởi vị trí của giai cấp ñó trong xã hội. Mỗi quốc

gia chỉ có một hệ thống pháp luật, nhưng tồn tại một số hệ thống ý thức pháp
luật. Có ý thức của giai cấp thống trị, ý thức của giai cấp bị trị, của các tầng
lớp trung gian… Về nguyên tắc chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị
mới ñược phản ánh ñầy ñủ vào trong pháp luật, và ý thức pháp luật của giai
cấp bị trị thường mâu thuẩn với thức pháp luật của giai cấp thống trị trong xã
hội. Trong xã hội ta, giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao
ñộng khác có lợi ích thống nhất với nhau về cơ bản, do ñó ý thức pháp luật
mang tính thống nhất cao. Nó phản ánh sự thống nhất về chính trị, tư tưởng
của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội ta.
1.1.3 Kết cấu của ý thức pháp luật
Kết cấu của ý thức pháp luật ñược hiểu là cách thức tổ chức bên trong của ý
thức pháp luật. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau thì ý thức pháp luật ñược
phân thành các kết cấu khác nhau:
a. Căn cứ vào mức ñộ phản ánh, nhận thức ñối với ñời sống xã hội ý thức
pháp luật chia thành: Ý thức pháp luật lý luận và ý thức pháp luật thông
thường
- Ý thức pháp luật lý luận: là mức ñộ nhận thức sâu sắc, có hệ thống vạch
ra ñược bản chất của các hiện tượng pháp luật. Nhận thức lý luận thể
hiện trình ñộ ý thức cao thông thường ý thức lý luận thường có ở những
người làm công tác nghiên cứu khoa học, những chuyên gia pháp lý,
những người làm công tác lãnh ñạo Nhà Nước, những người tổ chức
thực thi pháp luật… ñể có ñược ý thức pháp luật lý luận ngoài những
ñiều kiện giáo dục thông thường còn trải qua quá trình học tập, ñào tạo
có hệ thống và có quá trình công tác thực tiễn nhất ñịnh. Ý thức pháp
luật lý luận giúp con người thực hiện pháp luật một cách chủ ñộng, có
vai trò trong công tác xây dựng, tổ chức ban hành và thi hành pháp luật.

8



- Ý thức pháp luật thông thường: là ý thức pháp luật ở mức ñộ phổ biến,
nó thể hiện mức ñộ phản ánh trực tiếp, giản ñơn các hiện tượng pháp
luật trong xã hội. Ý thức pháp luật thông thường có ñược nhờ thường
ngày con người tiếp cận với các sự kiện pháp lý, tham gia vào nhiều
quan hệ pháp luật. Những hiểu biết pháp luật thông thường giúp cho
con người xử lý nhanh kịp thời với những quy ñịnh của pháp luật ở
mức chung nhất.
b. Căn cứ vào ñặc ñiểm tính chất: ý thức pháp luật gồm có hai bộ phận:
hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật là toàn bộ tư tưởng, quan ñiểm, học thuyết pháp luật,
nó mang tính tự giác, có hệ thống và khoa học. Hệ tư tưởng pháp luật phản
ánh tư tưởng của giai cấp thống trị. Khi giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ
của xã hội, có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản cua các lực lượng ñông ñảo
khác trong xã hội thì tính dân chủ, tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật sẽ thể
hiện nổi trội, rõ nét. Hệ tư tưởng pháp luật không phải là sản phẩm phản ánh
trực tiếp ñời sống pháp luật xã hội ở mức cảm giác, trực giác của con người
mà nó là kết quả của sự phản ánh tự giác, có mục ñích rõ ràng có tính tổ chức
cao của hoạt ñộng tư duy lý luận. ðó là hệ tống thống nhất các tư tưởng quan
ñiểm ñã ñược giai cấp thống trị và xã hội thừa nhận và phổ biến, truyền bá
rộng rãi công khai thông qua các hoạt ñộng của toàn bộ hệ thống chính trị và
các ấn phẩm ñược phép ban hành. Hệ tư tưởng pháp luật luôn có xu hướng
chuyển hóa mạnh mẽ ý thức pháp luật ñầy ñủ của toàn xã hội. Tư tưởng pháp
luật có vai trò to lớn trong công tác xây dựng pháp luật cũng như tuyên truyền
giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của xã hội. “Những tư tưởng khoa học
pháp lý “vượt trước” chính là những phác thảo mô hình tương lai, trực tiếp
góp phần vào việc xác ñịnh các mục tiêu, phương hướng trong chiến lược
phát triển kinh tế, xã hội của ñất nước”3.
Tâm lý pháp luật là trình ñộ nhận thức trực giác, cảm tính dưới sự tác ñộng
mạnh mẽ của các yếu tố nhu cầu, lợi ích của nhóm người , hay cộng ñộng xã
hội. Tâm lý pháp luật ñược hình thành một cách tự phát, thiếu tính tự giác và

