Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh giải pháp phần mềm CMC trong giạn đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.95 KB, 52 trang )

TÓM LƯỢC
Trong thời kỳ toàn cầu hóa như hiện nay, giao lưu hàng hóa trên phạm vi toàn cầu
đã trở nên phổ biến, việc áp dụng ISO đã trở thành thông lệ quốc tế chất lượng không còn
tạo lợi thế cạnh tranh mà dần trở thành điều kiện cần thiết để có thể tham gia thị trường
toàn cầu. Bởi vậy mà các giá trị văn hóa doanh nghiệp dần trở thành vũ khí cạnh tranh
hiệu quả của các công ty trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: văn hóa doanh
nghiệp là một tài sản vô hình của công ty, một văn hóa doanh nghiệp mạnh giúp nâng cao
vị thế doanh nghiệp, uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác kinh doanh, thu
hút nguồn lao động giỏi đến với công ty, từ đó tạo ra những lợi ích thiết thực cho công ty
như: giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc,
tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, công ty TNHH giải pháp
phần mềm CMC đã có những đầu tư không nhỏ đến công tác xây dựng và phát triển văn
hóa doanh nghiệp từ những ngày đầu thành lập. Công ty đạt được một số thành tựu đáng
kể như: Công ty đã xây dựng được cho mình một cơ chế quản lý hiệu quả tạo cho cán bộ
nhân viên công ty có một môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái, công bình, hiện đại,
năng động và hiệu quả, phát huy tối đa năng lực làm việc, tính năng động và sáng tạo của
mỗi nhân viên; Các nghi lễ, nghi thức, phong trào, hoạt động tập thể trong công ty được tổ
chức thường xuyên thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty, luôn chăm lo đời sống
vật chất của cán bộ công nhân viên; Có sự đầu tư kỹ lưỡng về địa điểm đặt trụ sở thuận
tiện trong giao dịch đối với khách hàng và các đối tác kinh doanh, kiến trúc trụ sở có tiêu
chuẩn hạng A về không gian và trang thiết bị làm việc, tòa nhà được đánh giá là tòa nhà
thông minh với thiết kế hiện đại giúp cho cán bộ nhân viên công ty có môi trường làm
việc thoải mái; Công ty đã có một số thành công nhất định trong việc xây dựng bản sắc
thương hiệu, các giá trị cốt lõi, các giá trị theo đuổi của doanh nghiệp như: sứ mệnh kinh
doanh, tầm nhìn chiến lược, mục tiêu phát triển,slogan, biểu tượng thương hiệu,…
Tuy nhiên công ty không tránh khỏi những mặt hạn chế còn tồn tại, cần khắc phục trong
công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty. Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và
hoàn thành đề tài khóa luận em đã có thời gian tìm hiểu về công ty, công tác xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp tại trụ sở công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC. Từ đó nhận
ra một số mặt hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị


nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC.
Khóa luận giải quyết một số mặt hạn chế cần khắc phục của công ty như: Công ty
chưa có quy định rõ ràng về phong cách ăn mặc như quần áo đồng phục, thẻ nhân viên,…
cho mỗi cán bộ nhân viên trong công ty; Công ty chưa xây dựng cho mình những giai
thoại, bài hát truyền thống điển hình, hình tượng điển hình của công ty, chưa có chuẩn
mực hành vi, thái độ và phong cách làm việc cho các thành viên của công ty; chưa dung
hòa được các tư tưởng cá nhân trong tập thể dẫn tới chưa thống nhất tư tưởng thành viên
trong công ty; Công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp còn gặp nhiều trở ngại bởi lối suy
nghĩ cũ, chậm thay đổi; Công tác kiểm soát trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp chưa được sát sao.

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô và Ban lãnh đạo cùng toàn thể
các cán bộ công nhân viên trong công ty nơi em thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản trị Doanh nghiệp. Đặc biệt
là PGS.TS. Trần Hùng, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình
thực tập để em có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên công ty
TNHH giải pháp phần mềm CMC, cán bộ nhân viên phòng hành chính tổ chức, phòng kế
hoạch kinh doanh,…đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty và thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
Do đề tài còn khá mới mẻ, có nhiều ý kiến và những cách tiếp cận khác nhau, thời
gian thực tập, kinh nghiệm và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên trong luân văn
không thể tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và ý kiến
đóng góp của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC,
để em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình một cách xất sắc. Một lần nữa, em chân

thành cảm ơn PGS. TS Trần Hùng và Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ nhân viên
công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp đỡ em
hoàn thành luận văn này.

Sinh viên thực hiện
Dương Việt Dũng

ii


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC..............................................................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ HÌNH VẼ..........................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...............................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ...............................................................................6
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP..................................................................................................6
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMC TRONG GIẠN ĐOẠN HIỆN NAY.................15
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC...................................................15
2.3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới việc phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
TNHH giải pháp phần mềm CMC..........................................................................................................21
2.3.1 Nhân tố môi trường bên ngoài....................................................................................................21
2.3.1.1 Văn hóa dân tộc........................................................................................................................21
2.3.1.2 Môi trường kinh doanh.............................................................................................................21
2.3.2 Nhân tố môi trường bên trong....................................................................................................22
2.3.2.1 Bộ phận lãnh đạo công ty.........................................................................................................22
2.3.2.2 Các thành viên trong công ty....................................................................................................22
2.3.2.3 Lịch sử hình thành của công ty.................................................................................................23
2.4 Thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty CMCSoft................................................23

2.4.1 Kết quả xử lý kết quả dữ liệu sơ cấp...........................................................................................23
2.4.2 Kết quả xử lý kết quả dữ liệu sơ cấp............................................................................................25
2.5 Những vấn đề đăt ra với việc phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH giải pháp phần
mềm CMC.............................................................................................................................................29
2.5.1 Những thành tựu đã đạt được..................................................................................................29
2.5.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục............................................................................................30
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.....................................32
3.1. Phương hướng hoạt động cuả Công ty từ nay đến năm 2015.......................................................32
3.2. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH
giải pháp phần mềm CMC.....................................................................................................................35

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Stt Tên danh mục bảng biểu và sơ đồ hình vẽ

iii

Trang


1
2

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty CMCSoft.
17
Bảng 2.1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH giải pháp 19

3

phần mềm CMC.

