Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án lớp 4 học kì I tuần 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.25 KB, 25 trang )

TUẦN17
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tiết 1:
Tiết 2

Chào cờ

TẬP ĐỌC

Rất nhiều mặt trăng (Phần đầu)
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
1- Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài,biết đọc diễn cảm bài văn - giọng nhẹ nhàng - chậm rãi,đọc phân biệt lời
người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề,nàng công chúa.
2- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của em về thế giới,về mặt trăng rất ngộ nghĩnh,rất khác với người lớn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
-4 HS đọc phân vai truyện.
- Kiểm tra 4 HS.
-Trong quán ăn“Ba cá bống”
-Đại diện nhóm trả lời.
- H:Em thấy trong truyện có những hình ảnh nào ngộ
nghĩnh,lí thú?
Mặt trăng luôn là hình ảnh đẹp đối với mỗi trẻ thơ. Được rước
đèn…,bày cỗ dưới ánh trăng rằm luôn là điều mơ ước của bao
bạn nhỏ…Ở vương quốc nọ có một nàng công chúa nhỏ bé xinh
đẹp đang ốm nặng,vua cha hứa sẽ cho cô bất cứ thứ gì cô bé
cần.Cô bé nói rằng cô sẽ khỏi ngay nếu cô được gặp mặt


trăng.Nhà vua sẽ làm thế nào để đáp ứng được điều nàng công
chúa muốn.Đọc bài Rất nhiều mặt trăng các em sẽ biết được
điều đó.
a/Cho HS đọc.
-GV dùng viết chì đánh dấu đoạn.
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
• Đoạn 1: Từ đầu đến của nhà vua.
• Đoạn 2: Tiếp theo đến bằng vàng rồi.
-HS đọc nối tiếp cả bài 2 lần.
• Đoạn 3: Còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp.
-HS luyện đọc từ.
- Cho HS luyện đọc từ ngữ khó khuất,mặt trăng + luyện đọc
câu khó.
-1 HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
b/Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
-HS luyện đọc theo cặp.
c/GV đọc diễn cảm cả bài một lượt.
-2 HS đọc cả bài.
Đoạn đầu: đọc giọng chậm rãi,nhẹ nhàng.
Đoạn kết: đọc với giọng vui,nhịp nhanh hơn.
* Đoạn 1:
-HS đọc thành tiếng.
- Cho HS đọc.
-HS đọc thầm.
-Công chúa muốn có mặt trăng. Cô nói có
H: Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
mặt trăng cô sẽ khỏi ngay.
-Nhà vua cho mời tất cả các vị đại thần,
H: Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?

các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt
trăng cho công chúa.
-Họ nói ý muốn của công chúa không thể
H: Các vị đại thần, các nhà khoa học đã nói với nhà vua như
thực hiện được.
thế nào?
H: Tại sao họ cho rằng ý muốn đó không thể thực hiện được? -Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng
1


nghìn lần đất nước của nhà vua.
* Đoạn 2:
- Cho HS đọc.
H: Cách nghĩ của chú hề có gì khác với cách nghĩ của các vị
đại thần, các nhà khoa học?
H: Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa về
mặt trăng.
GV chốt lại: Chú hề hiểu trẻ em nên cũng hiểu cách nghĩ của
công chúa về mặt trăng.
* Đoạn 2:
- Cho HS đọc.
H: Chú hề đã làm gì khi biết nàng công chúa muốn có một
mặt trăng như đã miêu tả?

H: Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà?
- Cho HS đọc theo cách phân vai.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc 1 đoạn.
(GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện lên để hướng
dẫn).
- Cho HS thi đọc.

- GV nhận xét + khen nhóm đọc hay.
H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện.
Tiết 3

-HS đọc thành tiếng -> đọc thầm.
-Theo chú hề phải hỏi xem công chúa nghĩ
về mặt trăng như thế nào. Chú cho rằng
công chúa nghĩ về mặt trăng không giống
người lớn.
-Mặt trăng chỉ to hơn móng tay một chút
(vì công chúa đặt móng tay lên trước mặt
trăng thì móng tay che gần chính mặt
trăng.
-Mặt trăng treo ngang ngọn cây (vì đôi khi
nó đi ngang qua trước cửa sổ).
-Mặt trăng được làm bằng vàng.
-HS đọc thành tiếng + đọc thầm.
-Chú hề tức tốc chạy đến gặp bác kim
hoàn, đặt bác làm cho một mặt trăng lớn
hơn móng tay của công chúa, cho mặt
trăng vào sợi dây chuyền vàng để công
chúa đeo vào cổ.
-Công chúa vui sướng nhảy ra khỏi
giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
-3 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện,
chú hề, công chúa).
-HS luyện đọc đoạn từ Thế là chú hề đến
tất nhiên là bằng vàng rồi.

-3 nhóm thi đọc phân vai.
-Lớp nhận xét.
HS có thể trả lời:
-Công chúa rất đáng yêu.
-Chú hề rất thông minh.
-Trẻ em suy nghĩ rất khác người lớn.

Toán

LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số .
- Giải bài toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bảng phụ,
- HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 2 của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS
3. Bài mới:
2


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1:Luyện tập
Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số

có ba chữ số .
- Giải bài toán có lời văn.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Tiến hành :
Bài tập 1:
Bài toán yêu cầu ta làm gì?
Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
GV cho HS làm bài vào vở
Gọi HS lên bảng làm bài .
Yêu cầu HS Nhận xét bài làm của bạn.
Cho điểm.
Bài tập 2:
GV gọi một HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tóm tắt.
Gọi HS lên bảng làm bài
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng
Bài tập 3:
GV gọi một HS đọc đề bài.
GV cho HS làm bài vào vở
Gọi HS lên bảng làm bài
GV sửa bài, nhận xét, chấm một số vở làm nhanh
Nhận xét bài làm trên bảmg.
Kết luận:
Yêu cầu HS tổng kết các kiến thức đã vận dụng để làm bài
tập.