3

Lê ðình Kiên, (1996), Luận án Phó tiến sỹ - nâng cao ý thức pháp luật của ñội ngũ cán bộ viên chức trong
Nhà nước ta hiện nay, học viện chính trị quốc gia, tr.27

9


cơ sở khoa học. Trong hoạt ñộng giao tiếp hàng ngày, trước các sự kiện pháp
lý, con người thường xuất hiện những trạng thái tâm lý khác nhau như: truyền
thống, thói quen, niềm tin, thành kiến, sự bắt chước, phụ họa, làm theo lời
khuyên một hành vi pháp luật nào ñó. Trong thực tế, một quy phạm pháp luật
nếu ñáp ứng ñược lợi ích nhu cầu của mình thì xuất hiện trong họ tình cảm
tích cực, phấn chấn, thôi thúc hành ñộng, mong muốn quy ñịnh ñó sớm phổ
biến rộng rãi. Ngược lại nếu quy ñịnh ñó không phù hợp, không ñem lại lợi
ích cho mình thì sự xuất hiện tâm trạng tiêu cực, miễn cưỡng chấp hành, thậm
chí tìm mọi cách ñể lách luật. Truyền thống, thói quen, niềm tin, thành kiến
pháp luật là những nhân tố tương ñối ổn ñịnh. Có truyền thống pháp luật tốt
ñẹp ñã phản ánh tác dụng trong nhiều giai ñoạn lịch sử thành giá trị tinh thần
vô giá, là sức mạnh to lớn của nhiều thế hệ của dân tộc. “Như truyền thống
yêu nước sẽ hình thành tư tưởng pháp luật trung với nước do ñó ít thực hiện
những hành vi như âm mưu lật ñổ chính quyền, tội phản bội tổ quốc…” Thói
quen pháp luật, truyền thống pháp luật có vai trò rất lớn trong ý thức pháp
luật. Những thói quen, thành kiến có thể thúc ñẩy con người thực hiện những
hành vi pháp luật tích cực nhưng cũng có thể thực hiện những hành vi tiêu
cực. Do ñó việc tiếp thu, kế thừa phải có sự cân nhắc, suy xét kỹ lưỡng. Việc
bắt chước, phỏng theo hoặc làm theo lời khuyên một hành vi pháp luật cũng
là một nhân tố cần thiết trong việc hình thành ý thức pháp luật. Nó sẽ bù ñắp
những khoản thiếu hụt kiến thức pháp luật của mình so với cộng ñồng. Hiện
tượng này lại phổ biến ở Việt Nam. Khi mọi người hay có tâm lý “người ta

sao mình vậy”, thấy ai làm gì, nói gì phù hợp với hoàn cảnh, với lợi ích của
chính mình thì làm theo. Hình thức làm theo bắt chước hoặc nghe theo lời
khuyên thường xảy ra những vùng núi, nông thôn hay nội bộ tập thể.
Như vậy, tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật có tác ñộng qua lại với nhau,
trong ñó tâm lý pháp luật là tiền ñề cho sự hình thành, phát triển của tư tưởng
pháp luật, còn hệ tư tưởng pháp luật thì bảo ñảm cho tâm lý pháp luật ñịnh
hướng ñúng ñắn về những vấn ñề cơ bản của pháp luật.
c. Căn cứ vào chủ thể: ý thức pháp luật ñược chia thành ba loại: ý thức
pháp luật xã hội, ý thức pháp luật nhóm, ý thức pháp luật cá nhân.

10


- Ý thức pháp luật xã hội là tổng thể quan niệm, quan ñiểm, tư tưởng thái
ñộ ñánh giá của xã hội ñó về pháp luật cũng như các hiện tượng pháp lý
khác. ðiều này hoàn toàn không có nghĩa rằng ý thức pháp luật của xã hội
chỉ là phép cộng ñơn giản các quan niệm, quan ñiểm, ý kiến ñánh giá khác
nhau về pháp luật về ñời sống pháp luật mà ý thức pháp luật phải ñược hiểu
là những quan niệm, ý kiến ñánh giá khác có tính chất chung nhau của toàn
xã hội. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, ý thức con người cũng khác nhau. Bởi
vậy ý thức pháp luật cũng như các hình thái kinh tế xã hội khác luôn ñược
xem xét ñánh giá trong từng chế ñộ xã hội khác nhau. Thông thường ý thức
pháp luật xã hội là ý thức của một bộ phận tiên tiến nhất ñại diện cho xã hội,
nó chứa ñựng tư tưởng, quan ñiểm xã hội về những vấn ñề cơ bản nhất của
pháp luật. Ý thức pháp luật xã hội phong phú và toàn diện hơn rất nhiều so
với ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật cá nhân. Nó sâu sắc toàn diện
bao hàm những mối liên hệ chung nhất, bản chất nhất về nội dung ý thức
pháp luật của nhóm hoặc cá nhân trong xã hội.
- Ý thức pháp luật nhóm chỉ phản ánh những quan ñiểm, tư tưởng, tình
cảm của một nhóm xã hội nhất ñịnh về pháp luật, ñược hình thành giữa

