Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

DỰ báo NHU cầu sử DỤNG đất đến năm 2020 PHƯỜNG PHƯƠNG NAM THÀNH PHỐ UÔNG bí TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.72 KB, 70 trang )

MỤC LỤC

1

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của việc lập quy hoạch sử dụng đất phường Phương Nam –
thành phố Uông Bí
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ươg Đảng khóa VII tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ ra “ từ nay đến năm 2020 ra sức phấn
đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp”. Việt Nam đang ở thời kỳ điều chỉnh
mạnh cơ cấu nền kinh tế theo hường tăng nhanh tỷ trọng khu vực kinh tế nông
nghiệp, kinh tế dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp. Nhu cầu tăng
trưởng kinh tế cao, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải phân công lại lao
động làm tăng nhu cầu sử dụng đất, yêu cầu phân bổ lại quỹ đất là quy luật khách
quan
Công tác tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt để sắp
xếp quỹ đất cho các lĩnh vực và đối tượng ử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, tránh được sự chồng chéo, gây
lãng phí trong sử dụng, hạn chế sự hủy hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái. Đây là
một nội dung quan trọng để quản lý Nhà nước về đất đai, được thể chế hóa trong
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 “ Nhà nước thống
nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo đất sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả”. Luật đất đai 2013 quy định công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất từ điều 35 đến điều 51
Trong bối cảnh hiện nay, nước ta đang đổi mới mạnh mẽ theo cơ chế thị
trườngcó sự quản lý của Nhà nước. Bên cạnh đó Phương Nam còn là địa bàn chịu sự
chi phối, tác động thu hút và phát triển của tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội –
Quảng Ninh – Hải Phòng, mức độ đầu tư mọi lĩnh vực đểu tăng lên, nhất là du lịch,


thương mại, công nghiệp, khai khoáng, xây dựng phát triển đô thị,… Điều này dẫn
đến sự gia tăng về nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực thì công tác dự báo nhu cầu
sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp các cấp, các ngành sắp xếp, bố trí sử
dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
Phương Nam là một phường nông nghiệp của thành phố Uông Bí với diện tích
tự nhiên 2173,49 ha. Trong những năm qua, tình hình kinh tế, chính trị xã hội phát
triển mạnh mẽ, cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên và phát triển kinh tế, xã hội
không ngừng gây áp lực lớn đối với đất đai.
Nhu cầu bức xúc đặt ra là phải nhanh chóng xác lập căn cứ pháp lý, khoa học
để điều chỉnh kịp thời các mối quan hệ có diễn biến tiêu cực và phát huy yếu tố tích

2

2


cực, làm cơ sở cho việc sử dụng đất, phân bổ hợp lý, sử dụng tiết kiệm cho hiệu quả
cao, thiết lập các hành lang pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích
sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất… trên địa bàn phường
Từ những yêu cầu của địa phương, được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai,
trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, em xin đề xuất phương án sử
dụng đấ đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2016 mà trong đó nội dung quan
trọng là tổng hợp và dự kiến nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020, làm cơ sở cho phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội trong thời gian tới
2. Mục đích dự báo nhu cầu sử dụng đất
- Kiểm tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai của phường
để có kế hoạch và phương án đầu tư sử dụng đất thích hợp các loại đất thep các giai
đoạn phát triển kinh tế - xã hội của phường
- Cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất của cả nước và làm định hướng cho quy
hoạch sử dụng đất, tránh tình trạng chồng chéo

- Làm cơ sở quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo vệ tài nguyên
đất, bảo vệ cải tạo môi trường sinh thái nhằm sử dụng đất có hiệu quả và phát triển
bền vững
3. Yêu cầu của công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất
- Điều tra, khảo sát, thu thập thồng tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ lập
phương án sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì cuối ( 2016 –
2020)
- Phân tích, đánh giá đặc điểm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của phường tác
động đến sử dụng đất
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất
đai, hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất qua các thời kỳ, kết quả thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước, đánh giá tiềm năng đất đai
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp với phương hướng,
nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của phường đến năm 2020
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( 2016 – 2020 )
PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý

3

3


Phường Phương Nam nằm ở phía Tây Nam Thành phố Uông Bí,
tổng diện tích tự nhiên 2.172,49 ha. Phường có tọa độ địa lý: Kinh độ từ
106039’21’’ đến 106043’58’’ ; Vĩ độ từ 20059’51’’ đến 21002’25’’. Địa giới
hành chính của Phường như sau

- Phía Bắc giáp Phường Phương Đông và huyện Đông Triều;
- Phía Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên - TP.Hải Phòng;
- Phía Đông giáp Phường Phương Đông;
- Phía Tây giáp huyện Đông Triều.
Trên địa bàn phường Phương Nam có đường quốc lộ 10 chạy qua,
giao nhau với đường 18A, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu và
phát triển
1.1.2 Địa hình địa mạo
Phương Nam cũng như các đơn vị hành chính khác trong thành phố
nằm ở sườn phía đông nam vòng cung Đông Triều.
Địa hình của Phường thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống đông nam,
nhìn chung tương đối bằng phẳng, có một số núi đá nhỏ ở khu vực phía nam.
Đây là vùng trầm tích bở rời thuộc hệ Neogen, vùng trầm tích ven sông có
nhiều sét và sét pha cát, cường độ chịu tải thấp từ 0,4 -0,5kg/cm 2, càng xuống
gần sông Đá Bạc thì cường độ chịu tải càng thấp.
1.1.3 Khí hậu
Nhìn chung, khí hậu Phường Phương Nam tương đối đa dạng, phức
tạp, vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền
duyên hải.
Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm 22,2 0C. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 30 320C, cao nhất khoảng 400C. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 15 - 17 0 C, thấp
nhất 70C.
Số giờ nắng trung bình mùa hè 6 - 7 giờ/ngày, mùa đông 3- 4 giờ/ngày. Tổng
số giờ chiếu nắng trung bình năm là 1.717 giờ. Trung bình số ngày nắng trong
tháng là 24 ngày.
Chế độ mưa:

4

4



Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm, cao nhất là 2.200 mm,
thấp nhất 1.200 mm. Mưa thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm tới
60% lượng mưa cả năm. Đặc biệt tháng 7 có lượng mưa lớn nhất 346,3 mm;
tháng 11 có lượng mưa nhỏ nhất 29,2 mm. Lượng mưa trung bình giữa các
tháng trong năm là 133,3 mm. Số ngày có mưa trung bình năm là 153 ngày.
Chế độ gió:
Có hai hướng gió thịnh hành là Đông Nam thổi vào mùa hè và Đông
Bắc vào mùa đông.
Trong các tháng mùa hè, ở đây thường chịu ảnh hưởng của mưa bão. Trung
bình mỗi năm có từ 3 - 5 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào với sức gió và lượng mưa
lớn, ngoài ra trên địa bàn Phường còn chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão khác
trong vùng.
Độ ẩm không khí:
Trung bình năm 81%, cao nhất 89,3%, thấp nhất 50,8%. Tháng ẩm
nhất là tháng 3, có độ ẩm trung bình là 84,8%, thấp nhất là tháng 11, có độ ẩm
trung bình là 76,5%.
1.1.4 Thuỷ văn:
Chế độ thuỷ văn của Phường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sông Đá Bạc giáp
với thành phố Hải Phòng và hệ thống sông Hang Ma, sông Bầu Đen, sông Hang Son
chạy bao quanh phía nam của Phường. Nhìn chung, chế độ thuỷ văn khá thuận lợi
nhìn chung là chủ động được, ít phụ thuộc vào chế độ mưa.
2. Các nguồn tài nguyên

2.1. Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
xây dựng năm 2003, đất đai của Phường gồm các loại đất chính sau:
- Đất mặn sú vẹt được glây nông (Mm-gl): hình thành từ sản phẩm phù sa
sông, biển được lắng đọng trong môi trường nước biển. Đất có phản ứng ít chua, pH

từ 5,56-5,84, hàm lượng mùn và đạm tổng số ở các tầng đều từ khá đến giầu (OM:
2,74-3,52%; N: 0,118-0,256). Lân tổng số trung bình khá từ 0,094 - 0,152%, kali
tổng số ở các tầng đều khá >1%; lân dễ tiêu nghèo <10 mg/100g đất, kali dễ tiêu

5

5


nghèo ở tầng 1 các tầng khác giầu. Thành phần cơ giới tầng 1 và 2 tỷ lệ sét 26,20 28,95%, tầng 3 thịt nhẹ.
- Đất phèn hoạt động mặn glây nông (SiM-g)l: Đất có phản ứng chua khá, tất
cả các tầng đều có pH<4,5, tổng lượng các Cation trao đổi thấp. Hàm lượng mùn và
đạm tổng số ở các tầng đều giầu. Lân tổng số ở tầng mặt trung bình còn các tầng
khác nghèo. Kali tổng số trung bình đạt 0,93-1,118%; lân dễ tiêu nghèo đạt 4,16,4mg/100g đất; kali dễ tiêu tầng mặt trung bình còn các tầng khác đều giầu đạt 22,526,8%. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nhẹ.
- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ: Đất có phản ứng chua pH từ
4,74 - 5,02. Hàm lượng mùn và đạm trung bình và thấp (OM: 1,0 - 1,45%; N: 0,084 0,134%). Lân tổng số nghèo, kali tổng số từ trung bình đến nghèo <0,06%. Lân dễ
tiêu nghèo <5,4mg/100g đất, kali dễ tiêu nghèo.
- Đất xám điển hình sẫm màu: Đất có phản ứng chua (pH: 4,82 - 5,18 ). Hàm
lượng mùn và đạm tổng số trung bình (OM: 1,72%; N: 0,114%). Lân tổng số trung
bình (0,072%), lân dễ tiêu trung bình thấp (10,8mg/100g đất). Kali dễ tiêu thấp
(<5,8mg/100g đất). Đất có thành phần cơ giới nhẹ. Tổng lượng Cation trao đổi
nghèo.
2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước của Phương Nam được cung cấp chủ yếu từ sông Đá Bạc, sông
Hang Ma, sông Cầu Đen, sông Hang Son... qua các trạm bơm Bạch Đằng, Hồng Hà,
Phong Thái, Cẩm Hồng, Hiệp Thái... và hệ thống kênh đập trên địa bàn Phường đáp
ứng được cho yêu cầu của sản xuất.
Nguồn nước sinh hoạt của Phường được cung cấp từ nhà máy nước Lán Tháp
nhưng nhìn chung nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân trong Phường rất
thiếu, đang bị cạn dần và có dấu hiệu bị ô nhiễm do các hoạt động nhân sinh và bồi

đắp, lấn chiếm ao đầm, thu hẹp lòng sông, lạch.
Về nguồn nước ngầm: Tuy chưa có số liệu khảo sát cụ thể song nhìn chung
nguồn nước ngầm trên địa bàn Phường có khả năng khai thác, đưa vào sử dụng
không cao.
Nhìn chung nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp trên địa bàn Phường rất hạn chế, đặc biệt rất khó khăn vào mùa khô.

6

6


Trong thời gian tới cần có biện pháp cải tạo, xây dựng các công trình dự trữ nước
mưa, phủ xanh đất trống, bảo vệ rừng và đưa nước ngọt từ nơi khác đến để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - Xã hội.
2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê, tính đến thời điểm 01/01/2010, diện tích đất lâm
nghiệp có rừng hiện tại của Phương Nam là 13,50 ha, chiếm 0,62% tổng diện tích tự
nhiên, toàn bộ là rừng trồng phòng hộ ngập mặn.
Về trữ lượng: Rừng Phương Nam nhìn chung vẫn còn nghèo, rừng đạt tiêu
chuẩn khai thác không đáng kể.
Diện tích rừng ở Phương Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát
triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi sinh khu vực, chắn sóng và xói lở đất, tạo cảnh quan,
giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa. Vì vậy cần phải có chính sách đầu tư, khai thác
hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng
2.4. Tài nguyên khoáng sản
Do đặc điểm tự nhiên, tuy chưa có số liệu khảo sát cụ thể nhưng nhìn chung
trên địa bàn phường Phương Nam không có loại khoáng sản bào đáng kể, ngoại trừ
đá vôi vùng phía nam phường
2.5. Tài nguyên thảm thực vật

Phường Phương Nam có thảm thực vật khá phong phú, hệ thống cây trồng đa
dạng, bao gồm các cây hàng năm, cây lâu năm, cây ăn quả…