-


Trả lời
thực hiện.
Làm bài
Trình bày
Nhận xét

-

Đọc
Tóm tắt.
Làm bài
Nghe

-

Đọc
Trình bày
Làm bài
Nghe

-

4. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
Dặn HS về nhà làm bài tập.
Tiết 4:

Đạo đức


Bài 8:

YÊU LAO ĐỘNG ( Tiết 17 )

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp HS :
• Hiểu được ý nghĩa của lao động : giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no cho bản
thân và mọi người xung quanh.
2. Thái độ :
• Yêu lao động.
• Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao
động.
3


3. Hành vi :
• Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng mình.
• Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân.
*GDKNS:Kĩ năng xác định giá trị của lao động,kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm ngững việc vừa sức ở
nhà và ở trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
• Nội dung bài làm việc thật là vui “Làm việc thật là vui” – Sách Tiếng Việt – Lớp 2.
• Nội dung về một số câu chuyện về tấm gương của Bác Hồ, của các anh hùng lao động … và một số câu ca
dao tục ngữ ca ngợi lao động.
• Giấy, bút vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
TIẾT 2
Hoạt động 1

KỂ CHUYỆN CÁC TẤM GƯƠNG YÊU LAO ĐỘNG
- Yêu cầu HS kể về các tấm gương lao động của Bác - HS kể (tùy lượng thời gian mà GV yêu cầu số
Hồ, các Anh hùng lao động hoặc của các bạn trong
lượng HS kể).
lớp…
- Hỏi : Theo em, những nhân vật trong các câu
- HS dưới lớp lắng nghe.
chuyện đó có yêu lao động không ?
- Trả lời : Có ạ.
- Hỏi : Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì ?
- Trả lời : Những biểu hiện yêu lao động là :
(GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng).
+ Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt
công việc của mình…
+ Tự làm lấy công việc của mình.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
+ Làm việc từ đầu đến cuối …
- Kết luận :
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công
việc từ đầu đến cuối … Đó là những biểu hiện rất
đáng trân trọng và học tập.
- Yêu cầu lấy ví dụ về biểu hiện không yêu lao
- 3 – 4 HS trả lời :
động ?
+ Ỷ lại, không tham gia vào lao động.
+ Không tham gia lao động từ đầu đến cuối.
+ Hay nản chí, không khắc phục khó khăn trong lao
động…
Hoạt động 2

TRÒ CHƠI : “HÃY NGHE VÀ ĐOÁN”
- GV phổ biến nội quy chơi :
+ Cả lớp chia làm 2 đội, mỗi đội có 3 người. Sau mỗi lượt chơi có thể thay người.
+ Trong thời gian 5-7 phút, lần lượt 2 đội đưa ra ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà đã chuẩn bị trước ở nhà
để đội kia đoán đó là câu ca dao, tục ngữ nào.
+ Mỗi đội trong một lượt chơi được 30 giây suy nghĩ.
+ Mỗi câu trả lời đúng, đội đó sẽ ghi được 5 điểm.
+ Đội chiến thắng sẽ là đội ghi được nhiều số điểm hơn.
+ 4 HS trong lớp đại diện làm Ban giám khảo để chấm điểm và nhận xét các đội.
- GV tổ chức cho HS chơi thử.
Ví dụ :
Đội 1 đọc : Đây là câu tục ngữ khen ngợi những người chăm chỉ lao động sẽ được nhiều người yêu mến; còn
những kẻ lười biếng, lười lao động sẽ không được ai mời hay quan tâm đến.
Đội 2 : Đoán được đó là câu tục ngữ :
Làm biếng chẳng ai thiết
4


Siêng việc ai cũng mời.
- GV tổ chức cho HS chơi thật.
- GV cùng Ban giám khảo nhận xét về nội dung, ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ mà hai đội sẽ đưa ra.
- GV khen ngợi đội thắng cuộc.
* Một số câu ca dao, tục ngữ :
1. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
2. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Hoạt động 3
LIÊN HỆ BẢN THÂN
-*GDKNS:GV yêu cầu mỗi HS hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc (hoặc nghề nghiệp) trong tương lai mà
em yêu thích trong thời gian 3 phút.

- Tùy lượng thời gian mà GV yêu cầu số lượng HS trình bày.
- GV yêu cầu mỗi HS trình bày những vấn đề sau :
+ Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ?
+ Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó.
+ Để thực hiện mơ ước của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì ?
- HS trình bày.
- HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV kết luận : Mỗi bạn trong lớp mình đều có những ước mơ về những công việc của mình. Bằng tình yêu lao
động, cô tin rằng các em ai cũng thực hiện được ước mơ của mình.
- GV yêu cầu 1 đến 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK.

Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
Tiết 1
Toán
:
LUYỆN TẬP

CHUNG.

I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố:
- giá trị theo vị trí của chữ số trong một số.
- Các phép tính cộng trừ nhân chia với số có nhiều chữ số.
- Diện tích hình chữ nhật và so sánh số đo diện tích.
- Bài toán về biểu đồ.
- Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Làm quen với bài toán trắc nghiệm.
- GD hs sự hăng say nhiệt tình trong công việc,làm việc đọc lập tự chủ sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ,
- HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 2 của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:
Mục tiêu :
- giá trị theo vị trí của chữ số trong một số.
5


- Các phép tính cộng trừ nhân chia với số có nhiều chữ số.
- Diện tích hình chữ nhật và so sánh số đo diện tích.
- Bài toán về biểu đồ.
- Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Làm quen với bài toán trắc nghiệm.
Tiến hành :
Bài tập 1:
GV gọi một HS đọc đề bài.
Bài toán yêu cầu ta làm gì?
Các số cần điền vào ô trống trong bảng là gì trong phép tính
nhân, chia?
Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số, tìm tích chưa biết trong
phép tính nhân. Tìm số bị chia, số chia, thương trong phép tính
chia.

Yêu cầu HS làm bài.
Nhận xét bài làm của bạn.
Bài tập 2:
Bài toán yêu cầu ta làm gì?
Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
Yêu cầu HS Nhận xét bài làm của bạn.
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 3:
GV gọi một HS đọc đề bài.
Bài toán yêu cầu ta làm gì?
Muốn biết mỗi trường nhận được bao nhiêu bộ đồ dùng học
toán ta cần biết gì?
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Bài tập 4:
Yêu cầu HS Quan sát biểu đồ.
Kết luận:
Yêu cầu HS chốt lại các kiến thức vừa ôn tập.