những người nhóm người nhất ñịnh. Xã hội thường có nhiều nhóm người
khác nhau, những nhóm này có cùng ñặc ñiểm giống nhau về ñiều kiện sống,
quyền và nghĩa vụ, cùng nhu cầu lợi ích cơ bản, cùng sinh hoạt, lao ñộng
hoặc học tập… Vì vậy ở họ thường có những tình cảm, suy nghĩ về pháp luật
gần gũi thống nhất với nhau ở những mức ñộ nhất ñịnh.
Ý thức pháp luật cá nhân phản ánh những quan ñiểm, tư tưởng,
thái ñộ của mỗi người về pháp luật. Ý thức pháp luật cá nhân ñược hình
thành và phát triển ngoài các ñiều kiện về kinh tế xã hội còn phụ thuộc vào
các yếu tố như chính trị, ñạo ñức, hoàn cảnh, sức khỏe, trình ñộ học vấn…
Mỗi cá nhân ñều có tư tưởng và tâm lý pháp luật khác nhau phù hợp với
ñiều kiện của mỗi người. Ý thức pháp luật là tế bào hợp thành ý thức pháp
luật bộ phận và ý thức pháp luật xã hội. Ý thức pháp luật cá nhân có xu
hướng tiến dần ñến ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật xã hội.
Ý thức pháp luật xã hội, ý thức pháp luật nhóm và ý thức pháp luật cá
nhân là kết cấu thống nhất của ý thức pháp luật về mặt chủ thể. Trong kết
11


cấu ñó mỗi chủ thể có một vai trò, vị trí nhất ñịnh. Muốn nâng cao ý thức
pháp luật xã hội cần nâng cao ý thức pháp luật của mỗi loại chủ thể, trên
cơ sở phân tích ñặc ñiểm, tính chất của mỗi loại chủ thể ñể xác ñịnh
phương hướng, biện pháp, mức ñộ và bước ñi thích hợp.
1.2 Vai trò của ý thức pháp luật ñối với việc thực hiện pháp luật:
Như ñã phân tích ở trên, tùy theo tiêu chí xác ñịnh mà ý thức pháp luật gồm
nhiều kết cấu khác nhau. Khi nghiên cứu vai trò của ý thức pháp luật ñối với
việc thực hiện pháp luật ñược xem xét trước hết ở hai khía cạnh tư tưởng
pháp luật và tâm lý pháp luật. Trong ñó sự hiểu biết pháp luật và việc tôn
trọng pháp luật là cơ bản nhất.
Trước hết, việc thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh phụ thuộc vào sự hiểu biết
pháp luật của chủ thể bao gồm cả chiều rộng và chiều sâu của sự hiểu biết.

Hiểu biết pháp luật càng ñầy ñủ càng chính xác sâu sắc càng có ñiều kiện thực
hiện chúng một cách nghiêm chính, càng nhận thức về pháp luật một cách
tường tận càng có cơ sở ñể thực hiện một cách triệt ñể chính xác. Ngược lại
nếu không hiểu biết pháp luật, hiểu biết không ñầy ñủ không ñúng ñắn sẽ dẫn
ñến vi phạm pháp luật. Chẳng hạn muốn thực hiện quy ñịnh của pháp luật,
chủ thể phải nắm ñược nội dung của quy phạm pháp luật. Chủ thể phải xác
ñịnh mình có thuộc các ñiều kiện hoàn cảnh mà pháp luật ñang tác ñộng hay
không? Nếu có thì cần xác ñịnh mình phải làm gì, không ñược làm gì, làm
như thế nào và làm bằng cách nào… Bên cạnh ñó nếu chủ thể nắm vững ñược
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ban hành thì chủ thể sẽ một cách chủ ñộng
và tích cực. Có nhiều trường hợp trên thực tế người dân thực hiện các quy
ñịnh của pháp luật vì sợ chế tài Nhà Nước chứ không phải vì lợi ích của bản
thân mình hoặc của người khác. Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp người
dân không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ
pháp lý của mình do không nắm ñược các quy ñịnh của pháp luật, chưa ý thức
ñược vai trò, ñịa vị pháp lý của mình, chẳng hạn như việc bầu cử rất nhiều
người cho rằng ñây là nghĩa vụ mà không phải quyền, nhiều người lại cố gắng
tìm cách thoái thác nhờ người bầu thay. Do sự thiếu hiểu biết nên người dân
chưa sử dụng ñược quyền pháp lý của mình một cách triệt ñể. Bên cạnh việc ý
thức ñược quyền và nghĩa vụ của mình thì các chủ thể khi tham gia vào quan
12