Bảng 2.4.1: Số liệu về nhận thức của cán bộ nhân viên về biểu hiện các yếu 25

4

tố cấu thành nên giá trị văn hóa điển hình của CMCSoft.
Bảng 2.4.2: Số liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của 25
công ty CMCSoft.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
CNTT: Công nghệ thông tin.
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc.

iv


WTO: Tổ chứ thương mại thế giới.
ILO: Tổ chức lao động quốc tế.
ISO: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa.
CMMi: Chuẩn quản lý quy trình chất lượng.
HCA: Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh.
VNISA: Hiệp hội An Toàn Thông Tin Việt Nam.
CMCSoft: Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC.
CMC: Tập đoàn công nghệ CMC.
MTV: Một thành viên.

v


PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập được nhận thức là xu thế phát triển của toàn thế
giới hiện nay và mọi tổ chức muốn phát triền một cách bền vững đều hướng tới xu thế
này. Trong thời đại mà hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ
như hiện nay buộc các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải tìm cho
mình cách thức hội nhập đảm bảo đúng đắn hiệu quả. Đã có rất nhiều các cuốn sách, cuộc
nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng một trong những những yếu tổ hàng đầu giúp thúc
đẩy sự hội nhập và tạo ra sự thành công của doanh nghiệp chính là văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa chính là thước đo cho sự phát triển của xã hội. Khi một xã hội phát triển
đến các mức độ nhất định, cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển
của tri thức xã hội, các giá trị tinh thần dần được thay đổi để phù hợp. Điều này được thể
hiện rất rõ từ năm 2007 khi nước ta tham gia vào tổ chức WTO-thương mại thế giới, nền
văn hóa đã thay đổi không ngừng, việc gìn giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống song
hành cùng sự hội nhập văn hóa nước ngoài đặc biệt là văn hóa phương tây đã và đang
tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đa dạng phong phú nhiều màu sắc. Bên cạnh sự phát
triển của văn hóa đất nước thì trong một doanh nghiệp-một tế bào của xã hội cũng vậy,
sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong xu thế hội nhập quốc tế càng làm tăng thêm sự
giao thoa giữa văn hóa các doanh nghiệp nước nhà đối với các tập đoàn, doanh nghiệp
thành công trên thế giới. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp trở thành tiêu chí đánh giá
doanh nghiệp, thể hiện mức độ phát triển của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, tác
động rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh.
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh, tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của nhân viên
cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có những nét dị biết khác
nhau về nhân lực, cơ cấu tổ chức, quan điểm, mục tiêu, tiềm lực tài chính, ngành nghề
lĩnh vực kinh doanh,… Những nét riêng nét đặc biệt đó tạo cho doanh nghiệp một văn hóa
riêng, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Việc xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp tác động đến sự thành công trong kinh doanh, đôi khi
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy mà ngày nay văn hóa doanh

nghiệp được coi như một tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu có vai trò rất

1


quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp
thu hút và gìn giữ nhân tài, gắn kết các nhân viên, thúc đẩy niềm tin, niềm tự hào về
doanh nghiệp, tạo động lực trong thực thi công việc, phát huy sự sáng tạo, nâng cao trách
nhiệm và sự nhiệt huyết thông qua đó giảm bớt đi các rủi ro trong kinh doanh.
Nắm được tầm quan trọng và lợi ích mang lại của vấn đề này Công ty TNHH giải
pháp phần mềm CMC đã không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp nhằm tạo lên bản sắc văn hóa riêng cho mình nhằm thu hút khách hàng, nhân viên
và các đối tác kinh doanh. Trong quá trình thực tập, khảo sát và tìm hiểu tại công ty, em
nhận thấy việc phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty đã đạt được những thành công
nhất định tuy nhiên vẫn chưa thật sự hoàn thiện, còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải tiếp
tục đi sâu giải quyết, tìm ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời. Vì vậy đề tài “ Phát triển
văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC” tập trung tìm hiểu,
giải quyết một số những hạn chế còn tồn tại tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC,
nhằm giúp công ty hoàn thiện công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp trong tương lai.
2. Tổng quan tình hình nguyên cứu đề tài
Trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài “ Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại
công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC” em có tham khảo 3 đề tài:
Đề tài thứ nhất: “ Phát triển một số giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của văn
phòng công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát”- tác giả: Vũ Thị Ngọc, sinh
viên K41A3. Khóa luận cung cấp khá đầy đủ lý luận về sự phát triển các giá trị văn hóa
doanh nghiệp điển hình, chỉ ra biểu hiện của các giá trị điển hình cấu thành nên văn hóa
công ty Hưng phát, những ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới việc phát triển các giá trị
văn hóa doanh nghiệp điển hình của Văn phòng công ty Hưng phát. Khóa luận đã giải
quyết một số mặt tồn tại cần khắc phục của công ty Hưng Phát như: Chưa có nhiều sự đầu
tư về thời gian và tiền bạc vào xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp; Sự đầu tư cơ

sở vật chất kĩ thuật cho quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa đồng
bộ; Một số thành viên còn cầm chừng, ngại phấn đấu ảnh hưởng tới không khí làm việc
chung; Văn hóa ứng xử, hành vi giao tiếp của một số nhân viên còn nhiều yếu kém; Quá
trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ và toàn diện.
Đề tài thứ hai: “Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần ô
tô Hoàng Gia”- tác giả: Phạm Thị Sen, sinh viên: K5HQ1C. Bên cạnh việc cung cấp khá
đầy đủ những lý luận cơ bản về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, luận văn đã

2


tập trung giải quyết một số mặt tồn tại cần khắc phục của công ty như: Chưa có nhiều sự
đầu tư về thời gian và tiền bạc vào xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp; Một số
thành viên còn làm việc cầm chừng, ngại phấn đấu gây ảnh hưởng tới không khí làm việc
chung; Văn hóa ứng xử, hành vi giao tiếp của một số nhân viên còn nhiều yếu kém, công
tác truyền đạt thông tin giữa các phòng ban còn kém; Sự đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho
quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa đồng bộ; Quá trình xây dựng và
phát triển văn hóa doanh nghiệp chưa thực sự đồng bộ và toàn diện.
Đề tài thứ ba: “Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty TNHH
MTV Thương mại Hà Tâm”- tác giả: Mai Xuân Thảo, sinh viên K5HQ1C. Luận văn đã
chỉ ra một số mặt tồn tại cần khắc phục của công ty như: Công ty chưa xây dựng cho mình
một trong các biểu hiện của VHDN là phong cách ăn mặc như quần áo đồng phục, thẻ
nhân viên,…cho mỗi CBCNV trong công ty; Công ty chưa tạo ra các giai thoại, bài hát
truyền thống; Công ty cần xây dựng và hoàn thiện hơn nữa chính sách đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật. Qua đó luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị về việc xây dựng và
phát triển VHDN tại công ty TNHH MTV Thương mại Hà Tâm như sau: Tổ chức các
buổi tọa đàm để tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về vai trò của văn hóa
doanh nghiệp dối với công ty; Chấn chỉnh lại thái độ và phong cách làm việc; Quan tâm
tới ban lãnh đạo công ty; Cơ cấu lại một số chính sách nhân sự của công ty; Định hướng
tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới.

