Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận cao học môn quản lý nhà nước Giải pháp đẩy mạnh phát triển bảo hiểm y tế toàn dân ở huyện châu thành tỉnh an giang đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.26 KB, 25 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của đất nước ta về
tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Đời sống của người dân không ngừng được
cải thiện, mức sống của đại bộ phận người dân nước ta ngày càng được nâng cao, điều
đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống y tế nước ta nói chung và Bảo hiểm y tế
(BHYT) nói riêng. Chính sách BHYT đã khẳng định được đường lối đúng đắn của
Đảng và Nhà nước ta trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, là một trong những chính
sách chiến lược phát triển chung về kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục, y học và các
lĩnh vực khác của quốc gia.
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trong
những loại hình Bảo hiểm xã hội (BHXH), có tính cộng đồng sâu sắc, được áp dụng
trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người, không vì mục
đích lợi nhuận, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Chính vì ý nghĩa to lớn và vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân và cả cộng đồng,
việc tham gia BHYT là nghĩa vụ của mỗi người dân. Tham gia BHYT là phát huy
truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta, thể hiện sự hổ trợ tương thân tương
ái trong chăm sóc sức khỏe. Không ai chúng ta tránh được ốm đau, cũng như không
biết khi nào mình sẽ bị bệnh, mức độ nặng hay nhẹ, chi phí điều trị cao hay thấp.
Trong khi giá dịch vụ y tế, các xét nghiệm, thuốc và vật tư y tế ... ngày càng cao, với
ngân quỹ từng cá nhân sẽ khó bù đắp đủ, nhưng nếu hợp sức lại thành một quỹ dự
phòng chung để giúp trang trải những chi phí lúc ốm đau thì việc bù đắp đó sẽ dễ
dàng và thuận lợi hơn, Hơn nữa, đối với người lao động, BHYT còn liên quan trực
tiếp đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ không may phải điều trị tại bệnh viện.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành và sữa đổi nhiều chính sách quan
trọng về hệ thống BHYT, từ đó đã tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho sự phát triển của
1


ngành BHXH, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bảo đảm công bằng
xã hội.


Hiện nay, tỉ lệ người dân tham gia BHYT còn thấp, số người tham gia BHYT tự
nguyện phần lớn đang mắc các bệnh mãn tính hoặc đang có bệnh mới tham gia
BHYT. Bên cạnh đó, mức đóng BHYT còn thấp chưa tương xứng với mức độ gia
tăng chi phí khám, chữa bệnh. Trong khi đó, nguyên tắc cơ bản của hoạt động BHYT
là lấy số đông bù số ít, nên bội chi quỹ BHYT là điều khó tránh khỏi.
Do đó, cần phải vận động tuyên truyền mọi người trong xã hội tham gia BHYT
nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và cũng để bảo đảm an toàn cho chính
bản thân mình khi gặp rủi ro về sức khỏe. Vì vậy, BHYT ngày càng tỏ rõ vai trò và
tầm quan trọng trong đời sống xã hội.
Xuất phát từ những nguyên nhân nêu trên, nên tôi chọn đề tài “Giải pháp đẩy
mạnh phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân ở huyện Châu Thành tỉnh An Giang đến
năm 2020” làm Tiểu luận tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện BHYT toàn dân ở huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang.
Do thời gian và trình độ có hạn chưa có kinh nghiệm nghiên cứu tổng kết thực
tiển, cho nên sẽ găp không ít khó khăn và những hạn chế thiếu sót. Rất mong được sự
chỉ dẫn tận tình của các thầy, các cô.

2


Chương 1.
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ
1.1. Khái niệm, tính chất và vai trò của BHYT
1.1.1. Khái niệm:
Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì
mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm
tham gia theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Tính chất BHYT
Bảo hiểm y tế ra đời trên cơ sở chia sẽ rủi ro. Do vậy, chính sách cộng đồng xã hội

tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra để phát triển
hệ thống y tế, chia bớt gánh nặng về bệnh tật của bản thân mỗi người và xã hội thì sự
ra đời của chính sách BHYT là bức thiết. Nhưng nhìn từ góc độ sản phẩm BHYT thì
BHYT có những tính chất sau:
- Bảo hiểm y tế là một loại hàng hóa, dưới góc độ kinh tế học thì BHYT là một
hàng hóa có giá trị sử dụng giúp con người bảo vệ sức khỏe, giảm gánh nặng tài
chính, mặt khác BHYT cũng có tính cạnh tranh;
- Về mặt kinh tế, xã hội: các quốc gia trên thế giới phải công nhận rằng sự nghèo
khổ của người dân do ốm đau, tai nạn rủi ro… gây ra không chỉ là trách nhiệm của
bản thân cá nhân, gia đình của họ mà còn là trách nhiệm của Nhà nước, của cộng
đồng xã hội. Vì vậy, BHYT là công cụ quan trọng để quản lý xã hội và kênh phân
phối thu nhập hiệu quả nếu trên phương diện kinh tế.
1.1.3. Vai trò của BHYT:
Công tác bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân có vai trò quan trọng đối với việc
xây dựng nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế

3


nhanh và bền vững. Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khỏe là vốn quý nhất của
mỗi con người và của xã hội, do đó chính y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có vị trí
hàng đầu trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của đất nước.
- Phục vụ xã hội:
Với mục tiêu là chính sách an sinh xã hội nên thiết yếu là phục vụ xã hội, phục vụ
cho người dân trong cả nước, những người có hoàn cảnh khó khăn, tương thân tương
ái lẫn nhau…
- Bảo vệ sức khỏe cộng đồng:
Bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội, góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân
dân: BHYT sẽ bảo đảm cho những người tham gia BHYT và các thành viên gia đình
họ những khả năng để đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật.

- Góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội:
Khi đề ra chính sách nào đó Nhà nước sẽ thông qua nó để thực hiện những mục
đích chính trị tùy theo điều kiện của từng quốc gia. Vì vậy, chính sách BHYT là chính
sách thông qua đó Nhà nước thực hiện an sinh xã hội của mình. Thông qua chính sách
BHYT, những đối tượng, người lao động gặp khó khăn như người nghèo, thương
bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công, thân nhân sỹ quan, lực lượng
vũ trang…cũng nhận được những phần ưu đãi.
- Góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế:
Ngoài việc giúp Nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội, BHYT còn góp
phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế. Chính sách
này tạo khả năng huy động các nguồn lực tài chính cho y tế, đồng thời phát triển đa
dạng các thành phần tham gia khám, chữa bệnh. Đối tượng tham gia BHYT được lựa
chọn cơ sở khám, chữa bệnh, không phân biệt trong hay ngoài công lập và được quỹ
BHYT thanh toán với mức phí tương đương.
4


- Điều tiết thu nhập:
Nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro với ý tưởng nhân văn cao cả của nó đã loại trừ
mục tiêu lợi nhuận thương mại của cộng đồng những người tham gia BHYT. Do vậy,
BHYT không có khoản thu lợi nhuận và không vì mục đích lợi nhuận.
Phương thức đoàn kết, tương trợ chia sẻ rủi ro phải được thực hiện bằng sự điều
tiết nhằm cân bằng mang tính xã hội. Việc lập ra quỹ khám, chữa bệnh và từng bước
mở rộng phạm vi cân bằng chia sẻ rủi ro trong cộng đồng người tham gia BHYT.
- BHYT là một trong những nguồn cung cấp tài chính ổn định cho các cơ sở y tế:
Trong những năm qua, nguồn thu viện phí do Quỹ BHYT thanh toán chiếm tỷ lệ
đáng kể trong tổng nguồn thu thường xuyên của các cơ sở y tế (khoản trên 30%).
Nguồn thu này đã góp phần cho các cơ sở y tế chủ động trong việc phục vụ người
bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Vì vậy, hiện nay ngoài các cơ sở y tế công lập
ký hợp đồng với cơ quan BHXH, còn có cả các cơ sở y tế dân lập cũng tham gia.

1.2. Quan điểm của Đảng về “đẩy mạnh BHYT trong tình hình mới”
Để thực hiện chủ trương đẩy mạnh bảo hiểm y tế trong tình hình mới, thời gian
qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách liên quan như:
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020, trong đó Nghị quyết đưa ra
các quan điểm chỉ đạo như sau:
- Thứ nhất, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng,
là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
- Thứ hai, mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển
hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội,
5


đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi
người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Thứ ba, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng,
quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công
bằng và bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Thứ tư, thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là
trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp
và của mỗi người dân.
Chỉ thị số 43-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 15/01/2010 về việc “đẩy
mạnh công tác BHYT trong tình hình mới” đã xác định: Tăng cường công tác lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành, mặt trận
tồ quốc, đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện chính sách
BHYT, nhất là đẩy mạnh chính sách BHYT tự nguyện trong nhân dân, góp phần đảm
bảo an sinh xã hội và thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 16/5/2013 của Ban Chấp hành Đảng

bộ tỉnh An Giang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH,
BHYT giai đoạn 2012-2020 và chiến lược phát triển ngành BHXH tỉnh An Giang đến
năm 2020.
Để cụ thể quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn
thực hiện, nhằm đẩy mạnh phát triển BHYT toàn dân đến năm 2020:
- Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008;
- Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT;
- Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020;
6


- Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 01/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
về việc thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh An Giang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT
giai đoạn 2012-2020 và chiến lược phát triển ngành BHXH tỉnh An Giang đến năm
2020;
- Kế hoạch của UBND huyện Châu Thành số 106/KH-UBND v ề việc Phát triển
BHYT huyện Châu Thành giai đoạn 2011-2015;
- Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 07/10/2013 của Ủy ban nhân dân huyện Châu
Thành về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020;
- Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20/01/2010 của BHXH Việt Nam về tổ chức
thực hiện hợp đồng khám, chữa bệnh, giám định chi phí khám, chữa bệnh, quản lý và
sử dụng quỹ BHYT;
- Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam về việc
ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, BHYT.
Những chủ trương, chính sách nêu trên đã tạo hành lang pháp lý để thực hiện tốt lộ
trình bảo hiểm y tế toàn dân ở nước ta đến năm 2020.