hệ pháp luật cũng cần phải biết quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể khác
ñể yêu cầu bên kia thực hiện ñúng nghĩa vụ của họ ñối với mình một cách hợp
pháp ñồng thời mình phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất ñịnh ñể không ảnh
hưởng ñến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Khi có một kiến thức pháp lý
nhất ñịnh, người dân sẽ chủ ñộng tham gia vào các quan hệ pháp luật một
cách nghiêm chỉnh, nhiệt tình.
Bên cạnh sự hiểu biết pháp luật thì thái ñộ tôn trọng pháp luật cũng là yếu tố

quan trọng của ý thức pháp luật tác ñộng ñến việc thực hiện pháp luật.
Trong mọi xử sự bao giờ con người cũng thể hiện thái ñộ của mình, trong việc
thực hiện pháp luật cũng vậy, chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật có thể
ñồng tình hay không ñồng tình, tin tưởng hay không tin tưởng với nội dung
của một quy phạm pháp luật. “ Tôn trọng pháp luật là ñộng lực mạnh mẽ thúc
ñẩy chủ thể luôn xử sự theo pháp luật. Với thái ñộ tôn trọng pháp luật, có tình
cảm ñúng mực với pháp luật, các chủ thể có thể kìm chế, không thực hiện
những hành vi bị cấm, tự giác, tích cực thực hiện ñúng ñắn, ñầy ñủ các nghĩa
vụ ñối với pháp luật. Ngược lại nếu thái ñộ coi thường pháp luật cao thì sự
thực hiện pháp luật càng kém thậm chí có sự chống ñối, vi phạm một cách cố
ý” 4.
Người Việt Nam vẫn có tâm lý làm theo số ñông cho dù hành vi ñó có hợp
pháp hay không .Chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh người tham gia giao thông
bắt chước hành vi của người khác ñể thực hiện theo. Người sau nhìn người
trước vượt ñèn ñỏ thì mình cũng vượt, người trước ñi vào ñường ngược chiều
thì mình cũng ñi. Ngoài tâm lý số ñông thì tâm lý “sợ hãi” cũng ảnh hưởng rất
lớn ñến việc thực hiện pháp luật. Người ta thực hiện việc ñội mũ bảo hiểm khi
ñi xe máy; thắt dây an toàn khi ngồi xe hơi không phải do bảo vệ tính mạng
sức khỏe của bản thân mà do sợ bị cảnh sát giao thông xử phạt. Có nhiều
trường hợp tình cảm pháp luật của người dân chưa ñược ñịnh hướng nên
trong xã hội ta tâm lý ác cảm với cảnh sát, với người ñại diện chính quyền
vẫn còn tồn tại. “Thậm chí có trường hợp khi cảnh sát xử lý hành vi vi phạm
4

Nguyễn Văn Năm, (2011), Vai trò của ý thức pháp luật ñối với việc thực hiện pháp luật, Tạp chí Luật học
(số 3), tr.31

13



pháp luật của cá nhân nào ñó thì một số cá nhân khác lại ủng hộ, bênh vực,
giúp ñỡ kẻ vi phạm, tạo ñiều kiện cho kẻ vi phạm trốn tránh khỏi sự trừng
phạt của pháp luật. Những kẻ ủng hộ này thường là ñồng bọn của kẻ vi phạm
hoặc là những kẻ xưa nay vẫn vi phạm pháp luật nhưng không bị phát hiện
hoặc không bị xử lý. Một số người dân tuy không ủng hộ việc làm sai trái ñó
nhưng lại thờ ơ, không ủng hộ việc làm ñúng của cảnh sát, không ủng hộ cái
ñúng và như vậy, vô hình trung họ ñã tạo ñiều kiện ñể cái sai, cái xấu vẫn tồn
tại và hoành hành trong xã hội. Nhưng khi cái xấu có liên quan ñến họ thì họ
lại ra sức trách móc, trông chờ sự giúp ñỡ người khác ñặc biệt là của cảnh sát
hoặc chính quyền. Việc tác ñộng ñể hình thành những tình cảm, xúc ñộng
ñúng ñắn ñối với pháp luật, ñối với hành vi của những người thừa hành pháp
luật có ý nghĩa rất lớn trong phòng ngừa những hành vi không phù hợp, trái
với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực pháp luật trong xã hội”5.
Tóm lại, ý thức pháp luật là yếu tố rất quan trọng của việc thực hiện
pháp luật. ðể pháp luật có thể ñi vào cuộc sống thì việc nâng cao ý thức
pháp luật của người dân gồm cả các yếu tố về hiểu biết pháp luật, thái ñộ
ñối với pháp luật và tâm lý pháp luật rất cần ñược chú trọng.
1.3 ðặc ñiểm ý thức pháp luật của sinh viên:
Học sinh, sinh viên nhìn chung là tầng lớp xã hội tiến bộ, ñược trang bị hệ
thống kiến thức tương ñối toàn diện, họ là những người rất năng ñộng, có khả
năng sáng tạo, tích cực, nhạy bén trong học tập nghiên cứu cũng như trong
các quan hệ xã hội. Tuy vậy, học sinh, sinh viên còn có những hạn chế, nhược
ñiểm là nhân cách chưa hoàn chỉnh, nông nổi, bồng bột, dễ bị kích ñộng, khó
kiềm chế, ñôi khi tự cao, tự mãn, thích tự do phóng khoáng, hay ñua ñòi. Các
em sinh viên thuộc lứa tuổi ñang trong giai ñoạn phát triển, có nhiều biến
ñộng về thể chất lẫn tâm hồn, ñiều này có tác ñộng lớn ñến tâm sinh lý và
nhận thức của các em. 6