Tìm hiểu về 3 đề tài trên đã giúp em có cái nhìn cơ bản hơn về các lý thuyết văn hóa
doanh nghiệp, sự vận dụng của văn hóa doanh nghiệp vào đời sống công ty, giúp em có
thêm kiến thức và kinh nghiệm tiếp cận văn hóa doanh nghiệp nơi công ty thực tập, phục
vụ việc hoàn thành đề tài khóa luận của bản thân: “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại
công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC”.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận về văn hóa doanh nghiệp và nghiên cứu tìm
hiểu công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty nhằm đề xuất các giải pháp hoàn
thiện công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH giải pháp phần mềm
CMC.
3.2 Mục tiêu cụ thể

3


Thứ nhất, nghiên cứu một số lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp trên nhiều khía
canh, nhiều góc độ khác nhau, làm rõ khái niệm về văn hóa doanh nghiệp một cách hệ
thống, các vai trò và giá trị của văn hóa doanh nghiệp đối với các hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty
các mặt như: các vấn đề còn tồn tại, những mặt mạnh, mặt yếu thông qua quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu, điều tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
TNHH giải pháp phần mềm CMC.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển văn hóa doanh nghiệp
Thời gian: Nghiên cứu công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH
giải pháp phần mềm CMC từ năm 2010- 2012.
Không gian: Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC

Nội dung: Đề tại nghiên cứu lý luận về văn hóa, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh
nghiệp, thực trạng công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp và các giải pháp nhằm phát
triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC để thu thập
thông tin phục vụ việc nghiên cứu đề tài em đã sử dụng hai phương pháp: phương pháp
thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp.
a) Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập
trực tiếp từ văn phòng giao dịch công ty CMCSoft nhằm mục đích điều tra, nghiên cứu
cho việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty. Trong quá trình nghiên
cứu hoàn thiện đề tài, em sử dụng phối hợp một số phương pháp:
Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã
hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn,… để thu nhận các thông tin từ
thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp điều tra: Phiếu điều tra là một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được
sắp xếp theo logic nhất định (bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi mở)

4


dành cho các đối tượng cần nghiên cứu, đây là công cụ ghi chép và lưu giữ kết quả thu thập
được trong cuộc điều tra, trong đó in sẵn nội dung và tiêu thức tìm hiểu.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn là một phương pháp được sử dụng
rộng rãi nhất trong việc nghiên cứu xã hội. Phương pháp này chủ yếu dùng trong phỏng
vấn trực tiếp ban lãnh đạo của công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC như: Tổng giám
đốc, giám đốc, trưởng phòng hành chính nhân sự, trưởng phòng kinh doanh với các chủ
đề và nội dung gồm mỗi đối tượng hai câu hỏi phỏng vấn.
b) Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể

là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý
(còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên
cứu trực tiếp thu thập. Nhằm mục đích điều tra, nghiên cứu cho việc xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp của công ty trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện đề tài em
tiến hành thu thập các thông tin từ: bản báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm của công ty,
bản báo cáo thường niên của công ty, những bài viết trên internet về văn hóa CMCSoft,
diễn đàn, giáo trình, ấn phẩm, tạp chí viết về văn hóa doanh nghiệp,… Tiến hành xử lý
những dữ liệu thứ cấp bằng : Phương pháp phân tích thống kê và Phương pháp so sánh.
Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp thống kê các dữ liệu thứ cấp thu
thập được và tiến hành phân tích, đưa ra các nhận định cụ thể nhất về công tác phát triển
văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC trong thời gian qua.
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng các thông tin sơ cấp và thông tin thứ
cấp đã thu thập được so sánh chúng với nhau để từ đó rút ra các kết luận thông qua chênh
lệch của các số liệu, thông tin. Dựa vào những chênh lệch này để đánh giá các thông tin và
đưa ra các nhận định về việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty
TNHH giải pháp phần mềm CMC trong thời gian tới.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, doanh mục sơ đồ, hình
vẽ, danh mục các từ viết tắt và phụ lục thì luận văn của em bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển văn hóa doanh nghiệp
Chương 2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển văn hóa doanh
nghiệp của công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC trong giai đoạn hiện nay

5


Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển văn hóa doanh nghiệp
của Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC trong giai đoạn hiện nay

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Có nhiều định nghĩa khác
nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã
từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng
thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân
loại học, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,.... và trong mỗi lĩnh vực
nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Một số khái niệm :
Theo nhà nhân chủng học E.B.Tylor đưa ra năm 1871: “ Văn hóa doanh nghiệp là
một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ,
phong tục và toàn bộ những kỹ năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là
thành viên của một xã hội”[8] . Theo khái niệm này, văn hóa bao gồm tất cả những lĩnh
vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức,
pháp luật … đây chính là các lĩnh vực sáng tạo của con người.
Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo
nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần,
vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm
làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương
mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những
truyền thống, tín ngưỡng…”[1]; Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “ Văn hóa là tổng thể những
hệ thống biểu trưng ( ký hiệu) chi phối cách ứng xư và gia tiếp trong cộng đồng, khiến
cộng đồng đó có đặc thù riêng”[2].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống , loài
người mới phát minh và sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn hóa học nghề, những công cụ trong sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc ở và các
phương tiện, phương thức sinh hoạt cùng với toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức


6


là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi
của sinh tồn”[5]. Theo khái niệm này văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người
sáng tạo ra và phát minh ra.
Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm: “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[7].
Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên chúng ta có thể hiểu một cách khái quát
nhất theo quan điểm sau:
“ Văn hóa là toàn bộ các giá trị về vật chất và tinh thần do con người được sáng
tạo ra trong quá trình lao động ( từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối
bởi môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và xã hội) và tính cách của từng tộc
người. Văn hóa ảnh hướng tới tình cảm, ý nghĩ và hành vi của con người”.
1.1.2 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp như một đặc điểm để phân biệt giữa doanh nghiệp này với
doanh nghiệp khác. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm mục đích tạo ra một môi
trường làm việc tốt nhất, thuận lợi, tạo niềm tin cho nhân viên, để họ gắn bó với công ty
và hơn nữa là thu hút nguồn lực những nhân viên tài năng về với doanh nghiệp, cùng
chung tay phát triển doanh nghiệp. Hiện nay văn hóa doanh nghiệp được tiếp cận từ nhiều
góc độ khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau, thông qua việc tìm hiểu các
khái niệm này ta có thể hiểu về văn hóa doanh nghiệp một cách toàn diện nhất:
Theo Georges de Saite Mairie chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ “ văn
hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm
kị, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”[4].
Khái niệm này đã nêu ra tương đối đầy đủ các đặc điểm và thành tố cấu thành lên văn hóa
doanh nghiệp, tuy nhiên khái niệm này vẫn còn chưa đề cập đầy đủ vì văn hóa doanh
nghiệp là tất cả các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát

triển của doanh nghiệp.
Theo tổ chức lao động quốc tế ( ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt
các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà
toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”[3].