7


Chương 2:

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Châu Thành
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Châu Thành là huyện tiếp giáp với thành phố Long Xuyên, trung tâm
của tỉnh An Giang, nằm về phía Tây sông Hậu, có diện tích đất tự nhiên là 35.511 ha
với dân số 170.817 người theo số liệu thống kê năm 2012. Huyện Châu Thành có 13
đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 12 xã.
Phía Bắc giáp huyện Châu Phú (29.176 km), phía Đông Đông Bắc giáp huyện
Chợ Mới (8.338 km), phía Đông Đông Nam giáp thành phố Long Xuyên (12.446 km),
phía Nam giáp huyện Thoại Sơn (30.490 km), phía Tây giáp huyện Tri Tôn (7.027 km),
phía Tây Bắc giáp huyện Tịnh Biên (0,158 km).
Huyện Châu Thành tiếp cận với khu đô thị thành phố Long Xuyên, nằm trên
tuyến trục mà trong quy hoạch tổng thể của tỉnh An Giang gọi là trục động lực Long
Xuyên – Châu Đốc cửa khẩu biên giới Khánh Bình và Vĩnh Xương, nằm ven sông
Hậu. Châu Thành nằm trên tam giác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của
tỉnh: Cần Đăng – Bình Hòa – An Châu.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội :
Châu Thành là huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, có tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân 12,4%. GDP bình quân đầu người đến năm 2012 là 27 triệu đồng. Cơ cấu sản
xuất: Nông – Lâm – Thuỷ sản chiếm 40,94%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 12,55%;
Thương mại – Dịch vụ chiếm 46,51% .
Về sản xuất nông nghiệp, Châu Thành là huyện thuần nông, cây lúa chiếm chủ
lực đến 97,8% diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp, còn lại là hoa màu như: đậu, bắp,

8


khoai, rau quả, …Chăn nuôi gia súc, gia cầm: trâu, bò, heo, gà, vịt, …Chăn nuôi thủy
sản: tôm, cá, đặc biệt là cá tra mang lại lợi ích kinh tế cao.
Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị sản xuất 1.599 tỷ đồng đến
năm 2012, có 02 làng nghề (rập chuột An Châu, may mùng Bình Hòa), 04 hợp tác xã
nông nghiệp; Về thương mại – dịch vụ đạt giá trị sản xuất 4.071 tỷ đồng đến năm
2012, huyện xác định là mũi đột phá để phát triển, nên có nhiều giải pháp tích cực để
xây dựng kết cấu hạ tầng và khuyến khích phát triển cơ sở, phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Dân số huyện Châu Thành đến năm 2012 là 170.817 người, chiếm 7,93% dân
số của tỉnh An Giang, với mật độ dân số khá cao 481 người/km2. Trong đó nữ 85.083
người, số người trong độ tuổi lao động là 113.407 người. Dân cư Châu Thành bao gồm các
dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa, Kh’mer, trong dân tộc kinh chiếm đa số tỷ lệ 95,64%. Có các
tôn giáo gồm Phật giáo, Công giáo, Hòa hảo, Hồi giáo, Cao đài, Tinh lành, Hiếu nghĩa,
Bửu sơn kỳ hương, trong đó đạo Phật giáo Hòa hảo chiếm tỷ lệ cao nhất 52,23 %, hơn
78% lực lượng lao động vẫn còn tập trung chủ yếu vào ngành nông, lâm, thủy sản.
2.2. Thực trạng công tác phát triển BHYT huyện Châu Thành từ năm 2011 –
2013
2.2.1. Công tác triển khai
BHXH huyện tham mưu với Thường trực Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các
ngành, các cấp tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển BHYT toàn dân huyện Châu
Thành cụ thể như sau:
- UBND huyện Châu Thành ban hành kế hoạch số 106/KH-UBND về việc phát
triển BHYT huyện Châu Thành giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch số 164/KH-UBND
ngày 07/10/2013 về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 –
2020.
9