5


Nguyễn Minh ðoan, (2010), yếu tố tâm lý pháp luật trong quá trình nâng cao ý thức pháp luật của nước ta
hiện nay, Tạp chí khoa học pháp lý (số 2), tr. 17
6
Xem Phạm Thị Kim Dung (2011), phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các nhà
trường thuộc hệ thóng giáo dục quốc dân, ðặc san tuyên truyền pháp luật, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật bộ
tư pháp

14


Về tâm, sinh lý: Ở lứa tuổi này, tâm lý các em có nhiều biến ñộng rất
nhạy cảm, dễ xúc ñộng, dễ bị kích ñộng, bị tác ñộng bởi các yếu tố bên ngoài
như phim, ảnh, các hoạt ñộng văn hoá xã hội. Khi cơ thể phát triển tạo ra các
nhu cầu tìm hiểu sự việc, những ham muốn về sinh lý, về giới tính cộng với
tính tò mò muốn biết hết mọi việc, muốn làm như “người lớn”, bắt trước
người lớn, vì thế, nếu không ñược giáo dục, không ñược dạy bảo dễ nảy sinh
các tâm lý lệch lạc dẫn ñến hành vi phạm tội, do không ñược giáo dục, thiếu
hiểu biết về cuộc sống nói chung và các hiểu biết về pháp luật nói riêng.
Về nhận thức: ña số người học (nhất là sinh viên những năm ñầu trung
cấp, cao ñẳng, ñại học) ñang trong giai ñoạn bắt ñầu hình thành nhân cách,
tâm, sinh lý chưa ổn ñịnh, suy nghĩ chưa chín chắn, tính cách hay thay ñổi. ða
số các em chưa nhận thức ñầy ñủ ñược tính chất của hành vi của bản thân.
Những ñặc ñiểm ñó có tác ñộng, ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình nhận
thức và hành ñộng của các em, nếu không có sự ñịnh hướng, tác ñộng giáo
dục theo các mục tiêu, chuẩn mực xã hội thì rất dễ bị lôi kéo, quyến rũ vào
các việc làm, các hành vi xấu.
Dưới góc ñộ xã hội, ñây là lứa tuổi bắt ñầu ñược phép tham gia một số
quan hệ xã hội nhất ñịnh, ñược coi pháp luật là có năng lực hành vi trong một
vài quan hệ xã hội, ñồng thời cũng bắt ñầu phải chịu sự ñiều chỉnh của pháp
luật, phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, khi tham gia các quan hệ xã

hội.
Ở lứa tuổi này nhân cách ñang trong giai ñoạn hình thành và chưa ổn
ñịnh, các em rất dễ sa ngã, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các hành vi phạm tội do ñặc
tính hiếu ñộng, tò mò của tuổi trẻ, nhưng cũng dễ uốn nắn, dễ tiếp thu các
ñiều hay, ñiều tốt khi ñược ñịnh hướng, ñược giáo dục ngay từ giai ñoạn này.
Vì thế cần phải ñưa phổ biến, giáo dục pháp luật vào nhà trường, vào
chương trình học tập, sinh hoạt, vui chơi, giáo dục ý thức pháp luật cho học
sinh, sinh viên ngay từ giai ñoạn này sẽ có tác ñộng lớn trong việc ñịnh
hướng, phát triển hình thành tư cách công dân, góp phần ñiều chỉnh hành vi,
nâng cao nhận thức, xây dựng nhân cách, xây dựng tính hướng thiện, ñảm bảo
tính liên tục trong nhận thức, hình thành trong các em hành vi, thói quen tự
giác xử sự ñúng pháp luật, và có ý thức tuân thủ pháp luật.
15