7


Theo quan điểm của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “Văn hóa
doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học
được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung
quanh”[3]
Theo quan điểm của hai học giả là Rolff Bergman và Ian Stagg đồng thời l
à giảng viên của khoa quản trị kinh doanh trường đại học Monash - Úc cho rằng: “Văn
hoá doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung bao trùm lên toàn b
ộ doanh nghiệp, có tính chất quyết định tới mọi hành vi và hoạt động của toàn bộ các thàn
h viên trong doanh nghiệp đó”[6].
Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp nhưng thông qua
một số cách hiểu trên ta có thể rút ra một khái niệm khái quát về văn hóa doanh nghiệp
như sau:
“ Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; Là một hệ thống những ý
nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên
trong doanh nghiệp đồng thuận áp dụng theo và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng tới tình
cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của các thành viên”
1.2 Các giá trị cốt lõi cấu thành lên văn hóa doanh nghiệp.
1.2.1 Các yếu tố cố lõi cấu thành lên văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, được biểu hiện thông qua
những dấu hiệu hay biểu trưng điển hình. Cũng theo cách tiếp cận này, văn hóa doanh nghiệp
được biểu hiện thông qua hai yếu tố cơ bản: Các yếu tố hữu hình của văn hóa doanh nghiệp

(những gì mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy những giá trị, triết lý cần
được tôn trọng) và Các yếu tố vô hình của văn hóa doanh nghiệp (những yếu tố thể hiện mức
độ nhận thức đạt được ở các thành viên và những người hữu quan về văn hóa doanh nghiệp).
Thứ nhất, các yếu tố hữu hình của văn hóa doanh nghiệp:
Kiến trúc đặc trưng : Bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất, đây là một
giá trị văn hóa rất quan trọng, vì tại mỗi doanh nghiệp điều đầu tiên mà khách hàng và đối
tác cảm nhận được khi đến làm việc là kiến trúc công ty, nó thể hiện hình ảnh và bộ mặt
của công ty trong những mối quan hệ lâu dài sau này. Phần lớn những công ty thành đạt
hay đang phát triển hoặc muốn gây ấn tượng đối với mọi người về sự khác biệt, thành
công và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ, đó chính là
biểu tượng hình ảnh, thể hiện tính cách và bản sắc riêng về doanh nghiệp. Bên cạnh đó

8


những thiết kế nội thất cũng rất được quan tâm, từ những chi tiết lớn như tiêu chuẩn về
màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nội thất như mặt bằng làm việc, quầy,
bàn ghế, phòng làm việc, giá để hàng, lối đi, trang phục... đến các chi tiết nhỏ như đồ ăn,
vị trí công tắc điện, thiết bị và vị trí của chúng trong phòng vệ sinh…tất cả đều được thiết
kế sao cho tiện ích dễ sử dụng, tạo ấn tượng thân quen thể hiện thiện trí và sự quan tâm.
Nghi lễ, nghi thức: Là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ
lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa-xã hội chính thức, nghiêm trang, tình
cảm được tổ chức định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ trong doanh
nghiệp, giới thiệu về những giá trị được doanh nghiệp coi trọng và thường được tổ chức vì
lợi ích của những người tham dự. Có bốn loại nghi lễ cơ bản: Nghi lễ chuyển giao , nghi lễ
củng cố, Nghi lễ nhắc nhở, nghi lễ liên kết.
Biểu tượng: Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giá thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng
những đặc trưng của biểu tượng, bởi thông qua những giá trị vật chất, cụ thể, hữu hình,
các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong. Một biểu
tượng khác là logo hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện về hình tượng của

một tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông. Các biểu tượng vật
chất này có tác dụng hướng sự chú ý của người thấy nó vào một vài chi tiết hay điểm nhấn
cụ thể có thể diễn đạt được những giá trị chủ đạo mà tổ chức doanh nghiệp muốn tạo ấn
tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó.
Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình: Mẩu chuyện là những câu chuyện
thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình về những giá trị, triết lý của văn
hóa doanh nghiệp được các nhân viên trong doanh nghiệp thường xuyên nhắc lại và phổ
biến những nhân viên mới. Một số mẩu truyện gắn với sự kiện mang tính lịch sử và có thể
khái quát hóa hoặc hư cấu thêm trở thành những giai thoại. Trong các mẩu chuyện kể
thường xuất hiện những tấm gương điển hình, đó là những hình mẫu lý tưởng về hành vi
phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hóa doanh nghiệp.
Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Đây là cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý hoạt động, kinh
doanh của một công ty, được coi như là một vũ khí quảng cáo, xây dựng thương hiệu và
cạnh tranh vô cùng quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt,
khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tài một ý nghĩa cụ thể đến
nhân viên và những người liên quan. Vì vậy khẩu hiệu thường rất đơn giản dễ nhớ và
cũng có tác dụng khích lệ tinh thần lao động của các thành viên trong doanh nghiệp.

9


Ấn phẩm điển hình: Đây là những tư liệu chính thức có thể giúp mọi người có thể
nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp. Chúng có thể là bản tuyên bố sứ
mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sổ vàng truyền thống,
ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, các tài liệu, hồ sơ hướng dẫn sử dụng, bảo hành.... Thông
qua những tài liệu này doanh nghiệp làm rõ được mục tiêu, phương châm hành động,
niềm tin và giá trị chủ đạo triết lý quản lý, thái độ đối với lao động, công ty, người tiêu
dùng, xã hội; Đối với khách hàng và những người liên quan, đây chính là những căn cứ để
xác định tính khả thi, hiệu lực của văn hóa doanh nghiệp.
Thứ hai, yếu tố vô hình của văn hóa doanh nghiệp

Giá trị: Giá trị là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những chuẩn mực
đạo đức và cho biết con người cần thực hiện như thế nào. Những giá trị trong văn hóa
doanh nghiệp và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông quá các yếu tố
hữu hình, những nhắc đi nhắc lại trong các chương trình đạo đức được các thành viên tổ
chức và những người liên quan tiếp nhận, tiếp thu và dần chuyển hóa thành cách chuẩn
mực hành vi trong những hoàn cảnh nhất định.
Thái độ: Thái độ được định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệp để phản
ứng theo một cách thức nhất quán, thể hiện sự mong muốn hoặc không mong muốn đối
với sự vật, hiện tượng. Thái độ được hình thành theo thời gian từ sự tiếp thu, phân tích
những giá trị của văn hóa doanh nghiệp và trên cơ sở những giá trị và triết lý đã được
nhận thức. Thái độ của con người bị ảnh hưởng từ cảm giác và tình cảm, chúng tương đối
ổn định và có những ảnh hưởng nhất định tới hành động.
Niềm tin : Niềm tin là đề cập đến mọi người cho rằng làm thế nào là đúng-là sai; là
giá trị được hình thành một cách vững chắc về một cách thức hành động, trạng thái nhất
định. Nhận thức ở cấp độ niềm tin, con người luôn có xu thế hành động chủ động, tự
nguyện, bộc lộ trạng thái tình cảm thông qua sự tự giác và sự nhiệt tình trong hành động.
Lý tưởng/ Sứ mệnh: Lý tưởng được định nghĩa là sự vận dụng lý luận vào thực tiễn.
Ở mức độ nhận thức này, trạng thái tình cảm của con người không chỉ là sự tự giác và
lòng nhiệt tình, mà hơn thế nữa còn là sự sẵn sang hy sinh và cống hiến. Lý tưởng tác
động mạnh mẽ đến hành động, tình cảm của nhân viên, tạo ra động lực và những hành
động cụ thể thể hiện sự cảm thông, chia sẻ và cống hiến.
Triết lý kinh doanh và cam kết hành động: Triết lý kinh doanh là những giá trị cốt
lõi mà một doanh nghiệp luôn hướng tới và đảm bảo để nó được thực hiện một cách tốt

10


nhất. Triết lý kinh doanh là động lực và cũng là thước đo để một doanh nghiệp hướng tới,
là nét đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp, do các thành viên trong doanh nghiệp sáng
tạo ra, trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức mỗi thành viên trong doanh nghiệp.