-

Đọc
Trả lời
Trả lời

-

nêu

-


làm bài
Nhận xét

-

Trả lời
Thực hiện
Nhận xét
Nghe

-

Đọc
Trả lời
Nêu ý kiến

-

Làm bài

-

Quan sát

4. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
Dặn HS về nhà làm bài tập.
Tiết 2


CHÍNH TẢ

Nghe – viết, phân biệt l / n, ât / âc
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
1- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả Mùa đông trên nẻo cao.
2- Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn l / n; ât / âc.
*GDBVMT:HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta.Từ đó thêm yêu quý
môi trường thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số tờ giấy để viết nội dung BT2a hoặc 2b, BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
- Kiểm tra 2 HS.
6


- GV đọc cho HS viết :
a/ Nhảy dây, múa rối, giao bóng…
b/ Vật, nhấc, lật đật.

-2 HS viết trên bảng lớp, HS còn lại viết
vào bảng con, giấy nháp.

- GV nhận xét + cho điểm.
Qua các bài chính tả đã chấm, thầy thấy các em còn hay viết
những chữ có âm đầu l / n, những tiếng có vần ât / âc. Bài học
hôm nay sẽ giúp khắc phục các lỗi các em còn mắc phải.
a/ Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả Mùa đông trên rẻo cao một lượt.

- GV hướng dẫn viết những từ ngữ hay viết sai: trườn xuống,
chít bạc, khua lao xao…
b/ GV đọc cho HS viết.
c/ Chấm chữa bài (như các tiết CT trước).
GV chọn câu a hoặc b.
a/Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu l hay n.
- Cho HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS thi: GV dán 3 tờ giấy đã chép đoạn văn.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
loại nhạc cu - lễ hội - nổi tiếng
b/Điền vào ô trống tiếng có vần ất hay âc.
Cách làm như câu a.Lời giải đúng:
giấc ngủ - đất trời - vất vả.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn văn.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.GV dán 3 tờ giấy đã chép đoạn văn lên
bảng,cho HS thi tiếp sức.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
giấc mông - làm người - xuất hiện - nửa mặt - lấc láo - cất tiếng
- lên tiếng - nhắc chàng - đất-lảo đảo - thật dài - nắm tay.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài CT.

-HS đọc thầm lại bài chính tả.
-HS luyện viết trên bảng con.
- HS viết CT.

-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.

-HS làm bài vào VBT.
-3 HS thi điền vào chỗ trống trong đoạn
văn.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.

-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-3 nhóm lên thi tiếp sức.
-Lớp nhận xét.

Tiết 3:

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu kể : Ai làm gì?
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
1- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?
2- Nhận ra hai bộ phận CN,VN của câu kể Ai làm gì?,từ đó biết vận dụng kiểu câu kể Ai làm gì?Vào bài
viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ + 3,4 tờ giấy viết nội dung BT1+3
- III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Trong tiết LTVC hôm nay,thầy sẽ giúp các em nắm được cấu tạo
7


cơ bản của câu kể Ai làm gì?,nhận ra được CN, VN của câu kể Ai
làm gì?,từ đó biết vận dụng kiểu câu này vào bài viết của mình

Phần nhận xét
- Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn của BT1.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài mẫu câu 2.
Người lớn đánh trâu ra cày.
- Cho HS làm bài.

-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-Từ ngữ chỉ hoạt động: đáng trâu ra
cày.
-Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động:
người lớn.
-HS làm bài theo cặp.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét.

- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Câu
Từ ngữ chỉ hoạt động
3/Các cụ già nhặt cỏ,đốt lá.
nhặt cỏ,đốt lá
4/Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. bắc bếp,thổi cơm
5/Các bà mẹ tra ngô.
tra ngô
6/Các em bé ngủ khò trên lưng
ngủ khò trên lưng mẹ
mẹ.
7/Lũ chó sủa om cả rừng.
sủa om cả rừng.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc mẫu.

- GV giao việc.
- Cho HS làm bài mẫu câu 2.
Người lớn đánh trâu ra cày.

- Cho HS làm các câu còn lại (làm như cách làm BT2).GV chốt
lại.
Câu
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt
động
2/Người lớn đánh trâu ra cày.
Người lớn làm gì?
3/Các cụ già nhặt cỏ đố lá.
Các cụ già làm gì?
4/Mấy chú bé bắc bếp thổi
Mấy chú bé làm gì?
cơm.
Các bà mẹ làm gì?
5/Các bà mẹ tra ngô.
Các em bé làm gì?
6/ Các em bé ngủ khò trên lưng
mẹ.
Lũ chó làm gì?
7/Lũ chó sủa om cả rừng.
Phần luyện tập
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét + chốt lại: Đoạn văn có 3 câu kể.
• Câu 1: Cha tôi làm…quét sân.
• Câu 2: Mẹ đựng hạt giống…mùa sau.


Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoặt động
các cụ già
mấy chú bé
các bà mẹ
các em bé
lũ chó
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-Đặt câu hỏi cho từ chỉ hoạt động
(đánh trâu)
Người lớn làm gì?
-Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt
động (người lớn).
-Ai đánh trâu ra cày?

Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc
vật hoạt động
Ai đánh trâu ra cày?
Ai nhặt cỏ,đốt lá?
Ai bắc bếp thổi cơm?
Ai tra ngô?
Ai ngủ khò trên lưng mẹ?
Còn gì sủa om cả rừng?
-1 HS đọc,lớp theo dõi SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-Lớp nhận xét.
-HS đánh dấu câu đúng vào VBT.

8



• Câu 3: Chị tôi đan nón…xuất khẩu.

- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
• Câu 1: CN: Cha
VN: làm cho tôi…quét sân.
• Câu 2: CN: Mẹ
VN: đựng hạt giống…mùa sau.
• Câu 3: CN: Chị tôi
VN: đan nón lá cọ…xuất khẩu.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay + chỉ đúng
các câu kể Ai làm gì?có trong đoạn văn.

-HS đọc yêu cầu.
-HS lên bảng gạch dưới CN,VN.
-Lớp nhận xét.

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS viết đoạn văn.
-HS đọc đoạn văn + nêu những câu là
câu kể Ai làm gì?

- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ trong

SGK.
Khoa học

Bài 33: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
• Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức về:
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
*HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
• Sưu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất
và vui chơi giải trí.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI AI ĐÚNG AI NHANH
 Mục tiêu : Giúp HS củng cố các kiến thức về :
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính
9


của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 Cách tiến hành :
Bước 1 :

- GV chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối”
chưa hoàn thiện
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện làm giám khảo. GV
và ban giám khảo đi chấm, nhóm nào xong trước, trình bày
đẹp và đúng là thắng cuộc.
Bước 3 :
- GV chuẩn bị sẵn một số phiếu ghi các câu hỏi ở trang 69
SGK và yêu cầu đại diện các nhóm lên bốc thăm ngẫu nhiên
và trả lời câu hỏi đó.
- GV nhận xét, cho điểm cá nhân, nếu nhóm nào có nhiều
bạn được điểm cao là thắng cuộc.

- Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh
dưỡng cân đối” .
- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.

- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu
hỏi .

Hoạt động 2 : TRIỂN LÃM
 Mục tiêu:
Giúp HS củng cố các kiến thức về : Vai trò của nước và
không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải
trí.
 Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu các nhóm đưa những tranh ảnh và tư liệu đã sưu - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đưa những tranh
tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề.

ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để
trình bày theo từng chủ đề.
- Yêu cầu các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích - Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải
về sản phẩm của nhóm.
thích về sản phẩm của nhóm.
- GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản
phẩm của các nhóm.
Bước 2 :
- GV cho cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm.
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm,
nghe các thành viên trong nhóm trình bày. Ban
giám khảo đưa ra câu hỏi.
- GV đánh giá nhận xét.
- Ban giám khảo đánh giá.
Hoạt động 3 : VẼ TRANH CỔ ĐỘNG
 Mục tiêu:
HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước
và không khí.
 Cách tiến hành :
Bước 1 :
- Yêu cầu các nhóm hội ý về đề tài và đăng kí với lớp, cố - Nghe GV hướng dẫn.
gắng đảm bảo về cả hai chủ đề: bảo vệ môi trường nước và
bảo vệ môi trường không khí.
Bước 2 :
10


- Yêu cầu HS thực hành. GV đi tới các nhóm kiểm tra va - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc
giúp đỡ, đản bảo rằng mọi HS đều tham gia.
như GV đã hướng dẫn.

Bước 3 :
- Yêu cầu các trình bày sản phẩm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. Đại
diện các nhóm nêu ý tưởng của bức tranh cổ
động do nhóm vẽ.
- GV đánh giá nhận xét và cho điểm.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.

- 1 HS đọc.

- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần
biết và chuẩn bị bài mới.

Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2011
Tiết 1:
:
DẤU HIỆU

Toán

CHIA HẾT CHO 2.

I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2; và không chia hết cho 2;.
- Nhận biết các số chẳn và cố lẻ.
- Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ,
- HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 2.
Mục tiêu :
Biết dấu hiệu chia hết cho 2..
Tiến hành :
a. Đặt vấn đề.
b. HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.
Yêu cầu HS tìm vài số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
c. Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.
GV yêu cầu một vài HS lên bảng viết kết quả .
Chú ý: để có đủ các phép chia cho 2 mà số bị chia ở cột bên trái
có chữ số tận cùng là 0;2;4;6;8 và cột bên phải có chữ số tận cùng
là 1;3;5;7;9.
GV cho HS quan sát đối chiếu so sánh và rút ta kết luận về dấu
hiệu chia hết cho 2.
GV gọi HS Nhận xét .
Chốt: muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét
chữ số tận cùng của chữ số đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

-

Nghe
Tìm theo yêu cầu của GV


-

Trao đổi và trình bày

-

Nghe
-Hs quan sát đối chiếu

-

Nghe
11


Hoạt động 2: Giới thiệu số chẳn, lẻ.
Mục tiêu :
HS phân biệt được số chẳn, số lẻ.
Tiến hành :
Các số chia hết cho 2 gọi là số chẳn.
Gọi HS cho ví dụ về số chẳn.
Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 là các số chẳn.
Các số không chia hết cho 2 gọi là các số lẻ.
Hoạt động 3: Thực hành.
Mục tiêu : áp dụng kiến thức vừa học giải bài tập.
Tiến hành :
Bài tập 1:
Cho HS chọn các số chia hết cho 2.
Bài tập 2:

HS nêu yêu cầu bài toán.
Hướng dẫn HS làm bài.
Cho HS Kiểm tra và làm bài .
Bài tập 3:
HS tự làm vào vở.
Gọi HS lên bảng làm bài
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng.
Kết luận:
Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, số chẳn, số lẻ.

-

Nghe

-

Ví dụ

-

Nghe

-

làm bài

-

nêu


3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
Dặn HS về nhà làm bài tập.
Tiết 2

TẬP ĐỌC

Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
1- Đọc lưu loát,trơn tru toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt.Đọc phân biệt lời người
dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Trẻ em rất ngộ nghĩnh đáng yêu.Các em nhìn thế giới xung quanh,giải thích thế giới
xung quanh rất khác người lớn.
3- GD hs biết quý trọng giá trị của cuộc sống,cảm thấy yêu đời hơn khi ta đã cảm nhận được về nó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
- Kiểm tra 2 HS.
• HS 1: Đọc bài Rất nhiều mặt trăng(phần 1)(đọc từ đầu đến đất -1 HS đọc bài + trả lời câu hỏi.
-Cô bé nói rằng cô sẽ khỏi ngay nếu
của nhà vua).
có được mặt trăng.
H:Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
12



• HS 2: Đọc phần còn lại của bài + trả lời câu hỏi.
H:Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị thần và các nhà khoa
học?
Có được mặt trăng bằng vàng đeo vào cổ, cô công chúa nhỏ vui
sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp nơi. Nhưng rồi nhà
vua vẫn rất lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu
trời. Điều gì sẽ xảy ra, chúng ra cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài
Rất nhiều mặt trăng.
a/ Cho HS đọc.
b/ Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
c/ GV đọc diễn cảm cả bài. Cần đọc giọng căng thẳng, lo lắng ở đoạn
đầu, giọng nhẹ nhàng ở đoạn sau.
* Đoạn 1
- Cho HS đọc.
H: Nhà vua lo lắng về điều gì?

H: Vì sao một lần nữa các đại thần và các nhà khoa học không
giúp được cho nhà vua?

* HS đọc phần còn lại
H: Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?