1.4 Sự cần thiết của việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên ở các
trường ðại học cao ñẳng nói chung và ðHSPKT nói riêng hiện nay.
1.4.1 Cơ sở thực tiễn:
Trong thời gian gần ñây, một số lượng không nhỏ các vụ vi phạm pháp luật
do sinh viên gây ra. Hành vi vi phạm tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội;
xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con
người; gây rối an ninh trật tự, an ninh xã hội; ma tuý, mại dâm... Nhiều vụ án
nổi cộm ñược dư luận chú ý trong thời gian gần ñây cho thấy, mức ñộ nghiêm
trọng của hành vi vi phạm pháp luật của sinh viên ngày càng cao; thậm chí có
sinh viên ñã vi phạm pháp luật bằng chính kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ
ñược ñào tạo. “ Chẳng hạn như vụ vụ phát tán chuyện riêng tư của nữ diễn
viên Hoàng Thuỳ Linh lên mạng Internet. Trong số 14 người liên quan ñến vụ
việc này có tới 11 người là sinh viên, trong số ñó có sinh viên biết tới 4 ngoại
ngữ, có người rất thành thạo việc ứng dụng công nghệ thông tin. Hay nhiều
vụ ñánh cắp tài khoản của người nước ngoài nhằm thực hiện các giao dịch

thương mại trái phép qua mạng Internet, hoặc “bẻ khoá” hệ thống bảo mật thẻ
tín dụng cá nhân ñể trộm cắp tiền qua máy rút tiền tự ñộng, sau ñó chuyển vào
tài khoản cá nhân của mình. Tổng số tiền và hàng hoá bị ñánh cắp lên tới
hàng tỷ ñồng mà thủ phạm chủ yếu là sinh viên có học lực khá, giỏi như
Nguyễn Tiến Cường, Trương ðức Lượng (Bắc Giang), Nguyễn Anh Tuấn,
ðào Khánh Hiệp, Trịnh Hồ Nam, Nguyễn Minh Công (Hà Nội), Vũ Ngọc Hà
(Hải Phòng)...” 7 hay một số vụ giết người mang tính chất trầm trọng do sinh
viên gây ra như vụ Nguyễn ðức Nghĩa sinh viên ðại học quốc gia Hà Nội, vụ
Nguyễn Kim Anh – sinh viên trường ðại học sư phạm Hà Nội…
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là ý thức pháp luật của sinh
viên còn kém, thiếu hiểu biết các quy ñịnh của pháp luật, không ý thức ñược
mối nguy hiệm và hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.
Chính vì vậy việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên nói chung và sinh
viên trường DHSPKT nói riêng là việc cấp bách và vô cùng cần thiết.

7

Phan Hồng Dương, (2009), Giáo dục pháp luật cho học sinh sinh viên thực trạng và giải pháp, tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 6, tr.40

16


1.4.2 Cơ sở pháp lý:
Hiện tại, chúng ta ñã có rất nhiều văn bản ñiều chỉnh nội dung này có thể kể
ñến như:
- Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương
ðảng về tăng cường sự lãnh ñạo của ðảng trong công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao nhận thức về vị trí,
vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cần xác

ñịnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng là nhiệm vụ thường xuyên của
ngành giáo dục ñặt dưới sự lãnh ñạo của cấp ủy ðảng, sự chỉ ñạo trực tiếp của
lãnh ñạo cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục các cấp.
- Quyết ñịnh số 37/2008/Qð-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm
2008 ñến năm 2012.
- Quyết ñịnh số 06/2010/Qð-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong
ñó chỉ ñạo việc xây dựng tủ sách pháp luật trong trường học.
- Quyết ñịnh số 1928/Qð-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt ðề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật trong nhà trường.
- Quyết ñịnh số 2160/Qð-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt ðề án tăng cường công tác Phổ biến, giáo dục
pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai ñoạn 2011
- 2015.
- Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGD&ðTBLðTBXH-TLðLðVN ngày 07/6/2006, giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục ðào tạo và một số bộ, ngành hướng dẫn việc xây dựng, quản lý và khai thác
tủ sách pháp luật ở cơ quan, ñơn vị, doanh nghiệp, trường học, tạo ñiều kiện
cho giáo viên, học sinh có nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập
và tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhà trường.
- Về phía Bộ Tư pháp, với chức năng là cơ quan giúp Chính phủ quản lý
nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, khi xây dựng
chương trình, kế hoạch công tác PBGDPL từng giai ñoạn ñều xác ñịnh
17


phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học là một phần quan trọng,
không thể thiếu. ðặc biệt trong Chương trình Phổ biến giáo dục pháp
luật giai ñoạn 2008 - 2012, Bộ Tư pháp ñã kiến nghị với Thủ tướng
giao cho Bộ Giáo dục - ðào tạo xây dựng một ðề án về công tác