7

7


2.6 Tài nguyên nhân văn
Nhân dân trong Phường chủ yếu là người Kinh (99,68%), có truyền thống lịch
sử là dân cư của bộ lạc Ninh Hải, trải qua bao biến động lớn lao từ chung vai dựng
nước, giữ nước qua bao cuộc kháng chiếm chống giặc ngoại xâm đến nay là công
cuộc xây dựng đất nước, với tinh thần lao động cần cù, yêu thương đùm bọc lẫn
nhau, đoàn kết trong mọi hoạt động đời sống Xã hội nhân dân Phương Nam nêu cao
một truyền thống văn hóa có tính nhân văn cao. Đó là truyền thống quý báu của địa
phương
2.7 Thực trạng môi trường
Môi trường có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với đời sống con người và sinh
vật, liên quan chặt chẽ với nguồn tài nguyên thiên nhiên, với sự phát triển kinh tế Xã hội và sự sống của con người.
Với đặc điểm phát triển kinh tế - Xã hội theo tốc độ như hiện nay, cảnh quan
thiên nhiên của Phường đang và sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ, môi trường bị ô
nhiễm mà các nguyên nhân chủ yếu là:
Các hoạt động công nghiệp (sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng như đá,
cát, xi măng...): Đây là nguyên nhân chính tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ của cảnh quan
môi trường.
Bên cạnh đó, nạn chặt phá rừng ngập mặn, đào đắp ao trái phép và huỷ hoại
thảm thực vật... đã gây hậu quả xấu cho môi trường sinh thái, làm giảm khả năng
cản trở lũ lụt dẫn đến hậu quả là các công trình xây dựng, kiến trúc bị ảnh hưởng
nặng nề hơn. Ngoài ra còn gây xói mòn, rửa trôi, làm đất đai bị bạc màu, làm mất
khả năng giữ nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy trên bề mặt, ảnh hưởng tới việc

cung cấp nước cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Quá trình đô thị hoá với tốc độ ngày càng nhanh cùng với các hoạt động du
lịch trên địa bàn đòi hỏi mở rộng diện tích đất đô thị làm phá vỡ một phần cảnh quan
thiên nhiên. Mặt khác, lượng rác thải lớn ở các khu vực có dịch vụ du lịch cũng như
ở các khu dân cư đô thị đã làm tăng thêm mức độ ô nhiễm môi trường sống.
Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các loại hoá chất
như phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ... cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường và phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên
2.8 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
2.8.1 Những lợi thế

8

8


Phường Phương Nam là đầu mối giao thông quan trọng với vị trí địa lý
thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội như: thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
rộng lớn, mạng lưới giao thông thủy bộ thuận tiện, có điều kiện thu hút các nhà đầu
tư trong và ngoài nước đặt cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tiếp xúc và tiếp
thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới, trình độ quản lý tiên tiến, có nguồn tài
nguyên tương đối phong phú
Với cơ chế vừa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế vừa khai thác tốt các
yếu tố tích cực từ bên ngoài, phường Phương Nam có thể phát triển nhanh, toàn diện
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội
2.8.2 Khó khăn
Về địa hình: với địa hình nhiều sông suối gây chia cắt lãnh thổ trên địa bàn xã
Về khí hậu: khí hậu vài năm gần đây biến đổi thất thường, nhiều năm bị gió
bão, úng lụt, nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng, ảnh
hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của thành phố

Hệ thống kết cấu hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt mạng lưới giao thông, điện
nước, dịch vụ tài chính ngân hàng… là những cản trở từ bên trong hạn chế hấp dẫn
đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng núi phía Bắc
Một khó khăn đối với đời sống nhân dân Uông Bí nói chung và xã Phương
Nam nói riêng là môi trường tự nhiên ở đây đang ô nhiễm nặng nề: bầu không khí
chứa lượng bụi đá, bụi xi măng, bụi đất khá lớn đã làm cho nhiều người mắc bệnh
bụi phổi…, nguồn nước bị nhiễm bẩn và đang bị cạn kiệt, đất đai bị xói mòn rửa trôi,
hạn hán, lũ lụt… do hậu quả của quá trình khai thác than lộ thiện từ trước nhưng năm
1994 để lại, cùng với trình độ dân trí và nhận thức chưa đồng đều, công tác quản lý
chưa chặt chẽ đã gây nên tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, sử dụng đất không
đúng mục đích từ những năm trước để lại
Để khắc phục những hạn chế, khai thác tiềm năng thế mạnh, phường
cần phải có những chính sách đầu tư, quản lý thích hợp, phát triển hệ thống giao
thông, thủy lợi và hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tếxã hội nhất là những ngành có lợi thế. Có như vậy mới tạo điều kiện cho Phương
Nam có nền kinh tế xã hội ổn định và phát triển
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1 Tăng trưởng kinh tế

9

9


Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của toàn Thành phố,
Phường Phương Nam đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nắm bắt thời cơ
thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Đến
nay nền kinh tế của Phường đã có sự chuyển biến rõ nét, dần dần thay đổi theo
hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp. Chính vì vậy nền kinh tế Phường đã có những bước tăng trưởng với tốc
độ khá cao, các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, ngành

nghề dịch vụ phát triển tương đối nhanh cùng với sự phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá.
Năm 2014 tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương có nhiều thuận lợi
nhưng cũng gặp không ít khó khăn , song cấp Ủy, chính quyền, các đoàn thể nhân
dân đã nỗ lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, chủ động các biện
pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, đạt được kết quả như sau:
- Sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
+ Sản xuất công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước hết năm 2014
đạt 1.430,3 tỷ đồng đạt 102,2% KHPĐ = 110% so với cùng kỳ;
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ước tính
hết năm 2014 đạt 85,7 tỷ đồng đạt 109,9%KHPĐ = 109,3% so với cùng kỳ;
- Thương mại dịch vụ: Các hoạt động thương mại dịch vụ phát triển ổn định,
với nhiều loại hình hoạt động đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng tại chỗ cho nhân dân, tạo được việc làm ổn định góp phần thúc đẩy các lĩnh vực
sản xuất cùng phát triển, tổng giá trị đạt trên 120,9 tỷ đồng = 115,1% KHPĐ =
103,3% so với cùng kỳ.
- Về sản xuất nông nghiệp:
+ Về cây lúa: Chỉ đạo sản xuất vụ xuân, vụ mùa năm 2014 với 837,3 ha đạt
100% KH, năng xuất bình quân đạt 51 tạ/ha/vụ, sản lượng thóc đạt 4.286/3.935 tấn
đạt 109% KHPĐ, đạt 101% KH thành phố giao = 103% so với cùng kỳ, giá trị quy
đổi đạt 32,145 tỷ đồng.
+ Về cây vải: Diện tích cây vải 315 ha trong đó diện tích được thu hoạch là
288 ha, sản lượng đạt 610 tấn đạt 101,6% so với KHPĐ = 122% so với cùng kỳ. Đơn