- UBND xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phát triển BHYT của địa phương và tổ
chức triển khai thực hiện đồng bộ.
- Ban tuyên giáo Huyện ủy lãnh đạo Đài phát thanh huyện, đài truyền thanh xã, thị
trấn dành một thời lượng thích đáng tuyên truyền, giải thích về nghĩa vụ và quyền lợi
về BHYT để nhân dân hiểu và tham gia. Phòng Văn hóa thông tin cổ động dưới hình
thức treo pa nô, băng rôn, khẩu hiệu để nhân dân tham gia BHYT.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Châu Thành và các đoàn thể trong hệ
thống chính trị tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên nhân dân tham gia
BHYT.
- Phòng Lao động- Thương binh- Xã hội huyện triển khai kịp thời công tác điều
tra, thống kê các nhóm đối tượng thuộc ngành quản lý, phối hợp với BHXH huyện
phát hành thẻ BHYT kịp thời cho các đối tượng.
-Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện triển khai tuyên truyền, vận động học sinh
tham gia BHYT; tổ chức kiện toàn mạng lưới y tế trường học, thực hiện tốt việc chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Niên học 2011-2012 đã vận động 15.162 học sinh
tham gia BHYT đạt 61.10% và niên học 2012 – 2013 đã vận động 16.961 học sinh
tham gia BHYT đạt 72,25%.
- Ngành Y tế huyện củng cố và phát triển mạng lưới khám và chữa bệnh tuyến
huyện và tuyến xã, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, nâng cao tinh thần thái
độ phục vụ, tăng cường thực hiện y đức, khả năng giao tiếp nhất là đối tượng tham gia
BHYT.
- Ngành BHXH xây dựng được 36 đại lý thu BHYT tự nguyện và phát hành thẻ
BHYT ở cấp huyện và xã, thị trấn để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đối tượng
tham gia BHYT. Kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ quản lý tốt quỹ
BHYT.

10



2.2.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ
Chính sách BHYT đã được triển khai thực hiện từ năm 1992. Qua hơn 20 năm
thực hiện, số người tham gia BHYT ngày càng nhiều, BHYT ngày càng trở thành nhu
cầu khách quan trong xã hội. Điều đó thể hiện sự đúng đắn và phù hợp trong chính
sách về BHYT của Đảng và Nhà Nước.
Tình hình thực hiện BHYT ở địa phương đã có nhiều chuyển biến lớn, số lượng
người tham gia BHYT trong huyện đã tăng rất nhanh. Cụ thể như sau:
Đối tượng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Bắt buộc

3.624 người

4.294 người

4.635 người

Chính sách

2.278 người

4.011 người


4.228 người

Cận nghèo

8.349 người

9.118 người

9.136 người

Người nghèo

11.701 người

9.373 người

7.956 người

Trẻ em dưới 6 tuổi

17.415 người

17.739 người

18.750 người

Học sinh

14.254 người


15.162 người

16.961 người

Tự nguyện

15.936 người

23.234 người

24.474 người

73.557 người

82.931 người

86.140 người

Tổng cộng

- Năm 2011 số người tham gia BHYT đạt 43.06% dân số huyện;
- Năm 2012 số người tham gia BHYT đạt 48.54% dân số huyện;
- Năm 2013 số người tham gia BHYT đạt 50,43% dân số huyện;
Đến ngày 07/10/2013 Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành Kế hoạch số 164/KHUBND về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020.

11


Trong năm 2013 ngân sách nhà nước đã hổ trợ đóng 100% giá trị thẻ BHYT cho

30.934 người (trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 80 tuổi, người có công, người thuộc
hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội); số được hổ trợ đóng 50%, quỹ vận động hổ trợ
50% (người cận nghèo) là 9.136 người; số được hổ trợ đóng 30% (học sinh) là 16.961
người . Số người tham gia bảo hiểm bắt buộc (cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động) trích đóng từ tiền lương và thu nhập là 4.635 người; số người tham gia
BHYT tự nguyện (nhân dân đóng 100%) là 24.474 người.
- Tổng số thu năm 2011 là : 18.827.608.916 đồng.
- Tổng số thu năm 2012 là : 21.808.393.863 đồng.
- Ước thu năm 2013 là : 24.918.308.942 đồng.
Đến nay toàn huyện có 14 cơ sở khám chữa bệnh thực hiện khám chữa bệnh
BHYT bao gồm 01Bệnh viện Đa khoa huyện Châu Thành; 01 Phòng khám đa khoa
và 12 trạm y tế xã, thị trấn.
- Tổng số lượt khám chữa bệnh BHYT năm 2011 là 224.925 lượt. Tổng chi từ quỹ
BHYT cho khám chữa bệnh năm 2011 là 31.481.849.353 đồng.
- Tổng số lượt khám chữa bệnh BHYT năm 2012 là 224.612 lượt. Tổng chi từ quỹ
BHYT cho khám chữa bệnh năm 2012 là 39.675.659.161 đồng.
- Ước tổng số lượt khám chữa bệnh BHYT năm 2013 là 235.160 lượt. Tổng chi từ
quỹ BHYT cho khám chữa bệnh năm 2013 là 50.396.384.495 đồng.