PBGDPL trong trường học (ðề án tăng cường chất lượng công tác
PBGDPL trong trường học ban hành kèm theo Quyết ñịnh số
1928/Qð-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009).
- Về phía Bộ Giáo dục - ðào tạo, sau khi có Chỉ thị số 32-CT/TƯ, Bộ
Giáo dục - ðào tạo ñã ban hành và phối hợp ban hành nhiều văn bản
chỉ ñạo trực tiếp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà
trường như Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDðT ngày 17/8/2007 về tăng
cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục, và
các kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm chỉ ñạo
ñịa phương thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.
Như vậy, từ các văn bản của ðảng, cơ quan Nhà nước nêu trên cho thấy sự
quan tâm thích ñáng của các cấp ñối với việc giáo dục, phổ biến pháp luật
nhằm nâng cao ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên.
Việc nâng cao ý thức pháp luật của những chủ thể này mang lại những ý
nghĩa lớn lao:
Thứ nhất, việc nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên sẽ góp phần hình
thành tâm lý pháp luật ( gồm cả tri thức, tình cảm, thói quen xử sự) một cách
tích cực, giúp các em tuân thủ pháp luật một cách tự giác, có thái ñộ hành vi
ñúng ñắn khi thực hiện các quy ñịnh của pháp luật
Thứ hai, việc nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên mang lại cho các em sự
hiểu biết về pháp luật một cách sâu sắc hơn giúp các em chủ ñộng tham gia
vào các quan hệ pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ñồng
thời tránh ñược các hành vi ảnh hưởng ñến lợi ích của người khác, lợi ích Nhà
Nước và xã hội.
Thứ ba, việc nâng cao ý thức pháp luật góp phần rất lớn vào việc giảm tải tình
trạng vi phạm pháp luật ñáng báo ñộng như hiện nay
Thứ tư, việc nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên góp phần ổn ñinh kỷ
cương phép nước và trật tự xã hội, góp phần ñưa câu khẩu hiệu ” mọi công
18



dân ñều sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trở thành kim chỉ nam
cho mọi hành ñộng của con người.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, chịu sự quy ñịnh
của tồn tại xã hội trong ñó có ñời sống pháp luật. Như mọi hình thái ý thức xã
hội khác, ý thức pháp luật có sự tác ñộng trở lại ñối với tồn tại xã hội và có
vai trò to lớn ñối với ñời sống pháp luật của xã hội. Ý thức pháp luật ảnh
hưởng rất lớn ñến việc thực hiện pháp luật. Ý thức pháp luật của chủ thể càng
cao thì sự tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật của các
chủ thể ngày càng ñúng ñắn và sâu sắc. Chính vì ý nghĩa này mà việc giáo
dục nâng cao ý thức pháp luật cho người dân là việc làm rất cần thiết. ðối với
sinh viên – những người thuộc lứa tuổi ñang trong giai ñoạn phát triển, có
nhiều biến ñộng về thể chất lẫn tâm hồn, thì việc giáo dục nâng cao ý thức
pháp luật càng có ý nghĩa lớn lao hơn cả. Việc nâng cao ý thức pháp luật sẽ
giúp các em có sự ñịnh hướng, phát triển hình thành tư cách công dân, góp
phần ñiều chỉnh hành vi, nâng cao nhận thức, xây dựng nhân cách, xây dựng
tính hướng thiện, ñảm bảo tính liên tục trong nhận thức, hình thành trong các
em hành vi, thói quen tự giác xử sự ñúng pháp luật, và có ý thức tuân thủ
pháp luật. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên ñã nhận ñược sự quan
tâm của rất nhiều ðảng và Nhà Nước. Trên thực tế thì ðảng, Chính phủ, Bộ
giáo dục và các cơ quan hữu quan khác ñã ban hành các văn bản chỉ ñạo
hướng dẫn thực hiện việc phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên. ðây là
cơ sở pháp lý quan trọng ñể việc nâng cao ý thức pháp luật ñược tiến hành
một cách nghiêm túc, sâu sắc và có hiệu quả.