10

10



giá bình quân 32.000đ/kg, tổng giá trị thu nhập đạt 19,520 tỷ đồng = 122 % KHPĐ =
139,4 % so với cùng kỳ.
+ Về thủy sản: Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt đạt 2.004,6 tấn đạt
100,7% KH thành phố giao, = 118% so với cùng kỳ, giá trị thu nhập cả năm đạt trên
135 tỷ đồng = 103,8% KHPĐ = 122,7% so với cùng kỳ, trong đó nuôi trồng thủy sản
đạt 1.114,6 tấn, khai thác thủy sản biển là 890 tấn.
+ Về chăn nuôi: Giá trị ước đạt trên 19 tỷ đồng = 95%KHPĐ = 100% so với
cùng kỳ.
Tổng giá trị sản xuất nông ngư nghiệp đạt 205,665 tỷ đồng.
- Về xây dựng cơ bản: Năm 2014 tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công
các công trình chuyển tiếp, tranh thủ vốn đầu tư của Tỉnh, thành phố, sự hỗ trợ của
một số doanh nghiệp trên địa bàn để đầu tư xây dựng các công trình
Để đạt được thành tựu trên là do đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, đã được Đảng uỷ và UBND Phường Phương Nam áp dụng triệt để, đổi mới
theo cơ cấu thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kết quả về phát triển kinh tế
trong những năm qua cho thấy: số hộ khá và giàu ngày càng tăng. Ngược lại hiện nay
số hộ đói không còn và số hộ nghèo giảm mạnh
Nhìn chung nền kinh tế của phường Phương Nam đang tiếp tục phát triển toàn
diện , duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
2. Về văn hóa – xã hội
Công tác văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao luôn được xã quan tâm.
Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ mừng Đảng, mừng xuân, tổ chức giao lưu văn nghệ tại khu dân cư 12 buổi tạo
không khí phấn khởi trong dân.
Phong trào TDTT được duy trì, học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, số người tập TDTT thường xuyên là 3500 người, số câu lạc bộ dưỡng
sinh, CLB võ thuật được luyện tập thường xuyên là 450 lượt người tại các điểm nhà
văn hoá khu. Duy trì tập luyện các môn thể thao thế mạnh của địa phương sẵn sàng
tham gia các giải thi đấu lớn của thành phố và của tỉnh.
Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường về phòng chống dịch

bệnh như viêm phổi, cúm AH5N1, H1N1, phòng chống HIV/AIDS, ebola, corola, an
toàn VSTP, tiêu chảy ...

11

11


Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tại trạm y tế phường với
tổng số lượt khám là 13.000 lượt bệnh nhân.
Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với các gia đình thương bệnh binh, gia
đình liệt sỹ và người có công với đất nước, hiện phường có 150 đối tượng.
Năm 2013 toàn phường còn 46 hộ nghèo thoát nghèo năm 2014 là 12 hộ.
Chỉ đạo tốt công tác giáo dục nhằm đáp ứng cầu về chuyên môn theo kế
hoạch của ngành, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghê, thể dục thể thao do
phường và thành phố tổ chức; thực hiện kiểm tra học kỳ 2 (năm học 2013-2014) cho
các cấp học theo đúng kế hoạch, tổ chức tổng kết năm học và phối hợp bàn giao học
sinh về sinh hoạt hè tại các khu dân cư.
3. Về an ninh – quốc phòng
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tiếp tục được giữ vững, không có phát
sinh phức tạp.
Tổ chức tốt công tác tuyển quân đầu năm với 15 thanh niên đạt 100%KH
thành phố giao. Đăng ký nghĩa vụ quân sự tuổi 17 cho 76 công dân đạt 100% KH
thành phố giao. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo luật dân quân tự vệ với tổng
số 69 đ/c.
4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Phường đã có sự chuyển dịch
tích cực, nhóm ngành nông lâm nghiệp giảm tỷ trọng tương đối trong khi các nhóm
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng lên.
Cụ thể:

Năm 2011, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm khoảng 74,25% tổng thu
nhập quốc dân, đến năm 2009 giảm còn 72,70%, tỷ trọng công nghiệp đạt 14,89% và
dịch vụ thương mại đạt 12,41%.
( Chi tiết xem thêm bảng phụ lục 1 )
5. Thực trạng phát triển kinh tế
5.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Ngành trồng trọt
Đây là ngành chính trong phát triển nông nghiệp của Phường. Theo kết quả
kiểm kê đất đai năm 2014, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Phường là
1237,50 ha, chiếm 56,94% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng lúa là 441,04
ha.

12

12


Hệ thống công thức cây trồng chính của Phường bao gồm: Lúa xuân + lúa
mùa; Lúa xuân + lúa mùa + cây màu (ngô, khoai lang, đậu tương, rau đậu...). Đất
trồng cây lâu năm chủ yếu là cây vải chín sớm, ngoài ra còn một số cây ăn quả khác,
nhìn chung mức độ sản xuất hàng hoá cũng đã có chiều hướng phát triển mạnh.
Hiện tại, trên địa bàn Phường đã có sự áp dụng các tiến bộ khoa học và kỹ
thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh tăng vụ, đưa các giống mới
vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền
kinh tế nói chung, năng suất lúa bình quân từ 45 - 50 tạ/ha, các cây trồng khác nhìn
chung đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Cánh đồng 50 triệu/ha/ năm đã được
triển khai trên địa bàn phường
Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2014 là 5670 tấn. Bình quân lương
thực đầu người năm 2014 đạt 508,93 kg/người/năm.
( Chi tiết xem phụ lục 2)