Thông qua triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền
tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến doanh nghiệp.
Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa: Tuy có trước và tồn tại bất chấp mong
muốn và quan điểm thiết kế của người quản lý hiện nay, tuy nhiên chúng là nền tảng cho sự
hình thành và phát triển văn hóa trong doanh nghiệp, thông qua sự hình thành và lịch sử phát
triển của doanh nghiệp chúng ta hiểu được đầy đủ quá trình hình thành, vận động và thay đổi
của các giá trị văn hóa trong doanh nghiệp, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới
quá trình vận động và thay đổi của văn hóa trong tổ chức.
1.2.2 Vai trò của phát triển văn hóa doanh nghiệp
Theo những nghiên cứu của những nhà xã hội học Mỹ thì những công ty tuân thủ và
thực hiện một văn hóa doanh nghiệp chính đáng, thì giá trị của nó có thể sẽ tăng lên
200%, và có nhiều doanh nghiệp còn đạt được hiệu quả cao hơn như những công ty
General Electric (GE), Southwest,Airline,,ConAgra,IBM,... Nếu bất kỳ một doanh nghiệp
nào thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được,
điều này được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Từ nửa sau thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, giao lưu hàng hóa trên phạm vi toàn
cầu đã trở nên phổ biến, việc áp dụng ISO đã trở nên thông lệ quốc tế, chất lượng không
còn là công cụ tạo ra lợi thế cạnh hiệu quả mà là trở thành điều kiện cần thiết để có thể
tham gia thị trường toàn cầu. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ này, buộc các
doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng vốn tri thức, bằng tài nguyên của con người, và một
công cụ quản lý mới chính là : Văn hóa doanh nghiệp. Việc xây dựng và phát triển văn
hóa doanh nghiệp làm nền tảng gắn kết, thu hút, lôi kéo nhân tài trong và ngoài doanh
nghiệp, tạo ra một môi trường làm việc tốt với đời sống văn hóa cao tạo điều kiện cho
nâng cao năng lực cá nhân, tạo động lực, thúc đẩy lòng nhiệt huyết, tính tự giác, sáng tạo
và gắn kết các tư tưởng cá nhân vào hệ tư tưởng của tập thể.
Thứ hai: Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp.
Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định
được tên tuổi của mình trên thương trường, in đậm hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí


11


của khách hàng, tạo sự nhận biết, phân biệt đối với các doanh nghiệp khác. Bản sắc đó
được thể hiện thông qua các giá trị tài sản vô hình như: sự trung thành của mỗi nhân viên,
bầu không khí làm việc như gia đình thứ hai, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết của
nhân viên từ đó đẩy nhanh tiến độ trong thảo luận và ra quyết định, sự tin tưởng vào các
quyết định, chính sách của doanh nghiệp… Mặt khác thông qua các yếu tố hữu hình như:
kiến trúc, nghi lễ, biểu tượng logo, bao bì, mẫu mã sản phẩm,… tạo nên sự nhận biết, cái
riêng của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Thứ ba: Tạo ra khả năng thích ứng cao.
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ có một văn hóa doanh nghiệp mạnh mới
có khả năng thích ứng cao với những thay đổi liên tục từ môi trường. Bởi vì mọi yếu tố xã
hội, khoa học công nghjee, khả năng của con người,… luôn luôn thay đổi vận động và
phát triển, chính vì vậy mà một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và thành công nếu
không có sự định hướng đúng đắn cho tương lai, cùng một tập thể thống nhất một lòng.
Thứ tư: Tạo nên giá trị tinh thần.
Làm việc trong một môi trường văn hóa lành mạnh với sự quan tâm thỏa đáng của
các cấp lãnh đạo sẽ làm cho mọi người cảm thấy lạc quan và cống hiến hết mình cho mục
tiêu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp ở cấp độ cao, có ảnh
hưởng lớn thì nhân viên càng cần phải hy sinh nhiều hơn, họ nhận thức được rằng chỉ có
sức mạnh tổng lực của tất cả nhân viên trong doanh nghiệp mới có thể giúp doanh nghiệp
vượt qua những tình thế khó khăn nhất và sức mạnh ấy chỉ đạt được khi nó có một văn hóa
doanh nghiệp mạnh- văn hóa của sự hi sinh, đoàn kết.
Thứ 5: Tạo sức hút cho doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là hình ảnh phản ánh chân thực nhất về một doanh nghiệp,
qua văn hóa doanh nghiệp ta có thể cảm nhận hoạt động của doanh nghiệp đó mạnh hay
yếu, là sự khác biết mà doanh nghiệp khác không có. Thông qua hình ảnh về một môi
trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết tận tâm sẽ giúp
thu hút nguồn nhân lực và các đối tác tiềm năng đến với doanh nghiệp. Hay đối với khách

hàng thì chính thái độ phục vụ ân cần, chu đáo, nhiệt tình và sáng tạo sẽ đem lại cho
khách hàng cảm giác hài lòng và hứa hẹn sự quay lại lần sau.
Thứ sáu: Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ
thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức,

12


giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó, văn hoá tạo lên một cam kết chung
vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ chức đó,
văn hoá tạo lên sự ổn định của tổ chức, cụ thể văn hóa doanh nghiệp giúp ta: giảm xung
đột, điều phối và kiểm soát, tạo động lực làm việc, tạo lợi thế cạnh tranh… thông qua việc
nêu cao tinh thần làm việc tập thể vì sự thành công của tập thể.
1.2.3 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với văn hóa kinh doanh và văn
hóa dân tộc
Doanh nghiệp được hình thành lên từ một tập hợp các cá thể riêng biệt, chính vì vậy
mà khi tìm hiểu về thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung hoặc một doanh
nghiệp nói riêng không thể không xem xét các nguồn đầu vào của văn hóa doanh nghiệp,
trong đó phải kể đến nguồn từ văn hóa dân tộc, văn hóa vùng, văn hóa cá nhân và đặc biệt
là văn hóa của người đứng đầu tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất sâu đậm bởi văn hóa dân tộc, đây là lý do
vì sao có sự khác biệt giữa văn hóa doanh nghiệp các nước phương Tây và các doanh
nghiệp châu Á. Văn hóa doanh nghiệp kế thừa những đặc trưng của văn hóa dân tộc, là
một phần quan trọng của văn hóa dân tộc được lưu truyền, kế thừa và bồi đắp qua các thế
hệ, được gìn giữ và bảo tồn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập kinh tế quốc tế. Bênh cạnh đó văn hóa doanh nghiệp có sự tiếp thu, học hỏi những
nét văn hóa hay, hiện đại của các nền kinh tế hàng hóa trên thế giới, từ đó tạo nên bản sắc
văn hóa doanh nghiệp Việt Nam vừa mang tính truyền thống lâu đời của dân tộc vừa pha
nét hiện đại của thế giới. Đó là sự kết hợp có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành

văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam.
Văn hóa doanh nghiệp nằm trong văn hóa kinh doanh của một quốc gia, của một nền
kinh tế, là tế bào cấu thành nên văn hóa kinh doanh của quốc gia, là sự thể hiện văn hóa
kinh doanh ở cấp độ doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp được coi là bộ phận quan trọng
mang tính quyết định, đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hóa kinh doanh
của quốc gia. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh phải thỏa mãn giúp thúc đẩy phát triển của
doanh nghiệp, tạo thêm lợi ích cho khách hàng, phù hợp với thuần phong mỹ tục và luật
pháp quốc gia, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vì vậy chú trọng xây dựng văn hóa
doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển văn hóa kinh doanh của quốc gia.
Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp giúp tạo ra nguồn nội lực vững chắc
cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh,
xây dựng và phát triển hệ thống nhãn hiệu thương hiệu thương mại, từ đó góp phần xây
dựng hệ thống thương hiệu và văn hóa kinh doanh Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và hiện

13


đại. Bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh doanh bền vững, xây dựng và phát triển văn hóa
doanh nghiệp còn đáp ứng tốt các yêu cầu về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội,… thông
qua việc giải quyết hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh
nghiệp
a) Nền văn hóa dân tộc
Văn hóa dân tộc ảnh hưởng trực tiếp tới nếp suy nghĩ, lời nói và hành động của mọi
thành viên trong doanh nghiệp. Mỗi một cá nhân đều thuộc một dân tộc nhất định và
mang theo phần nào giá trị văn hóa dân tộc của họ vào trong doanh nghiệp. Vì vậy mà văn
hóa doanh nghiệp mang tính tổng hợp những nét văn hóa cá nhân. Có ba vấn đề chính tồn
tại trong nền văn hóa dân tộc tác động tới văn hóa doanh nghiệp:
Thứ nhất, sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: Trong những nền
văn hóa mà “chủ nghĩa cá nhân được coi trọng” thì quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích

của bản thân họ hoặc những người thân của họ rất phổ biến. Nền văn hóa mà “chủ nghĩa tập
thể được coi trọng” thì quan niệm việc thỏa mãn lợi ích của các cá nhân được thực hiện
thông qua việc đạt được lợi ích của tổ chức, hay cá nhân phải hành động theo lợi ích của tổ
chức và tổ chức chăm lo lợi ích của cá nhân. Trong thời buổi hiện nay thì hai quan niệm
được thừa nhận ở mọi tổ chức, và nhiệm vụ của người lãnh đạo là tạo ra một môi trường
làm việc có thể dung hòa hệ tư tưởng cá nhân theo một trật tự hướng tới lợi ích của công ty.
Thứ hai, sự phân cấp quyền lực: Đây là một thực tế tất yếu bởi các cá thể trong xã
hội không thể có sự tương đồng về thể chất, trí tuệ và năng lực. Biểu hiện của sự phân cấp
quyển lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân, quan niệm về
sự phân hóa giai cấp, mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cha me- con cái, thầy- trò,
lãnh đạo- nhân viên,… trong một công ty được biểu hiện qua biểu tượng của địa vị, mức
thu nhập, vị trí công tác, khối lượng công việc, trách nhiệm được giao… sự phân cấp
quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệm càng rõ ràng, cụ thể.
Thứ ba, quan niệm về nam quyền và nữ quyền: trong hầu hết các nền văn hóa thì vai
trò của giới tính luôn rất được coi trọng, sự phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi
đối với nam và nữ ăn sâu vào trong tiềm thức hàng ngàn năm. Chính vì vậy văn hóa doanh
nghiệp cũng chịu ảnh hưởng từ hệ tư tưởng này, và để tạo ra sự bình đẳng nam và nữ trong
doanh nghiệp thì việc phát triển văn hóa phải tuân thủ những quy định trong luật bình đẳng
giới và tạo ra môi trường thi đua công bằng giữa các cá nhân.
b) Ảnh hưởng của người lãnh đạo
Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, họ được ví
như những người chèo lái cho doanh nghiệp tiến bước ra thị trường rộng lớn đầy cạnh

14


tranh và thử thách. Họ là người quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng mang tính
chiến lược, và cũng là người góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành và phát triển
văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp phản ánh những phong cách, ý chí, phong
thái làm việc của ban lãnh đạo. Tầm nhìn xa của người lãnh đạo quyết định tính đổi mới

trong kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa doanh nghiệp.
c) Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có một môi trường kinh doanh khác nhau, điều
đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Dựa vào đặc thù của mỗi ngành nghề mà hình thành những nét đặc trưng của văn hóa
doanh nghiệp, từ đó tạo ra bản sắc riêng cho một khối ngành kinh doanh.
d) Nhận thức và sự học hỏi các giá trị văn hóa doanh nghiệp khác
Trong thời buổi hội nhập, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng
chịu tác động không nhỏ của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, trong nước cũng
như nước ngoài. Sự giao thoa về văn hóa với xu hướng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp
cần tích cực xây dựng cho mình một nền văn hóa mở, có sự kế thừa văn hóa dân tộc và
không ngừng học hỏi, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm giúp doanh
nghiệp mau chóng thích nghi trong môi trường kinh doanh luôn biến động, kích thích
sáng tạo và đổi mới các giá trị văn hóa kinh doanh của dân tộc.
e) Lịch sử hình thành doanh nghiệp
Đây là một trong các yếu tố cốt lõi có vai trò quyết định tới việc xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp, là nền tảng cho sự hình thành và phát triển văn hóa doanh
nghiệp. Lịch sử hình thành của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây
dựng và vun đắp cho doanh nghiệp, là niềm tự hào cho các nhân viên trong doanh nghiệp.
Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa
là chỗ dựa, những cũng có thể trở thành những rào cản tâm lý không dễ vượt qua trong xây
dựng và phat triển những đặc trưng văn hóa mới.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH
GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMC TRONG GIẠN ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm CMC ( CMCSoft) là một thành viên của