2.3.Nhận xét, đánh giá chung:
2.3.1. Kết quả đạt được, nguyên nhân:

12


Tuy còn một số khó khăn nhất định, song về cơ bản, tình hình phát triển BHYT
trong năm qua ở huyện nhà là đáng được ghi nhận. Sự nổ lực của các cấp, các ngành,
của nhân dân trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả, tạo điều kiện hết sức quan
trọng để tiếp tục thực hiện đúng theo Kế hoạch phát triển BHYT trong thới gian tới.
a) Kết quả:

- Ước thực hiện năm 2013, toàn huyện có 86.140 người tham gia BHYT, chiếm
50.43% dân số huyện; Năm 2013 có 235.160 lượt người được khám, chữa bệnh
BHYT, quỹ BHYT ước chi 50.396.384.495 đồng.
- Bên cạnh việc tự đóng tiền tham gia BHYT của các cơ quan, người lao động và
nhân dân, ngân sách nhà nước đã chi cho một số đối tượng tham gia BHYT như người
nghèo, người cận nghèo, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, thân nhân sĩ quan quân
đội, công an nhân dân, người có công với nước, một số đối tượng bảo trợ xã hội và ưu
đãi xã hội, học sinh. Qua đó đã giúp người có thu nhập thấp, người nghèo tiếp cận các
dịch vụ khám chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến tuyến trung ương. Thể hiện được tính ưu
việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng
chính sách, góp phần xóa đói giảm nghèo thêm vững chắc, thúc đẩy kinh tế, xã hội ở
địa phương không ngừng phát triển.
- Quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng. Một số dịch vụ
kỹ thuật cao, chi phí lớn đã được quỹ BHYT thanh toán, giúp người tham gia BHYT
giảm bớt khó khăn về chi phí khám chữa bệnh.
- Công tác tuyên truyền vận động phong phú, đa dạng, số người được tiếp cận
thông tin về chính sách BHYT ngày càng nhiều, người dân đã biết được ý nghĩa,
quyền lợi khi tham gia BHYT. Bước đầu một bộ phận khá lớn nhân dân ở các xã vùng
sâu đã tiếp cận được với các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT.

13


- Công tác phối hợp thực hiên của các cấp , các ngành trong triển khai, tổ chức
thực hiện chính sách BHYT ngày càng chặt chẽ hơn, các ngành đã thực hiện khá tốt
các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là vai trò của ngành Y tế và BHXH, đã tổ chức tốt
công tác vận động, phát triển đối tượng, quản lý Quỹ BHYT, tổ chức khám chữa bệnh
cho các đối tượng tham gia BHYT.
b) Nguyên nhân:
- Nghị quyết HĐND tỉnh và Quyết định của UBND tỉnh, Kế hoạch của UBND

huyện ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý và định hướng hết sức quan trọng; trong đó,
đã hình thành lộ trình, nêu ra những chỉ tiêu cụ thể để các cấp, các ngành xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện.
- Chính sách BHYT ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an
sinh xã hội, được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.
- BHYT ngày càng khẳng định tính ưu việt và trở thành nhu cầu không thể thiếu
được trong đời sống nhân dân.
- Chính phủ đã triển khai công việc hổ trợ toàn phần hoặc một phần cho các nhóm
đối tượng mua BHYT theo quy định của pháp luật; HĐND tỉnh đã thông qua Nghị
quyết, UBND tỉnh đã có Quyết định hổ trợ cho một số đối tượng mua BHYT phù hợp
với đặc thù của địa phương.
- Các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác phối hợp tổ chức triển
khai và thực hiện. Ngành y tế và BHXH đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, nỗ
lực vươn lên đáp ứng cơ bản được tình hình phát triển nhanh về số người tham gia
BHYT.
- Luật BHYT được ban hành ngày 14/11/2008 đã tạo hành lang pháp lý trong triển
khai thực hiện, Quyết định của UBND tỉnh về BHYT trên địa bàn tỉnh trước đây nay
đã được luật BHYT điều chỉnh.
14


2.3.2. Những mặt hạn chế, nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua công tác vận động tuyên
truyền người dân tham gia BHYT, gặp một số hạn chế nhất định sau:
a) Hạn chế:
- Công tác tuyên truyền, vận động, triển khai chính sách BHYT tuy có nhiều cố
gắng nhưng chưa rộng khắp, chưa đến tất cả các đối tượng, nhất là nhân dân ở nông
thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Số người tham gia BHYT chiếm tỉ lệ thấp so với dân số (năm 2012 đạt 48.12%,
chỉ tiêu đề ra là 70% ).

- Một số đơn vị, tổ chức, nhất là doanh nghiệp chưa nghiêm túc thực hiện chính
sách BHXH, BHYT cho người lao động, mức xử phạt vi phạm pháp luật về BHXH,
BHYT còn quá nhẹ, nên còn nhiều doanh nghiệp cố tình tránh né hoặc chậm nộp
BHXH, BHYT, tính tự giác và ý thức trách nhiệm của một số chủ lao động trong việc
thực hiện đóng và giải quyết quyền lợi cho người lao động chưa tốt.
- Số người tham gia BHYT tự nguyện phần lớn người có bệnh mạn tính, người có
nguy cơ mắc bệnh cao; mặc khác, mức đóng BHYT của các nhóm đối tượng chưa
tương xứng với mức độ gia tăng của các chi phí khám, chữa bệnh cùng với tình trạng
lạm dụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật y tế dẫn đến mất cân Quỹ BHYT.
- Một số quy định về chính sách BHYT thường xuyên thay đổi, trong khi các văn
bản hướng dẫn còn chậm; thủ tục khám chữa bệnh còn phiền hà làm ảnh hưởng đến
tâm lý các đối tượng tham gia BHYT, nhưng chậm được sữa đổi; việc khám, chữa
bệnh BHYT tại một số cơ sở chưa tốt, tăng cường chỉ định các cận lâm sàng không
cần thiết, dùng thuốc giá cao… làm ảnh hưởng đến tâm lý của người tham gia BHYT
và làm cho bội chi quỹ khám, chữa bệnh BHYT là đều khó tránh khỏi.