Ngành chăn nuôi
Chăn nuôi cũng có sự tăng trưởng đáng kể, từng bước phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Trong đó: tổng đàn trâu có xu hướng
giảm (năm 2005 là 50 con đến năm 2010 là 40 con) đàn bò có biến động trong
khoảng từ 250 - 350 con, tổng đàn lợn và gia cầm ổn định ở mức 5000 và 30.000
con. Hình thức chăn nuôi kết hợp cả nuôi tập trung và phân tán tại các hộ gia đình.
Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được đảm bảo.
Về nuôi trồng thủy sản, đây là thế mạnh của vùng. Được sự giúp đỡ
của cơ quan chuyên môn, Phường đã xây dựng được vùng chuyển đổi nuôi trồng
thủy sản và bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng đánh bắt đến nay đạt
700 tấn, tốc độ tăng 30 - 40%.
Ngành lâm nghiệp
Với diện tích trên 15,59 ha rừng ngập mặn, công tác bảo vệ và phát triển rừng
luôn được quan tâm.
. Khu vực kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại
Do đặc thù của Phường là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của Uông
Bí nên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang ngày càng phát triển, cả về
số lượng và chất lượng, tốc độ năm sau cao hơn năm trước với các cơ sở hoạt động
như khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất xi măng, cơ khí chế tạo, mộc và các ngành tiểu

13

13


thủ công nghiệp nhỏ phục vụ sinh hoạt nhân dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân của
ngành 5 năm qua là 32%/năm.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, với lợi thế nằm trên tuyến đường giao lưu
kinh tế quan trọng của tỉnh và Thành phố là đường 10 nên Phương Nam đang ngày
càng thu hút được nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào.

Về hoạt động thương mại dịch vụ bắt đầu có chiều hướng phát triển, số hộ
hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ ước khoảng trên 300 hộ, tăng gấp ba so với năm
2010, nhiều hộ đã có số vốn kinh doanh lên tới hàng trăm triệu đồng. Trong 5 năm
qua giá trị kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch tăng bình quân 20%/năm, mức
lưu chuyển hàng hoá tăng bình quân 15%/năm. Tuy nhiên trên địa bàn phường mới
chỉ có các cơ sở dịch vụ chủ yếu hoạt động buôn bán nhỏ phục vụ cho sản xuất và
đời sống hàng ngày của người dân
Nhìn chung, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại đã và
đang tạo đà tốt cho sự phát triển của phường, thu hút và giải quyết việc làm tại chỗ
cho gần 1000 lao động, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân
Tóm lại, trong những năm qua, nền kinh tế Phương Nam có chiều hướng đi
lên rõ rệt, bắt đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nguồn thu nhập của nhân
dân có sự chuyển biến tích cực. Nhờ có sự phát triển mạnh từ kinh tế hộ, do đó kinh
tế của nhân dân ở đây đã được cải thiện. Đây là vấn đề cần cơ cấu giữa các ngành,
gắn với thị trường, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, có như vậy mới phát
triểm mạnh và khai thác đầy đủ thế mạnh của phường

14

14


6. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
6.1 Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số Phường Phương Nam là 11217 người,
trong đó nhân khẩu nông nghiệp là 8974 người (chiếm khoảng 80,5% tổng dân số
toàn Phường). Tổng số hộ của Phường là 2509 hộ.
Trong những năm qua, do nhận thức được vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia
đình nên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Phương Nam đạt mức trung bình dưới 1%
(năm 2015 là 0,85%). Tuy nhiên, sự biến động dân số cơ học tương đối phức tạp, số

hộ phát sinh khá nhanh, đây là điểm cần lưu ý trong vấn đề quy hoạch đất ở.
6.2 Lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu thống kê, năm 2015, Phương Nam có 6502 lao động, chiếm
57,96% tổng số dân toàn Phường. Nhìn chung, nguồn nhân lực Phường Phương Nam
tương đối dồi dào, tuy nhiên trình độ lao động còn hạn chế.
Việc làm trên địa bàn Phường đã có nhiều thuận lợi, tuy nhiên trong thời gian
tới cần nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động này để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của thị trường. Trong tương lai cần phải có định hướng đào tạo lao động, đặc biệt
là lao động công nghiệp.
Tình hình phát triển kinh tế-Xã hội của Phường kéo theo đời sống của đại bộ
phận cư dân trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Mức thu nhập bình quân người dân
tăng trung bình 18%/năm, đạt 8,4 triệu đồng/người/năm. Ngày càng có nhiều hộ khá,
giàu, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 5,04% xuống còn 1,33% . Các tiện nghi
sinh hoạt của đại bộ phận dân cư được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ số hộ được sử dụng
điện là 100%; số người sử dụng nước sạch là 75% trong tổng số dân.
( Chi tiết xem bảng phụ lục 3 và 4 )
Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư
Phường Phương Nam được chia làm 14 khu với hệ thống khu dân cư lâu đời
và tương đối ổn định. Nhìn chung, dân số phân bố tương đối đồng đều, khu có dân số
cao nhất là Đá Bạc (1154 khẩu), thấp nhất là Bạch Đằng II (615 khẩu). Do đặc điểm
của Phường nên dân số thường sống tập trung. Việc dân cư sống tập trung có những
thuận lợi và khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất và đời sống của người dân.
Khả năng phát triển khu dân cư trong thời gian sắp tới theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông khu. Vì vậy cần có quy hoạch và mở

15

15



rộng hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế Xã hội toàn diện, thay đổi bộ mặt
khu dân cư, xây dựng nông khu mới.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
6.3 Giao thông
Hệ thống giao khug của của Phường Phương Nam tương đối thuận lợi với các
tuyến đường chính như:
Đường quốc lộ 10 chạy qua địa bàn Phường với chiều dài 5,5 km. Đây là
tuyến giao khug quan trọng nối Quảng Ninh - Hải Phòng với các tỉnh thành phía Bắc.
Bên cạnh đó, tuyến đường quốc lộ 18A giao nhau với đường 10 cũng nằm cạnh ngay
đấy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, đi lại của nhân dân trên địa bàn
Phường.
Các tuyến đường đều được rải nhựa, nhìn chung chất lượng đáp ứng cho nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hệ thống đường liên khu, ngõ xóm trong Phường khoảng trên trên 15 km đều
được bê tông hóa.
6.4 Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của Phường với trạm bơm Bạch Đằng, Hồng Hà, Phong
Thái, Cẩm Hồng, Hiệp Thái... và hệ thống các tuyến kênh như: tuyến Bạch Đằng (2,5
km), tuyến Cẩm Hồng (2,1 km), Hồng Hà (1,5 km), Phong Thái (2,4 km), Hiệp An
(1,45 km)... nhìn chung khá hoàn chỉnh, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt,
hàng năm được nạo vét, tu bổ, phát huy được hiệu quả.
Hiện nay, chương trình kiên cố hoá kênh mương đã được triển khai, góp phần
không nhỏ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong Phường.
6.5 Năng lượng, bưu chính viễn thông
Hiện tại, toàn bộ 100% số hộ dân trong Phường đều được sử dụng điện lưới
quốc gia với hệ thống truyền dẫn đảm bảo cho yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân trong Phường.
Hệ thống khug tin liên lạc đảm bảo nhu cầu, số máy điện thoại đạt tỷ lệ 6 máy
/ 100 dân. Đồng thời, hệ thống bưu chính đáp ứng tốt cho nhu cầu trao đổi khug tin,
sách báo khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.