19


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ðẠI HỌC SPKT
2.1 Thực trạng về ý thức pháp luật của sinh viên ðHSPKT hiện nay:
ðể xác ñịnh về thực trạng ý thức pháp luật của sinh viên trường, tác giả
ñã tiến hành việc ñiều tra xã hội học cộng với phương pháp phỏng vấn.
Phần khảo sát ñược thực hiện trên 496 em sinh viên của trường, trong ñó
có 200 sinh viên năm nhất, 192 sinh viên năm hai và năm ba và 104 sinh
viên năm tư.
Mục ñích của cuộc khảo sát nhằm ñạt ñược các yêu cầu sau:
Thứ nhất, tìm hiểu về thái ñộ của sinh viên ñối với pháp luật
Thứ hai, tìm hiểu về trình ñộ hiểu biết của sinh viên về pháp luật
Thứ ba, tìm hiểu về tình hình vi phạm pháp luật của sinh viên
Thứ tư tìm hiểu về thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường
Thứ năm, tìm hiểu về nhu cầu hiểu biết pháp luật của sinh viên
2.1.1 Thực trạng về thái ñộ ñối với pháp luật
Thứ nhất, ñể xác ñịnh nhận thức chung của sinh viên như thế nào về
pháp luật, chúng tôi ñặt ra câu hỏi: “Bạn quan niệm thế nào về pháp luật”
ñể ñánh giá xem trong nhận thức của các bạn sinh viên thì pháp luật là
yếu tố ñiều chỉnh hành vi hay chỉ ñơn thuần là công cụ cưỡng chế. Chúng
tôi ñưa ra 3 phương án lựa chọn: Pháp luật là công cụ trong tay Nhà Nước
ñể tổ chức ñời sống xã hội một cách trật tự, kỷ cương và văn minh; Pháp luật
là công cụ của Nhà Nước ñể trừng trị những ai ñi ngược lại lợi ích của Nhà
Nước và xã hội; Pháp luật là công cụ trong tay nhân dân ñể hạn chế quyền lực
của người có quyền
Kết quả khảo sát trên 496 bạn sinh viên của trường, có ñến 472 phiếu
(chiếm 95.2 %) lựa chọn câu trả lời “ pháp luật là công cụ trong tay Nhà
Nước ñể tổ chức ñời sống xã hội một cách kỷ cương, trật tự và văn minh.
Như vậy kết quả câu trả lời tương ñối thống nhất.
Cùng với câu hỏi này ñược tiến hành khảo sát ñối với ñối tượng là nhân
dân 6 vùng trọng ñiểm trong chương trình “ khảo sát về thực trạng pháp

luật của Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý của Bộ tư pháp thì câu trả lời
20


thu ñược là có ñến 30% lựa chọn phương án "pháp luật là công cụ ñể Nhà
Nước trừng trị những ai ñi ngược với lợi ích của Nhà Nước và xã hội”
ðiều này chứng tỏ sinh viên của trường nhận thức rõ về bản chất của pháp
luật. ðây là tín hiệu rất ñáng mừng khi nắm rõ bản chất của pháp luật thì
thái ñộ của các bạn sinh viên ñối với pháp luật sẽ tích cực hơn, không
phải cảnh giác trước các quy ñịnh và sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức pháp
luật cũng như thực hiện pháp luật một cách chủ ñộng hơn.
Thứ hai, ñể xác ñịnh tâm lý của sinh viên ñối với việc thực hiện các quy
ñịnh của pháp luật thế nào, chúng tôi ñặt câu hỏi “Bạn chấp hành các quy
ñịnh của pháp luật về giao thông ñường bộ vì lý do gì” với hai phương án:
Vì những quy ñịnh ñó mang lại lợi ích cho chính bản thân mình và xã hội; Vì
nếu không chấp hành sẽ bị xử phạt nặng. ðây là câu hỏi mang tính cụ thể
nhằm ñánh giá thái ñộ của sinh viên khi thực hiện một hoạt ñộng mang
tính chất phổ biến như tham gia giao thông ñường bộ. Kết quả khảo sát
cho thấy có ñến 80 % lựa chọn phương án chấp hành quy ñịnh của pháp
luật về giao thông vì sợ bị xử phạt nặng. Cũng liên quan ñến việc xác
ñịnh thái ñộ của sinh viên ñối với pháp luật, chúng tôi ñã thực hiện việc
phỏng vấn một số sinh viên năm 3 của khoa cơ khí chế tạo máy về việc
chấp hành các quy ñịnh của pháp luật về giao thông ñường bộ. ða số các
bạn ñược phỏng vấn ñều trả lời họ chỉ chấp hành các quy ñịnh khi có sự
hiện diện của cảnh sát giao thông, còn ñối với những người chấp hành tốt
các quy ñịnh thì lại bị cho là “không bình thường”. Như vậy, sự chấp
hành pháp luật của sinh viên trong lĩnh vực giao thông thiếu sự tự nguyện.
ðây là yếu tố rất quan trọng ñể ñánh giá một người có thái ñộ tích cực ñối
với pháp luật.
Thứ ba, ñể xác ñịnh tâm lý của sinh viên ñối với các hành vi vi phạm

pháp luật diễn ra trong cuộc sống, chúng tôi ñặt câu hỏi: “Bạn phát hiện ra
một người thực hiện hành vi như tàng trữ ma túy, ñánh bạc hay tiêu thụ hàng
do trộm cắp, bạn sẽ làm gì” với ba phương án là: (a)Tố giác với cơ quan Nhà
Nước có thẩm quyền, (b) Không làm gì cả ñó là chuyện của họ, không muốn
mình bị liên lụy phiền phức; (c) can ngăn người có hành vi trái pháp luật.
Kết quả khảo sát trên 496 sinh viên như sau:
21


×