15


- Đầu tư cơ sở, trang thiết bị, nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế tham gia khám
chữa bệnh BHYT chưa tương xứng với quy mô phát triển đối tượng và nhu cầu khám
chữa bệnh có chất lượng. Việc phân tuyến, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu chưa
hợp lý đã tạo ra sự mất cân đối, người bệnh dồn về tuyến trên ( tỉnh, huyện) kể cả
những bệnh thông thường, tạo ra quá tải cục bộ; trong khi đó còn nhiều trạm y tế xã
có ít người đến khám chữa bệnh.
- Tinh thần, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ y tế chưa tốt, có hiện tượng
phân biệt đối xử đối với đối tượng có thẻ BHYT, tạo ra sự bức xúc, phản cảm đối với
người bệnh.
- Công tác phối hợp của các cấp, các ngành trong triển khai chính sách BHYT có
nơi, có lúc chưa tốt, còn nặng nề về hình thức, ít chú trọng chất lượng, hiệu quả. Một

số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức trong công tác lãnh chỉ
đạo thực hiện.
- Quỹ BHYT liên tục bội chi ( năm 2011 bội chi 1.542.306.378 đồng, năm 2012
bội chi 2.979.001.527 đồng) và ước bội chi năm 2013 là 6.364.854.868 đ đã gây khó
khăn trong thanh toán và cân đối quỹ.
b) Nguyên nhân:
- Cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế
huyện nhà, đời sống nhân dân gặp khó khăn, một bộ phận nhân dân gặp khó khăn
không có khả năng tài chính để mua BHYT.
- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực phục vụ khám
chữa bệnh chưa đáp ứng tốt nhu cầu của các đối tượng tham gia BHYT.
- Quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan chưa rõ ràng, nhất là sự
phối hợp giữa ngành Y tế và BHXH còn nhiều lúng túng trong xử lý các tình huống
mới phát sinh.
16


- Một số quy định về mức đóng, giá dịch vụ, giá thuốc, mức hưởng, điều kiện chi
trả, thanh toán… chưa hợp lý, chậm sửa đổi.
- Nhận thức về BHYT của một bộ phận nhân dân chưa đúng, chưa có thói quen
phòng xa và ý thức cùng chia sẻ cộng đồng, chỉ khi nào có bệnh mới tham gia.

Chương 3:

MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM
Y TẾ TOÀN DÂN Ở HUYỆN CHÂU THÀNH ĐẾN NĂM 2020
17


3.1. Mục tiêu

Từ nay đến năm 2020 phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của Đảng và
Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 07/10/2013 của Ủy ban nhân dân huyện Châu
Thành về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020. Cụ thể:
- Xây dựng đồng bộ các giải pháp để phát triển BHYT trên địa bàn huyện; chú ý
các giải pháp về tuyên truyền vận động, quản lý đối tượng, quản lý quỹ BHYT, đầu tư
cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác khám, chữa bệnh đáp ứng
mục tiêu, lộ trình của Kế hoạch phát triển BHYT toàn dân của huyện.
- Thực hiện tốt các chính sách BHYT góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát
triển kinh tế – xã hội của huyện.
- Năm 2013, số người tham gia BHYT là 86.471 đạt 50,53%;
- Năm 2014, số người tham gia BHYT là 94.292 đạt 55,01%;
- Năm 2015, số người tham gia BHYT là 120.328 đạt 70,07%;
- Năm 2020, số người tham gia BHYT là 147242 đạt 85%;
3.2. Những giải pháp cơ bản đẩy mạnh phát triển BHYT toàn dân ở huyện Châu
Thành đến năm 2020
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cơ quan BHXH phải tích cực tham mưu cho Huyện
ủy, Ủy ban nhân dân huyện; phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và bằng nỗ
lực của chính mình thực hiện tốt các giải pháp nhất định sau:
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế
Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT
và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, bảo đảm tính đồng bộ trong
thực hiện chính sách BHYT, bao gồm: Các văn bản quy phạm pháp luật về khám
18


bệnh, chữa bệnh, dược, trang thiết bị y tế, y tế dự phòng và viện phí, tự chủ tài chính,
nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, xã hội hóa trong y tế; đồng thời với
thúc đẩy xây dựng và triển khai các chương trình y tế, các đề án về giảm quá tải bệnh
viện, đề án nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đề án bác sĩ gia đình...