6.6 Giáo dục – đào tạo
Công tác giáo dục, đào tạo luôn được UBND Phường quan tâm. Trên địa bàn
Phường có 1 trường THCS, 2 trường tiểu học, 1 nhà trẻ, 2 mẫu giáo với chất lượng
công trình tương đối tốt, đã thu hút được con em trong độ tuổi đến trường.

16

16


Đội ngũ giáo viên hàng năm đều được tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn, tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi ngày càng cao. Các trường trên địa bàn
Phường đều đạt tiên tiến xuất sắc trong các năm học vừa qua
6.7 Y tế
Phương Nam có 1 trạm y tế được kiên cố hoá cùng đội ngũ cán bộ ổn định có
chuyên môn (01 bác sỹ, 07 cán bộ y tế).
Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường về phòng chống dịch
bệnh như viêm phổi, cúm AH5N1, H1N1, phòng chống HIV/AIDS, ebola, corola, an
toàn VSTP, tiêu chảy ...
Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tại trạm y tế phường với
tổng số lượt khám là 13.000 lượt bệnh nhân.
Trong những năm qua, công tác y tế đã thực hiện tốt khám chữa bệnh ban đầu,
hộ sinh và tuyên truyền vận động kế hoạch hoá gia đình. Kết hợp với các cơ quan
cấp trên tổ chức các cuộc tiêm phòng cho nhân dân trong Phường. Trạm y tế đã tích
cực thực hiện chủ trương tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng, kết quả đạt
100% số cháu trong độ tuổi được tiêm chủng, tổ chức cho trẻ em từ 6 tháng đến 36
tháng tuổi uống vitamin A đạt 100%.
6.8 Văn hóa, thể dục thể thao
Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ mừng Đảng, mừng xuân, tổ chức giao lưu văn nghệ tại khu dân cư 12 buổi tạo

không khí phấn khởi trong dân
Công tác văn hoá được quan tâm của chính quyền và toàn bộ người dân, tất cả
các khu và các hộ gia đình đều đăng ký quy ước làng văn hoá. Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” ngày càng được đẩy mạnh. Phong
trào giao lưu văn hoá, văn nghệ thường xuyên được tổ chức với các hoạt động như:
múa hát, thơ ca, cầu lông, bóng đá, bơi lội, việt dã, thể dục dưỡng sinh... đã dần di
vào nề nếp, trở thành nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Hàng năm đội văn nghệ
Phường tham gia hội diễn cấp thị đều đoạt giải, đặc biệt phong trào việt dã của
Phường luôn là lá cờ đầu của tỉnh và thành phố
6.9 Quốc phòng, an ninh
Tổ chức tốt công tác tuyển quân đầu năm với 15 thanh niên đạt 100%KH
thành phố giao. Đăng ký nghĩa vụ quân sự tuổi 17 cho 76 công dân đạt 100% KH

17

17


thành phố giao. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo luật dân quân tự vệ với tổng
số 69 đ/c.
Công tác quốc phòng, an ninh trên địa bàn luôn được đảm bảo. Hàng năm,
phường đều thực hiện tốt việc huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ, hoàn thành chỉ
tiêu nghĩa vụ quân sự được giao. Lực lượng công an được đào tạo có chuyên môn
tốt, nêu cao tinh thần trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Vì vậy mà công
tác an ninh luôn được giữ vững, tệ nạn xã hội được đẩy lùi
7. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội
7.1 Thuận lợi

Với điều kiện về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - Xã hội và cảnh
quan môi trường của Phương Nam cho thấy Phường có nhiều lợi thế cho phát

triển kinh tế, văn hóa, Xã hội:
- Phường có tài nguyên đất đai đa dạng, một số diện tích thuần thục với sản
xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều loại cây trồng ngắn
ngày, một số diện tích phù hợp với trồng các loại cây ăn quả. Từ đó tạo ra tiềm
năng đa dạng hoá các loại cây trồng, đặc biệt là phát triển các loại cây hàng
hoá ngoài đáp ứng cho nhu cầu của địa phương còn phục vụ cho nhu cầu của
khu vực và các vùng lân cận.
- Cảnh quan môi trường của Phường còn trong lành, kết hợp giữa rừng núi, hồ
tạo nên những tiềm năng về lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
- Trong những năm qua, nền kinh tế đã có bước phát triển khá toàn diện, liên
tục và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cơ cấu kinh tế đang chuyển
dịch đúng hướng: Tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương
mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của toàn
Phường. Có số dân tương đối đông, lực lượng lao động dồi dào, từ đó có thể
khai thác hiệu quả và phát huy ngày càng rõ hơn những lợi thế về điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Phường.
- Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền nhằm đưa Phương
Nam phát triển mạnh về kinh tế - Xã hội, xứng đáng với truyền thống của quê
hương cách mạng và tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động của nhân dân
trong Phường. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất, từng bước bắt nhịp

18

18


với phát triển kinh tế chung của toàn Thành phố, đẩy nhanh quá trình thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông khu.
- An ninh đảm bảo tạo tâm lý an tâm trong sản xuất và kinh doanh buôn bán
cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện trên địa bàn.