H: Công chúa trả lời như thế nào?
H: Cách giải thích của cô công chúa nói lên điều gì?
- GV chốt lại: Ý c là đúng nhất.
- Cho HS đọc phân vai.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc 1 đoạn.
- GV đưa bảng phụ đã ghi đoạn cần luyện đọc lên để luyện.
- Cho HS thi đọc theo cách phân vai.


-Chú hề hiểu trẻ em, chú cảm nhận
được suy nghĩ của trẻ em rất khác
suy nghĩ của người lớn.

-HS đọc thành tiếng + đọc thầm.
-Lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng
vằng vặc trên bầu trời , nếu công
chúa thật sẽ nhận ra mặt trăng đeo
trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
-HS có thể trả lời:
-Vì mặt trăng ở rất xa và rất to.
-Vì các nhà khoa học, các vị đại thần
nghĩ về mặt trăng theo cách nghĩ của
người lớn.
-Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ
thế nào khi thấy một mặt trăng đang
chiếu sáng trên bầu trời, một mặt
trăng đang nằm trên cổ công chúa.
- “Khi ta mất một chiếc răng … đều
như vậy”.
-HS trả lời.

-Một nhóm HS đọc phân vai.
-HS luyện đọc.
-3 nhóm thi đọc phân vai.
-Lớp nhận xét.

- GV nhận xét + khen nhóm đọc hay.
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.

Tiết 3

Lịch sử

ÔN TẬP
Mục tiêu : Giúp hs ôn tập ,hệ thống các kiến thức lịch sử :
-Các giai đoạn : Buổi đầu dựng nước cho đến buổi đầu độc lập ,nước Đại Việt thời Lý ,nước Đại Việt thời Trần
-Các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình .
Đồ dùng dạy học :
-Phiếu học tập cho từng học sinh .
13


-Các tranh ảnh từ bài 7 đến bài 19 .
Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
-Gọi 3 hs lên bảng yêu cầu học sinh trả lời 3 câu hỏi cuối bài 19 .
-Gv nhận xét việc học bài ở nhà của hs .
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động 1 :Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ
tk 2 (TCN)đến tk 13.
*Mục tiêu :On tập lại để các em nhớ lại các sự kiện .
*Cách tiến hành :Gv phát phiếu học tập cho từng hs và yêu cầu
các em hoàn thành nội dung của phiếu .(phiếu trong sgk)
-Gv gọi hs báo cáo kết quả làm việc trong phiếu .
*Kết luận:Gv chốt lại để hs nhớ các mốc lịch sử qua các giai
đoạn.
Hoạtđộng2 :Thi kể về các sự kiện ,nhân vật lịch sử đã học .

-Gv giới thiệu chủ đề cuộc thi,sau đó cho hs xung phong thi kể về
các sự kiện lịch sử mà mình đã chọn .
-Gv tổng kết cuộc thi , tuyên dương những hs kể tốt ,động viên cả
lớp cùng cố gắng ,em nào chưa được kể trên lớp thì về nhà kể cho
người thân nghe .
-

Hoạt động học

-Hs nhận phiếu .
-Tổ chức hoạt động nhóm để làm phiếu .
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm trong
phiếu .

-Hs hoạt động cá nhân .Một số em đứng
trước lớp trả lời câu hỏi .
-Khuyến khích các em sử dụng tranh ảnh
bản đồ lược đồ.

4/Củng cố, dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
Chuẩn bị bài sau

Tiết 4

TẬP LÀM VĂN

Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
1- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết

mỗi đoạn văn.
2- Luyện tập xây dựng mỗi đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
3- GD hs biết quý trọng và gìn giữ mọi thứ mình có.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 1 tờ giấy khổ to viết lời giải BT2+3.
- Bút dạ + một vài tờ giấy để HS làm BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
- GV trả bài viết cho HS bài Tả một đồ chơi mà em thích.
- Nêu nhận xét + cho điểm.
Muốn viết một bài văn trọn vẹn, hay, ta cần viết nhiều đoạn
văn hay. Để giúp các em có thể viết một đoạn văn miêu tả đồ
vật cho hay, trong bài học hôm nay, thầy sẽ giúp các em tìm
hiểu kĩ hơn về cấu tạo của đoạn văn miêu tả.
Phần nhận xét
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- Cho HS đọc yêu cầu của 3BT.
-Cả lớp đọc thầm lại bài Cái cối tôm(trang
- GV giao việc.
143,144,SGK)
-Làm theo cặp và trao đổi.
14


- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.

-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.


- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
(GV đưa bảng ghi lời giải đúng)
1/Mở bài
Đoạn 1
Giới thiệu về cái cối đã được tả.
2/Thân bài
-Đoạn 2
Tả hình dáng bên ngoài cái cối.
-Đoạn 3
Tả hoạt động của cái cối.
3/Kết bài
Đoạn 4
Nêu cảm nghĩ về cái cối.
- Cho 3,4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- GV có thể nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Phần luyện tập
-1 HS đọc + lớp theo dõi SGK.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài Cây bút máy.
-3 HS làm bài váo giấy.
- GV giao việc.
-HS còn lại làm vào giấy nháp.
- Cho HS làm bài.GV phát giấy cho 3 HS.
-HS phát biểu ý kiến.
- Cho HS trình bày.
-3 HS làm bài vào giấy lên dán kết quả bài
làm lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Bài văn gồm 4 đoạn,mỗi lần lên xuống dòng là 1 đoạn.

b/Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy.
c/Đoạn 3 tả cái ngòi bút.
d/Câu mở đầu đoạn 3:“Mở nắp ra,em thấy ngòi bút…nhìn
không rõ”
- Câu kết đoạn:“Rồi em tra nắp bút…vào cặp”.
- Đoạn văn này tả về cái ngòi bút,công dụng của nó, cách bạn
HS giữ gìn ngòi bút.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.

-HS chép lời giải đúng vào VBT.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân, viết vào vở.
-Một số HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
-Lớp nhận xét.

- GV nhận xét + chốt lại + khen những HS viết hay.
- Cho 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết vào vở đoạn văn.

Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011
Tiết 1

Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5.
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :

- Biết dấu hiêu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hoặc viết các số chia hết cho 5.
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp dấu hiệu chia hết cho 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
15


- GV: bảng phụ,
- HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 2 của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 5
Mục tiêu :
Hc biết Dấu hiệu chia hết cho 5.
Tiến hành :
a. Đặt vấn đề.
b. HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5 và số không
chia hết cho 5.
GV yêu cầu HS tìm vài số chia hết cho 5 và vài số không chia
hết cho 5.
c. Thảo luận phát hiện dấu hiệu chia hết cho 5.
Yêu cầu HS lên bảng viết kết quả .
GV cần chú ý hướng cho HS đến các số chia hếtc ho 5 để rút
ra Nhận xét chung về các số chia hết cho 5.
Cho HS Quan sát , đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu

hiệu chia hết cho 5.
GV gọi HS Nhận xét .
GV tiếp tục cho HS chú ý đến cột ghi các phép tính không
chia hết cho 5 để nêu được chữ số tận cùng của các số bị chia
không phải là 5 và 0.
Muốn biết một số có chia hết cho 5 không ta cần xét chữ số
tận cùng bên phải, nếu là chữ số 0 hoặc 5 thì số đó chia hết
cho 5, nếu chữ số tận cùng không phải là 0 và 5 thì không
chia hết cho 5.
Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu :
Ap dụng kiến thức vừa học vào giải bài tập.
Tiến hành :
Bài tập 1:
Tự làm bài vào vở rồi sửa bài.
a. Các số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945.
b. Các số không chia hết cho 5 là:8; 57; 4674; 5553.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- Nghe
- Tìm ví dụ.
- Thảo luận.
- Ghi kết quả
- Quan sát
- So sánh
- Nhận xét
- Quan sát
- Nghe


- làm bài

Bài tập 2:
HS nêu yêu cầu đề bài.
GV cho HS làm bài vào vở .
GV cho HS kiểm tra chéo kết quả .

- nêu
- làm bài
- Kiểm tra và làm bài

Bài tập 3:
GV gọi một HS đọc đề bài.
Trao đổi và trình bày .
Nêu kết quả .

- Đọc
- Trình bày
- Nhận xét

Bài tập 4:
16


GV cho HS tìm các số chia hết cho 5 trước, sau đó tìm số chia
- Nghe
hết cho 2 trong các số đó.
Yêu cầu HS nêu Nhận xét về chữ số tận cùng của các chữ số
- Nhận xét
đó.

Kết luận:
Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 5.
- Trả lời
Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
4. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
Dặn HS về nhà làm bài tập.
Tiết 2

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
HS hiểu:
1- Trong câu kể Ai làm gì?Vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật.
2- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do động từ,cụm động từ đảm nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 3 băng giấy + một số tờ giấy viết các câu kể Ai làm gì?
- 1 tờ giấy kẻ bảng nội dung BT III.2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
- Kiểm tra 2 HS.
-2 HS lần lượt làm bài.
• HS 1: Làm lại bài tập 1(tiết LTVC: Câu kể Ai làm gì?)
• HS 2: Làm BT3.
- GV nhận xét + cho điểm.
Ở tiết TLV trước,các em đã được học về chủ ngữ,vị ngữ của câu kể
Ai làm gì?Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu kĩ hơn về cấu tạo của

bộ phận vị ngữ trong kiểu câu này.
Phần nhận xét
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.

-HS làm bài - đọc đoạn văn.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.

- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại: Đoạn văn có 6 câu,trong đó có 3 câu kể
Ai làm gì?Đó là:
Câu 1: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
Câu 2: Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
Câu 3: Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + 3.
- GV giao việc.

-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân vào vở(VBT).
-3 HS lên gạch dưới VN trong mỗi
17


- Cho HS làm bài.GV dán 3 băng giấy đã viết sẵn 3 câu văn để 3
HS lên bảng làm bài.

câu văn.

-Lớp nhận xét.

- GV nhận xét + chốt lại.
+ Câu 1: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
• VN trong câu: đang tiến về bãi.
• Ý nghĩa của VN: nêu hoạt động của vật.
+ Câu 2: Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
• VN trong câu: kéo về nườm nượp.
• Ý nghĩa của VN: chỉ hoạt động của người.
+ Câu 3: Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
• VN: khua chiêng rộn ràng.
• Ý nghĩa của VN: chỉ hoạt động của người.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc 3 a,b,c,d.

-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.

- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.

-GV suy nghĩ,chọn ý đúng.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.

- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại.
Câu trả lời đúng: ý b.
Vị ngữ của các câu trên do động từ và các từ kèm theo nó(cụm động
từ) tạo thành.
- Ch HS đọc phần ghi nhớ.
- Cho HS nêu VD minh hoạ cho nội dung cần ghi nhớ.

- GV nhận xét.
Phần luyện tập
a/Cho HS đọc yêu cầu của BT1(ý a).
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Trong đoạn văn có 5 câu kể.Đó là câu 3,4,5,6,7.
b/GV phát phiếu cho 3 HS.

-3,4 HS trả lời.

-1 HS đọc to,lớp đọc thầm.
-HS đọc thầm lại đoạn + tìm câu kể
Ai làm gì? trong đoạn văn.
-HS lần lượt phát biểu.
-HS chép lời giải đúng vào vở(VBT).
-HS còn lại dùng viết chì gạch dưới
VN ở các câu kể Ai làm gì?trong
SGK.
-3 HS làm bài vào giấy lên dán trên
bảng lớp.
-Lớp nhận xét.

- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
• Câu 3: Thanh niên đeo gùi vào rừng.
• Câu 4: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
• Câu 5: Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
18



• Câu 6: Các cụ già chum đầu bên những chén rượu cần.
• Câu 7: Các bà,các chị sửa soạn khung cửi.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.GV dán tờ giấy đã viết sẵn
BT2.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
• Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh đồng.
• Bà em + kể chuyện cổ tích.
• Bộ đội + giúp dân gặt lúa.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to trên
bảng lớp (nếu có) hoặc quan sát tranh trong SGK.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét chốt lại những ý kiến đúng.
- Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại vào vở đoạn văn đã viết.
Tiết 3

-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
HS làm bài vào vở (VBT).
-1 HS lên nối các từ ngữ ở cột A với
cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở(VBT).


-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh trên bảng lớp
hoặc trong SGK.

-Một số HS tiếp nối phát biểu.
-Lớp nhận xét.