3.2.2. Sự tham gia của hệ thống chính trị
Thực hiện lộ trình bao phủ BHYT toàn dân trong chính sách “bảo đảm an sinh xã
hội” là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Tham gia BHYT là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, đồng thời là
trách nhiệm của nhà nước và toàn xã hội. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan,
tổ chức, các đoàn thể phải xác định rõ nhiệm vụ và chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện
pháp luật về BHYT;
Ủy ban nhân dân huyện tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban,
ngành tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và đôn đốc thực hiện Kế hoạch số
54/KH-UBND ngày 01/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thực hiện
Chương trình hành động số 23-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 20122020 và chiến lược phát triển ngành BHXH tỉnh An Giang đến năm 2020 và Kế
hoạch số 164/KH-UBND ngày 07/10/2013 của Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành
về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020, coi đây là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện chính sách, pháp luật về an sinh xã
hội.;
Hàng năm, Hội đồng nhân dân các cấp cần xây dựng Nghị quyết về thực hiện
chính sách BHYT tại các địa phương, đưa chỉ tiêu thực hiện BHYT thành chỉ tiêu bắt
buộc về kinh tế - xã hội của mỗi địa phương;Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn phải
đưa mục tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHYT toàn dân vào các chương trình phát
19


triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện nghiêm các tiêu chí phát triển BHYT
trong chương trình phát triển nông thôn mới; chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức
năng thuộc xã, thị trấn, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thực hiện
nghiêm các quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
Các đoàn thể, các tổ chức xã hội theo chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, vận động
các hội viên tham gia BHYT, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực của xã

hội, của mỗi cá nhân để hỗ trợ cộng đồng tham gia BHYT.
3.2.3. Tăng tỷ lệ bao phủ BHYT
Đối với các nhóm đối tượng đã đạt tỷ lệ bao phủ trên 90% thì tiếp tục duy trì tỷ lệ
bao phủ và các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường tiếp cận
các dịch vụ y tế; đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp tuyên truyền chính sách,
pháp luật về BHYT.
Đối với một số nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, cùng với giải pháp
chung như tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT, vận
động tham gia, tăng cường tính hấp dẫn của BHYT, tổ chức các đại lý BHYT bảo
đảm người có nhu cầu được tiếp cận thông tin về BHYT và thuận lợi cho việc tham
gia BHYT với những giải pháp cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tượng.
3.2.4. Nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh BHYT
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Việc triển khai chính sách BHYT
phải thực hiện từng bước và đồng bộ với việc củng cố, nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh BHYT, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức
nghề nghiệp để bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh có thẻ
BHYT ở cả hệ thống cơ sở khám chữa bệnh; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát
việc bảo đảm đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định của pháp
luật;

20


- Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế tuyến dưới: Xây dựng và ban hành các
quy định về phân tuyến và chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm nguyên tắc
phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh, thuận lợi trong thanh
toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, đầu tư
trang thiết bị, tạo điều kiện để phát triển kỹ thuật ở tuyến dưới nhằm nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh ở tuyến cơ sở; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn và
cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của nguời

tham gia BHYT; tăng tỷ lệ Trạm Y tế xã có bác sỹ làm việc, bảo đảm đến năm 2015
đạt 100% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc; đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu, có cơ chế khuyến khích người tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh BHYT
ban đầu tại Trạm Y tế xã;
- Đảm bảo nguồn nhân lực: Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực cho y tế
tuyến cơ sở, ưu tiên cho các bệnh viện tuyến huyện, Trạm Y tế xã; đào tạo nguồn nhân
lực và tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, thực hiện đào tạo nâng cao, đào tạo mới,
tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ y, bác sỹ cho các Trạm y tế xã.
3.2.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT
- Bảo hiểm xã hội huyện là đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các
hoạt động tuyên truyền về chính sách BHYT, xây dựng kế hoạch riêng về công tác
tuyên truyền.
- Hình thức, nội dung tuyên truyền: Đổi mới nội dung và tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền, vận động, giáo dục với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức
của cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi người dân về ý
nghĩa, tầm quan trọng của chính sách BHYT và nghĩa vụ của mỗi người dân trong
tham gia BHYT và thực hiện chính sách BHYT. Tăng cường trách nhiệm của các cấp
ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực
hiện chính sách BHYT, triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế; Đẩy mạnh công tác
21