- Nhân dân trong Phường luôn đoàn kết, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tìm
tòi, sáng tạo đó là tiền đề để thúc đẩy sản xuất phát triển
7.2 Khó khăn, hạn chế

- Là Phường có địa hình phức tạp, nhiều diện tích thấp trũng, gây khó khăn cho
sản xuất và bố trí cơ sở hạ tầng. Diện tích đất chưa sử dụng còn nhưng việc
đưa vào sử dụng còn gặp nhiều khó khăn.
- Nguồn nước phân bố không đều trong năm dẫn tới bất cập: vào mùa mưa
lượng nước lớn dẫn tới ngập úng cục bộ ngược lại vào mùa khô thiếu nước đất
đai trở nên khô cằn, ở bất kỳ điều kiện nào thì đất cũng đã giảm khả năng sản
xuất gây áp lực cho công tác thuỷ lợi và hoạt động sản xuất nông nghiệp của
nhân dân.
- Song song với các điều kiện thời tiết bất thuận là sâu bệnh trên các loại cây
trồng và dịch bệnh ở gia súc, gia cầm.
- Với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay và dự báo tiềm năng phát triển trong
tương lai thì trình độ dân trí của người dân, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng Xã
hội của Phường chưa đảm bảo để phát triển bền vững.
- Thực trạng phát triển kinh tế - Xã hội trong những năm qua cùng với sự gia
tăng dân số và dự kiến mức phát triển kinh tế - Xã hội của Phường đã, đang và
sẽ tạo nên những áp lực đối với đất đai của Phường. Trong giai đoạn từ nay
đến năm 2020, với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành
kinh tế; xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, mở rộng và
xây dựng mới các khu dân cư,... dự báo sẽ có những thay đổi lớn thực tế sử
dụng đất hiện nay, đồng thời đặt ra những vấn đề có tính bức xúc trong việc bố
trí sử dụng đất của Phường và được thể hiện ở một số mặt sau:
Để đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa, việc phát triển mở rộng các khu dân cư
ngày càng nhiều thì việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng, phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng (giao khug, cấp thoát nước, các công trình phúc lợi Xã hội
19


19


như trường học, y tế,...) sẽ đòi hỏi một quỹ đất tương đối lớn và gây sức ép lên
quỹ đất.
Việc lấy đất dùng vào xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phục vụ đời sống
của con người là tất yếu, cũng như để cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân
cần dành một diện tích thoả đáng để xây dựng thêm các công trình văn hoá thể thao, khu vui chơi giải trí,... Điều này cũng tác động không nhỏ đối với đất
đai của Phường.
Như vậy, từ thực tế điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - Xã hội
những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ
đất có hạn), thì áp lực đối với đất đai của Phường đã và sẽ ngày càng gay gắt
hơn, dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của Phường. Do đó,
để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội lâu dài bền vững, cần phải
xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học
trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng đất phải đáp ứng
được nhu cầu cho các mục tiêu phát triển kinh tế - Xã hội hiện tại cũng như
trong tương lai.

PHẦN II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

1.Tình hình quản lý đất đai
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống nhân dân trong phường đã
không ngừng được cải thiện và nâng cao. Bộ mặt phường đã có nhiều thay đổi, nhu
cầu sử dụng đất đai cho các lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội ngày càng tăng, đặc
biệt là trong xây dựng cơ bản và đất làm nhà ở trong nhân dân
Ban hành văn bản về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Việc tổ chức thực hiện Luật đất đai, các văn bản dưới luật của Phường đang

ngày càng đi vào nề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác
quản lý và sử dụng đất.
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực thi hành, được sự quan
tâm chỉ đạo của của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn 20

20


trực tiếp là Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Uông Bí, Phường
Phương Nam thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đất đai cấp Phường theo Luật đất
đai 2013. Do vậy mà công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tiếp tục được
củng cố, đã hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch của Phường cũng như
cấp trên đề ra.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ địa chính
Thực hiện chỉ thị 364/CP của Chính phủ, được sự chỉ đạo của UBND thị xã
Uông Bí ( nay là thành phố Uông Bí) và phòng Địa chính thị xã ( nay là phòng
Tài nguyên và Môi trường ), UBND xã Phương Nam (nay là UBND phường
Phương Nam) đã cùng các đơn vị giáp ranh ( xã Phương Đông nay là phường
Phương Đông) tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giới hành
chính với huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Về cơ bản địa giới hành
chính của phường đã được xác định rõ ràng trên bản đồ và trên thực địa. Hồ sơ
ranh giới đã được thành lập và được các cấp có thẩm quyền công nhận và phê
duyệt. Trên địa bàn phường hồ sơ và các bản đồ địa giời hành chính tỷ lệ
1/25000
Cho đến nay, bản đồ hành chính của phường đã được xây dựng, công
tác quản lý đất đai cũng trở nên dễ dàng hơn
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạn sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
3.1. Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính

Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất đã được triển khai
trên địa bàn Phường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí hệ thống cây trồng
hợp lý, làm cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển giao các tiến bộ khoa
học, kỹ thuật vào sản xuất đến từng hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông
nghiệp.
Về công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Phường đã hoàn thành
việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 vào đợt tổng kiểm kê
đất đai. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đang được thành lập cùng với phương
án quy hoạch sử dụng đất của Phường đến năm 2020.
21

21


Công tác lập bản đồ địa chính: Phường đã được đo vẽ thành lập bản đồ
địa chính và thường xuyên được chỉnh lý biến động theo thực tế, từ đó tạo điều
kiện thuận lợi lớn cho công tác quản lý sử dụng đất, là cơ sở giải quyết những
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Công tác đánh giá phân hạng đất
Dưới sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, năm 1992, phường đã tổ
chức công tác đánh giá phân hạng đất theo các yếu tố địa hình, chất đất, chế độ
tưới tiêu, vị trí phân bố của khoanh đất và năng suất cây trồng, trên cơ sở đó
đất được phân thành 4 hạng, phục vụ cho công tác thu thuế nông nghiệp cũng
như công tác quản lý Nhà nước về đất đai khác
3.2. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Phường đã triển khai xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở các
thời kì 1995, 2000, 2005, 2010 tỷ lệ 1/5000. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ
năm 2005 đã được xây dựng theo công nghệ số. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
năm 2015 được hoàn thành trước ngày 1/6/2015
Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Từ năm 1995 đến nay, hàng năm phường đều lập quy hoạch sử dụng
đất đai làm cơ sở để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất. Việc thực hiện kế
hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
nhưng còn hạn chế về việc đôn đốc thực hiện và vốn ngân sách đầu tư để thực
hiện
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch
sử dụng đất của Phường đã được triển khai khá tốt. Phường đã tiến hành lập
quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2010 – 2020 và đã được Uỷ ban nhân dân
Thành phố Uông Bí phê duyệt. Đây thực sự là hành lang pháp lý, là cơ sở để
quản lý và sử dụng đất hợp lý, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm
đầu tư nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.
Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Phường được thực
hiện tốt và đúng thời gian quy định. Luôn tổng hợp nhu cầu mới phát sinh để
đề nghị Thành phố bổ sung kế hoạch sử dụng đất. Lập kế hoạch sử dụng đất
22