CMC Group – một trong những tập đoàn ICT lớn của Việt Nam

15


Năm 1996, trung tâm phát triển phần mềm CMCSoft được thành lập với mục tiêu
trở thành một đơn vị kinh doanh chiến lược của CMC Group. CMCSoft đã tập trung vào
việc phát triển phần mềm dành cho doanh nghiệp và chính phủ.
Năm 1997, Phòng Hệ thống và phần mềm CMC đổi tên thành Trung tâm phát triển
phần mềm, đồng thời cho ra đời Docman-phần mềm quản lý văn bản và luồng công việc.
Năm 2001, thành lập phòng eDocman-phòng giải pháp tài chính và bảo hiểm và
dịch vụ theo yêu cầu.
Năm 2004, thành lập phòng OSDC-trung tâm gia công và xuất khẩu phần, thông
qua đó công ty sẽ kinh doanh thêm dịch vụ gia công phần mềm cho nước ngoài.
Năm 2005, phòng giải pháp phần mềm CSS được thành lập.
Năm 2006, thành lập CMCSoft trên cơ sở trung tâm phát triển phầm mềm CMC.
Năm 2007, CMCSoft trở thành đối tác bán hàng cao nhất của Microsoft. Thành lập
liên doanh với Segmenta-Đan Mạch về cung cấp giải pháp ERP của công ty cổ phần SAP.
Năm 2008, CMCSoft đạt chứng chỉ ISO 27001 và CMMi 3.
Năm 2009, CMCSoft cho ra đời dịch vụ xử lý dữ liệu, thực hiện thành công một số
dự án ban đầu thành lập liên doanh Thongnhat Software tại Nhật Bản và Liên doanh Blue
France tại Pháp nhằm tạo thuận lợi nhất cho việc cung cấp dịch vụ outsourcing tại thị
trường Nhật Bản và Châu Âu.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng:Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC là đơn vị kinh tế độc lập,
thực hiện chức năng sản xuất trong lĩnh vực sản xuất phần mềm và dịch vụ công nghệ
thông tin phụ vụ lĩnh vực quản lý hệ thống thông tin Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm,
Giáo dục, Chính phủ… góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Bao gồm: Sản xuất, kinh doanh phần mềm đóng gói và cung cấp các dịch vụ theo

sản phẩm đóng gói; Cung cấp giải pháp và dịch vụ phần mềm trong lĩnh vực Tài Chính,
Bảo Hiểm, Ngân hàng, Viễn thông, Quản lý Thư viện, Chính phủ và Doanh nghiệp; Tư
vấn và triển khai các ứng dụng ERP, Business Intelligence, Billing,…;Kinh doanh cung
cấp dịch vụ gia công phần mềm, các thiết bị, phần mềm đặc thù và chuyên dụng.
Nhiệm vụ:CMCSoft cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin có
chất lượng tốt nhất, hữu ích nhất cho xã hội, trực tiếp và gián tiếp xây dựng xã hội của chúng
ta ngày càng giàu mạnh. Công tác cải thiện, nâng cấp các phần mềm luôn được chú trọng
đặt nên hàng đầu, đảm bảo cho chất lượng sản phẩm phải ngày càng được nâng cao,
nhanh chóng tới tay người tiêu dùng, các sản phẩm sau chú trọng hơn đến việc tích hợp
nhiều chức năng hơn, xử lỷ dữ liệu nhanh chóng giúp tiết kiểm thời gian, tính khắt khe

16


cũng như sự chuẩn xác trong số liệu không nhừng được nâng cao. Qua đó góp một phần
không nhỏ trong sự ủng hộ tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc

GĐ Kinh doanh

GĐ Công nghệ

GĐ Chi nhánh SG

Marketing
eDocman
Tổ chức-Nhân

sự
Kế toán- kiểm
toán

Phòng gia công phần
mềm-OSDC

IU

ILib

Phòng giải pháp
(Nguồn
Phòng tổ chức-nhân sự)
phần :mềm-CSS

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty CMCSoft

FIScông ty: Là ban có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ
Ban Chất
Tổnglượng
giám đốc và Giám đốc của

bộ máy hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm điều hành và chỉ huy thực hiện nhiệm vụ
Hành chính

của các ban.
Khối nghiệp vụ : Thực hiện công tác cán bộ, Đảng, Đoàn, quản lý xuất nhập cảnh,
trị mạng
xây dựngQuản

kế hoạch
lao động, tiền lương, chính sách người lao động, đào tạo đánh giá sắp

xếp nhân sự. Thực hiện công tác văn thư bảo mật, quản lý thiết bị văn phòng, xây dựng kế
hoạch, quản lý đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị. Đảm bảo các hoạt
động của công ty tuân thủ đúng pháp luật, là đầu mối liên hệ với các cổ đông.Thực hiện
công tác tìm hiểu, triển khai các hoạt động tại các thị trường. Tổ chức đấu thầu, đàm phán,
ký hết hợp đồng mua bán hàng hóa, vật tư, đảm bảo logistic cho các thị trường mới.
Khối kỹ thuật: Thực hiện quy hoạch, thiết kế cho các dự án mới, kiểm soát và tối ưu
các sản phẩm đang hoạt động. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho vật tư, các thiết bị phụ
trợ, xây dựng các hướng dẫn thực hiện, tổ chức kiểm tra và nghiệm thu dự án.Quy hoạch
thiết kế, triển khai các ứng dụng CNTT với các thị trường.
Khối kinh doanh: Tiếp nhận và sử lý các đơn hàng gia công. Tổng hợp phân tích
đánh giá tình hình kinh doanh của công ty và các thị trường đưa ra khuyến nghị; Truyền

17


thông nội bộ, bên ngoài. Xây dựng thương hiệu, tổ chức các sự kiện.
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty đang cung cấp dịch vụ sau: Phát triển phần mềm đóng gói và cung cấp các
dịch vụ theo sản phẩm đóng gói; Cung cấp giải pháp và dịch vụ phần mềm trong lĩnh vực
Tài Chính, Bảo Hiểm, Ngân hàng, Viễn thông, Quản lý Thư viện, Chính phủ và Doanh
nghiệp; Tư vấn và triển khai các ứng dụng ERP, Business Intelligence, Billing,…; Dịch
vụ gia công phần mềm; Cung cấp các thiết bị, phần mềm đặc thù và chuyên dụng.
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu của 3 năm giảm dần, doanh thu năm 2011 giảm 6.228,55 triệu đồng chỉ
chiếm 93,47% so với doanh thu năm 2010. Còn năm 2012 tiếp tục giảm so với năm 2011
số tiền là 3.040,45triệu đồng chỉ chiếm 96,59%.
Về lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3 năm qua có sự biến động rõ rệt. Cụ thể

như năm 2011 mức lợi nhuận đạt được là quá thấp chỉ đạt 839,371 triệu đồng , so với năm
2010 đã giảm đi 11.524,763 triệu đồng chỉ bằng 6,79% so với lợi nhuận sau thuế năm
2010. Tuy nhiên năm 2012 công ty đã ngay lập tức có sự thay đổi như giảm mạnh chi phí
tài chính xuống chỉ còn là 1.685,176 triệu đồng, chỉ bằng 62,8% so với năm 2011, đồng
thời đầu tư tăng thêm vào chi phí bán hàng thêm 117,11 triệu đồng bằng 111,7% so với
2011 đã khiến lợi nhuận sau thuế của công ty tăng thêm 7.899,409 triệu đồng bằng
950,56% so với năm 2011, điều này cho ta thấy công ty đã có những điều chỉnh rất nhạy
bén và chính xác để nhanh chóng ổn định sản xuất.
Bảng 2.1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC
Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

So sánh
2011 và 2010
Số tiền

Doanh thu thuần
bán hàng
Giá vốn hàng
bán

Tỷ
lệ(%)


2012 và 2011
Số tiền

Tỷ
lệ(%)