-2 HS nhắc lại.

Khoa học

Bài 34: ÔN TẬPVÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
• Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức về:
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
*HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
• Sưu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất
và vui chơi giải trí.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI AI ĐÚNG AI NHANH
 Mục tiêu : Giúp HS củng cố các kiến thức về :

- Tháp dinh dưỡng cân đối.
19


- Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần
chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân
đối” chưa hoàn thiện
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện làm giám khảo.
GV và ban giám khảo đi chấm, nhóm nào xong trước,
trình bày đẹp và đúng là thắng cuộc.
Bước 3 :
- GV chuẩn bị sẵn một số phiếu ghi các câu hỏi ở trang
69 SGK và yêu cầu đại diện các nhóm lên bốc thăm ngẫu
nhiên và trả lời câu hỏi đó.
- GV nhận xét, cho điểm cá nhân, nếu nhóm nào có nhiều
bạn được điểm cao là thắng cuộc.

- Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng
cân đối” .
- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.

- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu
hỏi .


Hoạt động 2 : TRIỂN LÃM
 Mục tiêu:
Giúp HS củng cố các kiến thức về : Vai trò của nước và
không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi
giải trí.
 Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu các nhóm đưa những tranh ảnh và tư liệu đã - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đưa những tranh
sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề.
ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để trình
bày theo từng chủ đề.
- Yêu cầu các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải - Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải
thích về sản phẩm của nhóm.
thích về sản phẩm của nhóm.
- GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá
sản phẩm của các nhóm.
Bước 2 :
- GV cho cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm.
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm,
nghe các thành viên trong nhóm trình bày. Ban
giám khảo đưa ra câu hỏi.
- GV đánh giá nhận xét.
- Ban giám khảo đánh giá.
Hoạt động 3 : VẼ TRANH CỔ ĐỘNG
 Mục tiêu:
HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường
nước và không khí.
 Cách tiến hành :
Bước 1 :
*Yêu cầu các nhóm hội ý về đề tài và đăng kí với lớp, cố - Nghe GV hướng dẫn.

gắng đảm bảo về cả hai chủ đề: bảo vệ môi trường nước
và bảo vệ môi trường không khí.
20


Bước 2 :
- Yêu cầu HS thực hành. GV đi tới các nhóm kiểm tra va - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như
giúp đỡ, đản bảo rằng mọi HS đều tham gia.
GV đã hướng dẫn.
Bước 3 :
- Yêu cầu các trình bày sản phẩm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. Đại
diện các nhóm nêu ý tưởng của bức tranh cổ động
do nhóm vẽ.
- GV đánh giá nhận xét và cho điểm.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.

- 1 HS đọc.

Tiết 4

TẬP LÀM VĂN

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
1- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả,nội
dung miêu tả của từng đoạn,dấu hiệu mở đầu đoạn văn.
2- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số kiểu,mẫu cặp sách của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
- Kiểm tra 2 HS.
-2 HS lần lượt lên bảng trình bày.
• HS 1: nhắc lại kiến thức về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ
vật.
• HS 2: Đọc đoạn văn tả chiếc bút của em đã làm ở tiết TLV
trước.
Các em đã biết thế nào là đoạn văn miêu tả đồ vật. Trong tiết học
hôm nay,chúng ta tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn miêu tả đồ vật,biết
xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn,dấu hiệu mở đầu
đoạn văn…
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
-HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi
theo cặp.
- GV giao việc.
-Một số HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cho HS làm bài.
-Lớp nhận xét.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Cả 3 đoạn văn đều thuộc phần thân bài.
b/Nội dung miêu tả của mỗi đoạn.
• Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
• Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong chiếc cặp.
c/Nội dung ấy được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ sau:
• Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi.

• Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ…

-HS chép lời giải đúng vào vở.
21


• Đoạn 3: Mở cặp ra,em thấy trong cặp…
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + gợi ý.

-HS đọc yêu cầu BT + gợi ý.
-HS quan sát chiếc cặp của mình
hoặc của bạn + viết đoạn.
-Một số HS tiếp nối đọc đoạn văn
của mình.

- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chấm điểm 2 bài viết tốt.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3 + gợi ý.

-1 HS đọc to,cả lớp theo dõi trong
SGK.

- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.

- HS quan sát + viết bài.

- GV nhận xét + khen những HS viết hay.

- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết hoàn chỉnh 2 đoạn văn đã viết trên lớp.
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
Tiết 1

Toán

LUYỆN TẬP
I.

II.

MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng th/h phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

1) KTBC:
- GV: Gọi 2HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời
ktra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.
2) Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: GV nêu mtiêu giờ học & ghi đề bài.
*Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - Hỏi: BT y/c ta làm gì?
- GV: Y/c HS tự đặt tính rồi tính, sau đó cho HS nxét bài
của bạn.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 2: - GV: Gọi HS đọc đề.

- GV: Y/c HS tự tóm tắt & giải bài toán
- GV: Chữa bài, nxét & cho điểm HS.
Bài 3: - GV: Y/c HS đọc đề.
- GV: Y/c HS tự làm bài & nxét bài của bạn.
- GV: Chữa bài, nxét & cho điểm HS.
3) Củng cố-dặn dò:

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi,
nxét bài làm của bạn.

- HS: Nêu y/c.
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS: Nxét & đổi chéo vở ktra nhau.
- HS: Đọc đề.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- 1HS đọc đề.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT sau đó đổi
chéo vở ktra nhau.
22


- GV: T/kết giờ học, dặn :  Làm BT & CBB sau.
Tiết 2

KỂ CHUYỆN

Một phát minh nho nhỏ
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU

1- Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ,HS kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ,có thể
phối hợp lời kể với điệu bộ,nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu nội dung câu chuyện.Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng đọc.
- Chăm chú nghe kể chuyện,nhớ được câu chuyện.
- Theo dõi bạn kể chuyện.Nhận xét đúng lời kể của bạn,kể tiếp được lời bạn.
3- GD hs về sự ham học hỏi,ham hiểu biết tìm tòi để tự hoàn thiện bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Ma-ri-a là một nữ bác sĩ học người Đức.Bà sinh năm 1901,mất
năm 1972.Ngay từ thuở nhỏ bà rất ham quan sát,tìm tòi khám
phá những quy luật trong thế giới tự nhiên.Bài Một phát minh
nho nhỏ hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em thấy được lòng
ham hỏi,khám phá của bà.
-HS lắng nghe.
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2(kết hợp chỉ tranh minh hoạ).Khi kể GV cần chú
ý:
• Phần lời ứng với tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia
nhân bưng trà lên,bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong
đĩa.
• Phần lời ứng với tranh 2: Ma-ri-a tò mò,lén ra khỏi phòng
để làm thí nghiệm.
• Phần lời ứng với tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống
bát đĩa trên bàn ăn.
• Phần lời ứng với tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận và