22


của Phường luôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý góp phần
đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu sử dụng
đất và tạo điều kiện phát triển nhanh các thành phần kinh tế.
4) Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Phòng Tài nguyên
và Môi trường, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn Phường được
triển khai tốt. Đất đai của Phường đã được thống kê hàng năm theo quy định
của ngành, 5 năm tổ chức kiểm kê đất đai. Năm 2015 Phường đã hoàn thành
công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo thông tư số 08/2007/TT- ngày
02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường... với chất lượng được nâng cao,

hạn chế được tình trạng sai lệch về số liệu, bản đồ với thực tế (kết quả: đất
nông nghiệp 1.070,84 ha, đất phi nông nghiệp 939,02 ha, đất chưa sử dụng
162,63 ha). Kết quả của các công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ công
tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Phường
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai
và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai được Phường triển khai thực hiện
rất tốt. Nhiều cuộc thanh tra đã phát hiện ra hành chục trường hợp vi phạm
Luật đất đai do lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích,...và đã có biện
pháp xử lý tốt. Tuy nhiên việc lấn chiếm đất đai, xây dụng nhà cửa trái phép
vẫn còn diễn ra nhiều trên địa bàn phường
5) Công tác quản lý tài chính về đất đai
Khai thác triệt để và tận thu từ đất đai, quản lý tốt nguồn tài ngân sách phường.
Thực hiện đúng luật ngân sách và công khai dân chủ trong quản lý điều hành
tài chính, tiết kiệm chi phí thường xuyên để tăng cường cho đầu tư phát triển,
kiên quyết chống biểu hiện tham ô lãng phí trong quản lý và sử dụng đất, sử
dụng ngân sách đầu tư tập trung và có hiệu quả
II. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất
1) Hiện trạng sử dụng các loại đất
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014 cho thấy, trong phạm vi quản
lý địa giới hành chính, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 2.173,49 ha.

23

23


Tổng diện tích đất nông nghiệp của phường hiện có là 1.237,5ha chiếm
56,94% tổng diện tích tự nhiên. Trong tổng số đất nông nghiệp có 958,94 ha
đất sản xuất nông nghiệp

( Chi tiết xem bảng 5)
Đất trồng cây hàng năm 442,11 ha ( chủ yếu là đất trồng lúa)
Hàng năm trên địa bàn phường có 2 vụ gieo trồng lúa là vụ xuân và
vụ mùa. Từ năm 200 đến nay, đất trồng lúa có giảm do chuyển sang mục đích
khác. Diện tích đất trồng lúa của phường Phương Nam nói riêng và tỉnh
Quảng Ninh nói chung là tương đối thấp so với các tỉnh thành khác, do điều
kiện tự nhiên của tỉnh thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp: khai
thác than đá, chế tạo máy móc,…Mặc dù, là một thành phố công nghiệp,
nhưng phường vẫn được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương
và đặc biệt là UBND thành phố Uông Bí. Cụ thể như hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu
giống cây trồng và mùa vụ mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định.
Đất trồng cây lâu năm 516,83 ha
Trên địa bàn phường trồng chủ yếu cây vải, cho năng suất và thu nhập
tốt, góp phần cải thiện đời sống người dân trong phường
Nhìn chung,diện tích đất trồng lúa của phường đã được khai thác sử dụng hiệu
quả, cho năng suất và sản lượng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của phường là 867,46 ha, chiếm
39,91% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tịch đất ở đô thị 69,19 ha, đất tôn
giáo tín ngưỡng có 0,37 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa có 2,84 ha, còn lại là đất
sông suối và mặt nước chuyên dùng 360,33 ha
Trong quỹ đất chuyên dùng gồm các loại đất trụ sở cơ quan 0,9 ha, đất
an ninh, quốc phòng 95,95 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 196,58
ha và đất có mục đích công cộng 135,4 ha
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là diện tích của các
cơ quan thuộc các cấp hành chính, trụ sở làm việc của các tổ chức, tập thể, tổ
chức đơn vị sự nghiệp khác… trên địa bàn phường. Với diện tích 0,9 ha, hiện
tại chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất. Trong thời gian tới cần quan tâm
đến vấn đề sử dụng quỹ đất hiệu quả, trong đó có cả xem xét điều chỉnh vị trí,

24


24


diện tích đất các công trình hiện có và tăng thêm diện tích cho các công trình
mới
Đất quốc phòng, an ninh với diện tích hiện tại là 95,95 ha chủ yếu là
các đơn vị đóng quân, thao trường tập luyện, trụ sở công an phường, trại giam.
Diện tích đất an ninh hiện nay cong thiếu, chưa bố trí đủ cho các đơn vị trong
ngành công an. Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh phải tuân thủ quy định
của Chính phủ nhằm sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo tính cơ động,
kịp thời
Diện tích đất chưa sử dụng của phường Phương Nam là 116,53 ha,
chiếm 5,36% tổng diện tích tự nhiên, trong đó một phần là đất bằng chưa sử
dụng, còn lại chủ yếu là diện tích núi đá không có rừng cây. Trong thời gian tới
diện tích này sẽ được xem xét đầu tư đưa vào khai thác sử dụng cho mục đích,
đặc biệt là khai thác đá.
2) Biến động các loại đất
Diện tích tự nhiên của phường Phương Nam là 2173,49 ha; tăng 1 ha so với
năm 2010
2.1. Đất nông nghiệp
Thời kì 2010 – 2015, đất nông nghiệp tăng 166,66 ha, trung bình mỗi năm
tăng 33,332 ha. Nguyên nhân cơ bản là do chuyển từ đất chưa sử dụng sang và
một phần do chuẩn hóa số liệu đo đạc. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp tăng 121,64 ha
+ Đất trồng cây hàng năm giảm 119,50 ha
+ Đất trồng cây lâu năm tăng 241,14 ha
- Đất lâm nghiệp tămg 7,51 ha
- Đất nuôi trồng thủy sản tăng 37,51 ha
2.2. Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp năm 2015 là 867 ha giảm 71,56 ha. Nguyên nhân của
biến động này do thay đổi phương pháp tính số liệu thống kê, kiểm kê theo thông tư
28/2014/TT-BTMNT (số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 được kết xuất trực tiếp từ
bản đồ kết quả điều tra kiểm kê, trong khi đó số liệu năm 2010 của xã được thống kê
theo cách thủ công)
- Đất ở tăng 16,98 ha
- Đất chuyên dùng tăng 66,87 ha

25

25


×