thông tin, tuyên truyền, vận động rộng rãi trong nhân dân về: Vai trò của BHYT trong
phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội; lợi ích của BHYT đối với mỗi
người dân và với toàn xã hội; cách thức tham gia BHYT thông qua các đại lý BHYT,
người hoặc tổ chức đại điện, hoặc tại cơ quan Bảo hiểm xã hội; sử dụng thẻ BHYT
hợp lý; tiếp cận cơ sở y tế theo tuyến chuyên môn kỹ thuật.
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Các phòng, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm các biện pháp
xử phạt theo Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT, cụ thể: Phòng Y tế thực hiện
chức năng thanh tra liên ngành về BHYT; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải
quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT trên phạm vi toàn huyện; Ủy ban nhân dân các xã,
thị trấn có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố
cáo về BHYT trên địa bàn.
3.2.7. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và hệ thống tổ chức thực hiện BHYT
- Công tác quản lý nhà nước về BHYT: Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về
BHYT; củng cố, nâng cao năng lực bộ máy thực hiện BHYT tại huyện; tăng cường
đào tạo nâng cao năng lực, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm
công tác BHYT.
- Công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT: Tổ chức các đại lý thu BHYT
nhằm phát triển đối tượng tham gia BHYT: Tiếp tục ký hợp đồng đại lý thu với Hiệu
trưởng các trường học để làm nhiệm vụ đại lý thu BHYT tế học sinh của trường; phối
hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để thực hiện việc vận động tuyên truyền
và thu BHYT đối với những người tự nguyện tham gia BHYT; Tiếp tục hỗ trợ chi phí
phát hành thẻ BHYT đến tay đối tượng thụ hưởng đối với những đối tượng được ngân
sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ mức đóng BHYT. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan

22


BHXH đối với việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT. Đề xuất các giải
pháp tăng khả năng tiếp cận của người dân với chính sách BHYT.
3.2.8. Cân đối, bảo toàn Quỹ BHYT và Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

Tăng cường công tác giám định BHYT cả về số lượng và chất lượng; đổi mới
phương pháp giám định theo hướng giám định tập trung và mở rộng thực hiện giám
định hồ sơ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo tỷ lệ; tăng cường ứng
dụng hệ thống công nghệ thông tin trong giám định BHYT.
Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành;

nâng cấp hệ thống phần mềm thông tin quản lý thu, chi, giám định BHYT, báo cáo
công tác khám, chữa bệnh BHYT góp phần nâng cao chất lượng quản lý, giảm thủ tục
hành chính.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thực hiện BHYT toàn dân là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và
Nhà nước ta, nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, đảm bảo an sinh xã hội và công bằng trong khám, chữa bệnh.
Bên cạnh nhưng mặt tích cực, công tác phát triển BHYT thời gian qua vẫn còn một
số hạn chế và yếu kém như: tỉ lệ dân số tham gia BHYT chưa chiếm đa số trong nhân
dân, một số đơn vị, tổ chức, đặc biệt có doanh nghiệp chưa nghiêm túc thực hiện
chính sách BHYT cho người lao động, số người tham gia BHYT tự nguyện phần lớn
là người có bệnh mạn tính và người có nguy cơ mắc bệnh cao, mức đóng BHYT của
các nhóm đối tượng chưa tương xứng với mức độ gia tăng chi phí khám chữa bệnh
cùng tình trạng lạm dụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật cao dẫn đến Quỹ BHYT những
23


năm gần đây mất khả năng cân đối thu, chi; thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ y
tế và thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh BHYT còn gây không ít bức xúc cho
người bệnh.
Nguyên nhân của những yếu kém trên là do cấp uỷ đảng và chính quyền ở một số
đơn vị, địa phương và một bộ phận không nhỏ trong nhân dân chưa nhận thức đầy đủ
về vị trí, tầm quan trọng của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; các chính sách
BHYT chưa bắt kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự thay đổi mô hình bệnh tật,
công tác tuyên truyền, phồ biến và vận động thực hiện chính sách BHYT chưa thường
xuyên, hiệu quả chưa cao; việc khám, chữa bệnh BHYT còn nhiều bất cập, chưa thể
hiện tính ưu việt của BHYT; năng lực tổ chức, quản lý của cán bộ BHYT còn yếu; sự
phối hợp liên ngành Y tế - BHXH – Tài chính trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

việc thực hiện chính sách BHYT chưa tốt, hiệu quả thực hiện chủ trương xã hội hoá
trong lĩnh vực y tế chưa cao.
Để thực hiện tốt Kế hoạch đề ra, các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Y tế và
BHXH cần nổ lực phấn đấu, tăng cường công tác tham mưu cho cấp Ủy và chính
quyền các cấp tìm giải pháp phù hợp để đẩy mạnh, phát triển BHYT toàn dân ở huyện
nói riêng và cả nước nói chung, góp phần hoàn thành mục tiêu mà Đảng và Nhà nước
đề ra.
2. KIẾN NGHỊ
- Ngành Y tế cần đầu tư về con người và các trang thiết bị cho y tế cơ sở (trạm y
tế), vì trạm y tế là nơi chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, là nơi tạo niềm tin
cho người dân, người tham gia BHYT.
- Tạo điều kiện để ngành BHXH nâng cao năng kực quản lý, tăng cường bổ sung
cán bộ cả về chất lượng và số lượng. Có cơ chế khuyến khích cán bộ trong công tác
vận động người dân tham gia BHYT.

24


- Việc thực hiện BHYT toàn dân không chỉ là trách nhiệm của ngành BHXH mà
còn là trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Vấn đề này cần thể
hiện trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước./.

25


×