điều Ma-ri-a đã phát hiện ra.
• Phần lời ứng với tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho
hai con.
- GV kể chuyện lần 3(nếu cần).
-1 HS đọc,lớp theo dõi SGK.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-Từng nhóm(3 HS) tiếp nối nhau kể(vừa
kể vừa chỉ tranh).
a/Cho HS kể chuyện theo nhóm.
-Các nhóm trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-2 nhóm(mỗi nhóm 3 em) thi kể từng đoạn
b/Cho HS thi kể chuyện.
theo 5 tranh.
-Nếu chịu khó quan sát,suy nghĩ,ta sẽ phát
H:Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?
hiện ra rất nhiều điều bổ ích và lí thú trong
- GV nhận xét + khen nhóm kể hay.
thế giới xung quanh.
-Lớp nhận xét.
23


- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
- Nhớ nội dung,ýnghĩa của câu chuyện.
Tiết 3

Địa lí

ÔN TẬP


I. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa kiến thức các bài đã học.
- Nắm được đặc điểmcủa vùng Tây Nguyên,Dẫy Hoàng Liên Sơn, Đồng Bằng Bắc Bộ, người dân ở ĐB
Bắc Bộ, những hoạt động sản xuất của người dân ở ĐB Bắc Bộ và đặc điểm của Thủ Đô Hà Nội.
- Xác định được vị trí của ĐB Bắc Bộ và Thủ Đô Hà Nội trên bản đồ.
-GD hs tình yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, phiếu BT.
- HS: Sgk.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: Hát 1 bài.
2.Kiểm tra bài cũ: Thủ đô Hà Nội.
a) Chỉ vị trí Hà Nội trên bản đồ và cho biết vì sao nói Hà Nội là thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ?
b) Vì sao Hà Nội là Thủ đô của nước ta?
3.Bài mới: Giới thiệu bài ôn tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của Đồng Bằng Bắc Bộ.
Cách tiến hành:
- Phát phiếu BT cho HS.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ
*Chỉ vào bản đồ xác định vị trí đồng bằng Bắc Bộ.
*Nêu đặc điểm của ĐB Bắc Bộ?
 GV treo bản đồ, Kết luận.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Nắm được đặc điểm nhà ở, lễ hội, trang phục
của người dân ở ĐB Bắc Bộ.
Cách tiến hành:
* GV nêu câu hỏi:

- Nhà ở cử người dân ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- Kể tên vài lễ hội nổi tiếng ở ĐB Bắc Bộ?
- Trang phục của người dân ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Nắm được các hoạt động sản xuất cơ bvản của
người dân ở ĐB Bắc Bộ.
- Cách tiến hành: Làm việc cá nhân.
+ Phát phiếu BT.
- Vì sao nói ĐB Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ 2 của nước ta?
- Kể những làng nghề nổi tiếng ở ĐB Bắc Bộ.
 GV kết luận
Hoạt động 4: Hiểu vì sao Hà Nội là Thủ Đô nước ta.
- Mục tiêu:
- Cách tiến hành:
+ Nêu câu hỏi HS thảo luận nhóm đôi . Trả lời câu hỏi.
- Hà Nội nằm ở đâu trên ĐBVN?
- Vì sao Hà Nội trở thanh Thủ Đô của nước ta?
 GV kết luận.
*Nêu các câu hỏi để HS ôn thi HKI

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- Thảo luận nhóm bốn
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét.

- HS trả lời.
- 1 vài em nêu.
- Cả lớp nhận xét.


- HS làm bài vào phiếu.
- 1 số em nêu miệng.
- Cả lớp nhận xét.

- HS thảo luận nhóm đôi (2’)
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét.

4. Củng cố và dặn dò: Nhận xét tiết học
24


Tiết 4
SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiu:
-Nhận xét đánh giá lại tuần học vừa qua,những mặt đ đạt được,những mặt chưa làm được.
-HS thấy được những ưu điểm cần phải phát huy, những nhược điểm cần phải khắp phục,qua tuần học vừa
qua.
-Gio dục HS tinh thần tự gic về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập,để chuan bị tốt cho kiểm tra học kì I sắp tới.
II/Cac hoạt động chính
1/Đánh giá lại tuần học vừa qua:
*Nề nếp:
-Nề nếp sĩ số lớp được duy trì ổn định
-Khơng có hiện tượng vắng học hay đi muộn
-Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp..
*học tập:
-Dạy và học đảm bảo theo đúng,kịp PPCT và TKB của Bộ GD đề ra.
-Đảm bảo giờ giấc ra- vào lớp,
-Một số em cịn qun đồ dùng học tập,cịn lm chuyện ring trong lớp.

-Chưa học bài cũ trước khi lên lớp vẫn còn tái diễn.
*Các hoạt động khác:
-Lao động vệ sinh trường lớp chưa sạch sẽ.
-Một số em vệ sinh cá nhân chưa tốt:,ăn mạc chưa gọn gàng
2/Kế hoạch tuần 18:
*Nề nếp:
-Tiếp tục duy trì SS,NN lớp ổn định.
-Không có hiện tượng vắng học, đi muộn,
-Học bài đầy đủ trước khi đến lớp.
*Học tập:
-Tiếp tục thực hiện chương trình tuần 18.
-cho mừng ngy 22-12
-Dạy và học theo đúng ,kịp thời PPCT và TKB.
-Đảm bảo giờ ra-vo lớp.
*Các hoạt động khác:
-Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức.
-Dọn dẹp vệ sinh trường, lớp sạch sẽ,vệ sinh cá nhân gọn gàng,sạch sẽ.
-Nộp các quỹ đóng góp kịp thời

25


×