95.405,16

89.176,6

86.136,16

-6.228,55

93,47

-3.040,45

96,59

73.167,36

83.232,8

71.678,28

10.065,48

113,75


-11.554,56

86,12

2.849,482

2.683,44

1.685,176

166,037

94,17

-998,269

62,8

Chi phí bán hàng 1.805,022

1.000,58

1.117,69

-804,442

55,43

117,11


111,7

1.097,783

1.140,57

1.016,64

42,791

103,9

-123,934

89,13

16.485,51

1.119,16

10.638,37

-15.366,35

6,79

9.519,21

950,56


Chi phí tài chính

Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động

18


kinh doanh
Lợi nhuận sau
thuế

12.364,13

839,371

7.978,78

-11.524,76

6,79

7.899,409

950,56

( Nguồn : Phòng kế toán – kiểm toán )


Nhìn chung, trong thời kì kinh tế đất nước nói chung và ngành dịch vụ phần mềm
nói riêng khá khó khăn như hiện nay thì những kết quả trên khá khả quan.
2.2 Các nhân tố cốt lõi cấu thành lên văn hóa Công ty TNHH giải pháp phần
mềm CMC
Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, CMCSoft luôn coi trọng việc tạo
dựng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa CMCSoft được tạo nên
bởi chính đội ngũ lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên công ty.
Ở CMCSoft, tài sản quý giá nhất chính là nguồn nhân lực, là chất xám, phẩm chất
và cá tính của mỗi thành viên. Văn hoá CMCSoft được tạo dựng bắt nguồn từ phương
châm đó và được gìn giữ, phát triển qua từng giai đoạn, từng thế hệ cán bộ nhân viên. Văn
hóa công ty ngày càng đóng vai trò quan trọng và là công cụ cạnh tranh sắc bén trong
thời kỳ hội nhập. Yếu tố căn bản tạo nên sự khác biệt giữa CMCSoft so với các doanh
nghiệp khác đó là văn hóa trong lối sống, giao tiếp, làm việc, hợp tác, kinh doanh. Công ty
luôn tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và cởi mở cho tất cả mọi thành viên,
chú trọng đến các chính sách thu hút nhân tài, thúc đẩy sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm,
nâng cao năng suất, rèn luyện sự tuân thủ chặt chẽ về ý thức tổ chức kỷ luật và các quy
trình trong công việc, xây dựng đời sống tinh thần phong phú và lành mạnh qua các hoạt
động văn hóa thể thao, tuần văn hóa kỷ niệm ngày thành lập công ty, những hoạt động văn
nghệ, ngoại khóa, Noel, Tết Nguyên đán, 8/3, 1/6, 20/10… Một số hoạt động tiêu biểu có
thể kể đến góp phần xấy dựng lên văn hóa CMCSoft:
Về lễ hội:
Kỷ niệm ngày thành lập công ty (01/09/1996): Đây là ngày hội lớn nhất tại
CMCSoft, đánh dấu những bước trưởng thành của công ty qua từng năm phát triển. Một
loạt các hoạt động thể thao văn hóa được tổ chức bao gồm: giải bóng đá, bóng bàn, tennis,
cầu lông, thi vật tay, uống bia, cờ caro, thi sáng tác thơ, viết về CMCSoft… Ngoài ra còn
có các hoạt động văn nghệ chào mừng với những tiết mục múa hát được dàn dựng công
phu, những tiết mục kịch hấp dẫn đậm chất CMCSoft mang lại những tiếng cười sảng
khoái cho các cán bộ nhân viên. Đây cũng là cơ hội để các thành viên công ty được giao
lưu, bày tỏ tình cảm, sự gắn bó, đoàn kết với nhau như một gia đình.

Lễ tổng kết năm: Ngày lễ tổng kết năm được tổ chức vào cuối năm dương lịch.
Thông thường, buổi lễ này sẽ là đêm diễn của các táo quân đại diện cho các khối, phòng
ban về chầu Ngọc Hoàng do các thành viên công ty lên kịch bản và nhập vai. Với lối diễn

19


thông minh, hài hước, hóm hỉnh nhưng cũng đầy thực tế, chương trình đã tổng hợp lại
những sự kiện nổi bật, giúp cán bộ nhân viên công ty nhìn lại chặng đường đã qua trong
một năm cũng như cùng nhau quyết tâm đồng lòng đưa công ty phát triển lên những giai
đoạn mới.
Du lịch hè: Đây là sự kiện được chào đón nhất trong năm, ngoài việc được nghỉ
ngơi, xả stress trong những ngày hè nóng nực tại những bãi biển xa thành phố, các cán bộ
công nhân viên CMCSoft còn được tham gia vào các hoạt động team-building như bóng
đá, bóng chuyền bãi biển,… và thưởng thức những đêm Gala cây nhà lá vườn rất sôi động
do các khối, phòng ban, trung tâm trong công ty thay phiên nhau dàn dựng mỗi năm theo
từng chủ đề. Những hoạt động bổ ích này đã tạo động lực rất lớn cho tinh thần làm việc
hết mình, xả hơi hết sức của anh chị em trong công ty.
Ngoài những hoạt động lớn như trên, vào các ngày lễ kỷ niệm khác như 8/3, 20/10,
Noel,… công ty còn tổ chức cá cuộc thi như “Bệ phóng tài năng”, “Cặp đôi hoàn hảo”,
“Mrs. Mốc & Ms. Kute”… cùng rất nhiều các hoạt động chào mừng khác như tặng hoa và
quà cho các chị em, mời các chuyên gia đến chia sẻ kinh nghiệm sống, hướng dẫn chị em
cách làm đẹp, cách nấu nướng, pha chế đồ uống… Đối với con em cán bộ nhân viên
CMCSoft, nhân dịp Tết Trung thu, 1/6… các thành viên nhí đều được nhận quà và tham
gia những hoạt động ngoài trời tại công viên, được giao lưu, biểu diễn văn nghệ với niềm
tự hào “Bố mẹ cháu làm ở CMCSoft”.
Về xuất bản ấn phẩm:
Bên cạnh tạp chí “Người CMC” của tập đoàn, CMCSoft còn có một ấn phẩm riêng
được phát hành vào cuối tuần mang tên “CMCSoft Weekly”. Cung cấp thông tin về hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động văn hóa, những câu hỏi thắc mắc trong nội bộ công

ty nhằm gắn kết các hoạt động chung của công ty với các thành viên để mỗi thành viên có
bức tranh tổng thể về các hoạt động diễn ra của công ty trong tuần.
Về các hoạt động cộng đồng:
Là những hoạt động từ thiện không thể thiếu của CMC nói chung và CMCSoft nói
riêng. Thông qua đó CMCSoft muốn nhắn gửi: Công ty không những chỉ làm việc mang
lại lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp mà còn có tình yêu thương, sự đồng cảm và sự sẻ
chia vô cùng lớn lao với cộng đồng thông qua các hoạt động cụ thể và thiết thực như:
“Bữa ăn sáng vì người nghèo”, “Hành trình vì biển đảo quê hương”, “Ủng hộ Nhân dân
Nhật Bản trong trận động đất”, “Ủng hộ đồng bào lũ lụt”, “Hiến máu nhân đạo”,…

20


×